Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC ĐẾN BỌ RÙA ĂN LÁ RAU PHỔ BIẾN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC, ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC
ĐẾN BỌ RÙA ĂN LÁ RAU PHỔ BIẾN
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

NGÀNH

: NÔNG HỌC

KHÓA

: 2007 - 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THỊ THU HƯỜNG

Tháng 8/2011


 
 

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC, ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC
ĐẾN BỌ RÙA ĂN LÁ RAU PHỔ BIẾN
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH



Tác giả
TRẦN THỊ THU HƯỜNG

Khóa luận được đệ trình nhằm đáp ứng
yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nông nghiệp ngành Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN

Tháng 8/2011
i
 


 
 

LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay con xin thành kính cảm ơn bố mẹ đã
sinh thành, dạy dỗ, dành tình thương yêu là chỗ dựa tinh thần vững chắc, tạo mọi điều
kiện giúp con yên tâm và phấn đấu trong học tập.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thiên An, người đã không ngại khó
khăn, tận tình hướng dẫn giúp đỡ, cho em những lời khuyên quý báu giúp em hoàn
thành tốt đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm
khoa Nông học đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời
gian em theo học tại trường, cũng như thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Quý thầy, cô khoa Nông học đã tận tụy chỉ dạy, truyền đạt kiến thức quý báu

cho em trong suốt thời gian theo học.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị, các bạn trong và
ngoài lớp, hai chị và em gái đã luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ và động viên em trong
suốt thời gian học đặc biệt là thời gian làm đề tài.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thu Hường

ii
 


 
 

TÓM TẮT
Trần Thị Thu Hường sinh viên khoa Nông học lớp DH07NHB, Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 8 năm 2011. Giáo viên hướng dẫn của Ts. Trần Thị
Thiên An. Thực hiện đề tài “Điều tra thành phần loài và nghiên cứu đặc điểm sinh
học, ảnh hưởng của một số loại nông dược đến bọ rùa ăn lá rau phổ biến tại Tp.
Hồ Chí Minh” tại trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh với các nội dung sau:
1. Điều tra thành phần loài và phổ ký chủ của bọ rùa ăn lá rau tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ rùa ăn lá rau
Epilachna vigintioctopunctata Fabricius.
3. Ảnh hưởng của một số nông dược đến bọ rùa ăn lá rau Epilachna
vigintioctopunctata Fabricius.
Kết quả đạt được:

Bọ rùa ăn lá rau gây hại trên cây mướp, khổ qua, dưa leo, bầu, cà pháo, cà tím.
Tại Tp. Hồ Chí Minh xuất hiện 2 loài bọ rùa ăn lá rau phổ biến là Epilachna
vigintioctopunctata và loài Epilachna dodecastigma.
Bọ rùa E. vigintioctopunctata (Coccinellidae – Coleoptera) thuộc côn trùng biến
thái hoàn toàn. Trưởng thành cơ thể hình bầu dục tròn, mặt lưng gồ cao, phủ lớp lông
ngắn có 28 chấm đen trên cánh kích thước trung bình dài 7,10 mm ± 0,63 mm, rộng
5,86 ± 0,45 mm. Trứng màu vàng hình bầu dục kích thước trung bình dài 1,26 ± 0,05
mm, rộng 0,52 ± 0,05 mm. Bọ rùa non có 4 tuổi, bọ rùa non màu vàng, có 6 hàng lông
gai phân nhiều nhánh nhỏ phân bố đều trên lưng và hai bên hông. Bọ rùa non tuổi bốn
có kích thước cơ thể lớn nhất trung bình dài 5,46 ± 0,45 mm, rộng 2,53 ± 0,17 mm.
Nhộng có màu vàng có một phần xác lột màu trắng ở phần cuối, kích thước trung bình
dài 6,14 ± 0,40 mm, rộng 4,59 ± 0,25 mm. Vòng đời bọ rùa E. vigintioctopunctata
trung bình 33,6 ± 2,6 ngày. Khả năng đẻ trứng trên một con cái 148,8 ± 84,5 quả.
Tất cả các loại nông dược sử dụng trong thí nghiệm đều gây chết đối với bọ rùa
Epilachna vigintioctopuctata ở cả giai đoạn sâu non tuổi 4 và trưởng thành. Thuốc
sapen alpha 5EC (0,4 l/ha) làm chết bọ rùa với tỷ lệ cao nhất.
iii
 


 
 

MỤC LỤC
Nội dung

trang

Trang tựa ............................................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ii

Tóm tắt ............................................................................................................................ .iii
Mục lục ........................................................................................................................... .iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. ..vi
Danh sách các hình ........................................................................................................ .vii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích - Yêu cầu ..................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn đề tài ............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về bọ rùa ăn lá trên thế giới ............................................. 3
2.1.1 Thành phần loài và sự phân bố của bọ rùa ăn lá. ..................................................... 4
2.1.2 Thành phần cây ký chủ và tác hại của bọ rùa ăn lá. ................................................. 4
2.1.3 Một số nghiên cứu về sinh học của bọ rùa ăn lá.. .................................................... 5
2.1.4 Một số nghiên cứu biện pháp phòng trừ bọ rùa ăn lá .............................................. 5
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về bọ rùa ăn lá trong nước ............................................... 7
2.3 Một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ rùa ăn lá. ................................................ 9
2.4 Sơ lược về các loại nông dược sử dụng trong thí nghiệm ..........................................10
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..............................................................................13
3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ..................................................................................13
3.3 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................13
3.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................14

iv
 


 
 


3.4.1 Nội dung 1: Xác định thành phần cây ký chủ và thành phần loài của bọ rùa ăn lá
Epilachna sp. (Coccinellidae – Coleoptera) tại Tp. Hồ Chí Minh. ..................................14
3.4.2 Nội dung 2: Nghiêm cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của bọ rùa
Epilachna vigintioctopunctata (Coccinellidae – Coleoptera) ..........................................15
3.4.2.1 Nhân nuôi bọ rùa ăn lá E.vigintioctopunctata và cây ký chủ ...............................15
3.4.2.2 Mô tả hình thái của bọ rùa ăn lá rau E. vigintioctopunctata. ...............................15
3.4.2.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh học chính của bọ rùa E. vigintioctopunctata .............16
3.4.3 Xác định ảnh hưởng của một số loại nông dược đến bọ rùa ăn lá Epilachna
vigintioctopunctata ...........................................................................................................17
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................................19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần cây ký chủ và thành phần loài của bọ rùa ăn lá tại Tp.Hồ Chí Minh. ....20
4.1.1 Thành phần loài của bọ rùa ăn lá . ...........................................................................20
4.1.2 Phổ ký chủ của bọ rùa ăn lá. ....................................................................................21
4.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ rùa Epilachna vigintioctopunctata ...............22
4.2.1 Đặc điểm hình thái của bọ rùa E. vigintioctopunctata ............................................22
4.2.2 Đặc điểm sinh học của bọ rùa E.vigintioctopunctata ..............................................25
4.2.2.1 Thời gian phát triển các pha cơ thể, vòng đời bọ rùa E.vigintioctopunctata ......25
4.2.2.2 Khả năng sinh sản và phát triển sau đẻ trứng của bọ rùa E.vigintioctopunctata .27
4.3 Ảnh hưởng một số loại thuốc nông dược đến bọ rùa ăn lá E. vigintioctopunctata. ...29
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận.......................................................................................................................33
5.2 Đề nghị .......................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................34
PHỤ LỤC ........................................................................................................................37

v
 



 
 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

ĐC

Đối chứng

LLL

Lần lặp lại

LLSD

Liều lượng sử dụng

NT

Nghiệm thức

NTTN

Nghiệm thức thí nghiệm

SD


Độ lệch chuẩn

SLQS

Số lượng quan sát

TB

Trung bình

TP

Thành phố

TXL

Trước xử lý

vi
 


 
 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

trang


Hình 3.1 Thí nghiệm thử thuốc trong phòng

18

Hình 4.1 Đặc điểm cánh bọ rùa E. vigintioctopunctata

20

Hình 4.2 Bọ rùa E.vigintioctopunctata đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá mướp

23

Hình 4.3 Bọ rùa E.vigintioctopunctata non

23

Hình 4.4 Bọ rùa E.vigintioctopunctata hóa nhộng

24

Hình 4.5 Bọ rùa E.vigintioctopunctata trưởng thành

25

Hình 4.6 Bụng bọ rùa E.vigintioctopunctata đực, cái

25

Hình 4.7 Vòng đời bọ rùa ăn lá E.vigintioctopunctata nuôi với thức ăn là lá mướp


27

vii
 


 
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

trang

Bảng 3.1 Các loại nông dược sử dụng trong thí nghiệm

17

Bảng 4.1 Phổ ký chủ của bọ rùa ăn lá E.vigintioctopunctata

21

Bảng 4.2 Kích thước các pha cơ thể của bọ rùa ăn lá E. vigintioctopunctata

22

Bảng 4.3 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của bọ rùa
E.vigintioctopunctata


26

Bảng 4.4 Khả năng sinh sản của bọ rùa E. vigintioctopunctata.

28

Bảng 4.5 Khả năng phát triển sau đẻ trứng của bọ rùa E. vigintioctopunctata

29

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến bọ rùa Epilachna vigintioctopunctata
non tuổi 4

30

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến bọ rùa Epilachna vigintioctopunctata
trưởng thành

31

viii
 


 
 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, bốn mùa đều có thể trồng rau với nhiều
chủng loại, ngành trồng rau đã mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho người sản xuất. Vì
vậy việc phát triển ngành rau nước ta rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy
nhiên hiện nay, việc sản xuất rau nước ta đang gặp nhiều khó khăn nhất là sâu bệnh
gây hại rau đã làm giảm đáng kể năng suất và phẩm chất rau. Bên cạnh những loài sâu
gây hại phổ biến và mức độ nặng như sâu khoang, rệp mềm, bọ trĩ, sâu xanh, bọ xít thì
có loài côn trùng đang gây hại nặng nhưng chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta đó là
nhóm bọ rùa ăn lá. Bọ rùa ăn lá gây hại ở một số nước thuộc Đông Nam Á với mức độ
nghiêm trọng. Bọ rùa non lẫn bọ rùa trưởng thành đều sống dưới mặt lá, chúng ăn biểu
bì và nhu mô diệp lục của lá, để lại biểu bì trên và gân lá. Mật số cao bọ rùa có thể ăn
trụi lá trên cây sau đó tấn công tiếp phần ngọn, trái non và cuống lá làm giảm khả năng
quang hợp của cây, giảm năng suất đáng kể.
Theo Hoàng Đức Nhuận, 1983 cho biết vùng Viễn Đông Liên Xô hàng năm tổn
thất 10.000 tấn khoai tây do bọ rùa Epilachna vigintioctopunctata gây hại. Bọ rùa ăn lá
có thể sẽ là mối nguy hại tiềm ẩn trong ngành trồng rau nước ta nếu không có biện
pháp kiểm soát kịp thời thì chúng có thể trở thành những loài sâu hại nguy hiểm. Vì
vậy vấn đề đặt ra cần phải có những nghiên cứu về bọ rùa ăn lá tại Việt Nam nhiều
hơn nữa để đưa ra biện pháp kiểm soát từ ban đầu.
Để quản lý được loài bọ rùa này cần biết rõ về đặc điểm sinh học, quy luật phát
sinh và phát triển, đồng thời tìm ra biện pháp tốt nhất tăng hiệu quả cho việc phòng trừ
là vấn đề rất cần thiết. Được sự đồng ý của Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông học,
trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, đề tài “Điều tra thành phần loài và
nghiên cứu đặc điểm sinh học, ảnh hưởng của một số loại nông dược đến bọ rùa
ăn lá rau phổ biến tại Tp. Hồ Chí Minh” được thực hiện
1
 


 
 


1.2 Mục đích – Yêu cầu
Mục đích
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần cơ sở thực tiễn và khoa học cho việc nghiên
cứu, xây dựng biện pháp quản lý hữu hiệu loài bọ rùa ăn lá rau tại Tp. Hồ Chí Minh.
Yêu cầu
1. Xác định được thành phần loài và phổ ký chủ của bọ rùa ăn lá rau.
2. Nghiên cứu được một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ rùa ăn lá
Epilachna vigintioctopunctata.
3. Xác định được ảnh hưởng một số loại nông dược tác động hiệu quả đến sự
sống của bọ rùa ăn lá Epilachna vigintioctopunctata.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và phòng thí
nghiệm của Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.

2
 


 
 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về bọ rùa ăn lá trên thế giới
2.1.1 Thành phần loài và sự phân bố của bọ rùa ăn lá
Theo ghi nhận của Richards (1983), trên thế giới phân họ Epilachinae chủ yếu
phân bố ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và biên giới Victoria. Ở Úc có 3 loài
Epilachna sp. là Epilachna vigintioctopunctata pardalis, Epilachna vigintisexpunctata

và Epilachna cucurbitae cả ba đều là dịch hại nghiêm trọng trong nông nghiệp ở nước
Úc, đặc biệt là ở miền Đông nước Úc. Hiện nay, chúng đã lan rộng phạm vi phân bố
trên toàn Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, châu Đại Dương.
Theo Mutsuo Miyatake (1985) loài Epilachna vigintioctopunctata Fabricius
phân bố ở nhiều khu vực như Ấn Độ, Nepal, Miến Điện, Thái Lan, Trung Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản. Loài Epilachna pusillanima Mulsant phân bố ở khu vực Ấn Độ,
Nepal, Darjeeling, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines.
Theo Li và Cook (1961), các loài bọ rùa ăn lá gây thiệt hại nghiêm trọng ở
Đông Á, Úc và phía Nam châu Mỹ là Henosepilachna sparsa Herbst, Henosepilachna
chrysomelina Fabricius, Henosepilachna vigintiocpunctata Fabricius và Mexican bean
beetle (Epilachna varivestis Mulsant). Nhật Bản có các loài bọ rùa ăn lá
Henosepilachna sparsa, Henosepilachna pusillanima, Henosepilachna boisduvali,
Epilachna flavicollis và A. mimetica.

Theo Nakano và Katakura (1999) thì trên đảo Ishigaki phía Nam Nhật Bản xuất
hiện hai loài bọ rùa ăn lá Epilachna pusillanima và loài Epilachna boisduvali.
Theo

Kobayashi



ctv

(1998)

cho

biết


loài

bọ

rùa

Epilachna

vigintioctopunctata xuất hiện tại tám vùng ở phía Đông và Đông Nam châu Á là
Chiba, Tokyo, Naha, Iriomote, Bangkok, Kuala Lumpur, Padang, Bogor.
Loài bọ rùa Henosepilachna boisduvani được coi là dịch hại nghiêm trọng ở Ấn
Độ - Malaixia. Ngoài ra loài này còn xuất hiện ở Nhật, Trung Quốc và Việt Nam.
3
 


 
 

Theo Poorani (2002) tại Việt Nam xuất hiện một số loài bọ rùa ăn lá thuộc
giống Epilachna sp. là Henosepilachna vigintioctopunctata Fabricius, Epilachna
vigintioctomaculata Motschulsky, Epilachna septima Dieke, Epilachna pusillanima
Mulsant, Epilachna kaszabi Bielawski & Fürsch, Epilachna boisduvali Mulsant,
Epilachna maxima Weise, Epilachna laosana Bielawski, Epilachna hendecaspilota
Mader, Epilachna gokteika Kapur, Epilachna flavicollis Thunberg, Epilachna dumerili
Mulsant, Epilachna manderstjernae Mulsant, Epilachna bis-4-punctata.
Theo Smith và Massutti (2004), ở miền Nam Brazil xuất hiện ba loài bọ rùa ăn

lá tương đối phổ biến là Epilachna paenulata, Epilachna spreta và Epilachna catica.
Theo Nusyirwan Hasan (2007) Epilachna vigintioctopunctata Fabricius và

Epilachna enneasticta Mulsant là hai loài ăn thực vật phổ biến ở Java và Sumatra
thuộc Indonesia.
2.1.2 Thành phần cây ký chủ và tác hại của bọ rùa ăn lá
Olliff (1890) đã phát hiện sâu non của 3 loài Epilachna khác nhau là Epilachna
vigintioctopunctata, Epilachna vigintisexpunctata và Epilachna cucurbitae gây hại
trên bí ngô, khoai tây, cà chua.
Froggatt (1923) cho biết, cây lu lu, hoa loa kèn, cây cà độc dược, dưa chuột,
dưa và bông đều là ký chủ của bọ rùa ăn lá.
Ở Nhật Bản, Li và Cook (1961) cho biết loài bọ rùa ăn lá gây hại trên các cây
họ cà, họ bầu bí và họ gai cụ thể là các cây ký chủ cà chua, khoai tây, dưa leo, bí đỏ,
bầu, thuốc lá và cây gai.
Theo Hoàng Đức Nhuận, 1983 bọ rùa nâu 28 chấm hay còn gọi bọ rùa hại khoai
tây (Henosepilachna vigintioctopunctata M.). Loài này cùng với loài bọ ăn lá
Leptinotarsa decemlineata được coi là hai đối tượng phòng trừ chủ yếu ở những vùng
trồng khoai tây ở nhiều nước thuộc châu Á và châu Âu, riêng ở vùng ven biển thuộc
Viễn Đông Liên Xô hàng năm gây tổn thất 10.000 tấn khoai tây do Henosepilachna
vigintioctopunctata M. phá hại (Vavilov, 1967).
Theo Katakura (1981) cho biết loài bọ rùa ăn lá Epilachna vigintictomaculata
ăn phá trên một số loại cây thuộc họ bầu bí.

4
 


 
 

Ở Malaysia, Yusof và Khoo (1989) cho biết loài Epilachna indica xuất hiện
trên khoai tây, khổ qua, cà tím, dưa leo và dưa hấu.
Theo nghiên cứu của Abe và Mastuda (2000) cho biết việc lựa chọn những loại

thức ăn của bọ rùa ăn lá Epilachna sp. chủ yếu là cây họ cà và họ bầu bí là do cây họ
bầu bí chứa chất Cucurbitacis, cây họ cà có chứa Solanine trong cây khoai tây và chất
tomatine trong cây cà chua. Ba chất cucurbitacis, sonanine, tomatin ảnh hưởng đến
việc lựa chọn thức ăn của bọ rùa ăn lá vì những chất này kích thích khứu giác và vị
giác của chúng. Loài bọ rùa ăn lá bị kích thích bởi cucurbitacis là Epilachna
admirabilis, Epilachna boisduvali, Epilachna vigintioctopunctata và Epilachna
vigintioctomaculata, hai loài chủ yếu gây hại trên cây họ cà là Epilachna
vigintioctopunctata và Epilachna vigintioctomaculata.
Theo Nusyirwan Hasan và ctv (2007) cho biết loài bọ rùa ăn lá Epilachna
vigintioctopunctata xuất hiện với mật số cao trên cây họ cà như cà tím, khoai tây ở độ
cao từ 0 – 1400 m so với mặt nước biển, loài Epilachna enneasticta xuất hiện cùng cây
ký chủ cà tím và khoai tây giới hạn với độ cao 400 - 1400 m so với mặt nước biển.
Theo Tiffany (2008) một trong những loài sâu hại nghiêm trọng gây hại cây đậu
như đậu đũa, đậu hà lan, đậu nành, clover và đinh năng là Epilachna varivestis.
2.1.3 Một số nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ rùa ăn lá
Theo nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Richards và Filewood (1988) về
Epilachna vigintioctopunctata, khả năng sinh sản tối đa của loài này là 2.882 trứng,
trung bình 1.692 trứng, khi cặp bọ rùa được nuôi trên cây lu lu đực (Solanum nigrum).
Trứng nở sau 4 ngày ở 280C. Ở nhiệt độ 250C sâu non phát triển trung bình 23 ngày
khi sử dụng lu lu đực làm cây ký chủ, nhưng chỉ có 17,4 ngày khi sử dụng khoai tây
(Solanum tuberosum) làm cây ký chủ.
Theo Dharmaretnam (2002), nghiên cứu về vòng đời của bọ rùa ăn lá Epilachna
septima ở Batticaloa thuộc Sri Lanka ở nhiệt độ 30 – 320C, ẩm độ 72 ± 3%, ánh sáng
12L/12D. Cho kết quả như sau thời gian từ khi bọ rùa đẻ đến khi trứng nở trung bình
3,7 ± 0,75 ngày, bọ rùa non tuổi một trung bình 3,2 ± 0,23 ngày, bọ rùa non tuổi hai
trung bình 2,9 ± 0,07, bọ rùa non tuổi ba trung bình 2,9 ± 0,07 ngày, tuổi bốn trung
bình 4,4 ± 0,14 ngày, tổng thời gian ở giai đoạn bọ rùa non trung bình 13,2 ± 0,44
5
 



 
 

ngày. Giai đoạn nhộng trung bình 3,8 ± 0,60 ngày. Tổng vòng đời của bọ rùa trung
bình 20,92 ± 1,11 ngày.
Theo Siqueira và Almeida (2004), nghiên cứu về thời gian phát triển của bọ rùa
Epilachna vigintioctopuntata trong phòng thí nghiệm với điều kiện nhiệt độ 24oC, độ
ẩm ≥ 53 %, 12 giờ chiếu sáng, nuôi trên cây cà chua cho kết quả trung bình một lần đẻ
được 24,45 trứng, tỷ lệ nở của trứng 63,68%. Vòng đời 41,44 ± 0,82 ngày. Bọ rùa non
phát triển trong 26,19 ± 0,73 ngày, cụ thể tuổi một 5,88 ± 0,26 ngày, tuổi hai 4,62 ±
0,27 ngày, tuổi ba 5,88 ± 0,33 ngày, tuổi bốn 9,81 ± 0,48 ngày; nhộng 8,19 ± 0,36
ngày; khả năng vũ hóa 98,71 ± 1,39 ngày; tuổi thọ trưởng thành đực 81,44 ± 10,26
ngày, tuổi thọ trưởng thành cái 97,89 ± 8,03 ngày.
Ở Indonesia theo nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại cao nguyên Sukarami
(928 m so với mặt nước biển) của Nusyirwan Hasan và ctv (2007) trong điều kiện
nhiệt độ 210C đến 21,50C, ánh sáng 12L/12D, trung bình tuổi của bọ rùa non hai loài
bọ rùa ăn lá Epilachna vigintioctopunctata và Epilachna enneasticta là 32,1 ngày và
35,3 ngày. Tuổi thọ trung bình của Epilachna vigintioctopunctata đực và cái là 125,7
và 90,8 ngày, loài Epilachna enneasticta là 149,6 ngày và 124,4 ngày. Khả năng sinh
sản của bọ rùa cái Epilachna vigintioctopunctata là 778,2 trứng, Epilachna enneasticta
là 472,7 trứng.
Theo nghiên cứu của Abdullah và Subramanian (2008) vòng đời của loài bọ rùa
ăn lá Epilachna indica ở nhiệt độ từ 30oC đến 32oC.Từ giai đoạn trứng đến trưởng
thành 29,35 ± 0,79 ngày, cụ thể là từ giao phối đến đẻ trứng 6,95 ± 0,67 ngày, từ trứng
chuyển thành bọ rùa non 4,05 ± 0,80 ngày, từ bọ rùa non đến hóa nhộng 12,85 ± 0,79
ngày, từ nhộng đến vũ hóa 5,50 ± 0,50 ngày.
Theo nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của khoa Côn trùng học tại Đại học
Nông Nghiệp Bangladesh trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 của Rahman và ctv
(2009) về ảnh hưởng các loại thức ăn tới vòng đời của bọ rùa ăn lá Epilachna

dodecastigma Wied. trong điều kiện nhiệt độ 20 ± 10C, ẩm độ 75 ± 5% với ba loại cây
ký chủ cà tím, mướp, khổ qua. Trên cây cà tím giai đoạn bọ rùa non 29,88 ± 0,78 ngày,
nhộng 7,5 ± 0,71 ngày, thành trùng 17,75 ± 0,83 ngày; trên cây mướp giai đoạn bọ rùa
non 17,40 ± 1,02 ngày, nhộng 6,0 ± 0,63 ngày, thành trùng 26 ± 1,67 ngày; trên khổ
6
 


 
 

qua giai đoạn sâu non 17,4 ± 1,02 ngày, nhộng 6,14 ± 0,64 ngày, trưởng thành 15,29 ±
1,39 ngày. Mức tiêu thụ lượng thức ăn của một con sâu non đối với từng loại cây ký
chủ. Diện tích lá mướp bị bọ rùa ăn 609,6 ± 178,74 mm2, lá khổ qua 921,14 ± 671,70
mm2, lá cà tím 857,0 ± 360,73 mm2. Đối với bọ rùa trưởng thành thì tiêu thụ hết
4981,0 ± 430,13 mm2 lá mướp, 2578,57 ± 793,56 mm2 lá khổ qua, 2813,13 ± 385,67
mm2 lá cà tím.
2.1.4 Một số nghiên cứu biện pháp phòng trừ bọ rùa ăn lá
Trong một đánh giá các loài kiểm soát sinh học ở Ấn Độ của Rajagopal và
Trivedi (1989) đề cập đến hai loài nấm Aspergillus flavus và Bacillus thuringensis có
thể kiểm soát được bọ rùa ăn lá.
Ở Malaysia theo nghiên cứu của Fauziah Abdullah và Partiban Subramanian
Institute (2008) về biện pháp sinh học quản lý dịch hại trên rau bằng dịch triết từ lá cây
xoan Ấn Độ để phòng trừ bọ rùa ăn lá rau Epilachna indica thí nghiệm được thực hiện
ở ba mức nồng độ 50 ppm, 100 ppm và 200 ppm. Kết quả nghiên cứu mức nồng độ
100 ppm cho hiệu quả trừ bọ rùa Epilachna indica tốt nhất.
Theo Tiffany (2008) nghiên cứu biện pháp quản lý bọ rùa Epilachna varivestis
Mulsant bởi ong ký sinh Pediobius foveolatus.
Theo nghiên cứu của Islam và Saha (2002) về hiệu lực của ba loại thuốc trừ sâu
hóa học rison 60EC (Diazinon), decis 2.5EC (Deltamethrin), sulsunfat 20EC

(Carbosulfat) đến bọ rùa non và trưởng thành của bọ rùa ăn lá Epilachna dodecastigma
Muls. Đạt kết quả tốt nhất đối với từng loại thuốc và nồng độ như sau rison 60EC với
nồng độ 0,24%; decis 2.5EC với nồng độ 0,05%; sulsunfat 20EC với nồng độ 0,15%.
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về bọ rùa ăn lá trong nước
Theo Gorham (1891) bọ rùa ăn thực vật tại Việt Nam rất phong phú. Chúng đều
thuộc phân họ Epilachninae. Bốn loài đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam là
vigintioctopunctata Fab., Epilachna dodecastigama Muls., Ephilachna flavicollis
Muls., Epilachna bisquadripuctata Gyll.
Khi tiến hành nghiên cứu điều tra cơ bản toàn diện trong hai năm 1967 – 1968
sâu hại trong nông nghiệp, viện Bảo Vệ Thực Vật đã công bố danh sách các loại bọ rùa
được phát hiện, trong đó có 13 loài bọ rùa ăn thực vật. Có sáu loài là Epilachna
7
 


 
 

boisduvali Muls., Epilachna vigintioctomaculata Motsch, Afissa maxima Ws.,
A.chinensis Ws., A.ocellataemaculata Mader, Afidela manderstjernae Muls. (Viện Bảo
Vệ Thực Vật, 1976).
Kết quả điều tra thành phần loài bọ rùa trên các cây trồng nông nghiệp trong 2
năm 2009 - 2010 cho thấy, thành phần loài bọ rùa ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An khá
phổ biến với 19 loài bọ rùa và đã ghi nhận thêm 3 loài bọ rùa mới, với 2 loài thuộc
nhóm bọ rùa bắt mồi Illeis indica Timberlake, Oenopia kirbyi Mulsant và 1 loài thuộc
nhóm bọ rùa gây hại Epilachna macularis Mulsant (Nguyễn Thị Việt và Trần Ngọc
Lân, 2010).
Các loài bọ rùa ăn lá trên các loại cây trồng nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An chỉ có 4
loài, chủ yếu thuộc giống Henosepilachna. Trong đó 2 loài là Henosepilachna
dodecastigma và Henosepilachna vigintioctopunctata là các loài hiện diện phổ biến.

Hai loài ít gặp Epilachna macularis Muls., Henosepilachna kabakovi (Nguyễn Thị
Việt và Trần Ngọc Lân, 2010).
Trên cây đậu tương thu được 15 loài bọ rùa, chiếm tỷ lệ 78,95%; trên cây
ngô và cây đậu đen có 12 loài, chiếm tỷ lệ 63,16%; trên cây mía và cây rau cải có 9
loài, chiếm tỷ lệ 43,37%; trên cây lạc và cây mướp có 7 loài, chiếm tỷ lệ 36,84%;
trên cây khoai và cây lúa ít bắt gặp các loài bọ rùa nhất, chỉ có 5 loài, chiếm tỷ lệ
26,32% (Nguyễn Thị Việt và Trần Ngọc Lân, 2010).
Các loài bọ rùa nâu chủ yếu ăn lá, làm ảnh hưởng trực tiếp tới diện tích quang
hợp, tới khả năng đồng hóa của cây xanh. Cây họ cà (Solanaceae) và họ bầu bí
(Cucurbitaceae), nhất là những cây rau màu như mướp, cà, dưa chuột là những thức ăn
ưa thích của chúng. Tuy nhiên, chúng còn gây hại cho nhiều cây thuộc họ khác như
Henosepilachna tonkinensis hại lá cây dẻ thuộc họ sồi dẻ, Henosepilachna indica gây hại
trên họ cà phê, Henosepilachna vigintioctopunctata gây hại trên cây họ đậu và họ cúc
(Hoàng Đức Nhuận, 1982).
Một số loài thuộc giống Epilachna (Epilachna galerucinoides, Epilachna
hendecaspilota, Henosepilachna gonteika) thường gặp ăn lá cây bụi, trồng ở các công viên
(Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái). Hai loài Afidenta misera, Afidentala manderstjernae
thường gặp ăn cỏ lá tre. Hai loài phổ biến, phá hại rau màu nghiêm trọng nhất là bọ rùa nâu
8
 


 
 

28 chấm (Henosepilachna vigintioctopunctata) và bọ rùa nâu 12 chấm (Henosepilachna
dodecastigma). cây thuộc họ cà và bầu bí ở nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á, riêng
bọ rùa 28 chấm còn lan rộng lên tới phía Bắc Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam từ
tháng 3 tới tháng 6 bọ rùa 28 chấm phát triển và gây hại, đôi khi rất nghiêm trọng trong
những vườn cà, dàn mướp (Hoàng Đức Nhuận, 1982).

2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học của bọ rùa ăn lá
Tên tiếng Anh: Ladybird, Lady beetle, Ladybug, Cucurbit leaf ladybird
Tên khoa học: Epilachna sp.
Họ bọ rùa: Coccinellidae
Bộ cánh cứng: Coleoptera
Bọ rùa trưởng thành có hình tròn hoặc hình bầu dục ngắn, phía lưng phồng lên
hình bán cầu, kích thước cơ thể dài 5 – 8 mm và rộng 4 – 6 mm. Râu đầu hình dùi
trống và có 11 đốt. Cánh trước cứng, có màu đỏ nâu không bóng, trên có nhiều chấm
đen nhỏ không đối xứng nhau. Số chấm đen này thường được dùng để gọi tên các loài
bọ rùa ăn lá.
Trứng bọ rùa hình bầu dục, dài 1,7 mm, có màu vàng.
Sâu non mới nở màu vàng nhạt, hình bầu dục tròn, có 3 đôi chân ngực phát
triển, chân màu đen, trên mặt lưng có 6 hàng u lông đen. Lông trên mặt lưng thẳng
đứng, phân nhánh giống như bọ nẹt. Sâu non đẫy sức dài 7 – 10 mm.
Nhộng dạng nhộng trần, hình bầu dục tròn, phía lưng có nhiều gai đen, có màu
vàng nhạt sau chuyển dần sang màu nâu dài 5 – 6 mm đốt cuối cùng có 2 ống ngắn.
Sau khi vũ hóa 1 – 2 ngày chúng mới bắt cặp và đẻ trứng. Thời gian một bọ rùa
cái đẻ một ổ trứng kéo dài 20 – 30 phút. Trứng được đẻ thành từng ổ từ 10 – 50 quả/ổ
lộ thiên ở mặt trên hoặc dưới lá và được xếp thẳng đứng với mặt lá. Một bọ rùa cái có
thể đẻ được 200 – 1000 quả trong từ 3 - 5 ngày. Khi sắp nở trứng có màu vàng sậm nở
rất đồng loại có tỷ lệ nở 95 – 100%.
Sâu non có 4 tuổi, lúc mới nở thường gặm ăn nhu mô mềm, càng lớn chúng ăn
phá càng mạnh, nhất là sâu non tuổi 4, ăn mạnh gấp 2 – 3 lần thành trùng, làm thủng lá
hoặc có khi chỉ để lại gân chính. Sâu non đẫy sức thường hóa nhộng ở ngay trên lá.

9
 


 

 

Thời gian phát dục của trứng là 4 - 6 ngày, của sâu non là 15 – 25 ngày, của
nhộng là 6 – 9 ngày (Theo Trần Thị Thiên An, 2003).
2.4 Sơ lược về các loại nông dược sử dụng trong thí nghiệm
* Vineem 1500EC
Tên hoạt chất: Azadirachtin
Nhóm hóa học: gốc thảo mộc
Công thức hóa học: C35H44O1
Khối lượng phân tử: 720,71426 g/mol.
Tính chất: Thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, là một hợp chất có trong cây
neem Ấn Độ (Azadirachta indica) và cây xoan Trung Quốc (Melia azedarach), thuốc
nguyên chất dạng rắn, tương đối bềm trong tự nhiên, dễ phân hủy trong môi trường
kiềm, tan trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ.
Vineem 1500EC là thuốc có màu nâu nhạt, mùi hắc nồng nhẹ, thuộc nhóm độc
IV (nhóm II với mắt). LD50 qua miệng 3.450 mg/kg, LD50 qua da > 2.000 mg/kg.
Độc với cá, ít độc với ong, thời gian cách ly là 5 ngày.
Thuốc có tác động vị độc và tiếp xúc, diệt trừ nhiều loại côn trùng chích hút,
phổ tác dụng rộng hiệu lực diệt sâu tương đối chậm sau 2 - 3 ngày nhưng kéo dài tới 7
- 10 ngày.
Sử dụng: Trừ bọ trĩ, sâu cuốn lá trên lúa, rầu xanh bọ trĩ, nhện đỏ, bọ xít muỗi
trên chè; bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng trên bắp cải, rệp trên rau. Phun khi sâu xuất
hiện. Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác không pha chung với
bordeaux. Rất có hiệu quả sử dụng luân phiên với các loại thuốc hóa học khác thuộc
các nhóm lân hữu cơ, pyrethroid đối với các loại sâu kháng thuốc.
* Tỏi tỏi 12.5DD
Tên hoạt chất: Tinh dầu tỏi
Tên hóa học: Allicin
Nhóm hóa học: thuốc thảo mộc
Sử dụng: sử dụng trừ sâu khoang, dòi đục lá, dòi đục trái, bọ nhảy, rầy xanh, bù

lạch, rệp sáp, ốc sên…trên cải thảo, đậu hà lan, bó xôi, cải bông trắng, chè và nhiều
loại cây trồng khác.
10
 


 
 

Không có thời gian cách ly.
Liều lượng sử dụng: Tỏi Tỏi 12.5DD dùng 15 ml/8 lít nước, phun 4 – 5 bình
cho 1000 m2, phun khi sâu còn nhỏ, sâu mới xuất hiện hiệu quả nhất khi sâu ở giai
đoạn trứng và tuổi 1. Mỗi lần phun cách nhau 7 – 14 ngày tùy mật độ sâu nhiều hay ít.
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với một số thuốc trừ sâu có hoạt chất từ
Endesufat, Methamidofos, Cypermetrine, thuốc trừ bệnh gốc captan, Mancozeb,
Maneb và phân bón lá. Không được pha chung với thuốc trừ bệnh gốc đồng.
* Sapen Alpha 5EC
Tên hoạt chất: Alpha cypertmethrin
Công thức hóa học: C22H19Cl2NO3
Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, điểm nóng chảy > 800C, không tan
trong nước (< 1 mg/l ở 250C), tan trong dung môi hữu cơ như Toluene, Chloroform,
Xylene, Acetone. Tương đối bền trong môi trường trung tính và chua, phân hủy trong
môi trường kiềm và dưới tác dụng của ánh sáng.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 79 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Ít độc với
cá, tương đối độc dối với ong. Thời gian cách ly 7 ngày.
Tác dụng tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng rộng.
Liều lượng sử dụng cho lúa, rau. Màu (đậu, bông, ngô…) từ 10 – 20 g a.i/ha,
tương đương 0,2 - 0,4 l/ha loại thành phẩm 5%, pha với 300 – 400 lít nước.
Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác,
không pha chung với thuốc Bordeaux. Để tăng hiệu lực trừ sâu, thường pha chung với

các thuốc nhóm lân hữu cơ.
* Vibamec 1.8EC
Tên hoạt chất: Abamectin
Công thức hóa học: C48H72O14 (avermectin B1a) + C47H70O14 (avermectin B1b)
Tính chất: Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men mấm
Streptptomyces avermitilis. Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm nóng chảy
150 – 155 0C, tan ít trong nước (0,01 ml/l), tan trong nhiều dung môi hữu cơ. Nhóm
độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da > 1800 mg/kg, dễ kích thích da và
mắt, tương đối độc với cá, ít độc với ong. Thời gian cách ly 14 ngày.
11
 


 
 

Thuốc tác động tiếp xúc, vị độc. Thấm vào mô cây, ít bị rửa trôi khi gặp mưa.
Phổ tác dụng tương đối hẹp.
Liều lượng sử dụng trừ sâu 10 – 20 a.i/ha, chế phẩm vibamec 1.8EC dùng với
liều lượng 5 ml/8 lít nước trừ sâu cuốn lá, nhện gié, dòi đục lá trên lúa, cà chua. 5 – 6
ml/8 lít nước trừ bọ trĩ, sâu tơ sâu xanh, nhện đỏ, sâu vẽ bùa trên dưa hấu, bắp cải, đậu
tương, cam.
Khả năng hỗn hợp có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.
Qua các kết quả nghiên cứu về bọ rùa ăn lá Epilachna sp. trên thế giới cũng như
trong nước thì cho ra nhiều kết quả khác nhau do điều kiện nhiệt độ cũng như về ký
chủ nhân nuôi. Để có kết quả nghiên cứu cụ thể hơn sát với thực tế tại Tp. Hồ Chí
Minh có thể đưa ra những biện pháp quản lý, phòng trừ đề tài được thực hiện.

12
 



 
 

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đề tài thực hiện từ 3/2011 đến 6/2011.
- Các nghiên cứu ngoài đồng được thực hiện điều tra tại ba huyện trồng rau Củ
Chi, Hóc Môn, Bình Chánh Tp. Hồ Chí Minh.
- Các nghiên cứu trong phòng được thực hiện tại phòng nuôi sâu của Bộ môn
Bảo Vệ Thực Vật, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
- Bọ rùa ăn lá rau
- Dụng cụ thu mẫu: vợt bắt côn trùng, hộp nhựa đựng mẫu, túi nilon, kéo.
- Dụng cụ nuôi mẫu: hộp nhựa có nắp đậy, mút thấm nước, bông thấm nước.
- Dung dịch ngâm mẫu: cồn 70o, lọ thủy tinh.
- Dụng cụ pha thuốc: Ống hút pipette, bình đong, hộp nhựa thể tích 1 lít.
- Dụng cụ ghi nhận đặc điểm sinh học bọ rùa: Thước đo vi trắc kế, kính lúp cầm
tay, kính lúp soi nổi, máy ảnh.
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần loài và phổ ký chủ của bọ rùa ăn lá rau tại Tp. Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học chính của bọ rùa ăn lá
Epilachna vigintioctopunctata.
- Ảnh hưởng của một số nông dược đến bọ rùa ăn lá Epilachna
vigintioctopunctata.

13
 



 
 

3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Nội dung 1: Điều tra thành phần loài và phổ ký chủ của bọ rùa ăn lá rau tại
Tp. Hồ Chí Minh.
Phương pháp thực hiện
Điều tra thành phần loài và cây ký chủ của bọ rùa ăn lá được thực hiện theo
phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng của cục Bảo Vệ Thực Vật.
Tiến hành cắt đoạn ngọn các cây điều tra ngoài đồng có độ dài 30 cm đem vào
phòng thí nghiệm làm cây ký chủ cho bọ rùa ăn tiến hành theo dõi mức độ ưa thích của
bọ rùa.
Thời gian điều tra từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011. Tại vùng sản xuất rau tại
ba huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh Tp. Hồ Chí Minh.
Chọn ruộng điều tra
Tại mỗi huyện chọn các vườn rau trồng cà chua, cà tím, cà pháo, ớt, khổ qua,
dưa leo, bí xanh, bầu, mướp.
Mỗi loại cây chọn 3 vườn, diện tích vườn > 200 m2, mỗi vườn chọn ít nhất 5
điểm mỗi điểm chọn 10 cây.
Khi đi điều tra tiến hành quan sát toàn bộ cây từ xa đến gần, tại mỗi điểm quan
sát vị trí gây hại của bọ rùa, thành phần bọ rùa. Thu tất cả các giai đoạn của bọ rùa ăn
lá trên đồng ruộng cho vào hộp và ghi đầy đủ các thông tin thời gian lấy mẫu, loại cây
trồng, vùng lấy mẫu, vườn lấy mẫu, vị trí cắn phá trên cây ký chủ. Mang mẫu bọ rùa
về phòng thí nghiệm nhân nuôi để định danh.
Giám định mẫu: Mẫu bọ rùa thu thập ngoài đồng được bảo quản mang về giám
định tại Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Lịch điều tra 1 tháng một lần.
Chỉ tiêu theo dõi

-

Thành phần loài bọ rùa ăn lá

-

Thành phần phổ ký chủ

-

Mức độ ưa thích

14
 


 
 

3.4.2 Nội dung 2: Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học chính của bọ
rùa ăn lá rau Epilachna vigintioctopunctata (Coccinellidae – Coleoptera).
3.4.2.1 Nhân nuôi bọ rùa ăn lá E. vigintioctopunctata và cây ký chủ
* Trồng cây ký chủ làm thức ăn cho bọ rùa E. vigintioctopunctata
Gieo trồng cây mướp trong nhà lưới kích thước 1,5 m x 1,5 m x 2 m. Trồng tại
trại thực nghiệm khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
* Nhân nuôi bọ rùa E. vigintioctopunctata thí nghiệm
Nguồn bọ rùa E. vigintioctopunctata ban đầu được thu thập ở các vườn rau tại
ba huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh Tp. Hồ Chí Minh. Mang về nhân nuôi trên
thức ăn là cây mướp. Nhân nuôi sinh học cung cấp bọ rùa theo yêu cầu thí nghiệm
nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và ảnh hưởng của thuốc.

3.4.2.2 Đặc điểm hình thái của bọ rùa ăn lá rau E. vigintioctopunctata
Phương pháp thực hiện
Bọ rùa ăn lá bắt ngoài đồng đem vào nuôi trong phòng thí nghiệm ở điều kiện
nhiêt độ 30 ± 20C, ẩm độ 70 ± 5%, ánh sáng 12L/12D và thức ăn là lá mướp. Đến khi
bọ rùa bắt cặp giao phối tách riêng từng cặp ra hộp nhựa riêng biệt, bổ sung thức ăn
hàng ngày, sau khi bọ rùa đẻ trứng, thu trứng cùng một ngày tuổi để hộp nuôi riêng.
Thu bọ rùa non ở các tuổi, nhộng, trưởng thành cùng tuổi để quan sát mô tả đặc điểm
hình thái. Cố định mẫu bằng cách để trong ngăn lạnh trong vòng 2 phút để đo kích
thước cở thể bọ rùa ở các giai đoạn.
Chỉ tiêu theo dõi
Đo kích thước chiều dài, chiều rộng cơ thể. Mô tả màu sắc của các pha trứng,
bọ rùa non, nhộng của bọ rùa E. vigintioctopunctata
Mô tả đặc điểm râu, miệng, ngực, bụng, cánh và hình dạng, kích thước, màu sắc
cơ thể bọ rùa E. vigintioctopunctata trưởng thành. Phân biệt bọ rùa đực, bọ rùa cái.
Tiến hành đo kích thức các pha cơ thể bằng cách làm mẫu cố định bọ rùa E.
vigintioctopunctata cùng một ngày tuổi nuôi cùng điều kiện, và sử dụng thước vi trắc
kế để đo chiều dài và chiều rộng của từng pha cơ thể.

15
 


 
 

3.4.2.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh học chính của bọ rùa ăn lá Epilachna
vigintioctopunctata
a. Thời gian phát triển các pha cơ thể, vòng đời và tuổi thọ của bọ rùa E.
vigintioctopunctata trưởng thành
Phương pháp thực hiện

Kết hợp với nuôi sinh học cá thể để mô tả hình thái bọ rùa Epilachna
vigintioctopunctata.
Khi bọ rùa đẻ trứng thì tách riêng trứng cùng một ngày tuổi, theo dõi thời gian
trứng nở.
Khi xuất hiện bọ rùa non, nuôi riêng mỗi con một hộp, bổ sung thức ăn hàng
ngày, theo dõi số lần lột xác của bọ rùa non để xác định tuổi và ghi nhận thời gian phát
triển của bọ non qua các tuổi.
Tiếp tục theo dõi cho đến khi bọ rùa non hóa nhộng. Sau khi nhộng vũ hóa bổ
sung thức ăn cho bọ rùa trưởng thành ghi nhận thời gian sống của bọ rùa trưởng thành.
Số mẫu quan sát là 30 mẫu.
Chỉ tiêu theo dõi
- Mô tả tập tính sống, gây hại của bọ rùa E. vigintioctopunctata
- Thời gian phát dục từng pha cơ thể và vòng đời của bọ rùa E.
vigintioctopunctata (tính từ lúc trứng nở đến khi bọ rùa E. vigintioctopunctata đẻ quả
trứng đầu tiên).
- Tuổi thọ của bọ rùa trưởng thành.
b. Thí nghiệm xác định khả năng sinh sản và khả năng phát triển sau đẻ trứng
của bọ rùa E. vigintioctopunctata
Phương pháp thực hiện
Thả bọ rùa E. vigintioctopunctata trưởng thành mới vũ hóa 1 ngày tuổi cho bắt
cặp với nhau tách ra mỗi hộp nhựa riêng, hàng ngày bổ sung thức ăn. Khi có trứng tách
riêng đếm số trứng một lần đẻ, đếm số lần đẻ trứng. Số mẫu theo dõi là 10 cặp bọ rùa.
Thu trứng cùng một ngày tuổi, để riêng. Theo dõi khả năng phát triển sau đẻ
trứng của bọ rùa ăn lá. Sau khi trứng nở đếm số trứng nở. Cho bọ rùa non mới nở ăn

16
 



×