Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

SO SÁNH NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CÓ TIỀM NĂNG Ở HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG VỤ HÈ THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CÓ
TIỀM NĂNG Ở HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG
VỤ HÈ THU

Ngành:
Niên khóa:
Sinh viên thực hiện:

Tp. HCM, tháng 07/2011

Nông học
2007 - 2011
VŨ QUANG TUẤN


i

SO SÁNH NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CÓ
TIỀM NĂNG Ở HUYỆN CƯJÚT, TỈNH ĐĂKNÔNG
VỤ HÈ THU

Tác giả

VŨ QUANG TUẤN


Khóa luận tốt nghiệp được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn
Th.S TRẦN VĂN LỢT

Tp. HCM, tháng 07/2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, dựa trên sự cố gắng của bản thân, nhưng không thể
thiếu sự hỗ trợ của ba mẹ, thầy cô, các cô chú tại nơi thực tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn:
Các thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm, đặc biệt là các thầy cô khoa Nông Học
đã trang bị truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu để bước vào đời.
Chân thành biết ơn Thầy Th.S Trần Văn Lợt, giảng viên khoa Nông học,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực
hiện và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn gia đình cô Dung đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành bài tốt nghiệp đạt kết quả tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi đến thầy cô, các cô chú những lời chúc tốt
đẹp cả trong cuộc sống và trong công tác.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

VŨ QUANG TUẤN



iii

TÓM TẮT
VŨ QUANG TUẤN, 8/2011. SO SÁNH NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU
TƯƠNG CÓ TIỀM NĂNG Ở HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG VỤ HÈ
THU. Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Luận văn cuối khóa, 57 trang.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Văn Lợt
Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2011 đến tháng 07/2011với 6 giống đậu
nành. Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 6 nghiệm
thức với 3 lần lặp lại.
* Kết quả đạt được :
Các giống có giá trị cao ở các tính trạng về sinh lý, phát triển và năng suất
- Số cành hữu hiệu/cây: DT96, DT2008, DT90 từ 2,6 – 4,0 cành
- Số quả/cây cao: DT2006, DT90, DT2008 từ 28,9 – 32,83 quả/cây.
- Số quả chắc/cây: DT2006, DT90, DT2008 từ 28,3 – 31,5 quả/cây
- Số hạt/cây: DT90, DT2006, DT2008 từ 55,81 – 65,4 hạt/cây
- Trọng lượng 1000 hạt cao: DT84, DT96, DT2008 từ 158,93 – 198,36 g
- Năng suất thực thu: DT96, DT2006, DT2008 từ 20,29 – 26,40 tạ/ha
Khả năng chống chịu sâu bệnh
- Qua thí nghiệm cho thấy các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhất
là giống DT90, DT84, DT2008 là không bị nhiễm sâu bệnh hoặc chỉ rải rác ở mức độ
nhẹ.
* Kết luận chung
Hai giống DT84, DT2006 là các giống ưu tú và có triển vọng cao, khả năng
sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất khá, ít bị đổ ngã và chống chịu sâu bệnh tốt.


iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình .........................................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 Giới thiệu ...................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài ............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1 Sơ lược về cây đậu tương ..........................................................................................3
2.1.1 Đặc điểm thực vật học ............................................................................................3
2.1.1.1 Rễ .........................................................................................................................3
2.1.1.2 Thân, cành, lá ......................................................................................................3
2.1.1.3 Hoa.......................................................................................................................3
2.1.1.4 Trái.......................................................................................................................4
2.1.1.5 Hạt .......................................................................................................................4
2.1.2 Điều kiện ngoại cảnh ..............................................................................................4
2.1.2.1 Đất .......................................................................................................................4
2.1.2.2 Nhiệt độ ...............................................................................................................4
2.1.2.3 Ẩm độ, lượng mưa ...............................................................................................4
2.1.2.4 Ánh sáng ..............................................................................................................5
2.1.3 Quy trồng cây đậu tương ........................................................................................5

2.1.3.1 . Chuẩn bị đất trồng .............................................................................................5
2.1.3.2 Thời vụ gieo hạt ...................................................................................................5
2.1.3.3 Phân bón ..............................................................................................................6
2.1.3.4 Cách gieo, mật độ, khoảng cách ..........................................................................6


v

2.1.4 Kỹ thuật chăm sóc ..................................................................................................6
2.1.4.1. Dặm, tỉa và định cây ...........................................................................................6
2.1.4.2. Làm cỏ, xới xáo, vun gốc, và bón phân thúc ......................................................7
2.1.4.3 Bấm ngọn.............................................................................................................7
2.1.4.4. Chống rụng hoa ..................................................................................................7
2.1.4.5. Giữ ẩm, chống hạn và chống úng .......................................................................7
2.1.5 Thu hoạch và bảo quản............................................................................................7
2.2 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và trong nước ........................................8
2.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới............................................................8
2.2.2 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam .............................................................9
2.3 Một số giống đậu tương...........................................................................................10
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................12
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...........................................................................12
3.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................12
3.1.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................................13
3.2 Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................13
3.2.1 Giống ....................................................................................................................13
3.2.2 Phân bón ...............................................................................................................13
3.3 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................14
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................14
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................14
3.3.2.1. Chỉ tiêu về đặc điểm di truyền..........................................................................14

3.3.2.2 Theo dõi đặc tính nông học của các giống thí nghiệm ......................................15
3.3.2.3 Theo dõi và đánh giá về khả năng chống chịu của các giống ...........................16
3.3.2.4 Theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ......................................17
3.4 Quá trình thực hiện ..................................................................................................18
3.4.1 Làm đất .................................................................................................................18
3.4.2 Gieo hạt.................................................................................................................18
3.4.3 Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh ..........................................................................18
3.4.4 Thu hoạch .............................................................................................................19
3.4 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................19


vi

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................20
4.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển .........................................................................20
4.1.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển................................................................20
4.1.2 Chiều cao của các giống .......................................................................................22
4.1.3 Các chỉ tiêu về hình thái, màu sắc của các giống: ................................................24
4.1.4 Sự hình thành và phát triển nốt sần ......................................................................27
4.2 Khả năng chống chịu của các giống trong thí nghiệm ............................................28
4.2.1 Sâu bệnh: ..............................................................................................................28
4.2.2 Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh ......................................................29
4.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ..........................................................30
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................35
5.1 Kết luận....................................................................................................................35
1. Các giống có giá trị cao ở các tính trạng về sinh lý, phát triển và năng suất ............35
2. Khả năng chống chịu sâu bệnh ..................................................................................35
3. Kết quả xác định được ...............................................................................................35
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................35

PHỤ LỤC .....................................................................................................................37


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Đ/C

Đối chứng

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

EEC

European Economic Community (Cộng đồng kinh tế Châu Âu)

LLL

Lần lặp lại

NT

Nghiệm thức

NSLT

Năng suất lý thuyết


NSTT

Năng suất thực thu

QS

Quan sát

TGST

Thời gian sinh trưởng


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Lượng phân sử dụng trong thí nghiệm (tính trên 1.000 m2) ....................... 13
Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống...................................... 26
Bảng 4.2 Chiều cao của các giống qua từng giai đoạn............................................... 29
Bảng 4.3 Hình thái màu sắc của các giống................................................................. 32
Bảng 4.4 Nốt sần tổng số và nốt sần hữu hiệu của các giống .................................... 33
Bảng 4.5 Mức độ nhiễm sâu, bệnh chính ................................................................... 34
Bảng 4.6 Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh ............................................ 35
Bảng 4.7 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .............................................. 38


ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Giống đậu tương DT96....................................................................................37 
Hình 2: Giống đậu tương DT 84...................................................................................37 
Hình 3: Giống đậu tương DT2008................................................................................38 
Hình 4: Giống đậu tương DT90....................................................................................38 
Hình 5: Giống đậu tương DT2006................................................................................39 
Hình 6: Giống đậu tương hoa trắng (Đ/C)....................................................................39 
Hình 7: Hạt của các giống đậu tương trong thí nghiệm ...............................................40 


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
Hơn năm ngàn năm về trước, những nhà nông Trung Hoa đã khám phá và trồng
một loại cây đậu mà sau đó đã trở thành một loại thực phẩm thiết yếu cho các dân tộc
Á Châu và thế giới ngày nay. Cây đậu này được biết đến là đậu tương, cũng còn gọi là
cây đậu nành.
Đậu tương (Glycine max (L) Merill) còn gọi là đậu nành là một loại cây công
nghiệp, thực phẩm ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao được dùng làm thực phẩm cho
người và thức ăn cho chăn nuôi, đồng thời là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng
đem lại lợi nhuận cao. Ngoài ra, đậu tương còn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
luân canh, xen canh cây trồng mà ưu thế của nó là khả năng cố định đạm từ khí trời,
tạo điều kiện nâng cao năng suất cây trồng cho những vụ sau.
Ở nước ta đậu tương là cây trồng quan trọng vì đậu tương là cây màu ngắn ngày,
là một cây thực phẩm vừa dễ trồng lại vừa có hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm của cây
đậu tương được sử dụng hết sức đa dạng phong phú như sử dụng trực tiếp bằng hạt thô
hoặc qua chế biến ép thành dầu, làm bánh kẹo, sữa, nước giải khát. Đáp ứng nhu cầu

tăng thêm chất đạm trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân và tham gia vào xuất khẩu,
không những thế cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất tăng năng suất của các cây
trồng khác. Trong thời gian gần đây, công tác chọn, tạo giống đã thu được nhiều kết
quả đáng khích lệ. Một số giống đậu tương được công nhận với ưu điểm năng suất
cao, chất lượng tốt, hình thức đẹp và thời gian sinh trưởng ngắn đáp ứng nhu cầu sản
xuất hàng hóa đã dần thay thế được các giống cũ. Tuy nhiên nếu đem so sánh với các
cây trồng khác như lúa, ngô thì số lượng giống như trên là quá ít và thiếu sự đa dạng
về nhóm giống. Ngoài ra việc mở rộng áp dụng giống mới trong sản xuất còn chậm.
Huyện Cư Jút - Đăk Nông được đánh giá là địa phương có năng suất đậu tương
cao nhất trong tỉnh và cả nước. Người nông dân đã mạnh dạn đưa vào trong sản xuất


2

nhiều loại giống mới, đó thực sự là một điều rất đáng mừng. Nhưng nhìn chung phần
lớn các giống được sử dụng vẫn là các giống có thời gian sinh trưởng dài, đa số do
nông dân tự lựa chọn, bảo quản và trao đổi cho nhau nên dẫn đến tình trạng lẫn giống.
Mặt khác, việc canh tác còn phải dựa hẳn vào nguồn nước trời, đi kèm với đó là sự
biến động sâu sắc của điều kiện thời tiết khí hậu và sự xuất hiện của nhiều loại sâu
bệnh mới trong những năm gần đây đã làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng đậu
tương. Việc sản xuất đậu tương ngày càng gặp nhiều rủi ro hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, được sự đồng ý của khoa Nông học, sự hướng
dẫn của Th.s Trần Văn Lợt, chúng tôi tiến hành lựa chọn đề tài: “So sánh năng suất
một số giống đậu tương có tiềm năng ở huyện CưJút - Tỉnh ĐăkNông”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra những giống ngắn ngày có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu
bệnh, thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương để sản xuất đậu tương đạt năng
suất cao ổn định và hiệu quả. Đồng thời làm tăng sự đa dạng về quỹ giống để góp một
phần nhỏ vào công tác giống của địa phương.
1.3 Giới hạn đề tài

Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, chỉ trồng được một vụ nên kết quả thu được chỉ
là ý nghĩa bước đầu, đặc biệt là tính ổn định về năng suất và khả năng chống chịu sâu
bệnh của từng giống.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây đậu tương
2.1.1 Đặc điểm thực vật học
2.1.1.1 Rễ
Là loại rễ cọc, gồm rễ cái và các rễ bên. Khi hạt nảy mầm phôi của hạt phát
triển thành rễ cái. Rễ cái có thể ăn sâu vào đất từ 150 cm hoặc hơn nhưng trong điều
kiện bình thường chỉ ăn sâu 20 - 30 cm. Rễ thường tập trung chủ yếu ở lớp đất mặt từ
5 - 15 cm và lan rộng ra bốn phía xung quanh từ 40 - 50 cm rồi sau đó mới ăn sâu
xuống dưới cũng có khi ăn sâu như rễ cái.
2.1.1.2 Thân, cành, lá
Thân cây đậu tương hình tròn, thân thường đứng thẳng có khi bò, nửa bò. Mỗi
cây có thể có nhiều đốt, chiều dài các đốt tùy thuộc vào mỗi giống, mật độ thời vụ,
phân bón.
Cành mọc từ các đốt trên thân, mọc ở đốt đầu tiên của thân chính mang hai lá
mầm, đốt thứ hai lại mang hai lá đơn mọc đối nhau, kể từ đốt thứ 3 trở đi thì mỗi đốt
mang một lá kép.
Lá mầm là tử diệp, thành phần dinh dưỡng có khả năng nuôi cây con. Lá có
nhiều hình dạng khác nhau: dài, dẹp, bầu dục, hình tròn, hình trứng, mũi mác. Lá đơn
mọc đối, lá to và có màu xanh. Lá kép gồm ba lá chét. Các lá kép mọc đối nhau ở hai
bên thân chính.
2.1.1.3 Hoa
Hoa đậu nành thuộc hoa cánh bướm, hoa có thể mọc ở nách lá, đầu ngọn thân

cành và thường mọc thành từng chùm. Màu sắc hoa có hai loại: trắng và tím tùy thuộc
vào giống.


4

2.1.1.4 Trái
Trái tùy thuộc vào quả giáp, vỏ có nhiều lông bao phủ khi chín thì trái biến màu
vàng hoặc xám. Mỗi quả có 1- 4 hạt nhưng thường có 2 - 3 hạt.
2.1.1.5 Hạt
Hạt có nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn, bầu dục, tròn dài, tròn dẹp, vỏ hạt
thường có màu vàng đậm, vàng nhạt, vàng, xanh, nâu hoặc đen. Nhưng đa số là hạt
màu vàng.
2.1.2 Điều kiện ngoại cảnh
2.1.2.1 Đất
Đất trồng đậu tương thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, màu mỡ, thoáng,
thoát nước, pH từ 6,5 - 7,2. Đậu tương không sống được trên đất quá chua hoặc quá
kiềm. Đất ít màu, chua vẫn có thể trồng được đậu tương nhưng cần phải thoát nước,
bón nhiều lân và vôi.
2.1.2.2 Nhiệt độ
Đậu tương có nguồn gốc ôn đới, nhưng không phải là cây trồng chịu rét. Tuỳ
theo giống chín sớm hay muộn mà có tổng tích ôn biến động từ 1,888 - 2,7000C. Từng
giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đậu tương có yêu cầu nhiệt độ khác nhau:
Thời kỳ mọc nhiệt độ thích hợp nhất là 18 - 220C, phạm vi nhiệt độ tối thiểu và tối đa
cho thời kỳ mọc là 100C và 400C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng cành lá
là 20 - 230C, thấp nhất là 150C, cao nhất là 370C. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến ra hoa
kết quả, nhiệt độ dưới 100C ngăn cản sự phân hoá hoa, dưới 180C đã có khả năng làm
cho quả không đậu. Nhiệt độ thích hợp nhất cho thời kỳ ra hoa là 22 - 250C. Nhiệt độ
thích hợp nhất cho thời kỳ hình thành quả và hạt là 21 - 230C, thấp nhất là 150C cao
nhất là 350C. Thời kỳ chín nhiệt độ thích hợp nhất là 19 - 200C. Nhiệt độ 25 - 270C

hoạt động của vi khuẩn nốt sần tốt nhất.
2.1.2.3 Ẩm độ, lượng mưa
Hạt nảy mầm đòi hỏi độ ẩm đất 60 - 65 %. Nhu cầu nước của cây đậu tương
thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng. Cần
lượng mưa từ 350 - 600 mm3 cho cả quá trình sinh trưởng.


5

2.1.2.4 Ánh sáng
Cây đậu thích hợp với ánh sáng ngày ngắn (10 - 14 giờ sáng/ngày), là cây ưa
sáng nên trồng vào mùa nắng, nếu cung cấp nước đầy đủ năng suất đậu sẽ cao hơn khi
trồng vào mùa mưa. Cây đậu cần cường độ ánh sáng thấp hơn cây trồng khác (30 %
cường độ ánh sáng bức xạ mặt trời) do đặc điểm này đậu nành có thể trồng xen với cây
có cường độ ánh sáng cao hơn như: bắp, mía.
2.1.3 Quy trồng cây đậu tương
2.1.3.1 . Chuẩn bị đất trồng
* Cách trồng có làm đất
Cày đất lúc có ẩm độ vừa phải. Tránh cày đất lúc còn quá ướt.
Trường hợp đất quá khô, phải chủ động tưới nước và chờ đến khi đất có đủ độ
ẩm thích hợp mới cày.
Tránh làm đất quá tơi, khi gặp mưa, dễ bị đóng váng, cản trở việc hút nước,
dinh dưỡng của cây, cây sinh trưởng yếu, các nốt sần ít và nhỏ.
* Cách trồng không làm đất
Trên chân đất ruộng, tiến hành gieo đậu nành sau khi thu hoạch lúa, khi đất còn
độ ẩm thích hợp. Có thể kết hợp phủ rơm để giữ ẩm.
Trường hợp đất quá khô, có thể tưới tràn, sau đó tháo nước ra, ngày hôm sau tra
hạt.
2.1.3.2 Thời vụ gieo hạt
Ở nước ta, cây đậu tương được gieo trồng gần như quanh năm, nhất là điều kiện

khí hậu thời tiết của vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ có thể gieo trồng quanh năm
và trên thực tế nó cũng được sắp xếp vào tất cả các vụ trong năm. Ở mỗi vùng khác
nhau thường có những vụ chính chiếm một tỉ lệ diện tích lớn hơn các vụ khác. Do
nhiều yếu tố khác nhau chi phối nên thời vụ của các giống, các vụ, các vùng khác nhau
nên mỗi địa phương, thậm chí mỗi nhà cần xác định cho mình một khung thời vụ cụ
thể, làm sao vừa thích hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của giống đậu cụ thể
mà mình sử dụng, đồng thời có thể tránh được những khó khăn về hoàn cảnh cũng như
các đợt phát sinh của sâu bệnh hại....


6

2.1.3.3 Phân bón
Đậu nành có khả năng cố định đạm từ khí trời nhờ vi khuẩn Rhijobium
jabonicum nên không cần bón nhiều đạm. Chú ý bón thêm lân và kali để cân đối NPK.
Nên bón đạm vào thời kỳ đầu của giai đoạn tăng trưởng để kích thích bộ lá phát triển
trước khi vi khuẩn nốt sần ở rễ lấy được đạm từ khí quyển để nuôi cây.
Tùy theo từng loại đất, giống, mùa vụ mà có lượng phân bón cho thích hợp
Nếu có điều kiện, phân chuồng bón thêm 5 - 6 tấn/ha, bón vào giai đoạn trước
khi tra hạt (bón lót).
Canh tác trên đất phèn, tùy vào độ chua của từng loại đất, có thể bón thêm 30 50 kg vôi bột/công (1.000 m2) vào giai đoạn bón lót.
2.1.3.4 Cách gieo, mật độ, khoảng cách
Gieo hạt với mật độ thích hợp sẽ là một trong những biện pháp hàng đầu để
tăng năng suất và chất lượng thu hoạch. Hiện nay mật độ gieo của đậu tương đang là
một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất. Tùy theo khả năng nảy mầm cao
hay thấp, nói chung số lượng giống cần chuẩn bị cho 1 ha là:
Các giống chín sớm: cần khoảng 50 - 60 kg/ha
Các giống chín trung bình: cần khoảng 40 - 50 kg/ha
Các giống chín muộn cần khoảng 30 - 35 kg/ha
Có điều kiện nên mua các gói chế phẩm Nitrazin về xử lý hạt giống trước khi

gieo, nhất là khi gieo trên chân đất mà vụ trước đó không trồng đậu đỗ.
2.1.4 Kỹ thuật chăm sóc
2.1.4.1. Dặm, tỉa và định cây
Sau khi gieo thấy đa số cây mọc lên có 2 lá mầm ra khỏi mặt đất thì cần quan
sát xem chỗ nào thiếu cây thì dặm ngay bằng chính hạt của giống đó cho kịp thời vì
thiếu cây sẽ ảnh hưởng đến mật độ và cỏ dại sẽ có dịp phát triển.
Đến khi đa số cây được 2 lá kép thì cần tỉa và định dần cây theo mật độ đã định.
Có thể tỉa làm 2 đợt, đợt đầu chỉ tỉa sơ qua lúc cây bắt đầu ra lá kép, đợt 2 khi cây đã
được 2 - 3 lá kép và là lúc định luôn cây. Trong khi tỉa nếu chỗ nào khuyết nếu chưa
muộn lắm tranh thủ gieo lại dặm luôn để đảm bảo mật độ, còn nếu muộn thì có thể
gieo dặm các cây đậu khác như đậu đên, đậu xanh để đỡ cỏ dại.


7

2.1.4.2. Làm cỏ, xới xáo, vun gốc, và bón phân thúc
Khi cây ra được 1 - 2 lá kép thì làm cỏ đợt 1. Cần kết hợp cả việc tỉa định cây
với xới xáo, làm cỏ, lúc này cây còn nhỏ nên chỉ cần xới nhẹ, xới gốc. Sau đó khoảng
10 - 12 ngày làm cỏ đợt 2, lúc này cây có thể có 4 - 6 lá kép, cần xới sạch cỏ, xới sâu
hơn lần 1, độ sâu khoảng 5 - 7 cm. Nếu trời không hanh, đất ẩm nên xới gần gốc, còn
trời khô hanh mà đất cũng khô nên xới nông, xa gốc. Lần này sau khi xới xong cỏ cần
bón phân thúc và vun gốc cho đậu luôn.
2.1.4.3 Bấm ngọn
Bấm ngọn là biện pháp buộc cây phải phân cành sớm để ra được nhiều chùm
hoa, quả tập trung ở khoảng giữa thân thì sau này vừa nhiều quả mà quả lại to và mẩy
vì các chùm hoa, quả nào mọc ở vị trí càng cao trên thân hoặc ở phía ngoài cành thì
càng ít hoa ít quả, quả thường bé và lép.
2.1.4.4. Chống rụng hoa
Rụng hoa là một hiện tượng thường xảy ra ở cây đậu tương, có khi đến 70 - 80
% hoa bị rụng. Nguyên nhân có rất nhiều như thiếu dinh dưỡng, thời tiết bất thuận, sâu

hại cho nên chủ yếu là thâm canh đầy đủ là cách khắc phục có hiệu quả còn việc sử
dụng các biện pháp khác như phun hóa chất cũng phải dựa trên cơ sở đảm bảo đầy đủ
các biện pháp thâm canh không thay thế hoàn toàn được.
2.1.4.5. Giữ ẩm, chống hạn và chống úng
Tuy là một cây trồng cạn nhưng đậu tương cần khá nhiều nước trong hầu hết các
thời kì sinh trưởng và phát triển của nó, đặc biệt là giai đoạn trước khi ra hoa và làm
hạt, nếu không có mưa mà đất lại khô thì cần phải tưới nước, nếu không năng suất sẽ
giảm rõ rệt thậm chí là thất thu.
2.1.5 Thu hoạch và bảo quản
* Thu hoạch: Phân biệt 2 giai đoạn chín của đậu tương
Thời kỳ chín sinh lý: Khi đậu có 50 % số lá trên cây đã chuyển sang màu
vàng.
Thời kỳ chín hoàn toàn: Khi hầu hết tất cả các lá trên cây đã vàng, rụng.
Khoảng 95 % số trái trên cây chuyển sang màu nâu xám. Lúc này là thời điểm thích
hợp nhất để thu hoạch. Nếu thu hoạch sớm: Tốn nhiều công phơi. Hạt chưa thật già,


8

không đủ chất lượng khi bảo quản. Nếu thu hoạch trễ thì một số trái quá già sẽ bị tách,
làm hao hụt, gặp thời tiết nắng gắt, dinh dưỡng hạt đậu bị giảm.
Khi thu hoạch, cắt cây về phơi khô đập lấy hạt. Nên thu vào lúc nắng ráo, phơi
khô, đập ngay; hoặc đập sau ủ 1 - 2 ngày. Sàng sẩy, loại bỏ rác, tạp chất, hạt xanh
non, hạt nhỏ, phơi hạt tới khi khô giòn (cắn giòn không dính răng), khi độ ẩm còn 12
% thì đưa vào bảo quản.
Tuyệt đối không được phơi hạt giống trên sân gạch, sân xi - măng. Không
được phơi quá nắng, hạt cắn giòn. Những ruộng làm giống thì cần khử lẫn, loại bỏ
những cây xấu bị bệnh. Chọn cây đẹp, đúng chủng loại giống, không sâu bệnh, quả
chín đều.
* Bảo quản

Hạt đậu tương dễ bị mất sức nẩy mầm so với lúa, bắp, cao lương. Hạt bị mất sức nẩy
mầm, vỏ hạt và tử diệp chuyển sang màu sậm. Độ bóng của vỏ hạt giảm, hạt dễ bị mốc.
Thời hạn cho phép bảo quản phụ thuộc vào đặc tính giống, công nghệ trước thu hoạch,
nhiệt độ và ẩm độ không khí lúc bảo quản. Trong đó, nhiệt độ và ẩm độ không khí là
yếu tố quan trọng. Giảm càng thấp ẩm độ, càng tăng thêm thời gian bảo quản. Phơi
càng khô, bảo quản càng được lâu hơn.
2.2 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và trong nước
2.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương còn có tên gọi khác là đậu nành, là một trong những loại cây trồng
cổ nhất của nhân loại. Đậu tương có nguồn gốc từ vùng mà An Châu -Trung Quốc,
theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản thì đậu tương được đưa vào Triều Tiên vào khoảng
200 năm trước Công nguyên, sau đó sang Nhật Bản. Đến giữa Thế kỷ 17 đậu tương
xuất hiện ở châu Âu, còn tại châu Mỹ xuất hiện năm 1804 nhưng phải đến đầu Thế kỷ
20 mới trồng phổ biến. Diện tích và sản lượng đậu tương trên Thế giới tăng mạnh nhất
trong những năm 1965 - 1980 và tương đối ổn định đến nay. Năm 1997, sản lượng đậu
tương của Thế giới đạt 146.700 ngàn tấn, trong đó bốn nước trồng đậu tương phổ biến
nhất là Mỹ, Braxin, Trung Quốc, Achentina chiếm tới 90 - 95 % sản lượng, đây là
những nước có năng suất đậu tương cao, như Mỹ: 2,62 tấn/ha; Braxin: 2,32 tấn/ha;
Trung Quốc: 3,19 tấn/ha (Ngô Thế Dân và cộng sự,1997. Tài liệu cây đậu tương)


9

Các nước xuất khẩu đậu tương hàng đầu Thế giới như Mỹ, Braxin, Achentina.
Các nước nhập khẩu đậu tương với số lượng lớn như Cộng đồng kinh tế châu Âu
(EEC), Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đông Âu. Lượng đậu tương nhập vào EEC chiếm tới
90 % tổng lượng hạt có dầu được nhập vào. Các nước EEC, Tây Ban Nha, Đông Âu
nhập đậu tương chủ yếu để sản xuất dầu, tái xuất khẩu dầu và chế biến thức ăn gia súc,
trong khi Nhật Bản và nhiều nước khác chủ yếu làm thức ăn cho người, ngay cả ở
Trung Quốc dù sản lượng đậu đứng thứ 3 thế giới nhưng do lượng tiêu dùng làm thức

ăn lớn nên cũng trở thành nước nhập khẩu đậu tương.
2.2.2 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Do vị trí địa lý nước ta nằm sát Trung Quốc, có sự giao lưu nhiều mặt từ lâu đời
nên cây đậu tương được biết đến và trồng từ rất sớm, ngay từ thời Vua Hùng ông cha
ta đã biết trồng cây đậu tương cùng với nhiều loại đậu khác (Phạm Văn Biên và cộng
sự, 1996. Tài liệu cây đậu tương).
Mặc dù có lịch sử lâu đời, nhưng trải qua một thời gian dài cây đậu tương vẫn
chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Năm 1976,
diện tích đậu tương cả nước chỉ đạt gần 40 ngàn ha, năng suất 5,2 tạ/ha, sản lượng 20,7
ngàn tấn. Năm 1995 có diện tích lớn nhất đạt 121,1 ngàn ha, năng suất 10,3 tạ/ha, sản
lượng 125,5 ngàn tấn. Hiện nay diện tích đậu tương cả nước khoảng trên dưới 100
ngàn ha, năng suất khoảng 11 - 12 tạ/ha.
Cả nước hình thành 6 vùng sản xuất đậu tương chính. Theo số liệu năm 1993
vùng Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất (26,2 % diện tích đậu tương cả nước), miền
núi và trung du phía Bắc (24,7 %), đồng bằng sông Hồng (17,5 %), đồng bằng sông
Cửu Long (12,4%), còn lại là đồng bằng ven biển miền trung và Tây Nguyên.
Về sản lượng, 3 vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu long
chiếm 63,8 % sản lượng đậu tương cả nước. Đặc biệt ĐBSCL chỉ chiếm 12,7 % diện
tích nhưng chiếm tới 20,9 % sản lượng với năng suất bình quân 16 tạ/ha, cao nhất
nước. Trong các thời vụ trồng đậu thì vụ xuân chiếm 14,2 %, vụ hè thu 31,3 %, vụ
mùa 2,68 %, vụ thu đông 22,1 %, vụ đông xuân 29,7 %. Ở vùng núi Bắc Bộ, khu 4 cũ,
ĐBSCL vụ đông xuân là vụ chính (59,8 - 83,5 %), ở đồng bằng sông Hồng, trung du
Bắc Bộ vụ xuân là vụ chính (60,6 - 65,6 %), ở vùng Tây Nguyên, Đông nam bộ chủ
yếu trồng vụ hè thu và thu đông (60 - 77 %).


10

2.3 Một số giống đậu tương
Nhật 17A: Thời gian sinh trưởng 80 - 85 ngày chiều cao cây 45 - 50 cm, 15 - 17

trái. Trọng lượng 100 hạt, 14 - 16 g. Năng suất 1,8 - 2,0 tấn/ha.
BC19: Thời gian sinh trưởng 75 - 80 ngày, chiều cao cây 45 – 50 cm, 20 - 25 trái
/cây. Trong lượng 100 hạt 16 - 18 g, hạt vàng sáng. Năng suất 2,2 - 2,4 tấn/ ha.
KKV- M1: Thời gian sinh trưởng 70 - 75 ngày, chiều cao cây 45 - 50 cm, 20 25 trái/cây. Trọng lượng 100 hạt 15 - 17 g, hạt vàng. Năng suất: 1,9 - 2,0 tấn/ha.
OMĐN 25-20: Thời gian sinh trưởng 80 ngày, chiều cao cây 45 - 50 cm, 30 35 trái/cây. Trọng lượng 100 hạt 15 - 16 g. Năng suất: 2,3 - 2,5 tấn/ha.
Giống DT84: được công nhận là giống Quốc gia năm 1995. DT84 có thời gian
sinh trưởng 85 - 95 ngày trong vụ Xuân hè và 86 - 95 ngày trong vụ Đông, cây cao
trung bình 50 - 60 cm, ít phân cành, khối lượng 1.000 hạt 150 - 160 g. Tiềm năng năng
suất từ 15 - 30 tạ/ha, năng suất trung bình đạt 13 - 18 tạ/ha. DT84 là giống chịu trung
bình, thích hợp cả 3 vụ (Xuân, Hè, Đông).
Giống AK03: được công nhận giống quốc gia năm 1990. AK03 có thời gian
sinh trưởng 80 - 90 ngày, cây cao trung bình 50 - 55 cm, khối lượng 1.000 hạt 125 135 g, khả năng cho năng suất từ 14 - 17 tạ/ha. AK03 phản ứng với nhịêt độ chịu úng
và chịu rét yếu, chịu hạn và chịu úng trung bình, nhiễm bệnh đốm vi khuẩn ở giai đoạn
cuối. Thích hợp cho vụ Đông, Xuân, có thể nhân giống trong vụ Hè. Thích ứng rộng,
có thể trồng trên các chân đất thịt trung bình và cát pha dễ thoát nước ở trung du và
đồng bằng.
Giống DT95: được công nhận khu vực hoá năm 1997. Là giống có năng suất
cao ở cả 2 vụ Xuân và Đông, có phản ứng yếu với độ dài chiếu sáng, cây cao 55 - 80
cm. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 93 - 106 ngày, vụ Đông 90 - 98 ngày. Khối lượng
1.000 hạt 150 - 160 g, khả năng chống đổ trung bình, khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh
khá. Năng suất trung bình 22 - 27 tạ/ha. Chống chịu các bệnh gỉ sắt, đốm vi khuẩn, lở
cổ rễ trung bình, chống đổ yếu, trong vụ Xuân sinh trưởng không đồng đều. Khả năng
chịu nhiệt, chịu hạn khá.
Giống VX 93: Thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày, cây cao 50 - 55 cm, hoa
trắng hạt to, vàng, rốn hạt màu nâu. Trọng lượng 1.000 hạt 150 - 160 g. Năng suất có
thể đạt 15 - 30 tạ/ha. Chịu rét tốt, chống chịu sâu bệnh trung bình. Thích hợp vụ Thu -


11


Đông và vụ Đông trên đất bãi và 2 vụ lúa. Vụ Xuân trên đất chuyên màu, đất mạ có
khả năng trồng xen. Năng suất trên diện rộng đạt trung bình 13 - 14 tạ/ha. Được công
nhận giống quốc gia từ năm 1990.
Giống M-103: được công nhận giống quốc gia năm 1994. Là giống thích hợp
nhất trong vụ Hè, nhưng cũng có thể gieo trồng trong vụ Xuân muộn và vụ Thu Đông.
Thời gian sinh trưởng 85 ngày, chiều cao cây 55 - 70cm. Chiều cao đóng quả 13 - 14
cm, quả màu vàng sẫm, hạt vàng đẹp, lá xanh thẫm, nhọn. Trọng lượng 1.000 hạt 160 180 g, năng suất trên diện tích rộng 17 - 20 tạ/ha. Trên nền thâm canh đạt 30 - 35
tạ/ha. Khả năng chịu nóng khá. Tỷ lệ quả 3 hạt cao (20 - 30 %), quả nhiều (100 quả)
màu sắc đẹp, ít nứt hạt (20 %).
Giống AK 05: được công nhận giống quốc gia năm 1995. Cây sinh trưởng khoẻ,
chiều cao cây 50 - 60 cm, thời gian sinh trưởng 98 - 105 ngày, hạt vàng sáng đẹp, khối
lượng 1000 hạt 130 - 135 g, năng suất trung bình 13 - 15 tạ/ha. Khả năng chống chịu sâu
bệnh trung bình, chịu hạn, chịu rét khá. Trồng được cả trong vụ Xuân và vụ Đông.
Một số giống đậu tương khác: DT76, DT80, DT83, DT93, DT92, DT94, TL75,
HL92, HL2, AK06, DT 2000, D 96-02, VX 92, DT 2001 cũng có tiềm năng năng suất
cao.


12

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Cư Jút nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông, phía Bắc giáp thành phố
Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp huyện Krông Nô và Krông Ana, phía Nam giáp
huyện Đăk Mil, phía Tây giáp huyện Buôn Đôn. Đây là một trong các huyện trung tâm
của tỉnh Đăk Lăk trước đây và tỉnh Đăk Nông ngày nay với tổng diện tích tự nhiên
71.889 ha, trong đó diện tích nông nghiệp là 17.340 ha (chiếm 24,12 % tổng diện tích
tự nhiên của huyện).

Huyện Cư Jút cũng là vùng sản xuất đậu tương tập trung lớn nhất của tỉnh, năm
2003 có 10.344 ha, 22.066 tấn. Chiếm tỷ lệ trong nhóm cây công nghiệp ngắn ngày là
68,23 % và 38,83 % tổng diện tích gieo trồng toàn huyện, có vị trí khá thuận lợi để
phát triển kinh tế và văn hoá xã hội.
Đất đai: Đất của khu vực thí nghiệm thuộc loại đất đen trên sản phẩm bazan.
Đây là một trong những loại đất khá đặc trưng của huyện Cư Jút, loại đất bồi tụ này có
màu nâu thẫm đến đen nhạt, khá giàu mùn và các chất dinh dưỡng, thành phần cơ giới
nặng, ít chua pH từ 4,5 - 5, tổng số cation trao đổi khá.
Khí hậu: Huyện Cư Jút nằm trên cao nguyên tỉnh Đăk Nông có độ cao trung bình
450 - 550 m so với mặt nước biển, chịu ảnh hưởng của hai loại khí hậu: nhiệt đới gió
mùa và khí hậu Cao nguyên mát dịu. Nhiệt độ cao đều quanh năm, trung bình 23,70C,
biên độ dao động giữa các tháng từ 2 - 40C, ngày đêm 8 - 120C. Tổng tích ôn đạt 8.500
- 9.0000C, lượng mưa từ 1500 - 1800 mm và chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu
từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm 90 % cả năm và tập trung vào các tháng
6,7,8 và tháng 9, với gió Tây Nam là chính, tốc độ trung bình từ 3,5 - 4,5 m/s và độ ẩm
cao 80 - 90 m.


13

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa chỉ chiếm 10 %. Gió mùa
Đông Bắc thổi mạnh, có thể đạt 15 - 16 m/s. Độ ẩm không khí xuống thấp gây ra khô
hạn.
Nhìn chung khí hậu trong vùng có những đặc điểm thuận lợi, có chế độ nhiệt
phong phú, tổng lượng tích ôn cao, phù hợp với nhiều cây nhiệt đới. Tuy nhiên có
điểm bất lợi là mùa khô kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất.
3.1.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4/2011 - 7/2011
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Giống

Thí nghiệm được tiến hành trên 6 giống đậu tương, lấy từ trung tâm tư vấn khoa
học kỹ thuật thuộc Viện di truyền nông nghiệp Hà Nội.
NT

Tên giống

Nguồn gốc

1

DT96

Viện di truyền nông nghiệp

2

DT84

Viện di truyền nông nghiệp

3

DT2008

Viện di truyền nông nghiệp

4

DT90


Viện di truyền nông nghiệp

5

DT 2006

Viện di truyền nông nghiệp

6

Hoa Trắng (Đ/C)

Giống địa phương

3.2.2 Phân bón
Lượng phân bón trong thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.1
Bảng 3.1 Lượng phân sử dụng trong thí nghiệm (tính trên 1.000 m2)
Loại phân

Lượng phân

Lượng phân nguyên chất (kg)

(kg)

N

Urê

100


46

Super lân

80

Kali

150

Vi sinh

500

P2O5

K2O

12,8
90


14

Cách bón:
• Lần 1 (bón lót): bón toàn bộ lượng phân vi sing và lân + 1/2 urê + 1/2 kali.
• Lần 2 (bón thúc): bón hết số phân còn lại (khi cây có 3 - 5 lá kép)
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố với 3 lần
lặp lại, gồm 6 nghiệm thức. Tổng số ô cơ sở là 18, khoảng cách giữa các ô là 50 cm,
khoảng cách giữa các lần lặp lại là 50 cm, hàng rào bảo vệ 100 cm. Diện tích ô thí
nghiệm là 14,4 m2 (3,6 m x 4 m). Diện tích của các ô thí nghiệm là 259,2 m2. Diện tích
của toàn khu thí nghiệm là 457,6 m2.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm
LLL1

LLL2

LLL3

2

4

6

1

6

5

3

1

2


6

3

4

4

5

1

5

2

3

Chiều biến thiên
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi
3.3.2.1. Chỉ tiêu về đặc điểm di truyền
Theo dõi xác định các chỉ tiêu về màu sắc và hình dạng như hình dạng cây, tán
cây, đường kính cây, hình dạng lá, góc lá, hạt. Và các chỉ tiêu về màu sắc như màu sắc
thân, hoa, hạt, lông tơ.
- Màu thân cây con: Tím (T), xanh (X). Ghi nhận khi cây được 8 ngày.
- Màu sắc hoa: Tím (T), trắng (Tr). Ghi nhận lúc cây trỗ hoa.
- Màu lông tơ: Trắng xám (TX), vàng nâu (VN). Ghi nhận khi cây tượng trái.



15

- Màu vỏ quả: Nâu (N), vàng (V). Ghi nhận khi quả chín.
- Màu vỏ hạt: Vàng sáng (VS), vàng nhạt (VNh).
- Màu tẻ (rốn) hạt: Đen (Đ), trắng (T), vàng sáng (VS), nâu (N).
- Hình dạng hạt: Bầu dục (BD), tròn (T), tròn dẹp (TD)
Ghi nhận sau khi đập hạt.
+ Góc độ lá: mỗi cây đo 3 lá từ trên lá trưởng thành trên 5 hốc mẫu.
Đo vào giai đoạn cây ngừng trổ.
+ Đường kính tán (cm): đo từ thân chính đến mép lá ngoài cùng ở trạng thái tự
nhiên (đo lúc cây ngừng trổ).
+ Hình dạng hạt và các chỉ tiêu về màu sắc: Quan sát bằng mắt.
3.3.2.2 Theo dõi đặc tính nông học của các giống thí nghiệm
- Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống trong thí nghiệm (tính từ ngày
gieo - ngày chín), bao gồm các giai đoạn:
+ Tỷ lệ nảy mầm: Đếm số cây mọc trên 3 hàng giữa ô.
+ Thời gian từ gieo - nảy mầm (ngày mọc mầm): Tính từ ngày gieo đến ngày có
trên 50 % số cây có lá mầm lên khỏi mặt đất (xòe ngang).
+ Thời gian từ mọc mầm đến trổ hoa (giai đoạn cây con): Tính từ ngày mọc
mầm đến ngày có 50 % số cây nở hoa đến dưới 50 % số cây ngừng trổ (là cây có chùm
hoa trên ngừng trổ).
+ Thời gian kéo dài trổ
+ Thời gian phát triển trái: Tính từ ngày ngừng trổ đến ngày chín (ngày chín là
ngày có 95 % số cây đã chín, vỏ trái đổi màu, quan sát cả ô thí nghiệm).
- Chiều cao cây:
+ Chiều cao khi trổ: đo từ mặt đất nguyên thủy chưa vun gốc tới đỉnh sinh trưởng
ngọn lúc cây bắt đầu trổ.
+ Chiều cao đóng trái: đo mặt đất nguyên thủy chưa vun gốc tới chóp trái thấp
nhất.
+ Chiều cao gia tăng: là hiệu số giữa chiều cao khi chín và chiều cao khi trổ.

- Đường kính gốc (mm): chọn đốt phía trên đốt lá mầm (đo giữa lóng)
- Sự hình thành và phát triển nốt sần qua các giai đoạn (45 - 60 ngày sau gieo).


×