Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU NÔNG HỘ, TÌNH HÌNH KHUYẾN NÔNG VÀ ĐỀ XUẤT CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN CHO HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG VỀ SẢN XUẤT CAO SU NÔNG HỘ VĨNH THỦY, VĨNH LINH, QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ- SƢ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU NÔNG
HỘ, TÌNH HÌNH KHUYẾN NÔNG VÀ ĐỀ XUẤT
CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN
CHO HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG
VỀ SẢN XUẤT CAO SU NÔNG HỘ
VĨNH THỦY, VĨNH LINH,
QUẢNG TRỊ

GVHD: HỒ VĂN CÔNG NHÂN
SVTH: NGUYỄN THỊ NGÂN HÀ
LỚP: 2007-2011

Tp.HCM, tháng 05/2011


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su Heaven brasiliensis Muell Arg có nguồn gốc từ vùng châu thổ sông
Amazon, đƣợc chính thức du nhập vào Việt Nam năm 1897 (ĐVN, 1997). Hiện nay


ở nƣớc ta, cao su là loại cây trồng có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội
và đóng góp nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nƣớc thông qua sản xuất nguồn nguyên
liệu (năm 2008 xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 685 nghìn tấn và giá trị thu
đƣợc là 1,69 tỷ USD). Ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động,
phủ xanh đất trống, đồi trọc và góp phần cải tạo môi trƣờng sinh thái. Vì những lợi
ích thiết thực trên mà diện tích cao su cả nƣớc ngày càng đƣợc mở rộng từ 2000 đến
2008 diện tích cao su cả nƣớc ta đã tăng trƣởng bình quân hơn 4% năm.
Hiện nay diện tích cao su ở nƣớc ta là 601,8 nghìn ha và dự kiến sẽ ổn định ở
mức 850 - 870 nghìn ha vào năm 2010 (Agroinfo và IPSARD, 2009). Để đạt đƣợc
mục tiêu cần huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển.
Vĩnh Thủy là một xã thuộc huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị là huyện thuần
nông, chính vì thế cơ cấu kinh tế hiện nay của huyện là nông nghiệp 51%, công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 28%, thƣơng mại và du lịch 21%, thu nhập bình
quân đầu ngƣời hàng năm trong những năm gần đây là 9 triệu VNĐ. Sản phẩm chủ
yếu gồm có lúa, hạt tiêu, mủ cao su, gỗ, lim. Đặc biệt là cây cao su hiện đang có thế
mạnh trong xã. Trong những năm vừa qua do sự biến động của thị trƣờng thế giới
cũng nhƣ nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới không ngừng tăng, kéo
theo giá cao su tăng (tăng trên 40% so với những năm 90). Do vậy đời sống của
ngƣời dân cũng ngày càng đƣợc cải thiện và từng bƣớc thay đổi dần bộ mặt nông
thôn. Trƣớc tình hình đó, trong những năm gần đây diện tích cao su ở xã Vĩnh Thủy
không ngừng đƣợc mở rộng và trở thành cây trồng trọng điểm của xã.

1
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp


Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

Thế mạnh tài nguyên của xã là đất đai và khí hậu, rất thuận lợi cho việc phát
triển cao su, cùng với một lực lƣợng lao động dồi dào, giao thông thuận lợi tạo điều
kiện cho việc phát triển cây cao su của xã.
Cao su là một cây công nghiệp dài ngày để đầu tƣ sản xuất trƣớc hết cần phải có
yếu tố con ngƣời, bên cạnh các yếu tố không thể thiếu là vốn, kiến thức về giống,
phƣơng pháp trồng, kỹ thuật khai thác để đạt hiệu quả kinh tế cao. Do tập quán canh
tác cùng những hạn chế trong sản xuất cao su nông hộ, chế độ chăm sóc và khai
thác chƣa hợp lý điều này ảnh hƣởng đến năng suất và vòng đời của cây cao su. Từ
những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát thực trạng sản xuất cao
su nông hộ, tình hình khuyến nông và đề xuất chƣơng trình đào tạo ngắn hạn cho
hoạt động khuyến nông về sản xuất cao su nông hộ Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh, Quảng
Trị”
Nhằm mong muốn tìm ra đƣợc những khó khăn trở ngại trong quá trình đầu tƣ
sản xuất và khai thác. Đồng thời đƣa ra những đề xuất và giải pháp nhằm khắc phục
khó khăn trở ngại, nâng cao hiệu quả sản xuất cao su nông hộ.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Có đƣợc cái nhìn tổng quát thực trạng sản xuất cao su nông hộ, tình hình
khuyến nông xã Vĩnh Thủy, từ đó đề xuất các giải pháp và chƣơng trình giáo dục
khuyến nông giúp phát triển cao su nông hộ trên địa bàn trong thời gian tới.
1.3 Vấn đề nghiên cứu
- Vấn đề 1: Tìm hiểu thực trạng sản xuất cây cao su nông hộ, tình hình
khuyến nông.
- Vấn đề 2: Đề xuất chƣơng trình đào tạo ngắn hạn cho hoạt đông khuyến
nông giúp phát triển cao su nông hộ tại xã Vĩnh Thủy.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Vĩnh Thủy nhƣ thế nào?
- Câu hỏi 2: Tình hình sản xuất xao su nông hộ tại xã nhƣ thế nào? Trình độ
kỹ thuật của ngƣời dân tại địa bàn xã?

- Câu hỏi 3: Chƣơng trình khuyến nông giúp phát triển cao su nông hộ tại xã

2
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

Vĩnh Thuỷ nhƣ thế nào? Thiết kế chƣơng trình đào tạo ngắn hạn cho hoạt động
khuyến nông nhƣ thế nào?
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đề tài tiến hành thực
hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
- Nhiệm vụ 2: Khảo sát tình hình sản xuất cao su nông hộ, khuyến nông và
các chƣơng trình khuyến nông tại xã Vĩnh Thủy.
- Nhiệm vụ 3: Tổng hợp phân tích số liệu để đƣa ra những đánh giá chung
nhất về kỹ thuật trồng và khai thác cao su của vùng sản xuất và đề nghị hƣớng phát
triển, chƣơng trình đào tạo ngắn hạn cho hoạt động khuyến nông trong thời gian
tiếp theo.
1.6 Giới hạn đề tài
Do giới hạn về mặt thời gian nên đề tài chỉ thực hiện:
- Về không gian: Đề tài đƣợc thực hiện ở sáu thôn của xã Vĩnh Thủy: Thủy
Ba Đông, Thủy Ba Tây, Thủy Ba Hạ, Đức Xá, Linh Hải, Kinh Tế Mới.
- Về số lƣợng: Điều tra và phỏng vấn 50 hộ của xã.
- Về thời gian: Đề tài đƣợc tiến hành từ tháng 09/2010 đến tháng 05/2011.
1.7 Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu: Thực trạng sản xuất cao su nông hộ và chƣơng trình
giáo dục khuyến nông về kỹ thuật sản xuất cao su nông hộ.
- Khách thể nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, ngƣời nông dân
sản xuất cao su, cán bộ khuyến nông, quá trình sản xuất nông nghiệp tại địa điểm
nghiên cứu.
1.8 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Là phƣơng pháp khai thác những thông
tin khoa học lý luận qua sách và các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (Vũ
Minh Hùng, 2003).
Theo Dƣơng Thiệu Tống (2002), thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công
việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà
3
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trƣớc để làm nền tảng cho
NCKH. Đây là nguồn kiến thức qúy giá đƣợc tích lũy qua quá trình nghiên cứu
mang tính lịch sử lâu dài. Vì vậy, mục đích của việc thu thập và nghiên cứu tài liệu
nhằm:
- Giúp cho ngƣời nghiên cứu nắm đƣợc phƣơng pháp của các nghiên cứu đã
thực hiện trƣớc đây.
- Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.
- Giúp ngƣời nghiên cứu có phƣơng pháp luận hay luận cứ chặt chẻ hơn.

2 Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn:
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2003), bảng câu hỏi là một loạt các câu hỏi đƣợc viết
hay thiết kế bởi ngƣời nghiên cứu để gởi cho ngƣời trả lời phỏng vấn, trả lời và gởi
lại bảng trả lời câu hỏi qua thƣ bƣu điện cho ngƣời nghiên cứu. Sử dụng bảng câu
hỏi là phƣơng pháp phổ biến để thu thập các thông tin từ ngƣời trả lời các câu hỏi
đơn giản.
Theo Vũ Cao Đàm (2003), phỏng vấn là một loạt các câu hỏi mà ngƣời
nghiên cứu đƣa ra để phỏng vấn ngƣời trả lời. Phỏng vấn có thể đƣợc tổ chức có
cấu trúc, nghĩa là ngƣời nghiên cứu hỏi các câu hỏi đƣợc xác định rõ ràng; và phỏng
vấn không theo cấu trúc, nghĩa là ngƣời nghiên cứu cho phép một số các câu hỏi
của họ đƣợc trả lời (hay dẫn dắt) theo ý muốn của ngƣời trả lời.
3 Phƣơng pháp quan sát: Bản chất của quan sát là cảm giác đƣợc cảm nhận
nhờ giác quan nhƣ thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác. Các giác quan
này giúp cho nhà nghiên cứu phát hiện hay tìm ra “vấn đề” NCKH. Khi quan sát
phải khách quan, không đƣợc chủ quan, vì quan sát chủ quan thƣờng dựa trên các ý
kiến cá nhân và niềm tin thì không thuộc lĩnh vực khoa học.
4 Phƣơng pháp phân tích: Có hai phƣơng pháp phân tích
+ Phân tích định lƣợng: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thống kê.
+ Phân tích định tính: Dùng để xử lý các câu hỏi mở, ngƣời nghiên cứu cần
tiến hành đọc và rút ra những kết luận từ các câu hỏi mở của bảng hỏi.
1.9 Cấu trúc luận văn
Đề tài có cấu trúc gồm 5 chƣơng
4
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp


Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

Chƣơng 1: Giới thiệu
Giới thiệu sơ lƣợc về tầm quan trọng của cây cao su, nêu lên mục đích
nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phƣơng
pháp nghiên cứu của đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận
Mô tả những đặc trƣng cơ bản về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu.
Trình bày những khái niệm về kinh tế nông hộ, đặc điểm kinh tế nông hộ, vai trò
của nhà nƣớc đối với kinh tế nông hộ,định nghĩa khuyến nông khuyến lâm, vai trò
chức năng của khuyến nông khuyến lâm, vai trò của khuyến nông viên, hệ thống tổ
chức và quản lý các hoạt động khuyến nông, sự phát triển của cao su tiểu điền, đặc
điểm thực vật học, đặc tính lý hoá, yêu cầu sinh thái, đặc điểm kỹ thuật của cây cao
su.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
Trình bày các phƣơng pháp nghiên cứu cách thức tiến hành nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả
Giới thiệu khái quát tình hình tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Vĩnh Thuỷ,
tình hình sản xuất cao su nông hộ trên địa bàn, trình độ kỹ thuật trồng và khai thác
của quá trình sản xuất cao su, tình hình khuyến nông. Từ đó đề xuất chƣơng trình
đào tạo ngắn hạn cho hoạt động khuyến nông về sản xuất cao su nông hộ tại xã
Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh, Quảng Trị.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt kết quả thu đƣợc trong quá trình nghiên cứu đồng thời đề xuất
chƣơng trình đào tạo ngắn hạn cho hoạt động khuyến nông nhằm phát triển cao su
nông hộ tại xã Vĩnh Thủy trong thời gian tiếp theo.

5
GVHD: Hồ Văn Công Nhân


SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Lƣợc khảo vấn đề nghiên cứu
Theo hiệp hội cao su Việt Nam tháng 2/2006 trƣớc năm 1975, cao su tiểu
điền và tƣ nhân ở Việt Nam phát triển một cách tự phát với quy mô nhỏ, thấy đƣợc
những hiệu quả thiết thực của cây cao su nông hộ, diện tích cao su đã phát triển
nhanh chóng và trở thành cây công nghiệp có giá trị cao ở nƣớc ta, từ đó có rất
nhiều đề tài nghiên cứu về thực trạng sản xuất cao su nông hộ và đề xuất các giải
pháp giúp phát triển cây cao su tiểu điền. Sau đây là một số đề tài mà ngƣời nghiên
cứu đã thu thập đƣợc.
-.Đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cao su nông hộ tại xã Định An, Dầu
Tiếng, Bình Dƣơng” luận văn cử nhân kinh tế, Nguyễn Văn Vui, 2005, Trƣờng Đại
học Nông Lâm Tp.HCM
Dựa vào kết quả đã đƣợc phân tích của các chỉ tiêu kinh tế tác giả đã chững
minh đƣợc cây cao su nông hộ mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập ổn định đối
với đời sống nông hộ, góp phần cân bằng tạo môi trƣờng sinh thái của vùng, tạo ra
vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Tác giả cũng đƣa ra kiến
nghị tìm hiểu kỹ thuật rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh của cây cao su nhƣng có
biện pháp tăng năng suất, phát triển cao su nông hộ đến từng địa phƣơng, chú trọng
mở rộng công tác khuyến nông, nhân dân phải chủ động trao đổi kinh nghiệm để
thực hiện đúng kỹ thuật.
- Đề tài “ Một số nhận định về tình hình sản xuất kinh doanh cao su nông hộ

tại xã Bình Phƣớc, Phƣớc Long, Bình Phƣớc” luận văn cử nhân kinh tế của tác giả
Nguyễn Văn Hoá, 2006, Trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Qua phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế tác giả đã chứng minh đƣợc cây cao
su nông hộ mang lại hiệu quả kinh tế cao tại địa phƣơng, mang lại thu nhập cao hơn
các loại cây trồng khác. Tác giả cũng đƣa ra kiến nghị trong giai đoạn KTCB cần
phải đầu tƣ chăm sóc đúng quy trình, cần chọn giống mới đã đƣợc nghiên cứu và
6
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

ứng dụng, mạnh dạn đầu tƣ phân bón hàng năm đúng loại và liều lƣợng. Trong giai
đoạn KD cần chú trọng khâu khai thác và xem công tác phòng trị bệnh kịp thời để
mang lại lợi nhuận cao không chỉ trong sản xuất mà còn thu lại giá trị cao trong thời
kỳ thanh lý
- Đề tài “ Thực trạng sản xuất cao su nông hộ ba xã Minh Thành, Nhan Bích,
Tân Quan, Chân Thành, Bình Phƣớc” Luận văn kỹ sƣ nông học, Lê Thị Nhung,
2005, Trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
Bên cạnh những hiệu quả kinh tế của cao su nông hộ tác giả đã cho thấy rằng đa số
các hộ chƣa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất cao su từ khâu chọn giống
cho đến khâu thu hoạch đặc biệt là khâu khai thác, các chủ hộ trồng cao su chủ yếu
là trình độ thấp, kinh nghiệm ít, nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển cao su còn hạn chế.
Tác giả cũng kiến nghị đối với nhà nƣớc có chính sách phát huy nội lực khuyến
khích phát triển kinh tế hộ để khai thác có hiệu quả đất đai, lao động, chú trọng đào
tạo kỹ thuật kết hợp với công ty cao su và trạm khuyến nông

- Đề tài “ Phân tích lợi thế so sánh trong sản xuất cao su nông hộ ở địa bàn
xã Minh Tân, Dầu Tiếng, Bình Dƣơng” Luận văn cử nhân kinh tế, Lê Thị Kim
Trinh,2005, Trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
Tác giả đã đi sâu khai thác và so sánh những thế mạnh cũng nhƣ những tồn tại còn
yếu kém của sản xuất cao su nông hộ tại xã Minh Tân và tác giả cũng đã đƣa ra
những kiến nghị là phải tập trung làm chuyển biến về nhận thức sâu rộng trong quần
chúng về tình trạng sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả, khuyến khích ngƣời dân ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất bên cạnh đó nông dân phải trao đổi, học hỏi,
đoàn kết hợp tác hỗ trợ nhau trong sản xuất tự thu thập tích luỹ kiến thức qua hệ
thống thông tin báo đài và các chƣơng trình khuyến nông
- Đề tài: “Điều tra đánh giá sản xuất cao su tiểu điền thời kỳ kiến thiết cơ bản
ở huyện Sơn Hoá và huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên” Luận án Th.s khoa nông
nghiệp- Nguyễn Văn Tuấn,2004, Trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.HCM .
Qua quá trình điều tra ở hai huyện Sơn Hoá và Sông Hinh tác giả đã khẳng định vai
trò của cao su tiểu điền đối với kinh tế nông hộ. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều bất cập
trong quá trình sản xuất và đã đƣa ra một số giải pháp là cán bộ quản lý dự án, cán
7
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

bộ khuyến nông cần phải quản lý giám sát thật chặt các khâu trồng và chăm sóc cao
su của các chủ hộ đồng thời việc xây dựng những mô hình trình diễn trồng xen hiệu
quả cho mỗi vùng cao su tiểu điền là hết sức cần thiết. Cần nghiên cứu đánh giá sự
xói mòn rửa trôi dinh dƣỡng của đất giữa cao su trồng thuần và cao su có trồng xen.

Qua các đề tài đó đã cho thấy rằng sản xuất cao su nông hộ không chỉ giải
quyết kinh tế, lao động ở nông thôn mà còn giúp bảo vệ môi trƣờng cân bằng sinh
thái. Tuy nhiên trong quá trình trồng, chăm sóc vẫn còn tồn tại nhiều bất cập dẫn
đến làm giảm năng suất và hiệu quả sản xuất của cao su nông hộ, nhƣng các tác giả
chƣa đƣa ra những giải pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề nêu trên nên tôi tiến
hành làm đề tài “Thực trạng sản xuất cao su nông hộ, tình hình khuyến nông và đề
xuất chƣơng trình đào tạo ngắn hạn cho hoạt động khuyến nông về sản xuất cao su
nông hộ xã Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Linh, Quảng Trị”.
2.2 Kinh tế nông hộ
2.2.1 Khái niệm kinh tế nông hộ
Đặc trƣng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm
việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế cuả bản thân và gia đình. Mặt
khác, kinh tế nông hộ nhìn chung là sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp, tự
túc hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhƣng lại có vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nƣớc đang phát triển nói
chung và ở Việt Nam nói riêng (Nguyễn Văn Vui, 2005).
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trƣờng, Đảng và nhà nƣớc chủ trƣơng phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hƣớng XHCN có sự quản lý
của nhà nƣớc. Với hơn 70% dân số sống trong nông nghiệp, kinh tế nông hộ đóng
vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp nƣớc ta. Sự chuyển đổi từ sản xuất tự
cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế nông hộ là sự chuyển đổi quan
trọng về chất, đòi hỏi các nông hộ phải tập trung sản xuất, mở rộng quy mô đất đai,
vốn, tƣ liệu sản xuất và lao động, thay đổi về kỹ thuật và sản xuất cao hơn sản xuất
kiểu tiểu điền.

8
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà



Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

2.2.2 Đặc điểm kinh tế nông hộ
Nông hộ là một tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức cơ sở ở nông thôn
đã tồn tại lâu đời ở các nƣớc nông nghiệp. Nông hộ bao gồm chủ yếu các thành viên
trong gia đình (Nguyễn Văn Vui, 2005).
Các thành viên trong hộ gắn bó chặt chẻ với nhau, trƣớc tiên bằng quan hệ
hôn nhân và huyết thống, về kinh tế các thành viên trong hộ gắn bó với nhau bằng
quan hệ sở hữu tƣ liệu sản xuất, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối sản phẩm.
Các thành viên trong hộ có chung mục tiêu và lợi ích là thoát khỏi đói nghèo, phát
triển kinh tế ngày càng giàu có.
Do thống nhất về lợi ích nên các thành viên trong hộ cũng thống nhất về
hành động, đều làm việc hết sức mình để có thu nhập cao hơn cho gia đình mà cũng
là lợi ích của mỗi ngƣời. Các thành viên trong nông hộ từ trể đến già nếu có thể lao
động đều tham gia, không kể tuổi tác, ngƣời yếu việc nhẹ, ngƣời khỏe làm việc
nặng. Do đó việc phân công và hợp tác lao động của nông hộ có nhiều ƣu điểm mà
tổ chức sản xuất khác không có đƣợc, đó là tính tự nguyện tự giác cao và tận dụng
tối đa khả năng của mỗi ngƣời trong lao động.
Trong mỗi nông hộ thƣờng là cha, mẹ là chủ hộ vừa là ngƣời tổ chức phân
công lao động, vừa trực tiếp lao động, các thành viên trong gia đình thƣờng lao
động gần gũi nhau, hiểu nhau về khả năng đặc điểm của mỗi ngƣời nên tạo điều
kiện về phân công hợp tác hợp lý.
Ngƣời chủ hộ vừa tổ chức điều hành sản xuất, vừa trực tiếp lao động nên mọi
ngƣời trong nông hộ gắn bó chặt chẻ với nhau trong quá trình sản xuất. Từ đó các
thông tin đƣợc xử lý kịp thời, các quyết định điều hành sản xuất đƣợc đúng đắn.
Về quan hệ phân phối, các thành viên trong hộ cùng làm, cùng ở, cùng ăn do
chủ hộ là cha mẹ bố trí sắp xếp. Do đó nếu có phát sinh mâu thuẫn cũng dễ giải

quyết.
Chính vì những đặc điểm nêu trên mà hộ nông dân tồn tại bền vững lâu dài
trong lịch sử và trên mọi quốc gia từ các nƣớc kém phát triển cho đến các nƣớc kinh
tế phát triển.

9
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

2.2.3 Vai trò nhà nƣớc đối với kinh tế nông hộ
Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc đối với kinh
tế nông hộ đã đƣợc nêu trong nghị quyết Trung Ƣơng VI lần I khóa VIII, nghị quyết
03/2000/NQCP của chính phủ phát triển trang trại trên nền tảng kinh tế nông hộ.
Với vai trò của mình nhà nƣớc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của
nông lâm trƣờng để làm tốt vai trò trung tâm sản xuất, dịch vụ khoa học kỹ thuật
trong từng khu vực. Tăng cƣờng tiềm lực các doanh nghiệp quốc doanh có vị trí
quan trọng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sắp xếp lại các doanh nghiệp yếu kém
và tổ chức một số doanh nghiệp quốc doanh mới đủ mạnh để đảm bảo vai trò chủ
đạo trong các khâu cung cấp giống, vật tƣ, hƣớng dẫn kỷ thuật và tiêu thụ nông sản.
Khuyến khích doanh nghiệp nhà nƣớc, các nhà khoa học, hợp đồng dài hạn
với hộ nông dân, với các HTX để cung ứng vật tƣ, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm
tạo mối liên kết ổn định lâu dài với nông dân.
Giao khoán vƣờn cây ổn định lâu dài cho các nông hộ gia đình nông lâm
trƣờng viên và nông hộ địa phƣơng tại chổ, gắn với sản phẩm cuối cùng theo sự

hƣớng dẫn của nông lâm trƣờng về kỹ thuật và công nghệ.
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh tế nhà nƣớc các
đơn vị quân đội làm kinh tế ở vùng sâu vùng xa, các địa bàn trọng yếu, vừa sản xuất
kinh doanh vừa hổ trợ đồng bào dân tộc định canh định cƣ, ổn định sản xuất, đời
sống, xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc
phòng vùng biên giới và địa bàn chiến lƣợc.
Củng cố các tổ chức thƣơng nghiệp nhà nƣớc, kinh doanh các mặt hàng quan
trọng và thiết yếu trên địa bàn nông thôn. Đa dạng các hình thức liên kết các thƣơng
nghiệp nhà nƣớc với các thành phần kinh tế, bám sát thị trƣờng, giải quyết đầu ra
tốt, có lực lƣợng dự trữ đủ sức can thiệp thị trƣờng khi cần thiết bằng các biện pháp
kinh tế hạn chế cao nhất đột biến giá cả chóng đầu cơ không để nông dân bị tƣ
thƣơng ép giá khi mua vật tƣ và bán sản phẩm.
2.3 Đặc điểm cây cao su
2.3.1 Nguồn gốc cây cao su Theo Viện Nghiên cứu Cao Su Việt Nam (2005), cây
cao su có nguồn gốc từ lƣu vực sông Amazon (Nam Mỹ) phạm vi phân bố tƣơng
10
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

đối rộng 10 km2 vào năm 1493 Christoph Colomb trong một chuyến thám hiểm
Nam Mỹ đã thấy trẻ em nơi này đã biết sử dụng những quả bóng làm bằng mủ cao
su.
Năm 1736 Codamine, nhà thiên văn hộc ngƣời Pháp trong một chuyến công
tác sang Nam Mỹ ông đã phát hiện ra cây cao su và đã lấy những mẩu vật nhƣ: thân,

lá, hoa, quả, hạt, mủ gửi về viện hàn lâm khoa học Paris để định danh và cho tìm
hiểu công dụng của mủ cây này. Nhƣng gần một thế kỷ sau ngƣời ta vẫn chƣa tìm ra
công dụng của chất mủ này vì nó có các nhƣợc điểm sau: Mủ không chịu đƣợc nhiệt
độ quá cao hay quá thấp, không chịu đƣợc lực nén và lực ma sát mạnh.
Năm 1838 - 1844 ông Charles Gooyear và Thomas Han Cock đã phát minh
ra phƣơng pháp lƣu hóa cao bằng cách cho thêm bột lƣu huỳnh (S) vào các nối đôi
của phân tử mủ cao su thiên nhiên và đƣợc ứng dụng nhiều trong chế biến nhƣ: Khả
năng chịu đựng nhiệt độ cao từ 350C đến 1500C, có khả năng chịu lực ma sát và lực
nén đồng thời có tính đàn hồi rất cao. Chính những đặc điểm trên mà mủ cao su
thiên nhiên càng đƣợc chú ý và đáp ứng nhu cầu chế biến thành vỏ xe và dụng cụ
khác phục vụ cho kỹ nghệ ô tô.
Năm 1876, Henry Wickham ngƣời đầu tiên đặt ra vấn đề trồng trọt cây cao
su và chính ông đã lấy 70.000 hạt cao su từ Amazon về vƣờn thực vật Kew ( Anh)
và có 2.700 hạt nảy mầm và phát triển thành cây. Sau đó vào tháng 9/1876 các cây
cao su này đƣợc đƣa về vƣờn thực vật Ceylon (Slylanka).
Năm 1833, còn lại 22 cây cao su sống tại vƣờn Ceylon và đƣợc phân phối để
trồng trên thế giới. Nƣớc đƣợc nhân trồng đầu tiên là Malaysia vào năm 1892 đƣợc
120 ha (Nguyễn Thị Huệ, 1998).
Hiện nay diện tích cũng nhƣ sản lƣợng cao su trên thế giới tập trung các
nƣớc Châu Á (90%) trong đó 3 nƣớc Đông Nam Á là Malaysia, Indonesia và Thái
Lan dự kiến đến năm 2010 đạt 7 triệu tấn.
Theo viện nghiên cứu cao su ở Việt Nam năm 1877 Pierre ngƣời đầu tiên
đƣa cây cao su vào Việt Nam nhƣng các cây đều chết. Năm 1987 Raoul ngƣời đã
đƣa hạt giống cao su nẩy mầm vào Việt Nam và việc trồng này rất thành công. Từ
đó cây cao su phát triển gắn liền với lịch sử Việt Nam.
11
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà



Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

Hiện nay diện tích cao su ở Việt Nam đạt 478.000 ha (năm 2003) với năng
suất 338.000 tấn. Đảng và nhà nƣớc chủ trƣơng năm 2010 diện tích cao su cả nƣớc
sẽ đạt 700.000 ha. Trong đó khu vực quốc doanh quản lý 70% diện tích và tƣ nhân
quản lý 30% diện tích. Nhƣ vậy đến năm 2007 diện tích cao su tƣ nhân sẽ là
200.000 – 350.000 ha. Đƣợc khuyến khích của Đảng và nhà nƣớc trong những năm
gần đây diện tích cao su không ngừng đƣợc mở rộng góp phần đạt đƣợc mục tiêu
chung của cả nƣớc (Nguyễn Văn Hóa, 2005).
2.3.2 Đặc điểm thực vật cây cao su
Cây cao su có tên khoa học là Heaven brasiliensis Muell Arg chu kỳ sống
đƣợc giới hạn từ 34 – 40 năm. Trong đó chia làm 2 thời kỳ:
Thời kỳ KTCB: Là khoảng thời gian từ lúc trồng đến khi đƣa vào khai thác
(cạo mủ), thƣờng từ 5 – 7 năm tùy theo điều kiện chăm sóc. Cây cao su KTCB là
thời kỳ phát triển mạnh và dễ bị sâu bệnh nên trong thời gian này yêu cầu chăm sóc
và đầu tƣ rất cao, thƣờng trong những năm đầu cao su chƣa có tán rộng nên các
nông hộ có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày nhƣ: Đậu phộng, khoai, sắn. Để
tăng thu nhập và giảm chi phí. Thƣờng thời gian trồng xen có thể kéo dài 2 – 3 năm
đầu tùy theo tốc độ phát triển của cây.
Thời kỳ KD: Là thời kỳ khai thác mủ cây từ 25 – 30 năm từ khi cạo đến khi
hạ đốn cây. Trong điều kiện tăng trƣởng tốt cây đƣa vào kinh doanh thƣờng cao
khoảng 8 – 10 m, đƣờng kính thân 45cm (đo ở chiều cao 1 m tính từ mặt đất), tán
đã che phủ hầu nhƣ toàn bộ diện tích. Trong thời kỳ KD cây vẫn tiếp tục tăng
trƣởng tuy chậm hơn giai đoạn KTCB. Trong những năm đầu khai thác thì sản
lƣợng thấp hơn sau đó tăng dần, đến ổn định sau đó giảm dần ở cuối vòng đời. Việc
khai thác mủ đòi hỏi phải có kỷ thuật vì khi khai thác rất dễ bị phạm vào cây lúc đó
các tế bào tƣợng tầng bên cạnh vùng bị tổn thƣơng sẽ phân sinh mạnh để bù đắp

vào nơi không có tƣợng tầng, gây nên sự sinh trƣởng mất trật tự và cuối cùng tạo
nên u bƣớu khiến lớp vỏ tái sinh không còn khai thác đƣợc nữa.
2.3.3 Yêu cầu hệ sinh thái
Theo Nguyễn Thị Huệ (1998), do nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ nên để cao
su tăng trƣởng nhanh, khỏe, cho sản lƣợng cao cần điều kiện sinh thái thích hợp
12
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

2.3.3.1 Khí hậu
a) Khí hậu: Không những có ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh trƣởng của cây
mà qua đó ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất mủ của cây, kể cả năng suất lúc cạo
mủ.
b) Nhiệt độ: Cây cao su cần có nhiệt độ cao và đều, với nhiệt độ thích hợp
nhất là từ 250C – 300C, trên 450C cây khô héo dƣới 100C cây có thể chịu đƣợc thời
gian ngắn, nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại: Bị héo, rụng lá, chồi ngọn ngừng tăng
trƣởng, thân cây cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản bị nứt nẻ xì mủ. Nhiệt độ thấp hơn
50C kéo dài sẽ dẫn đến chết cây. Ở nhiệt độ 250C năng suất đạt mức tối hảo. Nhiệt
độ vào buổi sáng sớm từ 1 – 5 giờ giúp cây sản xuất mủ tốt nhất.Các vùng cao trên
thế giới hiện nay phần lớn ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ bình quân 280C và biên độ
nhiệt trong ngày là 70C – 80C.
c) Ẩm độ: Không khí cao từ 80% trở lên thì thời gian chảy mủ dài sẽ cho
năng suất, sản lƣợng cao, nếu khô hạn ẩm độ không khí dƣới 60% thì năng suất
giảm rất nhanh.

d) Lƣợng mƣa: Cây cao su có thể trồng ở vùng đất có lƣợng mƣa từ 1.500 –
2000 mm/năm tuy nhiên đối với những vùng có lƣợng mƣa thấp dƣới 1.500
mm/năm thì lƣợng mƣa cần đƣợc phân bố đều trong năm, đất phải có khả năng giữ
nƣớc tốt, đất phải có thành phần sét khoảng 25%. Ở những nơi không có điều kiện
thuận lợi, cây cao su cần lƣợng mƣa 1.800 - 2.000 mm/năm.
e) Giờ chiếu sáng: Giờ chiếu sáng ảnh hƣởng trực tiếp đến cƣờng độ quang
hợp của cây và nhƣ thế ảnh hƣởng đến mức tăng trƣởng và sản xuất mủ của cây.
Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trƣởng nhanh và sản lƣợng cao. Giờ chiếu
sáng đƣợc ghi nhận tốt nhất cho cây bình quân là từ 1.800 – 2.800 giờ/năm và tối
hảo là 1.600 – 1.700 giờ/năm.
f) Sƣơng mù: Sƣơng mù nhiều gây ảnh hƣởng khí hậu ƣớt át tạo cơ hội
thuận lợi cho các loại nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su nhƣ bệnh nấm
hồng, phấn trắng, loét mặt cạo.

13
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

g) Gió: Gió nhẹ từ 1 m/s – 3 m/s sẽ có lợi cho cây cao su vì gió làm cho
vƣờn cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh trên cây và trên mặt cạo. Tuy nhiên nếu
gió lớn bão sẽ làm cây bị gãy hoặc trơ gốc.
2.3.3.2 Đất đai
Có quan niệm cho rằng cây cao su có thể trồng trên tất cả các loại đất mà các
loại đất mà cây khác không thể sống đƣợc. Thực ra cây cao su có thể phát triển trên

các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu ẩm ƣớt nhƣng năng suất và hiệu quả kinh tế
là một vấn đề cần lƣu ý hàng đầu khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy
việc lựa chọn các vùng đất thích hợp cho cây cao su là vấn đề cơ bản cần quan tâm
đầu tiên.
Cây cao su thích hợp các vùng đất có cao trình tƣơng đối thấp, dƣới 200 m,
càng lên cao càng bất lợi do độ cao của đất có tƣơng quan đến nhiệt độ thấp và gió
mạnh. Ngoài độ cao thì độ dốc cũng đóng vai trò quan trọng, đất càng dốc xói mòn
càng mạnh, khiến các chất dinh dƣỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi
nhanh chóng.
Độ PH : Độ pH thích hợp cho cây cao su là từ 4,5 – 5,5 giới hạn pH có thể
trồng cao su là 3,5 – 7
2.3.4 Đặc điểm kỹ thuật cây cao su
Cây cao su là cây công nghiệp có chu kỳ sống từ 35 - 40 năm, để có thể thu
hoạch đƣợc sản lƣợng nó phải trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Tạo vƣờn ƣơm giống, thời gian ƣơm, tháp đến xuất giống
thƣờng là 10 tháng.
Giai đoạn 2: Trồng mới cao su. Thời vụ có thể trồng từ 15 tháng 5 đến 31
tháng 8. Chuẩn bị đất, khai hoang, dọn đất, thiết kế lô, thiết kế hàng, đào hố, bón
phân, phơi ải, tiến hành trồng đúng thời vụ, sử dụng cây giống đạt tiêu chuẩn để
trồng. Có thể chọn phƣơng pháp trồng nhƣ STUMP trần, STUMP bầu. Phƣơng
pháp trồng và giống khác nhau thì tốc độ sinh trƣởng và chi phí khác nhau.
Giai đoạn 3: Vƣờn cây ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), thời gian từ 5 –
6 năm tùy theo loại đất trồng và mức đầu tƣ chăm sóc, ở giai đoạn này phải đầu tƣ

14
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà



Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

vốn khá cao. Nếu cây phát triển kém, phải tăng mức đầu tƣ hoặc có biện pháp thâm
canh, cải tạo đất.
Giai đoạn 4: Đƣa vào khai thác mủ, còn gọi là giai đoạn kinh doanh
(TKKD).
Thời gian khai thác là 25 năm, nhƣng còn tùy thuộc vào chất lƣợng vƣờn
cây, mức độ hiệu quả sản xuất kinh doanh và mục tiêu cụ thể. Do đặc điểm sinh lý
mỗi năm cao su thay lá một lần vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 nên phải ngƣng
khai thác, thời gian ổn định từ 30 – 40 ngày. Hàng năm đều có kiểm kê số cây và
đánh giá tình trạng mặt cạo, chuẩn bị cho mùa cạo năm sau.
2.3.5 Sâu bệnh hại cao su
Trong kỹ thuật canh tác cao su thì bệnh hại luôn là vấn đề nổi bật bên cạnh
các nghiên cứu về lĩnh vực sinh lý khai thác, các loại bệnh phổ biến trên cao su hiện
nay bao gồm : Bệnh phấn trắng (do nấm Odium Hevean) thƣờng phát triển gây hại
nặng ở nơi có lộ trình cao nhƣ ở Tây Nguyên. Bệnh héo lá đầu đen(do nấm
Colletricher) thƣờng gây hại trên các lá non lúc cây còn nhỏ làm rụng lá trên đọt các
lá già thì bị méo mó, gây hại phổ biến ở các vƣờn cây con. Bệnh nấm hồng (do nấm
Corticium Salmonicolor) gây hại nặng trên cây cao su đặc biệt những vùng khí hậu
ẩm ƣớt, trên vƣờn cây ở độ tuổi 4 – 8 tuổi và cả vƣờn cây ở thời kỳ KD nếu không
phòng trị tốt. Bệnh loét sọc miệng cạo (do nấm Phytopthotra spp) gây hại nặng trên
vƣờn cây ở thời kỳ khai thác trong điều kiện ẩm ƣớt.
2.4 Hoạt động khuyến nông khuyến lâm ở Việt Nam
2.4.1 Các định nghĩa khuyến nông, khuyến lâm
Khuyến nông, khuyến lâm là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhắm giúp
nông dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn (A.W.Van
den Ban và H.S.Hawkins, 1988).
Khuyến nông, khuyến lâm đƣợc xem nhƣ một tiến trình của việc hòa nhập

các kiến thức bản địa với kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Các quan điểm kỹ
năng để quyết định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phƣơng
sử dụng các nguồn tài liệu tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năng vƣợt
qua các trở ngại gặp phải. (D.Sim và H.A.Hilmi, 1997).
15
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

Khuyến nông , khuyến lâm là làm việc với nông dân lắng nghe những khó
khăn, các nhu cầu và giúp họ tự giải quyết vấn đề của chính họ. (Malla ,1989).
Khuyến nông, khuyến lâm là một tiến trình giáo dục. Các hệ thống khuyến
nông, khuyến lâm thông báo, thuyết phục và kết nối con ngƣời, thúc đẩy các dòng
thông tin giữa nông dân và các đối tƣợng sử dụng tài nguyên khác, các nhà nghiên
cứu, các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo (Falconer, J., Forestry, 1987).
Khuyến nông khuyến lâm là một quá trình trao đổi và học hỏi kinh nghiệm,
truyền bá kiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần thiết trong sản
xuất nông lâm nghiệp cho nông dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyết đƣợc những
công việc của chính mình, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia
đình và cộng đồng (Võ Ngàn Thơ, 2005).
2.4.2 Vai trò và chức năng của khuyến nông, khuyến lâm
2.4.2.1 Vai trò của khuyến nông, khuyến lâm.
Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, nông dân luôn gắn liền với nông lâm
nghiệp, là bộ phận cốt lõi và cũng là chủ thể trong quá trình phát triển nông thôn.
Phát triển nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vào nhiều

lĩnh vực khác nhau của nông thôn, trong đó khuyến nông khuyến lâm là một tác
nhân, một bộ phận quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn. Thông
qua hoạt động khuyến nông khuyến lâm nông dân và những ngƣời bên ngoài cộng
đồng có cơ hội trao đổi thông tin học hỏi kiến thức và kinh nghiệm lẫn nhau để phát
triển sản xuất và đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt khuyến nông khuyến lâm còn tạo
ra cơ hội cho nông dân trong cộng đồng cùng chia sẽ, học hỏi kinh nghiệm, truyền
bá thông tin kiến thức và giúp đỡ, hỗ trợ nhau cùng phát triển cộng đồng địa
phƣơng.
Khuyến nông, khuyến lâm là một trong những tổ chức giúp nhà nƣớc thực
hiện các chính sách, chiến lƣợc về phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn và nông
dân. Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách về nông lâm nghiệp.
Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ mới thƣờng là kết quả của
các cơ quan nghiên cứu khoa học nhƣ viện, trƣờng, trạm. Những tiến bộ này cần
đƣợc nông dân chọn lựa áp dụng và đƣa vào sản xuất để nâng cao những năng suất
16
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

lao động. Trên thực tế giữa nghiên cứu và áp dụng thƣờng có một khâu trung gian
để chuyển tải hoặc cải tiến cho phù hợp để nông dân áp dụng đƣợc. Ngƣợc lại
những kinh nghiệm của nông dân, những đời hỏi cũng nhƣ những nhận xét đánh giá
về kỹ thuật mới của nông dân cũng cần đƣợc phản hồi đến các nhà khoa học để họ
giải quyết cho sát thực tế. Trong những việc này vai trò của khuyến nông khuyến
lâm chính là chiếc cầu nối giữa khoa học và nông dân (Nguyễn Văn Long, 2006).

2.4.2.2 Chức năng của khuyến nông, khuyến lâm
Thúc đẩy nông dân: kích thích cƣ dân nông thôn (bao gồm cả nam và nữ)
hành động theo sáng kiến của họ. Phát triển các hình thức liên kết hợp tác của nông
dân nhằm mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn.
Trao đổi và truyền bá thông tin: bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông tin
cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để trao đổi học hỏi; truyền bá và phổ
biến cho nông dân.
Đào tạo huấn luyện nông dân: tổ chức các khoá tập huấn, xây dựng mô hình,
tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân, phối hợp với nông dân tổ chức các thử
nghiệm phát triển kỹ thuật mới hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả
nghiên cứu trên hiện trƣờng từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
Giúp nông dân giải quyết các vấn đề phát sinh: phát hiện, nhận biết và phân
tích đƣợc các vấn đề khó khăn trong sản xuất, đời sống và bàn bạc cùng nông dân
tìm ra biện pháp giải quyết. Phát triển các chƣơng trình khuyến nông khuyến lâm
với các phƣơng pháp và cách thức tiếp cận thích hợp. Trên cơ sở cùng ngƣời
dân/cộng đồng phân tích thực trạng địa phƣơng, xây dựng kế hoạch, thực hiện các
chƣơng trình khuyến nông khuyến lâm phù hợp, đáp ứng đƣợc lợi ích và nhu cầu
của nhiều đối tƣợng ngƣời dân trong cộng đồng. Giám sát và đánh giá hoạt động
khuyến nông lâm.
Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới, hoặc
thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện trƣờng, từ đó
làm cơ sở cho việc khuyến khích và lan rộng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm
(Chƣơng trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội, 2006).

17
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà



Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

2.4.3 Các chính sách và hoạt động khuyến nông khuyến lâm
Trong những năm gần đây Đảng và nhà nƣớc đặc biệt chú trọng đến công tác
khuyến nông khuyến lâm, đã phản ánh rõ vai trò và tầm quan trọng của khuyến
nông khuyến lâm, trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông
thôn.
Ngày 2/3/1993 Chính phủ ban hành nghị định số 13/CP về “Quy định công
tác khuyến nông” và thông tƣ liên bộ 02/LBTT ra ngày 2/8/1993, về hƣớng dẫn thi
hành nghị định 13/CP. Nội dung chính sách đó bao gồm:
Thành lập một hệ thống khuyến nông từ cấp trung ƣơng đến cấp huyện với
số lƣợng biên chế nhà nƣớc, mạng lƣới cộng tác viên khuyến nông lâm cấp xã theo
chế độ hợp đồng. Khuyến khích và cho phép thành lập các tổ chức khuyến nông tự
nguyện của các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế xã
hội, các cá nhân trong và ngoài nƣớc.
Nguồn vốn cho hoạt động khuyến nông lâm nhà nƣớc đƣợc hình thành từ các
nguồn nhƣ ngân sách nhà nƣớc cấp hàng năm, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong
và ngoài nƣớc, thu của nông dân một phần giá trị sản phẩm tăng thêm nhờ áp dụng
khuyến nông (chỉ áp dụng với các tổ chức khuyến nông tự nguyện).
Cán bộ khuyến nông khuyến lâm đƣợc nhà nƣớc đào tạo về kỹ thuật và
nghiệp vụ. Khi đi công tác ở cơ sở đƣợc hƣởng một khoản phụ cấp và có thể ký hợp
đồng kỹ thuật với nông dân và đƣợc nhận thƣởng theo hợp đồng.
Tháng 11/1997 hội thảo quốc gia về khuyến nông khuyến lâm đƣợc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, nhằm tổng kết hệ thống tổ chức khuyến
nông khuyến lâm, nội dung, phƣơng pháp hoạt động và đề xuất chính sách cho phát
triển khuyến nông khuyến lâm ở nƣớc ta. Nhìn chung các hoạt động này đã gặt hái
đƣợc nhiều thành công song cũng đang đối mặt với nhiều thách thức mới, đòi hỏi
phải nghiên cứu, giải quyết nhiều vấn đề có tính lý luận và thực tiễn.

2.4.4 Hệ thống tổ chức quản lý khuyến nông khuyến lâm
Từ năm 1998, một hệ thống khuyến nông nhà nƣớc đã đƣợc thành lập từ
trung ƣơng đến cấp huyện.

18
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

Cấp trung ƣơng: Cục khuyến nông khuyến lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn. Nhiệm vụ của cục là quản lý nhà nƣớc về trồng trọt, chăn
nuôi và chỉ đạo thực hiện công tác khuyến nông khuyến lâm trong phạm vi cả nƣớc.
Tất cả 64 tỉnh và thành phố đã thành lập các trung tâm khuyến nông khuyến
lâm trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhiệm vụ của các trung tâm
là thực hiện công tác khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn tỉnh, một số trung tâm
còn làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học sản xuất giống cây trồng. Tổng số cán bộ
của các trung tâm khoảng 900 ngƣời. Trung bình mỗi trung tâm có 12 – 15 cán bộ,
trong đó 70% có trình độ đại học.
Khoảng 420 huyện trong tổng số 600 huyện trong cả nƣớc đã có trạm khuyến
nông, với tổng biên chế khoảng 2000 cán bộ, mỗi trạm có 3 – 5 cán bộ, một số trạm
trực thuộc trung tâm khuyến nông tỉnh, một số trạm trực thuộc ủy ban nhân dân
huyện về tổ chức, quan hệ với trung tâm tỉnh về chuyên môn.
Hiện nay phần lớn các tỉnh chƣa có mạng lƣới khuyến nông lâm cấp cơ sở,
nguyên nhân chủ yếu là không có nguồn kinh phí để trả cho đội ngũ cán bộ khuyến
nông khuyến lâm cấp cơ sở. Tuy nhiên, một số tỉnh có nguồn ngân sách địa phƣơng

đã hình thành đƣợc đội ngũ khuyến nông khuyến lâm viên cấp xã hoặc cộng tác
viên khuyến nông lâm cấp xã với chế độ hợp đồng hàng năm hoặc thời vụ.
Tại một số nơi đã xây dựng câu lac bộ khuyến nông, câu lạc bộ nông dân sản
xuất giỏi, các hình thức này chủ yếu hiện nay mới tập hợp đƣợc các đối tƣợng nông
dân khá giả, biết cách làm ăn và nhiệt tình đối với công tác khuyến nông.
Tại một số địa bàn có chƣơng trình, dự án hoạt động khuyến nông lâm với
nguồn vốn tài trợ từ nƣớc ngoài đều xây dựng tổ chức khuyến nông thôn bản, ban tự
quản các nhóm sở thích và nhóm trợ giúp.
Bên cạnh hệ thống khuyến nông nhà nƣớc, một số tổ chức khuyến nông tự
nguyện của các cá nhân hoặc tổ chức đã đƣợc thành lập, các cơ quan khoa học nhƣ
viện nghiên cứu trƣờng, trung tâm, các cơ sở sản xuất giống cũng có hoạt động
khuyến nông lâm làm cho công tác này ngày càng mang tính xã hội hóa cao (Đỗ
Tuấn Khiêm, 2003).

19
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

2.4.5 Tổ chức quản lý các hoạt động khuyến nông khuyến lâm cấp thôn, bản
Trong sự nghiệp phát triển nông thôn, công tác khuyến nông khuyến lâm
ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu đƣợc ở mỗi địa phƣơng, mỗi
thôn/bản/cộng động và đối với mỗi hộ gia đình. Hiện nay để thực hiện công tác
khuyến nông khuyến lâm có hiệu quả thì các chƣơng trình/dự án khuyến nông
khuyến lâm phải thực sự xuất phát từ nhu cầu của ngƣời dân và cần có sự tham gia

của họ trong cả quá trình, vì ngƣời dân là chủ thể của các hoạt động khuyến nông
(họ vừa là đối tƣợng vừa là ngƣời hƣởng lợi của các hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm).
Phƣơng thức khuyến nông, khuyến lâm từ ngƣời dân cần phải đáp ứng hai
yêu cầu cơ bản sau:
- Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm phải xuất phát từ nhu cầu của ngƣời
dân.
- Ngƣời dân phải đƣợc tham gia vào quá trình hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm. Yêu cầu đặt ra trong quá trình hoạt động khuyến nông, khuyến lâm là
ngƣời dân phải đƣợc tham gia vào quá trình một cách tự nguyện, bình đẳng, chủ
động và có trách nhiệm, cán bộ khuyến nông khuyến lâm chỉ là ngƣời hƣớng dẫn,
hỗ trợ. Một chƣơng trình khuyến nông khuyến lâm thôn bản phải hội đủ bốn yếu tố
sau:
- Có mục tiêu rõ ràng, có tính khả thi cao, thực hiện đƣợc trong một khoảng
thời gian, không gian nhất định.
- Có nguồn lực tại chỗ và bên ngoài để thực thi chƣơng trình (bao gồm vật
tƣ, tiền vốn, lao động, kỹ thuật, giống).
- Có đủ các điều kiện cần thiết để đạt đƣợc các mục tiêu nói trên.
- Tiến độ thực hiện các công việc phải đúng theo kế hoạch đã đƣợc xây dựng
để đạt đƣợc mục tiêu của chƣơng trình.
Tổ chức quản lý các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cấp thôn, bản là
một chuổi quá trình liên tục và có quan hệ mật thiết với nhau từ bƣớc xác định nhu
cầu, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá các hoạt động.

20
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà



Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

Trong tiến trình thực hiện, một số công cụ đƣợc sử dụng nhằm khuyến khích
ngƣời dân tham gia thực sự vào các bƣớc của tiến trình và cũng là phƣơng tiện tiếp
cận chủ yếu giữa cán bộ khuyến nông, khuyến lâm với ngƣời dân giữa ngƣời dân
với ngƣời dân trong các chƣơng trình/dự án khuyến nông, khuyến lâm.
Tiến trình này bao gồm 4 bƣớc cơ bản sau
- Bƣớc 1. Phân tích tình hình
Thực trạng của thôn/bản là bức tranh toàn cảnh mô tả một cách chân thực về
tiềm năng kinh tế, xã hội hiện tại của cộng đồng. Là cơ sở để xác định điểm mạnh,
điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn đang tồn tại ở cộng đồng và là căn cứ để tìm
giải pháp cho những hoạt động khuyến nông, khuyến lâm. Vì vậy phân tích tình
hình của thôn/bản là bƣớc vô cùng quan trọng của tiến trình tổ chức, thực hiện quá
trình khuyến nông, khuyến lâm, nó là cơ sở đầu tiên để xây dựng một chƣơng trình
khuyến nông khuyến lâm có tính khả thi bền vững cho một thôn/bản cụ thể. Phân
tích tình hình bao gồm các bƣớc công việc sau:
a) Chuẩn bị
Xác định các tổ chức, cơ quan có liên quan đến hoạt động khuyến nông
khuyến lâm để phát huy vai trò của các tổ chức này trong quá trình thực hiện công
tác khuyến nông khuyến lâm ở thôn/bản.
Tổ chức họp thôn: Giới thiệu tổ công tác và kết quả làm việc công tác ban
đầu của tổ công tác, xác lập vai trò và sự tham gia của các thành phần trong hoạt
động khuyến nông, khuyến lâm. Lập kế hoạch và thống nhất thời gian tiến hành
phân tích tình hình xác định nhu cầu của thôn/bản.
b) Thu thập thông tin
Sau khi đã thống nhất các vấn đề trong cuộc họp thôn, tiến hành thu thập
thông tin:
Thực trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai, cây trồng, vật nuôi, các hệ

thống canh tác chủ yếu, các kinh nghiệm sản xuất của ngƣời dân/cộng đồng.
Thực trạng về kinh tế xã hội, y tế giáo dục, cơ sở hạ tầng.
Các khó khăn và nhu cầu của ngƣời dân/cộng động về phát triển sản xuất
nông, lâm, nghiệp.
21
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

c) Phân tích thông tin
Các thông tin, tài liệu thu thập đƣợc cần phải phân tích, phân loại để sử dụng
đúng mục đích, đối tƣợng, từ đó có cơ sở để xác định đƣợc những khó khăn, trở
ngại và tiềm năng của thôn/bản để lập kế hoạch sát với thực tế.
Xác định các vấn đề và tiềm năng là cơ sở quan trọng bậc nhất để xây dựng
chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm cho thôn/bản. Nếu làm tốt công tác này
chúng ta có thể hy vọng vào một chƣơng trình khuyến nông khuyến lâm phù hợp
với điều kiện và nhu cầu của thôn/bản.
Họp dân để xác định các vấn đề ƣu tiên (chú trọng đến các hoạt động sản
xuất nông, lâm, nghiệp).
- Bƣớc 2. Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông khuyến lâm
Từ trƣớc đến nay trong quá trình hoạt động khuyến nông, khuyến lâm có hai
hình thức lập kế hoạch thƣờng đƣợc sử dụng, đó là lập kế hoạch từ trên xuống và
lập kế hoạch từ dƣới lên, có sự tham gia của ngƣời dân.
Mọi chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm chỉ có thể thành công nếu biết
kết hợp cả hai hình thức lập kế hoạch trên. Các chƣơng trình quốc gia tạo khuôn

khổ cho các cán bộ khuyến nông khuyến lâm xây dựng các chƣơng trình ở địa
phƣơng, vì nó đề ra những ƣu tiên mà khuyến nông khuyến lâm phải tuân theo. Vì
vậy khi xây dựng các chƣơng trình khuyến nông khuyến lâm ở địa phƣơng cần phối
hợp hài hòa giữa nhu cầu quốc gia với nhu cầu địa phƣơng, đồng thời tận dụng tốt
những nguồn lực bên trong và bên ngoài cộng đồng. Ngƣời cán bộ khuyến nông
khuyến lâm một mặt phải quan tâm đến những mục tiêu quốc gia, địa phƣơng
nhƣng mặt khác cũng phải làm việc với ngƣời dân để cho chƣơng trình trở thành
của ngƣời dân, phản ánh đúng nhu cầu của họ và những gì họ mong muốn xảy ra tại
địa phƣơng.
Sự tham gia của ngƣời dân trong lập kế hoạch là một phần rất quan trọng
trong tiến trình thực hiện khuyến nông khuyến lâm, bởi vì nó giúp cho ngƣời dân và
cán bộ khuyến nông khuyến lâm phân tích một cách xác thực hơn tình hình của địa
phƣơng, đồng thời tạo ra động cơ và lòng tin của ngƣời dân trong việc sử dụng
những tiềm năng, nguồn lực sẵn có để giải quyết các vấn đề ở địa phƣơng.
22
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

a) Tiến trình lập kế hoạch thƣờng thông qua các bƣớc sau
Xây dựng các mục tiêu
Xây dựng mục tiêu phải dựa vào kết quả của bƣớc phân tích tình hình.
Thông thƣờng một chƣơng trình/dự án khuyến nông khuyến lâm thƣờng xây dựng
hai loại mục tiêu: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Cơ sở xây dựng mục tiêu là nhằm giải quyết vấn đề ƣu tiên trong cộng đồng,

một bài tập động não đƣợc thực hiện giữa các bên liên quan và cộng đồng để xác
định các vấn đề, sau đó sử dụng các công cụ thƣơng thảo, bình chọn để tìm kiếm
vấn đề quan trọng mà cộng đồng đang quan tâm nhất về lĩnh vực phát triển
thôn/bản. Từ vấn đề, hậu quả, biến chúng thành mục đích và mục tiêu, viết lại mục
tiêu tổng thể và cụ thể dƣới dạng hành văn rõ ràng.
- Mục tiêu dài hạn: Là mục tiêu xác định cho mỗi thời kỳ của kế hoạch dài
hạn (5 năm) hoặc cho một giai đoạn của dự án (3, 4 hoặc 5 năm). Là sự cụ thể hóa
các mong muốn của cộng đồng trong tƣơng lai xa.
- Mục tiêu ngắn hạn: Thƣờng xác định cho một năm kế hoạch (có thể là 6
tháng). Mục tiêu ngắn hạn là căn cứ để xây dựng các hoạt động cho phù hợp và
thƣờng đi kèm với từng nội dung cụ thể. Do đó nó cần phải cụ thể và phải dựa trên
cơ sở của mục tiêu dài hạn.
b) Xác định các hoạt động, nguồn lực và trách nhiệm
Xác định các hoạt động cụ thể: Để đạt đƣợc các mục tiêu đã xác định cần
phải thông qua các hoạt động cụ thể khi xác định các hoạt động cần phải chú ý các
yêu cầu sau:
- Phù hợp nguồn lực, điều kiện địa phƣơng và đƣợc ngƣời dân/cộng đồng
chấp nhận
- Phù hợp với chính sách của nhà nƣớc và định hƣớng phát triển của địa
phƣơng.
- Phải có tính khả thi cao trong điều kiện của chƣơng trình khuyến nông
khuyến lâm ở thôn bản.
- Nằm trong phạm vi trách nhiệm và năng lực của ngƣời dân cũng nhƣ cán
bộ khuyến nông khuyến lâm.
23
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà



Khóa luận tốt nghiệp

Ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

Xác định nguồn lực và trách nhiệm cho từng hoạt động: Nguồn lực và trách
nhiệm thực hiện cho từng hoạt động là một nội dung quan trọng trong việc lập kế
hoạch cho một chƣơng trình khuyến nông khuyến lâm ở thôn/bản. Hoạt động
khuyến nông khuyến lâm ở thôn/bản thƣờng có sự đóng góp của ba nguồn lực: (1)
Nguồn lực từ ngƣời dân/hộ gia đình, (2) Nguồn lực từ cộng đồng thôn/bản, (3)
Nguồn lực từ Nhà nƣớc hay các tổ chức khác. Trên cơ sở nguồn lực mà xác định
trách nhiệm cho từng bên khi tiến hành các hoạt động khuyến nông khuyến lâm ở
thôn/bản.
Trong quá trình lập kế hoạch, vấn đề xác định nguồn lực và trách nhiệm của
các bên liên quan có ý nghĩa quan trọng. Đây là dịp thảo luận với ngƣời dân để đi
đến thống nhất rằng: Ngƣời dân/cộng đồng không những tham gia vào quá trình lập
kế hoạch mà còn có trách nhiệm đóng góp nguồn lực và thực hiện kế hoạch để nâng
cao hiệu quả của các hoạt động, đảm bảo tính bền vững của các hoạt động khuyến
nông khuyến lâm tại địa phƣơng. Ngƣời dân xác định đƣợc trách nhiệm của mình
trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của riêng mình và của cộng đồng sẽ là yếu
tố cơ bản để xã hội hóa hoạt động khuyến nông khuyến lâm.
Với ý nghĩa nhƣ vậy, nên khi xác định nguồn lực và trách nhiệm cần phải
làm cho ngƣời dân thấy rõ vai trò của mình là vai trò làm chủ và sẵn sàng đảm nhận
trách nhiệm của mình cũng nhƣ huy động tiềm lực cá nhân, hộ gia đình đóng góp để
thực hiện tốt hoạt động khuyến nông khuyến lâm, góp phần nâng cao đời sống của
hộ gia đình và cải thiện điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng.
Phƣơng châm của việc xác định nguồn lực trong phát triển nông thôn nói
chung và khuyến nông khuyến lâm nói riêng là: dân làm, nhà nƣớc hỗ trợ hoặc nhà
nƣớc và nhân dân cùng làm. Theo phƣơng châm này và trên cơ sở của những chủ
trƣơng chính sách của nhà nƣớc và theo mục tiêu của dự án, tổ công tác cùng ngƣời
dân thảo luận cụ thể nguồn lực và trách nhiệm cho từng hoạt động. Cần làm rõ phần

nào là nguồn lực từ dân, phần nào là từ bên ngoài (Cục khuyến nông - khuyến lâm,
2008).

24
GVHD: Hồ Văn Công Nhân

SVTH: Nguyễn Thị Ngân Hà


×