Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA QUY CÁCH HOM VÀ CHẤT KÍCH THÍCH ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA HOM TIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.23 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA QUY CÁCH HOM VÀ CHẤT KÍCH
THÍCH ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA HOM TIÊU

Ngành: Nông học
Niên khóa: 2007- 2011
Sinh viên thực hiện: Phạm Thành Đạt

Tháng 07/2011


i

ẢNH HƯỞNG CỦA QUY CÁCH HOM VÀ CHẤT KÍCH
THÍCH ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA HOM TIÊU

Tác giả

PHẠM THÀNH ĐẠT

Khoá luận tốt nghiệp được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn
TS. Võ Thái Dân


Tháng 07 năm 2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ đã sinh thành,
nuôi dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và rèn luyện.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Nông học, các thầy cô giáo
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập cũng như khi truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian qua.
Tôi xin thành kính biết ơn sâu sắc tới thầy Võ Thái Dân, người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn tận tình chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người luôn bên cạnh và ủng
hộ cho tôi với tấm lòng đầy nhiệt huyết.
Xin kính chúc mọi người sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống. Xin chân
thành cảm ơn!
Pleiku, ngày 20 tháng 07 năm 2011

Phạm Thành Đạt


iii

TÓM TẮT
PHẠM THÀNH ĐẠT, 8/2011. Ảnh hưởng của quy cách hom và chất kích thích sinh
trưởng đến khả năng ra rễ của hom tiêu. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn cuối khóa.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thái Dân
Đề tài được tiến hành từ tháng 4/2011 – tháng 6/2011. Nhằm xác định ảnh

hưởng của quy cách hom và chất kích thích sinh trưởng đến khả năng ra rễ của hom
tiêu. Đề tài được thực hiện với 3 dạng hom ( 1mắt, 2 mắt và 3 mắt) và 3 chất kích thích
sinh trưởng ( IBA 50 ppm, NAA 600 ppm và 2,4D 200 ppm). Thí nghiệm được bố trí
theo kiểu lô phụ (Split plot) với 3 lần lặp lại.
Ở chỉ tiêu số hom ra rễ, từ 45 – 60 NSG hom 3 mắt xử lý các chất kích thích
sinh trưởng và đối chứng có số hom ra rễ đạt 100%. Về chỉ tiêu số rễ trên hom, hom 3
mắt xử lý NAA cho số rễ trên hom nhiều nhất là 5,3 rễ ở 60 NSG. Ở chỉ tiêu chiều dài
rễ trên hom, hom 3 mắt xử lý NAA cho chiều dài rễ nhiều nhất 11,8 cm. Chỉ tiêu trọng
lượng rễ tươi, rễ khô trên hom, hom 3 mắt xử lý NAA cho trọng lượng rễ tươi và rễ
khô trên hom nhiều nhất lần lượt là 480 mg và 129,6 mg ở thời điểm 60 NSG. Ở chỉ
tiêu chiều cao chồi hom 3 mắt xử lý NAA cho chiều cao chồi cao nhất 11 cm ở thời
điểm 60 NSG. Ở chỉ tiêu số hom ra chồi hom 3 mắt xử lý NAA cho số hom nảy chồi
cao nhất ở thời điểm 30, 45, 60 NSG. Ở chỉ tiêu số hom chết, hom 3 mắt xử lý NAA
có số hom chết ít nhất 7,3 hom ở thời điểm 60 NSG. Ở chỉ tiêu xuất vườn hom 2 mắt
và 3 mắt xử lý NAA có số hom xuất vườn cao nhất lần lượt là 6,3 hom và 6 hom có sự
khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
Chương 1 ......................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU .................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................. 1
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 1
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 1

1.3 Giới hạn đề tài ........................................................................................................... 2
Chương 2 ......................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................ 3
2.1 Sơ lược về cây tiêu .................................................................................................... 3
2.2 Đặc điểm thực vật học của cây tiêu ........................................................................... 3
2.2.1 Bộ rễ ....................................................................................................................... 3
2.2.2 Thân chính .............................................................................................................. 4
2.2.3 Cành ........................................................................................................................ 4
2.2.4 Lá ............................................................................................................................ 4
2.2.5 Hoa.......................................................................................................................... 4
2.2.6 Trái.......................................................................................................................... 5
2.3 Sinh thái của cây tiêu ................................................................................................. 5
2.3.1 Khí hậu, thời tiết ..................................................................................................... 5
2.3.2 Đất đai..................................................................................................................... 5
2.4 Phương thức nhân giống ............................................................................................ 6
2.4.1 Nhân giống bằng dây chính (thân chính) ............................................................... 6
2.4.2 Nhân giống bằng cành lươn.................................................................................... 6
2.4.3 Nhân giồng bằng cành tược .................................................................................... 6
2.4.5 Chiết cành ............................................................................................................... 7
2.5 Các chất kích thích sinh trưởng và tác dụng ............................................................. 7


v

2.5.1 Gibbberelin ............................................................................................................. 7
2.5.2 Xytokinin ................................................................................................................ 7
2.5.3 Auxin ...................................................................................................................... 8
2.6 Ứng dụng các chất kích thích sinh trưởng trong trồng trọt: ....................................11
2.7 Thời vụ nhân giống..................................................................................................12
2.8 Tình hình sản xuất tiêu trên thế giới và trong nước ................................................12

2.8.1 Trên thế giới .........................................................................................................12
2.8.2 Trong nước ...........................................................................................................14
Chương 3 .......................................................................................................................16
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................16
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ...................................................................16
3.2. Điều kiện tự nhiên địa bàn thí nghiệm ...................................................................16
3.2.1 Điều kiện đất đai ...................................................................................................16
3.2.2 Điều kiện khí hậu..................................................................................................16
3.3 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................16
3.4. Nội dung thí nghiệm ...............................................................................................16
3.4.1. Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................16
3.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................17
3.5.1. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................17
3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................18
3.6 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................18
Chương 4 .......................................................................................................................19
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................19
4.1 Ảnh hưởng của IBA,NAA và 2,4D đến số hom ra rễ của hom tiêu.......................19
4.2 Ảnh hưởng của IBA, 2,4D đến số rễ trên hom của hom tiêu .................................22
4.3 Ảnh hưởng IBA, NAA và 2,4 D đến chiều dài rễ trên hom của hom tiêu ..............25
4.4 Ảnh hưởng IBA, NAA và 2,4 D đến trọng lượng rễ tươi trên hom tiêu .................28
4.5 Ảnh hưởng IBA, NAA và 2,4 D đến trọng lượng rễ khô trên hom tiêu .................31
4.6 Ảnh hưởng của IBA, NAA và 2,4 D đến chiều cao chồi hom tiêu .........................35
4.7 Ảnh hưởng của IBA, NAA và 2,4 D đến số hom ra chồi của hom tiêu ..................38
4.8 Số hom tiêu chết ở giai đoạn 30 NSG đến 50 NSG của hom tiêu...........................41


vi

4.9 Ảnh hưởng của IBA, NAA và 2,4 D đến số hom xuất vườn có quy hom cách khác

nhau. ..............................................................................................................................44
4.10 Ảnh hưởng của IBA, NAA và 2,4D đến tốc độ tăng trưởng chiều cao chồi.........45
4.11 Hiệu quả kinh tế khi xử lý các chất kích thích sinh trưởng NAA, IBA, và 2,4D .48
Chương 5 ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................51
5.1 Kết luận....................................................................................................................51
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................52
HÌNH ẢNH TRONG THÍ NGHIỆM ............................................................................53


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
cm

Centimet

2,4D

2,4-diclorophenoxy acetic acid

IBA

Indol byturic acid

KTST

Kích thích sinh trưởng


mg

Miligam

NAA

α-Naphthalene acetic acid

SAS

Statistical Analysis Systems

TB

Trung bình


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Giá trị xuất khẩu hạt tiêu 6 tháng đầu năm 2010 (đơn vị: USD)...................13
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng vùng trồng tiêu trọng điểm năm 2011 ........14
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của IBA, 2,4D đến số hom ra rễ trên hom có quy cách khác
nhau ...............................................................................................................................19
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của IBA, NAA, và 2,4D đến số hom ra rễ có quy cách khác
nhau. ..............................................................................................................................21
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của IBA, NAA và 2,4D đến số rễ trên hom có quy cách khác
nhau ...............................................................................................................................23
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của IBA, NAA và 2,4D đến số rễ trên hom có quy cách khác
nhau ...............................................................................................................................24

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của IBA, NAA và 2,4 D đến chiều dài rễ của hom tiêu có quy
cách khác nhau...............................................................................................................26
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của IBA, NAA và 2,4 D đến chiều dài của hom tiêu có quy cách
khác nhau .......................................................................................................................27
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của IBA, NAA, 2,4 D đến trọng lượng rễ tươi của hom có quy
cách khác nhau...............................................................................................................29
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của IBA, NAA, 2,4 D đến trọng lượng rễ tươi trên hom có quy30
cách khác nhau...............................................................................................................30
4.9 Ảnh hưởng IBA, NAA và 2,4 D đến trọng lượng rễ khô trên hom tiêu có quy cách
khác nhau .......................................................................................................................32
4.10 Ảnh hưởng IBA, NAA và 2,4 D đến trọng lượng rễ khô trên hom tiêu có quy cách
khác nhau .......................................................................................................................34
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của IBA, NAA và 2,4D đến chiều cao chồi tiêu với quy cách
khác nhau. ......................................................................................................................36
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của IBA, NAA và 2,4D đến chiều cao chồi tiêu có quy cách
khác nhau .......................................................................................................................37
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của IBA, NAA và 2,4D đến khả năng nảy chồi có quy cách
hom khác nhau ...............................................................................................................39
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của IBA, NAA và 2,4D đến số hom ra chồi có quy cách khác
nhau ...............................................................................................................................40


ix

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của IBA, NAA và 2,4D đến số hom chết của hom tiêu với quy
cách hom khác nhau ......................................................................................................42
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của IBA, NAA và 2,4D đến số hom chết của hom tiêu với quy
cách hom khác nhau ......................................................................................................43
Bảng 4.17 Số hom giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn với quy cách hom khác nhau .......44
Bảng 4.18 Số hom giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn với quy cách hom khác nhau .......45

Bảng 4.19 Ảnh hưởng IBA, NAA và 2,4D đến tốc độ tăng trưởng chiều cao chồi có
quy cách khác nhau........................................................................................................46
Bảng 4.20 Ảnh hưởng IBA, NAA và 2,4D đến tốc độ tăng trưởng chiều cao chồi có
quy cách khác nhau........................................................................................................47
Bảng 4.21 Chi phí xử lý hom tiêu ở các nghiệm thức ..................................................48
Bảng 4.22 Chi phí xử lý hom tiêu ở các nghiệm thức ..................................................50


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1 Rễ hom tiêu khi xử lý IBA, NAA, 2,4 D ..........................................................53
Hình 2 Chồi hom tiêu sau 45 ngày ...............................................................................53
Hình 3 Rễ hom 1 mắt ....................................................................................................54
Hình 4 Cách cắt hom tiêu .............................................................................................54
Hình 5 Cây 2 mắt xử lý các chất kích thích sinh trưởng ở thời điểm 60 NSG .............55
Hình 6 Chồi hom tiêu ở thời điểm 60 NSG ..................................................................55


xi

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1 Tốc độ tăng trưởng trưởng chiều cao chồi ...................................................92
Đồ thị 1 Chiều cao chồi của các dạng hom với quy cách hom khác nhau....................92
Biểu đồ 2: Chiều dài rễ của các hom với quy cách khác nhau .....................................93


1

Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Tiêu
có nguồn gốc ở vùng Ghats miền tây Ấn Độ. Hồ tiêu là một trong những thế mạnh và
được trồng nhiều ở Tây Nguyên và miền Đông nam bộ, Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình
Phước, Gia Lai, Bình thuận, Đắc Nông. Trong đó hồ tiêu Gia Lai nổi tiếng với thương
hiệu hồ tiêu Chư Sê.
Do diện tích tiêu ngày càng được mở rộng nhanh nên nhu cầu về cây con ngày
càng nhiều. Biện pháp nhân giống tiêu bằng giâm hom trong vườn ươm được xem là
một giải pháp để cung cấp cây con khỏe mạnh, giá thành hạ. Một số giống tiêu hiện
nay còn hạn chế về khả năng ra rễ, cây con có tỷ lệ sống không cao. Muốn cây con
phát triển, tăng cường sức sống, yêu cầu đầu tiên là phải có bộ rễ khỏe mạnh. Có nhiều
biện pháp để tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của hom tiêu, hạ giá thành cây
giống, trong đó có việc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng để thúc đẩy khả năng
ra rễ của hom tiêu.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự phân công của khoa Nông học, trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài là: “Ảnh hưởng của quy cách hom và chất kích
thích sinh trưởng đến khả năng ra rễ của hom tiêu” đã được thực hiện trong
khoảng thời gian từ tháng 3/2011 đến tháng 8/2011.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá khả năng sống và sinh trưởng của hom tiêu với các quy cách khác
nhau dưới tác động của một số chất kích thích sinh trưởng.
1.2.2 Yêu cầu
Chọn giống cây tiêu có khả năng sinh trưởng khỏe có sức sống cao để thực hiện
đề tài nghiên cứu.


2


Nghiên cứu ảnh hưởng của quy cách hom, đánh giá khả năng sinh trưởng và
phát triển của hom tiêu
Khảo nghiệm nồng độ của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng ra rễ của
hom tiêu.
1.3 Giới hạn đề tài
Chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng hạn chế (chỉ có 3 chất: IBA, NAA, và
2,4D) với ít nồng độ và đề tài chỉ thực hiện trên một giống tiêu nên kết quả còn hạn
chế.
Đề tài thực hiện từ tháng 3 - 8 nên chỉ khảo sát được thời gian hình thành rễ
trong giai đoạn vườn ươm, chưa theo dõi giai đoạn cây con khi đưa ra vườn trồng.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây tiêu
Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L. thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Cây
tiêu có nguồn gốc ở vùng Ghats miền tây Ấn Độ, ở đây có nhiều giống hoang dại, mọc
rất lâu đời, sau đó được người Hindu mang tới Java (Indonexia) vào khoảng 600 năm
sau Công nguyên. Cuối thế kỷ 12, tiêu được trồng ở Mã Lai. Đến thế kỷ 18, tiêu được
trồng ở Srilanka và Campuchia. Vào thế kỷ 20, thì tiêu được trồng nhiều ở các nước
nhiệt đới như châu Phi với Congo, Nigieria, và châu Mỹ với Brazil, Mexico.
Tiêu du nhập vào Đông Dương từ thế kỷ 17 nhưng đến thế kỷ 18 mới bắt đầu
phát triển mạnh, khi một số người Trung Hoa di dân vào Campuchia ở dọc vùng vịnh
Thái Lan như Konpong Trach, Kep, Kampot và tiêu di chuyển vào nước ta qua cửa
ngõ Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang, rồi sau đó được trồng ở các tỉnh miền Trung như
Quảng Trị, Huế.
Cây tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao đem lại nhiều lợi
nhuận cho người trồng tiêu. Những sản phẩm của cây tiêu được sử dụng công nghiệp

chế biến thực phẩm, y dược và trong công nghiệp hương liệu. Hồ tiêu phát triển tốt và
thích hợp nhất trên các vùng đất đỏ nâu đỏ như vùng Quảng Trị, Thừa thiên –Huế, Tây
Nguyên.
2.2 Đặc điểm thực vật học của cây tiêu
2.2.1 Bộ rễ
Ngoại trừ cây gieo bằng hạt, có rễ cọc ăn rất sâu trong đất (2 - 3 m) chủ yếu tìm
nước trong mùa nắng, từ gốc cho ra khoảng từ 10 - 20 rễ cái khi cây trưởng thành. Rễ
cái có thể ăn sâu trong đất từ 1 - 3 m tùy điều kiện của đất, nhiệm vụ chính là hút
nước. Đối với các cây trồng bằng cành giâm thì sau khi trồng được 1 - 2 năm các rễ cái
cũng có thể ăn sâu xuống được 2 m để thay nhiệm vụ của rễ cọc. Từ các rễ cái cho ra
các đám rễ bàng dày đặc, ăn rất gần mặt đất, khoảng 90 - 95% rễ bàng phân bố ở độ


4

sâu từ 15 - 40 cm, nơi có nhiều dinh dưỡng, nhiệm vụ chính là hút chất dinh dưỡng và
nước cho cây. (Trần Thị Kim Ngân, 2006)
2.2.2 Thân chính
Tiêu là loại thân thảo, được cấu tạo bởi nhiều mạch gỗ. Kích thước các mạch gỗ
này khá lớn có thể lưu thông nhựa dễ dàng tới các cơ quan. Màu sắc của thân thay đổi
từ màu đỏ nhạt sau chuyển sang màu nâu xám rồi xanh. Dây tiêu có thể leo cao tới
10m. Khi trưởng thành đường kính ống có thể to từ 4 - 6cm lóng thân dài từ 6 - 12cm
(tùy giống) ở mỗi mắt của lóng mọc ra chùm rễ bám. (Trần Thị Kim Ngân, 2006)
2.2.3 Cành
Trên tiêu có thể phân biệt 3 loại cành khác nhau:
Cành tược: phát sinh từ các mầm nách trên cây tiêu nhỏ hơn 1 tuổi. Trên các
cây trưởng thành cành tược phát sinh từ mầm nách của khung thân chính, gần phía gốc
cây tiêu thường là cành cấp I. Góc độ phân cành nhỏ hơn 450.
Cành ác (cành cho trái): Khi trưởng thành (trên một năm tuổi) từ cành tược cho
một cành nằm ngang, gọi là cành ác. Cành ác là cành già nhất, đang mang trái, có lóng

rất ngắn, mắt lóng không có rễ bám. Đa số cành ác là cành cấp hai.
Cành luơn (dây lươn): Là cành trẻ ất mọc ra từ gốc, bò trên mặt đất, dài từ 1 - 3
m lá mọc ra có màu tím, lóng dài. Cành lươn phát triển mạnh tiêu hao nhiều dinh
dưỡng, hằng năm cần tỉa bỏ để dồn dinh dưỡng cho trái, ngoại trừ trường hợp cần nuôi
dưỡng dây để nhân giống. (Trần Thị Kim Ngân, 2006)
2.2.4 Lá
Lá có 2 nhóm:
Tiêu lá nhỏ: lá to, trung bình lúc trưởng thành dài 20 – 25 cm, rộng 10 - 12 cm
Tiêu lá nhỏ: lá nhỏ, chiều dài lúc trưởng thành là 10 - 20 cm, chiều rộng 5 - 10
cm, phần lớn lá có màu xanh đậm (Trần Thị Kim Ngân, 2006)
2.2.5 Hoa
Các giống hoa hiện nay đều mang hoa lưỡng tính. Trên nhánh, hoa mọc đối
diện với lá. Hoa tiêu kết thành từng gié, dài khoảng 5 - 12 cm trên gié các hoa xếp
thành hình xoắn, có từ 50 - 150 hoa (Trần Thị Kim Ngân, 2006)


5

2.2.6 Trái
Trái còn non có màu xanh, khi chín chuyển sang đỏ, khô có màu đen, da nhăn nheo.
(Trần Thị Kim Ngân, 2006)
2.3 Sinh thái của cây tiêu
2.3.1 Khí hậu, thời tiết
-Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây tiêu là từ 25 - 27oC; nhiệt độ cao hơn
400C và thấp hơn 100C đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây tiêu. Ở 150C cây
tiêu ngừng sinh trưởng nếu kéo dài. Nhiệt độ 6 - 100C lá non bị nám, héo, sau đó lá
trên cây bắt đầu rụng.
-Lượng mưa và ẩm độ không khí: Cây tiêu cần lượng mưa trung bình hàng năm
khoảng 2000 – 3000 mm và phân bố đều trong năm, cây tiêu có thể chịu được mùa
khô nhưng không kéo dài. Lượng mưa tối thiểu khoảng 1800 – 1900 mm. Tiêu không

thích mưa to gió lớn, vì mưa to gió lớn sẽ làm tỷ lệ đậu trái thấp. Ẩm độ thích hợp cho
tiêu khoảng 75 - 90%. Nếu gặp sương muối cây dễ bị chết.
- Ánh sáng: cây tiêu là cây thích bóng rợp ở một mức độ nhất định khi trồng xen với
cây khác, trong giai đoạn cây con cần che bóng cho cây tiêu. Khi tiêu đã trưởng thành
chúng có thể phát triển xum xuê và có thể tự che rợp cho nhau.
-Gió: nơi trồng tiêu cần ít gió. Tại những nơi gió lớn việc trồng cây chắn gió là bước
đầu (Trần Thị Hoa, 2010)
2.3.2 Đất đai
Tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất vàng đỏ (Indonexia),
đất xám Đông Nam Bộ, đất đỏ bazan (Tây nguyên), đất sét pha cát (Phú Quốc), đất
phù sa bồi (Đồng bằng sông Cửu Long)
Đất trồng tiêu lý tưởng đòi hỏi các đặc tính sau:
Lý tính: Tầng đất sâu 80 - 100cm, có mạch nước ngầm sâu trên 2 m, đất có cơ
cấu tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, dễ thấm và mau thoát nước.
Hóa tính: Đất có hàm lượng mùn cao (> 2%), giàu đạm (> 1,5%), hàm lượng
Kali và Magie khá khả năng trao đổi cation ở mức 20 - 30meq/100g đất tỷ lệ C/N cao.
Thích hợp nhất là đất có độ dày tầng đất mặt sâu, giàu chất dinh dưỡng, nhiều chất hữu
cơ, tơi xốp, thoát nước tốt, pH từ 5,5 - 7 đất không bị nhiễm mặn trong mùa nắng rất
cần thiết. (Trần Thị Hoa, 2010)


6

2.4 Phương thức nhân giống
Có 2 phương pháp nhân giống: vô tính và hữu tính. Trong đó nhân giống hữu
tính ít phổ biến vì cây con trồng từ hạt lâu cho trái, phải sau 7 năm cây mới cho trái.
Mà khả năng sống của cây con kém, tốn nhiều công chăm sóc. Trồng bằng hạt có ưu
điểm là cây có rễ cọc ăn sâu, tìm được nước trong mùa nắng. Trong nghiên cứu người
ta trồng bằng hạt để thử nghiệm hay lai tạo giống mới.
Thông thường trong sản xuất hiện nay biện pháp trên nhân giống vô tính được

phổ biến và chiếm ưu thế vì sử dụng được cành tược, cành lươn và dây thân.
2.4.1 Nhân giống bằng dây chính (thân chính)
Tùy theo yêu cầu mà cắt mỗi hom 2 - 5 mắt. Nếu hom đó đem trồng thẳng
không ươm vào bầu thì nên dùng hom có 4 - 5 mắt, 2 - 3 mắt vùi vào đất 1 - 2 mắt ở
trên mặt đất. Nếu đem giâm vào bầu thì 2 mắt trong bầu, 1 mắt ở ngoài. Để thuận lợi
cho việc chăm sóc ở giai đoạn đầu, sau khi đã cắt hom thì ươm chung vào một luống
đất hoặc trong bồn giâm cành. Vật liệu để giâm cành là đất, tro, trấu, được giăng lưới
che nắng, và tưới nước cho đủ ẩm hàng ngày (Vũ Thu Ngà, 2004)
2.4.2 Nhân giống bằng cành lươn
Cắt dây lươn đem trồng trực tiếp hay giâm lên luống. Nếu trồng trực tiếp thì
phải che kín và tưới nước đủ ẩm thường xuyên, sau 1 tháng dở mái che. Nếu giâm lên
luống thì lấy các hom bánh tẻ mỗi đoạn 3 – 4 mắt, lấp vào trong đất 2 - 3 mắt che kín
và tưới nước cho đủ ẩm, sau 1 tháng dỡ mái che dần dần, khi hom phát sinh rễ thì mới
cho vào bầu. Cây mọc lấy từ cành cành lươn rất chậm ra hoa nhưng năng suất cao và
ổn định. Cây lâu cỗi, có thể sống đến 30 năm. Trồng tiêu bằng cành lươn, phải áp dụng
biện pháp đôn dây. Do đó lấy hom từ cành lươn chỉ để xây dựng các vườn tiêu cao sản
ổn định. (Vũ Thu Ngà, 2004)
2.4.3 Nhân giồng bằng cành tược
Cành tược lấy cành khỏe mạnh, đốt ngắn và không sâu bệnh. Mỗi hom lấy từ 3
- 4 mắt, sau này chỉ để 1 - 2 mắt trên mặt đất cho 1 thân là tốt nhất. Hom cắt xéo, mặt
dưới cắt dưới mắt 2 cm, cắt bỏ 2/3 của mỗi lá rồi đem giâm. Cây mọc từ cành tược
mau ra hoa, tỷ lệ cây sống rất cao và hệ số nhân giống cao.
Hom lấy từ cành tược được dùng phổ biến trong ngành trồng tiêu. (Vũ Thu Ngà, 2004)


7

2.4.5 Chiết cành
Cách nhân giống rất ít được áp dụng do tốn công và không đưa đi trồng đại trà
ở xa được. Bó cành bằng đất trộn với phân hoai mục cho ra rễ ở mắt rồi cắt đem trồng.

Cũng có thể lấp đất trên các nhánh lươn cho ra rễ ở các mắt, xong cắt đem trồng. (Trần
Thị Hoa, 2010)
2.5 Các chất kích thích sinh trưởng và tác dụng
Các chất kích thích sinh trưởng gồm auxin, gibbberein, xytokynin.
2.5.1 Gibbberelin
Được phát hiện vào năm 1926, gibberelin là sản phẩm trao đổi của loại nấm
gibberela fujikuroi ký sinh ở cây lúa gây bệnh lúa von. Khi dịch chiết từ cây lúa bị lúa
von lên cây khỏe thì làm cho cây này sinh trưởng mạnh. Sau đó, người ta chiết xuất nó
ở trạng thái tinh thể. Ngày nay, người ta đã phát hiện được hơn 10 loại gibberelin khác
nhau có mặt trong nhiều cơ quan của cây như lá, chồi, rễ, hoa, quả và hạt.
Tác dụng của gibberelin chủ yếu lên pha dãn của tế bào, kích thích sự kéo dài
của tế bào, thúc đẩy sự phân chia tế bào, phá bỏ sự ngủ nghỉ làm cho hạt củ nảy mầm
được làm cho cây dài ngày ra hoa ở ngày ngắn. (Vũ Thu Ngà, 2004)
2.5.2 Xytokinin
Xytokinin hoặc kinin là một nhóm phyto hocmon kích thích sự phân chia tế
bào. Lúc đầu người ta phát hiện ra chúng từ sản phẩm phân giải của ADN trong môi
trường chua. Sau đó, người ta tổng hợp được một số xytokinin như kinetin, 6-benzin
aminopurin và năm 1964 đã tách ra được các xytokinin từ hạt ngô (Letham, 1964).
Hiện nay, người ta phát hiện ra nhiều xytokinin trong các bộ phận của cây như
hạt đang lớn, quả đang phát triển, chồi lá, là những vùng tế bào đang phân chia mạnh,
kinetin thì có nhiều trong quả dừa.
Tác dụng chủ yếu của xytokinin là kích tăng cường tổng hợp ADN, ARN trong
tế bào, xytokinin điều tiết quá trình sinh tổng hợp protein trong tế bào. Xytokinin vừa
kích thích việc tổng hợp ARNm vừa hoạt hóa ARN. Từ đó mà ảnh hưởng đến sự tổng
hợp protein enzim cần thiết cho sự phân chia và sinh trưởng của tế bào. (Vũ Thu Ngà,
2004)


8


2.5.3 Auxin
Năm 1880 Darwin đã phát hiện ra bao lá mầm của họ cây lúa rất nhạy cảm với
ánh sáng, nếu chiếu sáng một chiều thì gây quang hướng động, nhưng nếu che tối hoặc
bỏ đỉnh ngọn thì hiện tượng trên không xảy ra. Ông cho rằng, đỉnh ngọn bao lá mầm là
nơi tiếp nhận kích thích của ánh sáng.
Paal (1919) đã cắt đỉnh mầm và đặt trở lại trên chỗ cắt nhưng lệch sang một bên
và để trong tối. Hiện tượng uốn cong, hướng động xảy ra trong trường hợp chiếu sáng
một chiều. Ông kết luận rằng đỉnh ngọn đã hình thành một chất sinh trưởng nào đó còn
ánh sáng xác định sự phân bố của chất đó về 2 phía của bao lá mầm.
Went (1928) đặt đỉnh ngọn tách rời của bao lá mầm lên các bản agar cho các
chất sinh trưởng nào đó khuếch tán xuống agar. Sau đó, ông đặt các bản lên mặt cắt
của bao lá mầm thì cũng gây lên hiện tượng sinh trưởng uốn cong như thí nghiệm của
Paal với đỉnh sinh trưởng cắt rời. Rõ ràng có một chất sinh trưởng được tổng hợp trong
đỉnh bao lá mầm đã khuếch tán xuống agar và gây nên sự sinh trưởng hướng động đó.
Went gọi chất sinh trưởng và hiện nay chính là auxin. Ông cho rằng ánh sáng một
chiều đã gây nên sự vận chuyển ở hai phía của bao lá mầm.
Đến năm 1934 giáo sư hóa học Kogl (Hà Lan) và các cộng sự đã tách ra một
chất từ dịch chiết nấm men có hoạt chất tương tự chất sinh trưởng và năm 1935
Thimann cũng tách được chất này từ nấm Rhysopus. Người ta xác định bản chất hóa
học của nó, đó là axit indolaxetic (AIA) hay còn gọi là heteroauxin (Trịnh Xuân Vũ,
1976). Sau đó, người ta lần lượt chiết tách được AIA từ các thực vật bậc cao khác nhau
(Hagen Smith, 1941, 1942, 1946) và đã khẳng định rằng AIA là dạng auxin chủ yếu,
quan trọng nhất của tất cả các thực vật, kể cả thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao.
Wightman (1977) đã phát hiện một hợp chất khác có hoạt tính kém hơn nhiều
so với AIA là axit phenylaxetic (APA). Ở một số thực vật thì hoạt tính auxin là của
hợp chất β – indolylaxetoniteril (IAN)
Bằng con đường hóa học người ta đã tổng hợp nên nhiều chất khác nhau có
hoạt tính sinh lý của auxin như 2,4D, IBA, α –NAA.
Tác dụng của auxin
- Auxin kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào, đặc biệt theo chiều ngang làm

tế bào phình ra. Auxin kích thích sự tổng hợp các cấu trúc lên thành tế bào đặc biệt là


9

các xenluloz, pectin hemixenluloz…Auxin còn ảnh hưởng lên sự ảnh hưởng lên sự
phân chia tế bào.
- Auxin gây ra tính hướng động của cây (hướng quang và hướng địa)
- Auxin gây ra hiện tượng ưu thế ngọn.
- Auxin kích thích hình thành rễ: trong sự hình thành rễ,đặc biệt là rễ phụ, hiệu
quả của auxin rất đặc trưng.
Theo Vũ Văn Vụ (1999), có ba giai đoạn của quá trình hình thành rễ bất định ở
cành chiết, cành giâm:
Giai đoạn đầu là sự tái phân chia của mô phân chia của mô phân sinh bên (tầng
phát sinh) tức là một số tế bào xảy ra sự phân hóa mạnh ở vùng xuất hiện rễ tạo nên
một đám tế bào lộn xộn là mầm mống của rễ.
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn xuất hiện mầm rễ.
Giai đoạn cuối là sự sinh trưởng và kéo dài của rễ, rễ chui qua vỏ bên ngoài
Tạo nên rễ bất định.
Nếu quan hệ giữa auxin và hình thành rễ bất định là dương tính thì xytokinin và
gibberelin lại là ức chế hình thành rễ bất định của cành chiết, cành giâm.
Auxin kích thích hình thành sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt.
Auxin kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả, vì nó ức chế sự hình thành tầng rời ở
cuống lá, hoa, quả vốn được cảm ứng bởi các chất ức chế sinh trưởng.
Auxin ảnh hưởng lên sự vận động của chất nguyên sinh, tăng tốc độ lưu động
của chất nguyên sinh, ảnh hưởng lên các quá trình trao đổi chất. (Vũ Thu Ngà, 2004)
2.5.3.1 Tác dụng của IBA
IBA là auxin nhân tạo có vai trò quan trọng với sự phân chia tế bào và tạo rễ.
Ứng dụng trong nhân giống vô tính khi tái tạo rễ ở cành chiết, giâm thì hàm lượng
auxin nội sinh trong cành không đủ cho sự tái sinh nhanh chóng của bộ rễ nên cần phải

xử lý auxin ngoại sinh, giâm để xúc tiến sự xuất hiện rễ của chúng.
2.5.3.2 Tác dụng của NAA
Theo Nguyễn Đức Thành (2000) có tác dụng làm tăng hô hấp của tế bào và mô
nuôi cấy, tăng hoạt tính enzim và ảnh hưởng mạnh đến trao đổi chất của nitơ, tăng khả
năng tiếp nhận và sử dụng đường trong môi trường. NAA là auxin nhân tạo, có hoạt
tính mạnh hơn auxin tự nhiên IAA. Đặc biệt, NAA có vai trò quan trọng với phân chia


10

tế bào và tạo rễ. Kết quả nghiên cứu của Butenko (1964) cho thấy NAA cho tác dụng
tạo rễ mạnh hơn đối với các auxin khác. Do vậy trong nhân giống người ta hay chọn
NAA để kích thích ra rễ.
2.5.3.3 Tác dụng của 2,4D
2,4D thường dùng trong giâm cành và chiết cành của các loại cây như cây ăn
quả, cây công nghiệp, cây cảnh, cây thuốc. Chất kích sinh trưởng đã nâng có hiệu quả
rõ rệt vì nó kích thích sự phân chia tế bào của mô phân sinh tượng tầng để hình thành
mô sẹo (callus) rồi từ đó hình thành rễ mới. Nồng độ sử dụng tùy thuộc vào phương
pháp ứng dụng, đối tượng sử dụng và mùa vụ.
Các chất điều hòa sinh trưởng khi sử dụng với nồng độ rất cao cũng có thể gây nên sự
hủy diệt. Các chất như 2,4D, 2,4,5T cũng được sử dụng khá phổ biến vào mục đích
diệt cỏ. Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trừ cỏ là phải quan tâm tính chọn lọc của
thuốc là chỉ diệt các loại cỏ dại mà không mà không ảnh hưởng xấu đến cây trồng
Nếu chúng ta xử lý cho hoa chưa xảy ra thụ tinh thì auxin ngoại sinh sẽ khuyếch tán
vào bầu và kích thích sự lớn lên của bầu thành quả mà không qua quá trình thụ tinh.
Trong trường hợp này, quả tạo nên không qua thụ tinh và do đó sẽ không có hạt.
Một số cây trồng như cà chua, bầu bí, cam chanh, người ta thường xử lý auxin dưới
dạng 2,4D (5 – 10ppm) α -NAA (10 - 20 ppm)
2.5.3.4 chất thích sinh trưởng trong nhân giống hom tiêu và một số cây công
nghiệp khác

Ứng dụng chất kích thích sinh trưởng NAA (nồng độ: 0 ppm , 50 ppm, 100
ppm, 200 ppm) trong nhân giống tiêu Ấn Độ, tiêu Trâu Lai, tiêu Vĩnh Linh, tiêu Phú
Quốc. Kết quả cho thấy tỷ lệ ra rễ, tỷ lệ sống, tỷ lệ nảy chồi sau 60 ngày cao hơn các
nghiệm thức khác ở tiêu Phú Quốc (xử lý 50 ppm), tiêu Vĩnh Linh (100 ppm). Khi xử
lý NAA 200 ppm tiêu Ấn Độ cho tỷ lệ hom ra rễ cao nhất, tỷ lệ sống của hom giâm
tiêu Trâu Lai cao nhất khi xử lý NAA 100 ppm và không xử lý, ở tiêu Ấn Độ cho tỷ lệ
sống cao nhất cao nhất khi xử lý NAA 200 ppm. NAA không ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy
chồi và chiều cao chồi của các giống tiêu. Cành giâm được cắt xiên ở gốc hom cách
đốt gốc từ 1 - 1,5 cm, vết cắt ở ngọn cách đốt 3 – 5 cm. sau khi cắt hom giống được
ngâm trong dung dịch NAA với các nồng độ tương ứng khoảng 1 giờ (Phạm Thanh
Tân, 2003).


11

Hom của các giống tiêu Ấn Độ, tiêu Trâu Lai, tiêu Vĩnh Linh, tiêu Phú Quốc
gồm 2 đốt bỏ lá đốt dưới, vết cắt cách đốt dưới 1cm đốt trên 2 - 3 cm. Cắt xong ngâm
trong dung dịch NAA khoảng 1 giờ với các nồng độ tương ứng (0 mg/L, 200 mg/L,
400 mg/L, 600 mg/L). các nghiệm thức có xử lý NAA đều cho tỷ lệ ra rễ rất khác biệt
so với không xử lý, trên 70 % ở 20 ngày sau giâm. NAA làm gia tăng số rễ 30 ngày
sau giâm (tiêu Phú Quốc ở 200 mg/L cho số rễ nhiều nhất ở 30 ngày sau giâm), NAA
không ảnh hưởng đến chiều dài rễ của 4 giống. Tỷ lệ ra chồi của 4 giống có sự khác
biệt có ý nghĩa ở 30, 40, 58 ngày sau cắt còn chiều cao chồi thì không khác biệt, tiêu
Ấn Độ cho tỷ lệ ra chồi cao nhất ở 30 ngày sau cắt (Vũ Thu Ngà, 2004)
Cây nho Cynthiana (Norton) được xem như cây triển vọng cho ngành rượu nho
để thích ứng với nhiều vùng phương nam Iowa. Không giống hầu hết các giống nho
khác, Cynthiana được coi như là thuần chủng Vitis aestivalis, được nhận thấy là khó
nhân giống từ cành giâm. Các nghiên cứu cho thấy rằng hệ rễ có thể cải thiện bởi xử lý
những cành giâm với chất kích thích ra rễ Indole-3-butyric acid (IBA). Dây nho được
cắt thành 3 - 4 mắt trên cành giâm với vết cắt mới tạo thành những đoạn cơ bản trước

khi xử lý Nghiệm thức xử lý chất kích thích ra rễ gồm có 0, 0,5; 1,0 và 2,0% IBA hòa
tan trong 50 % ethyl alcohol. Mỗi nghiệm thức, 100 cành giâm được ngâm trong 1
dung dịch IBA và được cắm trong một tầng cát sâu 6 inch mà đã được làm ẩm. Các
nghiệm thức được xử lý IBA có tỷ lệ ra rễ cao hơn so với không xử lý (Enderton và
ctv, 2002)
Đối với những giống chè khó giâm có thể khắc phục bằng cách sử dụng chất
kích thích sinh trưởng để giâm cành IAA hoặc IBA và NAA. Tại Viện Nghiên cứu chè
đã nghiên cứu chất kích thích sinh trưởng làm tăng tỷ lệ xuất vườn đối với giống chè
1A (giống khó ra rễ) thí nghiệm đã dùng IAA nồng độ 4000 - 6000 ppm làm tăng tỷ lệ
xuất vườn 24,8 % so với đối chứng (Cục trồng trọt, 2010)
2.6 Ứng dụng các chất kích thích sinh trưởng trong trồng trọt:
Braudeau (1984) nhúng chân hom ca cao vào cồn hoặc vào bột tan chứa 0,50,8% IBA để tăng tỷ lệ ra rễ.
Điều chỉnh sự ra hoa của cây: Để dứa ra hoa trái vụ sử dụng α- NAA (25ppm),
2,4D (5 - 10 ppm), (Vũ Văn Vụ và ctv, 1999)


12

Theo Phạm Văn Côn (2003), ở Hawaii phun α-NAA cho nhãn vải để kích thích
ra hoa hiệu quả.
Điều chỉnh giới tính của hoa: phun GA để tạo cây mang toàn hoa đực trong sản
xuất hạt lai F1 của bầu bí (Vũ Văn Vụ và ctv, 1999).
Điều chỉnh sự phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô: trong nuôi cây mô, sử
dụng auxin để điều khiển sự phát sinh callus và rễ, còn xytokinin để điều khiển sự phát
sinh chồi (Vũ Văn Vụ và ctv, 1999).
Khi chiết nhãn dùng 2,4D (20ppm) cho kết quả tốt cam quýt dùng 2,4D (1015ppm) 1 tháng đã ra rễ so với đối chứng 3 tháng (Trần Kim Đồng và ctv 1991).
Đặng Văn Mạnh (1989) kết luận tiêu, cà phê, chè ở 30 ngày có ngiệm thức ra rễ
trên 50% khi sử dụng 2,4D. Sử dụng 2,4D 100ppm trong môi trường tro trấu cho tỷ lệ
ra rễ của tiêu là 86,7% sau 30 ngày và 93,3% sau 45 ngày.
Điều chỉnh ngủ nghỉ của củ hạt, căn hành: Để kéo dài thời gian nghỉ của khoai

tây, xử lý este metylic của axit α-naphtylaxetic có thể ngăn ngừa sự nảy mầm của
khoai tây trong thời gian dài (Trịnh Xuân Vũ và ctv, 1976).
2.7 Thời vụ nhân giống
Thời vụ trồng có thể xê dịch tùy theo khí hậu của từng địa phương, nhưng nói
chung phải trồng khi đất có độ ẩm hoặc không bị động về nước và trời không nắng gay
gắt. Người ta trồng tiêu thường là vào đầu mùa mưa để đỡ công tưới. Thời vụ trồng
tiêu ở vùng Đồng bằng song Cửu Long từ tháng 5 đến tháng 8, miền Đông Nam Bộ
trong khoảng tháng 6 - 7 - 8, vùng Tây Nguyên trồng tháng 5 – 6 - 7, vùng Bình -Trị Thiên tháng 8 - 9 - 10.
2.8 Tình hình sản xuất tiêu trên thế giới và trong nước
2.8.1 Trên thế giới
Một số quốc gia có diện tích trồng tiêu lớn nhất thế giới là: Braxin, Indonexia,
Malaysia, Ấn độ, Sri-Lanka, Madagasca.


13

Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu hạt tiêu 6 tháng đầu năm 2010 (đơn vị: USD)
Thị
trường

Tháng
6/2010

6 tháng
/2010

Tháng
5/2010

6 tháng

/2009

% tăng,
giảm
T6/2010
so vói
T5/2010

% tăng,
giảm
6T/2010
so vói
6T/2009

Hoa
Kỳ
Ả Rập
thống
nhất
Đức
Nga

Lan
Ai
Cập
Ấn Độ

39.673.634

33.000.186


6.631.035

18.382.525

- 4,95

+ 79,52

4.023.531

16.095.226

5.424.214

10.656.065

- 25,82

+ 51,04

3.706.673
2.404.639
2.240.812

29.617.193
7.545.617
14.480.578

5.954.761

1.181.931
4.190.524

14.317.027
4.873.172
10.106.656

- 37,75
+ 103,45
- 46,53

+ 106,87
+ 54,84
+ 43,28

2.060.793

7.328.537

1.388.757

8.608.211

+ 48,39

- 14,87

1.513.789

13.556.166


2.627.925

7.481.440

- 42,40

+ 81,20

(Nguồn: />Sản xuất hồ tiêu thế giới năm 2010 dự báo giảm do chịu tác động mạnh của thời
tiết và sâu bệnh. Sản lượng tiêu toàn cầu ước đạt khoảng 230.000 tấn trong năm 2010,
giảm 60.000 tấn so với dự báo trước đó của Hiệp hội Hồ tiêu thế giới và giảm khoảng
18% so với năm 2009.
Trong các nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu chính trên thế giới, chỉ Malaysia
được dự báo có sản lượng năm 2010 tăng. Theo Ủy ban Hồ tiêu Malaysia sản lượng hồ
tiêu của nước này dự báo tăng 10% trong năm 2010 lên 24.000 tấn so với 22.000 tấn
năm 2009. Hiệp hội hồ tiêu thế giới (IPC) nhận định tiêu dùng hồ tiêu toàn cầu năm
2010 đạt 320.000 tấn, tăng 10% so với năm ngoái trong khi sản lượng và dự trữ đều
giảm.
Tại Ấn Độ, Ủy ban Gia vị Ấn Độ nhận định, xuất khẩu hồ tiêu của nước này
trong năm 2010 giảm 22% xuống mức 19.750 tấn, Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu hồ
tiêu đứng thứ 2 thế giới sau Việt Nam. Theo Uỷ ban Thương mại hồ tiêu Braxin, xuất
khẩu hồ tiêu của quốc gia này 7 tháng đầu năm 2010 đạt 17.245 tấn đạt kim ngạch
53,1 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái khối lượng xuất khẩu hồ tiêu của quốc gia
này tăng 7% nhưng giá trị xuất khẩu tăng tới 40% do giá xuất khẩu tăng cao trong năm


×