Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT CHUNG TUYỂN 12 DÒNG VÔ TÍNH CAO SU TRONG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NĂM THỨ 2 TẠI NÔNG TRƯỜNG 9 CÔNG TY CAO SU PHÚ RIỀNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.53 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CHUNG TUYỂN 12 DÒNG VÔ TÍNH CAO SU
TRONG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NĂM THỨ 2 TẠI
NÔNG TRƯỜNG 9 CÔNG TY CAO SU PHÚ RIỀNG
TỈNH BÌNH PHƯỚC

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Quý
Ngành: Nông học
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 08/2011


KHẢO SÁT CHUNG TUYỂN 12 DÒNG VÔ TÍNH CAO SU
TRONG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NĂM THỨ 2 TẠI
NÔNG TRƯỜNG 9 CÔNG TY CAO SU PHÚ RIỀNG
TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả
NGUYỄN VĂN QUÝ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư nông nghiệp ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn
TS. Võ Thái Dân


Tháng 08/2011


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm tạ:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
Khoa Nông học và quý thầy cô đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập.
- Công ty TNHH1TV Cao su Phú Riềng, Nông trường 9, Phòng Kỹ thuật Nông nghiệp
và Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình thực tập.
- TS. Võ Thái Dân đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập đề tài.
- Các bạn sinh viên lớp Nông học 33 đã giúp đỡ, động viên trong thời gian học tập và
thực hiện đề tài.
- Lòng biết ơn đối với cha mẹ và các anh chị em trong gia đình đã giúp đỡ và động
viên tinh thần trong suốt quá trình học tập.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2011
NGUYỄN VĂN QUÝ

i


TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN QUÝ, 2011. KHẢO SÁT CHUNG TUYỂN 12 DÒNG VÔ
TÍNH CAO SU TRONG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NĂM THỨ 2 TẠI
NÔNG TRƯỜNG 9 CÔNG TY CAO SU PHÚ RIỀNG TỈNH BÌNH PHƯỚC. Đề tài
đã được thực hiện từ tháng 03/2011 đến tháng 06/2011 trên vườn thí nghiệm chung
tuyển tại Nông Trường 9 Công ty TNHH1TV Cao su Phú Riềng.
Đối tượng nghiên cứu là các đặc tính hình thái và nông học của 12 DVT cao su
trồng năm 2009, tại vườn chung tuyển Nông trường 9 Công ty TNHH1TV Cao su Phú

Riềng, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố, trong đó DVT PB260
là đối chứng.
Nội dung nghiên cứu: theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nông học chủ yếu của 12
DVT cao su.
Kết quả đạt được:
- Đặc điểm hình thái lá của các dòng ít có sự khác biệt, khó phân biệt các dòng
bằng quan sát.
- Có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các DVT cao su về khả năng sinh trưởng:
+ Về vanh thân thì tốc độ tăng trưởng của DVT LH91/1029 là mạnh nhất trong
12 DVT điều tra, khác biệt không có ý nghĩa so với các DVT khác.
+ Về chiều cao thì tốc độ tăng trưởng của DVT LH 94/286 là mạnh nhất trong
12 DVT điều tra, và khác biệt có ý nghĩa so với DVT LH 87/202.
+ Về dày vỏ thì tốc độ tăng trưởng của DVT LH90/1094 là mạnh nhất trong 12
DVT điều tra, và khác biệt không có ý nghĩa so với NT đối chứng.
- Các DVT trong thí nghiệm đều nhiễm phấn trắng, trong đó nhẹ nhất là DVT
LH95/50.

ii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cảm ơn .......................................................................................................................i
Tóm tắt ........................................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh sách các bảng biểu .............................................................................................. vi
Danh sách các hình vẽ ................................................................................................. vii

Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... viii
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................. 3
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................ 3
1.2.2 Yêu cầu .................................................................................................................. 3
1.2.3 Giới hạn đề tài ....................................................................................................... 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quát về cây cao su ...........................................................................................4
2.1.1 Tên họ và nguồn gốc - Các loài cây cho mủ cao su .............................................4
2.1.2 Đặc tính thực vật học cây cao su ...........................................................................4
2.1.3 Đặc tính sinh thái ...................................................................................................6
2.2 Tình hình sản xuất cao su thế giới và Việt Nam hiện nay........................................7
2.3 Cơ cấu giống cao su..................................................................................................8
2.3.1 Cơ cấu giống cao su Việt Nam giai đoạn 2002-2005 ............................................9
2.3.2 Điều chỉnh cơ cấu giống 2006 - 2010 .................................................................10
2.3.3 Cơ cấu giống điều chỉnh 2008 - 2010 .................................................................10
2.3.4 Cơ cấu bộ giống tại Nông trường 9 - Công ty cao su Phú Riềng ........................11
2.4 Cải tiến giống cao su ở Việt nam ...........................................................................12

iii


Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .........................................................................15
3.2 Đặc điểm về đất đai địa hình ..................................................................................15
3.3 Đặc điểm về khí hậu thời tiết..................................................................................15
3.4 Vật liệu nghiên cứu thí nghiệm ..............................................................................16
3.4.1 Dòng vô tính (DVT) PB260 (đối chứng) ............................................................16
3.4.2 Dòng LH 94/286 ..................................................................................................17

3.4.3 Dòng LH 94/267 ..................................................................................................17
3.4.4 Dòng LH 95/90 ....................................................................................................18
3.4.5 Dòng LH 90/1094 ................................................................................................18
3.4.6 Dòng LH 87/202 .................................................................................................19
3.4.7 Dòng LH 88/72 ....................................................................................................20
3.4.8 Dòng LH 88/236 ..................................................................................................20
3.4.9 Dòng LH 90/952 ..................................................................................................21
3.4.10 Dòng LH 91/1029 ..............................................................................................22
3.4.11 Dòng LH 83/85 ..................................................................................................22
3.4.12 Dòng LH 98/42 ..................................................................................................23
3.5 Phương pháp bố trí thí nghiệm của Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam ................24
3.6 Phương pháp lấy mẫu điều tra và các chỉ tiêu theo dõi ..........................................25
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................26
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phân tích kết quả theo dõi vanh thân ......................................................................27
4.2 Phân tích kết quả theo dõi tốc độ tăng vanh thân ...................................................29
4.3 Phân tích kết quả theo dõi chiều cao cây................................................................30
4.4 Phân tích kết quả theo dõi tốc độ tăng chiều cao cây .............................................32
4.5 Phân tích kết quả theo dõi dày vỏ và tốc độ tăng dày vỏ .......................................33
4.6 Phân tích kết quả theo dõi phân cành và tốc độ phân cành ....................................35
4.7 Phân tích kết quả theo dõi tầng lá...........................................................................36

iv


4.8 Phân tích kết quả theo dõi tốc độ tăng tầng lá ........................................................38
4.9 Phân tích kết quả theo dõi tỷ lệ bệnh......................................................................39
4.10 Phân tích kết quả theo dõi kích thước lá và cuống lá ...........................................41
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận...................................................................................................................42

5.2 Đề nghị ...................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................43
PHỤ LỤC ....................................................................................................................44

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu giống cao su ở các khu vực giai đoạn 2002 - 2005 ...........................9
Bảng 2.2 Cơ cấu giống cao su ở các khu vực giai đoạn 2008 - 2010 ..........................10
Bảng 2.3: Cơ cấu giống cao su tại Nông trường 9 – Công ty cao su Phú Riềng..........11
Bảng 3.1: Diễn biến khí hậu, thời tiết trong các tháng thí nghiệm...............................15
Bảng 4.1: Vanh thân trong các tháng theo dõi của 12 DVT ........................................27
Bảng 4.2: Tốc độ tăng vanh thân trong các tháng theo dõi của 12 DVT .....................28
Bảng 4.3: Chiều cao cây trong các tháng theo dõi của 12 DVT ..................................30
Bảng 4.4: Tốc độ tăng chiều cao cây trong các tháng theo dõi của 12 DVT ...............31
Bảng 4.5: Dày vỏ và tốc độ tăng dày vỏ trong các tháng theo dõi của 12 DVT ..........33
Bảng 4.6: Phân cành và tốc độ phân cành trong các tháng theo dõi của 12 DVT .......34
Bảng 4.7: Tầng lá trong các tháng theo dõi của 12 DVT .............................................36
Bảng 4.8: Tốc độ tăng tầng lá trong các tháng theo dõi của 12 DVT ..........................37
Bảng 4.9: Tỷ lệ bệnh trong các tháng theo dõi của 12 DVT ........................................39
Bảng 4.10: Kích thước lá và cuống lá trong các tháng theo dõi của 12 DVT..............40

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ cải tiến giống cao su Việt Nam..........................................................14
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm của Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam ..................24


vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BV

: Bảo vệ

DVT

: Dòng vô tính

ĐC

: Đối chứng



: Giai đoạn

KTCB

: Kiến thiết cơ bản

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NT


: Nghiệm thức

ST

: Sơ tuyển

TB

: Trung bình

TLB

: Tỉ lệ bệnh

TN

: Thí nghiệm

TNHH1TV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

VT

: Vanh thân

viii


Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon, là cây trồng với sản phẩm
cung cấp chính là mủ cao su, đây là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp
hiện nay, đặc biệt trong ngành giao thông vận tải. Cao su là loại nguyên liệu được sử
dụng rộng rãi với hơn 50.000 sản phẩm được tạo ra từ mủ cao su. Cao su thiên nhiên
với đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ dãn, độ đàn hồi cao, chống đứt, chống lạnh
tốt, ít phát nhiệt khi cọ xát, dễ sơ luyện. Khoảng 60 - 70% năng suất cao su thiên nhiên
được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp vỏ ruột xe, 10% dùng trong
dụng cụ y tế, 8% trong công nghiệp vải che mưa, quần áo, giày dép, 7% dùng trong
công nghiệp ống dẫn băng chuyền, 5% dùng trong nệm thảm. Bên cạnh sản phẩm
chính là mủ cây cao su thì gỗ cây cao su giai đoạn cuối chu kỳ khai thác cũng là một
nguồn nguyên liệu có giá trị kinh tế cao cho ngành sản xuất đồ gỗ.
Cây cao su được du nhập vào Việt Nam từ năm 1897, cho đến nay nó đã trở thành
một trong những cây trồng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nước ta.
Cây cao su đã được xác định là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, ổn định và góp phần
cải thiện điều kiện kinh tế xã hội – môi trường (Lê Mậu Túy và cs, 2001).
Nó được xem là cây nông - lâm kết hợp, có khả năng phát triển trên nhiều vùng đất
góp phần đắc lực vào việc bảo vệ, phục hồi và cải tạo môi sinh. Hiện nay, cao su cùng
lúa gạo và cà phê là những mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt
Nam. Tổng diện tích cao su thiên nhiên của Việt Nam năm 2009 đạt 674,2 nghìn ha,
với mức năng suất đạt 723,7 nghìn tấn, năng suất bình quân năm 2009 đạt 1,11 tấn/ha
(AGROINFO, Báo cáo thường niên ngành hàng cao su Việt Nam 2009 và triển vọng
2010). Dự kiến trong vòng 10 năm tới, Việt Nam sẽ phát triển đến 1.000.000 ha cao su
trong nước và 200.000 ha ở nước láng giềng Lào và Campuchia từ năm 2015 – 2020
(Trần Thị Thúy Hoa, 2008).
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi và
sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất ô tô, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên trên
thế giới dự báo sẽ tăng mạnh. Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Thế Giới (IRSG), nhu
1



cầu cao su tự nhiên trên thế giới tăng 1,6% trong năm 2010. Trong khi sản lượng cao
su thiên nhiên của các nước sản xuất cao su lớn như Thái Lan, Indonesia và Malaysia
sẽ tiếp tục sụt giảm do sự cắt giảm sản lượng một cách chủ động và hiện tượng El
Nino gây khô hạn, dự báo giá cả cao su trên thị trường thế giới sẽ có những chuyển
biến tích cực (AGROINFO, Báo cáo thường niên ngành hàng cao su Việt Nam 2009
và triển vọng 2010).
Với mục tiêu phát triển bền vững, ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế, tập
đoàn cao su Việt Nam không ngừng đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng, đưa tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất: bổ sung giống mới, cải tiến quy trình kỹ
thuật chăm sóc vườn cây kiết thiết cơ bản, tạo sự sinh trưởng và phát triển tốt, cải tiến
kỹ thuật khai thác mủ. Trong đó việc đánh giá để bổ sung các giống mới có năng suất
cao, chất lượng sản phẩm tốt, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất là công việc thường
xuyên của ngành.
Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, đề tài “Khảo sát chung tuyển 12 dòng vô tính cao su trong
giai đoạn kiến thiết cơ bản năm thứ 2 tại Nông trường 9 Công ty Cao su Phú Riềng
tỉnh Bình Phước” đã được thực hiện nhằm bước đầu xác định khả năng sinh trưởng
của 12 dòng vô tính cao su trong khảo nghiệm.

2


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Mục tiêu cuối cùng của khảo nghiệm là chọn ra được những giống có khả năng
sinh trưởng phát triển tốt, thời gian kiến thiết cơ bản ngắn, ổn định, và thích nghi với
điều kiện tự nhiên của Bình Phước nhằm bổ sung vào cơ cấu giống cho địa phương.
Mục tiêu cụ thể của đề tài này là đánh giá khả năng sinh trưởng ở giai đoạn sau

3 năm trồng của 12 dòng vô tính cao su được khảo nghiệm trong điều kiện đất đai, khí
hậu thời tiết của huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, thu thập các chỉ tiêu nông học chủ yếu, đánh giá khả năng sinh trưởng
của 12 dòng vô tính cao su trong thí nghiệm: PB 260, LH 88/72, LH 88/236, LH
90/952, LH 91/1029, LH 83/85, LH 98/42, LH 94/286, LH 94/267, LH 90/95, LH
87/202, LH 90/1094.
Theo dõi tình hình bệnh hại trên vườn cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản 2
năm đầu.
1.2 .3 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài chỉ quá ngắn (4 tháng) so với thời gian kiến thiết
cơ bản của vườn cao su từ 5 - 7 năm, nên kết quả của đề tài chưa phản ánh đầy đủ tiềm
năng của các dòng vô tính.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quát về cây cao su
2.1.1 Tên họ và nguồn gốc - Các loài cây cho mủ cao su
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis Muell. Arg, có nguồn gốc ở
khu vực rừng mưa Amazon, là loài cây thân gỗ thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae),
chi Hevea gồm 10 loài: H. brasiliensis, H. benthamiana, H. camarganoa, H.
camporum, H. guianensis, H. nitida, H. microphylla, H. pauciflora, H. rigidifolia và
H. spruceana, nhưng chỉ có cây cao su Hevea brasiliensis có năng suất cao nhất nên
được trồng rộng rãi (Webster và Paardekooper, 1989).
Ngoài cây cao su Hevea brasiliensis Muell. Arg, người ta còn tìm thấy mủ cao
su có ở nhiều loài cây khác, có khoảng 12.500 loài cây cho mủ thuộc 900 giống trong
hơn 20 họ cây (Esau, 1965), chủ yếu là cây thuộc bộ hai lá mầm. Một số loài chủ yếu

cho mủ cao su: Ficus elastica, Manihot Glaziovii, Taraxacum koksagyz, Castilla
elastica, Cryptostegia spp., Funtumia elastica, Parthenium argentatum. Trong số các
loài này, một số loài cây đã được trồng như Casstilla, Parthenium ở Mexico, Ficus ở
Châu Á và Hevea ở Brasil.
2.1.2. Đặc tính thực vật học cây cao su
Thân: cây cao su Hevea brasiliensis là cây mọc khỏe, thân thẳng, vỏ có màu
xám và tương đối láng. Trong điều kiện hoang dại, cây cao su cao khoảng 40 m, sống
trên trăm năm nhưng trong các đồn điền thì cây chỉ cao khoảng 25 m. Nguyên nhân là
do ảnh hưởng của việc khai thác mủ và chu kỳ sống được giới hạn từ 25 – 35 năm.
Khi năng suất thấp, không còn hiệu quả kinh tế, cây cao su sẽ được thanh lý để trồng
tái canh (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
Rễ: hệ rễ cao su chiếm 15% tổng hàm lượng chất khô, cây cao su có 2 loại rễ là
rễ cọc (rễ cái, rễ trụ) và rễ bàng (rễ hấp thụ). Rễ cọc cắm sâu vào đất, giúp cây chống
đổ ngã và đồng thời hút nước và muối khoáng từ các lớp đất sâu. Hệ thống rễ bàng
cao su phát triển rất rộng, phần lớn rễ bàng cây cao su nằm trong lớp đất mặt từ 0 – 30
cm và lan rộng 6 – 9 m (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
4


Lá: lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá mọc cách. Khi lá mới bắt đầu nhú, lá non
màu tím khép song song với cuống lá, các lá này lớn lên thì chuyển sang màu xanh và
vươn ra thẳng so với cuống lá. Lá trưởng thành có màu xanh lục, sáng đậm ở mặt trên
phiến lá, mặt dưới phiến lá có màu lợt hơn. Cuống lá dài khoảng 15 – 20 cm mang ba
túi mật nhỏ ở điểm phân thành ba lá chét. Mật chỉ có vào lúc ra lá mới trong mùa trổ
hoa. Lá chét có cuống lá ngắn hình bầu dục hoặc hình trứng. Cây cao su rụng lá hằng
năm ở những nơi có mùa khô rõ rệt (George và cộng sự, 1967).
Hoa: sau thời kì qua đông rụng lá, hoa mọc cùng lúc với sự ra lá mới. Hoa mọc
thành chùm với hoa cái to hơn nằm ở phần cuối chùm hoa, hoa đực với số lượng nhiều
hơn hoa cái mọc ở phần trên của chùm hoa. Cuống hoa ngắn, hoa có màu vàng hơi
ngã lục, có mùi hương nhè nhẹ, dạng hoa hình chuông với 5 lá đài nhưng không có

cánh hoa. Hoa đực dài khoảng 5 mm mang 1 cột nhị chứa 10 nhị đực chia làm 2 vòng
trên cột nhị. Hoa cái dài khoảng 8 mm màu vàng lục có 3 noãn cùng với 3 vòi nhụy
màu trắng hơi dính. Hoa sống trong khoảng hai tuần. Hoa đực nở trước trong vòng
một ngày rồi rụng, còn hoa cái nở trong 3 – 5 ngày. Thường hoa đực và hoa cái không
nở cùng lúc nên thường có hiện tượng thụ phấn chéo giữa các cây khác nhau.
Sự thụ phấn: thụ phấn chủ yếu do tác động của côn trùng, gió chỉ đóng vai trò
nhỏ hoặc không có ý nghĩa. Nghiên cứu ở Malaysia cho thấy có khoảng 30 loại côn
trùng trên vườn cao su trong mùa ra hoa. Vì hạt phấn có hình tam giác, bề mặt có tinh
dính, tỷ lệ sống của hạt phấn có thể cao tới khoảng 90% nên thuận lợi cho sự thụ phấn
nhờ côn trùng.
Sự đậu quả: sự thụ tinh xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi thụ phấn. Hoa cái
không thụ tinh sẽ nhanh chóng bị héo đi và rụng. Chỉ có khoảng nhỏ hơn 5% hoa đậu
quả, trên thực tế tỷ lệ này còn nhỏ hơn. Quả có 3 ngăn, có đường kính 3 – 5 cm, vỏ
quả là lớp gỗ ngoài có lớp vỏ bọc mỏng. Quả có 3 hạt. Quả đạt độ lớn tối đa sau 12
tuần và vỏ quả cứng lại sau 16 tuần. Vỏ hạt và mầm hạt chín trong 19 – 20 tuần, vào
lúc này phôi đã hình thành hoàn chỉnh. 20 – 24 tuần sau thụ tinh quả chín hoàn toàn,
độ ẩm quả giảm nhanh khi khô, quả nổ thành sáu mảnh phóng thích 3 hạt có thể văng
xa đến 15 m.
Hạt: thường nặng khoảng 3,5 – 6 gram. Vỏ hạt cứng và láng có màu nâu hoặc
nâu xám với nhiều đốm và lằn trên mặt vỏ. Có thể đoán cây mẹ của hạt dựa trên hình
dáng và các dấu trên vỏ hạt.
5


Sự nảy mầm: hạt nảy mầm trong vòng 3 – 25 ngày. Đập bể lớp vỏ hạt sẽ thúc
đẩy sự nảy mầm. Cặp lá đầu tiên mọc khoảng 8 ngày sau khi nảy mầm và sau đó tầng
lá đầu tiên với 3 lá chét được hình thành.
Sự sinh trưởng: cây cao su sinh trưởng theo tính chu kỳ, sinh trưởng của thân
non không liên tục, thân mọc dài nhanh trong 2 – 3 tuần, sau đó nghỉ để hình thành
tầng lá trong vòng 2 – 3 tuần. Vì vậy lá mọc thành từng tầng lá. Sự phát triển theo

chiều cao có tính gián đoạn như vậy nhưng sự phát triển chu vi thì vẫn liên tục.
2.1.3 Đặc tính sinh thái
Cây cao su phát triển thích hợp ở nhiệt độ trung bình từ 25 – 28oC, đều qua các
tháng trong năm. Các vùng trồng cao su trên thế giới hiện nay phần lớn ở vùng khí
hậu nhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm 28  2oC, biên độ nhiệt ngày đêm
7 – 8oC. Nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ làm cây chậm sinh trưởng dẫn đến kéo dài thời gian
KTCB. Khi nhiệt độ xuống đến 4 – 5oC, cây bắt đầu bị tổn hại vì lạnh, lá khô, chết
chồi, trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây chết cây thậm chí cả bộ rễ.
Lượng mưa tối thiểu cho cây cao su sinh trưởng và phát triển bình thường là
1.500 mm/năm, phân bố đều quanh năm tốt nhất. Các trận mưa tốt nhất cho cao su
phát triển là 20 – 30 mm nước và mỗi tháng 150 mm nước. Số ngày mưa tốt nhất là
100 – 150 ngày/năm. Cây cao su trưởng thành có thể chịu hạn tốt, tuy nhiên cao su
non, đặc biệt khi cây mới trồng gặp khô hạn sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Phân bố
mưa không đều trong năm sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp tới cường độ quang hợp của cây cao su.
Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và năng suất cao. Cây cao su
phát triển bình thường ở nơi tối thiểu có 1.600 giờ nắng/năm. Trong điều kiện sương
mù nhiều tạo cơ hội cho nấm bệnh phát triển như bệnh phấn trắng (Oidium).
Gió nhẹ 1 – 2 m/s có lợi cho cây giúp cho vườn cây thông thoáng, hạn chế
nấm bệnh, vỏ cây mau khô sau khi mưa. Nếu gió lớn hơn 17 m/s cây cao su bắt đầu
gãy thân cành, gió lớn hơn 25 m/s cây sẽ bị gãy thân, trốc gốc. Mức độ thiệt hại vì gió
của cây cao su phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống. Ở cao trình dưới 200 m rất
thích hợp cho cây cao su và càng lên cao thì càng bất lợi cho cây cao su do độ cao của
đất có tương quan với nhiệt độ thấp và gió mạnh.

6


Để cao su sinh trưởng, phát triển tốt, độ đồng đều cao nên chọn đất bằng
phẳng, ít dốc, vì độ dốc liên quan đến độ phì nhiêu của đất. Khi thiết lập vườn cây trên

đất dốc trên 10o phải trồng theo đường đồng mức và thiết lập hệ thống bảo vệ đất
chống xói mòn. Cây cao su là cây ưa đất hơi chua, pH đất thích hợp trong khoảng 4,5
đến 5,5. Yêu cầu hóa tính đất cho việc trồng cao su không khắt khe nhưng lý tính đòi
hỏi phải tốt, tầng đất dày, không úng, địa hình ít dốc. Tuy nhiên ngày nay nhờ vào
những tiến bộ trong chọn giống cao su, người ta đã thành công trong việc phát triển
cao su trên các vùng phi truyền thống với cao trình cao, vĩ độ lớn.
2.2 Tình hình sản xuất cao su thế giới và Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo của IRSG, năng suất cao su thiên nhiên toàn thế giới năm 2009
đạt 9,4 triệu tấn, giảm 4,8% so với năm 2008, và giảm 1,05% so với mức dự kiến 9,5
triệu tấn tại tháng 1/2009. Đây là mức giảm mạnh nhất trong vòng 16 năm qua. Sản
lượng cao su toàn thế giới giảm mạnh một phần là do các nước sản xuất cao su chính
trên thế giới chủ động cắt giảm sản lượng, phần khác do ảnh hưởng của thời tiết thất
thường ở các nước sản xuất cao su (AGROINFO, Báo cáo thường niên ngành hàng
cao su Việt Nam 2009 và triển vọng 2010). Tình hình sản xuất cao su tại các nước sản
xuất cao su chính trên thế giới trong năm 2009 như sau:
- Thái Lan vẫn là nước dẫn đầu về sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới,
với mức sản lượng đạt 2,9 triệu tấn, chiếm 31% tổng sản lượng cao su toàn thế giới,
giảm 6,15% so với năm 2008.
- Indonesia là nước thứ hai, với mức sản lượng đạt 2,6 triệu tấn, chiếm 27,6%
tổng sản lượng cao su toàn thế giới, giảm 5,6% so với năm 2008.
- Malaysia đạt 820 nghìn tấn, chiếm 8,7% tổng sản lượng cao su toàn thế giới,
giảm 23,5% so với năm 2008.
- Ấn Độ giảm 6,7% so với năm 2008.
- Riêng tại Trung Quốc và Sri Lanka, sản lượng cao su thiên nhiên năm 2009
có su hướng tăng so với năm 2008, Trung Quốc đạt 645,8 nghìn tấn, tăng 17,8% so
với năm 2008; Sri Lanka sản lượng năm 2009 tăng 3,3% so với năm 2008.
Hiện nay, diện tích trồng cao su của Việt Nam cũng như năng suất tiếp tục
trong xu hướng tăng của những năm vừa qua nên sản lượng cao su của nước ta cũng
7



đạt mức cao. Tổng diện tích cao su thiên nhiên của Việt Nam năm 2009 đạt 674,2
nghìn ha, tăng 12% so với năm 2008. Trong đó, tổng diện tích khai thác đạt 421,6
nghìn ha, chiếm 62,5% tổng diện tích, với mức năng suất đạt 723,7 nghìn tấn, tăng
12,3% so với năm 2008. Năng suất bình quân năm 2009 đạt 1,11 tấn/ha, tăng 3,8% so
với năm 2008. Với mức sản lượng năm 2009, sản xuất cao su của Việt Nam hiện đứng
thứ 5 trên thế giới, chiếm gần 7,2% tổng sản lượng cao su thế giới, đứng sau Thái Lan,
Indonesia, Malaysia và Ấn Độ. Năm 2009. Diện tích cao su Việt Nam hiện nay tập
trung ở khu vực Đông Nam Bộ chiếm khoảng 64% tổng diện tích cao su của cả nước,
tiếp theo là khu vực Tây Nguyên khoảng 24,5% và Duyên Hải Miền Trung khoảng
10%, diện tích cây cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10,2 nghìn ha, chiếm 1,5%.
Mủ cao su đang là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ
đứng sau lúa gạo và cà phê, năm 2009 xuất khẩu đạt 726 nghìn tấn, kim ngạch 1,08 tỷ
USD. (AGROINFO, Báo cáo thường niên ngành hàng cao su Việt Nam 2009 và triển
vọng 2010)
2.3 Cơ cấu giống cao su
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có chu kỳ kinh doanh trên 30 năm, do
đó địa phương hóa cơ cấu giống cao su rất quan trọng. Để xây dựng bộ giống cao su
thích nghi với điều kiện địa phương phải dựa vào các kết quả khảo nghiệm giống tại
địa phương đó (đánh giá trên vườn chung tuyển và sản xuất thử).
Thông thường một cơ cấu giống cao su gồm 3 bảng:
- Bảng I: Gồm những giống đã được thí nghiệm nhiều năm hoặc đã trồng sản
xuất trong thời gian dài, chứng tỏ thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng trồng nên
có thể trồng trên quy mô lớn với ít rủi ro. Bảng I có từ 3 - 7 giống chiếm từ 50 - 70%
diện tích trồng mới.
- Bảng II: Gồm những giống tuy đã được thí nghiệm khá nhiều nhưng chưa đủ
thời gian mặc dù đã biểu hiện một số đặc tính tốt, có nhiều triển vọng, cũng có thể là
những giống đã được đề nghị ở bảng I nhưng sau đó lại xuất hiện một vài đặc tính
không tốt nên phải đưa xuống bảng II. Bảng II gồm 8 - 10 giống chiếm diện tích 15 20% diện tích trồng mới. Bảng II có thể chia ra 2 bảng phụ IIA và IIB.
- Bảng III: Gồm những giống đang thí nghiệm, mặc dù thời gian còn ngắn

nhưng đã có một vài đặc tính xuất sắc có nhiều triển vọng. Bảng III trồng với diện tích
từ 5 - 10% diện tích trồng mới và gồm nhiều giống.

8


2.3.1 Cơ cấu giống cao su Việt Nam giai đoạn 2002-2005
Bảng 2.1: Cơ cấu giống cao su ở các khu vực giai đoạn 2002 - 2005
Tây nguyên

Đông Nam bộ

Dưới 600m

Miền trung

600m – 700m

Bảng I (50 - 55%)
(12 - 15%/giống)

(12 - 15%/giống)

(12 - 15%/giống)

(12 - 15%/giống)

RRIV4

RRIV4


PB260

GT1

RRIV2

RRIV2

GT1

RRIM600

PB255

PB260

RRIM600

PB255

(10%/giống)

(10%/giống)

(10%/giống)

(10%/giống)

RRIC 121


RRIC 121

RRIC 100

RRIV2

RRIM 600

GT1

PB255

RRIC 121

RRIV3

RRIM 600

RRIV2

RRIC 100

VM515

PB255

RRIV4

RRIM 712


GT1

RRIV3

RRIV3

VM515

PB260

PB260
Bảng II (40%)

RRIV4
Bảng III (5-10%) (1-10 ha/ giống)
RRIV4, RRIV5, LH82/75,LH82/92, LH83/152, LH83/283, LH83/290, LH83/732,
LH88/61, LH88/72, LH88/236, LH88/241, IRCA130, IRC230,IRCA331,PB312,
PB324, PB330 và những giống mới được Tổng công ty cho phép bổ sung.
(Nguyễn Thị Huệ, 2006)

9


2.3.2 Điều chỉnh cơ cấu giống 2006 - 2010
Dựa trên kết quả đánh giá giống trên các thí nghiệm cũng như trong sản xuất
thử, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đề xuất điều chỉnh cơ cấu giống cho giai đoạn
2006 - 1010 đối với vùng Đông nam bộ như sau:
- Nâng RRIV4 từ bảng II lên bảng I do thành tích tốt, nhất là về năng suất.
- Không khuyến cáo RRIV4 do đã trồng với tỷ lệ diện tích cao ở nhiều nơi chịu

gió rất kém trong khi khai thác, dễ nhiễm Corynespora và nứt vỏ Botriodiploidia.
- Bổ sung RRIC 100 vào bảng II do khả năng kháng gió tốt, không khuyến cáo
RRIV4.
Các vùng khác không thay đổi.
2.3.3 Cơ cấu giống điều chỉnh 2008 - 2010 (Bảng I và II)
Bảng 2.2 Cơ cấu giống cao su ở các khu vực giai đoạn 2008 - 2010
Đông nam bộ

Tây nguyên

Tây nguyên

< 600 m

600 – 700 m

Nam trung bộ

Bắc trung bộ

Bảng I: 55% diện tích, mỗi giống <20% diện tích.
RRIV3

PB260

PB260

PB260

RRIM712


PB255

RRIM600

RRIC121

RRIM600

RRIM600

PB260

RRIV3

GT1

RRIV3

GT1

RRIV1
Bảng II: 40% diện tích, mỗi giống <10% diện tích
LH 83/85

RRIC 121

RRIM 600

RRIC 100


RRIC 100

LH 83/87

PB 312

PB 312

RRIC 212

RRIC 212

LH 88/72

RRIV1

RRIC 100

RRIM 712

PB 255

LH 88/236

RRIV2

LH 82/92

PB 255


PB 260

LH 90/952

RRIV4

LH 83/732

PB 312

PB 312

IRICA 130

LH 83/732

RRIV1

RRIV1

RRIV2

LH83/85

RRIV2

RRIV3

RRIV5


LH 83/87

RRIV5

LH 82/92

(Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, 2007)
10


2.3.4 Cơ cấu bộ giống tại Nông trường 9 - Công ty cao su Phú Riềng
Bảng 2.3 Cơ cấu giống cao su tại Nông trường 9 – Công ty cao su Phú Riềng (ha đất
trồng)
Giống

Năm
trồn

GT1

g

Tổng

PB23

VM51

RRIV


RRIV

RRIV

PB25

5

5

2

4

5

5

Khác

cộng

1981

60,44

60,44

1982


79,81

79,81

1984
1985

94,38
23,23

15,36

109,74

159,4

182,68

5
1987

99,86

66,36

1988

7,97


123,9

17,57

183,79
131,89

2
1989

51,40

51,40
95,51

1990

62,18

33,33

1991

17,46

24,82

16,18

58,46


1992

14,84

12,24

27,08

1993

29,19

6,88

36,07

1995

31,42

1996

1,28

31,42

1997

9,66


9,66

2002

56,37

56,37

2003

31,94

31,94

2004

91,93

91,93

2005

160,52

160,52

2006

52,31


52,31

2007
Tổn

271,1

550,7

g

4

5

35,3

38,2

85,88

11,74

23,82

57,68

217,32


38,2

478,95

11,74

23,82

259,7

1669,6

2

2

11


(Số liệu tại Nông trường 9 - Công ty cao su Phú Riềng)

2.4 Cải tiến giống cao su ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác tạo tuyển giống mới đã được công ty Cao Su Đất Đỏ tiến
hành từ năm 1932 – 1944. Tuy nhiên do tình hình chính trị - xã hội lúc đó không ổn
định nên chương trình chưa được áp dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất. Mặt khác, các
công ty tư bản Pháp thường chiếm những vùng đất tương đối thuận lợi để thiết lập đồn
điền cao su, do đó cơ cấu giống cho từng vùng chưa được chú trọng.
Trước 1975, các công ty tư bản Pháp di nhập một số DVT cao su để khảo
nghiệm đưa vào sản xuất đại trà nhưng bị gián đoạn bởi chiến tranh nên cơ cấu giống
chủ yếu dựa vào tài liệu nước ngoài.

Năm 1976, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam bắt đầu khôi phục lại các vườn
cây cũ và tổ chức lại chương trình cải tiến giống. Bước đầu thu thập lại các giống cũ
và thiết lập các vườn thí nghiệm mới trên nhiều địa bàn, chọn lọc các dòng lai hoa,
bên cạnh đó chuẩn bị công tác du nhập các giống mới để bổ sung cho vốn di truyền
cao su trong nước.
Từ 1982 – 1984, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã lai tạo được khoảng
400 giống lai hoa mới (kí hiệu LH). Chương trình lai tạo giống cao su của Viện
Nghiên cứu Cao su Việt Nam khởi đầu từ năm 1982. Cho đến nay, Viện đã lai tạo ra
rất nhiều giống với tên gọi là lai hoa (LH) và 5 DVT RRIV.
Tháng 1/1996 hội thảo và trình diễn giống cao su được tổ chức tại Viện Nghiên
cứu Cao su Việt Nam. Báo cáo từ các công ty cao su cho thấy tầm quan trọng đặc biệt
trong việc sử dụng cơ cấu bộ giống vào sản xuất, đòi hỏi ngành cao su phải không
ngừng cải tiến bộ giống tốt hơn, thích hợp hơn cho từng vùng sinh thái nhằm đạt được
hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong những năm gần đây, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam thực hiện việc
chọn tạo giống cao sản với các đề tài và dự án như: “Nghiên cứu chọn tạo bộ giống
thích hợp cho các vùng sinh thái (2001 – 2005)”, “Chọn lọc giống cao su có năng suất
từ 3 – 3,5 tấn/ha/năm”, trong đó thí nghiệm Sơ tuyển Lai Khê 2004 (STLK 04) là một
trong những thí nghiệm nằm trong dự án.
Mục tiêu của tạo tuyển giống cao su tại Việt Nam: cải tiến năng suất luôn là
mục tiêu hàng đầu của chương trình cải tiến giống cao su, kế đến là đặc tính sinh
trưởng khỏe nhằm rút ngắn thời gian KTCB không kinh tế. Các đặc tính khác được
quan tâm bao gồm những tính trạng vốn được biết là có ảnh hưởng đến năng suất cao
su như: tăng trưởng tốt trong khi cạo, kháng các bệnh nguy hại, đáp ứng tốt với chất
12


kích thích mủ, chế độ cạo có cường độ thấp và năng suất gỗ cao. Trong số các đặc tính
phụ, kháng đổ gãy do gió và kháng bệnh lá được xem là quan trọng hơn. Trong thực
tế, khó có thể tạo được một DVT toàn vẹn do đó một số nhượng bộ chủ yếu về các đặc

tính phụ thường được chấp nhận.
Vì cao su là loài cây đại mộc lâu năm, chu kỳ kinh tế từ 25 đến 30 năm nên
thời gian thí nghiệm dài, diện tích thí nghiệm lớn. Hiện nay, để đảm bảo độ tin cậy
cao, quá trình tuyển chọn giống cao su ở Việt Nam được tiến hành qua ba bước cơ
bản từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, với áp lực chọn lọc ngày càng cao. Chương trình
tuyển giống cao su Việt Nam gồm ba giai đoạn: tuyển non, so sánh giống qui mô nhỏ
(sơ tuyển), so sánh giống qui mô lớn (chung tuyển và sản xuất thử). Các giai đoạn
được biểu diễn theo sơ đồ 2.1 và đã cho nhiều kết quả khích lệ. Một số DVT cao su
xuất sắc được khuyến cáo ở bảng I cơ cấu giống hiện hành của ngành cao su Việt
Nam. Các bước chọn giống cao su ở Việt Nam bao gồm:
- Tuyển non: mỗi cây lai thực sinh (phát triển từ hạt lai thu được bằng phương
pháp lai hoa nhân tạo) nhân thành DVT. Gốc cây lai và DVT (3 cây x 2 nhắc hoặc 2
cây x 3 nhắc) được đưa vào vườn tuyển non có mật độ cao (5.550 cây/ha) và áp dụng
phương pháp cạo nhỏ Hamaker – Morris – Mann trên cây 28 – 34 tháng tuổi để đánh
giá tiềm năng năng suất. Các đặc tính khác được quan trắc là sinh trưởng, độ dày vỏ,
bệnh, đặc tính hình thái, tính đáp ứng chất kích thích. Những giống đối chứng được sử
dụng là giống đang phổ biến trong sản xuất và giống cha mẹ.
- Sơ tuyển (ST): những DVT xuất sắc từ tuyển non được bố trí trong các thí
nghiệm so sánh giống qui mô nhỏ có kiểu bố trí khối đầy đủ ngẫu nhiên, 5 – 10 cây x
2 – 3 nhắc đối với mỗi nghiệm thức và được gạn lọc ở 2 đợt. Đợt 1, khi cây 2 – 3 tuổi,
áp dụng phương pháp tuyển non để gạn lọc DVT cao sản sớm. Đợt 2, tuyển chọn
giống khi cây 9 – 10 tuổi và được cạo mủ 3 – 5 năm. Các chỉ tiêu chọn giống là sinh
trưởng, năng suất, độ dày vỏ, tính kháng bệnh. Những DVT xuất sắc sẽ được khảo
nghiệm bổ sung tính đáp ứng với chất kích thích mủ, cấu trúc hình thái, trữ lượng gỗ,
đặc tính sinh lý mủ và đặc tính mủ. Những giống đối chứng được sử dụng là giống
đang phổ biến trong sản xuất.
- Chung tuyển: những DVT được gạn lọc từ vườn sơ tuyển được tiếp tục khảo
nghiệm ở quy mô lớn hơn có kiểu bố trí đầy đủ ngẫu nhiên, 60 – 100 cây x 3 – 4 nhắc
đối với mỗi nghiệm thức. Giống đối chứng và các chỉ tiêu nghiên cứu tương tự như ở
vườn sơ tuyển nhưng bổ sung các đặc tính tùy vùng sinh thái như kháng gió, kháng

lạnh, chống chịu khô hạn. Thời gian khảo nghiệm từ 15 – 20 năm.
- Sản xuất thử: những giống chọn lọc từ vườn chung tuyển hoặc giống xuất sắc
từ vườn sơ tuyển được trồng thử với qui mô 1 – 5 ha/giống và 1 – 2 ô mỗi điểm.
Giống đối chứng, các chỉ tiêu nghiên cứu và thời gian khảo nghiệm tương tự như ở
vườn chung tuyển.
Các giống cao su chỉ được khuyến cáo khi đã qua các bước khảo nghiệm cơ
13


bản trong điều kiện thí nghiệm (tuyển non, sơ tuyển, chung tuyển) và khảo nghiệm
trong điều kiện sản xuất thử. Chu kỳ khảo nghiệm giống cao su qua nhiều bước dài 25
– 30 năm, có thể rút ngắn còn 18 – 20 năm nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy bằng
cách tiến hành đồng thời hoặc gối đầu các bước.

Sưu tập cây đầu
dòng

Du nhập /Trao đổi
giống quốc tế

Ngân hàng quỹ gen
Lai hoa
Tuyển non
Sơ tuyển

Ô quan trắc

Chung tuyển

Sản xuất thử


Cơ cấu giống địa phương hóa
Bảng III, Bảng II, Bảng I

(Nguồn: Bộ Môn Giống – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam)
14


Hình 2.1: Sơ đồ cải tiến giống cao su Việt Nam

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 03/2011 đến tháng 06/2011, tại lô 105,
Nông trường 9 - Công ty TNHH1TV Cao su Phú Riềng – xã Bù Nho - huyện Bù Gia
Mập - tỉnh Bình Phước.
3.2 Đặc điểm về đất đai địa hình
Thí nghiệm được bố trí trên vùng đất đỏ bazan, địa hình bằng phẳng.
Lý tính: Đất có cơ giới nhẹ hàm lượng cát trung bình, tầng canh tác dày từ 0,35
– 1,25 m, độ ẩm cao.
Hóa tính: Đất có pH = 6,3 - 6,5, giàu chất hữu cơ, thường nghèo Lân.
Cao trình: 139 m so với mực nước biển.
3.3 Đặc điểm về khí hậu thời tiết
Bảng 3.1 Diễn biến khí hậu, thời tiết trong các tháng thí nghiệm

Tháng

03/2011

Nhiệt độ


Ẩm độ

trung bình

trung bình

(oC)

(%)

26,0

73,0

Lượng mưa Số ngày mưa

Số giờ nắng

(mm)

(ngày)

(giờ)

98,2

7

246


15


×