Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN LÁ VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 – 2011 TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.67 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NƠNG HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HĨA CHẤT NƠNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT
MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN LÁ VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 – 2011
TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VỊ QUỐC
Ngành
: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khóa
: 2007 – 2011

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2011
1


TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HĨA CHẤT NƠNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT
MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN LÁ VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 – 2011
TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả
NGUYỄN VỊ QUỐC

Luận văn tốt nghiệp được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
ngành Bảo vệ Thực vật

Giáo viên hướng dẫn:


TS. VÕ THÁI DÂN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2011
2


LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Má, những người đã sinh thành và nuôi con
khôn lớn đến ngày hôm nay. Xin cảm ơn các Anh Chị, những người đã hết mực yêu
thương và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong học tập cũng như trong cuộc sống. Xin cảm
ơn gia đình ln là chỗ dựa tốt nhất cho tôi.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến TS. Võ Thái Dân, quyền trưởng khoa Nông
học, người đã luôn giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài. Thầy
ln đưa ra những ý kiến sáng suốt giúp tơi hồn thành tốt đề tài này.
Trân trọng biết ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nơng Lâm tp. Hồ Chí Minh, ban
chủ nhiệm, cùng quý thầy cô khoa Nông học đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
Bên cạnh đó xin gởi lời cảm ơn đến Anh Dương Đức Trọng, phó phịng Nơng
nghiệp, Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn tp. Hồ Chí Minh; Chú Lê Văn Lớn, cán
bộ Khuyến nông xã Tân Quý Tây; Chị Đỗ Thị Mai Ly, cán bộ Khuyến nông xã Tân Nhựt;
Anh Nguyễn Văn Tro, cán bộ Khuyến nông xã Quý Đức; Anh Lê Văn Khanh, cán bộ
Khuyến nơng xã Bình Chánh cùng tồn thể bà con nơng dân trồng rau ở huyện Bình
Chánh đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện phỏng vấn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình chú Võ Ước đã chăm sóc tơi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Xin cảm ơn các bạn của tôi, những người đã ln sát cánh, giúp đỡ tơi.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20, tháng 7, năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Vị Quốc


3


TĨM TẮT
Nguyễn Vị Quốc, tháng 7 năm 2011. “Tình hình sử dụng hóa chất nơng nghiệp
trong sản xuất một số loại rau ăn lá vụ Đông Xuân 2010 – 2011 tại huyện Bình Chánh,
thành phố Hồ Chí Minh”, đề tài được tiến hành từ ngày 15 tháng 2 năm 2011 đến ngày 15
tháng 6 năm 2011, trên 3 loại rau ăn lá Rau dền, cải xanh và hành lá tại huyện Bình
Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả điều tra ghi nhận:
Lao động chính chủ yếu là nam giới chiếm 72%. Số lao động chính đa số nằm
trong độ tuổi 41 – 50 (42 người) và 51 đến 60 tuổi (35 người). Trình độ học vấn của
những người được phỏng vấn chủ yếu là cấp 2 (57 người). Có 50 người có kinh nghiệm
trồng rau từ 8 – 15 năm. Diện tích canh tác phổ biến nhất là 208,5 – 311,6 m2 chiếm 37%.
Có 92 hộ cơ giới hóa khâu làm đất, 82 hộ tiến hành phơi ải. 70 hộ sử dụng giống
mua có nguồn gốc rõ ràng. 22 hộ tiến hành xử lý thuốc kiến đối với hạt giống trước khi
gieo trồng.
Cơng thức bón lót phổ biến tại các hộ điều tra là phân chuồng + super lân (100%),
trong đó có 25 hộ trồng hành lá kết hợp thêm kali để bón lót. Đa số các hộ bón lót theo
kinh nghiệm khơng theo khuyến cáo.
Có 4 loại phân vơ cơ dùng để bón thúc cho rau dền, hành lá và cải là urea (66 hộ sử
dụng); kali (44 hộ sử dụng); NPK 20 – 20 – 15 (41 hộ sử dụng); NPK 16 – 16 – 8 (26 hộ
sử dụng). Trên rau dền có 8 hộ sử dụng urea quá liều lượng khuyến cáo (400 – 450
kg.ha-1). Trên hành lá có 7 hộ sử dụng urea quá liều lượng khuyến cáo (50 – 60 kg.ha-1);
có 14 hộ sử dụng kali quá liều lượng khuyến cáo. Trên cải xanh có 4 hộ sử dụng NPK 20
– 20 – 15 quá liều lượng khuyến cáo.
Có 5 loại phân bón lá được sử dụng tại các hộ điều tra. Trong đó được sử dụng phổ
biến nhất là phân bón lá Đầu trâu 005 (43 hộ sử dụng).
Có 5 loại thuốc trị bệnh được sử dụng tai các hộ điều tra, trong đó Antracol 70WP
được sử dụng nhiều nhất (42 hộ sử dụng). Có 16 loại thuốc trừ sâu được sử dụng, trong đó

4


Silsau 1.8EC hoạt chất Abamectin được sử dụng nhiều nhất (38 hộ sử dụng). Các hộ sử
dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhưng đa số chưa thự hiện đúng thời gian
cách ly của thuốc.
100% hộ quản lý cỏ dại theo phương pháp thủ công, không sử dụng hóa chất.
Chi phí sản xuất:
- Hành lá: Chi phí đầu tư cho 1ha trung bình 25,4 triệu đồng, trong đó chi phí cho
hóa chất nơng nghiệp chiếm 75% tổng chi phí, phân bón chiếm 51,9%, thuốc BVTV
chiếm 19,3%. Tỷ suất lợi nhuận trung bình đạt được là 5,9.
- Cải xanh: Chi phí đầu tư cho 1ha trung bình 8,4 triệu, chi phí cho hóa chất nơng
nghiệp chiếm 86,9%, phân bón chiếm 19%, thuốc BVTV chiếm 54,8%. Tỷ suất lợi nhuận
trung bình đạt được là 7,4.
- Rau dền: Chi phí đầu tư cho 1ha trung bình 3,4 triệu, chi phí cho hóa chất nơng
nghiệp chiếm 62,3%, chi phí cho thuốc BVTV là 0 đồng. Tỷ suất lợi nhuận trung bình đạt
được là 5,9.

5


Mục Lục
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii


Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các hình

viii

Danh sách các bảng

ix

Danh sách các chữ viết tắt

xi

Chương 1 Mở đầu

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích và yêu cầu


2

1.2.1 Mục đích

2

1.2.2 Yêu cầu

2

1.3 Giới hạn đề tài

2

Chương 2 Tổng quan tài liệu

3

2.1 Giới thiệu về cây rau

3

2.1.1 Khái niệm

3

2.1.2 Phân loại cây rau

3


2.1.2.1 Phân loại theo đặc tính thực vật học

3

2.1.2.2 Phân loại theo bộ phân sử dụng

4

2.1.2.3 Phân loại theo phương pháp sinh học nông nghiệp

4

2.1.3 Giới thiệu về cây rau ăn lá được chọn điều tra

6

2.1.3.1 Rau dền

7

2.1.3.2 Cây hành ta

7

2.1.3.3 Cải xanh

9

2.1.4 Sâu bệnh hại thường gặp trên rau ăn lá


10

2.1.4.1 Sâu xanh da láng

10

2.1.4.2 Sâu khoang (sâu ăn tạp)

11
6


2.1.4.3 Ruồi đục lá (dòi đục lá)

12

2.1.4.4 Sâu tơ

13

2.1.4.5 Bệnh khô đầu lá hành

14

2.1.4.6 Bệnh thối nhũn

15

2.1.4.7 Bệnh chết rạp cây con


17

2.2 Tình hình sử dụng hóa chất nơng nghiệp hiện nay

18

2.2.1 Một số khuyến cáo sử dụng HCNN khi trồng rau an tồn

18

2.2.1.1 Về phân bón

18

2.2.1.2 Về thuốc bảo vệ thực vật

20

2.2.2 Vấn đề lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong SXNN

21

2.2.2 Tình hình sử dụng phân bón lá ở nước ta

22

2.3 Sơ lược về khí hậu thành phố Hồ Chí Minh

23


2.3.1 Đặc trưng khí hậu thành phố Hồ Chí Minh

23

2.3.2 Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh vụ Đông Xuân

24

Chương 3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

26

3.1 Thời gian và địa điểm điều tra

26

3.2 Nội dung nghiên cứu

27

3.3 Vật liệu nghiên cứu

27

3.4 Phương pháp nghiên cứu

27

3.5 Cơ sở chọn hộ điều tra, thu thập số liệu


28

3.6 Xử lý số liệu

28

Chương 4 Kết quả và thảo luận

29

4.1 Về kinh tế, xã hội các hộ điều tra

29

4.2 Kỹ thuật canh tác

31

4.3 Tình hình sử dụng phân bón

33

4.3.1 Tình hình sử dụng phân bón trên rau dền

33

4.3.2 Tình hình sử dụng phân bón trên hành lá

35


4.3.3 Tình hình sử dụng phân bón trên cải xanh

40

4.4 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

44
7


4.4.1 Quản lý cỏ dại

44

4.4.1 Thuốc bảo vệ thực vật

45

4.4.2.1 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên hành lá

45

4.4.2.2 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cải xanh

46

4.5 Hiệu quả kinh tế

50


Chương 5 Kết luận và đề nghị

51

5.1 Kết luận

51

5.2 Đề nghị

52

Tài liệu tham khảo

53

Phụ lục

54

8


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ huyện Bình Chánh

26

9



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Lượng phân bón trên một số loại rau

19

Bảng 2.2 Số liệu khí tượng ở TP. Hồ Chí Minh, trong vụ Đơng Xn giai đoạn
2001 – 2010

24

Bảng 4.1 Kết quả điều tra về tuổi

29

Bảng 4.2 Kết quả điều tra về trình độ văn hóa và giới tính

30

Bảng 4.3 Kinh nghiệm trồng rau của các nơng dân được phỏng vấn

30

Bảng 4.4 Diện tích canh tác trong vụ ĐX 2010 – 2011 ở các hộ điều tra

31

Bảng 4.5 Nguồn gốc giống rau các hộ điều tra sử dụng

31


Bảng 4.6 Phương pháp làm đất của các hộ điều tra

32

Bảng 4.7 Cách xử lý giống ở các hộ điều tra

32

Bảng 4.8 Cách xuống giống ở các hộ điều tra

33

Bảng 4.9 Bón lót phân chuồng cho rau dền

33

Bảng 4.10 Bón lót phân super lân cho rau dền

34

Bảng 4.11 Bón thúc phân urea cho rau dền

34

Bảng 4.12 Các loại phân bón lá được sử dụng trên rau dền

35

Bảng 4.13 Bón lót phân chuồng cho hành lá


35

Bảng 4.14 Bón lót phân super lân cho hành lá

36

Bảng 4.15 Bón lót phân kali trên hành lá

36

Bảng 4.16 Bón thúc đợt 1 cho hành lá

37

Bảng 4.17 Bón thúc đợt 1 cho hành lá (tt)

37

Bảng 4.18 Bón thúc đợt 1 cho hành lá (tt)

37

Bảng 4.19 Bón thúc đợt 2 cho hành lá

38

Bảng 4.20 Bón thúc đợt 2 cho hành lá (tt)

38


Bảng 4.21 Bón thúc đợt 2 cho hành lá (tt)

38

Bảng 4.22 Bón thúc đợt 3 cho hành lá

39
10


Bảng 4.23 Bón thúc đợt 3 cho hành lá (tt)

39

Bảng 4.24 Bón thúc đợt 3 cho hành lá (tt)

39

Bảng 4.25 Các loại phân bón lá sử dụng trên hành lá

40

Bảng 4.26 Bón lót phân chuồng trên cải xanh

40

Bảng 4.27 Bón lót super lân trên cải xanh

41


Bảng 4.28 Bón thúc đợt 1 trên cải xanh

41

Bảng 4.29 Bón thúc đợt 1 trên cải xanh (tt)

41

Bảng 4.30 Bón thúc đợt 2 trên cải xanh

42

Bảng 4.31 Bón thúc đợt 2 trên cải xanh (tt)

42

Bảng 4.32 Bón thúc đợt 3 trên cải xanh

43

Bảng 4.33 Bón thúc đợt 3 trên cải xanh (tt)

43

Bảng 4.34 Bón thúc đợt 3 trên cải xanh (tt)

43

Bảng 4.35 Các loại phân bón lá sử dụng trên cải xanh


44

Bảng 4.36 Biện pháp quản lý cỏ dại

44

Bảng 4.37 Tình hình bệnh hại trên hành lá

45

Bảng 4.38 Các loại thuốc trị bệnh sử dụng trên hành lá

45

Bảng 4.39 Tình hình sâu hại trên hành lá

45

Bảng 4.40 Các loại thuốc trừ sâu sử dụng trên hành lá

46

Bảng 4.41 Bệnh hại trên cải xanh

46

Bảng 4.42 Thuốc trừ bệnh sử dụng trên cải xanh

47


Bảng 4.43 Sâu hại trên cải xanh

47

Bảng 4.44 Các loại thuốc trừ sâu sử dụng trên cải xanh

48

Bảng 4.45 Số lần phun thuốc trên một vụ rau của các hộ điều tra

48

Bảng 4.46 Thời gian cách ly thuốc BVTV

49

Bảng 4.47 Dụng cụ bảo hộ lao động được sử dụng khi phun thuốc BVTV

49

Bảng 4.48 Tỷ suất lợi nhuận của các hộ điều tra

50

11


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật

EU: Liên minh châu Âu
HCNN: Hóa chất Nơng nghiệp
MRL: Giới hạn dư lượng tối đa
NN – PTNT: Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn
NXB: Nhà xuất bản
SXNN: Sản xuất nông nghiệp

12


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Rau giữ một vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của con người. Do lượng
protid và lipid trong rau tươi không đáng kể (dao động từ 0,5 – 1,5%) rau cung cấp cho cơ
thể nhiều muối khống có tính kiềm (kali, canxi, magiê), các vitamin, axit hữu cơ. Trong
rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu, tinh bột, xenluloza và các chất pectin. Ngồi
ra, rau tươi cịn ảnh hưởng tốt đến q trình tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn.
Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng, cây rau còn mang lại những lợi ích về kinh tế
cho nơng dân cũng như đóng góp vào tổng thu nhập của đất nước. Theo Tấn Trực (2010),
trồng rau muống cho thu nhập cao tại Phú Yên; theo Chu Trinh (2010), người trồng rau
diếp cá ở Tiền Giang có thu nhập 300 triệu đồng.ha-1. Về xuất khẩu, ước tính trong tháng
12 năm 2010, xuất khẩu rau hoa quả đạt 48 triệu USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ 2009,
nâng tổng kim ngạch cả năm lên 471,5 triệu USD, tăng 7,4% so với năm 2009. Các thị
trường đạt kim ngạch cao nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Nga và Hoa Kỳ (chiếm
59,5% tổng kim ngạch).
Trước nhu cầu lớn của thị trường trong cũng như ngoài nước, việc thúc đẩy gia
tăng năng suất, sản lượng là cần thiết và hết sức quan trọng. Đi liền với việc tăng năng
suất, sản lượng là sử dụng hóa chất nơng nghiệp để phịng trừ sâu bệnh, tăng năng suất,
kéo dài thời gian bảo quản. Tuy nhiên hiện nay, với việc chạy theo lợi nhuận trước mắt

khơng ít nơng dân đã lạm dụng nhiều loại phân hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng, tự ý
tăng liều lượng thuốc BVTV, không tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất dẫn
đến hiện tượng kháng thuốc, làm giảm hiệu quả kinh tế, gây ô nhiễm môi trường, để lại
tồn dư trong nông sản gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, và có tác động xấu đến
thương hiệu nông sản Việt Nam.

13


Để giảm chi phí trong sản xuất, tăng năng suất, đảm bảo sản phẩm an toàn (an toàn
cho người tiêu dùng, khơng gây ảnh hưởng tới mơi trường, an tồn cho chính người sản
xuất) thì người nơng dân cần sử dụng hợp lý các loại hóa chất nơng nghiệp. Bên cạnh đó
là sự quản lí, hướng dẫn của các cơ quan, tổ chức khuyến nơng về việc sử dụng hóa chất
nông nghiệp của nông dân.
Từ những thực tế trên, đề tài “Tình hình sử dụng hóa chất nơng nghiệp trong sản
xuất một số loại rau ăn lá vụ Đông Xuân 2010 – 2011 tại huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí
Minh” đã được thực hiện nhằm cung cấp những số liệu có ích cho việc đánh giá và quản lí
tình hình sử dụng hóa chất nơng nghiệp trên địa bàn.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Cung cấp những số liệu về việc sử dụng hóa chất nơng nghiệp trong sản xuất rau
ăn lá vụ Đông Xuân 2010 – 2011, giúp ích cho việc đánh giá và quản lí tình hình sử dụng
hóa chất nơng nghiệp của nơng dân trồng rau ăn lá tại Bình Chánh.
1.2.2 Yêu cầu
Thu thập đầy đủ thơng tin về tình hình sử dụng phân bón của các hộ trồng rau ở
huyện Bình Chánh.
Thu thập đầy đủ thơng tin về tình hình sử dụng thuốc BVTV của các hộ trồng rau ở
huyện Bình Chánh.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện trên 3 loại rau ăn lá: rau cải, rau dền, hành lá trong vụ Đông

Xuân 2010 – 2011 tại Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

14


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây rau
2.1.1 Khái niệm
Rau là tên gọi chung của các loại cây thường thuộc loại thân cỏ, có thể làm thức ăn
cho người (Từ điển Tiếng Việt, 1992).
Rau là cây trồng thân thảo, hàng năm hay lưu niên, trồng để lấy toàn cây hay một
bộ phận làm thức ăn, thường thu hoạch xanh trước khi thành thục, phân biệt với các loại
cây hạt cốc, đỗ đậu và cây ăn quả lâu năm (Từ điển Bách khoa Nông nghiệp, 1991).
2.1.2 Phân loại cây rau
2.1.2.1 Phân loại theo đặc tính thực vật học
Đây là phương pháp phân loại thông dụng nhất và dựa vào đặc điểm thực vật học
của rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt, và quan hệ họ hàng giữa chúng mà phân loại thành: Bộ, họ,
giống, loài. Trong các chủng loại rau thì phần lớn thuộc họ thực vật bậc cao, ngành hạt
kín, có 5 họ thuộc cây 1 lá mầm, 20 họ thuộc cây 2 lá mầm và các loài rau trồng phổ biến
tập trung ở các họ này (Phạm Hữu Nguyên, 2010).
 Lớp thực vật hạ đẳng
+ Họ nấm tán – Agricaceae (nấm rơm – Volvaria esculenta)
+ Họ mộc nhĩ – Aurieulariaceae (nấm mèo – Auricularia)
 Lớp thực vật thượng đẳng
+ Lớp phụ đơn tử diệp (cây 1 lá mầm)
 Họ hòa bản – Gramineae (bắp rau – Zea mays)
 Họ bạch huệ – Liliaceae (hành ta – Allium fistulosum L.)
+ Lớp phụ song tử diệp (cây 2 lá mầm)
 Họ thập tự – Crucifereae (cải bắp – Brassia oleracae var. capitata)

15


 Họ bầu bí – cucurbitaceae (bầu – Lagenaria siceraria)
 Họ hoa tán – Umbellifereae ( cần tây – Apiumgraveolens L.)
 Họ đậu – Fabaceae (đậu cô ve – Phaseolus vulgaris L.)
 Họ bông – Malvaceae (đậu bắp – Hibiscus esculentus L.)
 Họ dền – Amaranthaceae (dền trắng – Amaranthus tricolor L.)
 Họ bìm bìm – Convolvulaceae (khoai lang – Ipomaea batatas)
 Họ húng – Lamiaceae (húng cây – Mentha javanica Bl.)
 Họ cà – Solanacaeae (cà chua – Lycopersicon esculentum Mill)
 Họ mồng tơi – Basellaceae (mồng tơi – Basella rubra)
 Họ cúc – Asteraceae (cải cúc – Chrysanthemum coronarium L.)
 Họ hồ tiêu – Piperaceae (lá lốt – Piper lolot)
 Họ sen súng – Nymphaeaceae (sen – Nelumbium nelumbo)
2.1.2.2 Phân loại theo bộ phận sử dụng
a. Bộ phận sử dụng là cơ quan sinh sản
Loại rau ăn quả:
- Quả non: các loại đậu, dưa leo, cà, bí đao, đậu bắp
- Quả chín: dưa hấu, dưa gang, bí đỏ, cà chua, ớt cay
Loại rau ăn bông: cải bông, cải bông xanh, bông actiso, thiên lý, cải ngồng
b. Bộ phận sử dụng là cơ quan dinh dưỡng
Bộ phận sử dụng ở trên mặt đất:
- Loại rau ăn lá: cải bắp, cải bao, xà lách, rau diếp, cải bẹ, mồng tơi
- Loại rau ăn thân lá: su hào, rau muống, tần ô
Bộ phận sử dụng ở dưới mặt đất:
- Rễ củ: cà rốt, củ sắn, củ mài, khoai lang
- Thân: măng tây, khoai tây
2.1.2.3 Phân loại theo phương pháp sinh học nơng nghiệp
Cơ sở phân loại dựa vào đặc tính thực vật học và sinh vật học, phương pháp này

khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên. Hiện nay, phương pháp này được
16


coi là phương pháp hoàn chỉnh nhất, phù hợp với yêu cầu sản xuất (Phạm Hữu Nguyên,
2010).
a. Rau ăn rễ củ
Cây đại diện: cải củ, cà rốt
Dùng hạt để gieo trồng, u cầu điều kiện khí hậu ơn hịa. Bộ phận sử dụng chủ
yếu là rễ phình to, thời kì đầu rễ còn nhỏ, tốc độ rễ phát triển chậm, khi chuyển sang giai
đoạn sinh trưởng, sinh dưỡng tích lũy thì cây phát triển mạnh. Muốn cây ra hoa kết quả
tốt, đòi hỏi nhiệt độ thấp, ẩm độ đất cao và thời gian chiếu sáng dài.
b. Rau ăn lá
Có 2 nhóm:
- Nhóm ưa khí hậu ơn hịa: cải bắp, cải thảo, xà lách cuốn, cải bẹ trắng. Nhóm rau
này dùng hạt để sản xuất, chúng thuộc loại rau 2 năm. Trong thời gian sinh trưởng, cây
yêu cầu ẩm ướt và nhiệt độ thấp để thơng qua giai đoạn xn hóa và yêu cầu thời gian
chiếu sáng ngày dài để thông qua giai đoạn ánh sáng.
- Nhóm ưa nhiệt độ cao: rau muống, rau dền, mồng tơi. Thuộc loại rau 1 năm, yêu
cầu ánh sáng không nghiêm ngặt, bộ phận sử dụng chủ yếu là thân lá non mềm.
c. Loại cà
Cây đại diện: cà chua, ớt
u cầu khí hậu ơn hịa ấm áp, khơng chịu được rét, thời vụ chính là Đơng Xn,
Xn Hè và địi hỏi chế độ ln canh triệt để.
d. Loại đậu
Cây đại diện: đậu cô ve, đậu đũa
Bộ phận sử dụng chủ yếu là quả non, yêu cầu điều kiện chiếu sáng không nghiêm
khắc, không chịu được nhiệt độ cao, vì vậy vụ Đơng Xn gieo trồng thuận lợi hơn vụ
Xuân Hè. Cần lưu ý rằng, phần lớn các cây thuộc họ này có khả năng cố định được đạm
khí trời, do vậy ở các giai đoạn sau cần phải giảm lượng đạm bón cho cây.

e. Loại hành tỏi
Cây đại diện: hành, tỏi, kiệu
Các loại rau này sinh sản vơ tính hoặc hữu tính, u cầu ẩm độ cao, nhiệt độ thấp.
17


f. Loại bầu bí
Cây đại diện: dưa, khổ qua, mướp
Những loại rau này rất giống nhau về đặc tính thực vật học, rễ ăn sâu. Là loại than
leo hoặc bò, khối lượng thân lá lớn. Cây yêu cầu nhiệt độ cao, ánh sáng đầy đủ trong suốt
quá trình sinh trưởng phát triển. Trong kỹ thuật trồng một số cây phải làm giàn, một số
cây cần bấm ngọn, tỉa nhánh để tập trung chất dinh dưỡng về cho quả.
g. Loại ăn củ
Cây đại diện: khoai tây, khoai môn, củ sắn
Bộ phận sử dụng dưới mặt đất nên yêu cầu kỹ thuật làm đất nghiêm ngặt hơn các
loại rau khác, yêu cầu ẩm độ cao, nhiệt độ tương đối thấp (trừ củ sắn, khoai môn).
h. Loại nấm
Cây đại diện: nấm hương, mộc nhĩ, đơng cơ
Là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có tốc độ phát triển rất mạnh.
i. Rau thủy sinh
Cây đại diện: rau nhút, kèo nèo
Yêu cầu nhiệt độ cao và thường sống ở các ao hồ, đầm lầy.
j. Rau lâu năm
Cây đại diện: măng tây, măng tre
Trồng 1 lần thu hoạch từ năm này sang năm khác. Đây là loại rau quý và là một
trong những loại rau an tồn.
(Phạm Hữu Ngun, 2010. Bài giảng mơn học Cây rau).
2.1.3 Giới thiệu về cây rau ăn lá được chọn điều tra
Rau ăn lá là những loại rau có lá được sử dụng làm thực phẩm như cải ngọt, rau
dền, rau muống.

Rau ăn lá có nhiều lồi được xếp trong nhiều họ thực vật khác nhau như: họ bạch
huệ, họ thập tự, họ hoa tán, họ dền, họ húng, họ cúc và một số loại khác như: lá dang, rau
răm, rau đay, bồ ngót. Những loại rau này xuất hiện thường xuyên trong bữa cơm hàng
ngày của người dân, nhưng mức độ an toàn của rau là một nghi vấn khi mà hiện nay vấn
để lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp để bảo vệ năng suất ngày càng phổ biến. Để có
18


những số liệu chính xác và điển hình cần chọn điều tra những loại rau có mức độ sử dụng
hóa chất cao, những loại rau điển hình cho vùng trồng rau Bình Chánh, và đó là lí do đề
tài được thực hiện trên tra trên 3 loại rau: rau cải, rau dền, hành lá.
2.1.3.1 Rau dền
Rau dền thuộc bộ cẩm chướng (Caryophyllales), họ dền (Amaranthaceae) là loại
rau mùa hè, nó có bộ rễ rất khỏe, ăn sâu vì vậy chịu hạn và chịu nước tốt. Hạt rau dền
nhỏ, vỏ sừng nên giữ được sức nảy mầm rất lâu kể cả khi bị vùi sâu trong đất.
Yêu cầu ngoại cảnh: Rau dền phát triển tốt ở nhiệt độ 25 – 30oC kết hợp với độ ẩm
khơng khí và độ ẩm đất cao cho nên nhiều cành lá, ít sâu bệnh phá hoại do sức chống sâu
bệnh của cây khỏe.
Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc (Hạ Vân, 2004)
Gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 7, khi cây con được 25 – 30 ngày với độ cao từ 10 –
15cm thì nhổ cấy. Hạt dền rất nhỏ nên cần làm đất kỹ, trộn hạt với tro bếp để gieo cho
đều. Đất trồng cần bón lót 3 – 4 tạ phân chuồng trên 1 sào, lên luống rộng 0,9 – 1 m.
Khoảng cách trồng 15 x 15 cm nếu thu hoạch một lần và 30 x 30 cm nếu hái tỉa. Khi cây
hồi xanh có thể bón thúc bằng nước giải hoặc nước phân chuồng pha loãng.
Sau khi trồng 25 – 30 ngày cây sẽ cho thu hoạch, thông thường nhổ cả cây, nếu hái
tỉa thì dùng dao cắt ngang cây cách gốc 7 – 10 cm để sau cây ra nhánh lại thu hoạch. Rau
dền ít bị sâu bệnh, chủ yếu là bị các loại sâu ăn lá: sâu róm, sâu xanh.
Tháng 6 dền ra hoa đậu quả, tháng 7 thu hoạch hạt. Cắt cả cây đem về để héo 3
ngày, sau đó đem phơi khơ và vị lấy hạt, làm sạch chọn những hạt có màu đen nhánh để
làm giống.

2.1.3.2 Cây hành ta
Hành ta thuộc bộ Măng tây (Asparagales), họ hành (Alliaceae) là cây thân thảo, có
mùi đặc biệt. Lá hình trụ rỗng, dài 30 – 50 cm, đường kính 4 – 8 mm, phía giữa phình lên,
đầu thn nhọn, mỗi cây có 5 – 6 lá. Hoa tự, mọc trên 1 cán mang hoa hình trụ, rỗng. Bao
hoa gồm 2 vòng, mỗi vòng gồm 3 cánh, 3 lá đài màu trắng 6 nhị, bao phấn hình chữ T.
Quả nang, hình trịn, đường kính 6 mm, hạt hình 3 cạnh, màu đen.
19


Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc
- Trồng hành củ
+ Đất trồng hành cần tơi, xốp, thốt nước. Bón lót 20 – 25 tấn/ha phân hữu cơ. Bón
vào lúc trồng.
+ Thời vụ: Từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10.
Đất cần được đập tơi, nhỏ.
Lên luống cao 20 cm.
Mỗi hecta cần 300 – 500 kg củ giống. chọn những củ chắc, bóc ra từng múi (từng
ánh). Ngâm nước lã 2 – 3 giờ. Cắm các múi hành lên luống với khoảng cách 15 x 15 cm.
Mật độ trên mỗi hecta là 250 – 280 (ngàn cây).
Sau khi cắm củ giống cần phủ rạ hay trấu để giữ độ ẩm trong đất. Tưới nước đẫm
trên mặt rạ hoặc trấu.
+ Cách 5 ngày tưới 1 lần. một vụ tưới ít nhất 5 lần tùy thuộc vào điều kiện khí hậu
khơ hay ẩm. Tưới bằng nước giải pha loãng 30%, hoặc tưới nước phân đạm 5%. Khi trời
khô hanh, tưới thêm nước lã. Dùng cào hoặc cuốc lưỡi hẹp xới xáo đất, tạo độ thoáng.
+ Thu hoạch: 2 tháng sau khi trồng, tỉa dần củ để ăn non. Sau 3 tháng nhổ hành cả
củ để muối dưa. Sau 4 tháng, hành già, nhổ củ để cất giữ ăn củ khô. Khi ngọn hành
chuyển sang vàng thì thu hoạch, nhổ cả cây, giũ sạch đất. Buộc thành từng túm, phơi
trong nắng nhẹ 1 – 2 ngày, rồi đem cất giữ. Năng suất củ tươi trung bình là 20 – 25
(tấn/ha).
- Trồng hành hoa: hành ta được gieo bằng hạt, rồi cấy ra ruộng, nhiều lứa trong

khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10. Đến mùa thu, trời khô hanh, hành ra hoa.
+ Gieo hạt: Trong các tháng 1 – 2. Trên 1m2 gieo 4 – 5 gam hạt. Gieo hạt xong,
phủ rạ, trấu lên. Tưới nước, giữ ẩm thường xuyên. 7 – 10 ngày sau, hành mọc mầm. Thời
gian này, nếu có sương muối, cần làm mái che cho hành. Sau 45 – 50 ngày nhổ cây để
trồng.
+ Trồng: Đất được làm tơi như đối với hành củ. Khi trồng chú ý cắt bớt 1 phần rễ
và ngọn lá. Khoảng cách trồng là 10 x 10 (cm). Sau khi trồng tưới nước đủ ẩm. Có thể kết
20


hợp với bón thúc bằng cách tưới nước phân hữu cơ pha loãng hoặc phân đạm pha vào
nước.
+ Thu hoạch: Sau khi trồng hơn 1 tháng là thu hoạch. Có thể nhổ tỉa bằng cách
tách nhóm để thu nhiều lần, hoặc nhổ ln 1 lần. Năng suất trung bình là 13 – 15 (tấn/ha).
+ Để giống: Hành được thụ phấn nhờ cơn trùng do vách bầu có tuyến mật nên thu
hút côn trùng. Hoa hành ra vào tháng 8, tháng 9. Nếu gặp mưa và thiếu cơn trùng hoa
hành khó thụ phấn. Có thể sử dụng ong mật để thụ phấn.
2.1.3.3 Cải xanh (Brassica juncea L.)
Cải xanh thuộc họ thập tự (Brassicaceae) là loại rau ăn lá ngắn ngày, có thể trồng
quanh năm, được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Tuy nhiên, cải xanh lại dễ gây ngộ độc cho
người tiêu dùng bởi nhiều sâu bệnh hại khó trừ, thời gian sinh trưởng ngắn mà phần lớn
các thuốc hóa học lại có thời gian cách ly dài trong khi thuốc vi sinh và điều hòa sinh
trưởng kém tác dụng với một số sâu. Hơn nữa, nơng dân hịa phân đạm tưới nhiều lần để
cây sinh trưởng nhanh. Đó chính là nguyên nhân khiến dư lượng thuốc trừ sâu và dư
lượng nitrat thường cao ở loại rau này và dẫn đến tình trạng ngộ độc cho người tiêu dùng.
Quy trình gieo trồng và chăm sóc
- Làm đất: Chọn đất cát pha, thịt nhẹ tơi xốp, giàu dinh dưỡng, độ pH 6,0 – 6,5, tỷ
lệ mùn 1,5% trở lên, gần nguồn nước tưới tiêu, xa khu công nghiệp, nơi dễ gây ô nhiễm
đất, khơng khí. Ðất được ln canh triệt để, cày bừa kỹ, vệ sinh đồng ruộng. Lên luống
rộng 1,0 – 1,2 m, cao 20 – 25 cm, rãnh rộng 30 – 40 cm.

- Kỹ thuật gieo trồng: Cây con được trồng trong vườn ươm, tuổi cây 20 – 25 ngày,
cây có 3 – 4 lá. Có thể gieo trực tiếp lên ruộng sản xuất theo hàng: 4 hàng/luống, tỉa định
kỳ mật độ cây; hoặc gieo 4 – 6 gam hạt giống trên 1m2, sau khi cây mọc 2 lá thì nhổ lần 1,
cây có 3 – 4 lá nhổ tỉa lần 2 để tạo mật độ hàng cách hàng 25cm, cây cách cây 20cm.
- Bón phân: Tuyệt đối khơng dùng phân tươi, nước giải để tưới bón. Tỷ lệ bón
phân các loại: 300 – 500 kg phân chuồng trên 1 sào, 6 – 7 kg đạm urea trên một sào, 10 –
15 kg lân super trên một sào, 4 – 5 kg kali trên một sào. Bón lót: 100% phân chuồng ủ
mục + 100% lân + 30% phân đạm + 50% ka-li, trải phân trên mặt luống, đảo trộn với đất
khi lên luống. Bón thúc lần 1 sau khi cây hồi xanh 3 – 5 lá thật: 30% phân đạm u-rê hòa
21


nước tưới. Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ bảy đến mười ngày: 40% đạm u-rê và 50% ka-li.
Chú ý, khơng bón đạm trong vịng 10 ngày trước khi thu hoạch.
- Tưới nước chăm sóc: Sử dụng nước sạch, nước phù sa dẫn tưới trực tiếp, không
dùng nước ao tù, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Sau khi gieo hay trồng, tưới
nước thường xuyên (sau khi trồng có thể tưới hai lần/ngày) bảo đảm độ ẩm 80%. Tỉa dặm
cây, làm cỏ, tỉa bỏ lá già, xới phá váng giai đoạn đầu khi trời mưa.
- Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo đảm cây trồng khỏe,
sử dụng giống kháng sâu bệnh, bảo đảm thời vụ, bón phân cân đối, tưới nước đủ ẩm, vệ
sinh ruộng đồng. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng theo phương pháp IPM. Chú ý các
loại sâu tơ, sâu xanh, rệp, các loại bệnh cháy lá, thối nhũn, sương mai, đốm vòng. Các
loại thiên địch: ong ký sinh kén trắng, nhện bắt mồi, bọ rùa, giòi ăn rệp. Hạn chế thấp
nhất việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ dùng thuốc khi sâu bệnh quá ngưỡng. Tăng
cường bắt sâu, ngắt lá bệnh, nhổ cây bệnh, cây nhiễm rệp nặng, sử dụng bẫy sập bán
nguyệt để diệt chuột.
- Thu hoạch: Bảo đảm thời gian cách ly với thuốc bảo vệ thực vật, thời gian bón
phân đạm lần cuối đến khi thu hoạch. Thu hoạch rau cải xanh đúng thời gian, tránh dập
nát, không rửa rau bằng nước bẩn.
2.1.4 Sâu bệnh hại thường gặp trên rau dền, hành lá và cải xanh

2.1.4.1 Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)
Họ: Noctuidae
Bộ: Lepidoptera
Triệu chứng
Sâu xanh da láng là một loài sâu đa thực, ngoài cây hành chúng còn gây hại khá
nhiều loại cây trồng khác thuộc họ đậu đỗ, họ bầu bí, họ thập tự, họ cà, cây bơng vải, cây
bắp, cây nho vì thế việc phịng trị chúng vốn đã khó (vì lồi này kháng thuốc rất nhanh)
lại càng khó hơn. Sâu non ăn lá, lúc nhỏ chừa lại biểu bì, sâu tuổi lớn ăn thủng lỗ trên lá,
khơng hình dạng, mật độ sâu cao có thể làm ảnh hưởng đến năng suất.
Thiên địch
+ Nhóm ký sinh có 2 lồi ong kén nhỏ thuộc họ Braconidae
22


+ Lồi ruồi thuộc họ Tachinidae.
Một số biện pháp phịng trừ (Chi cục BVTV TP. HCM)
+ Biện pháp canh tác
- Cày ải phơi ruộng để diệt sâu và nhộng.
- Vệ sinh đồng ruộng hủy bỏ tàn dư cây trồng.
- Mật độ trồng thích hợp.
- Bón phân cân đối hợp lý cũng là biện pháp hạn chế bớt sâu bệnh phát
triển.
+ Biện pháp cơ học
Ở những thửa ruộng nhỏ có thể ngắt bỏ ổ trứng và thu sâu non khi sâu non đang
sống tập trung quanh ổ.
+ Biện pháp hóa học
Dùng chế phẩm NPV đặc hiệu trừ sâu xanh da láng có hiệu quả cao. Nên kết hợp
dùng thuốc thảo mộc Rotenone hay Azadirachtin. Thuốc vi sinh như: Biocin 16WP;
Olong 55WP; Biocin 8000SC; Vi-BT; Xentari 15FC; Delfin WG. Ngồi ra có thể dùng
các loại thuốc nhóm Pyrethroid, Abamectin. Lưu ý dùng luân phiên thuốc.

2.1.4.2 Sâu khoang (sâu ăn tạp) (Spodoptera litura)
Họ: Noctuidae
Bộ: Lepidoptera
Triệu chứng
Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là đối tượng
gây hại nặng trên rau, đậu. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì
hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non
cịn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất.
Thiên địch
+ Các loài ăn mồi: Bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata), các loại bọ xít ăn thịt
(Microvelia donglasi atrolineata, Msovelia vittigera).
+ Ong kí sinh: Cotesia prodeniae, Telenomus remus.
+ Vi khuẩn BT, virus nhân đa diện.
23


Biện pháp phòng trừ (Chi cục BVTV TP. HCM)
+ Biện pháp canh tác
- Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất.
- Dẫn nước ngập ruộng trước khi làm đất.
+ Biện pháp vật lý cơ giới
- Diệt trứng và sâu non bằng tay.
+ Biện pháp sinh học
- Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên
ruộng như nhện, bọ rùa, ong kí sinh.
- Dùng bẫy pheromone hoặc bẫy chua ngọt có hiệu quả.
+ Biện pháp hóa học
Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin (Abamectin 2.0EC, 4.0EC; Tập
kỳ 1.8 EC, Abatin 1.8 EC; Silsau 3.6 EC); các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc
từ Bt như V-BT; Biocin 8000 SC, Dipel 32 WP có nguồn gốc NPV như Vicin – S hoặc

thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem. Có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như
Karate 2.5 EC (Lambda – Cyhalothrin) , SecSaigon 5 EC (Cypermethrin).
2.1.4.3 Ruồi đục lá (dòi đục lá) (Lyriomyza sp.)
Họ: Agromyzidae
Bộ: Diptera
Triệu chứng
Dòi đục lá còn được gọi là sâu vẽ bùa, đây là loài dịch hại gây hại nặng trên cây cà
chua, dưa, bầu bí, đậu đỗ. Ấu trùng dịi đục lá đục vào trong lá ăn mô lá, chừa lại biểu bì
tạo ra những đường ngoằn ngoèo trên lá.
Thiên địch
+ Thiên địch ăn mồi: Lồi ruồi ăn dịi có vai trị quan trọng hạn chế dịi đục lá.
+ Nhóm ong ký sinh: Encarsia formosa, Dacnusa sibirica, Opium pallipes, và
Diglyphus isaea

24


Biện pháp phòng trừ (Chi cục BVTV TP. HCM)
+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp các loài cỏ lá rộng (ký chủ
phụ) một tháng trước khi trồng, gieo cấy đồng loạt.
+ Biện pháp sinh học: Dòi đục lá có nhiều loại ký sinh, nên theo dõi mật độ và tỷ
lệ lá bị hại trước khi sử dụng thuốc hóa học.
+ Biện pháp hóa học: Khi tỷ lệ lá bị hại lớn hơn hoặc bằng 30% hoặc có 5 – 10 con
trưởng thành/cây, có thể sử dụng các loại thuốc Ofunack (Pyridaphenthion) Polytrin
(Cypermethrin + Profenofos).
2.1.4.4 Sâu tơ (Plutella xylostella)
Họ: Yponomeutidae
Bộ: Thysanoptera
Triệu chứng
Sâu tơ chỉ gây hại các cây thuộc họ cải. Sâu non ăn lá, khi mật số sâu tơ cao ăn tạo

các lỗ thủng lá, làm xơ xác.
Biện pháp phòng trừ (Chi cục BVTV TP. HCM)
+ Biện pháp sinh học
- Sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm ăn mồi, nhóm ong ký sinh, nhóm
vi sinh vật gây bệnh khi mật số sâu trên ruộng ít rất có ý nghĩa là thức ăn
cho thiên địch.
- Dùng bẫy pheromone có hiệu quả diệt trưởng thành sâu tơ.
+ Biện pháp canh tác
- Bố trí thời vụ thích hợp; trong vụ đông xuân nếu trồng muộn sâu tơ hại
nhiều.
- Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ như lúa, bắp nên trồng xen
với cây họ cà, hành, tỏi để xua đuổi con trưởng thành đến đẻ trứng.
- Trước khi bứng cây ra trồng nên phun một đợt thuốc trên vườn ươm hoặc
nhúng cây con vào dung dịch thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu, nhộng, trứng
đang tồn tại trên cây giống.
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng hủy bỏ tàn dư cây trồng.
25


×