Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU TẠI HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ TRỪ
SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU
TẠI HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA 2007-2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN TRƯỜNG HUY

Tháng 08 năm 2011


i

ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ TRỪ
SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU
TẠI HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

Tác giả

TRẦN TRƯỜNG HUY

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu Cấp bằng kỹ sư Nông nghiệp
ngành Bảo vệ thực vật

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN



Tháng 08 năm 2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Con mãi khắc ghi công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cùng với gia đình đã cho
con có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Cô Trần Thị Thiên An cùng toàn thể thầy cô khoa Nông Học Trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Chú Nguyễn Hữu Phước cùng cán bộ trong Trại giống Tà Đảnh, Tri Tôn đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

An Giang, ngày 2 tháng 8 năm 2011
Sinh Viên

Trần Trường Huy


iii

TÓM TẮT
Đề tài: “Điều tra mức độ gây hại và xác định hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
hại lúa của một số thuốc trừ sâu tại Huyện Tri Tôn Tỉnh An Giang” được tiến hành tại trại
giống Tà Đảnh - Huyện Tri Tôn – Tỉnh An Giang, thời gian từ 15/3/2011 đến 15/7/2011.

Kết quả thu được như sau:
Điều tra khảo sát 50 hộ nông dân sản xuất lúa ở Tri Tôn, An Giang chúng tôi ghi
nhận có 50% số hộ có diện tích canh tác từ 1,0 đến 3,0 ha. Đa số nông dân dùng giống
OM 4218 (40%) và OM 2517 (17%), 100% số hộ sản xuất 2 vụ/năm và giống lúa đa số
là được các nông hộ mua về từ các công ty hoặc các trại giống địa phương. 56% số hộ
dùng phương pháp sạ lan với khối lượng giống từ 120kg – 200kg. Số hộ làm lúa đạt năng
suất trên 6 tấn/ha cao, chiếm 84%. Về tình hình sâu hại trên đồng ruộng chúng tôi ghi
nhận sâu cuốn lá nhỏ và rầy nâu là 2 đối tượng dịch hại phổ biến nhất, ngoài ra còn có
xuất hiện một vài đối tượng gây hai khác như sâu đục thân, nhện gié. Về nhận biết của
nông dân đối với các loài sâu hại, nông dân đều nhận dạng được các loài sâu hại, tuy
nhiên trong phương pháp phòng trừ còn quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, cũng như
quá trình phun thuốc vẫn chưa đảm bảo đúng kỷ thuật. Về thuốc trừ sâu non sâu cuốn lá
nhỏ, thuốc được sử dụng phổ biến là Virtako 40WG (45 %), Chief 260EC (28 %). Về liều
lượng sử dụng, nông dân thường phun liều lượng thuốc cao hơn so với liều lượng khuyến
cao trên bao bì.
Về điều tra biến động các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ. Trong 3
yếu tố giống, lượng giống sạ, lượng phân đạm thì yếu tố lượng phân đạm có sự chênh
lệch cao nhất về mật độ sâu non sâu cuốn lá nhỏ. Về yếu tố giống, giống lúa OM 2517 có
mật độ sâu non sâu cuốn lá nhỏ biến động thấp nhất. Về lượng giống sạ, thì lượng giống
sạ 120kg/ha có mật độ sâu non sâu cuốn lá nhỏ thấp hơn so với ruộng có lượng giống sạ
180kg/ha. Ruộng bón đạm ở mức 80kg đạm nguyên chất trên 1 ha cũng có mật độ sâu
biến động thấp nhất trong 3 mức phân đạm trong yếu tố lượng phân đạm.


iv

Các loại thuốc tham gia thí nghiệm đều có hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ và
hiệu lực kéo dài. Hiệu lực thuốc đạt cao nhất ở giai đoạn 5 ngày sau xử lý thuốc. Trong đó
hiệu lực cao nhất là công thức xử lý thuốc Virtako 40WG liều lượng 60g/ha đạt 82,18%.
Kế đến là công thức xử lý thuốc Chief 260EC liều lượng 280ml/ha đạt 77,14%, công thức

xử lý thuốc Kur ABA 3.6EC liều lượng 300ml/ha đạt 66,04%, công thức xử lý thuốc
Angun 5WDG liều lượng 200g/ha đạt thấp nhất 52,21%.
Các loại thuốc thí nghiệm đều không có độc tính đối với lúa, và có % tăng năng
suất so với công thức đối chứng không phun dao động ở 9,1% đến 14,5%. Trong đó năng
suất cao nhất ở công thức xử lý thuốc Virtako 40WG liều lượng 60g/ha đạt 6,3 tấn/ha.
Tỷ lệ % lá bị hại ở các công thức xử lý thuốc đều giảm so với đối chứng không
phun, trong đó giảm mạnh nhất là ở công thức xử lý thuốc Virtako liều lượng 60g/ha
giảm 60,4% so với nghiệm thức đối chứng.


v

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT........................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................................. x
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích của đề tài ........................................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu của đề tài .......................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài...............................................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 4
2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam ......................................................... 4
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ..................................................................... 4
2.1.2 Tình hình sản xuất trong nước. ................................................................................... 4
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ.............................................................. 5

2.2.1 Tình hình phân bố sâu cuốn lá nhỏ ............................................................................. 5
2.2.2 Mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa............................................................... 6
2.2.3 Đặc điểm gây hại và hình thái của sâu cuốn lá nhỏ ................................................... 6
2.2.3.1 Đặc điểm gây hại .................................................................................................... 6
2.2.3.2 Đặc điểm hình thái, tập tính sinh sống và vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ .............. 7
2.2.4 Quy luật phát sinh, gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ........................................................ 9
2.2.5 Thiên địch sâu cuốn lá nhỏ ....................................................................................... 10
2.2.6 Các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ................................................................. 10
2.3 Giới thiệu một số thuốc thí nghiệm. ............................................................................ 11
2.3.1 Chief 260EC ............................................................................................................. 11


vi

2.3.2 Angun 5WDG ........................................................................................................... 11
2.3.3 Kur ABA 3.6EC ....................................................................................................... 11
2.3.4 Virtako 40WG .......................................................................................................... 12
2.4 Giới thiệu về Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang ............................................................. 12
2.5 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm ................................................ 13
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 14
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 14
3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 14
3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm.................................................................................... 14
3.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 15
3.4.1 Điều tra hiện trạng canh tác, mức độ gây hại sâu cuốn lá nhỏ hại lúa và các biện
pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ cùa nông dân Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang ............... 15
3.4.2 Điều tra biến động mật độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ........................................... 16
3.4.3 Thí nghiệm xác định hiệu quả trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa của một số loại thuốc trừ
sâu ...................................................................................................................................... 16
3.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 21

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 22
4.1 Kết quả điều tra hiện trạng canh tác lúa của nông dân tại huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang ................................................................................................................................. 22
4.2.1 Ảnh hưởng của lượng sạ đến mật số sâu non sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng ............... 26
4.2.2 Ảnh hưởng của giống lúa đến mật số sâu non sâu cuốn lá nhỏ................................ 26
4.2.3 Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến mật số sâu non sâu cuốn lá nhỏ .................... 27
4.3 Hiệu quả trừ sâu non sâu cuốn lá nhỏ của một số thuốc trừ sâu đối với sâu cuốn lá nhỏ
hại lúa ................................................................................................................................ 27
4.3.1 Mật độ sâu non sâu cuốn lá nhỏ sống trên đồng ruộng thí nghiệm .......................... 27
4.3.2 Hiệu lực trừ sâu non sâu cuốn lá nhỏ của các loại thuốc ......................................... 31
4.3.3 Tỷ lệ % lá lúa bị hại trên ruộng thí nghiệm .............................................................. 34
4.4 Độc tính của thuốc đối với lúa qua các thời điểm theo dõi ......................................... 35
4.5 Năng suất lúa của các nghiệm thức thí nghiệm ........................................................... 35


vii

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 37
5.1 Kết luận........................................................................................................................ 37
5.2 Đề nghị ........................................................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 39
PHỤ LỤC
 


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA: Analysis of variance
CV: Coefficient of varitaion

REP: Replication
IRRI: International Rice Resaearch Organization
NSP: Ngày sau phun
SCLN: Sâu cuốn lá nhỏ
BVTV: Bảo vệ thực vật
NSC: Ngày sau cấy
NSG: Ngày sau gieo


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diễn biến khí hậu thời tiết từ tháng 3 đến tháng 7 tại An Giang ....................... 13 
Bảng 3.1 Bảng phân cấp mức độ độc của thí nghiệm đối với lúa ..................................... 21 
Bảng 4.1 Hiện trạng canh tác lúa tại Tri Tôn, 2011 .......................................................... 23 
Bảng 4.2 Mức độ nhận biết và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa của các hộ
nông dân ............................................................................................................................ 24 
Bảng 4.3 Thuốc hóa học nông dân sử dụng phòng trừ các loại sâu hại khác trên lúa ...... 25 
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của lượng sạ  đến mật số sâu non sâu cuốn lá nhỏ hại lúa .............. 26 
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến mật số sâu cuốn lá nhỏ hại lúa................ 27 
Bảng 4.7 Mật độ sâu non sâu cuốn lá nhỏ sống trên ruộng lúa thí nghiệm ...................... 30 
Bảng 4.8 Hiệu lực (%) trừ sâu non sâu cuốn lá nhỏ của các loại thuốc thí nghiệm .......... 33
Bảng 4.9 Tỷ lệ % lá lúa bị hại trên đồng ruộng thí nghiệm…………………………….. 35
Bảng 4.10 Bảng độc tính của các loại thuốc…………………………………………… 35
Bảng 4.11 Năng suất thực tế và % tăng so với đối chứng……………………………… 37


x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Ruộng lúa bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại ................................................................ 7 
Hình 2.2 Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ .................................................................................. 9 
Hình 3.1 Một số loại thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ dùng trong thí nghiệm ......................... 15 
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................... 17 
Hình 3.3 Toàn cảnh ruộng thí nghiệm ............................................................................ 18 
Hình 3.4 Phun thuốc thí nghiệm ..................................................................................... 18 
Hình 3.5 Điều tra sâu cuốn lá nhỏ sống trên ruộng lúa sau khi phun thuốc thí nghiệm 19 
Hình 3.6 Khung (50cm x 50cm) điều tra sâu non sâu cuốn lá nhỏ................................ 20 
Hình 4.1 Hình ảnh ô lúa của nghiệm thức 4 trước khi thu hoạch. .................................. 36 


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa (Oryza sativa) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới, tập
trung tại các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Lúa gạo có vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Đối với một số quốc gia như
Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Ai Cập, lúa gạo chiếm một vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, không chỉ là nguồn lương thực mà còn là nguồn thu ngoại tệ để đổi lấy
thiết bị, vật tư cần thiết cho sự phát triển của đất nước.
Ở nước ta, lúa được trồng từ lâu đời, kinh nghiệm trồng trọt ngày càng được nâng
cao. Tính đến năm 2009 diện tích trồng lúa của cả nước ta là 7,44 triệu ha, năng suất bình
quân đạt 5,2 tấn/ha ( theo Tồng cục thống kê Việt Nam).
Trong những năm gần đây, con người đã chọn tạo được nhiều loại giống mới có
năng suất cao. Các giống lúa có năng suất cao, quá trình thâm canh cao cho nên có khả
năng tích lũy chất dinh dưỡng lớn. Theo quy luật sinh thái học, ở đâu có năng lượng thì ở

đó có sinh vật khai thác năng lượng, cho nên trên cây lúa có năng suất cao thì thường có
nhiều dịch hại. Để hạn chế tới mức thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra, công tác bảo
vệ thực vật là điều rất cần thiết. Hàng năm dịch hại gây ra làm thiệt hại lớn về năng suất
cũng như phẩm chất của hàng hóa nông nghiệp của các nước trên thế giới. Dịch hại không
những làm giảm năng suất và chất lượng, giá trị dinh dưỡng mà còn làm mất sức nảy
mầm, sức sống, thậm chí gây thiệt hại cho người và gia súc.


2

Nước ta là nước đang phát triển, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hằng năm
thường bị nhiều loài sâu bệnh tác động mạnh đến năng suất cũng như chất lượng của nông
sản. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp, sâu bệnh làm giảm từ 15-20% tồng sản lượng
lương thực (chủ yếu là lúa). Cũng theo kết quả nghiên cứu của viện lúa quốc tế IRRI ở
Philippines, sâu bệnh là yếu tố gây hại lớn nhất về năng suất của lúa nước.
Đồng Bằng Sông Cửu Long, là vùng trung tâm trồng lúa lớn nhất cả nước. Diện
tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Trong đó An Giang là tỉnh
dẫn đầu về diện tích cũng như sản lượng trồng lúa của Đồng Bằng Sông Cửu Long nói
riêng, cả nước nói chung. Những năm gần đây, tình hình dịch hại sâu cuốn lá nhỏ ngày
càng phát triển mạnh (đặc biệt là vụ Đông Xuân). Vì vậy việc điều tra mức độ gây hại và
xác định hiệu quả của một số thuốc trừ sâu đối với sâu cuốn lá nhỏ là một điều cần thiết,
nhằm giúp cho người trồng lúa đạt được năng suất cao.
Để góp phần giải quyết các vấn đề trên đề tài “ Điều tra mức độ gây hại và xác
định hiệu quả trừ sâu cuốn lá nhỏ của một số thuốc trừ sâu tại Huyện Tri Tôn, Tỉnh
An Giang” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích của đề tài
Đề tài được tiến hành nhằm xác định mức độ gây hại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ và xác định hiệu quả của một số thuốc trừ sâu non
sâu cuốn lá nhỏ hại lúa. Để góp phần xây dựng biện pháp phòng trừ hữu hiệu cho loài
dịch hại này trên lúa ở địa phương.

1.3 Yêu cầu của đề tài
- Điều tra được hiện trạng kỹ thuật canh tác lúa của nông dân huyện Tri Tôn, tỉnh
An Giang
- Điều tra được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động và gây hại của sâu
cuốn lá nhỏ hại lúa.
- Xác định hiệu quả trừ sâu non cuốn lá nhỏ hại lúa của một số thuốc trừ sâu.


3

1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011, tại Huyện Tri Tôn, Tỉnh
An Giang.


4

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức Nông Lương thế giới (FAO, 2010), trên thế giới có 114
nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên 1 triệu ha. Diện tích trồng và
năng suất lúa ở các nước cũng tăng một cách rõ rệt. Sản lượng lúa gạo tăng phần lớn ở
các nước châu Á như Banglades, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia.
Mặc dù năng suất lúa của các nước Châu Á thấp, nhưng do có diện tích lớn (trên 90%)
nên châu Á vẫn là nguồn cung cấp rất quan trọng cho sản lượng lúa thế giới. Hằng năm
thế giới thiếu khoảng 2-4 triệu tấn gạo, đặc biệt năm 2003-2004 sự thiếu hụt này lên đến
21 triệu tấn.
Vụ lúa 2010, tình hình sản xuất lúa của Thái Lan và Việt Nam (hai nước xuất khẩu

gạo hàng đầu trên thế giới) đều có dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên tình trạng khủng hoảng an
ninh lương thực đang lâm vào tình trạng bất ổn sẽ là một thách thức lớn. Nguyên nhân do
thiên tai như lũ lụt và hạn hán xảy ra trên nhiều quốc gia, trong đó có nhiều thị trường
xuất khẩu hàng đầu trên thế giới như là Nga, Australia.
2.1.2 Tình hình sản xuất trong nước.
Theo thống kế của FAO năm 2010, Việt Nam có diện tích trồng lúa khoảng 7,5
triệu ha đứng thứ 7 ở Châu Á. Có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới,
là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn).


5

Ngành sản xuất lúa gạo của nước ta trong những năm vừa qua có những bước tiến
triển tích cực. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhà nước. Hàng năm, ngành lúa
gạo đóng góp từ 12-13% GDP
Hiện nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, có vai trò
quan trọng trong việc giữ vững an ninh lương thực thế giới. Mỗi năm nước ta đóng góp từ
13-17% lượng gạo xuất khẩu trên thế giới.
Trong những năm qua, gạo xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh về số lượng cũng như
chất lượng hạt gạo. Đến năm 2003, ngoài các thị trường truyền thống của VN như
Philippines, VN đã mở rộng và phát triển thêm một số thị trường tiềm năng như là Châu
Phi, Mỹ La tinh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ
Sâu cuốn lá nhỏ có tên tiếng Anh là Rice Leaffolder, tên khoa học là
Cnaphalocrocis medinalis Guenee, thuộc họ Ngài sáng Pyralidae, bộ Cánh vảy
Lepidoptera.
2.2.1 Tình hình phân bố sâu cuốn lá nhỏ
* Thế giới
Theo Reissig và ctv (1986), ghi nhận sâu cuốn lá nhỏ hiện diện ở một số nước như
Afghanistan, Pakistan, Nepal, Ấn Độ, Burma, Bhutan, Banglades, Srilanka, Lào, Nhật

Bản, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam.
Theo Pathak và Khan (1994), ở các nước có trồng lúa như Banglades, Trung Quốc,
Fiji, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Nepal, Philippin, Srilanka và Việt Nam đều
có sâu cuốn lá nhỏ hiện diện và gây hại.
* Việt Nam
Ở nước ta, sâu cuốn lá nhỏ là một trong những loài sâu hại gây thiệt hại nặng trên
lúa, chúng gây hại quanh năm ở các tỉnh phía Nam và phía Bắc.


6

Ở ĐBSCL có nhiều loài sâu cuốn lá nhỏ gây hại cho lúa nhưng gặp phổ biến nhất
là loài Cnaphalocrocis medinalis Guennee (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003).
2.2.2 Mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Theo tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc, ở Chuyên Khu Sơn đầu tỉnh Quảng
Đông cho biết sâu cuốn lá nhỏ gây hại mạnh trong 3 năm 1958 - 1960. Vụ Xuân khi lúa
chín sáp, lá nuôi đòng bị hại tỷ lệ hạt lép là 41,7%, trọng lượng ngàn hạt giảm 4,27g tính
ra mỗi hecta lúa thiệt hại mất 300kg. Vụ mùa khi lúa đẻ nhánh bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại
thì thiệt hại trung bình khoảng 150kg/ha.
Theo cục Bảo Vệ Thực Vật (2006), sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên tổng diện tích cả
nước cao điểm khoảng 137.810ha, tập trung các tỉnh phía Bắc.
Theo trung tâm BVTV phía Nam (2007), diện tích nhiễm sâu cuốn lá khoảng
43.000ha, mật độ từ 10-25 con/m2. Trong khi đó sâu cuốn lá nhỏ đã lây lan hơn 216.000
ha, mật độ hơn 70 con/m2.
Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội (8/2010) kiểm tra tình hình gây hại sâu cuốn lá
nhỏ cho thấy sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 phát sinh diện rộng, mật độ sâu non phổ biến từ 10-15
con/m2, cao 30-40 con/m2, cá biệt có những diện tích mật độ từ 80-100 con/m2. Trứng vẫn
tiếp tục nở rộ.
Diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ các tỉnh phía Nam là 31.014 ha, mật số sâu phổ
biến từ 10-25 con/m2, nơi cao 30-100 con/m2 với diện tích 350 ha. Các tỉnh có sâu cuốn lá

nhỏ xuất hiện như Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang,
Đồng Tháp, Cà Mau, Tây Ninh (Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam, 2010).
2.2.3 Đặc điểm gây hại và hình thái của sâu cuốn lá nhỏ
2.2.3.1 Đặc điểm gây hại
Sâu non cuốn lá nhỏ nhả tơ cuốn dọc theo lá lúa thành một mảnh bao đứng hoặc
bao tròn gập lại. Sâu nằm trong bao ăn gặm biểu bì mặt trên và diệp lục của lá (không ăn


7

biểu bì mặt dưới của lá) theo dọc gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể
nối liền nhau thành từng mảng (Hà Huy Hùng, 2004).
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), sâu non tuổi nhỏ ăn phần non của lá chỉ chừa lại
lớp màng mỏng trắng. Tuổi lớn sâu non nhả tơ ở khoảng giữa lá lúa, lá mạ. Sợi tơ khô dần
kéo 2 bìa lá lại, cuốn lá thành bao theo chiều dọc lá lúa, sâu non trong đó ăn cạp phần non
của lá để sinh sống. Trong một bao lá chỉ có một con sâu non của sâu cuốn lá lúa.

Hình 2.1 Ruộng lúa bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại
Sâu non nằm bên trong lá lúa ăn phần biểu bì tạo màu trắng và những vệt trong
suốt, sau mỗi lần lột xác, sâu non thường tìm một lá lúa mới, mỗi lần như vậy có thể gây
hại đến 5 lá lúa trước khi thành nhộng.
2.2.3.2 Đặc điểm hình thái, tập tính sinh sống và vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ
Trưởng thành
Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ là một loài ngài sáng có thân dài 10mm, sải cánh
rộng 19mm, màu vàng nâu, mép trước màu nâu đen, ở khoảng 2/3 kể từ gốc cánh ngài
đực có chấm đen óng ánh. Trên chấm có chùm lông màu nâu sẫm. Mép ngoài cánh rộng
màu nâu đen hoặc sẫm. Cánh có 2 vân ngang hình làn sóng, màu tro. Giữa 2 vân có một
vân ngắn cụt.



8

Ngài thường vũ hóa vào ban đêm, từ 9-10 giờ tối đến sáng hôm sau. Ban ngày ngài
trốn trong khóm lúa hoặc cỏ dại, khi bị động thì bay một đoạn ngắn trên lá lúa. Tất cả các
hoạt động như bắt cặp, đẻ trứng của ngài đều xảy ra ban đêm. Ngài bị thu hút nhiều bởi
ánh đèn, nhất là ngài cái. Ngài cái thích đẻ trứng ở các ruộng lúa mạ có màu xanh đậm,
rậm rạp và thích tập trung ở những ruộng gần mương, gần nhà ở, gần vườn hoặc đường đi
có bóng mát (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003).
Trứng
Trứng của sâu cuốn lá nhỏ hình bầu dục có màu trắng hơi vàng dài 0,9mm, rộng
0,39mm và bề mặt trứng nhẵn bóng. Trứng thường được đẻ thành từng nhóm 10-12 trứng
dọc theo gân lá trên cả 2 mặt lá.
Trứng hình bầu dục dài khoảng 0,9mm, màu trắng, chuyển sang vàng nhạt khi sắp
nở. Giai đoạn của trứng từ 3-4 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003).
Sâu non
Sâu non sâu cuốn lá nhỏ mới nở màu trắng sữa. Sâu non đẫy sức dài 19 -22 mm,
màu xanh lá mạ, thân chia đốt rõ ràng. Sâu non có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 1528 ngày.
Sâu non tuổi 1 rất linh hoạt, tuổi 2-3 nhả tơ khâu hai mép lá cuốn thành tổ nằm bên
trong gây hại. Tuổi 4-5 nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang hoặc chập nhiều lá thành bao.
Sâu non đẫy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao tìm chỗ hóa nhộng theo cách
nhả tơ, cắn đứt 2 mép lá khâu thành bao hoặc bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén hóa nhộng
(Ngân hàng kiến thức trồng lúa).
Nhộng
Nhộng của sâu cuốn lá nhỏ là nhộng màng có màu nâu dài 7-10 mm nằm trong kén
bằng tơ xếp lỏng lẻo trên phiến lá hoặc bao lá. Khi mới làm nhộng, nhộng có màu vàng
nhạt sau chuyển sang màu nâu, cuối bụng nhộng có 6 gai nhỏ uống cong.


9


Vòng đời
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003), vòng đời sâu cuốn lá nhỏ 25- 36
ngày, trong đó trứng 3-7 ngày, sâu non 15-28 ngày, nhộng 6-10 ngày, ngài 5-10 ngày.
Thời gian sinh trưởng, phát dục các giai đoạn của sâu thay đổi tùy lứa trong năm.
Nói chung thời gian phát dục của trứng là 6-7 ngày, sâu non 14-16 ngày, nhộng 6-7 ngày,
thời gian ngài sống lá 2-6 ngày, trung bình thời gian của một vòng đời từ 28-36 ngày,
nhiệt độ từ 24-30,50C và ẩm độ 85-88%.

Hình 2.2 Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ
(nguồn: Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật)
2.2.4 Quy luật phát sinh, gây hại của sâu cuốn lá nhỏ
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), khả năng và gây hại của sâu cuốn lá nhỏ liên quan
nhiều đến yếu tố ngoại cảnh và thức ăn. Sâu cuốn lá nhỏ thích đẻ trứng trên lúa bón nhiều


10

phân đạm, nhiều chồi, có màu xanh mướt, tốt đặc biệt là lúa nếp và nhất là giai đoạn làm
đòng và trổ bông. Lúa trồng nhiều vụ trong năm và đó là nguồn thức ăn dồi dào cho sâu
cuốn lá nhỏ, tuy vậy mật độ của sâu non phụ thuộc vào giống lúa, giai đoạn phát triển,
thời vụ gieo cấy và chế độ phân bón. Mật số sâu cuốn lá nhỏ phụ thuộc nhiều vào điều
kiện thời tiết, khí hậu. Nhiệt độ thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ phát triển là 25-290C và ẩm
độ thích hợp >80%. Đối với Miền Nam nước ta thời tiết rất thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ
phát triển đặc biệt là vụ Đông Xuân. Trên vụ lúa Đông Xuân có thể có 2 lứa sâu cuốn lá
nhỏ phát triển, lứa 1 xuất hiện sau khoảng 30 ngày sau khi cấy, lứa này có mật số cao gây
hại nhiều có thể làm giảm năng suất.
2.2.5 Thiên địch sâu cuốn lá nhỏ
Một số thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ như ong đa phôi kí sinh sâu cuốn lá
Copodosomopsis nacoleiae, nấm Beauveria bassiana, Nấm bột Nomuraea rileyi, chuồn
chuồn kim Agruonemis femina, dế nhảy Metioche vittaticollis, virus NPV (Chi cục BVTV

TP.HCM, 2009).
Nguyễn Văn Hành (1998), ghi nhận 20 loài thiên địch, trong đó có 2 loài ký sinh
trứng, 7 loài kí sinh sâu non, 3 loài kí sinh nhộng và 7 loài bắt mồi ăn thịt. Trung bình tỉ lệ
kí sinh vào khoảng 10% cao nhất đạt 40% .
2.2.6 Các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
Biện pháp canh tác từ khâu làm đất, bón phân hợp lý đặc biệt đối với phân đạm,
thời vụ trồng, mật độ gieo cấy, chế độ nước, vệ sinh đồng ruộng.
Biện pháp sinh học dựa vào tính đa dạng sinh học, sâu cuốn lá nhỏ có rất nhiều
thiên địch kí sinh đặc biệt là loại ong kí sinh, nấm, vi khuẩn... nên con người lợi dụng thả
thêm ong kí sinh trên đồng ruộng, phun nấm và vi khuẩn trên đồng ruộng vào giai đoạn
thích hợp.
Biện pháp hóa học là biện pháp cuối cùng sử dụng khi thời tiết thuận lợi cho sâu
hại bùng phát mà các biện pháp khác không đủ sức khống chế. Khi sử dụng biện pháp hóa


11

học cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng để tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả phòng
trừ sâu cuốn lá cao. Có thể sử dụng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Virtako
40WG, Cheif 260EC... phun khi sâu non tuổi 1 – 2 sẽ có được hiệu quả cao.
Thành phần thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ hiện nay có rất lớn trên đồng ruộng, do
vậy cần điều tra đánh giá vai trò của thiên địch trước khi dùng thuốc. Không nên xịt thuốc
trong giai đoạn 40 ngày đầu sạ (Chi cục BVTV TP.HCM, 2009).
2.3 Giới thiệu một số thuốc thí nghiệm.
2.3.1 Chief 260EC
Hoạt chất: Fipronil + Chlorfluazuron. Độ độc nhóm 3.
Công dụng: Chief 260EC có tính lưu dẫn, tiếp xúc và vị độc nên trừ hiệu quả sâu
cuốn lá nhỏ trên lúa, sâu tơ, sâu xanh trên bắp cải và sâu xanh da láng trên đậu phộng.
Chief 260EC còn kích thích cây trồng phát triển nhanh hơn.
Hướng dẫn sử dụng: Phun thuốc khi sâu non mới xuất hiện (sâu ở tuổi 1 – 3). Liều

lượng 16ml/ bình 16 lít cho tất cả các đối tượng. Lượng nước phun 400 – 500 lít/ha. Thời
gian cách ly 7 ngày.
2.3.2 Angun 5WDG
Hoạt chất: Emamectin Benzoate. Độ độc nhóm 3.
Công dụng: Thuốc có tính tiếp xúc, vị độc tác động lên hệ thần kinh côn trùng.
Đặc trị sâu cuốn lá lúa và nhiều loại côn trùng gây hại trên cây trồng.
Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng sử dụng 150 – 200 g/ha, pha 8 – 10g/bình 16 lít.
Phun 2 bình 16 lít trên 1.000m2. Phun thuốc khi sâu mới xuất hiện. Đối với sâu cuốn lá
nhỏ phun thuốc khi mật độ sâu non khoảng 10 – 12 con/m2. Thời gian cách ly 5 ngày.
2.3.3 Kur ABA 3.6EC
Hoạt chất: Abamectin. Độ độc nhóm 3.


12

Công dụng: Thuốc trừ sâu phổ rộng, gốc sinh học. Diệt được nhiều loài gây hại
như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ trĩ, sâu đục bẹ. Sâu tơ bướm cải, sâu xanh
bướm trắng, bọ trị, nhện đỏ hại dưa hấu.
Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng 15 – 20 ml pha bình 16 lít, phun 2 bình 16 lít trên
1.000m2. Phun thuốc khi sâu xuất hiện, phun sớm khi sâu còn nhỏ.
2.3.4 Virtako 40WG
Hoạt chất: Chlorantraniliprole +Thiamethoxam. Độ độc nhóm 3.
Công dụng: Thuốc lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh hiệu lực kéo dài 2 – 3 tuần. Gây
tê liệt hệ cơ, sâu ngừng ăn, hoạt động yếu ớt vài giờ sau khi nhiễm thuốc và chết sau 1 – 2
ngày. Thuốc đặc trị sâu cuốn lá và sâu đục thân trên lúa.
Hướng dẫn sử dụng: Phun sớm vào giai đoạn xuất hiện sâu non. Liều lượng
70g/ha. Pha 1 gói 1,5 g/bình 8 lít hoặc gói 3 g/bình 16 lít.
2.4 Giới thiệu về Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía Tây Nam Tổ
quốc. Có tọa độ địa lý từ 10054' đến 10031' vĩ độ bắc, 1040 46' đến 1050 12' kinh độ đông.

An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 26 - 28 0C.
Nhiệt độ cao nhất 35-36 0C vào tháng 4, tháng 5 dương lịch. Nhiệt độ thấp nhất 20 - 21 0C
vào tháng 12, tháng giêng dương lịch. Lượng mưa hàng năm khoảng 1.400 - 1.500 mm
và hình thành 2 mùa, mùa khô vào tháng 12 - tháng 4, mưa ít nhất vào tháng 2 và mùa
mưa vào tháng 5 - tháng 11, mưa nhiều nhất vào tháng 9.
Tri Tôn là huyện miền núi có diện tích lớn nhất tỉnh An Giang, có 17,2 km đường
biên giới với Campuchia. Diện tích tự nhiên khoảng 59.805 ha, trong đó đất nông nghiệp
chiếm 74,48%, đất lâm nghiệp chiếm khoảng 8,89%, còn lại là đất ở và đất chuyên dùng.
Địa hình đa dạng, vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng với nhiều kênh mương lớn nhỏ ngang
dọc thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.


13

2.5 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Bảng 2.1 Diễn biến khí hậu thời tiết từ tháng 3 đến tháng 7 tại An Giang
Nhiệt độ (oC)
Thấp nhất

Cao nhất

Trung bình

Ẩm độ
trung bình (%)

3

20,1


33,5

26,4

78,0

6,0

4

24,5

32,8

28,7

75,0

14,0

5

23,0

36,9

30,0

72,0


12,0

6

24,0

35,4

29,7

80,0

90,0

7

27,5

28,5

28,0
81,0
100,0
(Nguồn Sở tài nguyên môi trường An Giang)

Tháng

Tổng lượng
mưa (mm)



14

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011, tại Xã Tà Đảnh, Huyện Tri
Tôn, Tỉnh An Giang.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các nội dung sau:
- Điều tra hiện trạng canh tác và mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ. Biện pháp
phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ của nông dân Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang.
- Điều tra biến động mật độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ.
- Đánh giá hiệu quả trừ sâu non sâu cuốn lá nhỏ hại lúa của một số thuốc trừ sâu.
3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
- 50 mẫu phiếu điều tra hiện trạng canh tác và mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ
được soạn sẵn.
- Các loại thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm như Chief 260EC, Angun 5WDG,
Kur ABA 3.6EC, Virtako 40WG.
- Máy chụp hình, khung điều tra, cuộn dây, bình phun thuốc trừ sâu.


×