Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

Luận án tiến sỹ tâm lý học : Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
  
PHẠM THANH BÌNH
NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ: 62.31.04.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. NGUYỄN QUANG UẨN
2. PGS. TS. TRẦN THỊ LỆ THU
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án
Phạm Thanh Bình
i
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ và thuật ngữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các sơ đồ, hình
HÀ NỘI - 2014
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3


3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
3.1.Đối tượng nghiên cứu 3
4.Giả thuyết khoa học 3
5.Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5.1. Nghiên cứu lý luận
6.Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
8.Đóng góp mới của luận án 7
9.Cấu trúc của luận án 7
1.1.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.2.Một số vấn đề lý luận cơ bản 16
1.2.1.4.Các mức độ của nhu cầu
1.2.2.Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường
1.2.2.2.Tâm lý học đường
STT
Các thang đo
Hệ số tin cậy α
(mẫu điều tra HS)
Hệ số tin cậy α (mẫu điều tra GV, CMHS và NTVHĐ)
1
KKTL mà HS THCS gặp phải
0,78
0,79
2
Nguyên nhân khiến HS THCS có lựa chọn “Cần thiết” tổ chức hoạt động
TVHĐ
0,84
0,81
3
ii

Nguyên nhân khiến HS THCS có lựa chọn “Có hay không cũng được” hoặc
“Chưa cần thiết” tổ chức hoạt động TVHĐ
0,83
0,81
4
KKTL và NCTVHĐ của HS THCS
Trong học tập
0,86
0,82
Vấn đề trong quan hệ giao tiếp ứng xử với thầy cô giáo
0,76
0,74
Vấn đề trong quan hệ giao tiếp ứng xử với bạn bè
0,82
0,79
Vấn đề trong quan hệ giao tiếp ứng xử với cộng đồng
0,78
0,78
Vấn đề trong quan hệ giao tiếp ứng xử với các thành viên trong gia đình
0,83
0,82
Thang đo tổng
0,92
0,89
Bảng 3.13. Hiểu biết về TVHĐ của HS THCS trước và sau thực nghiệm 136
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Nguyên văn
CMHS Cha mẹ học sinh
ĐH Đại học

ĐHQG Đại học Quốc gia
ĐHSP Đại học Sư phạm
ĐLC Độ lệch chuẩn
ĐTB Điểm trung bình
GD - ĐT Giáo dục và đào tạo
GV Giáo viên
HĐ Học đường
HS Học sinh
KKTL Khó khăn tâm lý
KHCN Khoa học công nghệ
NCTV Nhu cầu tham vấn
NTV Nhà tham vấn
NXB Nhà xuất bản
SP Sư phạm
STN Sau thực nghiệm
TB Thứ bậc
TC Thân chủ
TLHĐ Tâm lý học đường
TLHTH Tâm lý học trường học
TTN Trước thực nghiệm
TV Tham vấn
TVTL Tham vấn tâm lý
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
HÀ NỘI - 2014
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

3.1.Đối tượng nghiên cứu 3
4.Giả thuyết khoa học 3
5.Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5.1. Nghiên cứu lý luận
6.Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
8.Đóng góp mới của luận án 7
9.Cấu trúc của luận án 7
1.1.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.2.Một số vấn đề lý luận cơ bản 16
1.2.1.4.Các mức độ của nhu cầu
1.2.2.Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường
1.2.2.2.Tâm lý học đường
STT
Các thang đo
Hệ số tin cậy α
(mẫu điều tra HS)
Hệ số tin cậy α (mẫu điều tra GV, CMHS và NTVHĐ)
1
KKTL mà HS THCS gặp phải
0,78
0,79
2
Nguyên nhân khiến HS THCS có lựa chọn “Cần thiết” tổ chức hoạt động
TVHĐ
0,84
0,81
3
Nguyên nhân khiến HS THCS có lựa chọn “Có hay không cũng được” hoặc
“Chưa cần thiết” tổ chức hoạt động TVHĐ

0,83
0,81
4
KKTL và NCTVHĐ của HS THCS
Trong học tập
0,86
v
0,82
Vấn đề trong quan hệ giao tiếp ứng xử với thầy cô giáo
0,76
0,74
Vấn đề trong quan hệ giao tiếp ứng xử với bạn bè
0,82
0,79
Vấn đề trong quan hệ giao tiếp ứng xử với cộng đồng
0,78
0,78
Vấn đề trong quan hệ giao tiếp ứng xử với các thành viên trong gia đình
0,83
0,82
Thang đo tổng
0,92
0,89
Bảng 3.13. Hiểu biết về TVHĐ của HS THCS trước và sau thực nghiệm 136
vi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Xã hội loài người đang ngày càng phát triển cùng với sự phát triển rất
mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật cũng như trên nhiều lĩnh vực khác. Đời sống tâm lý
của con người cũng ngày càng đa dạng và phong phú để thích ứng với những điều

kiện môi trường luôn luôn biến đổi sôi động. Những thay đổi trong cuộc sống có thể
làm cho cuộc sống trở nên đậm đà, mới mẻ hơn. Tuy nhiên, nếu sự thay đổi ấy quá
mạnh mẽ và liên tục thì sẽ có tác động không tốt đến sức khỏe của con người. Những
phiền toái trong cuộc sống, những áp lực tác động từ nhiều phía đến con người,
những rắc rối xảy ra trong các mối quan hệ, những lựa chọn quyết định trước nhiều
quyết định cho một vấn đề, những thảm họa, những thông tin nóng bỏng trong cuộc
sống (khủng bố, buôn lậu, bùng nổ dân số ) một mặt giúp con người trưởng thành
hơn, tăng thêm vốn kinh nghiệm trong cuộc sống của họ, mặt khác nó có thể là
nguyên nhân rất cơ bản gây nên trạng thái căng thẳng tâm lý cho con người, tạo ra
những khó khăn tâm lý mà con người phải đối mặt. Trước những khó khăn tâm lý đó,
con người luôn luôn bộc lộ nhu cầu được chia sẻ, trao đổi với những người khác - hay
là nhu cầu được tham vấn tâm lý (TVTL). TVTL học đường (HĐ) là một hoạt động
trợ giúp về tâm lý, thể chất, giáo dục và các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội cho
học sinh (HS), giáo viên (GV), cha mẹ học sinh (CMHS) và các tổ chức trong nhà
trường. Trước những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra sức ép lớn đối với
việc giáo dục trẻ em. Trong khi đó, nội dung dạy học và giáo dục của nhà trường hiện
nay còn nhiều hạn chế cũng tạo nên những sức ép to lớn đối với HS.
Lứa tuổi HS trung học cơ sở (THCS) là giai đoạn quá độ, giai đoạn chuyển
tiếp từ trẻ em sang người lớn với rất nhiều những chuyển biến tâm lý đa dạng và phức
tạp. Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả biến đổi mạnh mẽ
của ý thức và tự ý thức, của nội dung và hình thức hoạt động học tập, của mối quan
hệ ứng xử với người lớn, với bạn bè, của tính tích cực xã hội ở các em [19]. Điều này
làm cho các em luôn tò mò, thích khám phá thế giới, tích cực, độc lập trong học tập
và các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên các em gặp
1
không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng, cũng như quan hệ ứng xử với thầy cô
giáo, với người lớn và bạn bè để đáp ứng được kỳ vọng, yêu cầu của gia đình, nhà
trường và xã hội. Điều đó dẫn đến tâm lý bi quan đối với bản thân và với người khác.
Hầu hết những HS này đều cần có sự giúp đỡ của người lớn để có thể ứng phó được
với “khủng hoảng” tâm lý trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách. Điều

này có nghĩa là HS ngày nay đang có nhu cầu được TVTL [24].
Hoạt động TVTL ở Việt Nam hiện nay phát triển tương đối mạnh mẽ với
nhiều loại hình TV đa dạng và phong phú nhằm trợ giúp cho thân chủ (TC) nâng cao
khả năng tự giải quyết những khó khăn tâm lý (KKTL) gặp phải trong cuộc sống
[24]. Tuy nhiên, hoạt động TV chuyên biệt cho HS THCS để đáp ứng nhu cầu tham
vấn học đường (NCTVHĐ) ở các em trong lĩnh vực học tập và quan hệ giao tiếp, ứng
xử vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, cần được nghiên cứu và ứng dụng.
1.2. Số liệu thống kê được đưa ra tại hội thảo quốc tế “Can thiệp và phòng
ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần ở trẻ em” diễn ra tại Hà Nội năm 2007 cho thấy: tỉ
lệ trẻ em ở lứa tuổi học đường (HĐ) có dấu hiệu rối nhiễu tâm lý là hơn 20%. Điều tra
của Viện nghiên cứu và phát triển Việt Nam cho thấy: Tỉ lệ HS đi học muộn: tiểu học
20%; trung học cơ sở (THCS) 21%; trung học phổ thông (THPT) 58%. Tỉ lệ quay cóp
lần lượt là: 8%-55%-60%. Nói dối cha mẹ-20%-50%-64%. Tỉ lệ không chấp hành Luật
giao thông: 4%-35%-70%. Bên cạnh đó, theo thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao: tỉ lệ người phạm tội ở lứa tuổi HS ngày một tăng năm 1986 có 3607 người; năm
1996 có 11726 người. Tệ nạn xã hội trong giới HĐ theo chiều mũi tên đi lên; năm
2004 có 600 HS, sinh viên nghiện ma túy; năm 2007 tăng gấp đôi (1234 người) [43],
[56], [59]. Hiện tượng bạo lực HĐ ngày một gia tăng. Đầu năm học 2009-2010, Bộ
Giáo dục & Đào tạo đưa ra con số thống kê của cả nước có đến gần 1600 vụ HS đánh
nhau ở trong và ngoài trường học làm chết 7 HS, nhiều em phải mang thương tật suốt
đời. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 HS, cảnh cáo 1558 HS, buộc thôi
học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 HS. Tính theo tỷ lệ, cứ 5260 HS thì
xảy ra một vụ đánh nhau; 9 trường thì có 1 vụ HS đánh nhau. Theo số liệu khảo sát của
nhóm phóng viên báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh về tình hình bạo lực HĐ (số
báo ra ngày 8/4/ 2010) cho thấy: Hơn 64% HS đã nhìn thấy hoặc đã từng biết những vụ
đánh nhau; 57% GV trả lời rằng bạo lực HĐ đang gia tăng, xu hướng HS giải quyết
2
mọi chuyện bằng bạo lực [96]. Hơn thế nữa, học sinh trên địa bàn các thành phố lớn
phải hứng chịu nguy cơ rất cao từ môi trường sống ô nhiễm, nhiều cạm bẫy và tệ nạn xã
hội; thêm vào đó là sự nới lỏng, xích mích và những sai lầm trong giáo dục của gia

đình, sự phức tạp trong các mối quan hệ nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời
sẽ có nguy cơ dẫn đến những hậu quả khó lường. Điều đó có nghĩa là HS ngày nay
đang gặp rất nhiều KKTL ở các vấn đề khác nhau cần được TVTL.
Xuất phát từ lý luận và thực tế trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhu cầu tham vấn tâm lý (NCTVTL) HĐ
của HS THCS từ đó tổ chức hoạt động TVTLHĐ tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu
này cho các em.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ NCTVTL HĐ của HS THCS
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là HS THCS. Khách thể khảo sát đánh giá thực trạng
NCTVTLHĐ của HS là GV, nhà tham vấn (NTV) học đường và CMHS.
4. Giả thuyết khoa học
NCTVTLHĐ của HS THCS có nhiều biểu hiện với các mức độ khác nhau.
Việc nảy sinh và thỏa mãn nhu cầu này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và
khách quan. Nếu tổ chức được hoạt động TVTLHĐ, trong đó có hoạt động
TVTLHĐ thông qua hoạt động CLB TVTLHĐ, sẽ làm tăng cường và thỏa mãn
được nhu cầu này của các em.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận
Xây dựng cơ sở lý luận tâm lý học về NCTVTL HĐ của HS THCS trong đó
có các vấn đề: Nhu cầu; TV; TVTL; biểu hiện và mức độ NCTVTL HĐ của HS
THCS; các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu này của các em.
3
5.2. Nghiên cứu thực trạng
Đánh giá thực trạng biểu hiện, mức độ và những yếu tố ảnh hưởng đến
NCTVTL HĐ của HS THCS ở hai lĩnh vực cơ bản: Học tập và giao tiếp. Lý giải

nguyên nhân của thực trạng từ đó tổ chức hoạt động TVHĐ tạo điều kiện thỏa mãn
nhu cầu này của các em.
5.3. Nghiên cứu thực nghiệm
Tổ chức hoạt động TVTL HĐ cho HS THCS để tạo điều kiện thoả mãn NCTVTL
HĐ của các em.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung làm rõ những biểu hiện và mức độ NCTVTL HĐ ở hai lĩnh
vực: học tập và giao tiếp (giao tiếp với bạn bè; với thầy cô giáo; với cộng đồng và với
các thành viên trong gia đình). Những yếu tố ảnh hưởng đến NCTVTL HĐ của HS
THCS. Tổ chức thực nghiệm nhằm tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu này của các em.
6.2. Về địa bàn nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu ở 04 trường THCS trên địa bàn Hà Nội: Trường
THCS Phương Mai – Quận Đống Đa; Trường THCS Tây Sơn – Quận Hai Bà Trưng;
Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trường Nguyễn Tất Thành – Quận Cầu Giấy.
6.3. Về khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể nghiên cứu là 965 HS THCS (485 nam và 480 nữ) từ lớp
6 đến lớp 9. Khách thể khảo sát đánh giá NCTVTL HĐ ở HS là 40 GV; 40 CMHS
và 12 NTVHĐ.
Khách thể được chia làm 3 loại:
6.3.1. Khách thể khảo sát thử cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho việc xây
dựng giả thuyết khoa học và kiểm nghiệm độ tin cậy của bảng hỏi bao gồm: 100
HS, 10 GV, 10 CMHS và 3 NTVHĐ. Tất cả các khách thể khảo sát thử được lựa
chọn ngẫu nhiên từ khách thể khảo sát thực trạng NCTVHĐ.
6.3.2. Khách thể nghiên cứu thực trạng NCTVHĐ: 965 HS từ khối 6 đến khối 9
tại Hà Nội. Khách thể đánh giá nhu cầu này của HS: 40 GV; 40 CMHS và 12 NTVHĐ.
4
6.3.3. Khách thể thực nghiệm: 32 HS được chọn từ mẫu khách thể nghiên cứu
thực trạng NCTVHĐ, sau đó chia thành 2 CLB TVTL HĐ để thực hiện chương trình
thực nghiệm của luận án; 02 NTVHĐ; 02 GV chủ nhiệm lớp; 02 CMHS.

6.2.4. Khách thể nghiên cứu trường hợp điển hình về NCTVHĐ: 02 HS được
nghiên cứu thực trạng và tiếp tục được nghiên cứu trong thực nghiệm.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Nguyên tắc phương pháp luận
Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận tâm lý học như sau:
7.1.1. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng
Nguyên tắc này trong nghiên cứu NCTVHĐ của HS THCS là: NCTVHĐ của
HS THCS được hình thành, bộc lộ và phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động.
Thế giới khách quan hình thành nên NCTVHĐ của HS THCS thông qua lăng kính
chủ quan của HS. Việc hình thành và phát triển NCTVHĐ của HS THCS phụ thuộc
rất lớn vào tính tích cực hoạt động của HS trong môi trường học tập, giao tiếp với
thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh.
Thực hiện tốt nguyên tắc này, yêu cầu khi nghiên cứu về NCTVHĐ của HS
THCS phải tìm hiểu nguồn gốc, nguyên nhân của nhu cầu này trong hoạt động học
tập và giao tiếp.
7.1.2. Nguyên tắc hoạt động
Nguyên tắc này khẳng định khi con người tham gia vào hoạt động từ đó nhu
cầu được hình thành, biểu hiện, phát triển và tìm kiếm các phương thức để thỏa
mãn. NCTVHĐ của HS THCS được hình thành và thể hiện thông qua hoạt động và
giao tiếp của HS THCS. Cụ thể là NCTVHĐ của HS THCS được hình thành thông
qua hoạt động học tập và giao tiếp của HS với thầy cô giáo, bạn bè, cha mẹ và
những người trong cộng đồng.
7.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
NCTVHĐ của HS THCS được hình thành một cách khách quan từ việc các
em xuất hiện KKTL và có nhu cầu tìm kiếm sự trợ giúp từ NTVHĐ cho việc giải
quyết các KKTL ấy. Nguyên tắc này yêu cầu khi nghiên cứu về NCTVHĐ của HS
5
THCS phải đảm bảo tính trung thực, khách quan khi nghiên cứu về biểu hiện và các
mức độ của nhu cầu này.
Để đảm bảo nguyên tắc khách quan trong việc triển khai nghiên cứu, yêu cầu:

• Xây dựng, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu sao cho phù hợp với đối
tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
• Nghiên cứu NCTVHĐ của HS THCS phải đặt trong mọi tình huống, mọi
hoàn cảnh cả điển hình và không điển hình.
• Khi tiến hành nghiên cứu về NCTVHĐ của HS THCS phải loại bỏ những
yếu tố ngoại lai hoặc những yếu tố có tính suy luận chủ quan.
7.1.4. Nguyên tắc phát triển
Bản chất của sự hình thành và phát triển tâm lý là quá trình liên tục tạo ra những
cấu tạo tâm lý mới. Vì vậy khi nghiên cứu về NCTVHĐ của HS THCS phải nghiên
cứu trong sự vận động, biến đổi, tương tác qua lại giữa nhu cầu này với các hiện tượng
tâm lý khác.
Thực hiện tốt nguyên tắc này trong nghiên cứu, yêu cầu:
• Khi nghiên cứu, đánh giá về NCTVHĐ của HS THCS phải đặt ở giai đoạn
phát triển lứa tuổi thiếu niên và đặt trong một không gian cụ thể.
• Thấy được sự vận động, phát triển, biến đổi của NCTVHĐ của HS THCS cả
ở thời gian hiện tại, quá khứ và dự báo tương lai phát triển.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận, văn bản
7.2.2. Phương pháp chuyên gia.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
7.2.4. Phương pháp giải các bài tập tình huống.
7.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu.
7.2.6. Phương pháp quan sát.
7.2.7. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
7.2.8. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử.
7.2.9. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study).
6
7.2.10. Phương pháp thực nghiệm
7.2.11. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học

8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về lý luận
Góp phần bổ sung và làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về NCTVTL nói
chung và NCTVHĐ nói riêng; biểu hiện và mức độ NCTVHĐ của HS THCS, các yếu
tố ảnh hưởng đến NCTV HĐ của HS THCS.
8.2. Về thực tiễn
Chỉ ra thực trạng NCTVHĐ của HS THCS, lý giải nguyên nhân của thực
trạng từ đó tổ chức thực nghiệm bằng các hoạt động TVHĐ tạo điều kiện thỏa mãn
NCTVHĐ của các em.
Những kết luận của luận án sẽ góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc xây
dựng các chương trình TVHĐ trong nhà trường THCS và góp phần đề xuất nhân
rộng mô hình các phòng tâm lý học đường trong các nhà trường THCS. Kết quả
luận án là tài liệu tham khảo cần thiết cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, thực
hành TVHĐ HS THCS. Từ những kết quả bước đầu của thực nghiệm thông qua
hình thức CLB TVHĐ như một hình thức hoạt động TVHĐ có thể suy nghĩ đến
việc tiếp tục xây dựng phòng tâm lý HĐ trong nhà trường THCS và tiến tới xây
dựng phòng tâm lý HĐ trong cộng đồng dân cư.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
các phụ lục, luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận tâm lý học về NCTV học đường của học sinh THCS.
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU NHU CẦU THAM VẤN
TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý học đường ở nước ngoài
NCTV là một lĩnh vực nghiên cứu được bắt đầu chú trọng từ những năm 80 của

thế kỷ trước khi vấn nạn rối nhiễu tâm lý trở nên nghiêm trọng trong xã hội công
nghiệp hiện đại. Đặc biệt, NCTVHĐ của HS, sinh viên được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm khảo sát bởi đó là một trong những cơ sở quan trọng cho việc thành lập và
nội dung hoạt động của các phòng TLHĐ trong trường học ở các nước trên thế giới. Từ
đó cho đến nay, có khá nhiều cách tiếp cận về lĩnh vực này, tuy nhiên, có thể khái quát
một số xu hướng nghiên cứu chính sau:
1.1.1.1. Xu hướng thứ nhất: Nghiên cứu đánh giá sát thực trạng NCTV của HS, sinh
viên ở các bậc học và trẻ khuyết tật
Đây là xu hướng nghiên cứu khá phổ biến trên thế giới. Các nội dung nghiên
cứu thường tập trung làm rõ nhu cầu nhận hỗ trợ từ các trung tâm TV, các vấn đề cần
TV, tần suất đến phòng TLHĐ, nguyên nhân cản trở đến các dịch vụ TV, mối quan hệ
giữa stress và NCTV… Các nghiên cứu theo khuynh hướng này cho thấy những vấn
đề mà HS, sinh viên cần TV thường là các mối quan hệ xã hội, sự phát triển nghề
nghiệp, giá trị sống, kĩ năng học tập, việc rèn luyện và phát triển bản thân (Egbochuku,
2008; Nyutu & Gysbers, 2007; Morgan, Stiffan, Shaw & Wilson, 2007) [80]. Các kết
quả nghiên cứu khẳng định rằng, tần suất đến phòng TLHĐ của HS, sinh viên là khá
hạn chế vì họ bị cản trở bởi nhiều nguyên nhân, như: lo ngại về tính bảo mật của thông
tin cá nhân; sự phức tạp của một số quy trình TV; không tự tin vào bản thân và không
tin tưởng vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của của đội ngũ TV (Morgan, Stiffan,
Shaw & Wilson, 2007). Kết quả của các nghiên cứu đồng thời cho thấy HS, sinh viên
với nhu cầu khác nhau sử dụng các dịch vụ TV khác nhau. Có thể nói, xu hướng khảo
sát thực trạng NCTVHĐ cũng là một xu hướng nổi bật ở các nước Châu Á hiện nay,
8
nơi mà TVTL HĐ, TV giáo dục vẫn là một lĩnh vực còn khá mới mẻ. Vì thế, những
nghiên cứu về thực trạng NCTV của HS, sinh viên một cách bài bản và khoa học là hết
sức cần thiết nhằm cung cấp các dữ liệu và dữ kiện cụ thể về các nhu cầu cũng như các
dịch vụ TV hiện có và chỉ ra những thay đổi cần thiết cần phải đạt được để cải thiện
dịch vụ TV dựa trên NCTV của các TC (Gỹneri, Aydın & Skovholt, 2007)[92].
Đối với các nước Âu Mỹ, xu hướng khảo sát thực trạng NCTVHĐ của HS chỉ
phát triển và được chú trọng vào những năm 80 và 90 của thế kỷ trước. Hiện nay, việc

điều tra về NCTV ở HS, sinh viên nói chung là điều tất yếu mà các trung tâm TV trong
các trường học từ bậc tiểu học đến bậc ĐH ở các nước Âu Mỹ phải chú trọng thực
hiện hàng năm, hàng quý. Việc khảo sát NCTV hầu hết được tiến hành và xử lý một
cách chuyên nghiệp và khoa học qua các hệ thống trực tuyến trên các website. Ngoài
ra, có thể nhận thấy hiện nay việc nghiên cứu thực trạng NCTV ở các nước Âu Mỹ hầu
như chỉ hướng đến các đối tượng đặc biệt như trẻ khuyết tật, HS, sinh viên có năng
khiếu đặc biệt (Peterson, 2006) [93], những HS nổi bật nhưng lại bị khuyết tật học tập
(academically talented students with learning disability) (Reis & Colbert, 2004) [88].
1.1.1.2. Xu hướng nghiên cứu thứ hai: Phát triển các thang đo về NCTV
Theo Nyutu (2001), ban đầu, những nghiên cứu về NCTV theo xu hướng điều
tra (survey research) được thực hiện dựa trên một số công cụ và phương pháp đơn giản
như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn trọng tâm (focus group) và bảng hỏi…hoặc chỉ
sử dụng các công cụ đánh giá về nhu cầu (Students Needs Assessment Survey) ở HS,
sinh viên. Về sau, nhằm đánh giá chính xác, khách quan và khoa học về thực trạng
NCTV ở HS, sinh viên nói trên, việc xây dựng và phát triển các thang đo về NCTV có
đầy đủ tính hiệu lực và độ tin cậy được chú trọng [80].
Ở Châu Phi, thang đo “The Students Counseling Needs Scale” (Thang đo
nhu cầu TV cho HS) của Nyutu (2007) được sử dụng khá phổ biến. Thang đo này
cũng được chính Nyutu & Gysbers (2010) sử dụng trong một nghiên cứu gần đây
“Nhu cầu tham vấn của HS THPT Kenya” [80]. Nghiên cứu được thực hiện trên
867 HS THPT ở Kenya. Nghiên cứu một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của
việc sử dụng công cụ đánh giá để xác định NCTV tại Kenya thay cho các công cụ
9
đánh giá nhu cầu chung ở HS, sinh viên. Xu hướng này vẫn đang rất được khuyến
khích tại các nước Châu Á và Châu Phi.
Riêng ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ, các nghiên cứu về phát triển thang đo
và công cụ đánh giá NCTV cũng ít được chú trọng. Chỉ cần vào Google và gõ
“Counselling needs assessment survey”, chúng ta sẽ nhận 8.640.000 kết quả về các
bảng hỏi có bản quyền, đầy đủ độ tin cậy và tính hiệu lực để khảo sát NCTV của HS,
sinh viên tại rất nhiều trường ĐH thuộc Châu Âu và Châu Mỹ. Các công cụ này hỗ

trợ rất lớn cho các NTV xây dựng mô hình TV đáp ứng đúng nhu cầu của các TC
như McGannon, Carey & Dimmitt (2007) có nhận định: “Tham vấn học đường có
tiềm lực to lớn trong việc giúp HS, sinh viên đạt các tiêu chuẩn cao hơn trong các
lĩnh vực học đường và cuộc sống; điều này phần lớn phụ thuộc vào các công cụ đo
lường NCTV và các phương pháp cải thiện hành vi của HS, sinh viên” [67].
1.1.1.3. Xu hướng nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu xây dựng các mô hình tham vấn,
thay đổi nội dung, chương trình hoạt động TVHĐ
Hiện nay, đây là một xu hướng nghiên cứu mang tính thực tiễn và có ý nghĩa xã
hội rất lớn. Nhiều mô hình TV đã và đang được phát triển và được vào áp dụng, mang
lại hiệu quả cao tại một số trường ĐH và THPT. Như ở Hoa Kỳ có mô hình TV HS
dựa trên kinh nghiệm; mô hình TV của Trường Illinois (2007), mô hình TV của
Trường ĐH tổng hợp Winsconsin (2008) và đặc biệt là mô hình TV chuyển đổi của các
tác giả Eschenauer và Chen-Hayes (2005) dành cho các trường học ở đô thị Bên cạnh
đó, còn có các mô hình TLHĐ như mô hình phân phối dịch vụ tâm lý học trường học 3
tầng (năm 2008), mô hình dịch vụ TVHĐ tích hợp và toàn diện (năm 2010). Ở Pháp đã
hình thành một mạng lưới hỗ trợ đặc biệt (RASED). Đây là mô hình trợ giúp đặc biệt
bao gồm những hoạt động cùng nhau phòng ngừa và khắc phục khi GV không có biện
pháp thay thế nào. Mạng lưới RASED có hai nhiệm vụ chính là phòng ngừa và chỉnh
trị/hỗ trợ. Ở Singapore có mô hình Dịch vụ chăm sóc HS (Student Care Service –
SCS). Ở Trung Quốc có mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại các nhà trường cho
HS các cấp [49]… Các nghiên cứu đã cho thấy được nội dung, đặc điểm, biểu hiện,
mức độ của nhu cầu được TVHĐ cho HS khi HS có khó khăn tâm lý (KKTL). Các
10
nghiên cứu này nói chung đều có thể được ứng dụng hiệu quả trong việc xây dựng các
chương trình, kế hoạch chẩn đoán, phòng ngừa và can thiệp sớm trong HĐ.
Như vậy, ở nước ngoài cùng với bề dày phát triển của hoạt động TV nói chung,
TVHĐ nói riêng, các nghiên cứu theo ba khuynh hướng trên đã góp phần giúp các
NTVHĐ có cơ sở để tìm các biện pháp để đề xuất và thử nghiệm các biện pháp nhằm
đáp ứng NCTVHĐ cho HS, sinh viên. Ban đầu là những nghiên cứu nhằm khảo sát
thực trạng nhu cầu được TVHĐ với những biểu hiện về nhu cầu này và các phương

thức thỏa mãn tiếp đến những nghiên cứu theo xu hướng thiết kế các thang đo nhằm
xác định về nhu cầu này ở HS với các mức độ khác nhau. Xu hướng nghiên cứu
NCTVHĐ bằng việc thiết kế thang đo nhằm khảo sát thực trạng biểu hiện, mức độ và
các nhân tố ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu này ở HS là cơ sở ứng dụng cho việc
xây dựng các mô hình TVHĐ hợp lý và hiệu quả. Ưu điểm của xu hướng này là xuất
phát từ những KKTL của HS, nghiên cứu mối quan hệ giữa KKTL và NCTV để xác
định mức độ nhu cầu và khả năng đáp ứng NCTV. Xu hướng nghiên cứu này đang phù
hợp với tình hình hoạt động TVHĐ ở Việt Nam khi cần có các cơ sở khoa học quan
trọng chứng minh tính hiệu quả của mô hình các phòng TLHĐ từ đó khẳng định vai trò
của hoạt động TVHĐ nói chung và vai trò của NTVHĐ nói riêng. Chúng tôi nhất trí
nghiên cứu NCTV học đường theo hướng tiếp cận này.
1.1.2. Các nghiên cứu về NCTV học đường ở Việt Nam
Nghiên cứu về NCTV đã thu hút được khá nhiều tác giả trong nước quan tâm
ở các khía cạnh khác nhau. Các tác giả đã đi sâu tìm hiểu những KKTL của HS, các
cách ứng phó với những KKTL, đánh giá hoạt động TV và vai trò của NTV trong
giai đoạn hiện nay làm cơ sở cho việc xây dựng các phòng TLHĐ và đánh giá hiệu
quả của hoạt động TV. Các công trình nghiên cứu về NCTV ở Việt Nam chủ yếu
được tiến hành theo hai xu hướng sau:
1.2.1.1. Xu hướng thứ nhất: Nghiên cứu đánh giá thực trạng NCTV
của HS, sinh viên
Tiêu biểu trong xu hướng nghiên cứu này là nghiên cứu của tập thể cán bộ
Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội (2005) cũng chỉ ra rằng NCTV của
11
HS hiện nay là rất lớn nhưng lực lượng TV chủ yếu là GV [24]. Nghiên cứu này đã
đặt ra vấn đề trong nhà trường cần có các NTV để trợ giúp HS giải quyết các KKTL
với các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất cần thành lập các
phòng TV tâm lý và nhân rộng mô hình này ra các trường phổ thông khác. Tuy
nhiên, nghiên cứu chưa tìm hiểu sâu về đối tượng HS THCS với các hoạt động đặc
thù để từ đó thấy được sự khác biệt và đặc thù của hoạt động TVHĐ ở nhà trường
THCS so với các loại hình trường khác.

Nghiên cứu về NCTV của HS THCS và THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội
của tác giả Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (2006) [34]. Từ nghiên cứu này, nhóm tác giả
đã đề xuất mô hình phòng TV tâm lý trong các nhà trường để đáp ứng nhu cầu TV
ngày càng cao của HS. Nghiên cứu về KKTL và NCTV của HS THPT ở Hà Nội, Nam
Định và Vĩnh Phúc của tác giả Dương Diệu Hoa và cộng sự (2007) [18] “Khó khăn
tâm lý và nhu cầu tham vấn của HS THPT”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những
KKTL thường gặp ở HS phổ thông, cách giải quyết những KKTL đó, mức độ tiếp cận
của HS ngày nay với các dịch vụ TV, các khía cạnh trong NCTV ở HS, hình thức tổ
chức TV, nhu cầu về việc mở phòng TV ở trường phổ thông từ đó đề xuất các biện
pháp nâng cao hiệu quả TV ở trường phổ thông. Nghiên cứu này đã mở ra hướng
nghiên cứu về NCTV xuất phát từ KKTL. Tuy nhiên nghiên cứu này mới dừng lại ở
HS THPT một số trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, chưa đề cập đến nội dung
KKTL và NCTV ở HS THCS. Nghiên cứu tại Trường ĐH Lao động - xã hội về thực
trạng nhu cầu và dịch vụ TV và nêu lên sự thiếu hụt cũng như khó tiếp cận của dịch vụ
này trong khi nhu cầu về dịch vụ này ngày càng cao của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga
(2006) [35]. Nghiên cứu này đã mở ra hướng phát triển dịch vụ TV không chỉ ở các
trường phổ thông mà còn ở các nhà trường ĐH, cao đẳng với đối tượng là sinh viên.
Nhưng nghiên cứu này cũng chưa đề cập đến KKTL và NCTV ở từng lĩnh vực hoạt
động của sinh viên, đặc biệt là hoạt động học tập và giao tiếp.
Bên cạnh những điều tra, đã có một số cuốn giáo trình tác giả Trần Thị Minh
Đức, Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Thơ Sinh Các bài báo và nghiên cứu về kĩ năng TV
tâm lý trong đó có đề cập đến TV, NCTV của các tác giả Bùi Thị Xuân Mai
12
[30;31;32], Trần Thị Minh Đức [9;14], luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Anh Phước
“Kĩ năng tham vấn của cán bộ tham vấn học đường” [40]; bài viết của tác giả Trần
Quốc Thành “Nhu cầu tham vấn trong xã hội hiện nay” [44]; tác giả Vũ Kim Thanh
“Tư vấn tâm lý – một nhu cầu xã hội cần được đáp ứng” [45]… đề cập đến các vấn đề
về thuật ngữ, vai trò của NTV, các hoạt động TV ở các nhà trường khác nhau, mối
quan hệ của TV với các ngành nghề khác, mô hình TV; bài báo của hai tác giả Đinh
Thị Hồng Vân và Trần Thị Tú Anh “Thành lập văn phòng tham vấn tâm lý trong các

trường học ở tỉnh Thừa Thiên Huế - Nhu cầu cấp thiết hiện nay” [1] đã đề cập đến lý
do cần thiết thành lập văn phòng tham vấn tâm lý trong các trường học ở tỉnh Thừa
Thiên Huế đó là xuất phát từ vai trò của TVHĐ, thực trạng sức khỏe tâm thần và
NCTV của HS, sinh viên; báo các khoa học của nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bé và
Phạm Thị Quyên “Các yếu tố ảnh hướng đến NCTV hướng nghiệp của học sinh THPT
thành phố Huế” [1] cũng đã đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến NCTV hướng nghiệp
của HS THPT ở thành phố Huế, trong đó yếu tố “tính cách cá nhân” có ảnh hưởng
nhiều nhất đến nhu cầu này. Bên cạnh đó còn một số nghiên cứu về NCTV trong các
loại hình trường được viết dưới dạng các báo cáo trong các hội thảo về TVHĐ như tác
giả Trần Thị Thìn với bài báo viết về hoạt động TVHĐ ở Nghệ An; tác giả Nguyễn Chí
Tăng với bài báo viết về NCTV của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Bà Rịa –
Vũng Tàu; tác giả Trần Thị Kim Huệ với vấn đề ứng phó với stress và NCTV ở Quảng
Ngãi [1] Trong đó, các tác giả đã phản ánh thực trạng của TV ở Việt Nam và khẳng
định hoạt động TVHĐ tại Việt Nam hiện nay vẫn còn đang “mới lạ và thầm lặng ở
các cấp cơ sở” [9; tr.96]. Mặc dù NCTV có cao nhưng khả năng đáp ứng của TVHĐ
còn chưa tương xứng và chưa thực sự mang tính chuyên nghiệp.
1.2.1.2. Xu hướng thứ hai: Nghiên cứu đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nhằm
đáp ứng NCTV cho HS, sinh viên
Các tác giả Nguyễn Thị Mùi (2009) [59], Phạm Mạnh Hà, Trần Anh Châu
(2009) [59] đã nghiên cứu thử nghiệm nhằm đáp ứng NCTV cho HS, sinh viên, mô
hình của Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý (CACP) thuộc trường ĐH Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội về xây dựng mô hình TVHĐ trong các trường THPT; nghiên cứu
13
thực trạng NCTV tại Thành phố Hồ Chí Minh do nhóm nghiên cứu với các tác giả
Trần Thị Giồng và Đỗ Văn Bình thực hiện năm 2003 [Dẫn theo 40] đã đi đến nhận
định: NCTV là nhu cầu có thực ở Việt Nam nói chung và trong HĐ nói riêng. Để nâng
cao hiệu quả cho công tác TV, nhóm nghiên cứu đã kiến nghị cần phải có kế hoạch đầu
tư vào việc đào tạo các chuyên viên TV dài hạn ở nước ngoài, khuyến khích các trường
ĐH mở mã ngành TVTL. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng quy chế kiểm tra, giám sát,
hỗ trợ từ phía các cơ quan chuyên môn. Tác giả Trần Thị Lệ Thu trong nghiên cứu

(2010) [47] “Xây dựng và phát triển tâm lý học đường tại trường ĐHSP Hà Nội và
một số đề xuất về đào tạo cán bộ tâm lý học đường tại Việt Nam”, đã đề cập đến thực
trạng hoạt động TV và thực trạng nhu cầu hỗ trợ tâm lý, thực trạng NCTV hiện nay tại
Trường ĐHSP Hà Nội và các cơ sở giáo dục ở Hà Nội; những biện pháp trợ giúp sinh
viên vượt qua những KKTL, những chiến lược cho việc phát triển ngành tâm lý học
đường tại Việt Nam cũng như những biện pháp TVTL cho sinh viên khi gặp KKTL.
Đặc biệt, hội thảo “Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam”
(2011) [1] đã đánh giá thực trạng NCTV của HS, sinh viên tại Việt Nam, trao đổi kinh
nghiệm, đề xuất mô hình TVHĐ cũng như kiến nghị về sự cần thiết về việc mở phòng
TLHĐ đáp ứng NCTV của HS trong nhà trường phổ thông hiện nay với rất nhiều các
tác giả, những nhà nghiên cứu đã công bố các kết quả nghiên cứu của mình ở các tỉnh
thành khác nhau như tác giả Nguyễn Thị Hà Lan đã đề cập đến tính cấp thiết của việc
thành lập các trung tâm hỗ trợ tâm lý học đường tại các trường đại học ở Việt Nam để
đáp ứng NCTV của các em; tác giả Trần Thị Xuyến với việc đưa ra mô hình tư vấn
tâm lý học đường – một mô hình cần thiết cho lứa tuổi thiếu niên; tác giả Nguyễn Thị
Hằng Phương đã đề cập trong báo cáo của mình về nguyên nhân dẫn đến rối nhiễu tâm
lý và nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của HS THPT ở trường chuyên Quảng Bình; tác giả
Trương Thị Hoa với bài đề cập đến tính hiệu quả của mô hình sinh viên tham gia hoạt
động tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho HS THPT của dự án PHE [1]…
Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu, tuy không đi sâu vào tìm hiểu vấn
đề TV nhưng đã chỉ ra được thực trạng khó khăn và rối nhiễu tâm lý của lứa tuổi HS
phổ thông, từ đó có những kiến nghị cần thiết phải có các trung tâm TV trong nhà
14
trường. Chẳng hạn, trong đề tài “Cách thức ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn
cảnh khó khăn” của tác giả Phan Mai Hương và cộng sự (2007) [56] đã khẳng định
được sự cần thiết phải có hoạt động TV trong trường học giúp trẻ có khả năng lựa
chọn cách ứng xử tích cực, thích hợp với hoàn cảnh và tạo nhân tố cho sự phát triển
nhân cách. Tác giả Bùi Thị Thu Huyền (2007) [22] trong bài báo “Tham vấn – trị
liệu tâm lý đối với học sinh có biểu hiện rối nhiễu hành vi” đã nhấn mạnh đến tầm
quan trọng không thể thiếu của NTV trong môi trường HĐ. Gần đây, hoạt động TV ở

trường học đã được chú ý và thúc đẩy mạnh mẽ. Kết quả TV tại một số trường phổ
thông ở Hà Nội (như trường THPT Nguyễn Tất Thành, trường THPT Trần Hưng
Đạo) cho thấy bên cạnh những chủ đề về tình bạn, tình yêu thì vấn đề học tập, hướng
nghiệp và quan hệ giữa cha mẹ và con cái liên quan đến áp lực học tập luôn là những
nội dung khiến các em băn khoăn nhiều nhất – 57,5% [9; tr. 97]. Điều này đã cho
thấy: NCTVHĐ của HS ngày nay là tương đối cao và cần được đáp ứng.
Khái quát các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài
nước về NCTV, có thể rút ra nhận xét khái quát như sau:
(1) Hoạt động TV theo hướng chuyên nghiệp trên thế giới đã có một chiều
dài lịch sử, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những nghiên cứu về TV đặc biệt là NCTVHĐ đã góp phần cho sự phát triển của
hoạt động này ngày một chuyên nghiệp.
(2) Tại Việt Nam, TV cũng đã xuất hiện khá sớm, đang dần dần trở nên phổ
biến và mang tính chuyên nghiệp. Trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, NCTV
ngày một gia tăng và kéo theo sự phát triển mang tính chuyên sâu của lĩnh vực này.
Tuy nhiên, hoạt động này còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Để đáp ứng
nhu cầu của xã hội, trong thời gian vừa qua, một số cá nhân, cơ quan, tổ chức đã nỗ lực
triển khai các nghiên cứu và chỉ ra nhu cầu cũng như một số bất cập của hoạt động TV.
(3) Đã có nhiều nghiên cứu về NCTV ở trong và ngoài nước với các nội
dung, đối tượng khác nhau phù hợp với đời sống tinh thần của con người. Tuy
nhiên, những nghiên cứu sâu về NCTV đặc biệt là về NCTVHĐ nhằm góp phần
đưa ra cơ sở khoa học cho việc xây dựng và tổ chức các hoạt động TVHĐ còn chưa
15
nhiều. Đặc biệt hơn nữa, những nghiên cứu về NCTVHĐ với TC là HS THCS và
với sự đánh giá nhu cầu này đứng từ phía GV, CMHS, lực lượng khác trong nhà
trường và NTVHĐ còn khá hiếm tại Việt Nam.
(4) NCTVHĐ có nhiều nội dung xuất phát từ những KKTL đối với HS như vấn
đề giới tính, sức khỏe sinh sản, môi trường, ma túy HĐ, bắt nạt, bạo lực HĐ …. Trong
đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu NCTVHĐ của HS xuất phát từ KKTL ở hai
hoạt động phổ biến là hoạt động học tập và giao tiếp, ứng xử để từ đó đề xuất và tổ

chức hoạt động TVHĐ nhằm đáp ứng kịp thời và hợp lý nhu cầu này ở các em.
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản
1.2.1. Nhu cầu
1.2.1.1. Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý, chi phối mạnh mẽ đến đời
sống tâm lý con người nói chung và đến hành vi nói riêng. Nhu cầu được nhiều
ngành khoa học nghiên cứu trên các khía cạnh tiếp cận khác nhau. Khi bàn về nhu
cầu trong tâm lý học có nhiều quan niệm khác nhau:
S. Freud (1856 – 1939) cũng đã đề cập đến vấn đề nhu cầu của cơ thể trong “Lý
thuyết bản năng của con người”. Ông khẳng định, phân tâm học coi trọng nhu cầu tự
do cá nhân như các nhu cầu tự nhiên, đặc biệt là nhu cầu tình dục. Việc thoả mãn nhu
cầu tình dục sẽ giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế, tự do cá nhân thực sự được
tôn trọng, kìm hãm nhu cầu này sẽ dẫn đến hành vi mất định hướng của con người
[95]. Erich Fromm, nhà phân tâm học mới, quan niệm rằng: “Nhu cầu tạo ra cái tự
nhiên của con người” [Dẫn theo 2, tr.70]. Dựa theo quan điểm của trường phái phân
tâm học trong TVHĐ cho thấy việc xuất hiện NCTVHĐ là tất yếu khi HS tham gia vào
các hoạt động khác nhau ở nhà trường. NTVHĐ cần xác định rõ mức độ của nhu cầu
này để tổ chức các hoạt động TV tâm lý phù hợp giúp các em thỏa mãn nhu cầu và giải
quyết được KKTL mà mình gặp phải.
Abraham Maslow (1908-1970) trong lý thuyết thang bậc nhu cầu, ông sắp
xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự TB, trong đó, các nhu cầu
ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được
16
thỏa mãn trước. Hệ thống TB nhu cầu của A.Maslow thường được thể hiện dưới
dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới [95]. Học
thuyết này giúp NTV xác định được TB nhu cầu hiện tại của TC, từ đó xây dựng
chiến lược giúp đỡ TC. Trong TVHĐ đối với TC là HS cần xác định được TB trong
NCTVHĐ của các em từ đó tổ chức các hoạt động TVHĐ hợp lý giúp các em thỏa
mãn nhu cầu này một cách phù hợp.
X.L. Rubinstein khẳng định rằng con người có nhu cầu sinh vật, nhưng bản

chất của con người là sản phẩm của xã hội vì thế phải xem xét đồng thời các vấn đề
cơ bản của con người với nhân cách. Nói đến nhu cầu của con người nói đến việc đòi
hỏi một cái gì đó hay một điều gì đó nằm ngoài con người trong quá trình hoạt động
để thoả mãn nhu cầu. Khả năng đáp ứng những đòi hỏi ấy một mặt phụ thuộc vào thế
giới đối tượng, trong những điều kiện cụ thể, mặt khác nó phụ thuộc vào sự nỗ lực,
năng lực của chính chủ thể. Do đó, do đó, khi nói đến nhu cầu sẽ xuất hiện hai hệ
thống là: thế giới đối tượng và trạng thái tâm lý của chủ thể. Tức là phải có mối quan
hệ thống nhất giữa hai yếu tố khách quan (của đối tượng) và yếu tố chủ quan (của chủ
thể) trong hoạt động thoả mãn nhu cầu. Nhu cầu mang tính tích cực, thúc đẩy con
người hoạt động tìm kiếm cách thức, phương tiện đối tượng thoả mãn nó [Dẫn theo
17, tr.251]. Với NCTVHĐ của HS muốn được thỏa mãn cần tổ chức các hoạt động
TVHĐ cho HS tham gia từ đó HS có thể tìm kiếm được giải pháp giải quyết với vấn
đề của mình đang phải đối mặt.
P.X. Ximonov thì cho rằng: trong trường hợp nhu cầu cấp bách xuất hiện mà
thiếu hụt thông tin về khả năng thoả mãn, sẽ nảy sinh những rung cảm âm tính, tăng
năng lượng nhu cầu. Tuy nhiên, kết quả hành vi lại không thuận lợi. Kết quả dương
tính sẽ làm giảm tổng thể các hành động thoả mãn nhu cầu. Theo ông, đặc điểm nhu
cầu phụ thuộc vào việc được trang bị thông tin, công cụ và cách thức nhằm thoả
mãn nhu cầu. Vì vậy, để xuất hiện NCTVHĐ của HS cần cung cấp thông tin cho
các em về hoạt động TVHĐ trong nhà trường từ đó các em sẽ lựa chọn TVHĐ để
giải quyết những KKTL gặp phải.
A.N. Leonchiev cho rằng: cũng như những đặc điểm tâm lý khác của con
17
người, nhu cầu cũng có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn. Theo ông, nhu cầu
thực sự bao giờ cũng có tính đối tượng: nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái
gì đó. Trong mối quan hệ giữa đối tượng thoả mãn nhu cầu và nhu cầu, ông cho
rằng: đối tượng tồn tại một khách quan và không xuất hiện khi chủ thể mới chỉ có
cảm giác thiếu hụt hay đòi hỏi. Chỉ khi chủ thể thực sự hoạt động thì đối tượng thoả
mãn nhu cầu mới xuất hiện và lộ diện ra. Nhờ có sự lộ diện ấy mà nhu cầu mới có
tính đối tượng của nó [25, tr.228]. Như vậy, dựa vào quan điểm của A.N.Leonchiev,

muốn xuất hiện nhu cầu TVHĐ ở HS cần tổ chức các hoạt động TVHĐ đa dạng từ
đó HS mới tìm được đối tượng thỏa mãn nhu cầu này của mình.
B.Ph. Lomov khi nghiên cứu về nhân cách, ông cũng đề cập khá nhiều đến
nhu cầu. Ông cho rằng nhu cầu như là một thuộc tính của nhân cách. “Nhu cầu cá
nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định cho
việc tồn tại và phát triển. Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá trình xảy
ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vào suốt cả đời sống của mình.
Dĩ nhiên, nhu cầu là trạng thái của cá nhân, nhưng là nhu cầu về một cái gì đó
nằm ngoài cá nhân” [27, tr. 479].
P.A. Rudich quan niệm “Nhu cầu là trạng thái tâm lý làm rung động người
ta thấy một sự cần thiết nhất định nào đó về một điều gì đó” [41].
Theo từ điển của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (2001), “Nhu cầu là điều cần
thiết để đảm bảo tồn tại và phát triển” [58, tr. 266]. Nhu cầu được thỏa mãn thì dễ
chịu, không được thỏa mãn thì khó chịu, căng thẳng, ấm ức.
Theo từ điển tâm lý học của tác giả Vũ Dũng, “Nhu cầu là trạng thái của cá
nhân xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của mình, là nguồn gốc tích cực của cá nhân” [7, tr. 190].
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nhu cầu, chúng tôi thống nhất sử dụng
khái niệm do tác giả Nguyễn Quang Uẩn nêu ra trong giáo trình Tâm lý học đại
cương làm công cụ cho luận án này: “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người
thấy cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển” [54].
Sự thỏa mãn nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân và
18

×