Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ HÀM LƯỢNG TINH DẦU CỦA CÂY BẠC HÀ (Mentha arvensis L.) TẠI THỦ ĐỨC – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 97 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH TRỒNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ HÀM LƯỢNG TINH DẦU
CỦA CÂY BẠC HÀ (Mentha arvensis L.) TẠI THỦ ĐỨC –
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2007 – 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM DUY

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH TRỒNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ HÀM LƯỢNG TINH DẦU
CỦA CÂY BẠC HÀ (Mentha arvensis L.) TẠI THỦ ĐỨC –
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



PHẠM DUY
Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông học

Giảng viên hướng dẫn:
1. TS. Phạm Thị Minh Tâm
2. ThS. Dương Thành Lam

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


ii

LỜI CẢM ƠN
THÀNH KÍNH GHI ƠN
Con thành kính biết ơn cha mẹ đã nuôi con khôn lớn và trở thành người có ích cho xã
hội.
CHÂN THÀNH BIẾT ƠN
- Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và toàn thể quý
thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt.
- Cô Phạm Thị Minh Tâm đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình làm đề tài và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
- Thầy Dương Thành Lam đã chỉ dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian thực tập.
- Thầy cô Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường trường đại học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh .
- Cám ơn tập thể lớp DH07NH và các bạn đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài này.



iii

TÓM TẮT
PHẠM DUY, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011.
Đề tài nghiên cứu “SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH TRỒNG
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ HÀM LƯỢNG TINH DẦU CỦA CÂY
BẠC HÀ (Mentha arvensis L.) TẠI THỦ ĐỨC – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
Giáo viên hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ MINH TÂM
ThS. DƯƠNG THÀNH LAM
Thí nghiệm nhằm tìm ra khoảng cách, mật độ trồng thích hợp cho năng suất cây bạc hà
và năng suất tinh dầu cao nhất.
Nội dung nghiên cứu: khảo sát các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển, chiều
cao, số lá, số cành, thân ngầm, năng suất cây và năng suất tinh dầu.
Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên
(Randomized Completed Block Design – RCBD), 3 lần lặp lại với 5 nghiệm thức
tương ứng với 5 khoảng cách, mật độ trồng khác nhau:
Nghiệm thức 1: Khoảng cách trồng 40 cm x 15 cm x 1 hom/lỗ (166.667 cây/ha)
Nghiệm thức 2: Khoảng cách trồng 35 cm x 15 cm x 1 hom/lỗ (190.477 cây/ha)
Nghiệm thức 3: Khoảng cách trồng 30 cm x 15 cm x 1 hom /lỗ (222.223 cây/ha) (DC)
Nghiệm thức 4: Khoảng cách trồng 25 cm x 15 cm x 1 hom /lỗ (266.667 cây/ha)
Nghiệm thức 5: Khoảng cách trồng 20 cm x 15 cm x 1 hom /lỗ (333.334 cây/ha)
Qua thời gian thí nghiệm (từ tháng 3 đến tháng 6/2011) bước đầu đã rút ra 1 số kết
luận sau:
Chỉ tiêu sinh trưởng
- Nghiệm thức 4 (25 cm x 15 cm - 266.667 cây/ha) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cao
nhất (10,35 cm/cây/7 ngày), số lá nhiều nhất (39,61 lá/cây) và số cành nhiều nhất
(27,30 cành/cây)
- Thân ngầm: Chiều dài và trọng lượng thân ngầm của nghiệm thức 1 (40 cm x 15 cm 166.667 cây/ha) là cao nhất (699,35 cm/cây; 91,57 g/cây). Như vậy nghiệm thức 1 (40

cm x 15 cm - 166.667 cây/ha) thích hợp cho công tác nhân giống.
Chỉ tiêu năng suất


iv

- Năng suất tinh dầu: Tất cả các nghiệm thức đều cho năng suất tinh dầu cao nhất vào
giai đoạn 80 NST. Nghiệm thức 4 (25 cm x 15 cm - 266.667 cây/ha) cho năng suất tinh
dầu thực tế (34,21 kg/ha) và lý thuyết (145,58 kg/ha) cao nhất.
- Năng suất tươi và năng suất khô: Nghiệm thức 4 (25 cm x 15 cm - 266.667 cây/ha)
cho năng suất tươi (34,76 tấn/ha) và khô (5,82 tấn/ha) cao nhất.
Tóm lại: Qua khảo sát các mật độ trồng cho thấy: Nghiệm thức 4 (25 cm x 15 cm x 1
hom /lỗ - 266.667 cây/ha) cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất vì thế khuyến cáo
sử dụng khoảng cách, mật độ trồng này.


v

Mục lục

LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................... i
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài.............................................................. 2
1.2.1. Mục đích......................................................................................................... 2

1.2.2. Yêu cầu........................................................................................................... 2
1.2.3. Giới hạn của đề tài ......................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................ 3
2.1. Nguồn gốc ............................................................................................................. 3
2.2. Đặc điểm thực vật học cây bạc hà ........................................................................ 3
2.2.1. Phân loại theo đặc điểm thực vật học ............................................................ 3
2.2.2. Đặc điểm hình thái ......................................................................................... 4
2.3. Điều kiện ngoại cảnh ............................................................................................ 5
2.3.1. Nhiệt độ .......................................................................................................... 5
2.3.2. Độ ẩm ............................................................................................................. 5
2.3.3. Ánh sáng......................................................................................................... 5
2.3.4. Dinh dưỡng .................................................................................................... 6
2.3.5. Đất .................................................................................................................. 6
2.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển....................................................................... 6
2.5. Kỹ thuật trồng ....................................................................................................... 7
2.5.1.Làm đất............................................................................................................ 7
2.5.2. Kỹ thuật trồng ................................................................................................ 7
2.5.3. Chăm sóc ....................................................................................................... 8
2.5.4. Thu hoạch ....................................................................................................... 9
2.6. Tinh dầu trong bạc hà ........................................................................................... 9
2.6.1. Đặc tính và thành phần hóa học ..................................................................... 9
2.6.2. Các phương pháp chiết xuất tinh dầu ............................................................. 9
2.7. Công dụng và giá trị kinh tế................................................................................ 11
2.8. Các nghiên cứu về cây bạc hà ............................................................................. 12
2.9. Kết luận ............................................................................................................... 14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................ 15
3.1. Địa điểm và thời gian.......................................................................................... 15


vi


3.1.1. Địa điểm. ...................................................................................................... 15
3.1.2. Thời gian. ..................................................................................................... 15
3.2. Đặc điểm nơi thí nghiệm..................................................................................... 15
3.2.1. Đặc điểm về đất đai ...................................................................................... 15
3.2.2. Đặc điểm về khí hậu thời tiết ....................................................................... 15
Bảng 3.2. Đặc điểm khí hậu thời tiết ..................................................................... 15
3.3. Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................. 16
3.4. Phương pháp thí nghiệm ..................................................................................... 16
3.4.1. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 16
3.4.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................................. 17
3.4.3. Quy mô thí nghiệm ...................................................................................... 17
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi..................................................................................... 17
3.5. Xử lý số liệu và phân tích thống kê .................................................................... 20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 21
4.1. Ảnh hưởng của khoảng cách, mật độ trồng dến thời gian sinh trưởng và phát
triển ............................................................................................................................ 21
4.2. Chiều cao và tốc độ tăng trưởng ......................................................................... 22
4.3. Số lá và tốc độ ra lá ............................................................................................. 25
4.4. Số cành và tốc độ ra cành ................................................................................... 27
4.5. Chỉ tiêu về thân ngầm ......................................................................................... 30
4.6. Năng suất ............................................................................................................ 31
4.6.1.Biến động năng suất tinh dầu ........................................................................ 31
4.6.2. Năng suất thu hoạch ..................................................................................... 34
4.8. Tình hình sâu bệnh hại ........................................................................................ 35
4.8. So sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các mật độ trồng.................................. 36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 39
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 39
5.2. Đề nghị ................................................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 41

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 43


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DFT: Deep Flow Technique – Kỹ thuật dòng chảy ngập.
DC: đối chứng.
HPLC: High-performance Liquid Chromatography – Sắc ký lỏng cao áp.
LLL: lần lặp lại.
MSTATC: Phần mềm xử lý số liệu và phân tích thống kê nông nghiệp của trường Đại
học Michigan (Mỹ), phiên bản 1.2.
NST: ngày sau trồng.
NT: nghiệm thức.
RCBD: Randomized Completed Block Design – Kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên.
TLC: Thin-layer Chromatography – Sắc ký lớp mỏng.
VND: Việt Nam Đồng.


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diễn biến tỷ lệ tinh dầu phụ thuộc vào thời gian thu hoạch trong ngày…....09
Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu đất……………………………………………….…15
Bảng 3.2. Đặc điểm khí hậu thời tiết………………………………………………….15
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của khoảng cách, mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng và phát
triển………………………………………………………………………….………...21
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao………...…………………………………22
Bảng 4.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao………………………………………………24
Bảng 4.4. Động thái ra lá……….……………………………………………………..25

Bảng 4.5. Tốc độ ra lá……………….………………………………………………...27
Bảng 4.6. Động thái ra cành…………………………………………………………..28
Bảng 4.7. Tốc độ ra cành…………………..………………………………………….29
Bảng 4.8. Các chỉ tiêu thân ngầm……………………………………………………..30
Bảng 4.9. Biến động năng suất tinh dầu………………………………………………31
Bảng 4.10. Biến động năng suất tinh dầu lý thuyết……...….………………………...33
Bảng 4.11. Năng suất khô và tươi……………………………….…………………….34
Bảng 4.12: Sơ bộ tính toán chi phí đầu tư cho 1 ha bạc hà của 5 nghiệm thức thí
nghiệm…………………………………………………………………………... .…..37
Bảng 4.13. Sơ bộ tính toán so sánh hiệu quả kinh tế của 5 nghiệm thức thí nghiệm…38


ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Quy trình chiết xuất tinh dầu theo phương pháp chưng cất hơi nước ........... 10
Hình 2.2. Quy trình chiết xuất tinh dầu bằng CO2 lỏng siêu hạn ................................... 11
Hình 4.1.Diễn biến bệnh thối gốc do nấm Phytophthora sp …………………...……...36


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay tinh dầu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: thực
phẩm, dệt, dược phẩm, hóa mỹ phẩm. Một số tinh dầu đang được sử dụng nhiều hiện
nay là: tinh dầu hoa hồng, tinh dầu cam, chanh, tinh dầu sả, tinh dầu hoa lài, tinh dầu
bạc hà. Trong đó tinh dầu bạc hà từ cây bạc hà (Mentha arvensis L.) đang rất được
quan tâm do những ứng dụng của nó trong lĩnh vực liên quan đến sức khỏe con người.

Cây bạc hà có giá trị kinh tế cao, sức sống mạnh mẽ, là loài có khả năng thích
nghi rộng với điều kiện khí hậu và thỗ nhưỡng của vùng nhiệt đới, dễ nhân giống,
chăm sóc đơn giản. Bạc hà là một vị thuốc rất phổ biến ở nước ta, được sử dụng rộng
rãi cả trong Tây y và Đông y. Bạc hà có tên khác là kim tiền bạc - thạch bạc hà - liên
tiền thảo. Trong tinh dầu bạc hà có chứa chất menthol, từ đó người ta đã chế ra nhiều
loại thuốc như: dầu cù là, dầu cao con hổ, kẹo ngậm ho bạc hà, rượu bạc hà, thuốc
đánh răng bạc hà.
Ở Việt Nam, bạc hà mọc hoang nhiều ở phía bắc (Lào Cai, Sơn La, Lai Châu).
Loại này đưa về đồng bằng trồng cho năng suất cây xanh cao nhưng hiệu suất tinh dầu
và hàm lượng menthol trong tinh dầu thấp.
Hiện nay có nhiều tỉnh trồng để khai thác tinh dầu như: Hà Nội, Hà Tây, Thái
Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang (Chu Thị
Thơm và ctv, 2006). Nhưng nhìn chung thì việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho
trồng trọt và chăm sóc đang còn bị hạn chế và ít được quan tâm.
Trong các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng như chọn giống tốt, đầu
tư phân bón, xử lý vi sinh, bảo vệ thực vật, xử lý giống thì việc nghiên cứu khoảng
cách, mật độ trồng cho từng loại đất khác nhau là một biện pháp thâm canh để tăng
nhanh năng suất cây và năng suất tinh dầu trong bạc hà. Xuất phát từ yêu cầu thực tế
trên, được sự phân công của khoa Nông Học tôi đã thực hiện đề tài: “So sánh ảnh
hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng, phát triển và hàm lượng tinh dầu của
cây bạc hà (Mentha arvensis L.) tại Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh”.


2

1.2. Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định được khoảng cách, mật độ trồng thích hợp nhằm tăng năng suất cây
và năng suất tinh dầu cho cây bạc hà (Mentha arvensis L.).
1.2.2. Yêu cầu

- Theo dõi các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của bạc hà.
- Theo dõi biến động về hàm lượng tinh dầu trong các thời kì phát triển từ đó tìm ra
giai đoạn đạt hàm lượng tinh dầu cao nhất.
- Theo dõi thân ngầm của cây bạc hà.
1.2.3. Giới hạn của đề tài
Do đề tài thí nghiệm ngắn và chỉ thực hiện trên một vụ trong năm 2011 trên 1
giống bạc hà nên kết quả rút ra chỉ có ý nghĩa bước đầu. Đề tài cần được thực hiện trên
nhiều giống cũng như trên nhiều loại đất qua các thời vụ khác nhau để có thể rút ra kết
luận chính xác hơn.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc
Cây bạc hà được con người sử dụng và biết đến từ rất lâu đời, chúng đã được
trồng cách đây khoảng 2.000 năm tại nhiều quốc gia (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).
Bạc hà có nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil. Bạc hà được tìm thấy trong
những ngôi mộ 3.000 năm ở Ai Cập. Cách đây hơn 2.000 năm, chúng được người
Nhật Bản trồng để chiết xuất tinh dầu. Người Trung Quốc cũng ca ngợi tính chất của
loại cây này có khả năng làm giảm co thắt (CAI - PAN corporation, 1984). Hiện nay
bạc hà được phân theo 2 nhóm lớn:
* Bạc hà Á (bạc hà Nhật) (Mentha arvensis L.) có chất lượng tinh dầu không cao
nhưng hàm lượng menthol lớn (70 – 90 %). Hiện sản lượng tinh dầu và menthol lấy từ
loại bạc hà này là nguồn cung cấp chủ yếu cho toàn thế giới (Chu Thị Thơm và ctv.,
2006).
Bạc hà Âu là kết quả của sự lai tạp từ 3 loại khác nhau là (Mentha sylves, Mentha
rotundifolia, Mentha aquatica). Do đó dễ bị tác động bởi ngoại cảnh Chúng đã được
trồng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, chứa 48 – 68 % menthol. Bạc hà châu Âu được

nhà thực vật học người Anh là John Ray (1628 – 1705) mô tả lần đầu tiên vào năm
1969 (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).
2.2. Đặc điểm thực vật học cây bạc hà
2.2.1. Phân loại theo đặc điểm thực vật học
Theo Phạm Hoàng Hộ (2003).
Bạc hà thuộc họ Lamiaceae
Phân họ Menthoideae
Giống Mentha
5 loài phổ biến là:
Mentha aquatica L. var. aquatica (Húng lúi)
Mentha arvensis L. var. javanica (Bl.) Hook.f. (Húng cay)
Mentha spicata Spearmint


4

Mentha x piperita L. (Bạc hà)
Mentha rotundifolia (L.) Huds (Húng lá, húng tròn)
2.2.2. Đặc điểm hình thái
a. Rễ
Cấu tạo từ các thân ngầm, phân bố ở lớp đất 30 - 40 cm. Thân ngầm không
chứa tinh dầu. Khi bộ phận khí sinh tàn lụi, thân ngầm vẫn sống qua đông. Mùa xuân
ấm áp tiếp tục phát triển thành bộ rễ và cho cây bạc hà mới. Khi cây mới hình thành
thì thân ngầm cũ héo và chết. Thân ngầm không có trạng thái ngủ nghỉ rõ rệt. Thời
gian ngủ nghỉ vào tháng 11. Thân ngầm là đối tượng nhân giống có tỷ lệ sống cao nhất
(Chu Thị Thơm và ctv., 2006).
b. Thân
Thân chính và các cành tạo thành bộ khung tán cây. Thân ở dạng thân thảo, ít
hóa gỗ, thân cành có tiết diện vuông, sinh sản bằng phân nhánh ở phần gốc thân ngay
trên hoặc dưới mặt đất. Nếu mọc ở phần gốc thân trên tạo dải bò màu tím có mang lá.

Tại các phần sát mặt đất sinh ra bó rễ con giữ chặt thân với mặt đất.
Thân chính cao 0,6 - 1,2 m, rỗng ruột khi già. Trên thân có các đốt, mỗi đốt
mọc 2 mầm đối xứng nhau và rễ bất định. Giữa 2 đốt là các lóng, độ dài ngắn tùy
thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc. Thân chính mang tinh dầu nhưng hàm lượng
thấp (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).
c. Lá
Là cơ quan dinh dưỡng quan trọng nhất làm nhiệm vụ quang hợp, hô hấp, thoát
hơi nước và mang tinh dầu. Là nguyên liệu chính chưng cất tinh dầu chiếm 40 - 50 %
khối lượng khí sinh, tùy chủng loại mà lượng tinh dầu biến đổi từ 2 - 6 %.
Lá đơn mọc đối, cuống lá ngắn, lá hình trứng, có màu xanh thẫm hoặc đỏ tía, lá
nguyên hoặc khía răng cưa chiều dài từ 4 – 8 cm, chiều rộng từ 2 – 4 cm. Hai phía mặt
lá là các túi tinh dầu, mặt trên số lượng lớn hơn mặt dưới.
Trên lá có 2 loại lông đặc biệt: lông thẳng nhọn gồm 3 - 4 tế bào gọi là lông che
chở (lông đa bào), lông ngắn hơn tù, có tinh dầu gọi là lông tiết tinh dầu (túi dầu). Cấu
tạo túi dầu gồm 9 tế bào, một tế bào đáy còn 8 tế bào xếp tròn trên đáy tạo thành 1
khoảng trống. Khi chứa đầy tinh dầu thì có màng phủ căng và dễ dàng bị vỡ dưới tác
động cơ giới do đó khi thu hoạch phải thu hoạch đúng lúc, tránh tác động bên ngoài để


5

không làm giảm năng suất tinh dầu thu hoạch được. Tế bào tiết tinh dầu trên lá tăng từ
đầu đến cuống lá và từ mép lá vào giữa lá (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).
d. Hoa
Hoa nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc vòng ở kẽ lá. Cánh hoa màu tím,
hồng nhạt hay trắng. Đài hình chuông, mặt ngoài đài có lông bao phủ. Mùa hoa vào
tháng 6 – 10 (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).
2.3. Điều kiện ngoại cảnh
2.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình ngày đêm càng cao, cây nở hoa càng nhanh. Nếu nhiệt độ

trung bình trong ngày thấp, kết hợp với điều kiện ngày ngắn thì cây sẽ không ra hoa
(Chu Thị Thơm và ctv., 2006).
Tôpalốp và ctv. (Trần Thu dịch, 1966) cho biết, thời kì băng giá ngắn là nguyên
nhân làm mất khả năng đậu quả, chín hạt bình thường. Thay vào đó bắt buộc cây phải
tạo thành ở bộ rễ một cơ quan có ý nghĩa hàng đầu đối với sự sinh sản sinh dưỡng,
cũng chính vì vậy nó thúc đẩy quá trình phát triển và kết quả là rút ngắn thời gian sinh
trưởng còn lại khoảng 90 – 100 ngày và cây trồng phát triển trong những tháng thời
tiết thuận lợi nhất trong năm (tháng 4 đến tháng 7).
2.3.2. Độ ẩm
Theo Tôpalốp và ctv. (Trần Thu dịch, 1966), lượng bộ phận khí sinh tương đối
lớn, bộ rễ kém phát triển, lại phân bố trên lớp đất nông là những lý do làm cây bạc hà
cần nước (cả độ ẩm trong đất và độ ẩm trong không khí). Nhìn chung trong thời gian
sinh trưởng, nước càng đầy đủ bao nhiêu, khối lượng và chất lượng thu hoạch càng cao
bấy nhiêu. Ngược lại hạn hán xảy ra, khối lượng và chất lượng thu được đều kém. Độ
ẩm trong đất thích hợp nhất với bạc hà là 80% (độ ẩm tương đối).
Bộ rễ của cây bạc hà phân bố nông và kém phát triển nên sức hút và giữ nước
kém, mẫn cảm với hạn. Trong thời kì sinh trưởng, nếu độ ẩm cao, bạc hà sẽ đạt được
năng suất chất xanh cực đại nhưng hàm lượng tinh dầu sẽ giảm.
2.3.3. Ánh sáng
Bạc hà là cây ngày dài, ưa ánh sáng. Điều kiện ngày dài từ 14 – 16 giờ, cây sẽ
chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh thực và ra hoa. Thời gian chiếu sáng từ 8


6

– 10 giờ, cây sẽ không chuyển giai đoạn được, năng suất chất xanh giảm, tỷ lệ thân
ngầm tăng (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).
2.3.4. Dinh dưỡng
Cây bạc hà cần một khối lượng lớn các chất dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu, bởi có
số lượng lớn cây trên đơn vị diện tích, bộ phận khí sinh tăng nhanh trong thời gian

sinh trưởng tương đối ngắn và bộ rễ phân bố nông trong lớp đất canh tác.
Theo kết quả nghiên cứu của Tôpalốp và ctv. (Trần Thu dịch, 1966) sau khi
mọc, trong cây bạc hà chứa N và K nhiều nhất, còn nguyên tố P ít nhất. Trong các thời
kỳ cuối, N và K đều giảm đi, mặc dù trong các thời kỳ này khối lượng hai chất đó
cũng được hấp thụ tăng lên, nhưng khối lượng chất xanh tăng lên hơn nhiều. Chính vì
vậy, yêu cầu về dinh dưỡng cho cây bạc hà trong suốt quá trình sinh trưởng hầu như
không thay đổi.
2.3.5. Đất
Theo Tôpalốp và ctv. (Trần Thu dịch, 1966), bạc hà ưa đất xốp, có thành phần
cơ giới nhẹ, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt nhưng vẫn phải đủ ẩm. Đất không có cấu
tượng dễ bị khô hạn, đất sét giữ nước, úng bí, đất cát giữ ẩm kém đều không thích hợp
với việc trồng bạc hà. Cây trồng trên các loại đất này có hàm lượng tinh dầu thấp và
chất lượng lại kém, nhìn chung cây sinh trưởng không tốt, không những hàm lượng
menthol mà cả các este cũng nghèo.
2.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Bạc hà có các thời kì sau:
- Thời kì mọc: thời kì này được xác định khi xuất hiện các cây mọc cho đến khi định
rõ các hàng trồng. Quá trình mọc bắt đầu ở 100C và kéo dài 10 – 15 ngày. Trong thời
kì này thân cây tạo thành các rễ phụ và bộ rễ phát triển. Độ ẩm đất trong thời kì này
ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mọc của cây. Thiếu độ ẩm nhiều, mầm không đâm thủng
mặt đất để mọc lên và làm cho bộ rễ không phát triển được. Điều này nói lên rằng cây
bạc hà nên trồng vào mùa thu, sang xuân có đủ ẩm cây mọc được dễ dàng (Chu Thị
Thơm và ctv., 2006).
- Thời kì phân cành: nhờ bộ rễ của mình, cây mới mọc lên phát triển nhanh về chiều
cao, sau đó các mầm nách lá phát triển thành các cành mới.


7

Quá trình phân cành theo một trình tự: trước tiên là những mầm ở đôi lá dưới gốc, vì

thân chính tiếp tục phát triển, những cành càng lên gần ngọn càng ra muộn hơn và
ngắn hơn, vì thế cây bạc hà có hình dạng tháp (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).
Đây là thời kì cây sinh trưởng mạnh, tăng nhanh khối lượng chất xanh và cả chất khô.
Cung cấp không đủ độ ẩm, dinh dưỡng, nhiệt độ và ánh sáng sẽ ảnh hưởng xấu đến
quá trình phát triển và cuối cùng ảnh hưởng tới sản phẩm của cây bạc hà.
- Thời kì làm nụ hoa: thời kì này lá mới không hình thành nữa, thay vào đó ở các đỉnh
sinh trưởng xuất hiện mầm của hoa tự bông. Thân và lá vẫn tiếp tục lớn lên về kích
thước, trọng lượng và tỷ lệ tinh dầu cũng tăng lên. Thời kì này không quá 10 – 15 ngày
(Chu Thị Thơm và ctv., 2006).
- Thời kì nở hoa: nở hoa bắt đầu khi các hoa ở cành chính nở hoa, tiếp theo là các hoa
tự ở các cành theo thứ tự mà chúng sinh ra. Trên bông, hoa nở từ dưới lên trên. Nhiệt
độ cao trong thời kì này làm tăng tỷ lệ tinh dầu và chất lượng tinh dầu cũng tốt hơn,
trước hết là làm tăng hàm lượng menthol trong tinh dầu. Độ ẩm đất cao, trời gió,
ngược lại, làm giảm tỷ lệ và chất lượng tinh dầu. Hạn hán trong thời kỳ này nếu xảy ra
cũng làm giảm tỷ lệ và chất lượng tinh dầu vì làm rụng lá bạc hà. Ở thời kì này, cây
bạc hà cần đạt đến khối lượng chất xanh lớn nhất và hàm lượng tinh dầu cao nhất (Chu
Thị Thơm và ctv., 2006).
2.5. Kỹ thuật trồng
2.5.1.Làm đất
Sau khi đã chọn được đất, đem phân vãi ra đều một lượt, mỗi hecta rãi từ 2,5
tấn đến 4 tấn phân chuồng, 10 tấn phân bùn; cày sâu 27 – 33 cm, bừa nhỏ và san bằng
đất.
2.5.2. Kỹ thuật trồng
Theo Nguyễn Thị Thanh Bình (2004), kỹ thuật trồng gồm có: trồng bằng hạt,
bằng thân ngầm, trồng bằng thân bò trên mặt đất, trồng bằng cành và trồng bằng cây
con.
- Trồng bằng hạt: có thể gieo thẳng hay ươm rồi nhổ cây đi trồng.
- Trồng bằng thân ngầm: có thể trồng vào mùa đông và mùa xuân; ở miền Nam khí
hậu ấm áp nên phần lớn là trồng vào mùa xuân (tháng 3 – 4). Trước khi trồng nên chọn
những đoạn thân ngầm tốt, cắt thành đoạn từ 7 – 10 cm, cứ cách 23 – 33 cm thì đánh



8

một rãnh, nếu trồng theo từng lỗ (hốc) thì cứ cách 23 – 27 cm đào một lỗ sâu 7 cm,
mỗi lỗ trồng 2 – 3 hom.
- Trồng bằng thân, cành: bạc hà thường được trồng vào tháng 6, 7. Người ta cắt những
đoạn thân, cành bánh tẻ để trồng. Thân bạc hà được cắt thành đoạn dài 10 cm và được
đặt sâu xuống 2/3, khoảng cách trồng từ 5 – 7 cm, trồng xong phải che phủ để giữ ẩm.
Sau khi trồng được 2 – 3 tuần thì cây mọc mầm và khi mọc cao được 10 – 13 cm thì có
thể nhổ để trồng chỗ khác.
2.5.3. Chăm sóc
a.Làm cỏ và vun xới
Trồng bằng thân ngầm và bằng hạt khi cây đã mọc cao 7 – 10 cm, hoặc bằng
những đoạn thân cành, nếu vườn có cỏ, cần làm cỏ và phá váng.
Khi cây đã cao 17 – 20 cm thì xới đất lần thứ hai. Khi cây đã mọc cao 27 – 33 cm, thì
vun xới lần thứ ba. Sau khi đã thu hoạch lần thứ nhất, cần phải vun xới kết hợp nhổ
những cây có nhiều cành đâm rễ xuống đất. Ngoài ra trên những ruộng bạc hà trồng để
hai năm thường có rất nhiều cây con mọc lên trong năm thứ hai, lúc làm cỏ và vun xới
lần thứ nhất cần phải nhổ bỏ đi, làm cho khoảng cách các cây có cự ly thích hợp,
không nên để quá dày, nếu để dày thì sẽ thiếu ánh sáng, ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng của bạc hà (Nguyễn Thị Thanh Bình, 2004).
b. Bón phân
Bộ phận thu hoạch là thân và lá cho nên bón phân chủ yếu là dùng phân đạm
và phân kali. Loại phân dùng bón lót chủ yếu là phân chuồng, phân rác, bùn ao. Phân
dùng bón thúc thì dùng sulfat đạm, phân chuồng ủ hoai hay khô đầu trâu. Lúc làm đất
ngoài việc bón phân lót ra, sau khi cây đã mọc thì phải bón phân thúc nhiều lần, có
như thế mới đảm bảo tăng thu hoạch (Nguyễn Thị Thanh Bình, 2004).
c. Tưới nước và tháo nước
Bạc hà ưa đất ẩm vừa phải, nếu gặp phải đất quá khô hay sau khi bón phân thúc

đều cần phải tưới nước. Nhưng gặp phải trời mưa quá nhiều, không tháo nước được,
thì bất lợi cho bạc hà sinh trưởng. Việc tháo nước và tưới nước cần phải đặc biệt chú ý
làm kịp thời và đúng mức. Sau khi thu hoạch lần thứ nhất, nếu đất quá khô, cần kết
hợp với bón phân có tưới nước, như vậy cây sẽ đâm chồi rất mạnh và cho thu hoạch
lần thứ hai cao (Nguyễn Thị Thanh Bình , 2004).


9

2.5.4. Thu hoạch
Theo Tôpalốp và ctv. (Trần Thu dịch, 1966), trong các cây tinh dầu, trong đó có
bạc hà cùng với quá trình sinh trưởng thì tỷ lệ dầu trong cây sẽ tăng lên. Mối quan hệ
này thể hiện rất rõ giữa tinh dầu và sự phát triển của lá – nơi tổng hợp và tích lũy tinh
dầu. Khi lá ngừng phát triển, tỷ lệ tinh dầu cũng ngừng tăng lên. Sau đó bắt đầu quá
trình oxy hóa, lá già rụng đi, gây nên sự mất mát. Để tránh các tổn thất này, nếu thu cắt
bạc hà để cất tinh dầu phải tiến hành vào lúc mà nó cho khối lượng thân lá (chủ yếu là
lá) lớn nhất với tỷ lệ tinh dầu cao nhất.
Với mục đích cất lấy tinh dầu, sau khi xác định được giai đoạn thu cắt thích
hợp, phải tính đến các yếu tố: thời gian trong ngày, tình trạng độ ẩm trong đất. Tháo
nước làm khô ruộng trước khi thu cắt 5 – 6 ngày làm tỷ lệ tinh dầu tăng lên.
Bảng 2.1. Diễn biến tỷ lệ tinh dầu phụ thuộc vào thời gian thu hoạch trong ngày
(Tôpalốp và ctv., dịch bởi Trần Thu, 1966).
Thời gian cắt lá trong ngày

Hàm lượng tinh dầu trong lá tính theo
chất khô tuyệt đối (%)

Lúc 6 giờ

1,96


10 giờ

2,22

14 giờ

2,21

18 giờ

1,90

2.6. Tinh dầu trong bạc hà
2.6.1. Đặc tính và thành phần hóa học
Theo Nguyễn Thị Thanh Bình (2004), tinh dầu bạc hà là chất lỏng màu vàng
nhạt hay không màu. Tỷ trọng 0,895 – 0,810. Tinh dầu có trên 50 % menthol, năng
suất quay cực từ -80C đến -320C, chỉ số khúc xạ 1,4600 – 1,4710.
Theo Tôpalốp và ctv. (Trần Thu dịch, 1966), thành phần hóa học chủ yếu trong
tinh dầu gồm: rượu amilic, hidrocacbon tecpen, xineol, methol, methone, methyl
acetat, menthofuran, secquitecpen, polime.
2.6.2. Các phương pháp chiết xuất tinh dầu


10

Theo Nguyễn Khang và Phạm Văn Khiển (2001), hiện nay có 2 phương pháp
chủ yếu là: phương pháp chưng cất hơi nước và phương pháp chiết xuất bằng CO2
lỏng siêu hạn.
- Phương pháp chưng cất hơi nước: phương pháp này dựa trên sự thẩm thấu, hòa tan,

khuếch tán, lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu khi
những hợp chất này tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao.
Cho 5 g mẫu bạc hà và 250 ml nước cất vào bình cầu 500 ml. Đun bình tới sôi, hơi
nước bay sẽ cuốn theo tinh dầu, hơi nước cùng tinh dầu qua hệ thống sinh hàn sẽ
ngưng tụ lại, rơi xuống ống ngưng tụ. Tinh dầu bạc hà không tan trong nước và nhẹ
hơn nước sẽ ở phía trên. Sau khi hệ thống nguội, rút tinh dầu và phần nước trong ống
ngưng tụ ra bình chiết. Cho petroleum ether vào, lắc bình chiết. Rút phần petroleum
ether có chứa tinh dầu ra. Cho thêm petroleum ether (3 lần) để trích kiệt tinh dầu. Cô
quay lại petroleum ether dưới áp suất ở 500C ta thu được tinh dầu tinh khiết. Cho tinh
dầu tinh khiết và 10 ml CH2Cl2 vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và giữ trong ngăn đá tủ
lạnh.
Mẫu bạc hà xay nhuyễn + nước cất
Bình chưng cất
Đun trong 3 giờ
Để nguội
Thu nước và tinh dầu + petroleum ether
Phễu chiết
Lắc
Thu dịch chiết
Loại dung môi
Tinh dầu tinh khiết
Hình 2.1. Quy trình chiết xuất tinh dầu theo phương pháp chưng cất hơi nước (Nguyễn
Khang và Phạm Văn Khiển, 2001).
- Phương pháp chiết xuất bằng CO2 lỏng siêu hạn.


11

Quy trình này gồm 3 thiết bị chính là bình chứa khí CO2, máy bơm khí và thiết bị chiết
xuất. Dung tích của bể chứa vào khoảng 2 lít.

Các bước cơ bản để thực hiện quy trình:
+ Cho nguyên liệu vào bể chứa.
+ Xả khí CO2 vào bể chứa đạt áp suất 70 kg/cm2.
+ Sử dụng máy bơm để bơm khí vào bể chứa.
+ Tổng áp suất cần thiết là 110 kg/cm2.
+ Giữ nguyên (ngâm) trong thời gian từ 15 – 20 phút.
+ Thu tinh dầu ở đầu ra sản phẩm.
Thời gian ngâm và số lần lặp lại có thể tùy thuộc vào người sử dụng. Sau khi chiết
xuất ta có thể thu hồi khí CO2 vào bình chứa.

Bể chứa
Bình
chứa
CO2

Máy
bơm
khí

Sản
phẩm

Hình 2.2. Quy trình chiết xuất tinh dầu bằng CO2 lỏng siêu hạn (Nguyễn Khang và
Phạm Văn Khiển, 2001).
2.7. Công dụng và giá trị kinh tế
Bạc hà là cây thuốc, cây công nghiệp có giá trị và vai trò quan trọng. Y học cổ
truyền cũng như Tây y đều cho rằng bạc hà có vị cay mát, làm ra mồ hôi, chữa cảm
sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau họng, khan tiếng, kích thích tiêu hóa, chữa các bệnh đường
ruột, đi ngoài, kiết lỵ, sát trùng và giảm đau (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).



12

- Lá bạc hà tươi có thể phối hợp với các cây có tinh dầu khác làm nước xông rất hiệu
quả đối với cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng.
- Lá bạc hà đã sấy khô, dùng uống như uống chè, sắc làm thuốc, làm thành viên chữa
ho và cảm cúm.
- Lá bạc hà giúp cho tiêu hóa, trừ co thắt, trị nôn (do có tinh dầu). Các Flavonoid trong
bạc hà có tác dụng lợi mật (Nguyễn Khang và Phạm Văn Khiển, 2001).
- Tinh dầu bạc hà và menthol là nguyên liệu chính sản xuất ra các loại dầu xoa dùng
sát trùng, chống cảm cúm, đầy hơi, mẫn ngứa. Tinh dầu bạc hà là thành phần của Cao
Sao Vàng và các loại Cao, dầu xoa khác để chữa cảm lạnh, nhức đầu, chóng mặt, say
tàu xe (Nguyễn Khang và Phạm Văn Khiển, 2001).
- Sau khi chưng cất, bạc hà còn 18 – 24 % protein thô, 8 – 10 % đường, 49,55 % lipid
thô và hàm lượng tương đối một số acid amin không thay thế nên được dùng làm thức
ăn gia súc, sản xuất nấu ăn hoặc làm phân bón (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).
2.8. Các nghiên cứu về cây bạc hà
- Vimolmangkang và ctv. (2009) nghiên cứu về năng suất và chất lượng tinh dầu từ 2
loài bạc hà Mentha spicata và Mentha arvensis var. piperascens được trồng trong hệ
thống thủy canh sử dụng kĩ thuật dòng chảy ngập (deep flow technique - DFT).
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sự khác nhau giữa bạc hà Mentha spicata L.
(spearmint) và bạc hà Mentha arvensis L. var piperascens Malinv. (Japanese mint). Sự
khác nhau được đánh giá bằng năng suất và thành phần hóa học của tinh dầu (trong
giai đoạn thu hoạch - hoa nở rộ).
Spearmint và Japanese mint được trồng trong 4 công thức dinh dưỡng khác nhau: dung
dịch dinh dưỡng tiêu chuẩn, dung dịch dinh dưỡng tiêu chuẩn + hỗn hợp aminoacid,
dung dịch dinh dưỡng tiêu chuẩn + hợp chất lưu huỳnh, dung dịch dinh dưỡng tiêu
chuẩn + hỗn hợp aminoacid + hợp chất lưu huỳnh. Kết quả cho thấy rằng trồng
Spearmint và Japanese mint trong dung dịch dinh dưỡng bằng thủy canh là 1 phương
pháp hữu hiệu cho năng suất tinh dầu cao. Đối với Spearmint thì hỗn hợp aminoacid là

phụ gia dinh dưỡng thích hợp để tăng sản xuất tinh dầu với lượng carvone tối thiểu.
Theo dõi hàm lượng menthol trong Japanese mint trong cả 4 công thức dinh dưỡng,
cho thấy rằng công thức có thêm lưu huỳnh và hỗn hợp aminoacid cho năng suất tinh
dầu cao nhất.


13

- Olennikov và Tankhaeva (2010) đánh giá hàm lượng hợp chất phenol trong lá bạc hà
(Mentha piperata L.) bằng phương pháp đo quang phổ sóng đôi Firordt. Phương pháp
này cho phép đánh giá cùng 1 lúc hàm lượng acid phenolic và flavonoid trong phân
tích hợp chất phenolic trong lá bạc hà Mentha piperata L. Sai số trong đánh giá của
phân tích các thành phần trong hợp chất nhỏ hơn 3 %. Và kết quả cho thấy trong
nguyên liệu thô của Mentha piperata L. chứa 3,02 – 6,32 % flavonoid; 2,70 – 5,52 %
acid phenolic và 5,72 – 11,51 % tổng hàm lượng hợp chất phenolic.
- Al-Bayati (2009) phân lập và định danh hợp chất kháng khuẩn từ Mentha longifolia
L. Hợp chất được phân lập và định danh từ tinh dầu bằng các kỹ thuật quang phổ khác
Nhau: TLC (Thin-layer Chromatography) và HPLC (High-performance Liquid
Chromatography). Tính kháng khuẩn của hợp chất được đánh giá bằng cách sử dụng
phương pháp pha loãng và khuếch tán trong 96 đĩa vi chuẩn độ.
Kết quả: hợp chất phân lập từ tinh dầu được định danh là (-) menthol. Hợp chất phân
lập được kiểm tra tính kháng khuẩn với 7 loại vi sinh vật gây bệnh và không gây bệnh:
Staphylococcus aureus, Streptococcus mutans, Streptococcus faecalis, Streptococcus
pyogenis, Lactobacillus acidophilus, Pseudomonas aeruginosa và nấm men Candida
albicans.
Menthol ở các liều lượng khác nhau (1:1, 1:5, 1:10, 1:20) kháng lại với tất cả vi sinh
vật trừ Pseudomonas aeruginosa, và kháng mạnh nhất đối với Streptococcus mutans.
Nồng độ ngăn chặn tối thiểu (MIC) nằm trong khoảng 15,6 – 125,0 g/ml, và những
kết quả hứa hẹn nhất được quan sát trong kháng lại với Staphylococcus aureus và
Streptococcus mutans (MIC 15,6 g/ml). Trong khi đó, Streptococcus faecalis,

Streptococcus pyogenis và Lactobacillus acidophilus dao động trong mức MIC 31,2
g/ml. Hơn thế nữa, menthol kháng đáng kể đối với Candida albicans (MIC 125,0)
Kết luận: việc phân lập hợp chất kháng khuẩn từ lá Mentha longifolia L. đã làm hữu
ích hơn trong việc điều trị các bệnh về họng và răng miệng.
- Perveen và ctv. (2010) phân tích ảnh hưởng của nấm Sclerotinia sclerotiorum lên
sinh trưởng, phát triển, năng suất tinh dầu và biến đổi sinh hóa trong bạc hà Mentha
arvensis L. Sự giảm sút trong trọng lượng tươi thân ngầm/chồi rễ và trọng lượng khô
thân ngầm/chồi rễ (39,8 %, 43,6 %, 40,3 % và 42,9 %). Theo thứ tự, được theo dõi ở
mức chủng ban đầu cao nhất 12 g sợi nấm/5 kg đất so với đối chứng (không chủng). Ở


14

mức chủng thấp nhất 1.0 g sợi nấm/5 kg đất, thì mức thiệt hại là 18 %. Ở mức chủng
cao nhất thì mức thiệt hại là 80,2 % trong năng suất tinh dầu, tổng số diệp lục, tổng
lượng phenol và tổng lượng đường khi so với đối chứng.
2.9. Kết luận
Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng cũng như quy trình chăm sóc để nâng cao
năng suất và hàm lượng tinh dầu ở Việt Nam đang còn bị hạn chế và chưa được quan
tâm đúng mức. Vì thế bài nghiên cứu này là cần thiết.


15

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Địa điểm và thời gian
3.1.1. Địa điểm: Vườn thực nghiệm Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học
Công nghệ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.2. Thời gian: từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011.

3.2. Đặc điểm nơi thí nghiệm
3.2.1. Đặc điểm về đất đai
Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu đất
Chỉ tiêu phân tích

Mẫu đất

Phương pháp

pH (KCl) 1 : 5

3,98

TCVN 5979 – 1995

N tổng số (%)

0,033

TCVN 6445 – 2000

P tổng số (%)

0,054

AOAC 990.08 – 2000

K tổng số (%)

0,024


Sa cấu

Cát (%)

58,9

Sét (%)

1,6

Thịt (%)

39,5

AOAC 2000

Nguồn:Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa sinh trường Đại học Nông Lâm Tp.
HCM.
3.2.2. Đặc điểm về khí hậu thời tiết
Bảng 3.2. Đặc điểm khí hậu thời tiết
Lượng mưa trung bình
(mm/tháng)
Tháng
1
9,4
26,9
70
2
0

27,6
68
3
40,3
28,3
67
4
181,9
29,1
70
Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tân Sơn Hòa – Tp.HCM (6/2011).
Nhiệt độ trung
bình (0C)

Độ ẩm trung bình (%)


×