Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY KHỔ QUA RỪNG TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.43 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ
MẬT ĐỘ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN CỦA CÂY KHỔ QUA RỪNG TẠI
THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiện: Võ Tấn Bi
Ngành: Nông học
Niên khóa: 2007- 2011

Tháng 8/2011


 

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN SỰ
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY KHỔ QUA RỪNG TẠI THỊ
XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI

Tác giả

VÕ TẤN BI

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng kỹ sư Nông nghiệp
ngành Nông học



Giáo viên hướng dẫn:
TS. VÕ THÁI DÂN

Tháng 8 năm 2011
i
 


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này. dựa trên sự cố gắng của bản than, nhưng không
thể thiếu sự hỗ trợ của ba mẹ, thầy cô, các cô chú tại nơi thực tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn:
Các thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm, đặc biệt là các thầy cô khoa Nông
Học đã trang bị và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu để bước vào đời.
Chân thành biết ơn Thầy Võ Thái Dân. giảng viên khoa Nông học. Trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi đến thầy cô. bạn bè những lời chúc tốt đẹp cả
trong cuộc sống và trong công tác.
Tp. Hồ Chí Minh. tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

ii
 


TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát sự ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến sự sinh trưởng.
phát triển của cây khổ qua rừng tại thị xã An Khê. tỉnh Gia Lai” đã được thực hiện

trong khoảng thời gian từ ngày 04/03/2011 đến ngày 20/06/2011. Theo kiểu thí
nghiệm 2 yếu tố bố trí theo kiểu lô phụ. với 12 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.
Các nghiệm thức trong thí nghiệm bao gồm 2 yếu tố:
+ Yếu tố A với 4 chế độ bón phân. Trong đó, A1 hoàn toàn không sử bón phân
bón, A2 bón phân bò hoai mục (3.000kg/1.000m2), A3 Áp dụng công thức bón phân
của công ty Trang nông cho cây khổ qua F1: Bón phân chuồng hoai mục 1.000 kg +
24 kg N + 24 kg P2O5 + 18 kg

K2O/1000 m2 (tương đương với 1.000 kg phân chuồng

hoai mục + 120 kg phân NPK 20 – 20 – 15/1.000 m2, A4 : Phun Phân bón lá Komic –
TS9 pha với liều lượng từ 1 - 3 nắp (20 - 60 ml) với bình xịt 8 lít nước (Bắt đầu phun
sau khi trồng 7 ngày và cách 10 ngày phun 1 lần).
+ Yếu tố B với 3 khoảng cách: Trong đó, B1 có khoảng cách trồng 0,35 m x 1,2
m, B2 có khoảng cách trồng 0,5 m x 1,2 m, B3 có khoảng cách trồng 0,75 m x 1,2 m
Kết quả thí nghiệm cho thấy :
Về đặc điểm hình thái : Sự khác biệt có nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.
trong đó nghiệm thức sử dụng theo công thức phân bón của Cty Trang Nông (phân bò
1000 kg + 24 kg N + 24 kg P2O5 + 18 kg K2O/1000 m2) và ở mức khoảng cách B2
(khoảng cách trồng cây cách cây 0,5 m ) có rễ, thân, cành, lá, nụ, hoa, quả và hạt phát
triển tốt nhất.
Về đặc điểm nông học: Có sự khác biệt giữa các chế độ phân bón và các mức
khoảng cách có ý nghĩa trong thống kê. trong đó nghiệm thức sử dụng theo công thức
phân bón của Cty Trang Nông (phân bò 1000 kg + 24 kg N + 24 kg P2O5 + 18 kg
K2O/1000 m2) và ở mức khoảng cách B2 (khoảng cách trồng cây cách cây 0,5 m) có
thời gian ra nụ, ngày nở hoa, ngày thu hoạch đầu tiên sớm nhất.
Về khả năng sinh trưởng phát triển: Có sự khác biệt giữa các nghiệm thức có ý
nghĩa thống kê. Trong đó nghiệm thức sử dụng theo công thức phân bón của Cty
Trang Nông (phân bò 1000 kg + 24 kg N + 24 kg P2O5 + 18 kg K2O/1000 m2) và ở


iii
 


mức khoảng cách B2 (khoảng cách trồng cây cách cây 0,5 m) có số lá trên thân chính,
chiều dài thân chính, số nụ, số hoa, số quả nhiều nhất và năng suất cao nhất.
Về phẩm chất và khả năng bảo quản: Có sự khác biệt giữa các nghiệm thức sử
dụng phân và nghiệm thức không sử dụng phân. Trong đó nghiệm thức không sử dụng
phân bón lại có vị đắng nhất, tiếp theo là nghiệm thức sử dụng hoàn toàn phân bò, vị
đắng ít nhất là nghiệm thức sử dụng phân bón lá komic TS9. Trong tất cả các cách bảo
quản thì quả của nghiệm thức ở chế độ phân bón A3 (sử dụng phân theo công thức của công
ty Trang Nông) có quả mau bị hư nhanh nhất, kế tiếp là nghiệm thức sử dụng chế độ phân
bón A2 (bón hoàn toàn phân chuồng hoai mục) có quả bị hư nhanh thứ 2, ở chế độ phân A4 (
bón phân bón lá komic TS9) quả bị hư nhanh thứ 3 và cuối cùng là ở chê độ phân A1(hoàn
toàn không bón phân) có thời gian bảo quản lâu nhất.
Tóm lại, nghiệm thức sử dụng ở chế độ phân bón A3 theo công thức phân bón
của Cty Trang Nông (phân bò 1000 kg + 24 kg N + 24 kg P2O5 + 18 kg K2O/1000 m2)
và ở mức khoảng cách B2 (khoảng cách trồng cây cách cây 0,5 m ) với nghiệm thức sử
dụng chế độ phân A2 (bón hoàn toàn phân chuồng hoai mục) và mức khoảng cách B2
(khoảng cách trồng cây cách cây 0,5m) có khả năng ứng dụng thực tế trong sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng để có được những sản phẩm an toàn và không
ảnh hưởng đến môi trường nên khuyến cáo sản xuất theo hướng sử dụng hoàn toàn
phân hữu cơ (phân bò).

iv
 


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa........................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
Chương 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích ....................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1 Nguồn gốc và đặc điểm chung của cây khổ qua rừng ...............................................3
2.1.1 Nguồn gốc...............................................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm chung cây khổ qua.................................................................................3
2.1.3 Yêu cầu sinh thái ....................................................................................................4
2.1.4 Tình hình sâu hại trên cây khổ qua .........................................................................4
2.1.4.1 Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae) ................................................................4
2.1.4.2 Sâu xanh ăn lá (Diaphania indica) ......................................................................4
2.1.5 Tình hình bệnh hại ..................................................................................................5
2.1.5.1 Bệnh thán thư (Colletotrichum lagenarium) .......................................................5
2.1.5.2 Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubnsis) ..................................................5
2.2 Tình hình trong sản xuất trong nước .........................................................................5
2.3. Tình hình sử dụng phân bón cho cây khổ qua ..........................................................6
2.4. Vai trò của một số dưỡng chất chính đối với cây trồng ...........................................6
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................9
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................................9
3.1.1 Đặc điểm khí hậu. thời tiết .....................................................................................9
 v
 



3.1.2 Đặc điểm đất đai và địa hình ................................................................................10
3.2 Chuẩn bị thí nghiệm ................................................................................................10
3.2.1 Chuẩn bị đất trồng ................................................................................................10
3.2.2 Xử lý hạt giống và gieo hạt ..................................................................................10
3.2.3 Làm giàn và giăng lưới .........................................................................................11
3.3 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................11
3.4. Phương pháp thí nghiệm.........................................................................................11
3.4.1. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................11
3.4.2. Chỉ số theo dõi .....................................................................................................12
3.4.2.1. Đặc điểm nông học ...........................................................................................12
3.4.2.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng....................................................................................12
3.4.2.3 Phẩm chất quả....................................................................................................13
3.4.2.4 Tình hình sâu bệnh ở các giai đoạn ...................................................................13
3.4.2.5 Khả năng bảo quản ............................................................................................13
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................13
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................14
4.1 Đặc điểm hình thái...................................................................................................14
4.1.1 Rễ ..........................................................................................................................14
4.1.2 Thân ......................................................................................................................16
4.1.3 Lá ..........................................................................................................................19
4.1.4 Quả........................................................................................................................22
4.2 Đặc điểm nông học ..................................................................................................26
4.2.1 Thời điểm vườn ươm ............................................................................................26
4.2.2.1 Thời gian nảy mầm ............................................................................................26
4.2.1.2 Thời gian xuất hiện lá thật .................................................................................27
4.3 Các chỉ tiêu năng suất ..............................................................................................29
4.3.1 Tổng năng suất ô (g/ô) ..........................................................................................29
4.3.3 Trọng lượng quả (g/quả).......................................................................................30

4.3.3 Số quả trên cây .....................................................................................................31
4.3.4 Năng suất ô mỗi lần thu hoạch (g)........................................................................32
4.3.5 Số quả trên cây mỗi lần thu hoạch........................................................................34
  vi
 


4.3.6 Trọng lượng trái cho mỗi lần thu hoạch (g) .........................................................36
4.4 Các chỉ tiêu khác .....................................................................................................39
4.4.1 Phẩm chất quả.......................................................................................................39
4.4.2 Khả năng bảo quản ...............................................................................................40
4.4.3 Tình hình sâu bệnh ở các thời điểm sinh trưởng ..................................................41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................43
5.1 Kết luận....................................................................................................................43
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................45
PHỤ LỤC ......................................................................................................................46

 vii
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NT

: Nghiệm thức.

LLL


: Lần lặp lại.

NST

: Ngày sau trồng

Tb

: Trung bình

KC

: Khoảng cách

 viii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Số liệu khí hậu thời tiết tại An Khê – Gia Lai ................................................9
Bảng 3.2: Thành phần lý hóa tính đất trước thí nghiệm ................................................10
Bảng 4.1: Chiều dài rễ (cm) của khổ qua rừng ở 52 NST .............................................14
Bảng 4.2: Trọng lượng rễ tươi (g/cây) ..........................................................................15
Bảng 4.3: Trọng lượng rễ khô (g/cây) ...........................................................................16
Bảng 4.4: Chiều dài thân (cm) .......................................................................................17
Bảng 4.5: Đường kính gốc (cm) ....................................................................................18
Bảng 4.6: Chiều dài lá (cm) ...........................................................................................19
Bảng 4.7: Chiều rộng lá (cm) ........................................................................................20
Bảng 4.8: Chiều dài cuống lá (cm) ................................................................................21

Bảng 4.9: Chiều dài quả (cm) ........................................................................................22
Bảng 4.10: Đường kính quả (cm) ..................................................................................23
Bảng 4.11: Chiều dài cuống quả (cm) ...........................................................................24
Bảng 4,12: Chiều dài hạt (cm) .......................................................................................25
Bảng 4.13: Chiều rộng hạt (cm) ....................................................................................26
Bảng 4.14: Thời gian hình thành nụ (NST) ...................................................................27
Bảng 4.15: Thời gian nở hoa (NST) ..............................................................................28
Bảng 4.16 Tổng năng suất ô (g/ô) .................................................................................29
Bảng 4.17: Trọng lượng quả (g/quả) .............................................................................30
Bảng 4.18 Số quả trên cây .............................................................................................31
Bảng 4.19 Năng suất ô mỗi lần thu hoạch (g) ...............................................................32
Bảng 4.20 Số quả trên cây mỗi lần thu hoạch ...............................................................34
Bảng 4.21 Trọng lượng trái cho mỗi lần thu hoạch (g) .................................................36
Bảng 4.22 Phân tích phẩm chất quả ..............................................................................40
Bảng 4.23 Khả năng bảo quản (NSTH).........................................................................40
Bảng 4.24 Phân tích tình hình sâu bệnh ........................................................................41

  ix
 


 

 

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Khổ qua rừng (Momordica sp.) là loại rau ăn quả mọc hoang dại trong rừng,
trên các nương rẫy phổ biến ở các tỉnh trung du miền núi. Cây khổ qua rừng có lá

giống lá mướp, trái nhỏ bằng ngón tay cái người lớn, có vị đắng hơn cây khổ qua nhà.
Cây khổ qua rừng được người dân ở trung du miền núi sử dụng rộng rãi như
một loại rau trong bữa ăn hằng ngày. Quả khổ qua rừng có thể dùng chế biến các món
ăn như: canh, xào, người ta còn sử dụng đọt và hoa của cây cũng là một món ăn ngon.
Ngoài tác dụng là một món ăn cây khổ qua còn là một cây dược liệu hữu ích trong
cuộc sống với nhiều tác dụng như giải nhiệt. tiêu đàm, nhuận trường, dùng để tắm
hoặc bôi lên da bị rôm sảy là thực phẩm chức năng rất tốt cho người bị tiểu đường.
Trong khi đó, cây khổ qua rừng chỉ được thu hái hoang dại ngoài thiên nhiên chưa
được nhân giống và trồng rộng rãi trong thực tế sản suất.
Ngày nay người dân bắt đầu trồng cây khổ qua rừng ở các tỉnh miền Đông Nam
Bộ để kinh doanh bán ở chợ, tại các quán ăn, khách sạn. Tuy nhiên, việc canh tác khổ
qua rừng của người dân còn mang tính tự phát, chưa có quy trình kỹ thuật chuẩn, do
đó không đảm bảo được phẩm chất và chất lượng của khổ qua rừng. Qua đây ta thấy
được việc xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác khổ qua rừng vừa đạt năng suất cao.
vừa đảm bảo chất lượng nhằm phục tráng và phát triển loại cây này là một yêu cầu cấp
thiết để khai thác nguồn lợi tự nhiên một cách có hiệu quả nhất
Xuất phát từ thực tế đó được sự phân công của khoa Nông học, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Đề tài: “Khảo sát sự ảnh hưởng của phân bón và
mật độ đến sự sinh trưởng, phát triển của cây khổ qua rừng tại thị xã An Khê, tỉnh Gia
Lai” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 04/03/2011 đến ngày
20/07/2011.

 1
 


 

 


1.2 Mục đích
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của phân bón đến quá trình sinh trưởng phát triển của
cây khổ qua .
- Tìm hiểu sự sinh trưởng phát triển của cây khổ qua thông qua các khoảng cách
trồng khác nhau.
- Sự ảnh hưởng của khoảng cách trồng và các chế độ phân bón để tìm ra mật độ
trồng và liệu lượng bón phân hợp lý.
1.3 Yêu cầu
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây khổ qua thông qua các
giai đoạn phát triển của cây trồng.
- Tìm ra lượng bón phân hợp lý cho cây khổ qua rừng.
1.4 Giới hạn đề tài
- Thí nghiệm chỉ thực hiện trên 3 loại phân bón và 3 khoảng cách trồng.

 2
 


 

 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và đặc điểm chung của cây khổ qua rừng
2.1.1 Nguồn gốc
Cây khổ qua rừng có tên khoa học là Momordica sp. thuộc họ bầu bí
(Cucurbitaceae), chi Momordia. Có nguồn gốc ở Đông Ấn Độ và Nam Trung Quốc
(Phạm Hồng Cúc. 2001).
Chi Momordica có tổng số 45 loài, phân bổ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới

khắp các châu lục. Ở Châu Á có 5 - 7 loài. Trong chi Momordica còn có 2 loài khác là
Momordica cochichinensis và loài Momordica supangulata: loài Momordica
cochichinensis được trồng phần lớn ở Ấn Độ. Nhật Bản và khắp Malaysia; loài
Momordica supangulata chỉ được biết tới như một loài cây hoang dại và phân bổ
nhiều ở Thái Lan. Indo-China. Pesisala. Malaysia và Java.
Khổ qua là một loại rau ăn quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Protit,
Glucid, Cellilose, các chất khoáng, Ca, P, Fe và rất nhiều Caroter, vitamin ( B1, B2,
PP ). Ngoài ra nó còn được dùng làm dược liệu với nhiều công dụng rất hữu hiệu như:
Có tác dụng hạ nhiệt. chữa bệnh tiểu đường. có chứa các hoạt chất có thể kháng viêm.
Do là cây hoang dại các thông tin về khổ qua rừng chưa nhiều trong phạm vi đề
tài. nhiều thông tin được tổng quan dựa trên khổ qua đã thuần hóa hoặc dựa vào các
đặc tính chung của họ bầu bí.
2.1.2. Đặc điểm chung cây khổ qua
- Rễ: Rễ cọc, bộ rễ phát triển ăn sâu, rộng để hút nước và các chất dinh dưỡng nuôi
cây. Nhưng khả năng tái sinh rễ kém, rễ phụ phát triển rất nhanh ở tầng đất mặt.
- Thân: Khổ qua thuộc nhóm thân leo, bò nhờ vòi đơn. Thân phân cành mạnh. có khả
năng phân nhánh tới cành cấp 4 - 5.
- Lá: Lá đơn, mọc nách. có chìa thùy ( thường chia thành 5 thùy) có nhiều lông tơ bao
phủ mặt lá.
 3
 


 

 

- Hoa: Thuộc hoa đơn tính thụ phấn chéo. Hoa nằm ở nách lá, hoa có năm cánh màu
vàng, phần lớn hoa nở vào buổi chiều.
- Quả: Quả nhỏ bằng ngón tay cái và có gai màu xanh, khi chín có màu vàng, quả chứa

nhiều hạt.
2.1.3 Yêu cầu sinh thái
- Nhiệt độ: Khổ qua thuộc nhóm cây ưa nhiệt. hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 12-13 oC.
Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển là 25 – 30 oC. Nhiệt độ cao hơn sẽ
làm cho cây sinh trưởng chậm và nếu kéo dài nhiệt độ từ 35 – 40 oC thì cây sẽ chết.
Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian ra hoa của cây. Nhiệt độ càng thấp thì thời
gian ra càng kéo dài.
- Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp trồng từ 80 – 90 %. Cây khổ qua chịu hạn kém, thiếu nước
cây không những sinh trưởng chậm mà còn tích lũy nhiều chất đắng trong quả. Thời
kỳ cây ra hoa đậu quả cần lượng nước nhiều nhất.
- Ánh sáng: khổ qua rừng ưa ánh sáng ngày ngắn, cây sinh trưởng phát triển tốt ( thời
gian chiếu sáng từ 10 – 12 giờ/ngày).
- Đất đai: Khổ qua tương đối dễ trồng không kén đất. thích hợp pH = 6, đất thịt nhẹ,
pha cát, nhiệt độ thích hợp 22 - 25 0C. Các loại đất như sét nặng, chua, mặn, bị ngập
úng hoặc thoát nước kém đều thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
2.1.4 Tình hình sâu hại trên cây khổ qua
Trên cây khổ qua có các sâu bệnh hại chính:
2.1.4.1 Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae)
Ruồi có kích thước và hình dạng giống ruồi đục trái cây. nhưng chỉ gây hại trên
các cây họ bầu bầu bí. Ấu trùng là dòi có màu trắng ngà. đục thành đường hầm ngoằn
ngoèo bên trong trái làm trái thối vàng, rụng sớm.
Phòng trị: Thường xuyên thu gom tiêu hủy các quả bị rụng và các quả bị dòi
đục. Khi quả lớn phun thuốc phòng ngừa bằng các thuốc trừ sâu gốc Cúc tổng hợp
như: Sherpa 25 EC (cypermethrin), Kazate 2,5 EC (lambdacyhalothrin).
2.1.4.2 Sâu xanh ăn lá (Diaphania indica)
Bướm hoạt động và đẻ trứng ban đêm. Sâu non sống ở trên đọt và mặt dưới lá
non. nhã tơ cuốn lá non lại ở trong đó cắn đọt và lá. Khi có quả non sâu gặm vỏ làm
quả sần sùi, loang lỗ. Khi đẫy sức hóa nhộng trong lá cuốn lại hoặc trong lá khô trong
 4
 



 

 

mặt đất. Sâu xanh ăn lá phát sinh gây hại từ khi cây khổ qua còn nhỏ tới có quả. nhiều
nhất khi cây ra hoa và có quả non.
Phòng trị: Dùng tay bắt sâu, thuốc trừ sâu (Methink 25EC).
2.1.5 Tình hình bệnh hại
2.1.5.1 Bệnh thán thư (Colletotrichum lagenarium)
Bệnh hại chủ yếu trên lá và quả. Trên vết bệnh lúc đầu hình tròn nhỏ. màu xanh
xám sau lớn lên và có màu nâu sẫm xung quanh màu nâu vàng, có các vòng đồng tâm.
vết bệnh khô và rách. Vết bệnh trái tròn. màu nâu, lõm. khi bệnh nặng gây thối trái và
làm rung trái sớm.
Phòng trị với Manzate-200 8-WP (mancozeb). Antracol 70WP (propineb).
2.1.5.2 Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubnsis)
Lúc đầu. ở trên mặt lá vết bệnh nhỏ màu xanh nhạt, sau chuyển sang màu vàng
nâu và giới hạn trong các gân phụ của lá nên vết bệnh có hình góc cạnh. Bên dưới
ngay vết bệnh có lớp tơ nấm lúc đầu màu trắng sau chuyển sang màu vàng tím. Nhiều
vết bệnh liên kết lại làm lá vàng, cây phát triển chậm, trái nhỏ kém chất lượng. Bệnh
phát triển trong điều kiện ẩm độ cao.
Phòng trị với Dithane M-45 80WP (mancozeb),Ridomil 240EC (metalaxyl)
(Bùi Cách Tuyến và ctv. 2003).
2.2 Tình hình trong sản xuất trong nước
Hiện nay khổ qua rừng chỉ được trồng và tiêu thụ ở một số tỉnh miền Đông
Nam Bộ như Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai. Vũng Tàu.Nên diện tích trồng vẫn
còn nhỏ lẻ và manh mún, không có quy trình kĩ thuật cụ thể mà chỉ dựa vào kinh
nghiệm sản suất từ lâu đời, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại nơi trồng. Thời gian gần đây
khổ qua rừng được tiêu thụ ngày càng nhiều hơn, sản phẩm được tiêu thụ tại các chợ

và các siêu thị số lượng càng nhiều. Dự báo sản phẩm khổ qua rừng sẽ ngày càng được
tiêu thu nhiều và rộng rãi, bởi vì ngoài tác dụng là một món ăn dân dã bổ sung vào sự
đa dạng thực phẫm trong bữa ăn hàng ngày thì sản phẩm khổ qua rừng còn được xem
như là một món đặc sản tại các nhà hàng, quan ăn và đặc biệt là sản phẩm khổ qua
rừng còn có tác dụng như là một sản phẩm chức năng rất tốt cho nhưng người bị bệnh
tiểu đường.
 5
 


 

 

2.3. Tình hình sử dụng phân bón cho cây khổ qua
Mỗi năm nông dân Việt Nam đã sử dụng tới khoảng 5 triệu tấn phân vô cơ qui
chuẩn. không kể phân hữu cơ và các loại phân bón khác do các cơ sở tư nhân và công
ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, cung ứng (Tạp chí công nghiệp hóa chất. 2002). Ở
một số tỉnh thành trong cả nước. nông dân sử dụng phân bón cho rau còn chưa hợp lý.
Phân đạm được sử dụng với liều lượng rất cao. nhất là trên rau ăn lá.
Hiện nay nông dân sử dụng phân bón cho cây khổ qua đa số theo sự khuyến cáo
của các công ty cung cấp giống hoặc dựa vào tập quán canh tác của người dân trong đó
tất cả đều sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc sử dụng phân vi sinh để bón lót và sử
dụng phân vô cơ để bót thúc nên khả năng tồn trữ dư lượng nitrate vượt quá mức tối đa
cho phép trong sản phẩm. Mức giới hạn cho phép hàm lượng nitrate trong quả khổ qua
là 150 mg/1 kg chất tươi (Cục Trồng trọt. 2006). Nguyên nhân chủ yếu do bón quá
nhiều đạm, không cân đối kali và lân. Thời gian bón lần cuối với liều lượng quá cao
gần thời điểm thu hoạch, sử dụng nước tưới có hàm lượng nitrate rửa trôi cao (Phạm
Hữu Nguyên, 2006).
Đa số các nghiên cứu trên cây khổ qua đã thực hiện của trường Đại học Nông

Lâm Tp. HCM đều sử dụng các công thức bón phân: phân chuồng hoai mục hoặc phân
vi sinh hữu cơ bón lót, kết hợp bón phân vô cơ để bón thúc và nuôi quả. Một số ít
nghiên cứu theo hướng bón hoàn toàn phân hữu cơ để trồng rau sạch (tổng hợp các
nghiên cứu trên cây khổ qua từ năm 2000 đến nay).
Như vậy,việc nghiên cứu sử dụng phân bón cho cây khổ qua nói chung. khổ
qua rừng nói riêng là điều cần thiết để vừa đảm bảo năng suất. vừa an toàn cho người
sử dụng.
2.4. Vai trò của một số dưỡng chất chính đối với cây trồng
Các chất dinh dưỡng cần thiết. không thể thiếu được đối với sự sinh truởng và
phát triển của cây trồng bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K), canxi (Ca), sắt (Fe), kẽm
(Zn), đồng (Cu), magiê (Mg), mangan (Mn), mô-líp-đen (Mo), bo (B), silic (Si), lưu
huỳnh (S), các-bon (C), ô-xy (O) và hydro (H). Tất cả các chất trên phân bón đều có
thể cung cấp được trừ các-bon, ô-xy, hydro (Huỳnh Thanh Hùn, 2009).
Theo Wikipedia (2010). có nhiều chất dinh dưỡng khoáng mà cây trồng cần.
nhưng 3 yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng cần lượng lớn là: đạm, lân, kali là những chất
 6
 


 

 

cần thiết cho những quá trình sống diễn ra trong cây. Các nguyên tố khoáng vi lượng
như: Fe, Mn, Zn, Cu, Bo, Cl cây cần với lượng rất ít và hầu như đã có sẵn trong đất
nhưng nếu thiếu chúng cũng làm giảm nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng cây rau
màu. Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000), cây rau là cây cần nhiều dinh dưỡng, Trong quá
trình sinh trưởng và hấp thụ cây cần 70% N, 20% P, 80% K.
Theo Cwan (2004), đạm là yếu tố dinh dưỡng cơ bản trên rau, là thành phần
chính của protein, là thành phần của nhiều hợp chất. Đạm làm cho cây có màu xanh

thúc đẩy quá trình quang hợp của cây, kích thích thân lá phát triển, kéo dài thời gian
sinh trưởng và tuổi thọ của lá.
Lân dữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp, tăng cường quá
trình hút đạm. Lân có tác dụng mạnh khi cây còn nhỏ, kích thích rễ phát triển, có tác
dụng vận chuyển dung dịch trong cây. Thiếu lân cây rau tăng trưởng chậm.
Kali tham gia quá trình vận chuyển và tích lũy các chất trong cây, thúc đẩy quá
trình quang hợp, làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi như chống chịu
sâu bệnh. tăng khả năng chống ngã đổ.
Ca và Mg có tác dụng đối với sự sinh trưởng của rễ và các bộ phận trên mặt đất.
có tác dụng điều hòa sự trao đổi chất trong cây và cải tạo được độ chua của môi trường
đất.
Theo Nguyễn Công Hoàng (2009), B là nguyên tố dinh duỡng thiết yếu đối với
cây trồng. Ngày nay trên 70 quốc gia đã phát hiện tình trạng thiếu B ở hầu hết các loại
cây trên nhiều loại đất. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu trong đất cho thấy có tới 78%
loại đất nghèo B. Thiếu B thường xảy ra ở các vùng đất có kết cấu thô. đất thoát nuớc
tốt như đất dốc. đất cát. đất có hàm lượng hữu cơ thấp.
Ca là nguyên tố tương tác mạnh với B. nhu cầu B của cây thấp khi cây thiếu Ca.
Ngược lại. K là nguyên tố đối kháng với B. nếu bón quá nhiều K sẽ ức chế cây hút B
dẫn đến sự thiếu hụt B và làm giảm năng suất cây trồng.
B rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây.
Giúp sự hình thành và phân hóa mầm hoa. tăng cường sức sống của hạt phấn. tăng tỷ
lệ đậu quả. giúp giảm rụng hoa và quả non. B có liên quan đến quá trình tổng hợp
protein, lipid, làm tăng hàm lượng đường và các vitamin trong củ, quả, ngăn ngừa sự
 7
 


 

 


thối rữa, giúp bảo quản nông sản được lâu sau thu hoạch. B ảnh hưởng đến sự hấp thu
và sử dụng Ca, đồng thời giúp điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây.
Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá trình sinh trưởng. phát triển của
cây. Cùng với các yếu tố năng lượng khác. phân bón cung cấp cho cây là nguồn
nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột. chất đường. chất béo.
protein. Ngoài ra chúng có vai trò duy trì sự sống của toàn bộ cây. không có nguồn
dinh dưỡng thì cây sẽ chết và không thể tồn tại (Lê Văn Dũ. 2003).
Sự thiếu một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng có thể gây nên những biểu hiện
không bình thường hoặc những triệu chứng đặc trưng ở cây trồng. Những triệu chứng
này có thể chia theo nhóm như sau: cây tàn lụi sớm ở thời kỳ vườn ươm. sự sinh
trưởng không bình thường (còi cọc). những triệu chứng đặc trưng ở lá. sự rối loạn bên
trong. Chín muộn hoặc không bình thường. chất lượng và năng suất kém (Viện Nghiên
cứu Rau Hoa Quả. 2009).
Như vậy các yếu tố phân bón cung cấp cho cây có vai trò khác nhau. với hàm
lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó.
việc nghiên cứu bón phân. bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng và đưa ra những công
thức bón phân hợp lý cho từng loại cây. cho từng thời điểm sinh trưởng và phát triển.
theo từng điều kiện đất đai. khí hậu cụ thể nhằm tăng năng suất. tăng chất lượng nông
sản và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như sự thay đổi bất thường của thời
tiết là điều kiện cần thiết (uocmonhanong.com.2009).(Trích Vũ Hồng Thái, 2011)

 8
 


 

 


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thí nghiệm từ ngày 15/2/2011 đến 15/8/2011 tại thị xã An Khê. tỉnh
Gia Lai.
3.1.1 Đặc điểm khí hậu. thời tiết
Thị xã An Khê có tọa độ địa lý l08038 đến l080 47' kinh độ Đông. 130 47'15 đến
140 07' vĩ độ Bắc nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia hai mùa: mùa
mưa từ tháng 6 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Nhiệt độ
trung bình năm 23 oC, độ ẩm trung bình 81 %, lượng mưa trung bình năm từ 1.200
mm - 1.750 mm ; tốc độ gió trung bình 3,5 m/s, hướng gió chính là Đông Bắc - Tây
Nam, nhiệt độ trung bình năm là 22-25 ºC. Với điều kiện khí hậu này như thế thuận lợi
cho sự sinh trưởng và phát triển của cây khổ qua.
Bảng 3.1: Số liệu khí hậu thời tiết tại An Khê – Gia Lai
Tổng giờ

Nhiệt độ TB

Ẩm độ TB

Lượng mưa

(oC)

(%)

(mm)

(giờ)


03/2011

21,6

80

24,8

140

04/2011

24,2

79

29,4

251

05/2011

26,0

78

234,6

313


06/2011

25,8

84

122,3

298

07/2011

25,1

82

155,4

274

Tháng

nắng

(Nguồn: Trạm khí tượng Thị Xã An Khê. 2011)
Bảng 3.1 Cho ta thấy nhiệt độ không khí trung bình tại thị xã An khê trong
4 tháng có biên độ giao động từ 21,6 0C – 26,0 oC và ẩm độ không khí trung bình có
biên độ từ 78 % - 84 %. Tổng lượng mưa trong 4 tháng có biên độ từ 24,8 mm – 234,6
mm và tổng số giờ nắng có biên độ từ 1400 giờ đến 3133 giờ trong 4 tháng. Với điều
 9

 


 

 

kiện thuận lợi như vậy rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây khổ qua
rừng nói riêng cũng như cây họ bầu bí nói chung
3.1.2 Đặc điểm đất đai và địa hình
Thị xã An Khê năm ở phía đông tỉnh Gia Lai cách trung tâm thành phố Pleiku
90 km. cách Quy Nhơn 79 km với diện tích 19.912,10 ha. Thị xã An Khê phía đông
giáp tỉnh Bình Định, phía tây và nam giáp huyện Đắk Pơ, phía bắc giáp huyện K'Bang
và tỉnh Bình Định. Quỹ đất xám trên 80% rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhất
là đối với các cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp hàng năm như cây mía,
mì, rau, đậu có khả năng cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao.
Thành phần hóa tính và lý tính của đất xám tại thị xã An Khê. tỉnh Gia Lai
Bảng 3.2: Thành phần lý hóa tính đất trước thí nghiệm
Thành phần cơ giới (%)

Chất khoáng dễ tiêu Cation trao đổi
(mg/100g)

(meg/100g)

Cát

Thịt

Sét


P2O5

K2O

Ca2+

Mg2+

82,14

9,26

8,62

4,97

5,34

0,76

1,87

pHKCl

5,11

Mùn
(%)
0,69


(Nguồn: phòng Nông hóa thổ nhưỡng, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. năm 2011)
Khu đất thí nghiệm thuộc nhóm đất xám
Qua bảng 3.2 cho thấy thành phần cơ giới là đất cát chiếm 82.14 %, đất thịt
chiếm 9,26%, đất sét chiếm 8,62% đây là đất thịt pha cát, đất chua pHKCl = 5,11 ta cần
bón thêm vôi đê tăng độ pH của đất. Với thành phần cơ giới như vây rất thích hợp cho
cây khổ qua sinh trưởng và phát triển.
3.2 Chuẩn bị thí nghiệm
3.2.1 Chuẩn bị đất trồng
- Thu gom tàn dư thực vật ở vụ trước, làm sạch cỏ dại, san lấp mặt bằng cho
bằng phẳng.
- Xử lý vôi : bón lót 50 kg/1.000 m2.
- Làm líp: líp cao từ 30 cm. rộng 2,5 m, dài 4 m. Trong thời gian làm líp tiến
hành bón lót.
3.2.2 Xử lý hạt giống và gieo hạt
Do hạt khổ qua rừng được lấy trong tự nhiên không qua chọn lọc và sử lý nên tỉ
lệ nảy mầm khá yếu khoảng 70% hạt nảy mầm nên khi sử lý cần phải sử lý lượng hạt
 10
 


 

 

gấp 1.5 lần lượng cần dùng. Hạt khổ qua rừng được cấu tạo vỏ ngoài là một lớp vỏ gỗ
khá dày nên khi sử lý ngâm nước hai sôi ba lạnh để hạt ngấm đủ nước khá lâu từ 8 đến
12 giờ. Sau đó hạt được vớt ra rửa sạch lớp nhờn rồi ủ trong khăn ẩm từ 3 đến 4 ngày
hạt mới nứt nanh đủ lượng hạt cần dùng. Khi ủ thì khăn ủ không được quá ướt sẽ ảnh
hưởng tới sự nảy mầm và sau khi ủ 1 đến 2 ngày thì lấy hạt ra rửa sạch lớp nhờn rồi ủ

lại hạt sẽ nảy mầm tốt hơn.
Sau 7 ngày theo dõi và tiến hành trồng dặm.
3.2.3 Làm giàn và giăng lưới
- Khoảng 12 ngày sau gieo tiến hành làm giàn. Làm giàn hình chữ nhật cao1,8 m.
- Dùng lưới thưa bằng dây gân phủ hết cả giàn trên và giàn ngang.
3.3 Vật liệu thí nghiệm
- Giống khổ qua rừng được lấy tại trường Đại học Nông Lâm TPHCM.
- Phân bò hoai mục được mua tại thị xã An Khê. tỉnh Gia Lai.
- Phân bón lá Komic – TS9 tại công ty cổ phần Thiên Sinh. Thành phần :N =
3g/100ml; P2O5 = 8g/100ml; K2O = 2g/100ml; Mg =500ppm; Zn : 200ppm; B = 50
ppm.
- Phân bò hoai mục 1.000 kg + 24 kg N + 24 kg P2O5 + 18 kg

K2O/1000 m2 (tương

đương với 1.000 kg phân chuồng hoai mục + 120 kg phân NPK 20 – 20 – 15/1000 m2)
- Ống nước tưới, cuốc, xẻng, lưới, cây tre làm giàn, bình xịt thuốc, cân, găng tay, ủng,
thước đo.
3.4. Phương pháp thí nghiệm
3.4.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 2 yếu tố kiểu lô phụ với ba lần lặp lại.
* Các nghiệm thức trong thí nghiệm:
+ Yếu tố A: 4 chế độ bón phân
- A1: Hoàn toàn không sử dụng bón phân.
- A2: Bón phân bò hoai mục (3.000kg/1.000m2)
- A3 : Áp dụng công thức bón phân cho cây khổ qua F1 của công ty Trang nông (Bón
phân chuồng hoai mục 1.000 kg + 24 kg N + 24 kg P2O5 + 18 kg K2O/1000 m2 (tương
đương với 1.000 kg phân chuồng hoai mục + 120 kg phân NPK 20 – 20 – 15/1.000 m2).
 11
 



 

 

- A4: Phun Phân bón lá Komic – TS9 pha với liều lượng từ 1 - 3 nắp (20 - 60 ml) với
bình xịt 8 lít nước. Bắt đầu phun sau khi trồng 7 ngày và cách 10 ngày phun 1 lần.
+ Yếu tố B: 3 khoảng cách
B1 : 0,35 m x 1,2 m

B2 : 0,5 m x 1,2 m

B3 : 0,75 m x 1,2 m
* Quy mô thí nghiệm
- Số NT của 1 lần lặp lại : 4 x 3 = 12
- Tổng số ô TN: 12 x 3 = 36 .
- Diện tích 1 ô TN: 2,5 x 4 = 10 m2.
- Diện tích TN: 10 x 36 = 360 m2.
* Sơ đồ bố trí TN
LLL1

LLL2

LLL3

B1

B2


B3

B2

B3

B1

B3

B1

B2

A1

A2

A3

A2

A4

A4

A4

A1


A3

A3

A4

A1

A1

A3

A2

A1

A2

A2

A2

A3

A4

A3

A1


A1

A3

A4

A1

A4

A1

A2

A4

A2

A3

A2

A3

A4

3.4.2. Chỉ số theo dõi
3.4.2.1. Đặc điểm nông học
- Thời gian nảy mầm: Được tính từ khi gieo hạt đến khi 50% số hạt nảy mầm.
- Thời gian xuất hiện lá thật : Được tính từ khi gieo hạt đến khi 50% số cây có lá thật.

- Thời gian ra nụ: Được tính từ khi trồng đến khi 50% cây bắt đầu xuất hiện nụ đầu
tiên.
- Thời gian hoa nở: Tính từ khi trồng đến khi 50% cây có hoa nở lần đầu tiên ( thời
gian trong ngày hoa nở rộ nhất).
- Ngày thu hoạch đầu tiên: Được tính từ khi trồng đến khi thu hoạch lần đầu tiên trên
50% số cây cho trái đủ tiêu chuẩn thu hoạch được lần đầu .
3.4.2.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng.
Mỗi ô thí nghiệm theo dõi cố định 4 ở giữa ô thí nghiệm và 15 ngày đo 1 lần.

 12
 


 

 

- Chiều dài thân chính: Đo chiều cao cây sau 10 ngày sau trồng đến lúc cây ngừng sinh
trưởng hoặc thời gian kết thúc thí nghiệm. (đo tính từ vết sẹo hai lá mầm đến đỉnh sinh
trưởng cao nhất của cây).
- Nụ và hoa: Tổng số nụ và hoa trên cây từ khi bắt đầu đến kết thúc thí nghiệm.
+ Ngày ra hoa đực: tính từ khi 50% số cây/ô xuất hiện hoa đực đầu tiên.
+ Ngày ra hoa cái: tính từ khi 50% số cây/ô xuất hiện hoa cái đầu tiên.
- Lá: chiều dài và rộng của lá, tính diện tích lá.
- Hoa ( đực, cái): Đo đường kính. chiều dài và rộng của hoa. tính diện tích hoa.
- Hạt: Đo đường kính. chiều dài và rộng của hạt.
- Quả:
ÓTrọng lượng trung bình trái.
ÓChiều dài quả. đường kính trái. màu sắc trái.
ÓNăng suất trái tươi thực thu trên 1 ô .

+Năng suất ô thí nghiệm
3.4.2.3 Phẩm chất quả
Nhận xét bằng cảm quan về màu sắc, vị đắng của trái.
3.4.2.4 Tình hình sâu bệnh ở các giai đoạn
Tính tỷ lệ sâu bệnh hại chính xuất hiện trong thí nghiệm.
Tỷ lệ sâu (bệnh) gây hại = Số cây bị sâu (bệnh) hại/Tổng số cây điều tra x 100
(Ghi nhân tình hình sâu bệnh ở các giai đoạn )
3.4.2.5 Khả năng bảo quản
Dùng các quả ở mỗi nghiêm thức khác nhau thử nghiệm khả năng bảo quản
bằng 3 cách khác nhau là:
+ Bảo quản trong điều kiện tự nhiên trong nhà nơi thoáng mát.
+ Bảo quản trong tủ lạnh ngăn rau quả trong điều kiện không có bọc nilon.
+ Bảo quản trong tủ lạnh ngăn rau quả trong điều kiện có bọc nilon.
So sánh giữa các cách bảo quản xem cách nào bảo quản được lâu nhất (từ khi hái đến
khi quả có hiện tượng đổi màu vàng gần chín hoặc héo,thối).
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý ANOVA và trắc nghiệm phân hạng bằng phần mềm The SAS system for
Windows V9.1

 13
 


 

 

Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm hình thái

4.1.1 Rễ
Bộ rễ cây khổ qua rừng là loại rễ chùm phát triển ăn sâu từ 20 – 30 cm so với
mặt đất, ăn rộng từ 100 – 120 cm quanh gốc để hút nước và các chất dinh dưỡng nuôi
cây. Rễ cây khổ qua rừng có khả năng phân nhánh mạnh và khả năng ra rễ bất định rất
mạnh ở các đốt gần và tiếp xúc với tầng đất mặt. nhưng khả năng ra rễ tái sinh kém.
Bảng 4.1: Chiều dài rễ (cm) của khổ qua rừng ở 52 NST
A1

A2

A3

A4

TB(B)

B1

790

829

773

827

805

B2


876

791

1.182

651

875

B3

971

1,395

967

797

1.033

TB(A)

879

1.005

974


758

CV=43,95%

FAns

FBns

FABns

Ghi chú: trong cùng một cột các trung bình có cùng ký tự thì khác biệt không có
ý nghĩa về mặt thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa, *: khác biệt có ý nghĩa, ns: khác
biệt không có ý nghĩa.
Qua bảng 4.1 cho thấy chiều dài rễ tại thời điểm 52 NST :
- Giữa các mức khoảng cách trồng khác nhau sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt
thống kê, điều này cho thấy ở các mức khoảng cách trồng không ảnh hưởng tới chiều
dài của rễ.
- Giữa các chế độ bón phân khác nhau khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê,
điều này cho thấy chiều dài không bị ảnh hưởng của các chế độ bón phân.

 14
 


 

 

- Giữa các nghiệm thức sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, điều này cho
thấy giữa các nghiệm không ảnh hưởng tới chiều dài của rễ,các nghiệm thức khác

nhau thì có chiều dài rễ khác nhau.
Bảng 4.2: Trọng lượng rễ tươi (g/cây)
A1

A2

A3

A4

TB(B)

B1

13

15

17

14

15

B2

14

17


19

16

16

B3

16

20

20

16

18

TB(A)

14

17

19

15

CV=10,17%


FA**

FB**

FABns

Ghi chú: trong cùng một cột các trung bình có cùng ký tự thì khác biệt không có
ý nghĩa về mặt thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa, *: khác biệt có ý nghĩa, ns: khác
biệt không có ý nghĩa.
Qua bảng 4.2 cho thấy:
- Giữa các khoảng cách trồng khác nhau sự khác biệt rất có ý nghĩa trong thống kê,
trong đó ở mức khoảng cách B3 (khoảng cách trồng cây cách cây 0,7 m) có trọng
lượng rễ nặng nhất 18 g, ít nhất ở múc khoảng cách B1 (khoảng cách trồng cây cách
cây 0,35m) nặng 15 g.
- Giữa các chế độ bón phân sự khác biệt rất có ý nghĩa trong thống kê, trong đó ở chế
độ bón phân A3 (Áp dụng công thức bón phân cho cây khổ qua F1 của công ty Trang
nông) có khối lượng rễ tượi nặng nhất 19 g, trong lượng rễ tươi nhỏ nhất ở mức phân
A1 (Hoàn toàn không sử dụng bón phân) 14 g.
- Giữa các nghiệm thức sự khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê

 15
 


×