Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN NUÔI RUỒI ĐỤC QUẢ Bactrocera carambolae DREW VÀ HANCOCK (DIPTERA: TEPHRITIDAE) Ở PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN NUÔI RUỒI ĐỤC QUẢ
Bactrocera carambolae DREW VÀ HANCOCK
(DIPTERA: TEPHRITIDAE)
Ở PHÒNG THÍ NGHIỆM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THỊ MỸ NHAN
NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA

: 2007 - 2011

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011


i

XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN NUÔI RUỒI ĐỤC QUẢ
Bactrocera carambolae DREW VÀ HANCOCK
(DIPTERA: TEPHRITIDAE)
Ở PHÒNG THÍ NGHIỆM

Tác giả
PHẠM THỊ MỸ NHAN



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. Nguyễn Hữu Đạt
ThS. Lê Cao Lượng

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được đề tài này trước hết con xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc công
lao trời biển của cha mẹ đã không quản khó nhọc tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con
được học tập như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hữu Đạt, Giám Đốc Trung Tâm Kiểm
dịch Thực vật sau nhập khẩu II, ThS. Lê Cao Lượng, bộ môn Bảo vệ Thực Vật,
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài này.
Luận văn được hoàn thành còn có sự giúp đỡ to lớn của anh Chu Hồng Châu,
chị Nhan Thị Minh Uyên _Trung Tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu II và sự
động viên hỗ trợ của bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn
Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm Thị Mỹ Nhan



iii

TÓM TẮT
PHẠM THỊ MỸ NHAN, trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài “Xây dựng quy trình nhân nuôi ruồi đục quả Bactrocera carambolae
Drew và Hancock (Diptera: Tephritidae) ở phòng thí nghiệm”, được báo cáo vào
tháng 8 năm 2011.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Đạt, ThS. Lê Cao Lượng.
Thực hiện tại Trung Tâm Kiểm Dịch Thực Vật Sau Nhập Khẩu II, từ tháng 02
đến tháng 6 năm 2011 theo phương pháp của Peterson (2000a).
Mục tiêu nghiên cứu:
Xây dựng quy trình nhân nuôi B. carambolae số lượng lớn trong điều kiện
phòng thí nghiệm với hiệu suất kinh tế và kỹ thuật cao để cung cấp vật liệu ruồi cho
các thí nghiệm kiểm dịch thực vật.
Nội dung nghiên cứu:
-

Xác định một số thông số sinh học như thời điểm phát triển của trứng già, ấu
trùng tuổi 1, ấu trùng tuổi 2, ấu trùng tuổi 3, nhộng, trưởng thành của B.
carambolae trên thức ăn nhân tạo và khả năng đẻ trứng của ruồi cái ở phòng thí
nghiệm nhằm phục vụ cho quá trình nhân nuôi với số lượng lớn.

-

Xây dựng quy trình nhân nuôi B. carambolae số lượng lớn trong điều kiện
phòng thí nghiệm.

Kết quả đạt được:



Vòng đời B. carambolae trong điều kiện nhân nuôi trên thức ăn nhân tạo ở điều

kiện nuôi ổn định (28 ± 0,50C, 70 – 80%) là 26 ngày ± 1 ngày, trong đó thời điểm
trứng già 24,20 giờ ± 0,77 giờ, thời gian kể từ khi thu trứng đến ấu trùng tuổi 1 là
34,80 giờ ± 0,84 giờ, ấu trùng tuổi 2 là 70,40 giờ ± 2,07 giờ, ấu trùng tuổi 3 là 101,20
giờ ± 1,92 giờ, thời gian kể từ khi thu trứng nhộng đầu tiên là 143,40 giờ ± 0,65 giờ,


iv

thời gian kể từ khi thu trứng đến khi nhộng vũ hóa thành thành trùng là 359,60 giờ ±
1,29 giờ; sức đẻ cao nhất của ruồi cái là 41 trứng.giờ-1.ngày-1, thời gian ruồi cái đẻ rộ
và có tỷ lệ nở của trứng trên 70% từ ngày thứ 14 đến ngày 34 kể từ ngày vũ hóa tương
đương ngày thứ 5 đến ngày 25 sau khi ruồi cái đẻ trứng.


Quy trình nhân nuôi tự động cung cấp một số lượng ruồi đồng nhất khỏe mạnh,

đảm bảo yêu cầu thí nghiệm: Với mật độ trứng 18.000 trứng.kg-1 thức ăn (tỷ lệ nở của
trứng ≥ 70%), thu được 11.000 nhộng (tỷ lệ hóa nhộng 90%) có thể nuôi 7 lồng trưởng
thành, mỗi lồng chứa 1.500 con. Thu nhộng và tạo thế hệ mới sau 7 ngày kể từ khi thu
trứng để nhân nuôi qua các thế hệ. Thời gian nuôi một thế hệ ruồi trưởng thành kéo dài
2 tháng với tổng thời gian khai thác trứng là 31 ngày (từ ngày thứ 31 – 62 kể từ ngày
thu trứng với trứng có tỷ lệ nở trên 70%). Trong đó thời gian thu được lứa trứng mà
ruồi cái đẻ rộ và tỷ lệ nở hơn 70% là từ 31 - 50 ngày tính từ ngày thu trứng bố mẹ tức
là ngày thứ 14 – 33 sau khi lứa bố mẹ vũ hóa trưởng thành, đây là khoảng thời gian thu
trứng hữu hiệu.


v


MỤC LỤC
Trang tựa ......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng biểu ............................................................................................... ix
Danh sách các sơ đồ và hình ...........................................................................................x
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................3
1.4 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................4
2.1 Những nghiên cứu về phân loại ruồi đục quả............................................................4
2.2 Thành phần, phân bố và tác hại của ruồi đục quả được ghi nhận trên thế giới .........5
2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến ruồi đục quả .............................................6
2.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố phi sinh vật đến ruồi đục quả.......................................6
2.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh vật.......................................................................10
2.3.3 Ảnh hưởng của chế độ khí hậu của phòng nuôi ruồi (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng)
.......................................................................................................................................11
2.3.4 Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ và thức ăn đến sự phát triển ruồi đục quả phương
đông (Bactrocera dorsalis) trong phòng thí nghiệm .....................................................12
2.3.5 Ảnh hưởng của loại thức ăn để nhân nuôi ấu trùng..............................................13
2.3.6 Mật độ trứng phù hợp để nhân nuôi trên thức ăn bán tổng hợp ...........................15
2.4 Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của Bactrocera carambolae......................15
2.4.1 Triệu chứng gây hại ..............................................................................................16
2.4.2 Nguồn gốc, phân phối và ký chủ ..........................................................................16
2.4.3 Đặc điểm hình thái................................................................................................18

2.4.4 Đặc điểm sinh học ................................................................................................20


vi

2.5 Các bước tiến hành để xây dựng quy trình xử lý nhiệt nóng trừ ruồi đục quả ........20
2.6 Nghiên cứu về một số yếu tố sinh học, sinh thái của ruồi đục quả .........................21
2.6.1 Nghiên cứu sinh học .............................................................................................21
2.6.2 Nghiên cứu về sinh thái ........................................................................................22
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................23
3.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu ...............................................................................23
3.2 Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................23
3.2.1 Nguồn ruồi Bactrocera carambolae .....................................................................23
3.2.2 Hệ thống nuôi ruồi ................................................................................................23
3.2.3 Vật liệu nghiên cứu khác ......................................................................................24
3.3 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................26
3.4 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................26
3.4.1 Xác định một số đặc điểm sinh học như thời điểm phát triển các giai đoạn của
ruồi đục quả Bactrocera carambolae trên thức ăn nhân tạo và khả năng đẻ trứng của
ruồi cái để phục vụ nhân nuôi ruồi số lượng lớn ở phòng thí nghiệm ..........................26
3.4.1.2 Thí nghiệm xác định thời điểm phát triển của ấu trùng tuổi 1, 2, 3 ..................30
3.4.1.3 Thí nghiệm xác định thời gian phát triển nhộng và vũ hóa trưởng thành .........32
3.4.1.4 Khả năng đẻ trứng của ruồi cái..........................................................................35
3.4.2 Xây dựng quy trình nhân nuôi và cung cấp số lượng lớn ruồi B. carambolae ở
phòng thí nghiệm ...........................................................................................................36
3.4.2.1 Chuẩn bị phòng nuôi ruồi ..................................................................................37
3.4.2.2 Thiết lập thế hệ ruồi ban đầu .............................................................................37
3.4.2.3 Nhân nuôi ruồi số lượng lớn ..............................................................................38
3.4.2.4 Xây dựng sơ đồ khai thác trứng theo thời gian của một lứa ruồi trưởng thành 39
3.4.2.5 Xây dựng sơ đồ thu trứng non, trứng già, ấu trùng tuổi 1, 2, 3 theo thời gian

của ruồi Bactrocera carambolae để phục vụ thí nghiệm ..............................................39
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................40
4. 1 Một số thông số sinh học như thời điểm phát triển các giai đoạn của ruồi đục quả
Bactrocera carambolae trên thức ăn nhân tạo và khả năng đẻ trứng của ruồi cái để
phục vụ nhân nuôi ruồi số lượng lớn trong phòng thí nghiệm ......................................40
4.1.1 Thời điểm trứng già ..............................................................................................40


vii

4.1.2 Thời điểm phát triển của ấu trùng tuổi 1, 2, 3 ......................................................41
4.1.3 Thời gian phát triển nhộng và vũ hóa trưởng thành .............................................42
4.1.4 Khả năng đẻ trứng của ruồi cái.............................................................................44
4.2 Xây dựng quy trình nhân nuôi và cung cấp số lượng lớn ruồi B. carambolae ở
phòng thí nghiệm ...........................................................................................................48
4.2.1 Phòng nuôi ruồi ....................................................................................................49
4.2.2 Thiết lập thế hệ ruồi ban đầu ................................................................................49
4.2.3 Nhân nuôi ruồi số lượng lớn .................................................................................50
4.2.3 Xây dựng sơ đồ khai thác trứng theo thời gian của một lứa ruồi trưởng thành ...57
4.2.4 Xây dựng sơ đồ thu trứng non, trứng già, ấu trùng tuổi 1, 2, 3 theo thời gian của
ruồi B. carambolae để phục vụ thí nghiệm ...................................................................58
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................62
5.1 Kết luận....................................................................................................................62
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64
PHỤ LỤC ......................................................................................................................68


viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên tiếng Anh

AUD

Austranlian dollar

CABI

Center

for

Agriculture

Tên tiếng Việt
Đô la Úc
and Trung Tâm Nghiên Cứu Nông

Bioscience International

Nghiệp và Khoa Học Sinh Học
Quốc Tế

Ctv

Cộng tác viên


CV

Coefficient of Variation

Hệ số biến động

DNA

Deoxyribo Nucleic Acid

EPPO

European and Mediterranean Tổ chức Bảo vệ Thực vật Châu Âu
Plant Protection Organization

và Địa Trung Hải

ICP

Integrated Crop Protection

Bảo vệ mùa vụ tổng hợp

JICA-IPQTF

Japan International Cooperation Dự án Cải tiến Biện pháp Xử lý
Agency – Improvement of plant Kiểm dịch Thực vật cho ruồi đục
quarantine treatment of fruit fly

quả của cơ quan hợp tác quốc tế

Nhật Bản

KDTV

Kiểm dịch thực vật

L.L1

late larvae 1

Ấu trùng tuổi 1 trễ hay đầu tuổi 2

L.L2

late larvae 2

Ấu trùng tuổi 2 trễ hay đầu tuổi 3

L.L3

late larvae 3

Ấu trùng tuổi 3 trễ

L1

Larvae 1

Ấu trùng tuổi 1


L2

Larvae 2

Ấu trùng tuổi 2

L3

Larvae 3

Ấu trùng tuổi 3

PCR

Polymerase Chain Reaction

Phản ứng chuỗi trùng hợp

RH

Relative Humidity

Ẩm độ

RNA

Ribonucleic acid

Axit ribonucleic


TTKDTVSNK II

Trung Tâm Kiểm Dịch Thực Vật
Sau Nhập Khẩu II

USD

United States dollar

Đô la Mỹ


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Một số công thức thức ăn nuôi ấu trùng (Nguyễn Hữu Đạt, 2007)..............14
Bảng 3.1: Công thức thức ăn nuôi ấu trùng ..................................................................25
Bảng 4.1: Thời điểm trứng già của B. carambolae tính theo thời gian phát triển phôi 40
Bảng 4.2: Thời gian phát triển các pha ấu trùng của B. carambolae được tính từ lúc
thu trứng.........................................................................................................................41
Bảng 4.3: Thời gian phát triển nhộng của B. carambolae ............................................42
Bảng 4.4: Bảng dao động về tỷ lệ trứng nở theo thời gian sau khi đẻ trứng của ..........46
B. carambolae ................................................................................................................46
Bảng 4.5: Thời gian khai thác trứng của một thế hệ ruồi B. carambolae .....................47


x

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Hình 2.1 Triệu chứng gây hại của B. carambolae ........................................................16

Hình 2.2: Bảng đồ phân bố của ruồi đục quả Bactrocera carambolae trên thế giới ....17
Hình 2.3: Vòng đời của ruồi B. carambolae .................................................................19
Hình 3.1: Hệ thống biotron nuôi ruồi ...........................................................................24
Hình 3.2: Một số dụng cụ sử dụng trong quá trình nhân nuôi ......................................25
Hình 3.3: Móc miệng của các giai đoạn ấu trùng trong vòng đời B. carambolae ........28
Hình 3.4: Các bước bố trí thí nghiệm xác định thời điểm trứng già.............................30
của ruồi đục quả B. carambolae ....................................................................................30
Hình 3.5: Các bước thực hiện thí nghiệm theo dõi thời điểm ấu trùng các tuổi...........32
Hình 3.6: Các bước thực hiện thí nghiệm theo dõi thời điểm nhộng và vũ hóa ...........34
Hình 3.7: Trưởng thành B. carambolae ........................................................................36
Hình 3.8: Dùng ống nhựa thu trứng trưởng thành hàng ngày ......................................36
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ phát triển theo thời gian các giai đoạn của B. carambolae trên
thức ăn nhân tạo ở nhiệt độ 28 ± 0,50C trong phòng thí nghiệm. .................................44
Hình 4.2: Sức đẻ trứng của ruồi cái B. carambolae ở điều kiện nuôi phòng thí nghiệm.
.......................................................................................................................................45
Hình 4.3: Quy trình nhân nuôi và cung cấp ruồi ..........................................................48
Hình 4.4: Thu trứng trưởng thành .................................................................................50
Hình 4.5: Đặt trứng vào thức ăn nuôi sâu non ..............................................................51
Hình 4.6: Thu nhộng B. carambolae ............................................................................52
Hình 4.7: Sơ đồ thu nhộng để tạo lứa ruồi trưởng thành B. carambolae mới ..............53
Hình 4.8: Nhân nuôi ruồi trong các lồng nuôi trưởng thành ........................................53
Hình 4.9: Sơ đồ quy trình nhân nuôi ruồi B. carambolae ở điều kiện nuôi ổn định ...54
Hình 4.10: Sơ đồ khai thác trứng B. carambolae trong điều kiện nhân nuôi phòng thí
nghiệm ...........................................................................................................................57
Hình 4.11: Sơ đồ cung cấp trứng và ấu trùng của B. carambolae ................................58
Hình 4.12: Các bước nhân nuôi ruồi số lượng lớn trong phòng thí nghiệm .................61


1


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Ruồi đục quả là một trong những đối tượng kiểm dịch thực vật quan trọng và là
rào cản xuất nhập khẩu quả tươi nhiệt đới sang các nước phát triển. Theo dự án quản
lý ruồi đục quả ở Việt Nam (ICP/VIE/8823/1999 - 2000) thì ở Việt Nam có khoảng 30
loài ruồi đục quả thì Bactrocera carambolae là một trong những đối tượng gây hại tại
các vùng cây ăn quả trong nước. Theo Drew và ctv (2000) mật độ Bactrocera
carambolae thấp, chiếm tỷ lệ 1.953/ 26.133 mẫu Bactrocera dorsalis trên bẫy Methyl
Eugenol và chỉ phát hiện trên cây điều đỏ. Vào năm 2011, TTKDTVSNK II phát hiện
thêm Bactrocera carambolae trên mận và ổi. Tuy nhiên Bactrocera carambolae lại là
đối tượng kiểm dịch của nhiều nước trên thế giới như Nhật, Mỹ, Úc (JICA-IPQTF
Project, 2006).
Việc nghiên cứu giải pháp trừ ruồi đục quả cho các loại quả tươi xuất khẩu là
một vấn đề mang tính khoa học và cấp thiết cho thực tiễn sản xuất và hội nhập thương
mại thế giới. Hiện nay đã có một số biện pháp xử lý ruồi đục quả sau thu hoạch như
khử trùng bằng chất xông hơi và chiếu xạ, xử lý nhiệt bằng hơi nước nóng hoặc không
khí nóng (Corcoran và ctv.,1998; Jennifer và Sharp, 1993).
Phục vụ cho công tác xử lý ruồi đục quả, những năm gần đây đã có một số
nghiên cứu về điều tra thành phần, phổ ký chủ, biện pháp phòng trừ cũng như đặc
điểm hình thái, sinh thái, sinh học trong tự nhiên của ruồi đục quả và nhân nuôi quần
thể ở ba loài ruồi đục quả như Bactrocera dorsalis, Bactrocera correcta, Bactrocera
cucurbitae tại các phòng thí nghiệm của Cục Bảo Vệ Thực Vật, Viện Bảo Vệ Thực
Vật, Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả miền Nam, trường Đại học Nông Lâm thành phố


2

Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc xây dựng quy trình nhân nuôi số lượng lớn ruồi đục quả

Bactrocera carambolae phục vụ cho quy trình xử lí kiểm dịch thực vật vẫn chưa được
nghiên cứu thực hiện.
Để có được quần thể ruồi đủ đáp ứng cho các nghiên cứu xử lý trừ diệt thì sau
khi thiết lập thế hệ ruồi bố mẹ ban đầu cần phải tiến hành nhân nuôi với số lượng lớn.
Nhân nuôi và cung cấp ruồi với số lượng lớn là một trong 8 bước để tiến hành xây
dựng quy trình xử lý nhiệt nóng trừ ruồi đục quả theo đúng tiêu chuẩn quốc tế (JICAIPQTF, 2008). Nhân nuôi ruồi với số lượng lớn là một chuỗi công việc phức tạp, công
phu, tỉ mỉ, đòi hỏi phải duy trì được quần thể ruồi trong điều kiện ruồi luôn luôn khỏe
mạnh để khi cần huy động một số lượng ruồi bất kì vào một độ tuổi bất kì cho thí
nghiệm liên quan đến ruồi đục quả thì quần thể này vẫn cung ứng được một cách đầy
đủ.
Xây dựng được quy trình nhân nuôi và cung cấp ruồi sẽ giúp việc duy trì lâu dài
các công tác nghiên cứu về ruồi đục quả, từ đối tượng quả này sang các đối tượng quả
khác, với những biện pháp xử lý trừ diệt khác nhau như xử lý hơi nước nóng, chiếu xạ
quả, tạo đực bất dục, … phục vụ cho cả hai mục tiêu nghiên cứu sau thu hoạch lẫn
trước thu hoạch, kiểm dịch thực vật lẫn bảo vệ thực vật.
Với yêu cầu cấp thiết đó, đề tài “Xây dựng quy trình nhân nuôi ruồi đục quả
Bactrocera carambolae Drew và Hancock (Diptera: Tephritidae) ở phòng thí
nghiệm” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng quy trình nhân nuôi ruồi đục quả B. carambolae số lượng lớn trong
điều kiện phòng thí nghiệm với hiệu suất kinh tế và kỹ thuật cao để cung cấp vật liệu
ruồi cho các thí nghiệm kiểm dịch thực vật.


3

1.3 Yêu cầu
Biết được thời gian phát triển của trứng, ấu trùng các tuổi, nhộng, trưởng thành
của ruồi B. carambolae trên thức ăn nhân tạo và khả năng đẻ trứng của ruồi cái ở
phòng thí nghiệm.

Xây dựng được quy trình nhân nuôi B. carambolae số lượng lớn trong điều kiện
phòng thí nghiệm một cách hệ thống và toàn diện.
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện trên loài ruồi đục quả Bactrocera carambolae ở Việt
Nam.
Thời gian và địa điểm: đề tài đã được thực hiện từ tháng 02 năm 2011 đến
tháng 6 năm 2011, tại phòng thí nghiệm của Trung Tâm Kiểm Dịch Thực Vật Sau
Nhập Khẩu II.
Nội dung nghiên cứu:
-

Xác định một số thông số sinh học như thời điểm phát triển của trứng già, ấu

trùng tuổi 1, ấu trùng tuổi 2, ấu trùng tuổi 3, nhộng, trưởng thành của B. carambolae
trên thức ăn nhân tạo và khả năng đẻ trứng của ruồi cái ở phòng thí nghiệm với chế độ
ánh sáng: 10 giờ sáng (800 lux) + [1 giờ bình minh, 1 giờ hoàng hôn] (300 lux), nhiệt
độ: 28 ± 0,50C, ẩm độ: 70 – 80% RH nhằm phục vụ cho quá trình nhân nuôi với số
lượng lớn.
-

Xây dựng quy trình nhân nuôi B. carambolae số lượng lớn trong điều kiện

phòng thí nghiệm.


4

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Những nghiên cứu về phân loại ruồi đục quả
Phân loại các loài ruồi đục quả bao gồm: thành phần ký chủ, bộ phận gây hại,
đặc điểm hình thái, đặc điểm sâu non, bộ phận sinh dục của trưởng thành. Ngoài ra,
hiện nay còn áp dụng việc phân tích ADN giữa các nhóm loài có quan hệ gần nhau
chẳng hạn như Dorsalis complex, Tryoni complex. Riêng ruồi đục quả Tephritidae
thuộc tổng họ Tephritidae, có ba phân họ là Tephritinae, Trypetinae và Dacinae. Trong
đó các loài ruồi thuộc phân họ Dacinae, đa số là hại quả và rất được quan tâm. Khu
vực châu Úc và Thái Bình Dương, phân họ Dacinae có khoảng 290 loài (Drew, 1989)
và ruồi đục quả phương đông có 60 loài có quan hệ gần nhau (Drew và Hancock,
1994).
Phân họ Dacinae có hai giống chính là Bactrocera và Dacus, được phân biệt
như sau:
Giống Bactrocera: có nguồn gốc Châu Á – Thái Bình Dương, ở Châu Phi xuất
hiện rất ít. Hình thái: khớp nối giữa các đốt bụng số I đến V chuyển động linh hoạt.
Các loài này gây hại chủ yếu trên cây ăn quả vùng nhiệt đới, á nhiệt đới châu Á. Phân
giống quan trọng Bactrocera Bactrocera và Bactrocera Zeugodacus.
Giống Dacus: có nguồn gốc ở Châu Phi, một số ít được ghi nhận tại Châu Á –
Thái Bình Dương. Hình thái: khớp nối giữa các đốt bụng số I đến V cố định. Ký chủ là
các họ Asclepiadaceae, Cucurbitaceae. Phân giống quan trọng là Dacus Callantra.
Theo Beroza và Green (1963); Keng-Hong Tan và ctv. (1996), việc nghiên cứu
các chất dẫn dụ ruồi đục quả như Parapheromone, Pheromone,… cũng là một hướng
để nghiên cứu phân loại cũng như đề ra biện pháp phòng trừ ruồi đục quả.


5

Chẳng hạn như nhóm Parapheromone có Cue lure (CuE) hấp dẫn ruồi đực 47
loài, 10 loài bị hấp dẫn bởi Methyl eugenol (ME), 7 loài thuộc Dacinae không bị hấp
dẫn bởi bẫy tại khu vực đảo Thái Bình Dương (Allwood và ctv, 1996). CuE dẫn dụ
ruồi đực giống Bactrocera, Dacus; ME dẫn dụ ruồi đực Bactrocera spp., một số thuộc

phân giống Bactrocera (Zeugodacus); Trimedlure hấp dẫn các loài ruồi thuộc phân
giống Ceratitis (Ceratitis) (White và Harris, 1992).
Theo đề tài “Xây dựng phả hệ của ruồi đục quả Bactrocera carambolae ở miền
Nam Việt Nam dựa trên trình tự gen 16S rRNA” của Phan Thị Thu Hiền (2009), đề tài
này nhằm có hướng đi đúng đắn cho các nghiên cứu về ruồi đục quả (Bactrocera
carambolae) cần phải biết mối quan hệ của loài này với các loài ruồi khác. Đề tài này
giúp xác định mối quan hệ giữa các loài ruồi đục quả Bactrocera cũng như bước đầu
bổ sung thêm cơ sở dữ liệu để nghiên cứu về các loài ruồi đục quả này tại Việt Nam.
Thu thập một số loại quả bị nhiễm ruồi tiếp theo đó định danh phân loại, tiến hành
phân tích DNA. Kết quả cho thấy tổng số 45 mẫu Bactrocera carambolae thu được
trong nghiên cứu đã được định danh dựa vào đặc điểm hình thái ở một số tỉnh miền
Nam Việt Nam. Kết quả 10/45 mẫu đã được ly trích DNA theo quy trình cải tiến từ
protocol 12 và tiến hành chạy PCR. Kết quả phân tích dựa trên trình tự khuếch đại
vùng gen 16S rRNA (473 bp) của 7/10 mẫu ruồi, kết hợp với trình tự của các mẫu ruồi
trên ngân hàng gen cho thấy các mẫu ruồi đục quả này đều nằm trong phức hợp
Bactrocera dorsalis với tỷ lệ tương đồng cao (98,7%).
2.2 Thành phần, phân bố và tác hại của ruồi đục quả được ghi nhận trên thế giới
Theo White và Harris (1992), có khoảng 4.000 loài ruồi đục quả được phát hiện
ra, đa số thuộc họ Tephritidae của bộ Diptera.
Tùy theo các vùng địa lí, khí hậu khác nhau trên trái đất mà sự phân bố của các
loài các giống ruồi đục quả khác nhau. Chẳng hạn như giống Anatrepha gây hại khu
vực Nam, Trung Mỹ và Tây Âu; giống Bactrocera phát triển ở khu vực Châu Á, Châu
Úc và nam Thái Bình Dương, một số ít ở Châu Phi; giống Dacus tấn công hoa quả họ
bầu bí Cucurbitaceae, đậu họ Asclepiadaceae, nhiều loài được phát hiện ở Châu Phi.
Phổ ký chủ của các loài ruồi đục quả rất đa dạng, vì loài ruồi đục quả là một
loài đa thực, có thể thấy trên một loại quả nhiều loài ruồi và một loài ruồi có thể gây


6


hại trên nhiều loài quả. Ví dụ tại khu vực Đông Nam Á, loài Bactrocera dorsalis có
117 loại quả ký chủ, số lượng ký chủ của Bactrocera correcta là 58, Bactrocera
carambolae có 75 loại quả ký chủ (Drew và ctv.,1994).
Ruồi đục quả có sức phá hoại nghiêm trọng. Theo White và Harris (1992), hầu
hết ấu trùng của ruồi đục quả phát triển trong bộ phận mang hạt của cây, khoảng 35%
gây hại phần thịt quả.
Ở các vùng nhiệt đới thì ruồi đục quả gây hại trầm trọng hơn vùng ôn đới có
mùa đông lạnh, những vùng độc canh cây ăn quả thì làm ruồi gia tăng nhanh với số
lượng lớn, có khi còn phá hoại hoàn toàn mùa màng. Một số thiệt hại được tính toán
như: ở Úc, một năm chi khoảng 850 triệu AUD cho việc phòng trừ ruồi đục quả và bị
tổn thất gần 100 triệu AUD (Anon, 1982); tại bang California (Mỹ) chi phí phòng trừ
290 triệu USD trong một năm, tổn thất năng suất ước tính 910 triệu USD (Dowell và
Wange, 1986).
Các nước tiên tiến đã đặt ra các biện pháp kiểm dịch rất nghiêm ngặt khi nhập
khẩu các loại trái cây để tránh việc lây nhiễm và phải tốn quá nhiều chi phí cho công
tác phòng trừ các loài ruồi đục quả gây hại trên lãnh thổ.
2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến ruồi đục quả
Các yếu tố môi trường bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, giao phối, tuổi thọ và sự phát triển của ấu trùng. Chất
lượng ánh sáng (cường độ ánh sáng, độ dài bước sóng) và thời gian chiếu sáng ảnh
hưởng đến sinh lý, tập tính, sự sinh sản, trạng thái tiềm sinh và các tính chất sinh hóa
của ruồi.
2.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố phi sinh vật đến ruồi đục quả
*Ảnh hưởng của nhiệt độ
Trong các yếu tố vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống côn trùng thì nhiệt
độ là yếu tố đặc biệt quan trọng. Côn trùng là loài biến nhiệt vì vậy mà hoạt động
sống, vận tốc phát triển, hành vi, biến động quần thể đều phụ thuộc vào nhiệt độ môi
trường. Thuận lợi cho sự phát triển của côn trùng chỉ nằm trong một khoảng nhiệt độ



7

nhất định. Nếu cao hơn hoặc thấp hơn vùng nhiệt độ này thì khả năng hoạt động của
côn trùng giảm dần rồi mất đi, côn trùng rơi vào trạng thái hôn mê nóng hay hôn mê
lạnh tạm thời. Khả năng phục hồi hoạt động sống của côn trùng vẫn có thể diễn ra nếu
nhiệt độ dần dần trở lại phạm vi giới hạn hoạt động tích cực. Nếu nhiệt độ vẫn tiếp tục
tăng hoặc giảm thì côn trùng sẽ chết.
Thời gian và tốc độ phát triển côn trùng phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng
thấp hơn giới hạn nhiệt độ dưới thì quá trình sinh lí bị chậm lại, sự phát triển bị ngừng
làm cho vòng đời côn trùng dài ra.
Đa số các loài ruồi đục quả quan trọng phát triển tối ưu ở nhiệt độ 25 – 290C,
nhiệt độ thấp hơn 200C làm giảm tốc độ tăng trưởng quần thể, nếu nhiệt độ quá thấp
hoặc tăng cao đột ngột thì ruồi sẽ chết, có rất ít loại ruồi có thể chịu đựng được 460C
trong vòng 30 phút (Peterson, 2000; Jang, 1986). Do đó có thể sử dụng nhiệt độ hợp lý
có thể tiêu diệt được một số loài ruồi đục quả.
*Ảnh hưởng của ẩm độ
Trong sinh thái, ẩm độ có ý nghĩa rất lớn đối với côn trùng. Sự tác dụng của ẩm
độ rất đa dạng, ẩm độ vừa làm thay đổi lượng nước trong mô cơ thể do đó ảnh hưởng
đến sự sống sót và khả năng đẻ trứng của côn trùng vừa có thể tác dụng lên cơ thể côn
trùng gián tiếp thông qua thức ăn.
Côn trùng có kích thước nhỏ, diện tích bề mặt lớn, do đó sự bốc hơi nước của
cơ thể càng lớn vì vậy mà côn trùng phụ thuộc rất nhiều vào ẩm độ của môi trường.
Giữ nước trong cơ thể côn trùng đòi hỏi có những cơ chế đặc biệt như một sự thích
nghi cần thiết để giữ cân bằng nước giữa cơ thể và môi trường. Những thích nghi đó là
thích nghi hình thái, thích nghi sinh lý và thích nghi sinh thái.
Ảnh hưởng của ẩm độ lên cơ thể côn trùng còn gián tiếp qua thức ăn. Ẩm độ
của thức ăn phải nằm trong khoảng cho phép nếu không côn trùng sẽ không ăn được.
Do giai đoạn trứng và ấu trùng của ruồi đục quả sống trong quả ký chủ và giai
đoạn nhộng sống trong đất dưới tán cây ký chủ nên ẩm độ không phải là yếu tố quan
trọng. Đa số ruồi trưởng thành của các loài thích hợp ẩm độ từ 60 - 80%, ruồi còn có



8

khả năng bay tìm nguồn nước trong trường hợp trời hanh khô, ẩm độ thấp, đôi khi ẩm
độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến việc bay lượn của ruồi trong việc tìm thức ăn, nước
uống, giao phối và đẻ trứng.
Việc nghiên cứu đồng thời tác động nhiệt độ và ẩm độ lên tốc độ phát triển,
trạng thái, khả năng đẻ trứng của côn trùng sẽ rất cần thiết khi nhân nuôi côn trùng với
số lượng lớn.
*Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố sinh thái, vai trò của ánh sáng cũng quan trọng không kém
so với nhiệt độ và ẩm độ. Ánh sáng là yếu tố điều khiển chu trình sống hàng năm của
loài. Chế độ ánh sáng ảnh hưởng đến sự vũ hóa và đẻ trứng của côn trùng, thời gian
chiếu sáng dài côn trùng sẽ phát triển không ngừng. Ánh sáng làm thay đổi trạng thái
sinh lý hay chín sinh dục. Tuổi của cá thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và thành
phần quang phổ của tia chiếu sáng. Ánh sáng còn tác dụng lên côn trùng gián tiếp qua
nguồn thức ăn là thực vật đặc biệt là các loài côn trùng ăn thực vật, ánh sáng làm ảnh
hưởng đến sự phát triển các giai đoạn sinh trưởng của côn trùng.
Chế độ ánh sáng lý tưởng cho ruồi là 800 lux, đa số chúng cần 400 – 500 lux,
200 - 300 lux thì thích hợp cho việc giao phối. Chế độ ánh sáng hơn 1.000 lux ít phù
hợp với ruồi hơn (Peterson, 2000). Trong quá trình nhân nuôi ruồi cần thiết kế chế độ
ánh sáng sao cho phù hợp để có lợi ruồi phát triển, giao phối và đẻ trứng.
Tỷ lệ sáng và tối thích hợp sẽ tùy thuộc vào sinh học của mỗi loài ruồi. Theo
Fay (1985), chế độ ánh sáng liên tục, cường độ ánh sáng mạnh thường được dùng
trong trường hợp nhân số lượng cá thể lớn vì sẽ giúp cho ruồi đẻ trứng nhiều hơn và
Fumihiko (1996) cho rằng giảm cường độ ánh sáng để kích thích sự giao phối của các
loài ruồi như: Bactrocera tryoni, Bactrocera dorsalis và Bactrocera cucurbitae (được
trích dẫn bởi Peterson và ctv, 2000b).
* Ảnh hưởng của đất và nước

Ruồi đục quả là loài côn trùng có cánh có giai đoạn trưởng thành hoạt động tích
cực sống trong môi trường không khí, nhưng giai đoạn hoạt động không tích cực là


9

nhộng thì sống trong môi trường đất, nếu không có môi trường này thì ấu trùng không
thể hóa nhộng được.
Phần lớn trong cơ thể côn trùng là nước, do đó cần cung cấp một lượng nước
đầy đủ để côn trùng hoàn thành chu kì sống.
*Ảnh hưởng của thức ăn
Quan trọng nhất trong cuộc sống côn trùng là quan hệ với các cá thể khác, động
vật khác và thức ăn. Tổng hợp các quan hệ tương hỗ đó thường tác dụng lên từng cá
thể, lên tổng thể loài và được gọi là yếu tố sinh học của môi trường. Yếu tố sinh học
phản ánh mối liên hệ giữa cá thể và quần thể sống này với quần thể sống khác. Cơ sở
quan hệ giữa côn trùng với các yếu tố sinh học của môi trường là quan hệ dinh dưỡng.
Dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển sinh lý côn trùng, tạo nên sự thích nghi đưa
đến việc sử dụng nguồn thức ăn này hay nguồn thức ăn khác. Thức ăn là yếu tố quan
trọng để côn trùng tồn tại.
Mỗi loại thức ăn có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Mỗi loài côn trùng có
nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, do đó từng loại côn trùng sẽ lựa chọn thức ăn khác
nhau. Nếu thức ăn thích hợp, tốc độ phát triển sẽ nhanh, tỷ lệ chết ít, khả năng đẻ trứng
cao, ngược lại thúc ăn không phù hợp, thời gian sinh trưởng phát triển sẽ kéo dài, tỷ lệ
chết cao, khả năng đẻ trứng thấp. Chất lượng thức ăn ảnh hưởng sâu sắc đến sinh
trưởng và phát dục của côn trùng. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của côn trùng mà
nhu cầu các loại thức ăn khác nhau.
Khi thức ăn phù hợp côn trùng phát triển nhanh, dự trữ nhiều chất dinh dưỡng
nhất là mỡ, hàm lượng nước kết tinh trong cơ thể cao, hàm lượng nước tự do giảm, do
đó làm tăng khả năng chịu lạnh, chịu nóng của côn trùng. Hàm lượng nước tự do trong
cơ thể côn trùng tỷ lệ thuận với hàm lượng nước trong thức ăn, còn hàm lượng nước

liên kết tỷ lệ nghịch với hàm lượng nước trong thức ăn.
Trong tự nhiên ruồi trưởng thành sử dụng thức ăn từ phấn hoa, nhụy hoa để
hoàn tất vòng đời, ấu trùng ăn thịt quả tươi của cây ký chủ. Khi nuôi nhân tạo trong
phòng thí nghiệm, các thí nghiệm khác nhau đã sử dụng các công thức thức ăn khác


10

nhau, ba công thức cơ bản đã được sử dụng chẳng hạn như cà rốt tươi (Mỹ), cà rốt khô
(Úc), bột cám, bột ngô (Nhật) (Peterson, 2000a; JICA, 1996; Jang, 1986).
Theo Lloyd (1996) vi khẩu trong họ Enterbacteriaceae với ba loài chủ yếu
Erwinia herbicola, Klebsiella oxytoca và Enterobacter cloacae có ảnh hưởng thiết yếu
đến vòng đời của nhiều loài ruồi đục quả và là thành phần không thể thiếu để nhân
nuôi ruồi ở phòng thí nghiệm. Nguồn vi khuẩn này thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn
và tăng khả năng hấp dẫn của thức ăn đối với ruồi (Drew và ctv,. 1987). Trong điều
kiện nuôi nhân tạo, nguồn vi khuẩn được lấy từ dạ dày con trưởng thành ngoài tự
nhiên, qua phân lập, nuôi cấy và cho trưởng thành ăn 2 lần.tuần-1 trong suốt cuộc đời.
2.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh vật
*Sự cạnh tranh trong loài
Trên một quả có trọng lượng 300 - 350 gam số lượng trứng có thể vài trăm tuy
nhiên trong quá trình trứng nở, ấu trùng phát triển thì quả cũng thối dần làm cho nguồn
thức ăn suy giảm, số lượng ấu trùng hóa nhộng chỉ đạt khoảng 100 ấu trùng, tỷ lệ vũ
hóa chỉ đạt khoảng 10% số trứng được đẻ ban đầu (Peterson, 2001). Khi tiến hành
nhân nuôi cần thiết xác định một mật độ trứng thích hợp trên một lượng thức ăn nhất
định để quần thể đạt sức khỏe tốt nhất.
* Thành phần giới tính trong quần thể
Giới tính của quần thể biểu hiện bằng tỷ lệ đực và tỷ lệ cái của một vòng đời.
Trong thiên nhiên tỷ lệ đực: cái là 1: 1, tuy nhiên tỷ lệ này thay đổi theo nhóm tuổi,
điều kiện môi trường, mùa, vùng phân bố địa lý. Tỷ lệ giới tính phụ thuộc rất lớn vào
số lượng và chất lượng thức ăn của quần thể. Khi thức ăn thích hợp thì số lượng con

cái nhiều hơn con đực, quần thể phát triển nhanh; ngược lại khi chất lượng thức ăn
miễn cưỡng, số lượng ít thì số lượng con đực sẽ nhiều hơn. Tỷ lệ đực cái có liên quan
đến tập tính sinh dục (số lần giao phối) và tiềm năng sinh sản.


11

*Kẻ thù của ruồi trong tự nhiên và khi nhân nuôi trong phòng
Côn trùng có nhiều kẻ thù trong tự nhiên như vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh,
giun ký sinh, thực vật, động vật khác. Tất cả các kẻ thù trong tự nhiên có vai trò lớn
trong việc hạn chế sự sinh sản, lan rộng của các loài côn trùng.
Kiến là loài phổ biến nhất được ghi nhận trong các vườn cây ăn quả đã tấn công
các loài ruồi đục quả. Ngoài ra còn có thiên địch họ Carabidae (Pheropsophus
sobrinus) ăn sâu non và nhộng trong đất của B. correcta (CABI, 2001).
Một số loài ký sinh trên ruồi đục quả Bactrocera sp.như Opius spp., Biosteres
spp., Spalangia sp. (CABI, 2001).
Thức ăn của ruồi trưởng thành là đường, men protein nên đã thu hút kiến đến
tấn công để cạnh tranh thức ăn. Do đó, trong các phòng nuôi ruồi cần phải kê dưới
chân kệ một chén đổ ngập nước và phải được thường xuyên quét dọn, thay nước để
tránh kiến. Bên cạnh đó, các loại thức ăn nhân tạo dùng để nuôi ruồi có khả năng rất
dễ nhiễm nấm mốc, vi khuẩn tấn công làm giảm sức sống hay gây chết ấu trùng. Cho
nên có thể bổ sung các chất chống nấm và vi khuẩn thích hợp vào thức ăn kết hợp với
việc vệ sinh sạch sẽ phòng nuôi ruồi để duy trì quần thể ruồi luôn luôn khỏe mạnh.
2.3.3 Ảnh hưởng của chế độ khí hậu của phòng nuôi ruồi (nhiệt độ, ẩm độ, ánh
sáng)
Phòng nuôi ruồi phải có chế độ phù hợp để khi nuôi qua nhiều thế hệ thì ruồi
vẫn có khả năng phát triển ổn định, khỏe mạnh cho các nghiên cứu về đặc điểm sinh
học, hình thái cũng như đánh giá khả năng chống chịu nhiệt, xử lý nhiệt, mới đáp ứng
được các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật quốc tế.
Theo Heither và Corcoran (1985) thì quần thể ruồi được thiết lập ở trong

phòng, gọi là khoẻ mạnh, đủ điều kiện để sử dụng vào các nghiên cứu về sinh học và
sinh thái của chúng, thì phải đạt tiêu chuẩn về thông số sức khoẻ như: có tỷ lệ trứng nở
≥ 70%, tỷ lệ hoá nhộng ≥ 60%, khối lượng 500 con nhộng ≥ 6 g, tỷ lệ vũ hoá ≥ 80%
và tỷ lệ trưởng thành bay khoẻ ≥ 80%. Cũng theo Corcoran và ctv (1998) thì quần thể
ruồi nuôi trong phòng có khả năng chống chịu nhiệt tỷ lệ thuận với khối lượng nhộng


12

nuôi đạt được. Nói một cách đơn giản là nuôi được ruồi càng lớn và càng phát triển
đồng loạt là càng đạt yêu cầu trong nghiên cứu trừ diệt ruồi (Nguyễn Hữu Đạt, 2008).
Tại Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II hiện có hai hệ thống nuôi
ruồi nhân tạo như sau:
Hệ thồng nuôi trong điều kiện ổn định bao gồm tủ định ôn nuôi trứng (28 ±
0,10C), biotron nuôi ấu trùng và trưởng thành (28 ± 0,50C và 70 - 80% RH), biotron
trữ quả nhiễm (28 ± 0,50C) do hãng Sanchu của Nhật Bản cung cấp; đi kèm với nguồn
thức ăn cám mì cho ấu trùng, protein khô trộn đường cho trưởng thành, nuôi 1.500 cá
thể trưởng thành trong lồng nuôi nhỏ (30 x 30 x 40) cm3 (JICA-IPQTF, 2006).
Hệ thống nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm bao gồm tủ định ôn nuôi trứng
(28 ± 0,50C), phòng nuôi ấu trùng và trưởng thành (27 ± 10C và 60 – 85% RH), phòng
trữ quả nhiễm (28 ± 0,50C); với nguồn thức ăn cà rốt tươi cho ấu trùng, protein ướt và
đường cho trưởng thành, nuôi trong 15.000 cá thể trưởng thành trong lồng nuôi lớn (70
x 70 x 70) cm3 (Peterson, 2000).
2.3.4 Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ và thức ăn đến sự phát triển ruồi đục quả
phương đông (Bactrocera dorsalis) trong phòng thí nghiệm
Theo Fay (1989) đa số các loài ruồi đục quả đều ăn tạp, đây là đặc điểm rất
thuận lợi cho việc nuôi ruồi trong phòng thí nghiệm. Trên thế giới đã nuôi thành công
các loại ruồi đục quả như: Bactrocera tryoni, Bactrocera dorsalis, Bactrocera jarvisi,
Bactrocera cucumis, Bactrocera cucurbitae, Anastrepha ludens, Anastrepha suspense
và Ceratitus capitata (được trích dẫn bởi Peterson và ctv, 2000a).

Nguồn thức ăn khác nhau, chế độ nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng khác nhau ảnh
hưởng rõ rệt đến sự biến động quần thể ruồi trong nhân nuôi thí nghiệm. Đối với,
Bactrocera dorsalis thì nguồn cà rốt tươi, ở nhiệt độ 26 ± 20C, độ ẩm 60 - 70%, pha
trứng kéo dài 56 giờ, ấu trùng kéo dài 6 - 6,5 ngày, nhộng kéo dài 6 - 7 ngày, vòng đời
28 - 29 ngày (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 2006). Khi nuôi ruồi bằng bột ngô và trong
điều kiện nhiệt độ 24 - 260C, ẩm độ từ 61 – 72% thì thời gian ấu trùng 11,97 - 14,17


13

ngày, thời gian nhộng 10,73 - 11,5 ngày và vòng đời kéo dài 30 - 35 ngày (Dương
Minh Tú và ctv.,2001).
Ruồi nằm trong nhóm côn trùng chín sinh dục sau, nghĩa là quá trình hình thành
trứng chỉ xảy ra trong thời gian sống của pha trưởng thành và quá trình rụng trứng bị
chi phối bởi các yếu tố bên ngoài như lượng thức ăn, thời tiết,… Do đó, dinh dưỡng bổ
sung ở pha trưởng thành không chỉ là điều kiện bắt buộc mà còn ảnh hưởng lớn đến
sức sinh sản cũng như tuổi thọ của ruồi và kết cục là ảnh hưởng đến sự biến động quần
thể (Phạm Bình Quyền, 2006). Vấn đề này rất quan trọng khi muốn thiết lập quần thể
và nhân nuôi trong phòng thí nghiệm. Theo Peterson (2000a) protein và đường là hai
loại thức ăn rất quan trọng trong giai đoạn trưởng thành của ruồi, protein và đường ảnh
hưởng rõ rệt đến sự chín của trứng trong cơ thể ruồi mẹ, khả năng đẻ trứng và tuổi thọ
của ruồi mẹ. Ruồi không ăn protein mà chỉ ăn đường sẽ trưởng thành rất chậm. Lúc
đó, trung bình 45 ngày sau vũ hóa thì ruồi mới có thể tạo được trứng chín với số lượng
rất thấp 2 - 8 trứng.con cái-1 và chỉ tạo được trứng chín trung bình trong 15 ngày.
Trong khi, ruồi ăn protein và đường trung bình sẽ tạo trứng thành thục vào ngày thứ 9
sau vũ hóa. Nếu ruồi không được ăn đường mà chỉ ăn protein thì chết ngay sau vũ hóa
trung bình 2,8 ngày, do đó không tạo được trứng chín (Đặng Đăng Chương, 2003).
Ngoài ra, ruồi ăn đầy đủ protein và đường sẽ sống thọ nhất, với thời điểm đẻ trứng cao
nhất là ngày thứ 21 - 29 sau vũ hóa (khoảng 22 - 34 trứng.ngày-1).
2.3.5 Ảnh hưởng của loại thức ăn để nhân nuôi ấu trùng

Nhằm lựa chọn công thức ăn nhân tạo trong số những công thức thức ăn phù
hợp với điều kiện phòng thí nghiệm ở Việt Nam để đưa vào quy trình nhân nuôi
thường xuyên


14

Bảng 2.1: Một số công thức thức ăn nuôi ấu trùng (Nguyễn Hữu Đạt, 2007)
Loại thức ăn

Thành phần

Số lượng

Cà rốt tươi

-

Cà rốt tươi xay nhuyễn
Nipagin
Torula yeast
HCl 2N

800 cc
1,04 g
16 g
15 cc

Cà rốt khô


-

Cà rốt khô
Torula yeast
HCl nguyên chất
Nipagin
Nước

300 g
100 g
12 ml
10 g
2000 ml

Bột bắp

-

Bột bắp
Torula yeast
HCl nguyên chất
Nipagin
Đường
Giấy vệ sinh
Nước

50 g
5g
0,2 ml
0,15 g

5g
3g
85 ml

Cám mì nhập từ Nhật
-

Cám mì nhập từ Nhật
Đường
Torula yeast
Giấy vệ sinh
Sodium benzoate
HCl (3,5% 1N)
Nước

175 g
50 g
35 g
25 g
0,75 g
20 ml
650 ml

Cám mì

Cám mì (nội địa)
Đường
Torula yeast
Giấy vệ sinh
Sodium benzoate

HCl (3,5% 1N)
Nước

175 g
50 g
35 g
25 g
0,75 g
20 ml
650 ml

-


×