Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT RAU XÀ LÁCH ĐƯỢC TRỒNG THEO PHƯƠNG THỨC THỦY CANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.14 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT RAU XÀ LÁCH
ĐƯỢC TRỒNG THEO PHƯƠNG THỨC
THỦY CANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN SANG
NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2007- 2011

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011 



 

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT RAU
XÀ LÁCH ĐƯỢC TRỒNG THEO PHƯƠNG THỨC
THỦY CANH

Tác giả
NGUYỄN VĂN SANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
ngành Nông học


Giáo viên hướng dẫn:
TS. PHẠM THỊ MINH TÂM
KS. NGÔ MINH DŨNG

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


ii 
 

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm
Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm
Và toàn thể thầy cô trong khoa Nông Học
đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm qua.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Phạm Thị Minh Tâm đã tận tình
hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn chú Ngô Quang Vinh, anh Ngô Minh Dũng, anh
Nguyễn Minh Tuân ở Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam và các cô
chú ở Trang trại đã tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện trong thời gian em tiến hành
thực hiện khóa luận.
Cám ơn các bạn sinh viên lớp DH07NH đã chia sẽ vui buồn và đóng góp ý kiến
cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Và trên hết, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ đã sinh thành, nuôi
dưỡng và dạy dỗ con nên người, anh chị em và những người thân trong gia đình đã hết
lòng yêu thương, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con trong quá trình học
học tập.


TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Văn Sang


iii 
 

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng của giống và mật độ trồng đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất rau xà lách được trồng theo phương thức thủy
canh” đã được tiến hành tại Trang trại sản xuất rau sạch Hồ Bửu KCN VSIP II xã Phú
Lợi, huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương, trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7
năm 2011.
Đề tài gồm 2 thí nghiệm, được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu
tố gồm 4 nghiệm thức, 4 lần lặp lại nhằm mục đích chọn ra giống xà lách thích hợp
nhất được trồng theo phương thức thủy canh. Từ đó xác định, đánh giá mật độ trồng
thích hợp để có thể đem lại năng suất cao nhất cho giống xà lách đã được lựa chọn ở
thí nghiệm trước.
Kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của rau xà lách được trồng theo phương thức thủy canh. Giống được sử dụng
trong thí nghiệm là giống xà lách của các công ty: Trang Nông, Đại Địa, Mầm Xanh,
Tropica.
Giống xà lách của công ty Mầm Xanh cho năng suất cao nhất là 22,69 tấn/ha
nhưng tỉ lệ thương phẩm lại đạt thấp nhất (73,71%) và không phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng. Giống xà lách của công ty Tropica đạt năng suất 20 tấn/ha, khác biệt
không có ý nghĩa so với giống của công ty Mầm Xanh nhưng tỉ lệ thương phẩm lại cao
(89%) và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Như vậy, giống của công ty
Tropica vừa mang lại năng suất cao lại phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên sẽ

được chọn để thực hiện thí nghiệm 2.
Thí nghiệm 2: từ kết quả thí nghiệm 1, giống xà lách của công ty Tropica được
chọn để tiến hành thí nghiệm 2, khảo sát ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất rau xà lách được trồng theo phương thức thủy canh. Các mật độ


iv 
 

được sử dụng trong thí nghiệm này là: 120 cây/m2, 100 cây/m2 (đc),
80 cây/m2, 64 cây/m2.
Khi xà lách được trồng ở mật độ 120 cây/m2 thì cho năng suất cao nhất là
1,87 kg/m2 nhưng do mật độ khá dày nên bệnh thối nhũn xuất hiện ở dưới gốc nhiều.
Trong khi đó, ở mật độ trồng 100 cây/m2 (đc) đạt năng suất 1,7 kg/m2 khác biệt không
có ý nghĩa so với trồng ở mật độ 120 cây/m2 và không thấy xuất hiện triệu chứng của
bệnh thối nhũn. Như vậy, mật độ đối chứng là mật độ tốt nhất được chọn ở thí nghiệm
này.



 

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa ..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii

Mục lục ...........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... iiiv
Danh sách các bảng ...................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................................2
1.3 Yêu cầu nghiên cứu ..................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3
2.1 Sơ lược về rau xà lách ..............................................................................................3
2.1.1 Đặc điểm thực vật học ...........................................................................................3
2.1.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh ................................................................................3
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng .................................................................................................3
2.2 Khái niệm thủy canh .................................................................................................4
2.3 Lịch sử phát triển của phương pháp trồng cây thủy canh ........................................5
2.4 Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng cây thủy canh .......................................5
2.4.1 Ưu điểm .................................................................................................................5
2.4.2 Nhược điểm .......................................................................................................... 6
2.5 Một số phương pháp trồng cây thủy canh ................................................................6
2.5.1 Phương pháp tuần hoàn .........................................................................................6
2.5.2 Phương pháp không tuần hoàn ..............................................................................7
2.6 Một số loại giá thể sử dụng trong thủy canh ............................................................8


vi 
 

2.6.1 Giá thể phi hữu cơ .................................................................................................8
2.6.2 Giá thể hữu cơ .......................................................................................................9
2.7 Một số công thức dinh dưỡng được dùng trong thủy canh ....................................10
2.8 Ảnh hưởng của pH và EC đến sinh trưởng và phát triển của cây trong môi

trường thủy canh ...........................................................................................................11
2.8.1 PH ........................................................................................................................11
2.8.2 Độ dẫn điện EC....................................................................................................12
2.9 Tình hình sản xuất một số loại rau thủy canh trên thế giới và ở Việt Nam ...........13
2.9.1 Trên thế giới ........................................................................................................13
2.9.2 Tại Việt Nam .......................................................................................................14
2.10 Một số nghiên cứu và ứng dụng thủy canh ở nước ta ..........................................15
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................17
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................17
3.2 Vật liệu ...................................................................................................................17
3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm ...............................................................................19
3.3.1 Thí nghiệm 1 ........................................................................................................19
3.3.1.1 Vật liệu thí nghiệm ...........................................................................................19
3.3.1.2 Cách bố trí thí nghiệm ......................................................................................19
3.3.1.2 Các chỉ tiêu theo dõi .........................................................................................20
3.3.2 Thí nghiệm 2 ........................................................................................................20
3.3.2.1 Vật liệu thí nghiệm ...........................................................................................20
3.3.2.2 Cách bố trí thí nghiệm ......................................................................................20
3.3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi .........................................................................................21
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................22
4.1 Nội dung thí nghiệm 1 ............................................................................................22
4.1.1 Giai đoạn vườn ươm ............................................................................................22
4.1.1.1 Tỉ lệ nảy mầm ...................................................................................................22


vii 
 

4.1.1.2 Khả năng hồi xanh ............................................................................................23

4.1.2 Giai đoạn trồng ra hồ sản xuất .............................................................................23
4.1.2.1 Động thái tăng trưởng tăng trưởng chiều cao cây của các giống .....................23
4.1.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống .............................................25
4.1.2.3 Động thái tăng trưởng số lá của các giống .......................................................26
4.1.2.4 Tốc độ tăng trưởng số lá của các giống ............................................................28
4.1.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ......................................................29
4.2 Nội dung thí nghiệm 2 ............................................................................................31
4.2.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng .......................................................................................31
4.2.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các mật độ ..........................................31
4.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các mật độ ...............................................31
4.2.1.3 Động thái tăng trưởng số lá ở các mật độ .........................................................33
4.2.1.4 Tốc độ tăng trưởng số lá ở các mật độ .............................................................33
4.2.2 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ......................................................34
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................36
5.1 Kết luận...................................................................................................................36
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................37
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................38
Phụ lục ..........................................................................................................................39
Phụ lục 1 Một số hình ảnh khu thí nghiệm...................................................................39
Phụ lục 2 Kết quả xử lý số liệu.....................................................................................41


viii 
 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa


CV

Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

ĐC

Đối chứng

ĐHQG

Đại học quốc gia

EC

Độ dẫn điện (Electrical Conductivity)

KCN

Khu công nghiệp

NSG

Ngày sau gieo

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSOTN


Năng suất ô thí nghiệm

NST

Ngày sau trồng

NSTT

Năng suất thực tế

NT

Nghiệm thức

TLTBC

Trọng lượng trung bình cây

TLTP

Tỉ lệ thương phẩm

TN

Thí nghiệm

VSIP

Viet Nam Singapore Industrial Park



ix 
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của xà lách ...............................................................4
Bảng 2.2 Công thức dinh dưỡng của Hoagland và Arnon, Morgan, Tabares, Faulkner
......................................................................................................................................10
Bảng 2.3 Nồng độ một số nguyên tố dinh dưỡng trong dung dịch ..............................11
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất một số loại rau bằng công nghệ thủy canh trên thế giới
năm 2001 ......................................................................................................................14
Bảng 4.1 Kết quả so sánh tỉ lệ nảy mầm của 4 giống xà lách tham gia thí nghiệm .....22
Bảng 4.2 Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các giống xà lách tham gia thí
nghiệm qua các giai đoạn .............................................................................................24
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống xà lách tham gia thí nghiệm
qua các giai đoạn ..........................................................................................................25
Bảng 4.4 Động thái tăng trưởng số lá của các giống xà lách tham gia thí nghiệm qua
các giai đoạn .................................................................................................................27
Bảng 4.5 Tốc độ tăng trưởng số lá của các giống tham gia thí nghiệm qua các giai
đoạn ..............................................................................................................................28
Bảng 4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ................................................29
Bảng 4.7 Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của rau xà lách ở các mật độ ..............31
Bảng 4.8 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của rau xà lách ở các mật độ ..................32
Bảng 4.9 Khả năng tăng trưởng số lá của rau xà lách ở các mật độ ............................33
Bảng 4.10 Tốc độ tăng trưởng số lá của rau xà lách ở các mật độ ...............................34
Bảng 4.11 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ..............................................35


1
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do các khu
công nghiệp liên tục mọc lên ở khắp nơi. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất mới đã được
nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nơi như: thủy canh, khí canh, đã mang lại nhiều kết quả
rất khả quan. Trong đó, thủy canh là phương pháp sản xuất ngày càng được ưa chuộng
trên thế giới với các ưu điểm nổi bật như: không phụ thuộc vào đất (có thể trồng ở
những vùng đất xấu, đá sỏi, hải đảo), sản lượng cao (thời gian quay vòng giữa các mùa
vụ ngắn nên tổng lượng sản phẩm tạo ra cao hơn so với canh tác truyền thống trên
đất), dễ dàng kiểm soát được sâu, bệnh, cỏ dại, tránh được sự phá hoại của tuyến
trùng, cho sản phẩm sạch (môi trường làm việc sạch sẽ, cây trồng không phải tiếp xúc
với đất và phân hữu cơ).
Rau xanh là nguồn dinh dưỡng cần thiết, nó không những cung cấp các loại
vitamin, chất khoáng, các nguyên tố vi lượng mà còn đóng góp một phần chất xơ đáng
kể trong khẩu phần dưỡng chất của con người. Xà lách là một trong những loại rau
chứa đầy đủ các yếu tố trên, với một lượng dưỡng chất khá lớn, xà lách luôn là loại rau
đầu tiên được chọn trong các loại rau ăn sống hằng ngày. Chính vì vậy, vấn đề an toàn
vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu, và xà lách là loại rau thích nghi trong
điều kiện trồng có bảo vệ.
Tuy nhiên ở Việt Nam, xà lách đã được nghiên cứu nhiều ở kỹ thuật sản xuất
thông thường, còn sản xuất bằng phương pháp thủy canh thì vẫn chưa được phổ biến.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, nhằm giúp người canh tác lựa chọn được một
loại giống tốt với mật độ thích hợp để có thể tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu
quả kinh tế cao, chính vì vậy đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của giống và mật độ
trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất rau xà lách được trồng theo
phương thức thủy canh” được thực hiện.



2
 

1.2 Mục đích
Lựa chọn được giống và mật độ trồng rau xà lách thích hợp cho sản xuất bằng
phương pháp thủy canh trong điều kiện nhà màng, để đạt năng suất cao.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây xà lách ở
các giống và mật độ khác nhau.


3
 

 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về rau xà lách
Tên khoa học: Lactuca sativa var capitata L.
Tên tiếng Anh: Lettuce
Họ cúc: Asteraceac
2.1.1 Đặc điểm thực vật học
Rễ: rễ cọc, sinh trưởng trên bề mặt của đất.
Hoa: chùm hoa dạng đầu chứa số lượng hoa lớn. Các hoa nhỏ duy trì chặt chẽ
với nhau trên một đế hoa, với 5 đài hoa, 5 nhị, 2 lá noãn. Độ tự thụ rất cao. Hạt phấn
và noãn luôn luôn có độ hữu cơ cao.
Quả: thuộc loại quả bế đặc trưng và hạt không nội nhũ.
2.1.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ: xà lách thích hợp với nhiệt độ thấp và sinh trưởng tốt ở nhiệt độ

13 - 160C. Nhiệt độ ngày và đêm rất quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của xà
lách. Xà lách phát triển tốt ở nhiệt độ 15 - 200C, chịu được nhiệt độ 80C (Đường Hồng
Dật, 2003).
Ánh sáng: ánh sáng thích hợp là ánh sáng vùng cận nhiệt đới, khoảng 17000 lux
trong 16 giờ sẽ giúp hình thành bắp chặt hơn. Để sinh trưởng bình thường và cho năng
suất cao, thời gian chiếu sang yêu cầu từ 10 - 12 h/ngày. Cường độ chiếu sáng ảnh
hưởng đến sự hình thành nụ hoa (Đường Hồng Dật, 2003).
Ẩm độ: thích hợp 70 - 80%.
Chất dinh dưỡng: yêu cầu lượng dinh dưỡng cao, pH = 5,8 - 6,6.
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng
Xà lách là loại rau rất giàu vitamin A và các khoáng chất như Ca, Fe. Ở
Việt Nam, xà lách được dùng để ăn sống. Tác dụng của xà lách là giải nhiệt, lọc máu,
cung cấp khoáng chất, giảm đau, trị ho, trị tiểu đường. Xà lách còn chứa rất nhiều


4
 

muối khoáng với những nguyên tố kiềm, nhờ đó giúp cơ thể lọc máu, giúp tinh thần
tỉnh táo và giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh tật. Đối với bệnh nhân tiểu đường,
xà lách là một loại thực phẩm lý tưởng vì thuộc nhóm rau cải có thành phần
carbohydrate thấp hơn 3%. Xà lách còn chứa một hàm lượng đáng kể chất sắt nên là
một loại thực phẩm rất tốt cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt. Một nghiên cứu
đã được thực hiện tại đại học Y Khoa Utah (Mỹ) cho thấy xà lách có thể làm giảm tần
suất rủi ro bị ung thư ruột kết ở cả nam lẫn nữ, do trong cải xà lách có chứa một tác
nhân kháng ung thư là lutein. Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú nếu ăn
thường xuyên cải xà lách sẽ rất có lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh do trong xà lách chứa
rất nhiều axit folic. Do hàm lượng nước cao và các vitamin nên ăn xà lách còn giúp
bạn có một làn da tươi mát.
Ngoài những công dụng trên, ăn xà lách còn hưởng được vô số lợi ích khác như

giảm stress, chống lở loét, các bệnh nhiễm trùng đường tiểu (Nguyễn Bá Huy Cường,
2009).
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của xà lách (trong 100 g ăn được)
Thành phần
Độ ẩm

Hàm lượng

Thành phần

Hàm lượng

93,4 g

Ca

50 mg

Chất béo

0,3 g

P

28 mg

Chất xơ

0,5 g


Na

58 mg

Protein

2,1 g

S

27 mg

Chất khoáng

1,2 g

Vitamin A

1650 IU

Cacbuahydrat

2,5 g

Vitamin C

10 mg

Mn


30 mg

Thiamin

0,09 mg

Fe

2,4 mg

Riboflavin

0,13 mg

K

33 mg

Axit nicotinic

0, 5 mg

Chlorin

23 mg

2.2 Khái niệm thủy canh
Theo tiếng Hy Lạp thì Hydroponic (thủy canh), được ghép từ hai chữ hydro
(nước) và ponos (lao động), là hình thức canh tác trên các giá thể không phải là đất.
Thủy canh có thể sử dụng hoặc không sử dụng giá thể, cây trồng được cung cấp



5
 

đầy đủ dinh dưỡng và nước cho cây sinh trưởng và phát triển (Nguyễn Thị Thúy Nga,
2008).
2.3 Lịch sử phát triển của phương pháp trồng cây thủy canh
Kỹ thuật thủy canh đã được thực hiện từ nhiều thế kỷ trước ở vùng Amazon,
Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ. Người xưa đã sử dụng phân bón hòa tan để
trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác trên cát ở các lòng sông. Sau đó,
các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng các loại cây trên những môi trường dinh dưỡng
đặc biệt vì mục đích thí nghiệm, họ gọi đó là "nuôi cấy dinh dưỡng" (nutriculture).
Thuật ngữ "thủy canh" (hydroponics) lần đầu tiên được Gericke (1937) giới thiệu để
mô tả tất cả các phương pháp nuôi trồng thực vật trong môi trường lỏng cho mục đích
thương mại. Gericke cũng là người đầu tiên khảo sát, phát triển một phương pháp nuôi
trồng thực vật trong nước (dịch dinh dưỡng) khả thi về mặt kinh tế cho mục đích
thương mại. Đến những năm 1970, kỹ thuật màng dinh dưỡng (NFT - nutrient film
technique) đã được phát triển và đây là kỹ thuật thủy canh đầu tiên được sử dụng trên
quy mô lớn và theo đó diện tích canh tác cũng tăng lên khoảng 300 ha. Đến thập niên
80 và 90 của thế kỷ qua, kỹ thuật thủy canh được áp dụng cho sản xuất thương mại và
đã phát triển một cách ồ ạt trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Âu và
diện tích canh tác tăng lên 25.000 ha vào năm 2001 với tổng trị giá sản phẩm ước tính
là hơn 8 tỷ đô la Mỹ (Lê Quang Luân, 2009).
2.4 Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng cây thủy canh
2.4.1 Ưu điểm
Không phụ thuộc vào đất: do không cần đất tốt, những vùng đất xấu, đá sỏi, hải
đảo có thể sử dụng cho sản xuất thủy canh.
Sản lượng cao hơn: vì thời gian quay vòng giữa các mùa vụ ngắn hơn, nên tổng
lượng sản phẩm tạo ra cao hơn so với canh tác truyền thống trên đất.

Kiểm soát được sâu, bệnh, cỏ dại: nó có thể hạn chế sự thiệt hại về năng suất và
kiểm soát giá thành do dễ dàng kiểm soát sâu hại và cỏ dại từ đất. Ngoài ra còn có thể
tránh được sự phá hoại của tuyến trùng.
Sự ổn định của môi trường: sản xuất thủy canh trong nhà kính có khả năng
giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu (hạn hán, lũ lụt, nóng, lạnh).


6
 

Cho sản phẩm sạch: môi trường làm việc sạch sẽ, cây trồng không phải tiếp xúc
với đất và phân hữu cơ.
Có thể canh tác ở những vùng đô thị.
2.4.2 Nhược điểm
Chi phí đầu tư ban đầu cao: chi phí xây dựng nhà kính, hệ thống điều khiển cao
hơn so với canh tác truyền thống. Vì thế mà thời gian thu hồi vốn dài, đòi hỏi nghiên
cứu thị trường để có thể đầu tư và và thu hồi vốn theo chiều hướng có lợi nhất, cần có
một nguồn tiêu thụ ổn định.
Cần có năng lượng để hệ thống hoạt động.
Hạn chế về đối tượng cây trồng: hệ thống thủy canh không thích hợp cho những
cây rau ăn củ như khoai tây và cà rốt, các loại hoa, các loại cây dài ngày.
Vấn đề thụ phấn: khi sản xuất thủy canh trong nhà kính thì hạn chế được
côn trùng nhưng cũng nảy sinh vấn đề về thụ phấn đối với một số cây yêu cầu
thụ phấn nhờ côn trùng.
Yêu cầu kỹ thuật: cần phải có tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật.
2.5 Một số phương pháp trồng cây thủy canh
2.5.1 Phương pháp tuần hoàn
Dung dịch dinh dưỡng được bơm qua hệ thống rễ sau đó nó sẽ được thu hồi,
điều chỉnh rồi tái sử dụng.
Kĩ thuật màng mỏng (Nutrient Film Technique - NFT): NFT là hệ thống

thủy canh đúng nghĩa vì hệ thống rễ được tiếp xúc trực tiếp với dung dịch dinh dưỡng.
Một lớp màng mỏng dung dịch dinh dưỡng dày khoảng 0,3 - 0,5 mm chảy trên bề mặt
của những kênh, điều này làm tăng diện tích tiếp xúc của dung dịch với không khí làm
gia tăng lượng oxy hòa tan. Chiều dài tối đa của một kênh là từ 5 - 10 m và độ dốc từ
1/50 - 1/75. Dung dịch dinh dưỡng được bơm vào ở đầu cao hơn của kênh, nó sẽ chảy
xuống đầu thấp hơn dưới tác dụng của trọng lực làm ướt bộ rễ, thay thế dung dịch
dinh dưỡng cũ bằng dung dịch mới. Dung dịch dinh dưỡng được thu hồi vào một bể,
điều chỉnh nồng độ muối trước khi tái sử dụng, lưu lượng dòng chảy vào khoảng
2 - 3 lít/phút và phụ thuộc vào chiều dài của kênh. Tuy nhiên, hệ thống bị ảnh hưởng
rất lớn khi bị cúp điện, khi đó bộ rễ sẽ bị khô nhanh chóng do nguồn cung cấp
dung dịch dinh dưỡng bị ngưng (Nguyễn Thị Thúy Nga, 2008).


7
 

Kĩ thuật dòng sâu (Deep flow technique - DFT): kỹ thuật này sử dụng các ống
nhựa PVC đường kính 10 cm, dung dịch dinh dưỡng với bề dày 2 - 3 cm, trên hệ thống
ống này có khoét các lỗ để đặt các chậu cây con sao cho đáy chậu tiếp xúc với dung
dịch. Các ống có thể được bố trí trên một mặt phẳng hay hình zíc zắc phụ thuộc vào
từng loại cây trồng. Dung dịch dinh dưỡng được thu hồi vào trong một bể và được sục
khí trước khi tái sử dụng. Độ dốc của hệ thống ống vào khoảng 1/30 - 1/40 (Nguyễn
Thị Thúy Nga, 2008).
Hệ thống ngập và rút định kỳ (ebb và flow system): hệ thống ngập và rút định
kỳ hoạt động bằng cách làm khay trồng ngập tạm thời trong dung dịch dinh dưỡng sau
đó rút ngược trở lại dung dịch này vào bồn chứa. Hoạt động này được thực hiện với
một cái bơm chìm trong bể có nối với timer. Khi timer bật bơm chạy, dung dịch dinh
dưỡng được bơm vào khay trồng. Khi timer tắt máy bơm, dung dịch dinh dưỡng rút
ngược lại vào bồn chứa (Nguyễn Thị Thúy Nga, 2008).
2.5.2 Phương pháp không tuần hoàn

Gồm có kỹ thuật ngâm rễ (root deeping technique), kỹ thuật nổi (floating
technique), kỹ thuật mao dẫn (cappillary action technique). Đối với phương pháp
không tuần hoàn này thì dung dịch dinh dưỡng không được tuần hoàn để tái sử dụng
mà chỉ sử dụng một lần. Khi nồng độ dinh dưỡng giảm hoặc pH, EC bị thay đổi thì nó
sẽ được thay thế bằng một dung dịch mới.
Kĩ thuật ngâm rễ: cây được trồng trong chậu chứa các giá thể trơ có đục lỗ để rễ
phát triển ra bên ngoài chậu và để trong một chậu lớn hơn chứa dung dịch dinh dưỡng.
Chậu giá thể chứa cây ngập trong dung dịch khoảng 2 - 3 cm, một số rễ của cây được
ngâm trong dung dịch còn một số khác lại nằm trong giá thể tiếp xúc không khí nhiều
hơn (Nguyễn Thị Thúy Nga, 2008).
Kĩ thuật nổi: cây được nuôi trong chậu cố định trên vật liệu nhẹ nổi trên mặt
dung dịch dinh dưỡng và dung dịch được thông khí nhân tạo.
Kĩ thuật mao dẫn: trong kỹ thuật này, người ta dùng hai loại chậu. Một chậu
dùng để trồng cây bằng các giá thể trơ, chậu còn lại chứa dung dịch dinh dưỡng, dịch
này được mao dẫn lên chậu bằng các vật liệu có tính mao dẫn như tim đèn, bông gòn.
Trong kỹ thuật này, tạo điều kiện hiếu khí là rất quan trọng. Vì vậy, giá thể thường


8
 

được sử dụng là xơ dừa cũ trộn với cát hay sỏi. Kỹ thuật này thích hợp cho các loại
cây kiểng, hoa và các cây trong nhà (Nguyễn Thị Thúy Nga, 2008).
2.6 Một số loại giá thể sử dụng trong thủy canh
Hiện nay trong thủy canh có rất nhiều loại giá thể bao gồm giá thể hữu cơ, giá
thể phi hữu cơ, mỗi giá thể có một đặc điểm riêng như: khả năng giữ nước, độ thông
thoáng, khối lượng riêng, thời gian sử dụng, có hoặc không có khả năng tái sử dụng.
Tùy đặc điểm, điều kiện tự nhiên của từng vùng, vốn, kỹ thuật, đặc điểm loại cây
muốn trồng mà ta có thể chọn các loại giá thể thích hợp cho sản xuất. Hiện nay có hai
nhóm giá thể được sử dụng phổ biến là giá thể hữu cơ và phi hữu cơ.

2.6.1 Giá thể phi hữu cơ
2.6.1.1 Đá trân châu (Expanded pertile)
Là sản phẩm của quá trình phun trào núi lửa. Khi bị đun nóng lên tới
850 - 9000C. Nước bên trong bị bốc hơi làm nó giản nở, tăng kích thước 16 lần so với
ban đầu, tạo ra các hạt nhỏ xốp có khả năng giữ nước tốt. Đối với thủy canh, đá trân
châu tinh khiết được sử dụng, nó có nhiền ưu điểm là rẻ, sạch, thoát nước tốt, giúp cây
đứng vững và có một vài đặc tính giữ nước (Huỳnh Ngọc Thịnh, 2009).
2.6.1.2 Sợi đá hay sợi khoáng (rock wool or mineral wool)
Sợi đá được sản xuất bằng cách nung đá lên đến nhiệt độ nóng chảy của nó, xấp
xỉ 10000C rồi được quay ở tốc độ cao tạo ra dạng sợi. Nó có đặc tính giữ nước khá tốt.
Sợi đá là giá thể lí tưởng cho ươm cây con từ hạt. Ưu điểm của sợi là giá rẻ, giữ nước
tốt, giúp cây đứng vững. Sợi đá thô có pH cao không thích hợp cho cây do đó cần điều
chỉnh pH, sợi đá đã được điều chỉnh sử dụng trong thủy canh có pH rất ổn định
(Huỳnh Ngọc Thịnh, 2009).
2.6.1.3 Vermiculite
Giống như perlite, vermiculite là một loại khoáng bị nung ở nhiệt độ cao cho
đến khi giản nở cực đại và lúc đó chúng nhẹ và xốp. Vermiculite giữ nước cao hơn
perlite và có tính mao dẫn tốt trong hệ thống thủy canh. Tuy nhiên, do khả năng giữ
nước tốt nên độ thoáng khí không cao nên vật liệu này có thể được trộn chung với
perlite theo tỉ lệ 1:1 trong các hệ thống thủy canh (Huỳnh Ngọc Thịnh, 2009).


9
 

2.6.1.4 Cát
Cát trơ về mặt hóa học nên hạn chế đáng kể các mầm bệnh (vi khuẩn, tuyến
trùng) và sâu hại từ đất, có tính mao dẫn tốt, độ thoáng khí cao thuận lợi cho bộ rể phát
triển. Cát là vật liệu làm giá thể thủy canh rẻ tiền sẵn có ở nước ta đặc biệt là vùng
duyên hải ven biển, thuận lợi cho phát triển thủy canh không hồi lưu. Nhược điểm của

cát là cần khử trùng trước khi sử dụng, khả năng giữ nước kém nên trong quá trình
thủy canh cần trộn với một số chất giữ nước để khắc phục nhược điểm này (Huỳnh
Ngọc Thịnh, 2009).
2.6.1.5 Sỏi
Sỏi là loại giá thể rẻ, dễ làm sạch, giữ nước kém, thoát nước tốt. Tuy nhiên nó
rất nặng, trước khi sử dụng phải rửa sạch, nếu hệ thống cung cấp nước không liên tục
thì rễ có thể bị khô. Thích hợp trong các hệ thống thủy canh tưới nhỏ giọt liên tục hay
hệ thống NFT (Huỳnh Ngọc Thịnh, 2009).
2.6.2 Giá thể hữu cơ
Các giá thể hữu cơ đều có chung nhược điểm là thời gian sử dụng ngắn và có
thể là nơi trú ẩn của nhiều mầm bệnh tiềm ẩn.
2.6.2.1 Mụn xơ dừa
Là phế phẩm từ xơ dừa, khi vỏ dừa được đập nát làm mất đi cấu trúc ban đầu và
tách ra thành sợi nhỏ, những bột mịn phế liệu được dùng làm giá thể. Giá thể loại này
có đặc điểm là giữ nước tốt, độ thoáng cao, rẻ, phổ biến. Tuy nhiên, khi sử dụng trong
các hệ thống có hồi lưu dòng dinh dưỡng thì bị hạn chế vì chúng giữ nước nhiều,
nhưng sử dụng trong các hệ thống không hồi lưu thì rất tốt vì không cần phải tưới
nước liên tục. Trước khi sử dụng cần phải được ngâm nước để xơ dừa mất đi chất chát
và muối. Tại Hà Lan người ta trộn 50% bụi xơ dừa và 50% đất sét nung cho kết quả rất
tốt (Huỳnh Ngọc Thịnh, 2009).
2.6.2.2 Mùn cưa
Là phế phẩm của các quá trình chế biến gỗ, loại giá thể này rẻ, dễ kiếm,
khả năng giữ nước tốt, tạo độ ẩm, độ thông thoáng cao. Thích hợp cho kỹ thuật rãnh,
kỹ thuật túi treo (Huỳnh Ngọc Thịnh, 2009).
2.6.2.3 Rơm rạ, bã mía
Loại giá thể này rất rẻ và phổ biến ở nước ta, độ thông thoáng, giữ nước tốt.


10
 


2.7 Một số công thức dinh dưỡng được dùng trong thủy canh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công thức dinh dưỡng của nhiều tác giả đã
nghiên cứu thành công. Tuy nhiên, có bốn công thức dinh dưỡng thường được sử dụng
phổ biến cho rau ăn lá hiện nay được thẻ hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Công thức dinh dưỡng của Hoagland và Arnon, Morgan, Tabares, Faulkner.
Hoá chất

(1)

(2)

(3)

(4)

21

57

20

58

Calcium nitrate (Ca(NO3)2.4H2O)

659

521


362

538

Iron sulfate (FeSO4.7H2O)

6,25

1,25

17

7,5

Potassium nitrate (KNO3)

249

200

54

Ammonium nitrate (NH4NO3)

Potassium sulfate (K2SO4)
Monopotassium phosphate (KH2PO4)
Maganese sulfate (MnSO4.4H2O)
Boric acid (H3BO3)
Copper sulfate (CuSO4.5H2O)
Ammoniumbolybdate


286
68

101

70

110

1,02

0,61

4

2,03

1,3

1,43

2

2,86

0,04

0,12


0,14

0,2

0,013

0,01

0,06

0,13

(NH4)6Mo7O24.4H2O
Chú thích:
(1) Công thức dinh dưỡng của Hoagland và Arnon (1950): căn bản của đa số
các dung dịch dinh dưỡng hiện nay đều xuất phát từ công thức dinh dưỡng của hai
tác giả này. Hiện nay công thức này vẫn được sử dụng rộng rãi tại Mỹ.
(2) Công thức dinh dưỡng của Morgan (2002): công thức này được sử dụng
phổ biến để sản xuất rau diếp và các loại rau xanh khác, phù hợp với hệ thống
thuỷ canh nổi.
(3) Công thức dinh dưỡng của Bradley và Tabares (2000): đây là công thức
được sử dụng ở nhiều nước đang phát triển, phù hợp sản xuất hơn 30 loại rau quả, cây
trang trí và thảo mộc.
(4) Công thức dinh dưỡng của Faulkner (1998): từ công thức của Steiner
(1984), Faulkner đã điều chỉnh thành công thức dinh dưỡng linh hoạt, lý tưởng cho
sản xuất các loại cây rau trong nhà kính (Nguyễn Hồng Đức, 2010).


11
 


Bảng 2.3 Nồng độ một số nguyên tố dinh dưỡng trong dung dịch
Hoagland và Arnon

Morgan

Bradley và Tabares

Faulkner

(ppm)

(ppm)

(ppm)

(ppm)

N

242

221

116

170

P


31

46

32

50

K

232

213

82

320

Ca

224

177

125

183

Fe


2,5

6,8

0,5

3

Mn

0,5

0,3

1,97

1

B

0,45

0,5

0,7

1

Cu


0,02

0,06

0,07

0,10

Mo

0,0106

0,01

0,05

0,10

Nguyên tố

Ghi chú: điều chỉnh pH = 6 và EC = 1,5 mS/cm khi dùng.
2.8 Ảnh hưởng của pH và EC đến sinh trưởng và phát triển của cây trong môi
trường thủy canh
2.8.1 pH
Độ pH được hiểu theo nghĩa đơn giản là một số đo chỉ số axit hoặc bazơ trong
khoảng từ 1 - 14. Môi trường trung tính có pH = 7, môi trường axit có pH < 7,
môi trường bazơ có pH > 7. Trong môi trường dinh dưỡng thì độ pH rất quan trọng
cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Việc xác định pH trong môi trường
dinh dưỡng có thể bằng giấy đo pH hoặc pH kế. Độ pH được tính dựa trên mức
hoạt động của các nguyên tố khác nhau với cây trồng. Dưới 5,5 thì khả năng hoạt động

của P, K, Ca, Mg và Mo giảm đi rất nhanh, trên 6,5 thì Fe và Mn trở nên bất hoạt. Việc
điều khiển pH của dung dịch rất quan trọng để ngăn chặn pH tăng lên quá cao, như
vậy sẽ gây tình trạng kết tủa của Ca3(PO4)2 gây nghẽn ống dẫn dung dịch và bám
quanh bộ rễ của cây. Nếu pH xuống dưới 5,5 thì ta sử dụng KOH hay một vài chất
thích hợp khác có thể thêm vào dung dịch để tăng pH lên. Nếu pH quá cao, thì có thể
sử dụng H3PO4 hay HNO3 để làm giảm pH xuống, tuy nhiên H3PO4 thường được
sử dụng nhiều hơn, vì nó bổ sung thêm PO4- vào quá trình trồng trọt và tăng thêm
lượng khoáng chất cần thiết cho cây trồng. Trong thủy canh, đa số các cây trồng


12
 

thích hợp với môi trường hơi axit đến gần trung tính, pH tối ưu từ 5,8 đến 6,5. Nếu pH
trên 7 thì Fe, Mn, Cu, Zn, Bo trở nên kém hiệu quả đối với cây trồng. Thông thường
người ta sử dụng một số hóa chất có tính đệm là có khả năng duy trì nồng độ ion H+
trong một khoảng cho trước. Trong nuôi trồng thủy canh, pH được cân bằng bởi
hoạt động của cây. Nếu pH tăng thì khi đó cây sẽ thải ra các muối axit vào môi trường,
đó có thể là nguyên nhân làm chất độc trong môi trường tăng lên và làm hạn chế sự
dẫn nước. Nếu pH giảm xuống thì cây sẽ thải ra các thành phần ion bazơ có thể làm
giới hạn việc hấp thu các muối gốc axit. Nhìn chung, pH của môi trường nên được
kiểm tra thường xuyên khi nuôi trồng thủy canh, có thể kiểm tra 2 - 3 lần/tuần. Nên
thực hiện các hình thức kiểm tra này vào thời điểm nhiệt độ giống nhau bởi vì pH của
môi trường có thể dao động theo ánh sáng và nhiệt độ vào các thời điểm khác nhau
trong ngày. Hoạt động quang hợp ban ngày là nguyên nhân làm tăng pH, và khi trời tối
hoạt động hô hấp tăng là nguyên nhân làm pH hạ xuống (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
Tuy nhiên cần lưu ý:
- Sự thay đổi pH của môi trường trong thủy canh có thể chính là do các vi sinh
vật gây ra.
- pH nội bào không chỉ phụ thuộc vào môi trường xung quanh, mà vi sinh vật

cũng có thể kiểm soát được một phần nhờ tiết các ion.
- pH trong tế bào không giống như môi trường ngoài, ngay trong nội tế bào pH
cũng không đồng nhất.
2.8.2 Độ dẫn điện EC (Electrical Conductivity)
Độ dẫn điện EC dùng để chỉ tính chất của một môi trường có thể truyền tải
được dòng điện. Độ dẫn điện của một dung dịch là sự dẫn của dung dịch này được đo
giữa những điện cực có bề mặt là 1cm2, đơn vị tính là mS/cm, hoặc được thể hiện đơn
vị ppm đối với những máy đo TDS (Total dissolved salt). Chỉ số EC chỉ diễn tả
tổng hợp nồng độ ion hòa tan trong dung dịch, chứ không thể hiện được nồng độ của
từng thành phần riêng biệt. Trong quá trình tăng trưởng, cây hấp thu khoáng chất mà
chúng cần, do vậy duy trì EC ở một mức độ ổn định là rất quan trọng. Nếu dung dịch
có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu
khoáng chất, làm nồng độ dung dịch sẽ rất cao và gây độc cho cây, khi đó ta phải
bổ sung thêm nước vào môi trường. Ngược lại, nếu EC thấp cây sẽ hấp thu


13
 

khoáng chất và khi đó ta phải bổ sung thêm khoáng chất vào dung dịch. Trong nghiên
cứu, người ta có thể dựa vào giá trị của EC để điều chỉnh bổ sung chất dinh dưỡng vào
môi trường nuôi trồng thủy canh. Và trong môi trường nuôi trồng thủy canh thì chỉ số
EC thích hợp là khoảng 1,5 - 2,5 dS/m (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
2.9 Tình hình sản xuất rau thủy canh trên thế giới và ở Việt Nam
2.9.1 Trên thế giới
Hiện nay, kỹ thuật thủy canh đã được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp ở
nhiều nước trên thế giới. Kỹ thuật này cũng đã được áp dụng trên nhiều loại cây trồng.
Nhật Bản là một trong những nước tiên phong trong kỹ thuật trồng rau thủy canh. Từ
rất lâu họ đã đẩy mạnh kỹ thuật thủy canh để sản xuất rau sạch. An toàn thực phẩm là
một trong những vấn đề mà người Nhật rất quan tâm, lo ngại và thận trọng đối với

những phụ gia thực phẩm hay thuốc trừ sâu nông nghiệp. Hơn nữa vì diện tích đất
canh tác quá hạn hẹp nên chính phủ Nhật rất khuyến khích và trợ giúp kỹ thuật này,
rau sạch sản xuất bằng phương pháp này giá đắt hơn 30% so với rau trồng ở
môi trường bên ngoài nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận. Ở Singapore, liên doanh
Areo Green Technology là công ty đầu tiên ở Châu Á áp dụng kỹ thuật thủy canh
trồng rau trong dung dịch dinh dưỡng, không cần đất và không phải dùng phân
hóa học có hại để sản xuất rau với quy mô lớn. Hàng năm, Singapore tiêu thụ lượng
rau trị giá 260 triệu USD. Vì đất có giới hạn nên hơn 90% rau xanh được nhập khẩu,
hiện tại nông trại Areo Green ở Lim Chu Kang trị giá 5 triệu USD đang thu hoạch
được khoảng 900kg rau mỗi ngày. Trong khi đó ở các vùng khô cằn như Vịnh Ả Rập,
Israel, thủy canh được sử dụng rất phổ biến để trồng rau. Ở các nước châu Mỹ La Tinh
rau sạch cũng là sản phẩm chính của công nghệ thủy canh. Hà Lan có hơn 3600 ha
cây trồng không cần đất, Nam Phi có khoảng 400 ha. Các phức hợp nhà kính
thủy canh đã được thiết lập tại Tucson, Arizona (11ha), Phoenix, Arizona (khoảng 15
ha) và Abu Dhabi (5 ha, hiện nay mở rộng lên đến 20 ha). Ở quần đảo Canari, hàng
trăm ha đất được dùng để trồng khoai tây bằng kỹ thuật thủy canh. Hầu hết các tiểu
bang của Mỹ đều có hệ thống nhà kính thủy canh công nghiệp. Canada cũng sử dụng
kỹ thuật này để tăng năng xuất rau quả. Khoảng 90% các nhà kính công ngiệp ở
British Columbia (Canada) sử dụng kỹ thuật thủy canh để giải quyết vấn đề thoái hóa
đất, phòng trừ sâu bệnh.


14
 

Bảng 2.4 Tình hình sản xuất một số loại rau bằng công nghệ thủy canh trên thế giới
năm 2001 (Lê Quang Luân, 2009)
Nước

Diện tích


Loại cây trồng

(ha)

Cà chua, dưa leo, ớt xanh, rau diếp, dâu tây, cải củ, đậu,

Hà Lan

10

Tây Ban Nha

4

Cà chua, dưa leo, ớt xanh và rau diếp

Canada

2

Cà chua, dưa leo và rau diếp

Tây Ban Nha

4

Cà chua, dưa leo, ớt xanh và rau diếp

Pháp


1

Cà chua, dưa leo, cà tím và hoa cắt cành

Nhật

1

hoa cúc, hoa hồng, cẩm chướng

Cà rốt, cà chua, hành, dưa leo, rau diếp, dâu tây, đậu,
hoa cúc, hoa hồng và cẩm chướng

Thụy Điển

550

Cà chua, ớt xanh, dưa leo, rau diếp và rau cải

UK

460

Cà chua, dưa leo và rau diếp

Nam Phi

420


Cà chua, dưa leo, rau diếp và hoa các loại

Ý

400

Hoa hồng, hoa đồng tiền, cà chua và dâu tây

Mỹ

400

Cà chua, dưa leo và rau diếp

Hàn Quốc

247

Cà chua, dưa leo và rau diếp

Mehicô

120

Cà chua và dưa leo

Trung Quốc

120


Ai Cập

60

Cà chua, dưa leo, ớt xanh và rau diếp

Brazil

50

Rau diếp, xà lách xoong

Cà rốt, cà chua, hành lá, hành tây, dưa leo, dưa hấu,
bó xôi, rau diếp, dâu tây, đậu và hoa

Ở những nước có khí hậu khô như Mexico và Trung Đông, nơi mà nguồn
cung ứng nước sạch bị giới hạn, thì kỹ thuật thủy canh được áp dụng nhằm sử dụng
nước biển như là một nguồn nước sạch. Những hệ thống thủy canh này được đặt gần
biển và cây trồng có thể phát triển trên nền đất cát hữu hiệu.
2.9.2 Tại Việt Nam
Việc nuôi trồng được biết khá lâu nhưng chưa được nghiên cứu có hệ thống và
được sử dụng để trồng các loại cây cảnh nhiều hơn. Từ năm 1993, Lê Đình Lương -


15
 

khoa sinh học ĐHQG Hà Nội phối hợp với tổ chức Nghiên cứu và triển khai Hồng
Công (R&D HongKong) đã tiến hành nghiên cứu toàn diện các khía cạnh khoa học
kỹ thuật và kinh tế xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát triển thủy canh tại

Việt Nam (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
Tại Phân viện Sinh học Đà Lạt và Đại học Yersin Đà Lạt cũng đã nghiên cứu
thành công qui trình thủy canh xà lách, dâu tây với môi trường dinh dưỡng thích hợp
là 1/5 MS (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
Theo trung tâm giống cây trồng Phú Thọ, ứng dụng công nghệ thủy canh để
sản xuất rau an toàn là một hệ thống trồng cây trong dung dịch được trung tâm
phát triển rau đậu Châu Á nghiên cứu và hoàn thiện.
Lần đầu tiên, ở các tỉnh phía Nam, rau được trồng theo phương pháp thủy canh
hoàn toàn tự động, được thiết kế bởi Phân viện Sinh học Đà Lạt cùng trường Đại học
Bách Khoa TP.HCM, phương pháp này hứa hẹn sẽ đem lại nguồn rau sạch thật sự cho
người tiêu dùng. Từ tháng 9 năm 2006, phương pháp thủy canh được thử nghiện tại
Phân viện Sinh học Đà Lạt. Hệ thống thủy canh này không cần công chăm sóc bởi
hệ thống tự cung cấp nước tưới, chế độ dinh dưỡng cho cây rau hoàn toàn tự động. Sau
khi trồng thành công xà lách bằng phương pháp thủy canh, Phân viện Sinh học Đà Lạt
tiếp tục trồng khoai tây và cũng cho kết quả tốt.
Tuy nhiên hiện tại thì tình hình áp dụng kỹ thuật thủy canh trong nước chủ yếu
gồm các nội dung sau:
-

Thiết kế và phối hợp sản xuất thử các vật liệu dùng trong thủy canh.

-

Nghiên cứu trồng các loại cây khác nhau và đưa cây từ nuôi cấy mô vào
hệ thống thủy canh trước khi đưa vào đất vì một số loại cây khó trồng
trực tiếp vào đất.

-

Triển khai thủy canh ở quy mô gia đình, thành thị và nông thôn.


-

Kết hợp thủy canh với dự án rau sạch thành phố.

2.10 Một số nghiên cứu và ứng dụng thủy canh ở nước ta
Năm 2001, Hồ Hữu An đã đưa công nghệ thủy canh NFT vào nước ta với một
số cải biến nhỏ. Trong đó, đáng kể nhất là đã chế tạo dung dịch phân dùng trong
thủy canh và có một số cải biến phù hợp với điều kiện của nước ta.


×