Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN CÂY TIÊU TẠI HUYỆN CHƯ SÊ, TỈNH GIA LAI NIÊN VỤ 2009 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN CÂY TIÊU TẠI HUYỆN CHƯ SÊ,
TỈNH GIA LAI NIÊN VỤ 2009 - 2010

Ngành
: Nông học
Niên khóa
: 2007 – 2011
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Xuân

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 07/2011


TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN CÂY TIÊU TẠI HUYỆN CHƯ SÊ,
TỈNH GIA LAI NIÊN VỤ 2009 - 2010

Tác giả

TRẦN THỊ XUÂN

Khoá luận tốt nghiệp được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:


TS. Võ Thái Dân
KS. Trương Xuân Phú

Tháng 07 năm 2011
i


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến công ơn Cha
Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, rèn luyện.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Nông học, các thầy cô giáo
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình Học tập cũng như khi truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Võ Thái Dân, người thầy đã trực
tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các đoàn thể, cán bộ tại Phòng Nông nghiệp huyện Chư
Sê, Ủy ban Nhân dân xã, huyện Chư Sê đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt trong quá trình
thực hiện đề tài. Đặc biệt tôi xin cảm ơn bà con nông dân đã tận tình giúp đỡ và cung
cấp thông tin.
Cuối cùng tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả bạn bè, những người luôn bên cạnh và
ủng hộ cho tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quãng đường thực tập và đã chia
sẻ những niềm vui nỗi buồn, giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin kính chúc mọi người sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Xin chân
thành cảm ơn!
Pleiku, ngày 15 tháng 07 năm 2011
Tác giả

Trần Thị Xuân

ii



TÓM TẮT
TRẦN THỊ XUÂN, 8/2011. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN CÂY TIÊU TẠI HUYỆN CHƯ SÊ, TỈNH GIA LAI NIÊN VỤ
2009 - 2010. Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Luận văn cuối khóa, 113
trang.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thái Dân, KS. Trương Xuân Phú(1)
Đề tài được tiến hành từ ngày 15/02/2011 đến ngày 15/06/2011, nhằm xác định
tình hình sử dụng hoá chất nông nghiệp trên cây tiêu tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
niên vụ 2009 – 2010. Các thông tin về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây
tiêu được điều tra bằng mẫu in sẵn ở 90 hộ dân tại ba xã trồng tiêu lớn của huyện Chư
Sê (Xã Iaglai – Xã Iablang - Thị Trấn Chư Sê), đồng thời thu thập số liệu từ phòng
Nông nghiệp huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Kết quả điều tra cho thấy: đa số các hộ trả lời phỏng vấn là nam giới với độ tuổi
trung bình là 50, trình độ văn hoá chủ yếu ở bậc trung học, với 80 hộ là dân tộc kinh,
10 hộ là dân tộc Jarai, diện tích đất nông nghiệp trung bình là 1,44 ha, diện tích tiêu
KTCB trung bình là 0,43 ha, diện tích tiêu KD trung bình là 0,73 ha. Đa số các hộ sử
dụng giống tiêu Vĩnh Linh trồng trên nọc chết với tuổi vuờn tiêu trung bình là 8 tuổi,
năng suất trung bình ở các hộ điều tra là 5,87 tấn/ha.
Kích thuớc trồng tiêu của các hộ là 60 x 60 x 30 cm, 80 x 80 x 30 cm với
khoảng cánh là 2,2 x 2,2; 2,5 x 2,5 ; 3 x 3 cm tuơng ứng với mật độ trồng là 2200 ;
1600 ; 1111 cây/ha.
Đa số các hộ sử dụng phân bón gốc chủ yếu theo khả năng kinh tế của mỗi hộ
nông dân mà không quan tâm đến nhu cầu phân bón của cây tiêu. Thời kỳ tiêu KTCB
lượng phân chuồng được sử dụng dao động từ 11 – 22 tấn/ha/năm, lượng phân hóa học
ở thời kỳ này ít được nông dân sử dụng. Ở giai đoạn kinh doanh lượng phân chuồng
bón cho tiêu với lượng cao dao động từ 11 – 33 tấn/ha/năm, lượng phân NPK dao
động từ 900 – 2640 kg/ha/năm.
Phân bón lá được các hộ sử dụng thời kỳ KTCB các hộ sử dụng phân Đầu Trâu

005, phân Super HPV 1001.S để bón cho cây tiêu. Ở thời kỳ KD sử dụng phân Đầu
trâu 901, Super HPV 1001.S, phân Rong Biển bón cho cây tiêu.
(1) Phó phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Gia Lai

iii


Các loại sâu thường gặp trên cây tiêu ở các hộ điều tra là rệp sáp (Pseudococcus
sp.), rầy mềm (Aphis sp.), rệp muội đen (Aphis gossypii), bọ xít lưới (Tingidae), mối
(Reticulitermes lucifugus Rossi). Phòng sâu hại bằng các loại thuốc hóa học như là
Supracide 40EC hoạt chất Methidathion, Suprathion 40EC hoạt chất Methidathion,
Diaphos 10G hoạt chất Dozinon, Basudin 10H hoạt chất Dozinon, Oncol 20EC hoạt
chất Benfura card, Bassa 50EC 20EC hoạt chất Benfura card, Bi58 40EC hoạt chất
Diazinon, Agrifos 400 hoạt chất phosphorous acid.
Các loại bệnh thường gặp trên cây tiêu ở các hộ điều tra là bệnh vàng lá chết
nhanh, bệnh đốm lá, vàng lá, bệnh cháy đầu lá, tiêu điên. Phòng trị bệnh hại bằng các
loại thuốc hóa học như RidomilMZ 72WP hoạt chất Metalaxyl 8% + Mancozeb 64% ,
Tilt 250EC hoạt chất Propiconazole, Anvil 5 EC hoạt chất Hexaconazole. Các loại
thuốc dùng để xử lý đất trồng mới như là vôi, Basudin 10H.
Các loại cỏ phổ biến ở các vườn tiêu của các hộ được điều tra là cỏ trai
(Commelina diffusa), cỏ trinh nữ (Mimosa pudica), cỏ đuôi chồn (Selaria pallidefasca), dền gai (Amaranthus spinosus), dền xanh (Amaranthus viridis), cỏ mần trầu
(Eleusine indica), cỏ tranh (Imperata cylindrica), cỏ cú (Cyperus rotundus), cỏ chó đẻ
(Phyllanthus niruri), cỏ cức heo (Ageratum conyzoides, nhưng mức độ gây hại của các
loại cỏ này không đáng kể. Đa số các hộ không sử dụng thuốc hóa học để trừ cỏ mà
chủ yếu là làm thủ công.
Phần lớn các hộ sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục cho phép sử dụng,
có một số hộ sử dụng thuốc đã bị cấm sử dụng trên thị trường như thuốc Bi 58 hoạt
chất Dimethoat. Đa số các hộ đều sử dụng thuốc với liều lượng khuyến cáo trên bao bì,
tuy nhiên số lần phun và thời gian cách ly thường phụ thuộc vào kinh nghiệm sản xuất
của người dân. Lượng phân bón ở các hộ điều tra đa số sử dụng lớn hơn so với khuyến

cáo, có một số hộ sử dụng ít hơn so với khuyến cáo.
Hiệu quả kinh tế: Chi phí đầu tư cho cây tiêu kinh doanh trung bình là 144 triệu
đồng đạt lợi nhuận trung bình là 149 triệu đồng với tỉ suất lợi nhuận trung bình là 1,03
tức bỏ ra 1 đồng đầu tư cho tiêu kinh doanh thì thu lại 1,03 đồng.
Thuận lợi: Chư Sê là huyện được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu đất đai phù hợp
cho cây tiêu sinh trưởng phát triển tốt, có năng suất cao và chất lượng tốt. Mô hình
iv


kinh tế nông hộ phù hợp với việc sản xuất cây tiêu, đạt hiệu quả kinh tế cao, sử dụng
nguồn lao động dồi dào. Nông dân chăm chỉ cần cù, có nhiều kinh nghiệm quý báu
trong việc canh tác loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật cao như cây tiêu. Diện tích lớn, tập
trung dễ dàng trong việc quản lý vùng nguyên liệu.
Khó khăn: Giá thành vật tư thuốc bảo vệ thực vật cao. Giá cả tiêu không ổn
định.
Một số đề xuất và giải pháp: Cần bón phân cân đối và hợp lý, phát huy kinh
nghiệm bón phân hữu cơ hàng năm, hạn chế việc lạm dụng phân hóa học để giữ được
năng suất ổn định, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh và kéo dài tuổi thọ vườn cây. Áp
dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu, bênh hại tiêu. Nên đưa ra một quy trình
bón phân, sử dụng thuốc BVTV hợp lý để đạt năng suất cao và ổn định.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm tắt......................................................................................................................iii
Mục lục ..................................................................................................................... vi

Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................xiii
Danh mục các hình ................................................................................................. xiv
Danh mục các bảng ................................................................................................. xv
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1 
1.2 Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 2 
1.3 Yêu cầu của đề tài........................................................................................................ 2 
1.4 Giới hạn của đề tài ....................................................................................................... 2 
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3 
2.1 Sơ lược về cây tiêu ...................................................................................................... 3 
2.2 Sinh thái của cây tiêu ................................................................................................... 3 
2.3 Phân bón cho tiêu ........................................................................................................ 4 
2.3.1 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây tiêu............................................................. 4 
2.3.2 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây tiêu của huyện Chư Sê .............................. 4 
2.4 Phòng trừ sâu hại trên cây tiêu .................................................................................... 7 
2.4.1 Khuyến cáo phòng trừ sâu hại trên cây tiêu được nghiên cứu ................................. 7 
2.4.1.1 Rệp sáp (Pseudococcus spp.) ................................................................................ 7 
2.4.1.2 Sùng trắng (Holotrichia sp.) .................................................................................. 7 
2.4.1.3 Mối (Ondotermes sp.) ............................................................................................ 7 
2.4.1.4 Bọ xít muỗi (Helopeltis sp.) .................................................................................. 8 
2.4.1.5 Bọ xít lưới (Elasmognathus nepalensis) .............................................................. 8 
2.4.1.6 Sâu đục thân (Lophoobaris piperis) ...................................................................... 8 
2.4.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ sâu trên cây tiêu của huyện Chư Sê ........................ 9 
2.4.2.1 Rệp sáp (Pseudococcus spp.) ................................................................................ 9 
vi


2.4.2.2 Tuyến trùng ........................................................................................................... 9 
2.4.2.3 Bọ xít lưới (Elasmognathus nepalensis) ............................................................... 9 
2.4.2.4 Rệp muội đen: ....................................................................................................... 10 

2.5 Phòng trừ bệnh hại trên cây tiêu .................................................................................. 10 
2.5.1 Khuyến cáo phòng trừ bệnh hại trên cây tiêu được nghiên cứu ............................... 10 
2.5.1.1 Bệnh vàng lá chết nhanh........................................................................................ 10 
2.5.1.2 Bệnh vàng lá chết chậm ......................................................................................... 11 
2.5.1.3 Tuyến trùng ........................................................................................................... 11 
2.5.1.4 Bệnh tiêu điên: ....................................................................................................... 11 
2.5.1.5 Bệnh thán thư......................................................................................................... 12 
2.5.1.6 Bệnh thối vi khuẩn................................................................................................. 12 
2.5.1.7 Bệnh khô vằn ......................................................................................................... 12 
2.5.2 Khuyến cáo sử dụng thuốc trừ bệnh trên cây tiêu của huyện Chư Sê ...................... 13 
2.5.2.1 Bênh vàng lá chết nhanh........................................................................................ 13 
2.5.2.2 Bệnh thán thư......................................................................................................... 13 
2.5.2.3 Bệnh đốm đen mặt dưới lá .................................................................................... 13 
2.5.2.4 Bệnh tiêu điên ........................................................................................................ 13 
2.6 Nhóm bệnh sinh lí (thiếu dinh dưỡng) ........................................................................ 13 
2.6.1 Vàng lá vào mùa khô ................................................................................................ 13 
2.6.2 Bệnh thiếu dinh dưỡng ............................................................................................. 14 
2.7 Cỏ dại và biện pháp phòng trừ .................................................................................... 14 
2.8 Giá trị thương mại và xuất khẩu của hạt tiêu .............................................................. 15 
2.9 Tình hình sản xuất, xuất khẩu tiêu trên thế giới .......................................................... 15 
2.9.1 Tình hình sản xuất tiêu trên thế giới ......................................................................... 15 
2.9.2 Tình hình xuất khẩu tiêu trên thế giới ...................................................................... 16 
2.10 Tình hình sản xuất, xuất khẩu tiêu của Việt Nam ..................................................... 17 
2.10.1 Tình hình sản xuất tiêu của Việt Nam .................................................................... 17 
2.10.2 Tình hình xuất khẩu tiêu của Việt Nam ................................................................. 17 
2.11 Tình hình sản xuất, xuất khẩu tiêu của tỉnh Gia Lai.................................................. 18 
2.11.1 Tình hình sản xuất tiêu của tỉnh Gia Lai ................................................................ 18 
vii



2.11.2 Tình hình xuất khẩu tiêu của tỉnh Gia Lai .............................................................. 18 
2.12 Tình hình sản xuất tiêu của huyện Chư Sê ................................................................ 19 
2.13 Tình hình nhập khẩu phân bón ở Việt Nam .............................................................. 19 
2.14 Tình hình nghiên cứu tiêu trên thế giới và trong nước .............................................. 21 
2.14.1 Trên thế giới ........................................................................................................... 21 
2.14.2 Trong nước ............................................................................................................. 21 
2.14.3 Một số kết quả của Đỗ Văn Hiên về “Điều tra quy trình kỹ thuật canh tác cây
Hồ tiêu tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai” ........................................................................... 22 
2.15 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ........................ 24 
2.15.1 Vị trí địa lý.............................................................................................................. 24 
2.15.2 Điều kiện địa hình, đất đai..................................................................................... 25 
2.15.3 Cơ cấu cây trồng huyện Chư Sê ............................................................................. 26 
2.15.4 Điều kiện khí hậu.................................................................................................... 27 
2.15.5 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................... 29 
2.15.6 Tổng quan các đề tài về sử dụng hóa chất nông nghiệp cho cây tiêu .................... 30 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 31 
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ........................................................................ 31 
3.2 Điều kiện tự nhiên địa bàn điều tra ............................................................................. 31 
3.2.1 Điều kiện đất đai ....................................................................................................... 31 
3.2.2 Điều kiện khí hậu...................................................................................................... 31 
3.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 32 
3.4 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 32 
3.4.1 Điều tra về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên tiêu tại huyện Chư Sê,
tỉnh Gia Lai ........................................................................................................................ 32 
3.4.2 Điều tra về tình hình thu hoạch ................................................................................ 32 
3.4.3 Điều tra về chi phí đầu tư và lợi nhuận của tiêu kinh doanh .................................... 32 
3.5 Phương pháp điều tra ................................................................................................... 33 
3.5.1 Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................................... 33 
3.5.2 Điều tra nông hộ ....................................................................................................... 33 
3.5.2.1 Phương pháp điều tra ............................................................................................. 33 

viii


3.5.2.2 Cơ sở chọn hộ điều tra ........................................................................................... 33 
3.5.2.3 Mẫu phiếu điều tra ................................................................................................. 33 
3.5.3 Điều tra tình hình dịch hại trên vườn tiêu ................................................................ 33 
3.5.4 Xữ lý thống kê .......................................................................................................... 34 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 35 
4.1 Thông tin chung về các hộ sản xuất tiêu của huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.................. 35 
4.1.1 Thông tin về giới tính, tuổi của người trả lời phỏng vấn ......................................... 35 
4.1.2 Thông tin về trình độ văn hóa, dân tộc của người trả lời phỏng vấn ....................... 35 
4.2 Kết quả điều tra sơ bộ về hiện trạng sản xuất tiêu ở các nông hộ được điều tra ......... 36 
4.2.1 Diện tích đất nông nghiệp của các hộ điều tra ........................................................ 36 
4.2.2 Diện tích tiêu kiến tiết cơ bản của các hộ điều tra.................................................... 37 
4.2.3 Diện tích tiêu kinh doanh của các hộ điều tra .......................................................... 37 
4.2.4 Tình hình sử dụng giống tiêu, loại nọc của các hộ điều tra ...................................... 38 
4.2.5 Phân nhóm theo tuổi vườn tiêu của các hộ điều tra ................................................. 38 
4.2.6 Năng suất cây tiêu kinh doanh của các hộ điều tra .................................................. 39 
4.2.6.1 Năng suất theo địa bàn .......................................................................................... 39 
4.2.6.2 Biến thiên năng suất theo lượng phân chuồng bón cho tiêu kinh doanh của các
nông hộ .............................................................................................................................. 40 
4.2.6.3 Biến thiên năng suất theo loại nọc của các hộ điều tra.......................................... 40 
4.2.7 Biến thiên năng suất theo giống tiêu của các hộ điều tra ......................................... 41 
4.2.8 Thống kê tình hình sử dụng giữa giống và loại trụ sử dụng ở các hộ điều tra ......... 41 
4.2.9 Kích thướt hố tiêu ( dài x rộng x sâu,( cm)) của các hộ điều tra .............................. 42 
4.2.10 Khoảng cách trồng giữa hai tru tiêu (m), mật độ trụ (trụ/ha) của các hộ điều tra .. 42 
4.3 Kết quả điều tra sơ bộ về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây tiêu kiến
thiết cơ bản (KTCB) ở các hộ nông dân ............................................................................ 42 
4.3.1 Tình hình sử dụng vôi cho tiêu KTCB năm 1 của các hộ điều tra ........................... 42 
4.3.2 Tình hình sử dụng phân chuồng, phân P2O5, phân vi sinh cho tiêu kiến thiết cơ

bản năm 1 của các hộ được điều tra .................................................................................. 43 
4.3.3 Thời gian bón lót cho tiêu kiến thiết cơ bản năm 1 ở các hộ điều tra ...................... 44 
4.3.4 Xử lý đất trồng mới của các hộ điều tra ................................................................... 45 
ix


4.3.5 Số lần bón thúc phân, cách bón thúc phân, khoảng cách giữa hai lần bón thúc
phân, thời gian bón thúc phân cho tiêu năm 1 ................................................................... 45 
4.3.6 Tình hình bón thúc phân NPK (16 – 16 – 8) cho tiêu kiến thiết cơ bản cho tiêu
năm 1 của các hộ điều tra .................................................................................................. 46 
4.3.7 Tình hình bón thúc phân Ure, Lân, Kali, SA cho tiêu kiến thiết cơ bản cho tiêu
năm 1 của các hộ điều tra .................................................................................................. 46 
4.3.8 Số lần bón phân bón lá, thời gian phun và khoảng cách giữa hai lần bón phân bón
lá cho tiêu kiến thiết cơ bản năm 1 .................................................................................... 48 
4.3.9 Tình hình sử dụng phân bón lá cho tiêu kiến thiết cơ bản năm 1 của các hộ điều
tra ....................................................................................................................................... 49 
4.3.10 Số lần bón thúc phân, cách bón thúc phân, khoảng cách giữa 2 lần bón thúc
phân tiêu KTCB năm 2 của các hộ điều tra ....................................................................... 49 
4.3.11 Tình hình bón thúc phân chuồng, NPK (16 - 16 -8) cho tiêu năm 2 của các hộ
điều tra ............................................................................................................................... 50 
4.3.12 Tình hình bón thúc phân Ure, lân, kali, phân SA, vi sinh cho tiêu năm 2 của các
hộ điều tra .......................................................................................................................... 51 
4.3.13 Số lần bón phân bón lá, khoảng cách giữa 2 lần bón phân bón lá năm 2 của các
hộ điều tra .......................................................................................................................... 52 
4.3.14 Tình hình bón phân bón lá cho tiêu năm 2 của các hộ điều tra .............................. 53 
4.4 Kết quả điều tra về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây tiêu kinh
doanh (KD) ở các hộ nông dân .......................................................................................... 53 
4.4.1 Số lần bón phân, thời gian bón phân khoảng cách giữa 2 lần bón phân tiêu kinh
doanh của các hộ điều tra .................................................................................................. 53 
4.4.2 Tình hình bón vôi, phân chuồng cho tiêu kinh doanh của các hộ điều tra ............... 54 

4.4.3 Tình hình bón thúc phân NPK cho tiêu kinh doanh (KD) của các hộ điều tra ........ 55 
4.4.4 Tình hình bón phân vi sinh cho tiêu kinh doanh (KD) của các hộ điều tra.............. 56 
4.4.5 Tình hình bón phân N, P2O5, K2O, SA cho tiêu kinh doanh của các hộ điều tra ..... 56 
4.4.6 Số lần bón phân bón lá, khoảng cách giữa 2 lần bón phân bón lá cho tiêu kinh
doanh của các hộ điều tra .................................................................................................. 59 

x


4.4.7 Tình hình sử dụng phân bón lá Phân bón lá Đầu trâu 901, Super HPV 1001.S,
Phân Rong biển cho cây tiêu kinh doanh của các hộ điều tra .......................................... 59 
4.4.8 Tình hình sâu hại trên cây tiêu kinh doanh của các hộ điều tra ............................... 61 
4.4.9 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu cho cây tiêu kinh doanh của các hộ điều tra ........ 61 
4.4.10 Số lần phun thuốc trừ sâu (lần/vụ), cách dùng thuốc trừ sâu cho tiêu kinh doanh
của các hộ điều tra ............................................................................................................. 65 
4.4.11 Tình hình bệnh hại trên cây tiêu của các hộ điều tra .............................................. 66 
4.4.12 Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh trên cây tiêu kinh doanh của các hộ điều tra.... 66 
4.4.13 Số lần phun thuốc trừ bệnh, khoảng cách giữa hai lần phun thuốc trừ bệnh cho
tiêu kinh doanh của các hộ điều tra ................................................................................... 68 
4.4.14 Tình hình cỏ dại trên cây tiêu của các hộ điều tra .................................................. 69 
4.4.15 Số lần thu hoạch và thành phẩm sau thu hoạch của các hộ điêu tra....................... 69 
4.4.16 Chi phí đầu tư cho tiêu kinh doanh của các nông hộ điều tra ................................ 70 
4.4.17 Tổng thu tiêu kinh doanh của các hộ điều tra......................................................... 71 
4.4.18 Lợi nhuận tiêu kinh doanh của các hộ điều tra ....................................................... 72 
4.4.19 Tỉ suất lợi nhuận của các hộ trồng tiêu kinh doanh ................................................ 72 
4.5 Kết quả điều tra đồng ruộng ở một số hộ nông dân của huyện Chư Sê ...................... 73 
4.5.1 Tình hình sâu hại trên vườn của các hộ được điều tra đồng ruộng .......................... 73 
4.5.2 Tình hình bệnh vàng lá chết nhanh và bệnh đốm lá trên vườn ở các hộ được điều
tra ....................................................................................................................................... 74 
4.5.3 Tình hình cỏ dại trên vườn của các hộ được điều tra đồng ruộng ............................ 75 

4.5.4 Sự khác nhau giữa tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây tiêu (được
khuyến cáo) và thực tế của người trồng tiêu tại huyện Chư Sê......................................... 77 
4.6 Một số thuận lợi khó khăn của các hộ được phỏng vấn tại huyện Chư Sê ................. 80 
4.6.1 Thuận lợi................................................................................................................... 80 
4.6.2 Khó khăn................................................................................................................... 80 
4.7 Một số đề xuất và giải pháp đối với tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên
cây tiêu tại huyện Chư Sê .................................................................................................. 81 
4.8 Quy trình kỹ thuật canh tác cây tiêu điển hình của hộ Hoàng Đức Trung thuộc xã
Ia Blang huyện Chư Sê, diện tích 1 ha, năng suất 9 tấn/ha. .............................................. 81 
xi


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 83 
5.1 Kết luận........................................................................................................................ 83 
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................................... 84 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 85 
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 86 

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
Cty TNHH 1 TV : Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
CP: Cổ phần
C.ty CPSX – TM – DV: Công ty cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ
CN: Công nghệ
EU: Liên minh châu âu (European Union).
GAP: Thực hành nông nghiệp tốt
IPC: Hiệp hội hồ tiêu thế giới (International Pepper Community)

KTCB: Kiến thiết cơ bản
KC: khoảng cách
KD: Kinh doanh
LN: lộc Ninh
NTT: Ngày trước trồng
S: Diện tích
SD: Độ lệch chuẩn (Standard deviation)
USD: (United States Dollar) Đô la Mỹ
VL: Vĩnh Linh

xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai.................................................................... 24 
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu phân loại đất đai huyện............................................................. 25 
Chư Sê ............................................................................................................................... 25 
Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của huyện Chư Sê ................................................. 26 
Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu cây trồng của huyện Chư Sê ..................................................... 27
Hình 2.5: Đồ thị về nhu cầu lượng mưa cho cây tiêu và lượng mưa trung bình của tỉnh
Gia Lai từ năm 2005 – 2010 .............................................................................................. Error! Boo
Hinh 4.2: Rệp muội đen hại tiêu titiêutiêu ........................................................................ 74 
Hinh 4.1: Rệp sáp hại gié tiêu ........................................................................................... 74 
Hình 4.3: Dền xanh............................................................................................................ 76 
Hình 4.4: Bệnh vàng lá chết nhanh ................................................................................... 76 
Hình 4.5: Cỏ tranh ............................................................................................................. 76 
Hình 4.6: Cỏ trai, cỏ cứt lợn .............................................................................................. 76 

xiv



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:Lượng phân bón cho 1 gốc tiêu/năm ................................................................ 4 
Bảng 2.2: Lượng phân bón cho tiêu trồng mới (KTCB) của huyện Chư Sê ..................... 5 
Bảng 2.3: Lượng phân bón cho tiêu năm 2 (KTCB) của huyện Chư Sê ........................... 5 
Bảng 2.4: Lượng phân bón cho tiêu năm 3 (KTCB) của huyện Chư Sê ........................... 6 
Bảng 2.5: Lượng phân bón cho tiêu kinh doanh của huyện Chư Sê ................................. 6 
Bảng 2.6: Loại và liều lượng NPK hổn hợp bón cho cây tiêu của huyện Chư Sê ............ 6 
Bảng 2.7: Giá trị xuất khẩu hạt tiêu 6 tháng đầu năm 2010 (đơn vị: USD) ...................... 16 
Bảng 2.8: Diện tích, năng suất, sản lượng tiêu Việt Nam năm 2009 và 2010 .................. 17 
Bảng 2.9: Thị trường xuất khẩu chính của hồ tiêu 8 tháng đầu năm 2010 ....................... 18 
Bảng 2.10: Diện tích trồng (ha) và diện tích thu hoạch (ha),sản lượng (tấn) tiêu của
tỉnh Gia Lai ........................................................................................................................ 18 
Bảng 2.11: Lượng xuất khẩu tiêu của tỉnh Gia Lai ........................................................... 18 
Bảng 2.12: Diện tích trồng tiêu (ha), diện tích thu hoạch (ha), sản lượng (tấn) ............... 19 
Bảng 2.13: Chủng loại phân bón nhập khẩu trong tháng 1/2010 ...................................... 19 
Bảng 2.14: Thị trường nhập khẩu phân bón tháng 1/2010 so với tháng 1/2009 ............... 20 
Bảng 2.15 Lượng phân bón cho tiêu kiến thiết cơ bản ở huyện Chư Sê ........................... 22 
Bảng 2.16 Lượng phân bón cho tiêu kinh doanh ở huyện Chư Sê.................................... 23 
Bảng 2.17: Khí hậu – thời tiết tỉnh Gia Lai (trung bình từ năm 2005 – 2010) ................. 28 
Bảng 4.1: Thông tin về giới tính, tuổi của người trả lời phỏng vấn .................................. 35 
Bảng 4.2: Thông tin về trình độ văn hóa, dân tộc của người trả lời phỏng vấn ................ 36 
Bảng 4.3: Diện tích đất nông nghiệp của các hộ điều tra .................................................. 36 
Bảng 4.4: Diện tích tiêu kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra .......................................... 37 
Bảng 4.5: Diện tích tiêu kinh doanh của các hộ điều tra ................................................... 37 
Bảng 4.6: Tình hình sử dụng giống tiêu, loại nọc, hình thức canh tác của các hộ điều
tra ....................................................................................................................................... 38 
Bảng 4.7: Phân nhóm theo tuổi vườn tiêu của các hộ điều tra ....................................... 39 

Bảng 4.8: Năng suất cây tiêu KD của các hộ điều tra ....................................................... 39 

xv


Bảng 4.9: Biến thiên năng suất theo lượng phân chuồng bón cho tiêu kinh doanh của
các nông hộ ........................................................................................................................ 40 
Bảng 4.10: Biến thiên năng suất theo loại nọc của các hộ điều tra ................................... 40 
Bảng 4.11: Biến thiên năng suất theo giống tiêu của các hộ điều tra................................ 41 
Bảng 4.12: Thống kê sử dụng giữa giống và loại trụ sử dụng ở các hộ trồng tiêu ........... 41 
Bảng 4.13: Kích thước hố tiêu của các hộ được điều tra .................................................. 42 
Bảng 4.14: Khoảng cách trồng giữa hai trụ tiêu (m), mật độ trụ ( trụ/ha) của các hộ
điều tra ............................................................................................................................... 42 
Bảng 4.15: Tình hình bón lót vôi cho tiêu năm 1 .............................................................. 43 
Bảng 4.16: Tình hình sử dụng phân chuồng, phân P2O5, phân vi sinh cho tiêu kiến thiết
cơ bản năm 1 của các hộ được điều tra ............................................................................. 43 
Bảng 4.17: Thời gian bón lót cho tiêu kiến thiết cơ bản năm 1 ở các hộ điều tra............. 44 
Bảng 4.18: Tình hình sử lý đất trồng mới bằng Basudin10H (kg/ha) ............................... 45 
Bảng 4.19: Số lần bón thúc phân, cách bón thúc phân, khoảng cách giữa hai lần bón
thúc phân, thời gian bón thúc phân cho tiêu năm 1 ........................................................... 45 
Bảng 4.20: Tình hình bón thúc phân NPK (16 – 16 – 8) cho tiêu kiến thiết cơ bản cho
tiêu năm 1 của các hộ điều tra ........................................................................................... 46 
Bảng 4.21: Tình hình bón thúc phân Ure, Lân, Kali, SA cho tiêu kiến thiết cơ bản cho
tiêu năm 1 của các hộ điều tra ........................................................................................... 46 
Bảng 4.22: Số lần bón phân bón lá, thời gian phun và khoảng cách giữa hai lần bón
phân bón lá cho tiêu kiến thiết cơ bản năm 1 .................................................................... 48 
Bảng 4.23: Tình hình sử dụng phân bón lá cho tiêu kiến thiết cơ bản năm 1 của các hộ
điều tra ............................................................................................................................... 49 
Bảng 4.24: Số lần bón phân, cách bón phân, khoảng cách giữa 2 lần bón phân tiêu
KTCB năm 2 của các hộ điều tra....................................................................................... 50 

Bảng 4.25: Tình hình bón thúc phân chuồng, NPK cho tiêu năm 2 cúa các hộ điều tra... 50 
Bảng 4.26: Tình hình bón thúc phân Ure, lân, kali cho tiêu năm 2 của các hộ điều tra ... 51 
Bảng 4.27: Số lần bón phân bón lá, KC giữa 2 lần bón phân bón lá năm 2 của các hộ
điều tra ............................................................................................................................... 52 
Bảng 4.28: Tình hình bón phân bón lá cho tiêu năm 2 của các hộ điều tra ...................... 53 
xvi


Bảng 4.29: Số lần bón phân, thời gian bón phân, khoảng cách giữa 2 lần bón phân tiêu
kinh doanh (KD) của các hộ điều tra ................................................................................. 54 
Bảng 4.30: Tình hình bón vôi, phân chuồng cho tiêu kinh doanh (KD) của các hộ điều
tra ....................................................................................................................................... 55 
Bảng 4.31: Tình hình bón thúc phân NPK (16 – 16 – 8) cho tiêu kinh doanh (KD) của
các hộ điều tra .................................................................................................................... 55 
Bảng 4.32: Tình hình bón phân vi sinh cho tiêu kinh doanh (KD) của các hộ điều tra .... 56 
Bảng 4.33: Tình hình bón phân Ure, lân, Kali, SA cho tiêu KD ở các hộ điều tra ........... 58 
Bảng 4.34: Số lần bón phân bón lá, khoảng cách giữa 2 lần bón phân bón lá cho tiêu
kinh doanh (KD) ................................................................................................................ 59 
Bảng 4.35: Tình hình sử dụng phân bón lá Đầu trâu 901 bón tiêu KD (Lít/ha ) Phân
Super HPV 1001.S (Lit/ha), Phân Rong biển (Lit/ha) cho cây tiêu kinh doanh (KD)
của các hộ điều tra ............................................................................................................. 60 
Bảng 4.36: Tình hình sâu hại trên cây tiêu kinh doanh cúa các hộ điều tra ...................... 61 
Bảng 4.37: Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu Supracide 40EC cho cây tiêu kinh doanh
của các hộ điều tra ............................................................................................................. 64 
Bảng 4.38: Số lần phun thuốc trừ sâu (lần/vụ), cách dùng thuốc trừ sâu cho tiêu kinh
doanh ................................................................................................................................. 65 
Bảng 4.39: Tình hình bệnh hại trên cây tiêu của các hộ điều tra ...................................... 66 
Bảng 4.40: Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh trên cây tiêu kinh doanh của các hộ điều
tra ....................................................................................................................................... 67 
Bảng 4.41: Số lần phun thuốc trừ bệnh, khoảng cách giữa hai lần phun thuốc trừ bệnh

cho tiêu kinh doanh ........................................................................................................... 68 
Bảng 4.42: Tình hình cỏ dại trên cây tiêu của các hộ điều tra .......................................... 69 
Bảng 4.43: Số lần thu hoạch và thành phẩm sau thu hoạch của các hộ điêu tra ............... 70 
Bảng 4.44: Chi phí đầu tư cho tiêu kinh doanh của các nông hộ điều tra ......................... 70 
Bảng 4.45: Chi phí hóa chất nông nghiệp cho tiêu kinh doanh của các nông hộ điều tra 71 
Bảng 4.46: Tổng thu tiêu kinh doanh của các hộ điều tra ................................................. 71 
Bảng 4.47: Lợi nhuận tiêu kinh doanh của các hộ điều tra ............................................... 72 
Bảng 4.48: Tỉ suất lợi nhuận của các hộ trồng tiêu kinh doanh ........................................ 73 
xvii


Bảng 4.49: Kết quả, hiệu quả trung bình của 1 ha tiêu kinh doanh .................................. 73 
Bảng 4.50. Tình hình sâu hại trên vườn của các hộ được điều tra đồng ruộng ................. 74 
Bảng 4.51: Tình hình bệnh vàng lá chết nhanh, bệnh đốm lá ở các hộ được điều tra
đồng ruông ......................................................................................................................... 75 
Bảng 4.52: Tình hình cỏ dại trên vườn của các hộ được điều tra đồng ruộng .................. 76 
Bảng 4.53: So sánh một số yêu cầu về sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây tiêu của
các hộ điều tra với hóa chất nông nghiệp được khuyến cáo.............................................. 78 

xviii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Cây tiêu, Piper nigrum L., thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), có nguồn gốc ở Ấn

Độ, là loại cây công nghiệp nhiệt đới, có giá trị xuất khẩu cao đem lại nhiều lợi nhuận

cho người trồng trọt. Tiêu được trồng ở nhiều vùng sinh thái của nước ta như ở miền đồi
núi đất đỏ miền Trung (tỉnh Quảng Trị), vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên.
Trong đó Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc Tây Nguyên, là vùng đất đỏ bazan và có
điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, đặt biệt là cây tiêu.
Huyện Chư Sê ở phía Nam của tỉnh Gia Lai hiện đang trên đà phát triển kinh tế nông
nghiệp, có điều kiện thời tiết, đất đai thích hợp cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển
mạnh mẽ, mang lại lợi ích kinh tế tăng thu nhập cho đa số nông dân trong huyện. Chư
Sê đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể Hồ tiêu
Chư Sê (ngày 28 tháng 12 năm 2007 tại TP. Pleiku – Gia Lai).
Trong những năm gần đây diện tích và sản lượng hồ tiêu Việt Nam tăng đáng
kể. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm
khoảng 35% tổng lượng xuất khẩu của thế giới. Tuy diện tích, năng suất và sản lượng
tương đối lớn, nhưng ngành sản xuất hồ tiêu ở nước ta hiện nay chủ yếu là tự phát và
trồng, chăm bón theo kinh nghiệm, do vậy người sản xuất gặp nhiều khó khăn trong
việc áp dụng các kỹ thuật canh tác. Sản xuất hồ tiêu ở huyện Chư Sê trong những năm
qua đã có các bước nhảy vọt về cả diện tích, năng suất và sản lượng. Nhiều vùng tiêu
chuyên canh được hình thành, ở đó người nông dân có nhiều kinh nghiệm và thường
tập trung đầu tư thâm canh, đặc biệt đầu tư hóa chất nông nghiệp mạnh nên có thể đạt
được năng suất rất cao. Tuy nhiên ở một số vùng bón phân phun thuốc không đúng và
không cân đối giữa các loại phân, thuốc nên không những không làm tăng năng suất
mà còn là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho

1


một số nấm bệnh hại trong đất phát triển. Sử dụng hóa chất nông nghiệp hợp lý là biện
pháp quan trọng nhằm đảm bảo năng suất đồng thời thoả mãn yêu cầu canh tác bền
vững, ổn định.
Để góp phần trong việc phát triển sản xuất hồ tiêu ở Chư Sê bền vững đề tài
“Tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây tiêu niên vụ 2009 - 2010 tại

huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày
15/02/2011 đến ngày 15/06/2011.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được tiến hành nhằm xác định tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp
trên cây tiêu tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
1.3 Yêu cầu của đề tài
Xác định tình hình sử dụng phân bón (bón gốc, bón lá), thuốc điều hòa sinh
trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của cây tiêu
niên vụ 2009 - 1010 tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia lai.
Xác định hiệu quả kinh tế của người trồng tiêu tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
1.4 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ thực hiện đề tài trong giới hạn ở phạm vi địa bàn một số xã tiêu biểu
của huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn nên không nắm bắt hết tình hình diễn biến
của tất cả các loại sâu bệnh hại.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây tiêu
Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L. thuộc họ Piperaceae, phân lớp mộc
lan, là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế và xuất khẩu, mang lại lợi nhuận kinh tế
cao. Ngoài việc làm gia vị, tiêu được dùng trong công nghiệp chế biến hương liệu,
nước hoa và trong y dược.
Cây tiêu có nguồn gốc ở vùng Ghats và Assam thuộc bang Kerala của Ấn Độ,
Người ta phát hiện ra cây tiêu mọc hoang trong các rừng nhiệt đới ẩm đem về trồng.
Từ đó được phát triển lan rộng dần sang các vùng, các nước lân cận.
Đầu thế kỷ XIII, cây tiêu mới được trồng rộng rãi từ Châu Á sang Chân Âu.

Đầu thế kỷ XIX cây tiêu bắt đầu được trồng phổ biến sang các nước Châu Phi và Châu
Mỹ.
Cây tiêu bị giới hạn về khả năng chịu lạnh kém nên chỉ được được trồng nhiều
ở các nước trong vùng xích đạo khoảng từ 150 vĩ độ Bắc đến 150 vĩ độ Nam. (Nguyễn
Thị Thu Cúc và ctv, 1998).
2.2 Sinh thái của cây tiêu
Nhiệt độ thích hợp cho cây tiêu là từ 25 – 270C, lượng mưa trung bình hàng
năm từ 2.000 – 3.000 mm và phân bố tương đối đều trong năm, cây tiêu thích bóng rợp
ở một mức độ nhất định khi trồng xen với các cây khác, thường sống ở vùng đất thấp,
tuy nhiên có thể trồng tiêu ở những vùng có độ cao từ 0 – 900 m, với điều kiện không
khí phải luôn trên 150C.
Tiêu được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất vàng đỏ, đất sét
pha cát, đất đỏ do đá huyền vũ phân hủy, đất đỏ basalt, đất xám. (Nguyễn Thị Thu Cúc
và ctv, 1998).

3


2.3 Phân bón cho tiêu
2.3.1 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây tiêu
Cây tiêu cần nhất là đạm, kế đó là kali, rồi mới tới lân. Ngoài ra tiêu cần các
yếu tố trung lượng, vi lượng khác như: S, Zn, Cu, B, Mo.(Phan Gia Tân, 1998).
Bảng 2.1:Khuyến cáo sử dụng lượng phân bón cho 1 gốc tiêu/năm
Phân hữu cơ

Ure (g/gốc)

(kg/gốc)

Lân Văn Điển


Clorua Kali

hoặc super lân

(g/gốc)

(g/gốc)
Năm I

10 - 15

150

250

80

Năm II

15

200

300

120

15 - 20


300 - 400

450 - 600

200 – 250

Năm III trở đi (cây
đang cho trái)

Trung bình mỗi năm nên bón cho 1 nọc tiêu kinh doanh: 10 - 15 kg hữu cơ +
300 - 400 g Urea (46% N) + 450 - 600 g Lân super hoặc Lân Văn Điển (16% P2O5) +
200 - 250 g KCl (60% K2O) + 200 - 300 g Vôi (CaO).
- Thời kỳ bón phân:
Nên chia phân hóa học ra bón làm nhiều lần sẽ có hiệu quả hơn là bón tập
trung. Bón phân vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 6 dương lịch), giữa mùa mưa (tháng 8 –
9 dương lịch, cuối mùa mưa (tháng 10 – 11 dương lịch).
- Năm I (chia làm 4 lần bón): Bón lót, bón thúc đợt I (1 - 1,5 tháng sau trồng),
bón thúc đợt II (3,5 - 4 tháng sau trồng), bón thúc đợt III (5,5 - 6 tháng sau trồng)
- Năm II (chia làm 3 lần bón):
- Năm III trở đi bón phân sau hái đợt cuối, (chia làm 4 lần bón): Đầu mùa mưa
(tháng 5 – 6 dương lịch), giữa mùa mưa (tháng 8 – 9 dương lịch), cuối mùa mưa
(tháng 10 – 11 dương lịch).
- Cách bón: Các loại phân nên trộn bón quanh gốc, cách gốc 30 cm và xới nhẹ
đất tưới nước ngay (nếu không có mưa) (Phan Gia Tân, 1998).
2.3.2 Khuyến cáo sử dụng phân bón trên cây tiêu của huyện Chư Sê
- Vôi:

4



Hàng năm bón vôi cho vườn tiêu với liều lượng 500 kg/ha. Vôi được bón bằng
cách tung đều lên mặt đất, chiếu theo tán tiêu hoặc ủ chung với phân chuồng rồi đem
bón cho tiêu.
- Phân hữu cơ:
Phân hữu cơ tốt, hoai mục hoàn toàn được bón hàng năm với liều lượng 30 – 40
m3/ha tương đương với 15 - 20 tấn/ha. Vào đầu mùa mưa, đào rãnh vành khăn quanh
gốc tiêu, mép rảnh cách tán tiêu 15 – 20 cm, sâu 5 – 10 cm để bón phân hữu cơ đã hoai
hoàn toàn bón xong lấp đất lại. Khi đào rãnh bón phân, hạn chế đến mức tối đa làm tổn
thương bộ rễ tiêu. Nếu bị hạn chế về nguồn phân hữu cơ có thể sử dụng các loại phân
hữu cơ vi sinh bón cho vườn tiêu với liều lượng từ 2 - 3 kg/trụ/năm (Phòng nông
nghiệp huyện Chư Sê, 2010).
Bảng 2.2: Lượng phân bón cho tiêu trồng mới (KTCB) của huyện Chư Sê
Thời điểm bón
phân
Bón lót
Đợt 1 (tháng 8)
Đợt 2 (tháng 10)
Đợt 3 (tháng 12)
Tổng cộng

Phân
chuồng
(m3/ha)
30 - 40

Phân hữu cơ
vi sinh (kg/ha)

Phân vô cơ (kg/ha/năm)
Vôi


Ure

SA

500

Lân

Kali

550

2.000
30 - 40

50
50
80
50
30
100
50
40
2.000
500 230 150 550
70
(Phòng nông nghiệp huyện Chư Sê, 2010)

Bảng 2.2 cho thấy thời gian bón phân cho tiêu trồng mới của huyện Chư Sê bắt

đầu bón lót vào mùa mưa, bón thúc 3 lần từ tháng 8 – 12 với các loại phân hữu cơ vi
sinh, vôi, Ure, SA, Lân, Kali.
Bảng 2.3: Lượng phân bón cho tiêu năm 2 (KTCB) của huyện Chư Sê
Thời điểm bón
phân
Đợt 1 (tháng 4)
Đợt 2 (tháng 6)
Đợt 3 (tháng 9)
Đợt 4 (tháng 12)
Tổng cộng

Phân
chuồng
(m3/ha)
30 - 40

Phân hữu cơ
vi sinh (kg/ha)

Phân vô cơ (kg/ha/năm)
Vôi

Ure

SA

Lân

Kali


600

170
150
100
100
520

100
100
50
50
300

500

50
50
50
50
200

2.000
2.000
30 - 40

4.000

600


300
800

(Phòng nông nghiệp huyện Chư Sê, 2010)

5


Bảng 2.3 cho thấy thời gian bón phân cho tiêu năm 2 của huyện Chư Sê bắt đầu
từ tháng 4 – 12 bón lót vào mùa mưa, bón thúc 4 lần với các loại phân hữu cơ vi sinh,
vôi, Ure, SA, Lân, Kali.
Bảng 2.4: Lượng phân bón cho tiêu năm 3 (KTCB) của huyện Chư Sê
Thời điểm bón
phân
Đợt 1 (tháng 4)
Đợt 2 (tháng 6)
Đợt 3 (tháng 9)
Đợt 4 (tháng 12)
Tổng cộng

Phân
chuồng
(m3/ha)
30 - 40

30 - 40

Phân hữu cơ
vi sinh (kg/ha)


Phân vô cơ (kg/ha/năm)
Vôi

Ure

SA

Lân

Kali

600

200 100
600
60
2.000
150 100
60
2.000
150
80
400
60
100
80
60
4.00
600 600 360 1.000 240
(Phòng nông nghiệp huyện Chư Sê, 2010)


Bảng 2.4 cho thấy thời gian bón phân cho tiêu năm 3 của huyện Chư Sê bắt đầu
từ tháng 4 – 12 bón lót vào mùa mưa, bón thúc 4 lần với các loại phân hữu cơ vi sinh,
vôi, Ure, SA, Lân, Kali.
Bảng 2.5: Lượng phân bón cho tiêu kinh doanh của huyện Chư Sê
Thời điểm bón
phân
Đợt 1 (tháng 5)
Đợt 2 (tháng 7)
Đợt 3 (tháng 9)
Đợt 4 (tháng 12)
Tổng cộng

Phân
chuồng
(m3/ha)
30-40

30 - 40

Phân hữu
cơ vi sinh
(kg/ha)

Phân vô cơ (kg/ha/năm)
Vôi

Ure

SA


Lân

Kali

600

400
250
800
100
4.000
400
200
200
2.000
300
150
700
300
200
100
300
6.000
600 1.300 700
1.500 900
(Phòng nông nghiệp huyện Chư Sê, 2010)

Bảng 2.5 cho thấy thời gian bón phân cho tiêu năm 3 của huyện Chư Sê bắt đầu
từ tháng 4 – 12 bón lót vào mùa mưa, bón thúc 4 lần với các loại phân hữu cơ vi sinh,

vôi, Ure, SA, Lân, Kali.
Bảng 2.6: Loại và liều lượng NPK hỗn hợp bón cho cây tiêu của huyện Chư Sê
Năm tuổi
Năm trồng mới
Năm thứ 2
Năm thứ 3
Năm kinh doanh

Loại
16 – 16 - 8 hoặc 20 - 20 - 15
16 - 16 - 8 hoặc 20 – 20 - 15
16 – 16 - 8 hoặc 20 – 20 - 15
15 – 10 - 15 hoặc 16 – 8 - 16

Liều lượng (Kg/trụ)
0,2 – 0,3
0,5 – 0,6
0,6 – 0,8
1,3 – 1,5

(Phòng nông nghiệp huyện Chư Sê, 2010)

6


×