Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

TÌM HIỂU NHU CẦU TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỦ ĐỨC, QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU NHU CẦU TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THỦ ĐỨC, QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: HÀ THỊ NGỌC THƯƠNG
SVTH: TRẦN THỊ NGÂN
Ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp
Niên khóa: 2007 - 2011

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 5/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU NHU CẦU TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC
ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG THỦ ĐỨC, QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
Tác giả
Trần Thị Ngân

Luận văn được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng cử nhân ngành
SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP


Giáo viên hướng dẫn
GV. Hà Thị Ngọc Thương

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 5/2011


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN – PHẢN BIỆN
I. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
1. Nội dung
…………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………...
2. Phương pháp nghiên cứu
…………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………...
3. Kết luận đề tài
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………...
II. Nhận xét của giáo viên phản biện
1. Nội dung
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………...
2. Phương pháp nghiên cứu
…………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………...
3. Kết luận đề tài

……………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………….......


LỜI CẢM ƠN
Qua nhiều năm học tập gian khổ, có được kết quả như ngày hôm nay. Con
xin ngàn lời cảm ơn cha mẹ đã sinh ra con, đã hy sinh và nuôi dạy con nên
người, ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ con không bao giờ quên. Em cũng xin
cám ơn các chị đã hy sinh tất cả cho em để em có được mọi điều kiện tốt trong
thời gian em theo học tại trường.
Em cũng xin chân thành cảm ơn:
Toàn thể qúy thầy cô, ban giám hiệu các trường tiểu học mương mán,
trung học cơ sở mương mán, phổ thông trung học Bán Công Phan Chu Trinh,
đã tận tình dạy bảo em trong những ngày đầu của thời học sinh.
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm đã dạy bảo em trong suốt 4 năm theo
học tại trường.
Toàn thể qu ‎ý thầy, cô trong Bộ Môn Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp,
trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình giúp đỡ và dạy dỗ em trong suốt quá
trình là sinh viên trong khoa.
Giảng viên Hà Thị Ngọc Thương, bộ Môn Sư Phạm Kỹ Thuật Nông
Nghiệp đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Ban giám hiệu, qúy thầy cô cùng toàn thể các bạn học sinh trường THPT
Thủ Đức đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề tài này.
Mình cũng xin cám ơn các bạn sinh viên lớp DH07SP đã luôn bên mình,
động viên an ủi những khi mình cần, để mình có thể hoàn thành công việc học
tập tại trường trong thời gian xa nhà vừa qua.
Chúc mọi người sức khỏe để hoàn thành công việc của mình, thành công
trong cuộc sống!


i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

ĐH

Đại học

NXB

Nhà xuất bản

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TS

Tiến sỹ
Tổ chức giáo dục, khoa
học và văn hóa của liên

WHO

hiệp quốc
Qũy cứu trợ nhi đồng
quốc tế của Liên Hiệp

UNICEF

Quốc

F

Tần số

ii


TÓM TẮT
Trong xã hội công nghiệp, con người trở nên bận rộn hơn, năng động
hơn, cuộc sống vật chất đầy đủ hơn nhưng con người lại phải đối mặt với
những hiện tượng tâm lí - xã hội. Việc yêu cầu cao ở một xã hội hiện đại
làm gia tăng áp lực của gia đình, xã hội lên hoạt động học tập, nghề nghiệp,
những chứng bệnh của nền công nghiệp hóa như trầm cảm, stress, rối loạn
cảm xúc, hành vi, các thắc mắc về giới tính vướng mắc trong quan hệ bạn

bè, cha mẹ, thầy cô,… làm các em rơi vào tâm trạng dồn nén, lúng túng, lo
âu. Do đó nhu cầu được tư vấn tâm lí là hết sức cần thiết. Vì vậy, người
nghiên cứu thực hiện đề tài “Tìm hiểu nhu cầu tư vấn tâm lí học đường của
học sinh trường THPT Thủ Đức, quận Thủ Đức Tp. HCM”.
Thời gian nghiên cứu: 9/2010 đến tháng 5/2011
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài người nghiên
cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: phương pháp
nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn, điều tra khảo sát (khảo sát 350
học sinh), phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
Kết quả thu được
Phần lớn học sinh trường THPT Thủ Đức gặp khó khăn trong cuộc sống
hằng ngày với các mức độ khác nhau. Và vì thường gặp những khó khăn trong
cuộc sống nên đa phần các em có tâm trạng không thoải mái.
Đa số học sinh trường THPT Thủ Đức gặp khó khăn trong cuộc sống
hằng ngày, nhất là trong các lĩnh vực như học tập, lí tưởng nghề nghiệp tương
lai, sức khỏe, giới tính và xây dựng quan hệ với những người xung quanh (cha
mẹ, anh chị em trong gia đình, thầy cô và bạn bè). Việc gặp những khó khăn
trên làm cho tâm trạng của các em thường xuyên lo lắng và nó gián tiếp ảnh
hưởng đến cuộc sống thường ngày của các em.
Việc giải quyết được những khó khăn các em gặp phải là rất cần thiết vì
những khó khăn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của các em. Vậy cách giải quyết
với những khó khăn của học sinh trường THPT Thủ Đức là gì? Và các em có
hài lòng với cách giải quyết đó không.

iii


Từ kết quả khảo sát cho thấy cách giải quyết khó khăn mà học sinh trường
THPT Thủ Đức lựa chọn nhiều nhất là tìm đến sự giúp đỡ của những người
xung quanh và người mà các tìm đến lúc gặp khó khăn đó là bạn bè. Mặc dù

cách thức giải quyết trên được các em lựa chọn nhiều nhất nhưng đa số các em
vẫn có tâm trạng hồi hộp và lo lắng sau khi giải quyết những khó khăn đó. Sở
dĩ học sinh trường THPT Thủ Đức vẫn có tâm trạng hồi hộp và lo lắng sau khi
giải quyết khó khăn là vì các em thấy được hiệu quả của các cách thức giải
quyết trên không cao, cho nên những khó khăn của các em vẫn chưa được giải
quyết dứt điểm.
Từ đây thấy nhu cầu chia sẽ của học sinh trường THPT Thủ Đức là rất lớn
nhưng lại chưa có nơi thật sự tin tưởng để các em tới.
Học sinh THPT Thủ Đức ít hiểu biết về các dịch vụ tư vấn tâm lí trong
xã hội nên tỉ lệ các em tham gia tư vấn tâm lí là rất ít.
Thực tiễn công tác tư vấn - hướng nghiệp cho học sinh tại trường THPT
Thủ Đức còn yếu.
Thực tế học sinh trường THPT Thủ Đức có nhu cầu được tư vấn tâm lí
và hình thức tổ chức tư vấn mà các em mong muốn là tư vấn trực tiếp tại
trường, sau đó là tư vấn qua điện thoại, internet, đài phát thanh và cuối cùng
là thư
Do đó, trường THPT Thủ Đức cần phát triển mạng lưới phòng tư vấn để
thỏa mãn nhu cầu cần được tư vấn của học sinh.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. ii
TÓM TẮT .........................................................................................................iii

MỤC LỤC .......................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC BIỀU ĐỒ ...........................................................................x
Chương I: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 1
1.2 Giới thiệu về nghiên cứu .......................................................................... 2
1.2.1 Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu. .................................................................................... 2
1.2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2
1.2.4 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 2
1.2.5 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
1.2.6 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
1.2.7 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3

1.3 Tiến trình nghiên cứu. ............................................................................... 3
1.4 Cấu trúc luận văn………………………………………………………………..4

Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................. 5
2.1 Lược khảo những nghiên cứu trước đây ................................................... 5
2.2 Một số khái niệm, thuật ngữ. .................................................................... 8
2.2.1 Nhu cầu là gì? ............................................................................................. 8
2.2.2 Tâm lí là gì? ................................................................................................ 9
2.2.3 Tư vấn và tham vấn. .................................................................................. 10
2.2.4 Tư vấn tâm lí là gì? ................................................................................... 12
2.2.5 Tư vấn tâm lí học đường là gì? ................................................................. 13

2.3 Những vấn đề về nhu cầu. ...................................................................... 13
2.3.1 Đặc điểm nhu cầu. ..................................................................................... 13
2.3.2 Phân loại nhu cầu. ..................................................................................... 13


2.4 Những vấn đề về tư vấn tâm lí học đường. ............................................. 15

v


2.4.1 Sơ lược lịch sử ngành tư vấn tâm lí. ......................................................... 15
2.4.2 Các hình thức tư vấn tâm lí. ...................................................................... 15
2.4.3 Nguyên tắc thực hiện tư vấn tâm lí. .......................................................... 16
2.4.4 Một số khía cạnh đạo đức nghề nghiệp của nhà tư vấn tâm lí. ................. 18
2.4.5 Vai trò của tư vấn tâm lí học đường. ........................................................ 19

2.5 Tâm lí học sinh THPT. ........................................................................... 20
2.5.1 Khái niệm tuổi thanh niên. ........................................................................ 20
2.5.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí. .................................... 21
2.5.2.1 Đặc điểm về thể chất. .......................................................................... 21
2.5.2.2 Giới tính – sức khỏe sinh sản. ............................................................. 22
2.5.3 Hoạt động học tập và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT. ............ 22
2.5.3.1 Hoạt động học tập. .............................................................................. 22
2.5.3.2 Hoạt động lựa chọn nghề nghiệp. ....................................................... 23
2.5.4 Đặc điểm nhân cách ở lứa tuổi THPT. ...................................................... 24
2.5.4.1 Sự phát triển của tự ý thức, tự đánh giá. ............................................. 24
2.5.4.2 Sự hình thành thế giới quan. ............................................................... 26
2.5.4.3 Hoạt động giao tiếp. ............................................................................ 27

2.6 Một số khó khăn về mặt tâm lí ở học sinh THPT. .................................. 30
2.6.1 Một số khó khăn trong học tập. ................................................................ 30
2.6.2 Một số khó khăn trong quan hệ với cha mẹ. ............................................. 31
2.6.3 Một số khó khăn trong quan hệ với thầy cô giáo. ..................................... 31
2.6.4 Một số khó khăn nảy sinh trong quan hệ với bạn bè. ............................... 32


2.7 Nhu cầu tư vấn tâm lí của học sinh THPT. ............................................. 33
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 34
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................ 34
3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi ............................................... 34
3.3 Phương pháp phỏng vấn ......................................................................... 35
3.4 Phương pháp phân tích định tính ............................................................ 36
3.5 Phương pháp phân tích định lượng ......................................................... 36
3.6 Phương pháp so sánh. ............................................................................. 36
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 37

vi


4.1 Sơ lược về trường THPT Thủ Đức. ........................................................ 37
4.2 Tâm lí của học sinh trường THPT Thủ Đức. .......................................... 38
4.2.1 Thực trạng những khó khăn mà học sinh trường THPT Thủ Đức gặp phải.
.......................................................................................................................... 38
4.2.2 Tâm lí hiện tại của học sinh trường THPT Thủ Đức. ............................... 39
4.2.3 Những vấn đề học sinh trường THPT Thủ Đức đang khó khăn và cần tư
vấn hiện nay. ................................................................................................... 41
4.2.4 Ảnh hưởng của những khó khăn tâm lí đến cuộc sống của học sinh trường
THPT Thủ Đức. .............................................................................................. 44
4.2.5 Cách thức giải quyết với những khó khăn tâm lí của học sinh trường THPT
Thủ Đức. ......................................................................................................... 46
4.2.6 Người mà các em tìm đến để nhờ sự giúp đỡ. .......................................... 50
4.2.7 Hiệu quả từ sự giúp đỡ mà học sinh trường THPT Thủ Đức nhận được. . 52
4.2.8 Mức độ hài lòng của học sinh trường THPT Thủ Đức sau khi giải quyết
khó khăn tâm lí. ............................................................................................... 53

4.3 Mức độ tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lí trong xã hội của học sinh trường

THPT Thủ Đức. ............................................................................................ 56
4.4 Mức độ tham gia các chuyên mục tư vấn tâm lí trong xã hội của học sinh
trường THPT Thủ Đức. ................................................................................ 58
4.5 Nhận thức của học sinh trường THPT Thủ Đức về tầm quan trọng của
phòng tư vấn tâm lí. ...................................................................................... 60
4.5.1 Nhận thức của học sinh trường THPT Thủ Đức về tầm quan trọng của hoạt
động tư vấn tâm lí. .......................................................................................... 60
4.5.2 Thực tế về phòng tư vấn tâm lí học sinh của trường THPT Thủ Đức .... . 61
4.5.3 Nhu cầu của học sinh trường THPT Thủ Đức về việc mở phòng tư vấn tâm
lí tại trường. ..................................................................................................... 62
4.5.4 Nhu cầu của học sinh trường THPT Thủ Đức về cán bộ tư vấn. .............. 64
4.5.5 Nhu cầu của học sinh trường THPT Thủ Đức về hình thức tư vấn. ......... 67
4.5.6 Đánh giá hiệu quả của tư vấn tâm lí đối với học sinh trường THPT Thủ
Đức. ................................................................................................................. 69

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 72
5.1 Kết luận ................................................................................................... 72

vii


5.2 Kiến nghị. ................................................................................................ 76
5.2.1 Về phía nhà trường ................................................................................... 76
5.2.2 Về phía giáo viên ...................................................................................... 77
5.2.3 Về phía gia đình ........................................................................................ 78
5.2.4 Về phía học sinh ........................................................................................ 78

5.3 Hướng mới của đề tài .............................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................1
PHỤ LỤC 1....................................................................................................................4

PHỤ LỤC 2....................................................................................................................5

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Thực trạng những khó khăn mà học sinh trường THPT Thủ Đức gặp
phải. ............................................................................................................................... 38
Bảng 4.2: Tâm lí hiện tại của học sinh trường THPT Thủ Đức. ...................... 39
Bảng 4.3: Những vấn đề học sinh trường THPT Thủ Đức đang gặp khó khăn và
cần tư vấn hiện nay. .......................................................................................... 41
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của những khó khăn tâm lí đến cuộc sống của học sinh
trường THPT Thủ Đức. .................................................................................... 44
Bảng 4.5: Cách thức giải quyết với những khó khăn tâm lí hiện tại của học sinh
trường THPT Thủ Đức. .................................................................................... 46
Bảng 4.6: Người mà các em tìm đến để nhờ sự giúp đỡ. ................................. 50
Bảng 4.7: Hiệu quả từ sự giúp đỡ mà học sinh trường THPT Thủ Đức nhận được. . 52
Bảng 4.8: Mức độ hài lòng của học sinh trường THPT Thủ Đức sau khi giải
quyết khó khăn tâm lí. ...................................................................................... 53
Bảng 4.9: Sự hiểu biết của học sinh trường THPT Thủ Đức với dịch vụ tư vấn
tâm lí trong xã hội. ............................................................................................ 56
Bảng 4.10: Mức độ tham gia các chuyên mục tư vấn tâm lí trong xã hội của học
sinh trường THPT Thủ Đức. ............................................................................ 58
Bảng 4.11: Nhận thức của học sinh trường THPT Thủ Đức về tầm quan trọng
của hoạt động tư vấn tâm lí. ............................................................................. 60
Bảng 4.12: Thực tế về phòng tư vấn tâm lí học sinh của trường THPT Thủ Đức. ....61
Bảng 4.13: Nhu cầu của học sinh trường THPT Thủ Đức về việc mở phòng tư
vấn tâm lí tại trường. ........................................................................................ 62
Bảng 4.14: Nhu cầu của học sinh trường THPT Thủ Đức về cán bộ tư vấn. . 64
Bảng 4.15: Nhu cầu của học sinh trường THPT Thủ Đức về hình thức tư vấn. ..... 67

Bảng 4.16: Đánh giá hiệu quả của tư vấn tâm lí đối với học sinh trường THPT
Thủ Đức. ........................................................................................................... 69

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: So sánh thực trạng những khó khăn của học sinh khối 10, 11, 12
gặp phải. ............................................................................................................ 38
Biểu đồ 4.2: So sánh trạng thái tâm lí của học sinh khối 10, 11, 12 ................. 40
Bảng 4.3: So sánh những vấn đề học sinh trường THPT Thủ Đức đang gặp khó
khăn và cần tư vấn hiện nay. ............................................................................. 43
Biểu đồ 4.4: So sánh ảnh hưởng của khó khăn tâm lí đến cuộc sống của học
sinh khối 10, 11, 12. .......................................................................................... 45
Biểu đồ 4.5: So sánh cách giải quyết với những khó khăn của học sinh khối 10,
11, 12 ................................................................................................................. 49
Biểu đồ 4.6: So sánh người mà học sinh khối 10, 11, 12 tìm đến khi gặp khó
khăn. .................................................................................................................. 51
Biểu đồ 4.7: So sánh hiệu quả từ sự giúp đỡ mà học sinh khối 10, 11, 12 nhận
được. .................................................................................................................. 53
Biểu đồ 4.8: So sánh tâm lí sau khi giải quyết khó khăn của học sinh khối 10,
11, 12. ................................................................................................................ 54
Biểu đồ 4.9: So sánh mức độ hiểu biết về các dịch vụ tư vấn tâm lí trong xã hội
của học sinh khối 10, 11, 12. ............................................................................. 57
Biểu đồ 4.10: So sánh mức độ tham gia các dịch vụ tư vấn tâm lí trong xã hội
của học sinh khối 10, 11, 12. ............................................................................. 59
Biểu đồ 4.11: So sánh nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn tâm lí
của học sinh khối 10, 11, 12. ............................................................................. 61
Biểu đồ 4.12: Nhu cầu của học sinh trường THPT Thủ Đức về việc mở phòng
tư vấn tâm lí tại trường. ..................................................................................... 63

Biểu đồ 4.13: Nhu cầu của học sinh trường THPT Thủ Đức về cán bộ tư vấn....... 65
Biểu đồ 4.14: So sánh nhu cầu của học sinh trường THPT Thủ Đức về hình
thức tư vấn tâm lí. .............................................................................................. 68
Biểu đồ 4.15: So sánh đánh giá hiệu quả của tư vấn tâm lí đối với học sinh khối
10, 11, 12. .......................................................................................................... 70

x


GVHD : Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Ngân

Chương I: GIỚI THIỆU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong xã hội công nghiệp, con người trở nên bận rộn hơn, năng động hơn,
cuộc sống vật chất đầy đủ hơn nhưng bên cạnh đó con người lại phải đối mặt
với những hiện tượng tâm lí – xã hội. Việc yêu cầu cao ở một xã hội hiện đại
làm gia tăng áp lực của gia đình, xã hội lên hoạt động học tập, nghề nghiệp,
những chứng bệnh của nền công nghiệp hóa như trầm cảm, stress, rối loạn cảm
xúc, hành vi, các thắc mắc về giới tính vướng mắc trong quan hệ bạn bè, cha
mẹ, thầy cô,… Không phải ai cũng có thể tự mình vượt qua được những áp lực
đó. Nhu cầu tư vấn tâm lí trở thành một nhu cầu cấp thiết và mang một ‎ý nghĩa
xã hội rất lớn. Nhu cầu tư vấn là nhu cầu không thể thiếu đối với mọi lứa tuổi.
Đặc biệt nhất là học sinh THPT đang chịu nhiều áp lực từ vấn đề học tập.
Theo Nguyễn Tùng Lâm (2009), thì hoạt động tư vấn tâm lí học đường
cần tồn tại dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Các hoạt động tư vấn tâm
lí học đường cần đa dạng từ hoạt động đào tạo đến nghiên cứu, ứng dụng và
sâu chuỗi lại thành một hoạt động chung thống nhất về mục tiêu, chương trình.
Cần làm tốt công tác tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh và những người làm

công tác giáo dục nhận thức được tính cấp thiết của tâm l‎í học đường với mỗi
trường học, mỗi học sinh. Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống học sinh, nâng
cao chất lượng giáo dục.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã thống kê rối nhiễu tâm lí đứng thứ 5
trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật cho con người. Ở lứa tuổi học
đường, rối nhiễu tâm lí là nguyên nhân chính làm giảm sút chất lượng đào tạo,
tăng tỉ lệ bỏ lớp.
Thế hệ trẻ là thế hệ tương lai xây dựng đất nước. Trước tình hình xã hội
tác động tâm lí như thế, nhà trường gia đình và xã hội nói chung phải có biện
pháp để giúp đỡ, định hướng cho các em. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên
người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nhu cầu tư vấn tâm lí
học đường của học sinh trường THPT Thủ Đức, quận Thủ Đức Tp. HCM”.

Khóa luận tốt nghiệp

1

Ngành SPKTNN


GVHD : Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Ngân

1.2 Giới thiệu về nghiên cứu
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nhu cầu tư vấn tâm lí học đường của học sinh trường THPT Thủ
Đức nhằm nắm bắt được tâm lí, nhu cầu tư vấn tâm lí của học sinh. Từ đó đề
xuất các giải pháp giúp học sinh giải quyết những khó khăn trong đời sống tinh
thần và nhằm hoàn thiện dần quá trình giáo dục.

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu.
Câu 1: Tâm lí học sinh trường THPT Thủ Đức hiện nay như thế nào?
Câu 2: Học sinh trường THPT Thủ Đức có nhu cầu tư vấn tâm lí hay không?
Câu 3: Các phương diện cần được tư vấn tâm lí của học sinh khối 10, 11, 12
trường Thủ Đức có gì giống và khác nhau không?
1.2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, người nghiên cứu
sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về tư vấn tâm lí, đặc điểm
tâm lí chung học sinh THPT, một số khía cạnh khó khăn tâm lí học sinh thường
gặp (phục vụ cho câu hỏi nghiên cứu 1, 2, 3).
- Nhiệm vụ 2: Đi khảo sát, phát phiếu điều tra lấy kết quả thực tế về nhu cầu tư
vấn tâm lí của học sinh trường THPT Thủ Đức (phục vụ câu hỏi nghiên cứu 1,
2, 3).
- Nhiệm vụ 3: Tiến hành phân tích, đánh giá và so sánh số liệu khảo sát (phục
vụ câu hỏi nghiên cứu 1, 2, 3).
- Nhiệm vụ 4: Đề xuất các giải pháp giải quyết khó khăn tâm lí, giải pháp mở
phòng tư vấn tâm lí cho học sinh trường THPT Thủ Đức.
1.2.4 Giả thuyết nghiên cứu
Nhu cầu tư vấn tâm lí của học sinh trường THPT Thủ Đức là rất cao. Có
sự khác biệt giữa mức độ và biểu hiện nhu cầu tư vấn tâm lí giữa các nhóm
khách thể khảo sát. Nội dung và hình thức học sinh trường THPT Thủ Đức
mong đợi là rất phong phú và đa dạng, mặc dù vậy các em vẫn chưa được tiếp
cận với hoạt động tư vấn tâm lí.

Khóa luận tốt nghiệp

2

Ngành SPKTNN



GVHD : Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Ngân

1.2.5 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu tư vấn tâm lí học đường của học sinh trường
THPT Thủ Đức.
- Khách thể nghiên cứu: 350 học sinh khối 10, 11, 12 trường THPT Thủ Đức.
1.2.6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp định tính.
- Phương pháp định lượng.
- Phương pháp so sánh.
1.2.7 Phạm vi nghiên cứu
Do khả năng của người nghiên cứu và giới hạn của phạm vi thực hiện luận
văn, đề tài chỉ khảo sát 350 học sinh của 3 khối 10, 11, 12 trường THPT Thủ
Đức.
1.3 Tiến trình nghiên cứu.
Đề tài sẽ thực hiện từ 15/9/2010 đến 1/5/2011 cụ thể như sau:
STT

Các giai đoạn

1

Tháng 9/2010


2

Tháng 10/2010

3

Tháng 11/201012/2011

Công việc

Tháng 1-3/2011

Người nghiên

cương

cứu

Sửa đề cương

Ghi chú

Người nghiên
cứu

Viết cơ sở lí luận, thực hiện Người nghiên
nghiên cứu, soạn phiếu

cứu


khảo sát
Phỏng vấn
Thu thập số liệu

Khóa luận tốt nghiệp

hiện

Hoàn thành và nộp đề

Phát phiếu hỏi
4

Người thực

3

Người nghiên
cứu

Ngành SPKTNN


GVHD : Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Ngân

Hoàn thành chương 4, 5
5


Tháng 4/2011

Chỉnh sửa và hoàn thành

Người nghiên
cứu

đề tài
6

Tháng 5/2011

Báo cáo

Người nghiên
cứu

1.4 Cấu trúc luận văn.
Khóa luận gồm 5 chương:
1) Chương 1: Giới thiệu
- Lí do chọn đề tài.
- Giới thiệu về nghiên cứu.
- Kế hoạch nghiên cứu.
- Giới thiệu cấu trúc luận văn.
2) Chương 2: Cơ sở lí luận
- Những lí thuyết mà người nghiên cứu dựa vào đó để tiến hành nghiên cứu
như:
+ Các khái niệm về tâm lí, nhu cầu, tư vấn.
+ Những vấn đề về tư vấn tâm lí học đường.

+ Tâm lí của học sinh THPT.
- Tóm tắt, nhận định về cách làm, cách phân tích của những nghiên cứu trước
đây.
3) Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Mô tả một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.
- Mô tả những giai đoạn, công việc chính, hoạt động thực hiện phục vụ cho
nghiên cứu.
4) Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày số liệu nghiên cứu và phân tích kết quả thu được.
5) Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Người nghiên cứu rút ra kết luận từ vấn đề nghiên cứu và từ đó có thể đưa
ra một số đề xuất cho việc thành lập phòng tư vấn tam lí học đường nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục.
Khóa luận tốt nghiệp

4

Ngành SPKTNN


GVHD : Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Ngân

Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Lược khảo những nghiên cứu trước đây
Trong quá trình thực hiện đề tài người nghiên cứu đã tìm hiểu sơ lược về
những công trình nghiên cứu có liên quan trước đây làm cơ sở cho vấn đề
nghiên cứu của mình.
Tác giả Trần Minh Đức và Đỗ Hoàng, 2006. Tham vấn học đường –

nhìn từ góc độ giới. Tạp chí tâm lí. Số 11. Trang 45-51.Trong bài viết đã đề cập
đến vấn đề tham vấn tâm lí học đương nhìn từ góc độ giới. Nhóm tác giả đã đề
cập đến sự khác biệt về nhu cầu tham vấn của học sinh nam và nữ. Theo nhóm
tác giả, nhà tham vấn tâm lí học đường cần nắm bắt được mối quan hệ khác
nhau giữa học sinh nam và học sinh nữ, phân tích được mối tác động của mối
quan hệ tham vấn, hiệu quả của nhà tham vấn tâm lí học đường là nam hay là
nữ. Từ đó đề xuất việc nâng cao nhận thức về giới của các nhà tham vấn học
đường của các nhà khoa học lấy giới hạn trung tâm trong quá trình tham vấn.
Nguyễn Phương Hoa, 2002. Cần có chuyên viên tư vấn tâm lí trong
trường học. Tạp chí tâm lí. Số 9. Trang 44 – 45. Trong bài viết đã đề cập đến
nhu cầu tư vấn tâm lí của học sinh THPT hiện nay cũng như sự cần thiết của
chuyên viên trong trường học.
Hội thảo Khoa học quốc gia, 2006. Tư vấn tâm lí – giáo dục – lí luận,
thực tiễn và định hướng phát triển. Tp. HCM. Trong đó có bài viết của Lê Thị
Ngọc Dung với chủ đề “Hoạt động tư vấn tâm lí giáo dục – thực trạng và giải
pháp”, qua bài viết tác giả đã nêu lên được tầm quan trọng của hoạt động tham
vấn tâm lí học đường, và nêu lên được thực trạng hiện nay học sinh rất cần
phòng tư vấn tâm lí, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp cho tư vấn tâm lí.
Hội thảo Khoa học quốc gia, 2006. Tư vấn tâm lí – giáo dục – lí luận, thực
tiễn và định hướng phát triển. Tp. HCM. Trong đó có bài viết của Trần Thị
Hương với chủ đề “Một số ý ‎ kiến về hoạt động tham vấn tâm lí học đường”.
Qua bài viết tác giả đã đề cập đến tư vấn tâm lí học đường và các yêu cầu của
học sinh về phẩm chất, năng lực của nhà tư vấn. Nội dung và hình thức của
tham vấn tâm lí học đường. Ngoài ra trong bài viết còn nêu ra việc tìm hiểu ý
kiến của nhà trường và phụ huynh học sinh về tham vấn tâm lí học đường.
Khóa luận tốt nghiệp

5

Ngành SPKTNN



GVHD : Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Ngân

Hội thảo Khoa học quốc gia, 2006. Tư vấn tâm lí – giáo dục – lí luận,
thực tiễn và định hướng phát triển. TP. HCM. Trong đó có bài viết của tác giả
Bùi Ngọc Oánh với chủ đề “Kết hợp việc tham vấn trong tư vấn”. Trong bài
viết tác giả đã phân biệt hoạt động tư vấn là gì và tham vấn là gì nhằm từ đó có
thể lồng ghép hai hoạt động trên vào nhau và làm cho hoạt động tư vấn hiệu
quả hơn.
Hoàng Thị Nhuận, 2008. Nhu cầu về phòng tư vấn tâm lí học đường của
trường THPT Tân Phú Định Quán – Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp. Niên khóa
2004 – 2008.
Trong luận văn nổi bật một số ưu điểm như: người nghiên cứu tham khảo
nhiều tài liệu và đưa ra cơ sở lí luận rõ ràng, kết luận vấn đề nghiên cứu phù
hợp với mục tiêu mà người nghiên cứu đã đề ra, đặc biệt nghiên cứu nêu bật
được sự khác nhau về nhu cầu tư vấn tâm lí giữa học sinh khối 10, 11, 12. Song
bên cạnh những ưu điểm nghiên cứu có một số nhược điểm như: fomat chưa
đẹp, người nghiên cứu có trình bày lược khảo vấn đề nghiên cứu nhưng chưa
đưa ra được ưu điểm, nhược điểm của tài liệu tham khảo nhằm để rút ra được
các lỗi mà người nghiên cứu trước phạm phải, đề tài chưa nêu lên được câu hỏi
nghiên cứu.
Nguyễn Thị Bích Hạnh, 2008. Tìm hiểu nhu cầu tư vấn tâm lí học
đường của sinh viên trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn. ĐH quốc gia Tp.
HCM. Luận văn tốt nghiệp khoa sư phạm kỹ thuật nông nghiệp. Niên khóa
2004 – 2008.
Trong luận văn nổi bật một số ưu điểm như: người nghiên cứu tham khảo
nhiều tài liệu và có phần cơ sở lí luận rõ ràng, song bên cạnh những ưu điểm

nghiên cứu còn mắc phải các lỗi như luận văn có đề cập đến nhu cầu tư vấn
tâm lí nhưng chưa đưa ra được khái niệm nhu cầu tư vấn tâm lí là gì, người
nghiên cứu chưa nêu bật được câu hỏi của vấn đề cần nghiên cứu.
Trần Thị Thái Huyền, 2008. “Tìm hiểu nhu cầu tư vấn học tập sinh viên
trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM”. Luận văn tốt nghiệp ĐH – sinh viên khoa sư
phạm kỹ thuật nông nghiệp. Niên khóa 2004 – 2008.

Khóa luận tốt nghiệp

6

Ngành SPKTNN


GVHD : Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Ngân

Đề tài nghiên cứu có một số ưu điểm nổi bật so với các đề tài cùng niên khóa là
đã nêu bật được vấn đề cần nghiên cứu, người nghiên cứu tham khảo nhiều tài
liệu, có cơ sở lí luận khá đầy đủ. Bên cạnh đó thì nghiên cứu còn mắc phải một
số hạn chế như chưa nêu được giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, lỗi
fomat nhiều và cách ghi tài liệu tham khảo chưa thống nhất.
Phan Thị Mỹ Phú, 2008. “Tìm hiểu nhu cầu tư vấn tâm lí của sinh viên
trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM”. Luận văn tốt nghiệp ĐH – sinh viên khoa sư
phạm kỹ thuật nông nghiệp. Niên khóa 2004 – 2008.
Đề tài có ưu điểm cấu trúc cơ sở lí luận rõ ràng, người nghiên cứu có tham
khảo nhiều tài liệu, kết luận và kiến nghị phù hợp với mục tiêu đề ra xong đề
tài còn phạm phải nhiều lỗi chính tả, đề tài giống những đề tài cùng khóa là
chưa có câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phiếu thăm dò ý kiến có

câu có quá nhiều ý nhỏ sẽ làm cho khách thể nghiên cứu dễ nhàm chán và
không nhiệt tình (câu 1: nội dung khúc mắc tâm lí có tới 43 ý nhỏ) ngoài ra đề
tài không có hướng phát triển tiếp theo.
Trần Thị Thu Thảo, 2010. “Tìm hiểu nhu cầu về tư vấn tâm lí học
đường của học sinh THPT”. Luận văn tốt nghiệp ĐH – sinh viên khoa sư phạm
kỹ thuật nông nghiệp. Niên khóa 2006 – 2010. Đề tài có nhiều ưu điểm nỗi bật
như cơ sở lí luận ngắn gọn nhưng đầy đủ, tài liệu tham khảo rõ ràng, đề tài nêu
bật được sự khác nhau về nhu cầu tư vấn tâm lí giữa học sinh thành thị và nông
thôn, phiếu tham dò ý kiến xúc tích, ngắn gọn và đầy đủ, ở mỗi nội dung đưa ra
người nghiên cứu có kết luận rõ ràng, sâu sắc. Song đề tài trên chưa nêu lên
được giả thuyết nghiên cứu.
Nguyễn Thị Trang, 2007. “ Tìm hiểu vai trò của giáo viên chủ nhiệm
trong tư vấn tâm lí học sinh ở một số trường trung học phổ thông, quận Thủ
Đức. Tp. HCM”. Đề tài có khá nhiều ưu điểm nổi bật như đề tài có cơ sở lí luận
rõ ràng, nhiều tài liệu tham khảo, có kết quả nghiên cứu rõ ràng xong đề tài còn
tồn tại một số nhược điểm như lỗi đánh máy, trình bày luận văn chưa được đẹp
mắt, đề tài chưa nêu được giả thuyết nghiên cứu.
Qua lược khảo các nghiên cứu trên, người nghiên cứu đã rút ra được nhiều
bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu của mình. Để nghiên cứu có thể hoàn
Khóa luận tốt nghiệp

7

Ngành SPKTNN


GVHD : Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Ngân


thiện hơn, người nghiên cứu sẽ khắc phục những hạn chế mà các nghiên cứu
trước đã mắc phải và phát huy các ưu điểm của các nghiên cứu trên.
2.2 Một số khái niệm, thuật ngữ.
2.2.1 Nhu cầu là gì?
Nhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lí của con người, nó chi phối
một cách mãnh liệt đến đời sống tâm lí nói chung, đến hành vi của con người
nói riêng.
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lí của con người; là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển.
Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lí, mỗi
người có những nhu cầu khác nhau ().
Nhu cầu là những đòi hỏi mà con người cần để sống, tồn tại và phát triển.
Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực, đó chính là động cơ thúc đẩy con
người họat động. Vì vậy muốn giáo dục và phát triển nhân cách của con người
cần chú trọng đến việc giáo dục nhu cầu, tạo nên cho họ những nhu cầu đúng
đắn, lành mạnh phù hợp với yêu cầu và sự phát triển của tâm lí con người
(Nguyễn Thị Thu Hiền, 2000).
Nguyễn Quang Uẩn (2003), cho rằng nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con
người thấy cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
Theo Herry Musay (2002), khi nghiên cứu về vấn đề nhu cầu khẳng định:
“Nhu cầu là một tổ chức cơ động, hướng dẫn và thúc đẩy hành vi. Nhu cầu ở
mỗi người khác nhau về mức độ, đồng thời các loại nhu cầu chiếm ưu thế cũng
khác nhau ở mỗi người” ().
Đề cập đến vấn đề nhu cầu khi nghiên cứu về nhân cách. Theo
B.Ph.Lomov (2000), cho rằng nhu cầu về vật chất không phải là tất cả, nhu cầu
về mặt xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
cách. Các nhu cầu có mức độ của nó. Ví dụ như: nhu cầu nhận thức đi từ sự tò
mò tới sự tìm kiếm chân lí một cách say mê, nhu cầu nghỉ ngơi đi từ việc cần
phải thư giản, ngủ cho đến cách li tạm thời với các hình thức quen thuộc của
đời sống xã hội… Nhu cầu cao nhất là nhu cầu sáng tạo.


Khóa luận tốt nghiệp

8

Ngành SPKTNN


GVHD : Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Ngân

Tóm lại, nhu cầu là một tổ chức cơ động, hướng dẫn và thúc đẩy hành
vi. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lí nói chung, đến hành vi của
con người nói riêng. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hành động, nhu cầu
càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Nhu cầu của mỗi cá
nhân đa dạng và vô tận, việc thỏa mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời
tạo ra một nhu cầu khác theo định hướng mới. Nhu cầu là một động lực quan
trọng thúc đẩy con người hành động nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
2.2.2 Tâm lí là gì?
Từ điển tiếng việt (1988), định nghĩa “Tâm lí là ý nghĩ, tình cảm làm
thành thế giới nội tâm, thế giới bên trong của con người”.
Thế giới tâm lí con người rất phong phú và đa dạng, để thực sự hiểu được
“tâm lí là gì?” thật không đơn giản. Tùy theo thế giới quan của mỗi tác giả và
các trào lưu văn hóa, tư tưởng của loài người mà các nhà tư tưởng, nhà tâm lí
học có cách định nghĩa tâm lí khác nhau. Sau đây xin giới thiệu một số khái
niệm.
Theo Phạm Minh Hạc (1988), cho rằng tâm lí là chức năng của não.
Thông qua hình ảnh tâm lí, não điều khiển hoạt động của con người. Tác động
đến tâm lí tức là tác động đến thần kinh.

Nguyễn Thị Thu Hiền (2000), cho rằng tâm lí của con người là một dạng
đặc biệt và là dạng cao nhất của sự phản ánh hiện thực khách quan vào não
người. Hoạt động phản ánh có ‎ý thức đó thể hiện ở các quá trình nhận thức,
tình cảm, ý chí và các thuộc tính tâm lí như phẩm chất, năng lực của cá nhân.
Khái niệm tâm lí trong tâm lí học bao gồm tất cả những hiện tượng tinh
thần như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tư tưởng, tình cảm, năng lực, lí
tưởng sống... hình thành trong đầu óc con người; định hướng điều chỉnh, điều
khiển mọi hành động và hoạt động của con người.
Trong lịch sử của tiếng la tinh: “psyche” là “linh hồn”, “tinh thần” và
“logos” là học thuyết, là “khoa học”, vì thế tâm lí học “psychologie” là khoa
học về tâm hồn. (Nguyễn Quang Uẩn, 2003)

Khóa luận tốt nghiệp

9

Ngành SPKTNN


GVHD : Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Ngân

Nói một cách chung nhất: Tâm lí là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy
sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động
của con người.
2.2.3 Tư vấn và tham vấn.
Hiện nay, ở nước ta lí thuyết về tư vấn và tham vấn chưa được biên soạn
thành hệ thống và có giáo trình bài bản như các ngành khoa học khác mà chỉ
được đề cập rải rác ở một số bài báo và các bài tham luận tại các hội nghị, hội

thảo cũng như một số sách dịch từ nước ngoài. Vì vậy chúng ta vẫn chưa có
một khái niệm chính thức về tư vấn cũng như tham vấn. Sau đây người nghiên
cứu xin giới thiệu một số khái niệm về tư vấn và tham vấn.
 Tư vấn
Theo từ điển tiếng việt: Tư vấn là phát triển ý kiến về những vấn đề
được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định.
Theo Bùi Thị Xuân Mai (2005), cho rằng tư vấn được xem như một quá
trình tham khảo về lời khuyên hay sự trao đổi quan điểm về vấn đề nào đó để đi
đến một quyết định. Hoạt động này diễn ra dưới dạng hỏi và đáp.
Theo Vũ Thị Kim Thanh (2001), cho rằng tư vấn là hoạt động cung ứng
lời khuyên sự chỉ dẫn cụ thể để giải quyết vấn đề từ phía nhà tư vấn (người có
kiến thức chuyên môn hiểu biết nhất định về một lĩnh vực cụ thể) cho cá nhân
hay tổ chức xã hội có nhu cầu được cung cấp thông tin, hỏi ý kiến hoặc tìm giải
pháp hay một lời khuyên cho vấn đề của họ mà thuộc phạm vi chuyên môn của
nhà tư vấn, để giúp họ giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả.
Theo hiệp hội tư vấn Hoa Kỳ: Tư vấn là ứng dụng sức khỏe tâm thần, tâm
lí và những nguyên tắc trong quá trình phát triển con người, thông qua những
can thiệp về nhận thức, cảm xúc và hành vi có hệ thống và chiến lược nhằm
hướng đến đời sống lành mạnh, phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp và trị
liệu những rối loạn.

Khóa luận tốt nghiệp

10

Ngành SPKTNN


GVHD : Hà Thị Ngọc Thương


SVTH: Trần Thị Ngân

 Tham vấn.
Theo Rogers jenny (1990), cho rằng tham vấn là hoạt động nhằm giúp
đỡ con người tự giúp chính mình, hoạt động này giúp đối tượng (người cần
tham vấn) nâng cao khả năng tự tìm giải pháp, đối phó với vấn đề và thực hiện
chức năng của mình trong cuộc sống. (Nguyễn Thơ Sinh, 2006)
Theo hiệp hội hoa kỳ: Tham vấn là quá trình giúp đỡ giữa hai cá nhân có
chuyên môn nghiệp vụ về một vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ.
Ở Việt Nam, counseling được dịch ra với nhiều các tên khác nhau như
tham vấn, tư vấn tâm lí, trị liệu… Tuy nhiên, người ta gặp một số khó khăn
trong dịch thuật các khái niệm counseling và consultation sang tiếng việt bởi
chúng đều được dịch thành tư vấn và ngược lại.
Song cần nhấn mạnh rằng, chức năng của tham vấn không phải là đưa ra
lời khuyên. Có sự khác nhau cơ bản giữa tư vấn và tham vấn.
Về mục tiêu của tư vấn là giúp thân chủ giải quyết vấn đề hiện tại còn
tham vấn hướng tới mục tiêu lâu dài hơn, đó là giúp thân chủ nâng cao khả
năng giải quyết vấn đề sau khi được tham vấn.
Tiến trình của tư vấn diễn ra trong một thời gian ngắn, giải quyết vấn đề
tức thời còn tiến trình của tham vấn diễn ra trong thời gian dài tùy thuộc vào
vấn đề mà thân chủ gặp phải. Nhà tham vấn chỉ thực sự đưa ra lời khuyên khi
thân chủ đang gặp những nguy cơ như có hành vi gây hại, huỷ hoại bản thân
hay người khác.
Mối quan hệ giữa thân chủ và nhà tư vấn là mối quan hệ trên – dưới,
người được xem là “uyên bác” với những thông tin chuyên môn, còn người kia
“thiếu hiểu biết” về vấn đề đó. Còn mối quan hệ trong tham vấn là mối quan hệ
mang tính ngang bằng, bình đẳng và đòi hỏi có sự tích hợp tích cực giữa hai
bên.
Về cách thức tương tác: cách thức can thiệp của tư vấn chính là cung cấp
thông tin và lời khuyên bổ ích từ người tư vấn với đầy đủ kiến thức vế vấn đề

cần tư vấn. Còn trong tham vấn sự thành công phụ thuộc vào kỹ năng tương tác
của các nhà tham vấn để thân chủ tự nhận thức, hiểu chính mình và hoàn cảnh
của mình để chủ động tìm kiếm giải pháp phù hợp và thực hiện nó.
Khóa luận tốt nghiệp

11

Ngành SPKTNN


GVHD : Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Ngân

Tóm lại, tham vấn về mặt căn bản có chung những điểm rất gần với tư
vấn. Phần nhiều các tư vấn viên trong trường hợp nhất định đã trở thành tham
vấn viên. Mục đích của tham vấn và tư vấn nhiều khi gối lên nhau. Do đó để
thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ của đề tài, trong suốt quá trình nghiên
cứu người nghiên cứu sẽ dùng counseling với nghĩa là tư vấn.
2.2.4 Tư vấn tâm lí là gì?
Theo Trần Tấn Lộ (2003), cho rằng : “Tư vấn tâm lí học đường giúp thân
chủ hiểu được chính tâm lí của bản thân thân chủ, tâm lí của một người khác
hoặc tâm lí xã hội, và giúp thân chủ xác định được thái độ, hoạt động đúng đắn
và cần thiết đối với ai đó, đối với một nhóm người nào đó, đối với xã hội hoặc
đối với bản thân mình, thậm chí giúp thân chủ biết cách rèn luyện, sửa chữa,
hoàn thiện nhân cách của mình, kể cả việc điều trị tâm bệnh của mình”.
Trần Thị Minh Đức (2006), cho rằng tư vấn tâm lí là một quá trình tương
tác thông qua trao đổi chia sẽ thân mật, tâm tình giữa nhà tư vấn và thân chủ
nhằm làm cho thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình như nó đang tồn tại
một cách khách quan, tự phát hiện ra tiềm năng của bản thân để tự giải quyết

vấn đề của chính mình.
Theo UNICEF “Tư vấn giống như cuộc nói chuyện. Tư vấn tâm lí là một
mối quan hệ, một quá trình, trong đó nhà tư vấn giúp thân chủ cải thiện cuộc
sống của họ bằng cách khai thác, hiểu và nhìn nhận được nội dung, ý nghĩ, cảm
giác, và hành vi của họ. Nhà tư vấn không giải quyết vấn đề cho thân chủ. Cụ
thể là nhà tư vấn giúp đỡ thân chủ cải thiện trạng thái tâm lí của họ. Việc này
xem như là quá trình giúp đỡ thân chủ nghĩ, cảm giác và hành động khác với
trước và để từ đó họ có thể đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống
một cách có hiệu quả hơn. ()
Tóm lại tư vấn tâm lí là một cuộc nói chuyện mang tính cá nhân giữa một
chuyên gia về một lĩnh vực nhất định với một hoặc nhiều người đang cần sự hỗ
trợ để đối phó với khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Nhà tư vấn giúp thân
chủ ra quyết định bằng cách giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xem xét
tất cả các khả năng và đưa ra lựa chọn tối ưu. Trong quá trình tư vấn, thân chủ

Khóa luận tốt nghiệp

12

Ngành SPKTNN


×