BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ- SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ
THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG
HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 10
Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG NGỌC MAI
Ngành: SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Niên khóa: 2007 - 2011
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 6/2011
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ
THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG
HỌC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 10
Tác giả
TRƯƠNG NGỌC MAI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Cử nhân ngành
SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn
ThS. PHẠM QUỲNH TRANG
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 6/2011
LỜI CẢM ƠN
Con xin gởi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục con nên
người. Cám ơn anh chị đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có
thể hoàn thành tốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
- ThS. Phạm Quỳnh Trang, Bộ môn Sư phạm kỹ thuật Nông nghiệp, khoa Ngoại
ngữ - Sư phạm, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
- Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình
hướng dẫn, dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong những năm học
vừa qua.
- Toàn thể quý thầy cô Bộ môn Sư phạm kỹ thuật Nông nghiệp, đã tận tình dạy
dỗ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện khóa luận.
- Cô Nguyễn Hoàng Phương Thủy giáo viên môn Công nghệ 10 và các bạn học
sinh khối 10 trường trung học phổ thông Long Trường – Quận 9 – Thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiên cứu thực nghiệm đề tài.
- Tập thể lớp DH07SP đã luôn động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi suốt quãng
đường học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
Sinh viên
Trương Ngọc Mai
i
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế một số trò chơi trong học tập
môn Công nghệ 10” được thực hiện từ tháng 9/2010 đến tháng 5/2011 đạt được kết quả
như sau:
1. Nội dung chính
-
Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết
kế trò chơi học tập
-
Thiết kế được 6 dạng trò chơi học tập với 15 bài giảng môn Công nghệ 10.
-
Tiến hành dạy thử nghiệm (không đối chứng) 3 trong 15 bài giảng đã thiết kế.
Bài 27: Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống
Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
-
Dạy thử nghiệm tại trường trung học phổ thông Long Trường với 3 lớp 10:
10a6, 10a7, 10a9
-
Thực hiện đánh giá kết quả giảng dạy qua các kênh đánh giá sau:
Quay video: Thực hiện quay video 3 lớp thử nghiệm: 10a6, 10a7, 10a9
Bài kiểm tra 15 phút cuối giờ với lớp 10a7, 10a9
Phiếu khảo sát ý kiến của học sinh và giáo sinh dự giờ tiết dạy thử nghiệm
Quan sát bằng mắt và nhận xét lớp học.
2. Kết quả chính đạt được
Qua quá trình dạy thử nghiệm tại trường trung học phổ thông Long Trường cho
thấy trò chơi học tập có những ưu điểm sau: Đa số học sinh đều thích học những giờ
học có tổ chức trò chơi học tập vì trò chơi dễ củng cố kiến thức (chiếm 74%), tạo bầu
không không khí học tập thoải mái (chiếm 78,9%), tạo hứng thú trong giờ học (chiếm
74,8%). Bên cạnh đó, học sinh còn được rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tư duy nhạy
bén và tinh thần đồng đội. Từ kết quả kiểm tra cho thấy học sinh lớp 10a7 có 83,8%
ii
học sinh đạt điểm khá và giỏi, lớp 10a9 có 77,5% học sinh đạt điểm khá và giỏi. Điều
này chứng tỏ học sinh hiểu được bài ngay tại lớp.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: Một vài học sinh còn thụ động, không
thích thể hiện mình trước đám đông nên ngại tham gia trò chơi. Hoặc một vài học sinh
xem môn Công nghệ là môn phụ không quan trọng nên không quan tâm đến cách dạy
của giáo viên về môn học này. Vì thế, việc thành lập đội chơi (với số lượng ít) sẽ mất
nhiều thời gian và phải có sự nhắc nhở của giáo viên. Bên cạnh đó, thời gian hạn chế
nên học sinh trong lớp không thể tham gia đầy đủ.
3. Kết luận và kiến nghị
-
Để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh, giáo viên cần phải kết hợp nhiều
phương pháp dạy học tích cực vào bài giảng, trong đó trò chơi học tập cũng là một
phương pháp dạy học tích cực.
-
Nhà trường cần cung cấp thêm tài liệu tham khảo về trò chơi học tập, tổ chức
các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức trò chơi dạy học cho giáo viên.
-
Đội ngũ giáo viên cần phải có kiến thức về công nghệ thông tin để có thể thiết
kế bài giảng và trò chơi học tập bằng máy tính để phục vụ cho việc giảng dạy.
-
Giáo viên cần phải tạo điều kiện cho những học sinh thụ động hay yếu kém
trong lớp tham gia trò chơi để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.
iii
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
LỜI CẢM ƠN …………………. ………………………… ……………… ……. i
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………. …………
ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ……………………………………………………… viii
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ …………………………………………. ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ………………… ………………………. ………….. xi
Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................ 2
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.5 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 3
1.6 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.7 Kích thước mẫu và cách lấy mẫu.......................................................................... 3
1.8 Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 3
1.9 Kế hoạch nghiên cứu ............................................................................................. 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 6
2.1. Định hướng phát triển giáo dục thế kỷ XXI …………………………………. 6
2.2. Định hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm ……………………………… 6
2.3. Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học ….. ….………………………………. 9
2.3.1. Các khái niệm …………………….………………………………………… 9
2.3.1.1. Khái niệm phương pháp ………………...…………………………….. … 9
2.3.1.2. Khái niệm phương pháp dạy học ………………………………………. .. 9
2.3.1.3. Phương pháp dạy học tích cực …………………………………………... 10
iv
2.3.2. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực …………………….. 10
2.4. Cơ sở lý luận về trò chơi……………………………………………………... . 11
2.4.1. Khái niệm trò chơi ……………….. ……………………………………….. 11
2.4.2. Tác dụng của trò chơi …………… …………….. …………… …………... 11
2.4.3. Tiến trình thực hiện trò chơi ………………. ……….. …………….. ……. 12
2.4.4. Ưu nhược điểm của trò chơi học tập ………… …………….. ……………. 13
2.4.4.1. Ưu điểm ………… ……….. …………… …………………. …………… 13
2.4.4.2. Nhược điểm ………….. …………. ……………….. ………….. ……….. 14
2.5. Cơ sở lý luận về công nghệ thông tin ………………………………….…….. 14
2.5.1. Khái niệm công nghệ ……………………………………………………… 14
2.5.2. Vai trò của máy tính trong dạy học ………………………………………..
14
2.5.3. Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ………….
15
2.6. Giới thiệu về môn Công nghệ 10 ……………………………………………
16
2.6.1. Mục tiêu của môn công nghệ 10 …………………………………………… 16
2.6.2. Chương trình và cấu trúc sách giáo khoa môn Công nghệ 10 ……………... 17
2.7. Đặc điểm tâm sinh lý, học tập của học sinh trung học phổ thông ……………. 17
2.8. Lược khảo các nghiên cứu trước đây ………………………………………… 19
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………. 21
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu........................................................................... 21
3.2 Phương pháp thực nghiệm..................................................................................... 21
3.3 Phương pháp quan sát ............................................................................................ 22
3.4 Phương pháp điều tra khảo sát .............................................................................. 23
3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu.............................................................................. 23
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 24
4.1. Một số phần mềm được dùng trong thiết kế trò chơi học tập ………………... 24
4.1.1. Microsoft Powerpoint 2003 ………………………………………………… 24
4.1.2. Naturpic Video Cutter………………………………………………………. 31
v
4.1.3. Window Movie Maker ……………………………………………………… 33
4.2. Thiết kế trò chơi ………… ……………. ……………. …………. …………. 37
4.2.1. Một số trò chơi học tập đã thiết kế có ứng dụng công nghệ thông tin ……… 37
4.2.2. Mô tả các trò chơi học tập đã thiết kế ……….. ………….. ………… …….. 39
4.2.2.1. Trò chơi ô chữ …………… ……….. ……………. ………….. …………. 39
4.2.2.2. Trò chơi chung sức ……………….. ………………… ……………… ….. 40
4.2.2.3. Trò chơi: Ai nhanh hơn? ……………. ……………… …………….. …… 41
4.2.2.4. Trò chơi nhìn nhanh nói khẽ …………….. ……………. ……………… .. 42
4.2.2.5. Trò chơi đoán ý đồng đội …………… ……………. …………….. ……... 43
4.2.2.6. Trò chơi: Đây là gì? ………………. ……………………… ……………. 44
4.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi học tập ………… …….. 45
4.2.3.1. Trò chơi ô chữ ……………… ……………….. ………………… ……… 45
4.2.3.2. Trò chơi chung sức ……………. ………………… ………………… ….. 50
4.2.3.3. Trò chơi: Ai nhanh hơn? ……………… ………………… ……………… 53
4.2.3.4. Trò chơi nhìn nhanh nói khẽ ………….. ………….. ……………….. …… 55
4.2.3.5. Trò chơi đoán ý đồng đội ……………. …………… ………………. …… 56
4.2.3.6. Trò chơi: Đây là gì? ………………….. ……………… ………….. …….. 57
4.3. Thử nghiệm trò chơi ……………. ………………. …………….. …………… 60
4.4. Kết quả thu thập được từ bài kiểm tra kết thúc bài học ………………… …… 61
4.5. Kết quả điều tra khảo sát ý kiến học sinh ………………… ………………… 65
4.5.1. Sự hứng thú của học sinh khi tham gia trò chơi ……………. ……………… 65
4.5.2. Mức độ củng cố kiến thức của học sinh …………….. …………….. ……… 68
4.5.3. Ý kiến của học sinh về trò chơi học tập …………… …………….. ……….. 69
4.5.4. Ý kiến của học sinh về tính tích cực và hạn chế của trò chơi học tập ………. 75
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………. ………………. ………… 86
5.1. Tóm tắt kết quả …………………….. ……………………… ………………. 86
5.2. Kết luận về tác động của trò chơi học tập đối với học sinh ……….. ................ 86
vi
5.3. Kết luận về việc thiết kế trò chơi học tập bằng công nghệ thông tin ………… 95
5.4. Kết luận về việc thử nghiệm trò chơi học tập ………………….. ..................... 97
5.5. Kết luận chung ……………… …………………….………………. ………… 97
5.6. Kiến nghị ……………………………………………………………………… 99
5.7. Hướng phát triển của đề tài …………… …………………… ………………. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO………… …………….. …………………. …………... 100
PHỤ LỤC ………………………………… ……………………… …………… ... 103
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
1. Bảng 1.1. Kế hoạch nghiên cứu ………………. ………… …………………
5
2. Bảng 2.2. Sự khác nhau giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương
pháp dạy học tích cực ………………….. ………………………………………
8
3. Bảng 3.1. Kế hoạch quay video ……………………………………………… 22
4. Bảng 4.1. Bảng thống kê các bài giảng có sử dụng trò chơi học tập ………… 37
5. Bảng 4.2. Bảng thống kê các lớp dạy thử nghiệm …………………………… 61
6. Bảng 4.3. Bảng kiểm tra kết thúc bài học ……………………………………. 61
7. Bảng 4.4. Mức độ câu hỏi bài 27 theo thang đánh giá của Bloom …………… 62
8. Bảng 4.5. Mức độ câu hỏi bài 28 theo thang đánh giá của Bloom …………… 62
9. Bảng 4.6. Tỷ lệ học sinh trả lời đúng theo mức độ biết ………………………. 62
10. Bảng 4.7. Tỷ lệ học sinh trả lời đúng theo mức độ hiểu …………………….. 63
11. Bảng 4.8. Tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá, trung bình, yếu ………………… 64
viii
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
1. Sơ đồ 2.1. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực ……………… 7
2. Sơ đồ 2.3. Tỷ lệ nhận thức thông qua phương tiện trực quan …………………. 16
3. Biểu đồ 4.1. Kết quả bài kiểm tra lớp 10a9, 10a7 ………………………………64
4. Biểu đồ 4.2. Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia trò chơi học tập …… 65
5. Biểu đồ 4.3. Mức độ học sinh thích học những giờ học có tổ chức trò chơi ….. 66
6. Biểu đồ 4.4. Biểu đồ thể hiện điều học sinh thích nhất trong trò chơi ………… 68
7. Biểu đồ 4.5. Ý kiến của học sinh về mức độ củng cố kiến thức khi tham gia
trò chơi ……………………………………………………………………………. 69
8. Biểu đồ 4.6. Ý kiến của học sinh về hình thức trò chơi trong bài giảng ………. 70
9. Biểu đồ 4.7. Ý kiến của học sinh về lượng thời gian giữa các câu hỏi ………. 71
10. Biểu đồ 4.8. Ý kiến của học sinh về không khí lớp học có sử dụng trò chơi
học tập …………………………………………………………………………… 72
11. Biểu đồ 4.9. Ý kiến của học sinh về những thuận lợi khi tham gia trò chơi
học tập …………………………………………………………………………… 73
12. Biểu đồ 4.10. Ý kiến của học sinh về những khó khăn khi tham gia trò chơi
học tập …………………………………………………………………………… 74
13. Biểu đồ 4.11. Ý kiến của học sinh về những điều kiện để tham gia tốt
trò chơi …………………………………………………………………………… 75
14. Biểu đồ 4.12. Ý kiến của học sinh về mức độ trò chơi phát huy được tính
sáng tạo của học sinh …………………………………………………………….. 76
15. Biểu đồ 4.13. Ý kiến của học sinh về mức độ trò chơi tạo hứng thú trong
giờ học …………………………………………………………………………… 77
16. Biểu đồ 4.14. Ý kiến của học sinh về mức độ trò chơi dễ củng cố kiến thức .. 78
17. Biểu đồ 4.15. Ý kiến của học sinh về mức độ trò chơi tạo bầu không khí
ix
học tập thoải mái …………………………………………………………………. 79
18. Biểu đồ 4.16. Ý kiến của học sinh về mức độ trò chơi giúp học sinh có
tác phong nhanh nhẹn, suy luận nhanh ………………………………………….. 80
19. Biểu đồ 4.17. Ý kiến của học sinh về mức độ tích cực của trò chơi ………… 80
20. Biểu đồ 4.18. Ý kiến của học sinh về mức độ trò chơi khó củng cố
kiến thức một cách hệ thống …………………………………………………….. 82
21. Biểu đồ 4.19. Ý kiến của học sinh về mức độ học sinh ham chơi, không
tập trung vào bài giảng …………………………………………………………… 83
22. Biểu đồ 4.20. Ý kiến của học sinh về mức độ hạn chế của trò chơi …………. 84
x
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
1. Hình 4.1. Khởi động chương trình Powerpoint ……. ………………………… 24
2. Hình 4.2. Màn hình chính …………………………………………………….. 25
3. Hình 4.3. Slide Layout ……………………………………………………….. 25
4. Hình 4.4. Slide Design ……………………………………………………….. 26
5. Hình 4.5. Nhập text từ Layout ………………………………………………… 26
6. Hình 4.6. Nhập text từ Text box ………………………………………………. 26
7. Hình 4.7. Tạo chữ nghệ thuật từ Word Art ……………………………………. 26
8. Hình 4.8. Nhập dữ liệu là đoạn phim, âm thanh ………………………………. 27
9. Hình 4.9. Các hiệu ứng cho Slide ……………………………………………… 28
10. Hình 4.10. Thanh công cụ Control Toolbox ………………………………….. 29
11. Hình 4.11. Hộp thoại Properties ……………………………………………… 29
12. Hình 4.12. Mục Exiting file or web page …………………………………….. 30
13. Hình 4.13. Mục Place in this document ……………………………………… 30
14. Hình 4.14. Mục Create new document ………………………………………. 30
15. Hình 4.15. Chỉnh sửa, mở, gỡ bỏ Hyperlink …………………………………. 31
16. Hình 4.16. Màn hình chính của Naturpic video cutter ………………………. 32
17. Hình 4.17. Đoạn phim cần cắt ……………………………………………….. 32
18. Hình 4.18. Màn hình mục Output settings …………………………………… 33
19. Hình 4.19. Màn hình mục Snapshots ………………………………………… 33
20. Hình 4.20. Chèn các file video ………………………………………………. 34
21. Hình 4.21. Chèn hiệu ứng cho đoạn phim ……………………………………. 35
22. Hình 4.22. Chèn hiệu ứng chuyển cảnh giữa các đoạn phim ………………….35
23. Hình 4.23. Chèn tiêu đề, lời cuối cho đoạn phim …………………………….. 36
24. Hình 4.24. Chèn một file âm thanh, nhạc nền cho phim ……………………... 36
25. Hình 5.1. Nét mặt tươi cười rạng rỡ của các đội chơi …………………………88
xi
26. Hình 5.2. Nét mặt tươi cười của lớp học ……………………… …………….. 88
27. Hình 5.3. Một số học sinh không chú ý đến trò chơi ………………………… 90
28. Hình 5.4. Các thành viên lớp 10a6 gợi ý cho đồng đội ……………………… 91
29. Hình 5.5. Đội 1 ……………………………………………………………….. 93
30. Hình 5.6. Đội 2 ………………………………………………………………. 93
31. Hình 5.7. Các đội trả lời câu hỏi ……………………………………………. 94
xii
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTNN
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu để làm cơ
sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam
đang tập trung đổi mới để hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, ngang tầm với các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Luật giáo dục Việt Nam, điều 28.1 quy định: “Nội dung giáo dục phổ thông
phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với
thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu
giáo dục ở mỗi cấp học”.Điều 28.2 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc diểm của từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh.”
Muốn thực hiện được điều này thì đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực “Lấy học sinh làm trung tâm” là rất cần thiết. Theo Nghị quyết TW 2 khóa
VIII (năm 1997) chỉ rõ: “ Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” (Vũ Văn
Công, 2009, trang 1).
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu để áp
dụng vào thực tiễn như: Phương pháp dạy học dự án, phương pháp thảo luận nhóm,
phương pháp dạy học tình huống... Trong đó, trò chơi cũng là một phương pháp dạy
học tích cực. Theo Bùi Thị Hải Yến và ctv (2008), các nhà nghiên cứu về phương pháp
dạy học đã khẳng định: Sử sụng trò chơi trong khâu củng cố bài học giúp học sinh tích
cực tham gia củng cố và hoàn thiện nội dung bài học, tạo được bầu không khí học tập
vui tươi, sống động.
SVTH: Trương Ngọc Mai
1
GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTNN
Mặt khác, ngày nay công nghệ thông tin đã được ứng dụng rất nhiều trong dạy
học như: thiết kế giáo án điện tử, thi trắc nghiệm trên máy tính ... Do đó, ứng dụng
công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi học tập là một việc có thể thực hiện được.
Là người sắp trở thành giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ 10 cho học
sinh, người nghiên cứu muốn sử dụng phương pháp dạy học mới là dạy học bằng trò
chơi. Vì thế, người nghiên cứu chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế
một số trò chơi trong học tập môn Công nghệ 10” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế một số trò chơi trong học tập
môn Công nghệ 10” được nghiên cứu nhằm giúp cho việc dạy học đạt hiệu quả cao.
Đồng thời người nghiên cứu cũng được trang bị kiến thức, hình thành kỹ năng mới
trong giảng dạy, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm giải đáp những câu hỏi sau:
1. Câu hỏi nghiên cứu 1: Dùng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi học tập được
tiến hành như thế nào?
2. Câu hỏi nghiên cứu 2: Trò chơi học tập được thiết kế có mang lại hiệu quả trong
việc dạy học môn Công nghệ 10 hay không? Cụ thể của câu hỏi này thể hiện ở một số
tiêu chí sau:
-
Trò chơi có tạo sự hứng thú cho học sinh hay không?
-
Trò chơi có giúp học sinh phát triển được tư duy, sáng tạo hay không?
-
Trò chơi có phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh hay không?
-
Trò chơi có giúp học sinh củng cố kiến thức tốt hay không?
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, người nghiên cứu sẽ thực
hiện các nhiệm vụ sau:
-
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
SVTH: Trương Ngọc Mai
2
GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTNN
- Nhiệm vụ 2: Thiết kế 6 dạng trò chơi học tập với 15 bài giảng môn Công nghệ
10 trên máy tính.
-
Nhiệm vụ 3: Thử nghiệm 3 bài giảng đã thiết kế (thử nghiệm không đối chứng)
tại trường trung học phổ thông Long Trường, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
-
Nhiệm vụ 4: Phát phiếu điều tra để thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu thu
được.
-
Nhiệm vụ 5: Kết luận và kiến nghị
1.5. Đối tượng nghiên cứu
1.5.1. Chủ thể nghiên cứu: Trò chơi học tập có ứng dụng công nghệ thông tin
1.5.2. Khách thể nghiên cứu
-
Chương trình Công nghệ 10
-
Học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Long Trường được thử nghiệm trò
chơi học tập
-
Giáo viên dạy môn Công nghệ 10
1.6. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trong phạm vi của luận văn tốt nghiệp cử nhân, do điều kiện
khách quan và khả năng có hạn nên người nghiên cứu chỉ thực nghiệm tại trường trung
học phổ thông Long Trường, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian: Đề tài nghiên cứu sẽ được thực hiện từ tháng 9/2010 đến tháng
5/2011
1.7. Kích thước mẫu và cách lấy mẫu
- Kích thước mẫu: Kết quả được thử nghiệm trên ba lớp 10 (10ª6, 10ª7, 10ª9) của
trường trung học phổ thông Long Trường.
- Cách lấy mẫu: Ngẫu nhiên theo lịch phân công thực tập giảng dạy ở trường
trung học phổ thông Long Trường.
1.8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 5 chương
SVTH: Trương Ngọc Mai
3
GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTNN
Chương 1: Giới thiệu
-
Lý do chọn đề tài
-
Mục đích nghiên cứu
-
Vấn đề nghiên cứu
-
Nhiệm vụ nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu
-
Phạm vi nghiên cứu
-
Phương pháp nghiên cứu
-
Kích thước mẫu và cách lấy mẫu
-
Cấu trúc luận văn
-
Kế hoạch nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
-
Trình bày những lý thyết cơ bản mà người nghiên cứu dựa vào để làm rõ những
vấn đề về việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế một số trò chơi trong học tập
môn Công nghệ 10.
-
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Mô tả những phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu đã được
sử dụng trong luận văn
-
Phương pháp nghiên cứu sơ sở lý luận
-
Phương pháp thực nghiệm
-
Phương pháp quan sát
-
Phương pháp điều tra khảo sát
-
Phương pháp phân tích dữ liệu
Chương 4: Kết quả và phân tích
-
Giới thiệu một số phần mềm được sử dụng để thiết kế trò chơi học tập.
-
Trình bày kết quả thiết kế các trò chơi học tập trên máy tính.
SVTH: Trương Ngọc Mai
4
GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang
Khóa luận tốt nghiệp
-
Ngành SPKTNN
Phân tích các dữ liệu có được từ việc dạy thử nghiệm để đưa ra kết quả cho
nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
-
Từ kết quả phân tích được, người nghiên cứu đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên
cứu và đưa ra đáp án cho các câu hỏi nghiên cứu.
-
Đưa ra đề xuất ý kiến góp phần phát triển tính ứng dụng của trò chơi trong học
tập.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
1.9. Kế hoạch nghiên cứu
Bảng 1.1: Kế hoạch nghiên cứu
STT
THỜI
HOẠT ĐỘNG
GIAN
NGƯỜI
GHI
THỰC HIỆN
CHÚ
1
9-10/2010
Viết đề cương
Người nghiên cứu
2
10-11/2010
Nghiên cứu cơ sở lý luận
Người nghiên cứu
3
11-12/2010
4
12/20102/2011
Thiết kế trò chơi học tập
trên máy tính
Thiết kế trò chơi học tập
trên máy tính
- Dạy thử nghiệm
- Thu thập dữ liệu, quay
5
2 – 4/2011
video, quan sát
- Viết luận văn chương 1,
2, 3, 4
6
4-5/2011
7
6/2011
Viết chương 5 và chỉnh
sửa luận văn
Người nghiên cứu
Tại
Người nghiên cứu
Bạn
(Nguyễn
cộng
Thị
sự.
Thu
Nguyệt)
trường
THPT
Long
Trường
Người nghiên cứu
Người nghiên cứu
Bảo vệ khóa luận
SVTH: Trương Ngọc Mai
Người nghiên cứu
5
GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTNN
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Định hướng phát triển giáo dục thế kỷ XXI
Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2007), UNESCO đã chủ trương đẩy mạnh phát triển
giáo dục khi bước vào thế kỷ XXI, với chiến lược bao gồm 21 điểm và tư tưởng chính
của nó như sau:
- Giáo dục thường xuyên là điểm chủ đạo của mọi chính sách giáo dục; hướng tới
nền giáo dục suốt đời, giáo dục bằng mọi cách, xây dựng một xã hội học tập.
-
Giáo dục không chỉ dạy để cho có học vấn mà phải thực hành, thực nghiệm để
có tay nghề, để vào đời có thể lao động được ngay, không bỡ ngỡ.
-
Phát triển giáo dục gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt chú ý đến giáo
dục hướng nghiệp để giúp người học lập thân, lập nghiệp.
-
Giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường phải là mục tiêu lớn trong chiến lược
giáo dục.
-
Giáo viên được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên
gia truyền đạt kiến thức. Việc giảng dạy phải phù hợp với người học chứ không phải là
sự áp đặt máy móc buộc người học phải tuân theo.
Thế giới hiện đại đã khẳng định vai trò lớn lao của giáo dục: Giáo dục được coi
là chiếc chìa khóa để tiến tới một thế giới tốt đẹp hơn; vai trò của giáo dục là phát triển
tiềm năng của con người, giáo dục là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để tiến vào tương lai.
2.2 Định hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Hiện nay, có rất nhiều tài liệu giáo dục đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp
giảng dạy theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”. Sau đây là một số ý kiến của các
tác giả mà người nghiên cứu tìm hiểu được.
Theo Nguyễn Thị Cúc (2007), Xu hướng chung của đổi mới phương pháp dạy
học là đổi mới theo quan điểm lấy người học làm trung tâm. Thầy và trò đều là chủ thể
chủ động, tích cực bằng hoạt động của mình để hướng tới tri thức. Thầy giữ vai trò chủ
SVTH: Trương Ngọc Mai
6
GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTNN
đạo tổ chức hoạt động nhận thức của trò. Trò tích cực hoạt động chiếm lĩnh tri thức và
biến nó thành vốn hiểu biết của mình.
Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2007), đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình dạy học được
thể hiện như sau:
Sơ đồ 2.1: Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực. (Nguồn:
Trần Thị Tuyết Oanh, 2007)
Theo sơ đồ trên ta thấy: Người học là chủ thể của hoạt động học, tự tìm ra kiến
thức bằng hành động của chính mình. Giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức học sinh
tự tìm ra chân lý. Giáo viên là người tổ chức các mối quan hệ thầy – trò; trò – trò. Giáo
viên là trọng tài khoa học, đưa ra những kết luận và kiểm tra đánh giá trên cơ sở học
sinh tự kiểm tra, đánh giá.
Theo Lê Phước Lộc (2002), quan điểm dạy học ngày nay được nhiều nhà giáo
dục hướng đến đó là học sinh là trung tâm trong quá trình dạy học. Quan điểm này
được thể hiện ở những dấu hiệu sau:
-
Giáo viên phải làm cho học sinh bị thu hút bởi chính bài giảng của mình để các
em hình thành động cơ học tập.
SVTH: Trương Ngọc Mai
7
GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang
Khóa luận tốt nghiệp
-
Ngành SPKTNN
Giáo viên cần nuôi dưỡng ý chí, tính tích cực của học sinh để học sinh đạt được
mục đích học tập và phát triển cá nhân bằng chính sức lực của mình, không gò bó, giáo
điều.
-
Hoạt động chủ đạo của giáo viên là giúp học sinh tự nhận thức, tự phát triển, tự
thực hiện, tự kiểm tra, đánh giá và tự hoàn thiện mình.
-
Phương pháp giáo dục tích cực là sự tích hợp thường xuyên các mối quan hệ
giáo dục trò – nội dung – thầy trong quá trình dạy học, trong đó trò là chủ thể.
Từ các dấu hiệu trên, ta có thể so sánh sự khác nhau giữa phương pháp dạy học
truyền thống và phương pháp dạy học tích cực ở bảng sau:
Bảng 2.2 Sự khác nhau giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương
pháp dạy học tích cực. (Nguồn: Lê Phước Lộc, 2002)
Phương pháp dạy học truyền thống
Quan điểm: Thầy là trung tâm
Phương pháp dạy học tích cực
Quan điểm: Trò là trung tâm
1. Thầy truyền đạt kiến thức
1. Trò tự mình tìm ra kiến thức bằng
2. Thầy độc thoại, phát vấn; trò nghe,
hoạt động tích cực
2. Đối thoại trò – trò; trò – thầy
ghi, trả lời.
3. Lớp học cố định
3. Lớp học linh động
4. Thầy áp đặt ý kiến, kết quả có sẵn
4. Thầy, trò trao đổi kết quả của trò
5. Trò học thuộc lòng
5. Trò học cách học, cách hành động
6. Thầy độc quyền đánh giá, cho điểm
và trưởng thành
cố định
6. Trò tự đánh giá, sửa sai, tự điều
chỉnh làm cơ sở để thầy cho điểm
7. Có khuyến khích sử dụng các
phương tiện trực quan
cơ động
7. Khai thác phương tiện kỹ thuật
hiện đại
Tóm lại: Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh phát huy được vai
trò chủ động tích cực của mình. Học sinh có cơ hội tìm tòi, đào sâu suy nghĩ, phát huy
SVTH: Trương Ngọc Mai
8
GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTNN
khả năng sáng tạo từ đó hình thành lòng ham học và khả năng tự học. Mặc dù vậy, vai
trò của người giáo viên cũng không bị hạ thấp. Giáo viên đóng vai trò là giám khảo, cố
vấn, tổ chức và hướng dẫn cho học sinh tự tìm ra kiến thức mới cho bản thân.
2.3. Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học
2.3.1. Các khái niệm
2.3.1.1. Khái niệm phương pháp
Theo Lê Phước Lộc (2002), phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện
để giải quyết những nhiệm vụ nhất định.
Theo G. Heghen cho rằng “Phương pháp là hình thức vận động của nội dung
sự vật”. Theo C. Mác cho rằng “Phương pháp là cách thức, là phương tiện để đạt tới
mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định”. (Trích Bùi Thị Mùi,
2009)
2.3.1.2. Khái niệm phương pháp dạy học
Theo Bùi Thị Mùi (2009), phương pháp dạy học có ba cấp độ:
-
Cấp độ 1: Phương pháp dạy học là cách thức triển khai của một hệ thống dạy
học đa tầng, đa diện (ngành học, bậc học, cấp học…)
-
Cấp độ 2: Phương pháp dạy học là phương pháp triển khai một quá trình dạy
học cụ thể (cách thức hình thành mục đích dạy học, cách soạn thảo và triển khai nội
dung dạy học…)
-
Cấp độ 3: Phương pháp dạy học là cách thức tiến hành các hoạt động của người
dạy và người học nhằm thực hiện nội dung dạy học đã được xác định.
Theo Đặng Vũ Hoạt (1995), “Phương pháp dạy học là cách thức, họat động của
người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Đó là sự kết hợp
hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và học trong quá trình dạy học.”
(Trích Đoàn Ngọc Thuận, 2009)
Qua các khái niệm đã nêu trên, người nghiên cứu nhận thấy với khái niệm của
tác giả Bùi Thị Mùi (2009) đã nêu lên một tầm nhìn bao quát về phương pháp dạy học
SVTH: Trương Ngọc Mai
9
GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTNN
từ cấp vĩ mô (cấp độ 1) đến cấp vi mô (cấp độ 2, 3). Tuy nhiên, các khái niệm mà tác
giả đưa ra rất ngắn gọn chưa thể giúp người đọc hiểu được một cách tường tận về khái
niệm phương pháp dạy học. Đối với khái niệm của tác giả Đặng Vũ Hoạt (1995) đã nêu
lên một cách rõ ràng về phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học là sự kết hợp hài
hòa giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Người dạy dùng những cách thức và phương
tiện phù hợp để chuyển tải thông tin đến với người học. Người học bằng những cách
thức riêng của mình tiếp nhận thông tin, trao đổi và phản hồi lại cho người dạy. Trong
dạy học có nhiều phương pháp để triển khai một nội dung dạy học.
2.3.1.3. Phương pháp dạy học tích cực
Theo các nhà giáo dục học Việt Nam: “Phương pháp dạy học tích cực là các
phương pháp được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm phát huy cao nhất tính tích
cực, chủ động, độc lập, sáng tạo trong học tập của người học dưới vai trò tổ chức, điều
khiển của giáo viên” (Trích Nguyễn Văn Việt, 2009).
2.3.2. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực
Theo Đậu Thị Hòa (2008), phương pháp dạy học tích cực có những đặc trưng cơ
bản sau:
- Người học tập trung cao độ trong học tập, chủ động tìm tòi, khám phá nội dung
học tập, chủ động giải quyết các vấn đề phù hợp với khả năng hiểu biết của mình, đề
xuất các ý tưởng sáng tạo, tự nguyện trình bày, diễn đạt các ý kiến của mình.
-
Người dạy linh hoạt, mềm dẻo, luôn tạo cơ hội để người học tham gia và làm
chủ hoạt động nhận thức. Người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận
thức.
- Nội dung bài dạy không đi sâu vào từng chi tiết cụ thể mà sắp xếp thành các vấn
đề liên kết hoặc sắp xếp theo nguyên lý cơ chế để kích thích tư duy và tính chủ động
sáng tạo trong cách giải quyết các vấn đề của người học.
Tóm lại: Người dạy sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu
quả học tập, rèn luyện kỹ năng và năng lực cá nhân của học sinh. Người dạy vận dụng
SVTH: Trương Ngọc Mai
10
GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTNN
tối đa các phương tiện dạy học hiện đại, tạo môi trường học tập tích cực để học sinh có
thể phát huy hết khả năng của mình. Từ đó, học sinh có thể làm chủ bản thân, làm chủ
tri thức, vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế và khẳng định vị trí của
mình trong tập thể và xã hội.
2.4. Cơ sở lý luận về trò chơi.
2.4.1. Khái niệm trò chơi
Theo Nguyễn Thị Lộc (2010) “Trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi có hệ thống
và có tổ chức . Vì thế luật chơi chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó . Như vậy trò
chơi chính là sự chơi có luật”.
Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2007) “Trò chơi là hình thức phản ánh hiện thực
khách quan qua hoạt động của trẻ em với sự đan xen của những yếu tố tưởng tượng”.
Theo Bùi Văn Thành “Phương pháp sử dụng “trò chơi học tập” có thể được
hiểu đó là một phương thức, cách thức truyền tải một thông điệp, một nội dung cụ thể
nào đó đến người nghe thông qua hình thức trò chơi – chơi mà học, từ đó ý nghĩa của
nội dung bài học được truyền tải đến người nghe một cách nhẹ nhàng, nhưng đầy sâu
sắc và dễ hiểu”. (Nguồn Bùi Văn Thành, , truy cập ngày
26/1/2011)
Tóm lại, các khái niệm tuy có khác nhau nhưng vẫn có những điểm tương đồng.
Trò chơi học tập là một hoạt động, trong đó người dạy thông qua trò chơi sẽ truyền tải
một thông điệp đến với người chơi một cách nhẹ nhàng.
2.4.2. Tác dụng của trò chơi học tập
Trò chơi học tập phù hợp với lứa tuổi của học sinh
Trò chơi học tập gây hứng thú, say mê cho học sinh trong học tập, tìm hiểu và
khám phá các vấn đề có liên quan đến nội dung giáo dục và rèn luyện các kỹ năng.
Trò chơi học tập giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tăng cường
năng lực cá nhân và năng lực tổ chức, hợp tác.
SVTH: Trương Ngọc Mai
11
GVHD: ThS. Phạm Quỳnh Trang