Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Đánh giá hiện trạng cung cấp nước và đề xuất giải pháp cải thiện các mô hình cung cấp nước sạch cho huyên bình chánh TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THÀNH LUÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CUNG CẤP NƯỚC
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁC
MÔ HÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH CHO HUYỆN
BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
Mã số ngành: 60520320

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THÀNH LUÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CUNG CẤP NƯỚC
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁC
MÔ HÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH CHO HUYỆN
BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
Mã số ngành: 60520320

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÁI VĂN NAM

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 20 tháng 01 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THÀNH LUÂN

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 15/7/1984

Nơi sinh: Tp.Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

MSHV: 1341810011


I- Tên đề tài: “Đánh giá hiện trạng cung cấp nước và đề xuất giải pháp cải thiện các
mô hình cung cấp nước sạch cho huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh”.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
a. Nhiệm vụ: Đánh giá chất lượng, khả năng cấp nước nhằm đảm bảo việc cung
cấp nước sạch và an toàn cho người dân huyện Bình Chánh.
b. Nội dung:
- Thu thập dữ liệu liên quan;
- Khảo sát và lấy mẫu bổ sung;
- Đánh giá về các nguồn cung cấp nước sạch cho huyện Bình Chánh;
- Đánh giá chất lượng nước sạch đang sử dụng;
- Phân tích đề xuất giải pháp cải thiện các mô hình cung cấp nước sạch cho các
xã tại huyện Bình Chánh.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 19/8/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/1/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: TS.THÁI VĂN NAM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS.THÁI VĂN NAM

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 09 tháng 02 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GS.TS Nguyễn Trọng Cẩn

Chủ tịch

2

TS.Nguyễn Quốc Bình

Phản biện 1

3

PGS.TS.Lê Mạnh Tân

Phản biện 2


4

TS.Huỳnh Phú

5

TS.Nguyễn Thị Hai

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Thành Luân, hiện là học viên lớp 13SMT11, khóa học
2013-2015. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và được thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS Thái Văn Nam.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tôi xin lấy danh dự bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2015

Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thành Luân


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất
nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin
chân thành cảm ơn:
Đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và trân trọng nhất đến TS Thái Văn
Nam – Trưởng khoa Công nghệ Sinh học – Thực phẩm – Môi trường, người thầy đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô phòng Quản lý khoa học –
Đào tạo sau đại học đã hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ths Hồ Chí Thông, người anh, người đồng nghiệp
công tác tại Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn đã tận tình
hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong công tác thu thập thông tin, số liệu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ tại UBND huyện Bình Chánh,
Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bình Chánh, UBND các xã/thị trấn, Trạm Y tế đã
hỗ trợ tôi trong công tác thu thập thông tin thực tế về tình hình cấp nước trên địa
bàn huyện.
Để thực hiện luận văn này tôi đã nỗ lực hết mình cộng với sự giúp đỡ của thầy
cô và đồng nghiệp nhưng do khả năng, kiến thức và thời gian có hạn nên không thể
tránh khỏi để xảy ra những sai sót. Tôi kính mong quý thầy cô hướng dẫn, giúp đỡ
thêm để tôi có thể hoàn thiện kiến thức của bản thân.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2015

Học viên

Nguyễn Thành Luân


iii

TÓM TẮT
Bình Chánh là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh tại Việt
Nam và hiện nay có bốn loại nguồn cung cấp nước sinh hoạt: nguồn nước cấp từ
Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn trực thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
(gọi tắt Chợ Lớn – SAWACO) cung cấp cho 34,01% tổng số hộ dân của huyện;
nguồn nước cấp từ 32 trạm cấp nước tập trung quy mô vừa và nhỏ do Trung tâm
Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn (gọi tắt Trung tâm Nước) cung
cấp cho 14,54% tổng số hộ; nguồn nước từ Xí nghiệp Cấp nước Ngoại Thành thuộc
Công ty TNHH MTV Nước ngầm Sài Gòn có 3 trạm cấp nước, cung cấp cho 2,41%
tổng số hộ sử dụng; và các nguồn nhỏ lẻ như giếng khoan, nước mưa do người dân
tự khai thác với 49,03% tổng số hộ sử dụng. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt tại
huyện Bình Chánh đã được khảo sát và đánh giá thông qua 788 phiếu điều tra thu
thập thông tin được khảo sát trực tiếp tại 16/16 xã/thị trấn của huyện Bình Chánh và
212 mẫu nước sinh hoạt được phân tích tại bể chứa của các hộ sử dụng nguồn nước
giếng khoan.
Kết quả thu được cho thấy trong ba nguồn nước cấp thì về mặt chất lượng
nguồn nước từ Chợ Lớn – SAWACO là tốt hơn nhưng về mặt giá thành nguồn nước
từ Trung tâm Nước và Xí nghiệp cấp nước là rẻ hơn. Nhìn chung mức độ hài lòng
của người dân đối với hai nguồn nước này là chấp nhận được cho dù chất lượng và
giá thành vẫn chưa thỏa mãn ở một số thời điểm. Đối với các nguồn nhỏ lẻ, 345/788
hộ khảo sát đã có hệ thống xử lý nước (chiếm 74,67%); kết quả phân tích 212 mẫu
nước cho thấy, chỉ có 10,85% số mẫu kiểm tra đạt chỉ tiêu hóa lý và 84,91% số mẫu
kiểm tra đạt chỉ tiêu vi sinh theo QCVN 02:2009/BYT. 10 chỉ tiêu được lựa chọn

để phân tích là chỉ tiêu độ màu, mùi vị, độ đục, pH, Amoni, Sắt tổng, chỉ số
Pecmanganat, Coliform tổng số, E.coli và Asen, có tỷ lệ số mẫu đạt QCVN
02:2009/BYT lần lượt là 94,31%; 91,04%; 64,15%; 59,91%; 98,11%; 36,79%;
96,70%; 93,87%; 85,85% và 99,53%. Trong đó, chỉ tiêu sắt tổng có tỷ lệ không đạt


iv

cao nhất. Cũng qua khảo sát, 78% hộ sử dụng các nguồn nhỏ lẻ cho biết họ có nhu
cầu sử dụng nước cấp sinh hoạt cho dù giá nước cao nhưng chất lượng tốt.
Một số biện pháp được đề xuất để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng đối với
các nguồn nước cấp tại huyện Bình Chánh như mở rộng mạng lưới phân phối (đối
với Chợ Lớn – SAWACO); nâng cao khả năng quản lý vận hành, tăng cường tần
suất kiểm soát chất lượng nước, xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn cho các trạm
cấp nước tập trung (đối với Trung tâm Nước và Xí nghiệp cấp nước Ngoại Thành);
đề xuất mô hình xử lý nước ngầm với công suất xử lý khoảng 4-5 m3/ngày.đêm và
mô hình xử lý nước mưa phù hợp với từng xã và các hộ gia đình sử dụng nguồn nhỏ
lẻ; Đồng thời cũng đưa ra các biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng
đồng trong công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.


v

ABSTRACT
Binh Chanh is a suburban district of Ho Chi Minh City in Vietnam and
currently it has four types of domestic water supply: the water supply that provided
by Cho Lon Water Supply Joint Stock Company which directly under Saigon Water
Corporation (hereafter abbreviated as Cho Lon – SAWACO) to 34.01% of the total
households; the water supply that provided by 32 medium to small size water
treatment stations of Center for Rural Water Supply and Environmental Sanitation

(Center for Water Supply) to 14.54% of the total households; the suburban water
supply enterprise which directly under Saigon Ground Water Company Limited to
2.41 % of total households and the water from small sources (well, rainwater) that
were seft-exploited by householders to 49.03% of the total households. Assessment
of current status of domestic water supply in Binh Chanh district has been done
through distributing 788 survey forms at 16/16 wards of Binh Chanh district and
analysing 212 well water samples at local households’ container.
The results show that the water supply from Cho Lon – SAWACO has better
quality than those from Centrer for Water Supply but the second has fee cheaper.
Satisfied measurement from the householders use those water supplies are
acceptable although the water qualities and the prices sometimes do not satisfy
them. Water supply from small sources 345/788 households already have water
treatment system (accounted for 74.67%), result of analysing 212 well water
samples showed only 10.85% was pass physico-chemical indicator and 84.91% well
water samples for testing was pass microbiological indicators follow QCVN
02:2009/BYT. Ten indicators of water quality such as color, ordor, pH, Amoni, ion
Fe2+ and Fe3+, Permanganate index, total Coliforms, E.coli and Asen has ratios of
permitable samples are 94.31%; 91.04%; 64.15%; 59.91%; 98.11%; 36.79%;
96.70%; 93.87%; 85.85% and 99.53%, respectively .From the survey, ion Fe2+ and
Fe3+ is the most undervalued result and 78% of the householders use water from


vi

small sources express their need for using water supply with good quality despite its
high prices.
Some efficient water supply quality control model is proposed to increase
water supply of SAWACO; improve the management and operation; increase
frequency of water control, build a safe water supply plan for centralized water
supply station (apply for Central for Water Supply and suburban water supply

enterprise); proposed treatment model for groundwater with capacity 4-5 m3 / day
and treatment model for rainwater suitable for area and per household; Also
combine with awareness of people in keeping clean water and hygiene environment
for rural.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
ABSTRACT ........................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. x
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................... xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. xv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2

3. NỘI DUNG NGHIÊN CÚU ......................................................................... 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 4
5.1. Phương pháp luận .................................................................................. 4

5.2. Phương pháp cụ thể .............................................................................. 6
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 6
6.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 7


viii

1.1. KHÁI NIỆM NƯỚC SẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NƯỚC
SẠCH CỦA CHÍNH PHỦ.................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 7
1.1.2. Chiến lược phát triển nước sạch của Chính phủ ................................... 7
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ....................... 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................... 10
1.3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BÌNH CHÁNH............................................ 13
1.3.1. Điều kiện tự nhiên [3] ...................................................................... 13
1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội.................................................................. 22
1.3.3.

Định hướng phát triển ..................................................................... 27

1.4. TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH ................... 29
1.4.1. Các mô hình cung cấp nước sạch tại Việt Nam .................................. 29
1.4.2. Các mô hình cung cấp nước sạch tại huyện Bình Chánh .................. 32
1.5. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH .... 47
1.5.1. Nguồn nước cấp từ Chợ Lớn – SAWACO ....................................... 47
1.5.2. Nguồn nước cấp từ Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường
nông thôn .................................................................................................... 47

1.5.3. Nguồn nước cấp từ Xí nghiệp Cấp nước Ngoại Thành ..................... 49
1.5.4.

Nguồn nhỏ lẻ .................................................................................. 50

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 54
2.1. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ............................................................ 54
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ ............................................. 54
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................... 54
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa .......................................................... 55
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu ........................................................................ 56


ix

2.2.4. Phương pháp phân tích ...................................................................... 56
2.2.5. Phương pháp đánh giá ....................................................................... 62
2.2.6. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu .............................................. 62
2.2.7. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) ................................. 62
2.2.8.

Phương pháp phân tích cho điểm có trọng số trong đánh giá đa tiêu

chí ............................................................................................................... 63
2.2.9. Phương pháp chuyên gia .................................................................. 63
Chương 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ............................................................. 64
3.1.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẠI HUYỆN


BÌNH CHÁNH ................................................................................................. 64
3.1.1. Đánh giá về mặt quản lý kỹ thuật ..................................................... 64
3.1.2. Đánh giá về mặt kinh tế - xã hội ...................................................... 94
3.1.3. Đánh giá về mặt nhận thức qua khảo sát .......................................... 96
3.1.4.

Các vấn đề còn tồn đọng đối với từng loại hình cấp nước tại huyện

Bình Chánh ................................................................................................. 98
3.2.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ

CẤP NƯỚC ................................................................................................... 100
3.2.1. Nhóm biện pháp quản lý ................................................................ 101
3.2.2. Nhóm biện pháp kỹ thuật ............................................................... 103
3.2.3. Nhóm biện pháp truyền thông ........................................................ 121
3.2.4. Kế hoạch hành động từ năm 2015-2020 ......................................... 122
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................... 126
1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 126
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 131
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 134


x

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.


Thống kê các trạm cấp nước tập trung của Trung tâm Nước tại huyện

Bình Chánh ........................................................................................................... 39
Bảng 1.2. Thống kê công nghệ sử dụng tại các trạm ............................................ 41
Bảng 1.3. Mạng lưới phân phối của Trung tâm Nước tại huyện Bình Chánh........ 43
Bảng 1.4. Địa bàn cung cấp và hiệu suất khai thác của các trạm cấp nước tập trung
thuộc Trung tâm Nước tại huyện Bình Chánh ........................................................ 48
Bảng 1.5.

Thống kê các trạm cấp nước tập trung của Xí nghiệp Cấp nước Ngoại

Thành .................................................................................................................... 49
Bảng 1.6.

Bảng tổng hợp tình hình sử dụng nước sạch tại 16 xã của huyện Bình

Chánh .................................................................................................................... 50
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các thông số cần khảo sát thực địa ............................... 55
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu phân tích theo QCVN 02:2009/BYT ................................ 57
Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng nước sinh hoạt hộ gia đình tại huyện Bình Chánh qua
phiếu khảo sát ........................................................................................................ 64
Bảng 3.2. Khả năng cấp nước từ Chợ Lớn – SAWACO qua phiếu khảo sát ......... 67
Bảng 3.3. Tỷ lệ thất thoát nước của Tổng công ty cấp nước Sài Gòn qua các năm68
Bảng 3.4. Khả năng cấp nước từ Trung tâm Nước qua phiếu khảo sát ................. 69
Bảng 3.5.

Tỷ lệ thất thoát nước của các trạm cấp nước tập trung của Trung tâm

Nước tại huyện Bình Chánh năm 2011 - 2012 ....................................................... 71
Bảng 3.6. Khả năng cấp nước từ Xí nghiệp qua phiếu khảo sát ............................ 75

Bảng 3.7. Tỷ lệ thất thoát nước tại các trạm cấp nước của Xí nghiệp ................... 75
Bảng 3.8. Chiều sâu của giếng khoan qua phiếu khảo sát...................................... 76
Bảng 3.9. Hệ thống xử lý nước cấp tại hộ dân qua phiếu khảo sát ........................ 77


xi

Bảng 3.10. Dụng cụ lưu trữ của hộ dân qua phiếu khảo sát .................................. 78
Bảng 3.11. Chất lượng nước cấp từ Chợ Lớn – SAWACO đánh giá theo cảm quan
qua phiếu khảo sát ................................................................................................. 80
Bảng 3.12. Chất lượng nước cấp từ Trung Tâm Nước đánh giá theo cảm quan qua
phiếu khảo sát ........................................................................................................ 82
Bảng 3.13.

Chất lượng nước cấp từ Xí nghiệp Cấp nước Ngoại Thành đánh giá

theo cảm quan qua phiếu khảo sát.......................................................................... 83
Bảng 3.14. Chất lượng nước sinh hoạt từ các nguồn nhỏ lẻ đánh giá theo cảm quan
qua phiếu khảo sát ................................................................................................. 84
Bảng 3.15.

Vệ sinh môi trường từ các nguồn nhỏ lẻ qua phiếu khảo sát .............. 85

Bảng 3.16. Kết quả phân tích 212 mẫu nước tại huyện Bình Chánh ..................... 86
Bảng 3.17.

Kết quả phân tích 212 mẫu nước theo từng chỉ tiêu tại huyện Bình

Chánh .................................................................................................................... 87
Bảng 3.18.


Thống kê số mẫu không đạt theo các chỉ tiêu vi sinh......................... 92

Bảng 3.19. Đơn giá cung cấp nước từ Chợ Lớn – SAWACO............................... 94
Bảng 3.20. Giá nước sinh hoạt cung cấp từ Trung tâm Nước ............................... 95
Bảng 3.21. Ý kiến của hộ dân về ảnh hưởng của chất lượng nước đến sức khỏe .. 97
Bảng 3.22. Thống kê các vùng ô nhiễm ............................................................. 108
Bảng 3.23. Thống kê biện pháp xử lý thích hợp cho từng xã tại huyện Bình Chánh
qua khảo sát ......................................................................................................... 109
Bảng 3.24. Khái toán kinh phí xây dựng của phương án 1 và phương án 2 ........ 112
Bảng 3.25. So sánh ưu nhược điểm của hai phương án xử lý nước ..................... 113
Bảng 3.26. Cho điểm 2 phương án theo phương pháp phân tích cho điểm trọng số114
Bảng 3.27. Khái toán xây dựng mô hình xử lý nước sơ bộ quy mô hộ gia đình .. 115


xii

Bảng 3.28. Các bước thực hiện mục tiêu 1 ......................................................... 123
Bảng 3.29. Các bước thực hiện mục tiêu 2 ......................................................... 124
Bảng 3.30. Các bước thực hiện mục tiêu 3 ......................................................... 124


xiii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu ............................................................ 5
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Bình Chánh ................................................. 14
Hình 1.2. Quy trình công nghệ xử lý của Nhà máy nước BOO Thủ Đức .............. 34
Hình 1.3. Quy trình công nghệ xử lý của Nhà máy nước ngầm Tân Phú .............. 35
Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ sử dụng lọc cát chậm có bể lắng tiếp xúc................... 40

Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ sử dụng lọc cát nhanh ................................................ 40
Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ sử dụng lọc áp lực ..................................................... 41
Hình 1.7. Công nghệ xử lý nước cấp tại trạm Bình Hưng..................................... 45
Hình 1.8. Công nghệ xử lý nước cấp tại trạm Tân Túc ......................................... 46
Hình 1.9. Công nghệ xử lý nước cấp tại trạm Phong Phú ..................................... 46
Hình 1.10. Tỷ lệ cấp nước tại huyện Bình Chánh ................................................. 51
Hình 1.11. Tình hình sử dụng nước sạch tại huyện Bình Chánh ........................... 52
Hình 3.1. Cơ cấu sử dụng nước sinh hoạt tại huyện Bình Chánh phân bố theo các
loại hình cấp nước qua phiếu khảo sát. .................................................................. 66
Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng nước sinh hoạt tại huyện Bình Chánh phân bố theo địa
phương qua phiếu khảo sát. ................................................................................... 66
Hình 3.3. Chiều sâu giếng khoan qua phiếu khảo sát ........................................... 77
Hình 3.4. Đánh giá chất lượng nước tốt theo cảm quan từ các loại hình cấp nước
phân bố theo địa phương qua khảo sát. .................................................................. 93
Hình 3.5. Ý kiến của hộ dân khảo sát về ảnh hưởng của chất lượng nước đến sức
khỏe ...................................................................................................................... 98
Hình 3.6. Mô hình xử lý nước sơ bộ quy mô hộ gia đình – phương án 1 ............ 111
Hình 3.7. Mô hình xử lý nước sơ bộ - phương án 2............................................ 112


xiv

Hình 3.8. Mô hình thu nước mưa bỏ nước đầu trận ............................................ 117
Hình 3.9. Giai đoạn bỏ nước mưa đầu mùa ........................................................ 118
Hình 3.10. Giai đoạn bỏ nước mưa đầu trận....................................................... 119
Hình 3.11. Giai đoạn thu nước mưa sạch ........................................................... 119


xv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BNN

Bộ Nông nghiệp

BYT

Bộ Y tế

CNAT

Cấp nước an toàn

IARC

International Agency for Research on Cancer (Hiệp hội
nghiên cứu về Ung thư Quốc tế)

HTXL

Hệ thống xử lý

KCN

Khu công nghiệp

KH CNAT

Kế hoạch cấp nước an toàn


NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QCCP

Quy chuẩn cho phép

SAWACO

Saigon Water Corporation (Tổng công ty cấp nước Sài Gòn)

TCXDVN

Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam

TCXD


Tiêu chuẩn xây dựng

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TTg

Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

VSMT NT

Vệ sinh môi trường nông thôn

YTDP

Y tế dự phòng



1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng nhanh tại các huyện ngoại
thành dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động ngày càng tăng, đi kèm với tốc độ phát
triển kinh tế xã hội nhà việc đảm bảo các vấn đề an sinh – xã hội cho lực lược lao
động phục vụ trong các ngành nghề, cư dân tại các khu vực đó. Một trong những
vấn đề đó là đảm bảo nhu cầu thiết yếu về nước sạch để người dân sử dụng.
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng
ngày của con người. Thực trạng hiện nay cho thấy chúng ta đang đứng trước nguy
cơ ô nhiễm môi trường và khan hiếm nguồn nước sạch. Cục Quản lý tài nguyên
nước đã đưa ra thông tin có tới 80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam là do nguồn
nước bị ô nhiễm gây ra. [21]
Theo Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn giai đoạn 2012-2015 trong đó mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2015 85% hộ
dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt
QCVN 02:2009/BYT với số lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày, 100% các trường
học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã nông thôn đủ nước sạch. [20]
Theo báo cáo của ngành cấp nước thành phố, với 134.969 hộ dân trên địa bàn
huyện Bình Chánh thì ngành cấp nước chỉ mới cấp nước sạch được 64.099 hộ
chiếm tỉ lệ 47,5%, còn 70.870 hộ dân chưa được cung cấp nước sạch chiếm tỉ lệ
52.5%. Trong đó, xã Đa Phước có 100% hộ dân sử dụng nước giếng, chưa có nước
sạch. Từ thực trạng trên cho thấy các mô hình cấp nước sạch trên địa bàn huyện còn
nhiều vấn đề về tính hiệu quả và chất lượng nguồn nước cấp. [11]
Ngoài ra, do mạng lưới sông ngòi dày đặc nên nguồn phân hầm cầu thải ra từ
các gia đình chưa được quản lý đúng quy định, người dân còn chưa có ý thức quản
lý nguồn ô nhiễm này mà chủ yếu thải trực tiếp ra sông ngòi, từ đó dẫn đến nguy cơ

phát thải các mầm bệnh, ô nhiễm vào nguồn nước sử dụng.


2

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, “Đánh giá hiện trạng cung cấp nước và
đề xuất giải pháp cải thiện các mô hình cung cấp nước sạch cho huyện Bình
Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm đưa ra những đánh giá sơ bộ về hiện
trạng và đề xuất giải pháp phù hợp với địa phương để ngăn ngừa nguy cơ phát thải
chất ô nhiễm vào nguồn nước, giám sát việc cung cấp nước sạch cho người dân trên
địa bàn huyện Bình Chánh là một điều cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe cho người
dân.
2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng, khả năng cấp nước nhằm đảm bảo việc cung cấp nước
sạch và an toàn cho người dân huyện Bình Chánh.
2.2.

Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được hiện trạng mạng lưới cung cấp và chất lượng nước sạch trên
địa bàn huyện Bình Chánh;
- Phân tích, đề xuất giải pháp cải thiện các mô hình cung cấp nước sạch trên địa
bàn huyện nghiên cứu.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CÚU
Đề tài tập trung và giải quyết 5 nội dung cụ thể sau:
Nội dung 1: Thu thập dữ liệu liên quan.

- Hiện trạng các trạm cấp nước trên địa bàn huyện Bình Chánh;
- Số liệu về hiện trạng sử dụng nước của các hộ dân;
- Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước.
Nội dung 2: Khảo sát và lấy mẫu bổ sung.
- Điều tra các hộ dân về ý thức và nhu cầu sử dụng nước sạch;
- Lấy mẫu bổ sung để đánh giá chất lượng nước.
Nội dung 3: Đánh giá về các nguồn cung cấp.
- Hiện trạng các nguồn cung cấp nước:


3

+

Trạm cấp nước tập trung;

+

Nước uống đóng bình;

+

Nước giếng khoan hộ gia đình;

+

Nước mưa.

- Khả năng tiếp cận các nguồn nước của người dân.
Nội dung 4: Đánh giá chất lượng nước sạch đang sử dụng.

- Phân tích bổ sung các mẫu nước;
- Xử lý các số liệu, các thông số chất lượng nước;
- So sánh với QCVN 02:2009/BYT;
- Khảo sát ý kiến của các hộ dân về chất lượng nước (đánh giá các phiếu điều
tra).
Nội dung 5: Đề xuất giải pháp cải thiện các mô hình cung cấp nước sạch
- Các giải pháp quản lý
- Các giải pháp kỹ thuật (tập trung vào phân tích, lựa chọn các mô hình xử lý
nước hộ gia đình phù hợp trên cơ sở phân tích chi phí- lợi ích).
- Các giải pháp truyền thông.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các nguồn cung cấp nước trên địa bàn;
- Chất lượng các nguồn nước cung cấp;
- Các công nghệ xử lý nước hiện đang áp dụng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: toàn bộ huyện Bình Chánh;
- Thời gian: từ tháng 7/2014 đến tháng 12/2014;
- Nội dung: đánh giá hiện trạng chất lượng và mô hình cấp của các nguồn nước
đang sử dụng tại huyện, bao gồm:


4

+ Nước mạng lưới cấp từ công ty cấp nước thành phố gồm: SAWACO, Trung
tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, Xí nghiệp Cấp nước
Ngoại thành;
+ Nguồn nước giếng (sử dụng trực tiếp và gián tiếp);
+ Nước mưa;
+ Chỉ tiêu phân tích: theo QCVN 02:2009/BYT bao gồm các chỉ tiêu phân

tích theo bảng 2.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận
Đánh giá hiện trạng chất lượng cung cấp nước sạch đòi hỏi phải phân tích, nghiên
cứu, đánh giá tổng hợp các vấn đề môi trường – kinh tế - xã hội, từ đó đề xuất các giải
pháp phù hợp. Vì vậy, phương pháp luận của đề tài này là Phương pháp đánh giá tổng
hợp DPSIR do Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999, là một
mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên
nhân - kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các
biện pháp ứng phó cần thiết bao gồm 5 thành phần: Driving Forces (Động lực);
Pressures (Áp lực); State (Hiện trạng); Impact (Tác động) và Responses (Đáp ứng).
Theo thông tư 09/TT/2009 Bộ TNMT, mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối
quan hệ tương hỗ giữa Động lực – D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa
của các biến đổi môi trường); Hiện trạng – S (hiện trạng chất lượng môi trường); Tác
động – I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái); Đáp ứng – R (các giải pháp bảo vệ môi
trường).
Ứng dụng mô hình DPSIR trong đề tài là phân tích vấn đề theo một chuỗi liên hệ
nhân quả, bắt đầu từ “Động lực” là các hoạt động của các mô hình cung cấp nước sạch;
thông qua các “Áp lực” về lưu lượng, chất lượng, giá thành và mức độ hài lòng; thể
hiện ở các “Hiện Trạng” vật lý, hóa học, sinh học và “Tác Động” lên nguồn nước, môi
trường, sức khỏe con người; từ đó xác định được các vấn đề còn tồn đọng để đề
xuất giải pháp “Đáp Ứng”.


5

Thu thập thông tin
Tổng hợp dữ liệu
Điều tra khảo sát trên 16 xã, thị trấn của huyện

Bình Chánh
- Phát phiếu điều tra và phỏng vấn
- Khảo sát và lấy mẫu nguồn nước

Đánh giá mô hình cấp nước

Đánh giá chất lượng nước

Dựa trên các chỉ tiêu chất
lượng nước theo QCVN
02:2009/BYT

Khảo sát
thực địa

Khảo sát ý
kiến người
dân
(lấy
788 phiếu
điều tra)

Chất lượng
nước từ mạng
lưới cấp nước
(sử dụng kết
quả phân tích
từ
TTYTDP/TP


Chất lượng
nước từ các hộ
gia đình (lấy
212 mẫu tại các
giếng khoan)

Đánh giá ảnh hưởng
đến sức khỏe người dân

Đánh giá hiện trạng cấp nước sinh hoạt
tại huyện Bình Chánh dựa trên các yếu
tố : (1)Kỹ thuật; (2)Kinh tế - Xã hội
(3)Nhận thức của người dân

Đề xuất giải pháp cải thiện mô hình cấp
nước sinh hoạt

Hình 1. Sơ đồ tóm tắt trình tự nội dung nghiên cứu của đề tài trên cơ sở mô hình DPSIR


6

5.2. Phương pháp cụ thể
Đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập thông tin;
- Phương pháp khảo sát thực địa;
- Phương pháp lấy mẫu;
- Phương pháp phân tích mẫu
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu;
- Phương pháp đánh giá;

- Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích;
- Phương pháp cho điểm trọng số;
- Phương pháp chuyên gia.
Nội dung cụ thể phương pháp được trình bày trong chương 2.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Đóng góp số liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Cung cấp các phương pháp nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Qua kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho các cơ quan quản lý tại địa
phương, các công ty cấp nước, các hộ dân sẽ có thêm nhiều lựa chọn các mô
hình cấp nước phù hợp với thực tiễn tại huyện Bình Chánh.


×