Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG TỶ LỆ PHỐI TRỘN GIỮA BỘT XƠ DỪA VÀ PHÂN TRÙN QUẾ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA RAU CẢI BẸ XANH (Brassica juncea L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.41 KB, 63 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NƠNG HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG TỶ LỆ PHỐI TRỘN GIỮA
BỘT XƠ DỪA VÀ PHÂN TRÙN QUẾ ĐẾN SINH
TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA RAU CẢI BẸ XANH
(Brassica juncea L.)

NGÀNH
NIÊN KHĨA
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: NƠNG HỌC
: 2007 - 2011
: TRƯƠNG HUỆ TRANG

Tp. Hồ Chí Minh - Tháng 08/2011


i

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG TỶ LỆ PHỐI TRỘN GIỮA
BỘT XƠ DỪA VÀ PHÂN TRÙN QUẾ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA RAU CẢI BẸ XANH


(Brassica juncea L.)

Tác giả

TRƯƠNG HUỆ TRANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. Phạm Thị Minh Tâm
KS. Phạm Cơng Thành

Tp. Hồ Chí Minh - Tháng 08/ 2011


1

LỜI CÁM ƠN
Con xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ! Cha Mẹ đã sinh thành,
nuôi dưỡng con khôn lớn; đã luôn ở bên con, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho con trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cám ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa Nơng
học và tất cả q Thầy Cơ đã ln tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho tơi
trong suốt q trình học tập.
- Các thầy cô: TS. Phạm Thị Minh Tâm, Ks. Phạm Cơng Thành đã nhiệt tình giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tơi trong suốt q trình
thực tập và hồn thành luận văn này.
- Các bạn lớp DH07NHGL và các bạn lớp NH, BV đã luôn sát cánh, ủng hộ, động viên,

chia sẻ và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và làm đề tài.
- Tác giả của các tài liệu mà tôi đã học tập, tham khảo và trích dẫn. Các bằng hữu và quý
ân nhân đã giúp đỡ tơi.
Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 08 năm 2011
Tác giả

Trương Huệ Trang


2

TÓM TẮT
TRƯƠNG HUỆ TRANG, tháng 07/2011. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG TỶ LỆ PHỐI
TRỘN GIỮA BỘT XƠ DỪA VÀ PHÂN TRÙN QUẾ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA RAU CẢI BẸ XANH (Brassica juncea L.). Trường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM, luận văn tốt nghiệp cuối khóa, 61 trang.
Giáo viên hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ MINH TÂM
KS. PHẠM CÔNG THÀNH
Đề tài được tiến hành từ ngày 07/03/2011 đến 30/06/2011, thí nghiệm được tiến
hành tại nhà lưới trại thực nghiệm khoa Nông học, trường Đại học Nơng Lâm TP.
HCM nhằm tìm ra được tỷ lệ phối trộn giữa bột xơ dừa và phân trùn quế thích hợp cho
cây rau cải bẹ xanh sinh trưởng và đạt năng suất cao.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên hai yếu tố A và B, 20
nghiệm thức, 3 lần lặp lại.
Yếu tố A có 4 mức khối lượng bột xơ dừa là: 200g, 300g, 400g, 500g
Yếu tố B có 5 mức phân trùn quế là: 0%, 5%, 10%, 15%, 20% khối lượng bột
xơ dừa.
Thí nghiệm được sử dụng bịch nylon màu trắng trong có kích thước là 17*25
(cm).
Thí nghiệm đã được thực hiện và cho kết quả sơ lược về sự sinh trưởng và năng

suất như sau:
Khối lượng bột xơ dừa tăng từ 200 g đến 500 g thì ở mức 500 g cho kết quả cao
nhất về tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất.
Khối lượng phân trùn quế tăng từ 0 % đến 20 % cho kết quả cao ở mức 15 % và
20 %.
Trên nền giá thể bột xơ dừa ở các mức khác nhau được phối trộn với 5 mức
phân trùn quế thì có sự khác biệt nhau về các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều dài rễ,
chiều cao cây, số lá trên cây và trọng lượng rễ.
Chiều dài rễ cao nhất là 28,6 cm ở NT 20 có 500g bột xơ dừa và 20 % phân trùn
quế.


3

Chiều cao cây cuối cùng đạt tối đa là 29,50 cm/cây ở NT 16 có 500 bột xơ dừa
và 0 % phân trùn quế
Các chỉ tiêu về sinh trưởng như số lá trên cây và trọng lượng rễ thì cho kết quả
cao nhất ở NT 19 có 500 g bột xơ dừa và 15 % phân trùn quế. Số lá trên cây cao nhất
lúc thu hoạch là 6,3 lá/cây và trọng lượng rễ lúc thu hoạch là 3,02 g.
Năng suất thực thu của thí nghiệm đạt từ 0,03 – 0,26 kg, thấp nhất ở NT 1 có 200 g bột
xơ dừa và 0 % phân trùn quế, cao nhất ở NT 19 có 500 g bột xơ dừa và 15 % phân trùn
quế.


4

MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...... ........................................................................................................................
Trang chuẩn y ...................................................................................................................... i

Lời cám ơn ... ii
Tóm tắt ......... ..................................................................................................................... iii
Mục lục ....... ...................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................... ix
Danh sách các hình ............................................................................................................. x
Danh sách phụ lục.............................................................................................................. xi
Chương 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu, yêu cầu và phạm vi đề tài ............................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu đề tài ........................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
1.2.3 Phạm vi đề tài ............................................................................................................ 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 4
2.1 Giới thiệu về rau cải bẹ xanh ........................................................................................ 4
2.2 Giới thiệu về đất sinh học ............................................................................................. 4
2.3 Giới thiệu về phân trùn quế .......................................................................................... 4
2.4 Điều kiện ngoại cảnh của rau cải bẹ xanh .................................................................... 6
2.5 Một số giống cải phổ biến ............................................................................................ 7
2.6 Lợi ích của đất sinh học ................................................................................................ 7
2.7 Tình hình nghiên cứu và sản xuất đất sinh học ở Việt Nam ........................................ 9
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 11
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm ............................................................... 11
3.1.1 Thời gian.................................................................................................................. 11
3.1.2 Địa điểm .................................................................................................................. 11


5

3.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm .......................................................................... 11

3.2.1 Vật liệu 11
3.2.2 Phương pháp thí nghiệm.......................................................................................... 13
3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................... 13
3.2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 16
3.3 Quy trình thực hiện ..................................................................................................... 16
3.3.1 Giai đoạn vườn ươm ................................................................................................ 16
3.3.2 Giai đoạn trồng trong nhà lưới ................................................................................ 17
3.4 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 18
4.1 Ảnh hưởng sự phối trộn của bột xơ dừa và phân trùn quế đến sinh trưởng của cây
cải bẹ xanh ............................... ...................................................................................... 18
4.1.1 Ảnh hưởng sự phối trộn của bột xơ dừa và phân trùn quế đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây cải bẹ xanh (cm/cây). ................................................................... 18
4.1.2 Ảnh hưởng sự phối trộn của bột xơ dừa và phân trùn quế đến tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây cải bẹ xanh.(cm/cây/5 ngày) .................................................................... 22
4.1.3 Ảnh hưởng sự phối trộn của bột xơ dừa và phân trùn quế đến động thái tăng
trưởng số lá trên cây cải bẹ xanh (lá/cây). ...................................................................... 24
4.1.4 Ảnh hưởng sự phối trộn của bột xơ dừa và phân trùn quế đến tốc độ tăng trưởng
số lá trên cây cải bẹ xanh (lá/cây/5 ngày)....................................................................... 27
4.1.5 Ảnh hưởng sự phối trộn của bột xơ dừa và phân trùn quế đến chiều dài rễ của cây
cải bẹ xanh (cm). ............................................................................................................ 29
4.1.6 Ảnh hưởng sự phối trộn của bột xơ dừa và phân trùn quế đến trọng lượng rễ(g)
của cây cải bẹ xanh (g). .................................................................................................. 31
4.2 Ảnh hưởng sự phối trộn của bột xơ dừa và phân trùn quế đến năng suất thực tế (kg)
của cây cải bẹ xanh. ........................................................................................................ 33
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 34
5.1 Kết luận.. .................................................................................................................... 34
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 36



6

PHỤ LỤC ... .................................................................................................................... 37
Phụ lục 1 Một số hình ảnh ............................................................................................... 37
Phụ lục 2 Kết quả phân tích ANOVA ............................................................................... 39


7

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA: Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
CV (%): Hệ số biến động (Coefficient of Variance)
NT: Nghiệm thức
NST: Ngày sau trồng


8

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của khối lượng bột xơ dừa và phân trùn quế đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây(cm) rau cải bẹ xanh ....................................................................21
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của khối lượng bột xơ dừa và phân trùn quế đến tốc độ tăng
trưởng chiều cao cây(cm) rau cải bẹ xanh ...................................................................22
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của khối lượng bột xơ dừa và phân trùn quế đến động thái tăng
số lá trên cây(lá/cây) rau cải bẹ xanh ...........................................................................24
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của khối lượng bột xơ dừa và phân trùn quế đến tốc độ tăng
trưởng số lá trên cây(lá/cây) rau cải bẹ xanh................................................................28
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của khối lượng bột xơ dừa và phân trùn quế đến chiều dài rễ
(cm) trên cây rau cải bẹ xanh........................................................................................29

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của khối lượng bột xơ dừa và phân trùn quế đến trọng lượng rễ
(g) trên cây rau cải bẹ xanh ..........................................................................................31
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của khối lượng bột xơ dừa và phân trùn quế đến năng suất
(kg/NT) trên cây rau cải bẹ xanh ..................................................................................32


9

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1: Bột xơ dừa: ............................................................................................... 36
Hình 2: Phân trùn quế ............................................................................................ 36
Hình 3: Cây con lúc trồng...................................................................................... 36
Hình 4: Vườn cây lúc thu hoạch 27 NST .............................................................. 37
Hình 5: Cây của các nghiệm thức lúc thu hoạch ................................................... 37


10

DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số hình ảnh thí nghiệm................................................................... 36
Phụ lục 2: Kết quả phân tích ANOVA ................................................................... 38
2.1 Chiều cao cây 7 ngày sau trồng ........................................................................ 38
2.2 Chiều cao cây 12 ngày sau trồng ...................................................................... 39
2.3 Chiều cao cây 17 ngày sau trồng ...................................................................... 39
2.4 Chiều cao cây 22 ngày sau trồng ...................................................................... 40
2.5 Chiều cao cây 27 ngày sau trồng ...................................................................... 41
2.6 Số lá trên cây 7 ngày sau trồng ......................................................................... 42
2.7 Số lá trên cây 12 ngày sau trồng ....................................................................... 43
2.8 Số lá trên cây 17 ngày sau trồng ....................................................................... 44

2.9 Số lá trên cây 22 ngày sau trồng ....................................................................... 45
2.10 Số lá trên cây 27 ngày sau trồng ..................................................................... 46
2.11 Chiều dài rễ 12 ngày sau trồng ....................................................................... 47
2.12 Chiều dài rễ 27 ngày sau trồng ....................................................................... 48
2.13 Trọng lượng rễ 12 ngày sau trồng .................................................................. 49
2.14 Trọng lượng rễ 27 ngày sau trồng .................................................................. 50
2.15 Năng suất thí nghiệm ...................................................................................... 51


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta bên cạnh nguồn dinh dưỡng từ động vật
thì rau xanh và trái cây cũng đóng vai trị quan trọng trong việc cân bằng, bổ sung năng
lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, trên thực tế việc sản xuất và tiêu thụ rau xanh của chúng
ta vẫn chưa được quản lý và kiểm sốt chặt chẽ. Vì thế vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm nhất là nguy cơ tiềm ẩn từ khả năng tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
trên rau xanh vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Rau an toàn là
loại rau mà các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại
nặng, các chất gây độc khơng vượt mức cho phép. Nó khơng nguy hiểm khi sử dụng.
Đây là một trong những loại thực phẩm cần được phát triển trên qui mô lớn
Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trồng rau trên đất truyền thống là cách
canh tác từ lâu đời của ông cha ta. Ngày nay, rau được trồng với nhiều biện pháp canh
tác khác nhau như trồng thủy canh, trồng trên giá thể xơ dừa, than bùn, phân trùn
không chỉ để phục vụ bữa ăn gia đình mà cịn có mục đích xuất khẩu.
Vì lợi nhuận kinh tế mà người nơng dân đã khơng ngừng dùng các loại thuốc
hóa học để phịng trừ các loại dịch hại trong nơng nghiệp, cũng như sử dụng các chất
kích thích sinh trưởng nhanh và cho mẫu mã đẹp. Nông dân đã lạm dụng thuốc hóa học

q nhiều, khơng đúng cách và khơng có thời gian cách ly nên sản phẩm rau đưa ra thị
trường khơng đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, rau được trồng trên đất sạch
là một giải pháp rất cần thiết để giải quyết vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho người
sử dụng.
Ngày nay, diện tích đất trồng trọt ngày càng bị thu hẹp bởi dân số đang dần gia
tăng, các hoạt động công nghiệp liên tục được phát triển. Chính vì thế, cây rau ăn lá hay
một số loại cây trồng khác được trồng trên giá thể gì là một vấn đề đang được quan tâm
của toàn xã hội.


2

Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng nguyên liệu để làm đất sinh
học trồng rau như than bùn, xơ dừa, bã mía, lõi ngơ nhưng với nguyên liệu là than bùn
hay phân trùn quế thì chi phí q cao nên khơng có hiệu quả kinh tế, đối với nguyên
liệu là xơ dừa thì hàm lượng dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho cây sử dụng. Chính
vì vậy, cần có sự phối trộn giữa các loại nguyên liệu này với nhau để tạo ra loại đất
trồng rau có lượng dinh dưỡng đầy đủ và cân đối.
Đất sinh học là loại đất thay thế cho đất tự nhiên, thành phần chính là bột xơ dừa
và phân trùn quế. Bột xơ dừa đã qua xử lý trở thành loại đất giàu chất hữu cơ và rất tơi
xốp. Sự phối trộn giữa hai loại giá thể này đã tạo ra một loại giá thể trồng cây mang lại
nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Loại giá thể này tạo ra
nhằm cải thiện lý tính của đất, làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm và tăng cường sự hoạt động
của các vi sinh vật có ích trong đất. Nhưng cũng tùy thuộc vào từng loại cây mà có các
tỷ lệ phối trộn khác nhau để phù hợp với sinh trưởng của cây đó.
Tuy nghề trồng rau là nghề truyền thống nhưng trồng rau trên đất sinh học thì chưa
phổ biến và cũng chưa có nhiều nghiên cứu về loại đất này. Do đó được sự đồng ý của
ban chủ nhiệm khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm, tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ phối trộn giữa bột xơ dừa và phân trùn quế đến
sinh trưởng và năng suất của rau cải bẹ xanh (Brassica juncea L.)”.

1.2 Mục tiêu, yêu cầu và phạm vi của đề tài
1.2.1 Mục tiêu đề tài
Xác định được tỷ lệ phối trộn giữa bột xơ dừa và phân trùn quế thích hợp cho
cây rau cải bẹ xanh sinh trưởng và đạt năng suất cao.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi sự sinh trưởng như chiều cao cây, số lá, trọng lượng rễ, chiều dài rễ và
năng suất của rau cải bẹ xanh trong suốt quá trình làm thí nghiệm.


3

1.2.3 Phạm vi đề tài
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2011.
Đề tài nghiên cứu tại trại thực nghiệm khoa Nông học trường đại học Nơng Lâm
thành phố Hồ Chí Minh.
Chỉ thực hiện trên giống cải bẹ xanh, trồng ở điều kiện nhà lưới nên cũng chịu
sự tác động của điều kiện ngoại cảnh.


4

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về rau cải bẹ xanh
Rau cải bẹ xanh có tên khoa học là Brassica juncea (L.), thuộc họ thập tự
Cruciferae, là loại rau phổ biến dùng trong bữa ăn gia đình. Cải bẹ xanh là cây thảo
hằng niên, cao 40 – 60cm hoặc có thể cao hơn. Là loại rau có vị cay đăng đắng (thường
gọi là cải đắng), lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối. Lá mọc từ gốc, cuống lá hơi
trịn và nhỏ, phiến lá nhỏ hẹp, có răng cưa khơng đều. Hoa mọc thành chùm dạng ngù,
hoa có 4 cánh, màu vàng. Hạt hình cầu, màu đen trồng phổ biến khắp cả nước. Cải bẹ

xanh là loại cây chịu được nóng và mưa, nhanh cho thu hoạch nên có tác dụng giải
quyết rau giáp vụ rất hiệu quả. Rau cải bẹ xanh có thời gian từ gieo đến thu hoạch là
40-45 ngày (Phạm Thị Minh Tâm, 2010).
Trong cải bẹ xanh có chứa nhiều loại vitamin như A, B, C, K, Axit nicotic,
Caroten, Abumin và có tác dụng chữa nhiều bệnh như chống lão hóa da, trị viêm họng,
có thể chữa bệnh gout (Thoại Anh, 2011).
2.2 Giơí thiệu về đất sinh học
Đất sinh học còn gọi là đất sạch có chứa các vi sinh vật (VSV) sống có hoạt lực
cao đã được tuyển chọn, thông qua các hoạt động của nó tạo ra các chất dinh dưỡng cho
đất và cây trồng làm cho cây trồng phát triển tốt hơn (Cơng ty Đất Sạch, 2001).
Thành phần chính có trong đất sinh học là bột xơ dừa và phân trùn quế. Bột xơ
dừa có nguồn từ vỏ trái dừa khơ được xay nhỏ sau đó đem ủ đến hoai mục. Phân trùn
được lấy từ chính phân con trùn quế thải ra. Sự phối trộn của hai loại giá thể này trở
thành loại đất trồng giàu chất hữu cơ, vi sinh, vi lượng.
2.3 Giới thiệu về phân trùn quế
Phân trùn quế là loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con
người từng biết đến. Phân trùn quế chứa đựng một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, là


5

chất xúc tác sinh học, phần cặn bã của cây trồng và phân động vật cũng như kén trùn
rất giàu chất dinh dưỡng, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất mùn. Do đó phân
trùn khơng chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn tăng khả năng cải tạo đất và cịn
có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ.
Phân trùn cịn chứa các khống chất cho cây như: Nitrát, Photpho, Magne, Kali,
Calci, Nitơ. Đặc biệt là các khoáng chất này lại được cây trồng hấp thụ một cách trực
tiếp, không như những lọai phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi
cây hấp thụ. Cây trồng sẽ khơng có bất cứ rủi ro, cháy cây nào xảy ra khi bón phân
trùn.

Chất mùn trong phân trùn loại trừ những độc tố, nấm có hại và vi khuẩn trong
đất nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng.
Phân trùn làm gỉảm hàm lượng dạng Acid carbon trong đất và gia tăng nồng độ
Nitơ trong một trạng thái cây trồng có thể hấp thu được.
Acid humic ở trong phân trùn kích thích sự phát triển cây trồng thậm chí ngay cả
ở nồng độ thấp. IAA (Indol Acetic Acid) có trong phân trùn là một trong những chất
kích thích hữu hiệu giúp cây trồng tăng trưởng tốt
Phân trùn có nồng độ pH = 4,05 nên nó hoạt động như một rào cản, giúp cây
phát triển trong đất mà ở đó có nồng độ pH quá cao hoặc quá thấp (công ty TNHH Gia
Tường, 2010).
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy phân trùn thúc đẩy nhanh sự phát triển
của thực vật (Edwards, 2000) và có thể bổ sung chúng vào đất nghèo dinh dưỡng, ngăn
cản sự xóa mịn đến mức thấp nhất. Khi phân tích thành phần, hàm lượng của các
nguyên tố trong phân trùn cho thấy sự biến động hàm lượng dinh dưỡng tùy thuộc vào
nguồn nguyên liệu ban đầu đem xử lý, nhưng vẫn chứa đủ các yếu tố cần thiết cho cây
trồng với tỷ lệ khá cao so với phân hữu cơ có bổ sung khống vơ cơ, trừ ngun tố Mg
(Trích theo công ty VICATO, 2008).
Một số nghiên cứu về phân trùn sớm nhất là Fosgate và Babb (1972), các tác giả
đã nuôi trùn bằng phân chuồng và nhận thấy phân trùn thu được có hiệu lực tương


6

đương với mỗi hỗn hợp dinh dưỡng bổ sung trồng hoa trong nhà kính ( Trích theo cơng
ty VICATO, 2008).
Theo Buchanan và cộng sự (1988), cho rằng hầu hết các dạng phân trùn đều có
các yếu tố dinh dưỡng mà ở dạng cây sẵn sàng hấp thụ luôn cao hơn compost có cùng
nguồn nguyên liệu, rác hữu cơ ban đầu (Trích theo cơng ty VICATO, 2008).
Theo Edwards (1988), phân tích và cho thấy mẫu tất cả mẫu phân trùn đều có
hàm lượng nitrogen dễ tiêu rất cao.Trong rất nhiều thí nghiệm kiểm chứng khả năng

phát triển của nhiều loại thực vật trên nhiều dạng phân trùn (Edwards và Burrow,
1998), cho thấy hầu hết hạt đều nảy mầm nhanh hơn, cây con phát triển mạnh mẽ hơn
khi so sánh với các dạng phân bón thương mại khác (Trích theo cơng ty VICATO,
2008).
Với nhiều tác dụng có giá trị của phân trùn so với các loại phân chuồng hay phân
hữu cơ khác thì phân trùn cho hiệu quả cao hơn. Và nó được sử dụng trong các chương
trình sản xuất rau sạch, rau chất lượng cao là đảm bảo an toàn.
2.4 Điều kiện ngoại cảnh của rau cải bẹ xanh
- Nhiệt độ: Rau cải bẹ xanh thích hợp ở khoảng nhiệt độ từ 25-30oC, nhiệt độ
thích hợp để hạt giống nảy mầm là 20-25oC. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự nảy
mầm, sinh trưởng, sự ra hoa, thụ phấn, tạo hạt của cải bẹ xanh. So với cải bẹ thì cải bẹ
xanh chịu nóng tốt hơn, ở Việt Nam cải bẹ xanh có thể trồng được quanh năm.
- Ẩm độ: Ẩm độ đất và ẩm độ khơng khí có ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng
của rau cải bẹ xanh như sự nảy mầm, sự sinh trưởng. Cải bẹ xanh có bộ rễ ăn nông
được xếp vào loại tiêu thụ nước nhiều, hút nước kém, khả năng chịu hạn và chịu úng
kém.
- Ánh sáng: Cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng là những yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, nhất là quá trình quang hợp của cây. Cải
bẹ xanh yêu cầu ánh sáng trực tiếp và chịu được cường độ ánh sáng cao, thời gian chiếu
sáng khoảng 10-12 giờ trong ngày.


7

- Đất: Là nơi để cho cây hút nước, các chất dinh dưỡng trong đất và còn là giá
đỡ cho cây dứng vững. Cải bẹ xanh trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng các loại
đất đó đều cần có độ tơi xốp, thống khí và thốt nước tốt. Nên chọn đất thịt nhẹ hoặc
trung bình và có pH đất thích hợp khoảng 5-7, tốt hơn ở mức pH = 6. (Phạm Thị Minh
Tâm, 2001).
- Dinh dưỡng: cải bẹ xanh là loại cây trồng cho năng suất cao, thời gian gieo

trồng lại ngắn nên nhu cầu dinh dưỡng của cây rất lớn. Vì thế cần cung cấp một cách
đầy đủ và cân đối các nguyên tố cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển.
2.5 Một số giống cải phổ biến
- Cải xanh ta: Thời gian từ gieo đến thi hoạch 40-45 ngày, lá xanh vàng, mỏng,
cọng nhỏ, năng suất cao và ăn ngon. Giống của Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền
Nam, công ty giống Miền Nam.
- Cải bẹ xanh mốc hay cải xanh Tiều: Cây to, lá xanh đậm, bẹ to trịn, năng suất
cao nhưng vị đắng, thích hợp ăn xào hoặc nấu canh, thời gian cho thu hoạch 40-45 ngày
sau khi gieo như cải xanh Trang Nông.
- Cải bẹ xanh mỡ Trang Nơng: cuống lá nhỏ, hơi trịn, phiến lá nhỏ, có răng cưa,
chịu được nóng, giống của cơng ty thương mại Trang Nơng.
2.6 Lợi ích của đất sinh học
Thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân đối: Trong đất sinh học có đầy đủ các
thành phần dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây trồng.
Chứa thành phần vi sinh vật có lợi phong phú: Q trình xử lí vi sinh cho đất
sinh học đã đưa vào đất nhiều chủng vi sinh có lợi cho đất và cây trồng. Ví dụ như vi
khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân giúp tạo ra một lượng lớn lân trong đất.
Những vi sinh vật kháng bệnh giúp đất ngăn sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại cho
đất và cây trồng.
Lợi ích của phân hữu cơ từ mụn dừa đã được nghiên cứu sẽ cải thiện kết cấu đất
và lớp đất trồng trọt. Đất cát trở nên giàu dinh dưỡng và đất sét trở nên tơi xốp hơn.Cải


8

thiện q trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong đất.Cải thiện khả năng giữ nước
(có khả năng giữ một lượng nước hơn 5 lần khối lượng khơ của nó) sẽ góp phần giữ ẩm
trong đất. Dùng phân mụn dừa giúp làm giảm thể tích đất bề mặt cần thiết. Phân hữu cơ
từ mụn dừa có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và nó có thể
cung cấp một số dưỡng chất khác bổ sung cho phân vơ cơ. Phân này giúp cải thiện q

trình trao đổi cation trong đất. Phân hữu cơ từ mụn dừa làm tăng vi sinh vật có lợi cho
đất do nó giúp tăng cường các chất mùn, giúp tăng cường hoạt động các vi sinh vật cố
định đạm, vi sinh vật chuyển hóa ammonia và nitrate (Cơng ty TNHH Gia Tường,
2010).
Đất có cơ chế kháng bệnh cho cây vì trong thành phần của đất sinh học được
đưa vào những sinh vật có lợi phong phú, hệ sinh vật này sẽ giúp đất ngăn sự xâm nhập
của các vi sinh vật có hại cho đất và cây trồng xâm nhập vào đất. Khi hệ sinh vật có lợi
trong đất phát triển mạnh chúng sẽ ức chế những vi sinh có hại trong đất và diệt mầm
bệnh cho cây trồng. Do đó trong quá trình canh tác sẽ hạn chế rất nhiều việc sử dụng
thuốc trừ sâu hóa học giúp cho nơng sản khơng bị tồn dư lượng thuốc bên trong, rất an
tồn cho người sử dụng nông sản (Công ty TNHH Gia Tường, 2010).
Các tính năng vượt trội của sản phẩm như đưa độ pH đất về trung tính, thu hút
và tạo điều kiện cho sinh vật, vi sinh vật có ích đến sinh sống và phát triển do đó giúp
cải tạo và nâng cao độ phì của đất một cách tự nhiên.
Ngoài ra, phân hữu cơ từ mùn xơ dừa cũng có nhiều hạn chế như khơng có lợi
khi mua phân từ mụn dừa để bón ở một khu vực lớn. Nên sản xuất chúng tại nơi sử
dụng. Trước khi sử dụng phân hữu cơ bằng mụn dừa, cần phải đảm bảo rằng chúng đã
hoai mục và các kết quả phân tích các chỉ tiêu cho thấy chúng dễ hấp thụ. Nếu phân
chưa được hoai mục mà bón cho cây trồng thì sau khi vào trong đất nó sẽ xảy ra quá
trình phân hủy trong đất bằng cách lấy chất dinh dưỡng từ trong đất, điều này sẽ hạn
chế nguồn dinh dưỡng cho cây trồng.


9

2.7 Tình hình nghiên cứu và sản xuất đất sinh học ở Việt Nam
Theo Võ Thành Liêm (2001), sản phẩm đất sạch được chế biến từ xơ dừa kết
hợp với men vi sinh có thể giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt và không bị sâu
bệnh.
Theo Dương Hoa Xô (2003), sử dụng các loại giá thể để trồng cây thay đất sẽ dễ

dàng kiểm soát dinh dưỡng, năng suất và phẩm chất của cây trồng cao hơn so với trồng
đất tự nhiên.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Hạng (Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt,
2005), đã tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp ở địa phương như bã mía, lõi ngơ, vỏ
đậu phộng, vỏ cà phê để sản xuất giá thể trồng địa lan và các loại cây cảnh.
Kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thụy Phú (2010), cho thấy hàm lượng lignin và
cellulose đã giảm đến rất thấp sau khi ứng dụng chế phẩm Trichoderma và Bacillus
trong xử lý mụn dừa để sản xuất giá thể trồng rau mầm.
Theo Võ Đình Ngộ và cộng sự (1997), trong than bùn có chứa chất dinh dưỡng
cần thiết cho cây trồng như hàm lượng đạm khoảng 0,7 – 0,9%; lân khoảng 0,35 –
0,17%; kali khoảng 0,14 – 1%. Vì vậy khi sử dụng than bùn trong nông nghiệp không
phải dựa vào các chất dinh dưỡng chứa trong đó cơ bản là dựa vào đặc tính khác của
than bùn. Đó là thành phần axit humic và cấu trúc xốp đặc thù của than bùn.
Cũng trên giá thể than bùn có thí nghiệm nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tỷ lệ
trộn than bùn trong giá thể cát đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cải ngọt
thấy rằng tỷ lệ phối trộn của 20% than bùn vào 80% cát thì cho kết quả cao nhất về
chiều cao cây, tốc độ ra lá (Trần Trịnh Hữu Trí, 2004).
Theo kết quả của Nguyễn Hữu Hạnh (2008), cho thấy rằng lượng phân hữu cơ
có nguồn gốc từ than bùn bón cho cải bẹ xanh ở mức phân từ 20 – 40 tấn/ha làm tăng
chiều cao cây, số lá trên cây và năng suất tăng khi tăng lượng phân đầu vào.


10

Đối với rau cải bẹ xanh thì phân trùn ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất, dư
lượng nitrat trên rau ở mức 4 tấn phân/ha sẽ cho kết quả về sinh trưởng, năng suất là
cao nhất, dư lượng nitrat mức thấp nhất ở mức 3 tấn phân/ha (Võ Văn Đông, 2005).

7



11

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm
3.1.1 Thời gian
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 03 năm 2011 đến tháng 06 năm 2011 tại trại
thực nghiệm khoa Nông học trường đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày gieo: 07/05/2011.
Ngày trồng: 23/05/2011.
Ngày thu hoạch: 23/06/2011
3.1.2 Địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới tại trại thực nghiệm của trường Đại
học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu
+ Giống
Hạt giống cải bẹ xanh của công ty giống Trang Nông. Giống có đặc tính lá thon
dài, màu xanh vừa, bẹ hơi tròn. Khối lượng hạt giống cần để trồng là 200g cho tồn thí
nghiệm.
+ Giá thể
*Bột xơ dừa được sử dụng có nguốn gốc từ miền Tây sau đó được vận chuyển và
xử lý ở cơ sở sản xuất rau mầm Phương Thành, Bình Dương.


12

Quy trình ủ bột xơ dừa như sau:
- Loại bỏ tạp chất trước khi mang ủ.

- Chọn nơi râm mát ủ để duy trì độ ẩm trong quá trình ủ.
- Bột xơ dừa được tưới nước vôi 5%, vun lên thành đống để ủ. Trong quá trình
vun đống, bột xơ dừa được chia thành các lớp, giữa các lớp được phủ lên trên một lớp
chế phẩm trichoderma.
- Bột xơ dừa được ủ trong khoảng 3 tuần, các đống ủ sẽ được đảo trộn 10 ngày
một lần.
Độ ẩm của xơ dừa sau khi xử lý khoảng 60 – 70%.
*Phân trùn quế
Phân được mua tại trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng
phân ở dạng ráo, khơng q khơ hoặc q ướt. Nếu dùng phân q khơ thì thời gian cây
hút dinh dưỡng từ phân trùn quế sẽ rất lâu và có thể làm cho q trình sinh trưởng của
cây bị gián đoạn. Nếu dùng phân quá ướt thì sẽ gây khó khăn cho việc phối trộn với
loại giá thể khác như bột xơ dừa.
Ngồi ra cịn dùng phân bón lá bổ sung là phân Super fish. Phân này được chia làm 3
lần phun và lần 3 phun cách 10 ngày trước khi thu hoạch. Lần 1: cây được 5 NST, lần
2: cây được 12 NST, lần 3: cây được 20 NST, phun phân qua lá với liều lượng là
20ml/bình 8 lít.
+ Một số dụng cụ khác
* Bịch nylon: Bịch nylon màu trắng trong có kích thước là 17*25 (cm), có 20 lỗ. *Bình
tưới: dùng bình phun 2 lít có tia mịn. Tưới nước sau khi gieo hạt để giữ ẩm cho hạt nảy
mầm, tưới phân bổ sung và tưới rau lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không nên tưới vào
lúc trời nắng to hoặc nắng gắt.
*Thước đo có chiều dài 30cm, chia vạch min mm.


13

*Cân đồng hồ 2kg.
*Cân điện tử.
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố A
và B, 3 lần lặp lại với 20 nghiệm thức là sự phối trộn giữa 4 mức bột xơ dừa và 5 mức
phân trùn quế.
+ Yếu tố A: khối lượng bột xơ dừa/ 1 bịch (kích thước bịch là 17*25 cm).
A1. 200g bột xơ dừa
A2. 300g bột xơ dừa
A3. 400g bột xơ dừa
A4. 500g bột xơ dừa
+ Yếu tố B: Các mức phân trùn quế bổ sung vào khối lượng bột xơ dừa
B1. 0% so với từng mức khối lượng bột xơ dừa
B2. 5% so với từng mức khối lượng bột xơ dừa
B3. 10% so với từng mức khối lượng bột xơ dừa
B4. 15% so với từng mức khối lượng bột xơ dừa
B5. 20% so với từng mức khối lượng bột xơ dừa


×