Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TƯỚI VÀ ĐỀ XUẤT CHẾ ĐỘ TƯỚI HỢP LÝ CHO CỎ CỦA SÂN GOLF THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.79 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TƯỚI VÀ ĐỀ XUẤT CHẾ ĐỘ TƯỚI
HỢP LÝ CHO CỎ CỦA SÂN GOLF THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THANH HOÀI
NGÀNH : NÔNG HỌC
KHÓA : 2007-2011

Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC



ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TƯỚI VÀ ĐỀ XUẤT CHẾ ĐỘ TƯỚI
HỢP LÝ CHO CỎ CỦA SÂN GOLF THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH HOÀI
Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành


Nông học.

Giảng viên hướng dẫn:
TS. NGÔ ĐẰNG PHONG

TP. HỒ CHÍ MINH
Tháng 7/2011


LỜI CẢM ƠN
Con xin ghi lòng công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ!
Chân thành biết ơn
Thầy Ngô Đằng Phong - Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã
tận tình hướng dẫn trong quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học cùng
toàn thể quý thầy cô trong khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi
những kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến chị Phạm Thị Kim Thoa, ban quản lý sân
bãi và toàn thể anh chị em công nhân của sân golf Thủ Đức, đã tạo điều kiên giúp đỡ tôi
rất nhiều trong thời gian thực hiện khóa luận này.
Xin cám ơn bạn Phạm Thành Nhân, toàn thể các bạn ở bộ môn Thủy Nông và các
bạn cùng lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường và thời
gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Sinh viên

Trần Thanh Hoài


TÓM TẮT

TRẦN THANH HOÀI, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8
năm 2011. Đề tài nghiên cứu “ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TƯỚI VÀ ĐỀ XUẤT CHẾ
ĐỘ TƯỚI HỢP LÝ CHO CỎ SÂN GOLF THỦ ĐỨC - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH”.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Ngô Đằng Phong
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 02 đến tháng 06/2011 với mục tiêu khảo sát và đánh
giá tình trạng hoạt động, mức độ hiệu quả của hệ thống tưới khu Đông và khu Tây ở sân
golf Thủ Đức. Từ đó xác định chế độ tưới nước phù hợp nhất cho sân golf Thủ Đức.
Tham gia thí nghiệm gồm 2 hệ thống tưới khu Đông và khu Tây. Khu Đông gồm 3 green:
green 1, green 5, green 14. Khu Tây gồm 3 green: green 4, green 12B, green 14. Các
green được bố trí theo dọc theo trạm bơm, và được thí nghiệm ba lần lặp lại.
Kết quả đạt được
Tình trạng hoạt động của hệ thống tưới khu Đông là bình thường và khu Tây chưa
được tốt, vòi phun hoạt động không đúng như thiết kế. Và hệ thống tưới khu Tây hoạt
động kém hiệu quả hơn khu Đông vì: áp suất hoạt động, đường kính ống, cường độ phun
của hệ thống tưới khu Đông lớn hơn khu Tây. Mặt khác hệ thống tưới khu Đông được
xây dựng sau hệ thống tưới khu Tây 4 năm và vận hành hoàn toàn tự động trong khi khu
Tây vận hành thủ công.
Mức độ hiệu quả của hiện trạng hệ thống tưới được đánh giá thông qua chỉ số độ
đồng đều nước tưới (DU). Độ đồng đều nước tưới (DU) của khu Tây thấp hơn khu Đông.
Trung bình ở khu Tây là 62 % còn khu Đông là 68 %. Dựa trên chuẩn của tổ chức IA
(2007) thì độ đồng đều nước tưới thì khu Tây là bình thường, khu Đông là tốt. Do đó
mức độ hiệu quả của hệ thống tưới khu Đông là cao hơn khu Tây.
Nhu cầu nước của cỏ trên sân golf tính toán là 4,15 mm/ngày. Và dựa trên các số
liệu tính toán khác thì chế độ tưới phù hợp nhất cho khu Đông là 2 ngày tưới 1 lần, mỗi


lần tưới 20 phút. Còn chế độ tưới phù hợp cho khu Tây là 2 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới
30 phút.



MỤC LỤC

BÌA ................................................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................. ii
TÓM TẮT....................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu .................................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu ................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu .................................................................................................................. 2
1.2.3 Giới hạn đề tài ....................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
2.1 Nguồn gốc và sơ lược lịch sử phát triển ngành golf.................................................. 3
2.2 Golf và các phần cấu tạo của sân golf ....................................................................... 3
2.2.1 Khái niệm về golf ................................................................................................. 3
2.2.2 Cấu tạo của sân golf ............................................................................................... 3


2.3 Vai trò của nước đối với cây trồng ........................................................................... 7
2.4 Các yếu tố của hệ thống đất - nước - cây trồng ......................................................... 7
2.4.1 Các hằng số nước trong đất (hay là thang ẩm độ) .................................................. 7
2.4.2 Bốc thoát hơi và nhu cầu nước của cây trồng ........................................................ 8
2.4.3 Hiện tượng ngấm hút .............................................................................................. 9
2.5 Tính toán chế độ tưới cho cây trồng cạn ................................................................... 9
2.6 Hệ thống tưới phun mưa ......................................................................................... 10

2.6.1 Các dụng cụ dùng trong hệ thống tưới phun mưa ................................................ 10
2.6.2 Phân loại hệ thống tưới phun mưa. ....................................................................... 11
2.6.3 Thiết kế hệ thống tưới phun mưa. ........................................................................ 11
2.6.3.1 Nguyên tắc chung. ............................................................................................. 11
2.6.3.2 Trình tự thiết kế hệ thống tưới phun mưa.......................................................... 11
2.7 Quản lý nguồn nước trên sân golf. .......................................................................... 12
2.8 Một số ngiên cứu liên quan .................................................................................... 13
2.9 Nhìn chung các kết quả nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài ............................. 13
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 15
3.1 Thời gian, địa điểm và điều kiện thí nghiệm .......................................................... 15
3.1.1 Thời gian và địa điểm .......................................................................................... 15
3.1.2 Điều kiện thời tiết và đất đai ............................................................................... 15
3.1.3 Mô tả các Green thí nghiệm ................................................................................. 15


3.1.3.1 Cấu thành của một phẩu diện green .................................................................. 15
3.1.3.2 Lịch sử cỏ trồng trên green ở sân golf ............................................................... 16
3.1.3.3 Cách trồng và chế độ canh tác ........................................................................... 16
3.1.3.4 Nguồn nước tưới ................................................................................................ 16
3.1.3.5 Đặc điểm các vòi phun trên theo thiết kế green ................................................ 16
3.1.3.6 Áp lực hoạt động của hệ thống theo thiết kế ..................................................... 17
3.2 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................. 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 18
3.3.1 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................. 18
3.3.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................................... 18
3.3.2.1 Phần khảo sát đánh giá hệ thống tưới sân golf .................................................. 18
3.3.2.2 Phần khảo sát tưới trên một green ..................................................................... 18
3.3.2.2.1 Các chỉ tiêu của vòi phun ............................................................................... 18
3.3.2.2.2 Phân bố lượng nước trên mặt green................................................................ 19
3.3.2.2.3 Động thái ẩm độ đất trồng cỏ (khả năng giữ nước của đất) .......................... 19

3.3.2.2.4 Tình trạng dinh dưỡng ở các vùng trên green ................................................ 20
3.3.3 Phần tính toán ....................................................................................................... 20
3.3.3.1 Các chỉ tiêu dẫn thủy của sprinkler ................................................................... 20
3.3.3.1.1 Hệ số đồng đều CU (Christianse’ Coeffcient of Uniformity) ........................ 20
3.3.3.1.2 Mức độ phân phối độ đồng đều DU (Distribution of Uniformity) ................. 21


3.3.3.1.3 Lượng nước tưới ............................................................................................. 22
3.3.3.1.4 Ẩm độ trước tưới ............................................................................................ 22
3.3.3.1.5 Ẩm độ sau tưới ............................................................................................... 22
3.3.3.2 Tính lượng nước cần tưới cho cỏ ...................................................................... 22
3.3.3.3 Tính toán chế độ nước tưới cho cỏ .................................................................... 23
3.3.3.3.1 Lớp nước tưới (I) ............................................................................................ 23
3.3.3.3.2 Chu kỳ tưới (n) ............................................................................................... 23
3.3.3.3.3 Thời gian tưới (Tt) .......................................................................................... 24
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 25
4.1 Khảo sát hệ thống tưới ............................................................................................. 25
4.1.1 Hệ thống tưới khu Đông ....................................................................................... 25
4.1.2 Hệ thống tưới khu Tây .......................................................................................... 26
4.1.3 Chất lượng nguồn nước tưới................................................................................. 28
4.2 Khảo sát trên green .................................................................................................. 29
4.2.1 Các chỉ tiêu vòi phun của khu Tây ....................................................................... 29
4.2.2 Các chỉ tiêu vòi phun của khu Đông .................................................................... 30
4.2.3 Phân bố lượng nước và ẩm độ trên mặt green ...................................................... 31
4.2.3.1 Các green ở khu Đông ....................................................................................... 31
4.2.3.1.1 Green 1 ........................................................................................................... 31


4.2.3.1.2 Green 5 ........................................................................................................... 33

4.2.3.1.3 Green 12 ......................................................................................................... 35
4.2.4.2 Các green ở khu Tây .......................................................................................... 37
4.2.4.2.1 Green 4 ........................................................................................................... 37
4.2.4.2.2 Green 12B ....................................................................................................... 39
4.2.4.2.3 Green 14 ......................................................................................................... 41
4.2.4.3 Tổng hợp khu Đông và khu Tây ........................................................................ 43
4.3 Nhu cầu nước của cỏ ............................................................................................... 43
4.4 Tính toán cho hệ thống tưới..................................................................................... 44
4.4.1 Chế độ tưới nước cho khu Đông .......................................................................... 44
4.4.2 Chế độ tưới nước cho khu Tây ............................................................................. 45
4.5 Tình trạng dinh dưỡng giữa các vùng trên green và giữa các green ....................... 46
4.5.1 Tình trạng dinh dưỡng giữa các vùng trên green ................................................. 46
4.5.2 Tình trạng dinh dưỡng giữa các green .................................................................. 47
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 49
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 49
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 51
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 53



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

ÂĐ

Ẩm độ

CU

Mức độ đồng đều theo Christianse (Christianse’ Coeffcient of

Uniformity)

DHNL

Đại học nông lâm

(ĐA)bh

Độ ẩm bảo hòa

(ĐA)đr

Độ ẩm đồng ruộng

(ĐA)hc

Độ ẩm héo cây

(ĐA)min

Độ ẩm min

DU

Chỉ số mức độ phân phối đồng đều (Distribution of Uniformity)

G4I

green 4 (ít nước)


G12BTB

green 12B (trung bình nước)

G14N

green 14 (nhiều nước)

IA

Hiệp hội tưới tiêu (Irrigation Association)

K2Odt

Kali dễ tiêu

Ndt

Đạm dễ tiêu

P2O5dt

Lân dễ tiêu

Tp HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

V


Lượng nước tưới



DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Đặc điểm thời tiết của Tp HCM từ tháng 01 đến 04/2011 ............................ 15
Bảng 3.2 Nhu cầu phân bố áp lực .................................................................................. 17
Bảng 3.3 Đánh giá DU theo loại sprinkler ................................................................... 21
Bảng 4.1 Chất lượng nguồn nước tưới .......................................................................... 28
Bảng 4.2 Các đặc điểm vòi phun ở khu Đông ............................................................... 29
Bảng 4.3 Các đặc điểm vòi phun ở khu Tây ................................................................. 30
Bảng 4.4 Phân bố lượng nước và ẩm độ green 1........................................................... 31
Bảng 4.5 Phân bố lượng nước và ẩm độ green 5........................................................... 33
Bảng 4.6 Phân bố lượng nước và ẩm độ green 12......................................................... 35
Bảng 4.7 Phân bố lượng nước và ẩm độ green 4........................................................... 37
Bảng 4.8 Phân bố lượng nước và ẩm độ green 12B ...................................................... 39
Bảng 4.9 Phân bố lượng nước và ẩm độ green 14......................................................... 41
Bảng 4.10 Tổng hợp phân bố lượng nước và ẩm độ trên green của 2 khu ................... 43
Bảng 4.11 Tình trạng dinh dưỡng giữa các vùng trên green ......................................... 46
Bảng 4.11 Tình trạng dinh dưỡng giữa các green ......................................................... 47
Bảng 1 Bảng tra hệ số kp cho chậu A ........................................................................... 63
Bảng 2 Bảng tra hệ số cây trồng (Kc) (tính cho toàn vụ) .............................................. 64


Bảng 3 Lượng nước và ẩm độ của green 4 .................................................................... 64
Bảng 4 Lượng nước và ẩm độ của green 12B ............................................................... 67
Bảng 5 Lượng nước và ẩm độ của green 14 .................................................................. 69
Bảng 6 Lượng nước và ẩm độ của green 1 .................................................................... 72
Bảng 7 Lượng nước và ẩm độ của green 5 .................................................................... 75

Bảng 8 Lượng nước và ẩm độ của green 12 .................................................................. 77


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Cấu tạo của một sân golf .................................................................................. 1
Hình 2.2 Sự liên hệ giữa các dạng nước trong đất và các hằng số nước ......................... 8
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí lấy mẫu đo phân bố lượng nước và ẩm độ trên mặt green ......... 19
Hinh 3.2 Sơ đồ lấy mẫu đất ........................................................................................... 20
Hình 3.3 Hai trường hợp vị trí của chậu và môi trường xung quanh ............................ 23
Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống tưới khu Đông ....................................................................... 25
Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống tưới khu Tây .......................................................................... 27
Hình 4.3 Biểu đồ phân bố lượng nước trên green 1 ...................................................... 31
Hình 4.4 Biểu đồ phân bố ẩm độ trước tưới trên green 1 .............................................. 32
Hình 4.5 Biểu đồ phân bố ẩm độ sau tưới trên green 1 ................................................. 32
Hình 4.6 Biểu đồ phân bố lượng nước trên green 5 ...................................................... 33
Hình 4.7 Biểu đồ phân bố ẩm độ trước tưới trên green 5 .............................................. 34
Hình 4.8 Biểu đồ phân bố ẩm độ sau tưới trên green 5 ................................................. 34
Hình 4.9 Biểu đồ phân bố lượng nước trên green 12 .................................................... 35
Hình 4.10 Biểu đồ phân bố ẩm độ trước tưới trên green 12 .......................................... 36
Hình 4.11 Biểu đồ phân bố ẩm độ sau tưới trên green 12 ............................................. 36
Hình 4.12 Biểu đồ phân bố lượng nước trên green 4 .................................................... 37
Hình 4.13 Biểu đồ phân bố ẩm độ trước tưới trên green 4 ............................................ 38


Hình 4.14 Biểu đồ phân bố ẩm độ sau tưới trên green 4 ............................................... 38
Hình 4.15 Biểu đồ phân bố lượng nước trên green 12B ............................................... 39
Hình 4.16 Biểu đồ phân bố ẩm độ trước tưới trên green 12B ....................................... 40
Hình 4.17 Biểu đồ phân bố ẩm độ sau tưới trên green 12B .......................................... 40
Hình 4.18 Biểu đồ phân bố lượng nước trên green 14 .................................................. 41

Hình 4.19 Biểu đồ phân bố ẩm độ trước tưới trên green 14 .......................................... 42
Hình 4.20 Biểu đồ phân bố ẩm độ sau tưới trên green 14 ............................................. 42
Hình 1. Thí nghiệm đo lượng nước trên green 4 ........................................................... 54
Hình 2. Thí nghiệm đo lượng nước trên green 12B ...................................................... 55
Hình 3. Đo mẫu nước sau khi tưới ................................................................................ 56
Hình 4. Chậu A đo bốc thoát hơi ................................................................................... 56
Hình 5. Đo độ ẩm trên green ........................................................................................ 57
Hình 6. Lấy mẫu đất trên green .................................................................................... 57
Hình 7. Chụp hình tính mật độ cỏ green 4 ................................................................... 58


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Golf là một ngành kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao và khá phổ biến trên thế
giới. Trên thế giới có khoảng 32000 sân golf và một nửa trong số đó là của Mỹ (theo tạp
chí Golf Digest, 2005). Ở Việt Nam, golf xuất hiện vào năm 1995 do đó nó còn rất mới
mẻ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, ngành golf Việt Nam đang được Nhà nước
quan tâm và nó đã có những sự phát triển bước đầu đáng kể. Theo Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc thì trên cả nước hiện nay có khoảng 166 dự án thành lập
sân golf, trong đó có 145 dự án đã được cấp đất và 84 dự án được cấp giấy phép đầu tư
(Theo Vneconomy). Và một trong những sân golf xuất hiện đầu tiên vẫn còn đang thu hút
một lượng khách lớn ở nước ta đó là sân golf Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh (Tp
HCM).
Trong ngành golf thì việc tạo ra một sân golf có chất lượng và đáp ứng được nhu cầu
của người chơi là điều hết sức quan trọng. Quan trọng hàng đầu trong việc duy trì hoạt
động của các sân golf đó là khâu bảo dưỡng. Khâu này đòi hỏi sự đầu tư rất cao nhằm
chăm sóc và duy trì trạng thái tốt nhất của cỏ trên sân golf. Quá trình bảo dưỡng sân golf
Thủ Đức cũng như các sân golf khác diễn ra hàng ngày, bao gồm rất nhiều công việc: bón
phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, nhổ cỏ dại, đục lỗ…trong số những công việc đó thì

tưới nước giữ vai trò vô cùng quan trọng và là việc không thể thiếu.
Chế độ tưới nước là một trong những yếu tố then chốt trong việc bảo dưỡng cỏ của
sân golf. Lượng nước tưới phải vừa đủ để cung cấp cho cỏ và mức độ phân phối phải
đồng đều. Khi tưới nước cũng không được dư thừa vì khả năng rữa trôi các chất dinh
dưỡng trong đất sẽ rất cao khi đại bộ phận đất trồng cỏ sân golf đều là cát, và sẽ lãng phí


rất nhiều nước cũng như điện năng hay công tưới... Tuy nhiên việc đánh giá mức độ hiệu
quả của hệ thống tưới trên các sân golf hiện nay chưa được chú trọng nhiều. Điều này
làm cho sự bảo dưỡng của sân golf chưa đạt được kết quả mong muốn. Do đó việc khảo
sát đánh giá hệ thống tưới cho cỏ ở sân golf từ đó đề ra các giải pháp tưới hợp lý để góp
phần nâng cao chất lượng của việc bảo dưỡng sân golf là rất cần thiết.
Được sự đồng ý của khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và
Thầy giáo hướng dẫn, đề tài: “Đánh giá hệ thống tưới và đề xuất chế độ tưới hợp lý cho
cỏ sân golf Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Khảo sát tình trạng hoạt động hiện nay của hệ thống tưới khu Đông và khu Tây ở sân
golf Thủ Đức.
Đánh giá mức độ hiệu quả của hiện trạng hệ thống tưới so với yêu cầu cung cấp
lượng nước vừa đủ và đồng đều của cỏ trên green ở sân golf Thủ Đức.
Xác định chế độ tưới nước tiết kệm và đạt hiệu quả cao nhất cho cỏ sân golf Thủ
Đức.
1.2.2 Yêu cầu
Thí nghiệm được bố trí và đo đạc trực tiếp ngoài đồng trên các green dọc theo hệ
thống tưới. Trong đó green là điểm đến cuối cùng của một đường golf, diện tích green
khoảng 400 - 600 m2 và yêu cầu kỹ thuật bảo quản cỏ rất cao. Thí nghiệm về nước tưới
cho green, nên việc tìm hiểu kỹ hệ thống và sơ đồ, bản chất nước tưới tiêu cho cả hệ
thống chung và cho từng green phải được khảo sát kỹ trước khi thí nghiệm chi tiết.
1.2.3 Giới hạn đề tài

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên một số green ở sân Golf Thủ Đức Tp HCM vào
mùa khô năm 2011.
Nội dung đề tài là một phần của nghiên cứu tổng thể đánh giá hiện trạng tưới tiêu cho
cỏ sân golf và đề xuất biện pháp tưới tiết kiệm và hiệu quả cao. Do đó có nhiều chi tiết
ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài liên quan đến tưới sẽ được tham khảo ở các đề tài
khác.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và sơ lược lịch sử phát triển ngành golf
CampBell vào năm 1992 cho rằng lịch sử môn golf có thể kể đến từ đầu thế kỷ 14
(ghi nhận đầu tiên năm 1319) với giả thuyết rằng môn này do các ngư dân Scotland tạo ra
để thư giãn sau những chuyến ra khơi. Tuy nhiên người ta đã tìm thấy sự liên hệ giữa
môn golf và các môn thể thao tương tự thời đế quốc Roma (môn Paganica). Đến thế kỷ
16 môn này đã dần được lan truyền rộng rãi. Thời đại của các câu lạc bộ được bắt đầu
vào hậu thế kỷ 19, trong khi luật chơi được thiết lập từ năm 1744. Kể từ sau Thế chiến
thứ II golf lan truyền mạnh mẽ sang các nước châu Á và châu Phi. Môn chơi đã từ giải trí
thuần túy phát triển thành dạng chuyên nghiệp với hàng chục Tournaments có giải rất lớn
hàng năm. (Trích dẫn theo Nguyễn Thị Kim Thoa và ctv, 1997).
2.2 Golf và các phần cấu tạo của sân golf
2.2.1 Khái niệm về golf
Golf (côn cầu) là một môn thể thao dùng gậy đánh banh phổ biến, được nhiều người
hâm mộ và theo dõi. Mục đích của trò chơi là dùng gậy đánh trái banh nhỏ từ một nơi,
đánh cho đến khi banh lọt vào lỗ nhỏ ở nơi khác, trong cùng khoảng đất không theo luật
cố định. Sau khi đánh cho banh lọt vào hết số lỗ quy định (thường là 18) thì tính hạng. Số
lần đánh càng ít càng có hạng cao.
2.2.2 Cấu tạo của sân golf
Một sân golf được chia thành nhiều phần với những mức độ khó khác nhau. Những
phần cơ bản của một sân golf thường gồm những phần sau: tee-box, fairway và green.

Tee-box là nơi bạn đánh cú đánh đầu tiên. Mục đích người chơi cần đạt được trong lần
đánh này là làm sao đưa bóng tới càng gần với vùng green càng tốt hay ít nhất là nằm
trên vùng fairway. Từ vị trí fairway, người chơi đánh bóng hướng tới vùng green và đẩy


bóng vào lỗ. Ngoài những phần cơ bản như trên thì sân golf còn được thiết kế để tạo ra
những thử thách và khó khăn hơn cho người chơi. Những phần đó là:
- Hazard
- Rough
- Trees
- Fringe
Đặc điểm chi tiết của từng phần như sau:
Tee-box
Tee-box hay là tee là một bề mặt phẳng hình vuông. Cú dánh đầu tiên người chơi
đánh là tại điểm này, nó được gọi là tee shot, teeing hay driver. Teeing được thực hiện
bằng cách đặt bóng tại điểm chốt gọi là tee và sử dụng loại gậy driver hay bất kỳ loại gậy
gỗ dài nào để đánh bóng vào fairway và càng gần vùng green càng tốt.
Fairway
Fairway là vùng được kéo dài thẳng từ điểm phát bóng xuống gần với vùng green.
Đánh bóng vào phần fairway là một trong những mục đích chính khi chơi, vì khi bóng ở
gần vùng fairway người chơi sẽ dễ dàng đánh bóng từ vùng fairway vào vùng green hơn
so với đánh bóng từ các vùng rough hay hazards. Cũng như đa số các hạng mục thiết kế
khác trong sân golf, fairway không có quy chuẩn. Thông thường fairway rộng trung bình
50 m, giao động từ 32 m đến 60 m tùy theo địa hình, áp chế kiến trúc hoặc quy mô sân
golf. Cỏ ở đây thưa hơn, thô hơn cỏ ở green và tee box, do đó để có được những cú đánh
có cảm giác bóng cần cỏ có chiều cao lớn hơn.
Green
Đây là nơi quan trọng nhất trên sân golf. Trên green có một lỗ đường kính 10,8 cm
làm mục tiêu cho các golf thủ đánh bóng vào và được đánh dấu bằng cờ. Không có green
nào giống nhau và green có thể thay đổi hình dạng trong quá trình bảo dưỡng. Hình dáng

green phổ biến nhất là hình bầu dục hoặc hình chữ nhật. Cỏ trên green thường là các
giống cỏ lá nhỏ, mịn, thân và bẹ lá rất ngắn như TifGreen (bermuda grass), Sea Isle 2000
(Paspalum grass), Bentgrass… có chiều cao thường giao động từ 3,8 mm – 4,2 mm. Bao
quanh green là một vành đai đệm (collar)


Collar là vành đai đệm quanh green. Cỏ trồng ở vành đai phải cùng giống với cỏ trong
green vì mục đích của vành đai là vùng đệm ngăn chặn của cỏ fairway thường mọc mạnh
hơn, cắt cao hơn và chất lượng kém hơn xâm nhập, làm giảm chất lượng và tính đồng
nhất của green. Chiều cao cỏ vùng này dao động 12 mm - 14 mm.
Hole
Hole (lỗ golf) là một phần không thể thiếu được trong môn thể thao golf. Một lỗ golf
thông thường có đường kính là 10,8 cm và có độ sâu thấp nhất là 10 cm. Lỗ golf được
bao quanh bởi vùng green. Vị trí của lỗ golf được đánh dấu bởi một cái cờ nhỏ. Cờ màu
đỏ nghĩa là lỗ này nằm phía trước của vùng green, cờ màu trắng nghĩa là lỗ này ở giữa và
xanh có nghĩa là lỗ này ở phía sau. Theo luật chơi, nếu bạn quên nhấc chiếc cờ ra khỏi lỗ
trước khi đẩy bóng vào lỗ thì bạn sẽ không được phép dịch chuyển cờ trong khi bóng
đang di chuyển.
Rough
Là những đường biên xung quanh vùng fairways. Phần rough thường thô hơn vì cỏ ở
phần này dài hơn và không được mịn so với cỏ ở vùng fairway hay vùng green. Đây là
khu vực trong sân golf mà người chơi muốn tránh ra vì nó là chướng ngại vật. Sẽ rất khó
khăn để người chơi đưa bóng từ vùng rough vào lỗ, trong khi nếu đánh từ vùng fairway
sẽ dễ hơn nhiều.
Golf Hazard
Hazard là những phần tạo cho sân golf trở nên có nhiều thách thức hơn nhờ các
chướng ngại vật. Những phần hazard chính là những vật cản được đặt quanh sân golf.
Những phần hazard nước có thể là ao, hồ, những rạch nước hay sông. Một hazard nước
được đánh dấu bằng những cọc màu vàng được đặt ở giữa người chơi và vùng green. Một
hazard ở bên là phần chạy dọc theo chu vi của lỗ golf và không nằm trực tiếp giữa phần

tee và vùng green. Những hazard ở bên được đánh dấu bằng những cột màu đỏ.
Hazard còn bao gồm cả những hố cát. Những hố cát này thường nằm gần với mục tiêu
cần nhắm tới. Hố cát cũng đòi hỏi người chơi phải sử dụng những cú đánh đặc biệt và
gậy golf sử dụng trong những cú đánh này là Sand Wedge hay Pitching Wedge.


Fringe/ Collar
Fringe/Collar là những phần bao quanh vùng green, nó cũng là một trong những vùng
mà cỏ mọc cao hơn một chút so với những vùng khác và nằm kéo dài theo các bụi rậm.
Trees
Cây được trồng quanh sân golf để tạo cho trò chơi có nhiều độ khó khăn hơn. Ví dụ
như khi bóng của người chơi bị nằm giữa rễ cây hay mắc trên các cành cây, đây cũng là
một trong những tình huống khó khăn cần giải quyết khi chơi.

Hình 2.1 Cấu tạo của một sân golf. (Nguồn: Tuyetnhung sports. 2008)


2.3 Vai trò của nước đối với cây trồng
Theo Tô Phúc Tường (1980) thì cây trồng sử dụng trung bình từ 0,5 – 0,7 m3 nước để
tạo ra 1 kg chất khô. Việc thiếu nước thường giới hạn sự tăng trưởng của cây trồng. Như
vậy, nước đóng vai trò rất quan trọng đối với cây trồng do các chức năng sau đây:
- Tế bào thực vật chứa từ 50 – 90 % là nước (tùy theo loại tế bào).
- Khi tế bào thực vật đầy đủ nước thì sẽ làm cho cành thẳng đứng, lá mở rộng để tiếp
nhận ánh sáng.
- Tham gia trong phản ứng quang tổng hợp (tạo ra carbohydrates).
- Làm mát lá cây (do thoát hơi).
- Hòa tan dinh dưỡng trong đất, và từ đó được rễ cây hấp thụ.
- Dung môi trong những phản ứng hóa học xảy ra trong cây.
2.4 Các yếu tố của hệ thống đất - nước - cây trồng.
2.4.1 Các hằng số nước trong đất (hay là thang ẩm độ)

Ẩm độ đất là lượng nước chứa trong đất. Và có các loại ẩm độ sau:
- Ẩm độ bảo hòa (ĐA)bh: khi các lỗ rỗng chứa đầy nước.
- Độ ẩm đồng ruộng (ĐA)dr hay còn gọi là thủy dung ngoài đồng.
Khi đất đã ở độ ẩm bảo hòa mà ngưng cung cấp nước, nước tiếp tục chyển động
xuống sâu kéo theo tác dụng của trọng lực. Sau khi lượng nước trọng lực vừa chảy đi hết
khoảng 2 - 3 ngày sau khi mưa hoặc tưới, thì độ ẩm đất lúc đó là độ ẩm đồng ruộng. Áp
suất giữ nước tương ứng lúc đó khoảng 1/3 bars.
- Độ ẩm min (ĐA)min: độ ẩm tối thiểu để duy trì năng suất cây trồng.
- Độ ẩm héo cây (ĐA)hc: là độ ẩm mà tại đó cây tuy có khả năng có thể hút được
nước nhưng không duy trì được sự sống. Lực giữ nước của đất tương ứng lúc đó là 15
bars.
- Khi vài lá bắt đầu héo mà không phục hồi (tươi) trở lại thì gọi đó là độ ẩm héo cây
vĩnh viễn.
- Khi toàn bộ cây đã héo thì gọi là độ ẩm héo cây tối hậu.
Tuy sự khác biệt đo bằng ẩm độ giữa 2 trị số này rất nhỏ, nhưng sự khác biệt giữa áp
suất hút lại khá lớn.


- Khoảng nước hữu hiệu: là khoảng ẩm độ từ độ ẩm đồng ruộng đến độ ẩm héo cây.
- Khoảng duy trì năng suất: là từ độ ẩm đồng ruộng đến độ ẩm min.

Hình 2.2 Sự liên hệ giữa các dạng nước trong đất và các hằng số nước (Nguồn: Tô Phúc
Tường. 1980).
2.4.2 Bốc thoát hơi và nhu cầu nước của cây trồng
Sau khi tưới nước (hoặc mưa), nước ngấm xuống đất, được rễ cây hút lên, sau đó
truyền lên thân, lá, và biến thành hơi nước thoát ra ngoài không khí. Đó là hiện tượng
thoát hơi. Đồng thời, vùng đất mặt chung quanh cây cũng bị mặt trời, gió, nhiệt độ, bức
xạ tác động lên và biến nước trong tầng đất mặt thành hơi nước và thoát ra ngoài không
khí. Đó là hiện tượng bốc hơi khoảng trống hay còn gọi là hiện tượng bốc hơi.
Như vậy trên khoảng đất trồng cây, lượng nước mất ra ngoài không khí (mm/ngày)

bao gồm cả bốc hơi và thoát hơi. Về phương diện vật lý và sinh lý cây trồng, hai hiện
tượng trên đây khác nhau. Nhưng từ khía cạnh quản lý thủy nông, bốc hơi và thoát hơi
đều gây ra việc thất thoát lượng nước trong đất ra ngoài không khí. Để bù lại lượng nước


×