Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.1 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ THU THẢO
SVTH: VÕ THỊ THANH TRÚC
Ngành: SƯ PHẠM KĨ THUẬT CÔNG NÔNG NGHIỆP
Niên khóa: 2007 – 2011

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5/2011


TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Tác giả

VÕ THỊ THANH TRÚC

Khoá luận được đệ trình đề đáp ứng yêu cầu cấp bằng Cử nhân ngành
SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NÔNG NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THỊ THU THẢO


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con nên
người. Cảm ơn anh chị đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để
em có thể hoàn thành tốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn:
ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp này.
Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
đã hết lòng dạy bảo và truyền thụ kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm tôi học tập tại
trường.
Cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời và tận tâm của quý thầy cô Bộ môn Sư Phạm Kỹ
Thuật.
Ban giám hiệu, quý thầy cô cùng các bạn học sinh trường THPT Nguyễn Hữu
Huân và Trần Văn Ơn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Cảm ơn tập thể lớp DH07SK đã luôn sát cánh chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 5 năm 2011
Sinh viên

Võ Thị Thanh Trúc

ii


TÓM TẮT

Đề tài “Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại một số
trường trung học phổ thông”.
Sinh viên thực hiện: Võ Thị Thanh Trúc, Khoa Ngoại ngữ - Sư phạm, trường
Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo.
Thời gian: tháng 9/2011 đến tháng 6/2011.
Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình thực hiện đề tài người nghiên cứu sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương
pháp quan sát, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, xử lý số liệu, phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Kết quả thu được:


100% GV và 96,43% HS trung học phổ thông được khảo sát đều nhận thức

được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức hiện nay.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho HS trung học phổ thông
bao gồm: đặc điểm tâm lý của HS, vai trò định hướng, cố vấn của đội ngũ giáo viên,
mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức, mối liên kết gia đình - nhà trường - xã hội,
tác động của nền kinh tế thị trường, ý thức bản thân, bạn bè, sự quan tâm, chăm sóc
của gia đình, các tổ chức Đoàn, hội trong nhà trường, các hoạt động ngoại khóa,
hướng nghiệp và lao động do nhà trường tổ chức. Trong đó, yếu tố đặc điểm tâm lý
của HS, mối liên kết gia đình - nhà trường - xã hội và tác động của nền kinh tế thị
trường được GV – HS quan tâm nhiều hơn.


55% GV và 52,82% HS đều cho rằng nội dung chương trình giáo dục đạo đức

ở nước ta hiện nay là chưa phù hợp, cần đổi mới để phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Nội dung xoay quanh các vấn đề: giáo dục lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội, giáo dục lòng yêu nước, ý thức lao động, pháp luật và kỉ luật, giáo dục thế giới
quan cách mạng và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, giáo dục lòng nhân ái và hành
vi ứng xử có văn hóa, giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ xã hội: giữa cá nhân
với xã hội, với cộng đồng, với gia đình, bạn bè và với bản thân, giáo dục đạo đức của
văn hóa giao tiếp, những quan niệm lành mạnh về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc gia

iii


đình, ý thức cộng đồng, tinh thần khoan dung, mình vì mọi người, chống chủ nghĩa cá
nhân ích kỉ, bảo vệ môi trường.
 GV nhà trường thường sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
như: Kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi: khen thưởng, trách phạt, thi đua,…
(GV là 75%, HS là 56,55%); thuyết phục: khuyên giải, tranh luận, nêu gương, …
(GV là 60%, HS là 45,83%); và phương pháp về tổ chức hoạt động thực tiễn: luyện
tập, rèn luyện,… (GV là 50%, HS là 39,29%) để giáo dục đạo đức cho HS với các
hình thức khác nhau như: hình thức giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy, học tập
các môn lý thuyết như: đạo đức, giáo dục công dân; hình thức lao động tập thể để
giáo dục đạo đức cho HS; hình thức nêu gương người tốt, việc tốt; hình thức dạy học
lồng ghép kiến thức chuyên môn khác với giáo dục đạo đức.
Như vậy, công tác giáo dục đạo đức vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định,
trong đó việc giáo dục cho thế hệ HS tính bản lĩnh, sự nhanh nhạy trong ứng xử, thái
độ đúng mực đối với quốc gia, với xã hội, với gia đình vẫn còn những bất cập cần
phải điều chỉnh. Để tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường
phổ thông cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của ba môi trường: gia đình, nhà
trường và xã hội, trong đó, nhà trường cần thể hiện tính tiên phong, tinh thần trách
nhiệm bằng cách tăng cường nội dung giảng dạy đạo đức các chuẩn mực phù hợp với
giai đoạn mới của đất nước (hội nhập quốc tế nhưng vẫn giữ bản sắc văn hóa, truyền
thống dân tộc), đổi mới phương pháp giảng dạy đạo đức, trong đó “mỗi thầy cô giáo
là tấm gương đạo đức” cho HS noi theo.


iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA .................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC......................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG..........................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................x
Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu............................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................2
1.5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu .....................................................................3
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................3
1.5.2 Khách thể nghiên cứu .................................................................................3
1.6 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
1.7 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
1.8 Kế hoạch nghiên cứu............................................................................................4
1.9 Cấu trúc luận văn. ................................................................................................4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................6
2.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................6
2.2 Các khái niệm cơ bản...........................................................................................9
2.2.1 Khái niệm giáo dục .......................................................................................9
2.2.3 Khái niệm hành vi đạo đức .........................................................................11
2.2.4 Khái niệm giáo dục đạo đức .......................................................................11

2.2.5 Khái niệm phương pháp giáo dục ...............................................................12
2.2.6 Khái niệm về nhà trường.............................................................................12
2.2.7 Khái niệm về gia đình .................................................................................13
2.2.8 Khái niệm về xã hội ....................................................................................13

v


2.3 Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông .............................14
2.3.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông....................................14
2.3.2 Ý nghĩa của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh .................................15
2.3.3 Nội dung chủ yếu để giáo dục đạo đức cho học sinh .................................16
2.3.4 Môi trường giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ...............17
2.4 Các phương pháp giáo dục đạo đức ở trường trung học phổ thông...................20
2.4.1 Các phương pháp thuyết phục ....................................................................20
2.4.2 Các phương pháp tổ chức hoạt động nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo, hành
vi và thói quen......................................................................................................21
2.4.3 Các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi...................22
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................24
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu. ......................................................................24
3.2 Phương pháp quan sát ........................................................................................24
3.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. ................................................................24
3.4 Phương pháp so sánh .........................................................................................26
3.5 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: ................................................................26
3.5.1 Phân tích định tính ......................................................................................26
3.5.2 Phân tích định lượng: ..................................................................................27
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................28
4.1 Thực trạng đạo đức của HS THPT hiện nay......................................................28
4.1.1 Thái độ của học sinh trong các mối quan hệ xung quanh...........................28
4.1.2 Thái độ của học sinh trong học tập, thi cử..................................................34

4.1.3 Suy nghĩ của GV và HS về hành vi đi ngược lại đạo đức truyền thống.....35
4.1.4 Nhận xét của GV về mức độ đạo đức của học sinh THPT .........................37
4.2 Nhận thức của GV và HS về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS THPT........
..................................................................................................................................38
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho HS THPT...............40
4.4. Nội dung giáo dục đạo đức cho HS THPT .......................................................50
4.5 Hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho HS THPT ............................53
4.5.1 Các hình thức giáo dục đạo đức cho HS THPT..........................................53
4.5.1.1 Thông qua giảng dạy môn giáo dục công dân .........................................54

vi


4.5.1.2 Thông qua các môn học khác ở trường phổ thông...................................59
4.5.1.3 Thông qua các hoạt động ngoại khóa, lao động và hướng nghiệp ......... 61
4.5.2. Phương pháp giáo dục đạo đức cho HS THPT..........................................67
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................71
5.1 Kết luận ..................................................................................................................71
5.1.1 Thực trạng giáo dục đạo đức của HS THPT hiện nay như thế nào? ..........71
5.1.2 Học sinh, giáo viên nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của công tác
giáo dục đạo đức hiện nay?..................................................................................72
5.1.3 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ cho HS THPT? ..........73
5.1.4 Những nội dung nào được lựa chọn để GDĐĐ cho học sinh THPT? ........74
5.1.5 Những hình thức và phương pháp giáo dục nào dùng để GDĐĐ của học
sinh THPT? ..........................................................................................................75
5.2 Kiến nghị................................................................................................................77
5.2.1 Đối với nhà nước.........................................................................................77
5.2.2 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.................................................................77
5.2.3 Đối với nhà trường......................................................................................78
5.2.4 Đối với xã hội. ............................................................................................78

5.2.5 Đối với gia đình ..........................................................................................79
5.2.6 Đối với giáo viên.........................................................................................79
5.2.7 Đối với học sinh ..........................................................................................79
5.3 Hướng phát triển của đề tài....................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................1
PHỤ LỤC.......................................................................................................................4

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ctv

: Cộng tác viên

HS, SV

: Học sinh, sinh viên

NNC

: Người nghiên cứu

NXB

: Nhà xuất bản

GDCD

: Giáo dục công dân


GDĐĐ

: Giáo dục đạo đức

GDHN

: Giáo dục hướng nghiệp

GD – ĐT

: Giáo dục – Đào tạo

PGS

: Phó giáo sư

QĐ – BGDĐT

: Qui định – Bộ Giáo dục Đào tạo

THPT

: Trung học phổ thông

THCS

: Trung học cơ sở

Tp. HCM


: Thành phố Hồ Chí Minh

TS

: Tiến sĩ

Th.S

: Thạc sĩ

XH

: Xã hội

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1: Thái độ của học sinh đối với các thành viên trong gia đình........................28
Bảng 4.2: Thái độ của học sinh đối với Thầy/ Cô, cán bộ của nhà trường..................30
Bảng 4.3: Thái độ của học sinh đối với bạn bè............................................................32

Bảng 4.4: Nhận xét của GV về thái độ của HS trong học tập, thi cử ..........................34
Bảng 4.5: Suy nghĩ của GV và HS về hành vi đi ngược lại đạo đức truyền thống của
một bộ phận HS............................................................................................................35
Bảng 4.6: Nhận xét của GV mức độ đạo đức của học sinh trong trường ....................37
Bảng 4.7: Tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức ..........................................38
Bảng 4.8: Nguyên nhân gây ra sự lệch chuẩn về đạo đức trong HS............................40
Bảng 4.9: Môi trường tác động đến nhân cách của học sinh .......................................43
Bảng 4.10: Yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho HS........................46
Bảng 4.11: Nội dung cần đưa vào giáo dục đạo đức trong nhà trường .......................50
Bảng 4.12: Nhận xét về nội dung giáo dục đạo đức ở nước ta hiện nay .....................52
Bảng 4.13: Thái độ của học sinh khi học môn giáo dục công dân ..............................55
Bảng 4.14: Nhận xét của HS về vấn đề lồng ghép đạo đức trong các tiết học ............58
Bảng 4.15: Mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp và lao động
trong nhà trường của HS ..............................................................................................60
Bảng 4.16: Mức độ ảnh hưởng của các tổ chức, hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp
và lao động trong nhà trường đến công tác giáo dục đạo đức cho HS THPT .............63
Bảng 4.17: Hiệu quả của các hoạt động ngoại khóa, lao động và hướng nghiệp đối với
HS.................................................................................................................................66
Bảng 4.18: Những phương pháp giáo duc đạo đức cho HS.........................................67
Bảng 4.19: Nhận xét của GV về mức độ phù hợp của các phương pháp giáo dục đạo
đức hiện nay .................................................................................................................68

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang


Biểu đồ 4.1: So sánh thái độ của HS đối với các thành viên trong gia đình................29
Biểu đồ 4.2: So sánh thái độ của HS đối với thầy cô, cán bộ của nhà trường.............31
Biểu đồ 4.3: So sánh thái độ của HS đối với quan hệ bạn bè ......................................33
Biểu đồ 4.4: So sánh nhận thức của HS về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ tại hai
trường ...........................................................................................................................39
Biểu đồ 4.5: So sánh nguyên nhân gây ra sự lệch chuẩn về đạo đức trong HS tai hai
trường THPT Nguyễn Hữu Huân và Trần Văn Ơn......................................................42
Biểu đồ 4.6: So sánh môi trường tác động đến nhân cách của học sinh tại hai trường
THPT Nguyễn Hữu Huân và Trần Văn Ơn .................................................................44
Biểu đồ 4.7: So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho HS tại
hai trường THPT Nguyễn Hữu Huân và Trần Văn Ơn...............................................48
Biểu đồ 4.8: So sánh thái độ của HS khi học môn giáo dục công dân ........................56
Biểu đồ 4.9: Nhận xét của GV về mức độ phù hợp của các phương pháp giáo dục
đạo đức hiện nay ..........................................................................................................69

x


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

SVTH: Võ Thị Thanh Trúc

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1

Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang đi vào chiều sâu và được triển khai trên quy

mô lớn, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (XH). Cơ chế thị trường, nền kinh tế

hàng hóa nhiều thành phần đang phát huy tác dụng tích cực, tạo nên sự phát triển
năng động và thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta. Nhưng, kinh tế thị
trường cũng ngày càng bộc lộ những mặt trái, gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống
tinh thần, sự cảm thụ văn hóa - nghệ thuật cũng như trong tâm lý - đạo đức của các
tầng lớp dân cư trong XH. Những ảnh hưởng tiêu cực đó đã và đang tác động vào các
mối quan hệ XH, làm sai lệch các chuẩn mực giá trị, dẫn tới sự suy thoái về đạo đức
ở một bộ phận XH, ảnh hưởng xấu tới thế hệ trẻ.
Bên cạnh nguyên nhân từ phía gia đình, XH, các nhà giáo dục vẫn khẳng định
rằng, nhà trường có trách nhiệm chính trong việc giáo dục đạo đức (GDĐĐ), lối sống
cho học sinh (HS). Theo Lê Nguyên Hương, lâu nay chúng ta chỉ mới "coi" chứ chưa
"trọng" việc GDĐĐ, lối sống. Ngành giáo dục đang thiên về trí dục so với đức dục
khi nhiều trường, nhiều địa phương chỉ chú trọng đến tỷ lệ HS tốt nghiệp, đỗ đại học
mà chưa quan tâm đến tỷ lệ HS chăm ngoan, giáo viên (GV) chủ nhiệm giỏi… Công
tác giáo dục HS cá biệt bị lãng quên hoặc thực hiện không quyết liệt, việc xử lý kỷ
luật trở thành phổ biến, không ít trường hợp, thay vì đối thoại với HS thì lại thành
"đối đầu".
Theo Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên thừa nhận: "Một
trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả của việc GDĐĐ, lối sống cho HS là
tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người; chưa quan tâm đầy đủ, huy động các nguồn
lực cần thiết cho công tác GDĐĐ học sinh. Không ít nơi còn nặng về xử lý kỷ luật mà
chưa có giải pháp ngăn chặn, giáo dục từ khi mới có biểu hiện, có nguy cơ dẫn đến vi
phạm pháp luật. Một bộ phận thầy cô giáo, lẽ ra phải là tấm gương cho HS về đạo đức, lối
sống thì lại vi phạm chuẩn mực đạo đức".
Những biểu hiện đạo đức của lớp trẻ và thực trạng GDĐĐ cho HS trung học phổ
thông (THPT) đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc cần phải nghiên cứu và giải
quyết. Việc đánh giá đúng tình hình, nhận diện đúng các vấn đề và tình huống, phát
Khóa luận tốt nghiệp

1


Ngành SPKTCNN


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

SVTH: Võ Thị Thanh Trúc

hiện được những trở ngại và vướng mắc để tìm ra các nguyên nhân và đề xuất các
giải pháp nhằm đổi mới nội dung và phương pháp GDĐĐ trong nhà trường sẽ góp
phần tạo nên những chuyển biến tích cực của đời sống đạo đức và công tác GDĐĐ
hiện nay.
Xuất phát từ vấn đề trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “TÌM HIỂU THỰC
TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm mục đích: làm rõ vai trò và ý nghĩa của công tác GDĐĐ
cho HS THPT trong điều kiện mới, giúp các trường Phổ thông có thêm những thông
tin về thực trạng công tác GDĐĐ, từ đó có phương hướng, biện pháp GDĐĐ cho HS
một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng đạo đức của HS THPT hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 2: Học sinh, giáo viên nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của công
tác GDĐĐ hiện nay?
Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc GDĐĐ cho HS THPT?
Câu hỏi 4: Những nội dung nào được lựa chọn để GDĐĐ cho HS trường THPT?
Câu hỏi 5: Những hình thức và phương pháp giáo dục nào dùng để GDĐĐ cho HS
THPT?
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng công tác GDĐĐ cho HS hiện nay tại hai trường:

trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức, Tp. HCM và trường THPT Trần
Văn Ơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Nhiệm vụ 3: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác GDĐĐ cho HS hiện nay tại
hai trường: trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức, Tp. HCM và trường
THPT Trần Văn Ơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Nhiệm vụ 4: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS THPT.

Khóa luận tốt nghiệp

2

Ngành SPKTCNN


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

SVTH: Võ Thị Thanh Trúc

1.5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác giáo dục đạo đức cho HS THPT.
1.5.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh, giáo viên trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức, Tp. HCM
và trường THPT Trần Văn Ơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
1.6 Phạm vi nghiên cứu
Với khả năng và thời gian có hạn nên người nghiên cứu chỉ tiến hành tìm hiểu
thực trạng công tác GDĐĐ cho HS tại hai trường: trường THPT Nguyễn Hữu Huân,
quận Thủ Đức, Tp. HCM và trường THPT Trần Văn Ơn, huyện Châu Thành, tỉnh
Bến Tre trong năm học 2010 – 2011.
1.7 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được tiến hành trong đề tài:


Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phục vụ nhiệm vụ NC 1,2,3,4,)



Phương pháp quan sát (phục vụ nhiệm vụ NC 2,3)



Phương pháp so sánh (phục vụ nhiệm vụ NC 2,3)



Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phục vụ nhiệm vụ NC 2,3,)



Phương pháp thống kê, xử lý số liệu (phục vụ nhiệm vụ NC 2,3)
+ Phương pháp phân tích định tính
+ Phương pháp phân tích định lượng

Khóa luận tốt nghiệp

3

Ngành SPKTCNN



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

SVTH: Võ Thị Thanh Trúc

1.8 Kế hoạch nghiên cứu.
Người
STT

Thời gian

Hoạt động

thực
hiện

- Tìm kiếm tài liệu

1

8/2011

2

09/2011

3

10/2011

4


11/2011

5

12/2011

6

01 – 02/2011

7

02 -03/2011

8

4/ 2011

9

5/2011

- Chỉnh sửa và hoàn thành đề tài

NNC

10

8/2011


- Bảo vệ đề tài.

NNC

- Xác định đề tài nghiên cứu
- Tiến hành viết đề cương
- Nộp đề cương
- Chỉnh sửa đề cương
- Tìm kiếm tài liệu

Ghi
chú

NNC
NNC
NNC
NNC

- Viết cơ sở lý luận
- Nộp lại đề cương
- Hoàn chỉnh cơ sở lý lận
- Soạn phiếu điều tra
- Phát phiếu điều tra
- Tổng hợp và phân tích kết quả điều tra
- Viết phần nghiên cứu
- Báo cáo kết quả sơ bộ cho GVHD
- Viết kết luận và kiến nghị

NNC

NNC
NNC
NNC

1.9 Cấu trúc luận văn.
Gồm 5 chương:
+

Chương 1: Giới thiệu bao gồm các phần sau:



Lý do chọn đề tài



Mục đích nghiên cứu



Vấn đề nghiên cứu



Câu hỏi nghiên cứu



Nhiệm vụ nghiên cứu




Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Khóa luận tốt nghiệp

4

Ngành SPKTCNN


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo


Phạm vi nghiên cứu



Phương pháp nghiên cứu



Kế hoạch nghiên cứu



Cấu trúc luận văn

+


Chương 2: Cơ sở lý luận.

SVTH: Võ Thị Thanh Trúc

Trong chương này NNC sẽ tiến hành trình bày sơ lược vấn đề nghiên cứu, các vấn
đề cơ bản về đạo đức, sự tác động của một số yếu tố đối với công tác giáo dục đạo
đức cho HS. Ngoài ra NNC còn nêu ra tầm quan trọng của việc rèn luyện phẩm chất
đạo đức của HS THPT.
+

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này NNC trình bày nội dung (về lý thuyết) của các phương pháp,

mô tả các phương pháp nghiên cứu trong đề tài và trình bày các phương pháp phân
tích dữ liệu.
+

Chương 4: Phân tích.
NNC sẽ tiến hành trình bày dữ liệu đã thu thập được, phân tích dữ liệu, thảo luận

và đưa ra kết quả.
+

Chương 5: Kết luận và kiến nghị
NNC dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở chương 4 để thảo luận về vấn đề phát

sinh chưa giải quyết được và đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu. Từ đó đưa ra
kiến nghị và đưa ra hướng mới cho nghiên cứu tiếp theo.
+


Tài liệu tham khảo và phụ lục.
NNC trích dẫn những tài liệu đã tham khảo trong đề tài.

Khóa luận tốt nghiệp

5

Ngành SPKTCNN


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

SVTH: Võ Thị Thanh Trúc

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục chính là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ
giá trị xã hội. Nền giáo dục có tốt thì mới góp phần tạo dựng, bảo vệ được một hệ giá
trị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp của dân tộc và vì vậy đủ sức mạnh làm
nền tảng cho xã hội phát triển, hưng thịnh; ngược lại, với nền giáo dục kém và hệ quả
đi kèm với nó, hệ giá trị yếu thì dân tộc đó khó có sức bật đi lên.
Giáo dục đạo đức là nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con người không
chỉ có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã
hội. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo
dục, như Bác Hồ đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó,
người có tài mà không có đức là người vô dụng” và nhiều nhà hiền triết đã nhấn
mạnh “con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục”. Vì vậy, việc quan
tâm đến công tác quản lý và giáo dục đạo đức trong nhà trường là một việc làm cần
thiết. Chính vì thế mà đã có nhiều nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức cho HS,

SV, cụ thể là:
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Thực trạng và biện pháp
giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay, trường
THCS Thường Thới Hậu B – huyện Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp, 2008, tác giả
Nguyễn Hữu Tiến (chủ nhiệm đề tài) (đăng trên website:
, ngày 15/11/2010) đã đi sâu vào tìm hiểu, phân tích thực
trạng và nêu biện pháp giáo dục đạo đức cho HS THCS trong giai đoạn hiện nay. Tác
giả đã nêu lên được những thuận lợi và khó khăn của trường THCS Thường Thới
Hậu B – huyện Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp, đồng thời đưa ra một số biện pháp nhằm
giáo dục đạo đức cho HS của trường.
Đề tài nghiên cứu: Vấn đề giáo dục xúc cảm cho học sinh ở nhà trường và gia
đình hiện nay, 2009, tác giả Đào Thị Oanh (đăng trên tạp chí Khoa học giáo dục số
42 tháng 03/2009) đã đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức và
kĩ năng cho GV và cha mẹ HS để giáo dục xúc cảm cho trẻ theo cách tiếp cận mới,
hiện đại hiệu quả.
Khóa luận tốt nghiệp

6

Ngành SPKTCNN


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

SVTH: Võ Thị Thanh Trúc

Hội thảo “Giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên” được Hội Khoa học tâm lý giáo
dục VN tổ chức ngày 18 và 19/07/2008 tại Đồng Nai đăng trên website:
(ngày 15/11/2010). Tại buổi hội thảo, Phạm
Thị Hòa, Hội Khoa học tâm lý giáo dục Đồng Nai, kiến nghị: chương trình sách giáo

khoa giáo dục công dân bậc phổ thông cần phải có những thay đổi quyết liệt hơn nữa.
Cần dạy HS những giá trị đạo đức cơ bản của con người thay cho quá nhiều kiến thức
triết học, hàn lâm, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức và kỹ năng
sống đúng đắn.
Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống,
phòng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh phổ thông” được Bộ GD-ĐT tổ chức
vào sáng 25/11/2009, tại Hà Nội đăng trên website:
(ngày15/11/2010) các chuyên viên
nghiên cứu và phát triển giáo dục đã chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến trẻ phạm tội là
do gia đình, nhà trường thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục trẻ, đồng thời đưa
ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS, SV trước mắt là:
xây dựng lực lượng GV chuyên thực hiện việc này và đội ngũ GV làm công tác đoàn
đội; chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống; thiết lập, góp ý chương trình cho hiệu
quả hơn…Về lâu dài, nên thực hiện tốt phong trào “Xây dựng Trường học thân thiện
– học sinh tích cực”; tăng cường cơ sở vật chất, tạo cơ hội có nhiều thời lượng cho
hoạt động dạy học đạo đức…
Quyết định ban hành Quy định về công tác giáo dục phẩm chất đạo đức chính trị,
đạo đức, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên các trường đại học, học viện,
trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, Số: 50/2007/QĐ – BGDĐT, bộ Giáo Dục
và Đào Tạo. Qui định đã nêu rõ nội dung và biện pháp cụ thể công tác giáo dục phẩm
chất đạo đức chính trị, đạo đức, đạo đức lối sống cho HS, SV các trường đại học, học
viện, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành Sư phạm kĩ thuật nông nghiệp: Tìm hiểu ý
kiến của giáo viên, sinh viên về mối quan hệ giữa thầy – trò và phương pháp giáo dục
đạo đức cho sinh viên tai các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
Khóa luận tốt nghiệp

7

Ngành SPKTCNN



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

SVTH: Võ Thị Thanh Trúc

2010, tác giả Võ Thị Cúc, đã trình bày quan điểm của giảng viên và sinh viên về mối
quan hệ thầy – trò. Đồng thời tác giả cũng đã đề ra phương hướng, biện pháp giáo
dục đạo đức cho SV một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Tiểu luận tốt nghiệp cử nhân ngành Sư phạm kĩ thuật công nông nghiệp: Tìm hiểu
thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên tại bộ môn Sư phạm kĩ thuật trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tác giả Nguyễn Thế Khải đã tìm hiểu
thực trạng giáo dục đạo đức cho SV tại bộ môn Sư phạm kĩ thuật trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời tác giả đã trình bày kiến nghị và đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho SV hiện nay.
Tiểu luận tốt nghiệp cử nhân ngành Sư phạm kĩ thuật nông nghiệp: Khảo sát thực
trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông Ngô Quyền, xã
Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2010, tác giả Nguyễn Thị Cúc đã
tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức và đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức
cho HS THPT hiện nay.
Bài báo: “Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên hiện nay: Trách nhiệm
không chỉ riêng ai - Kỳ I: Đạo đức học sinh, sinh viên thời nay”, tác giả Ba Nhân
( (ngày 01/12/2008) đã chỉ ra các nguyên
nhân gây nên sự tha hóa về đạo đức của một bộ phận HS, SV như: tác động của kinh tế thị
trường, môi trường xã hội, phương pháp quản lý, giáo dục của nhà trường, gia đình và cả
sự rèn luyện tu dưỡng của chính bản thân HS, SV,…
Bài báo: “Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” tác giả Lê Ngọc Anh (đăng trên tạp
chí Triết học, ngày 09/02/2009) đã đi sâu tìm hiểu và phân tích sự tác động của nền
kinh tế thị trường đến công tác giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình ở nước

ta hiện nay.
Các đề tài nghiên cứu trên đều có chung kết luận về thực trạng đạo đức trong học
đường đang có chiều hướng đi xuống, đồng thời các tác giả đều đưa ra giải pháp vừa
mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm nâng cao nhân cách, lối
sống, mà đặc biệt là vấn đề đạo đức của HS, SV ngày nay.
Tóm lại, các tác giả đã nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thực trạng giáo
dục đạo đức trong học đường. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu đạt
Khóa luận tốt nghiệp

8

Ngành SPKTCNN


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

SVTH: Võ Thị Thanh Trúc

được ở trên, NNC tiếp tục tiến hành đề tài: “TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”. Đề tài sẽ phân tích những nhân tố tác động tới quá
trình GDĐĐ cho HS THPT ở thành thị và nông thôn để góp phần làm rõ thêm bản
chất, nội dung và những đặc điểm của GDĐĐ cho HS THPT hiện nay.
2.2 Các khái niệm cơ bản
2.2.1 Khái niệm giáo dục
Theo Nguyễn An (1996), giáo dục là một từ Hán – Việt chứa đựng hai nội dung:
+ Giáo có nghĩa là dạy dỗ, bảo ban.
+ Dục có nghĩa là nuôi nấng, chăm sóc.



Về bản chất, giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm lịch

sử XH của các thế hệ loài người.


Về hoạt động, giáo dục là quá trình tác động của XH và các nhà giáo dục đến các

đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách. Tóm lại, giáo
dục là quá trình truyền thụ và lĩnh hội một hệ thống tri thức được khái quát trong các
ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,…
Theo Nguyễn Thanh Bình và ctv (2005), giáo dục nhìn dưới góc độ hoạt động, đó
là quá trình thế hệ trước truyền đạt lại kinh nghiệm lịch sử - XH cho thế hệ sau nhằm
chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống lao động cần thiết để tiếp tục phát triển XH.
Giáo dục còn hàm chứa tự giáo dục, vì lẽ giáo dục sẽ không đạt kết quả nếu cá nhân
được giáo dục không làm cho những điều mang đến cho cá nhân đó trở thành cái của mình.
Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của nhà giáo dục đến đối
tượng giáo dục nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển nhân cách riêng của mỗi HS và đáp
ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của toàn XH. (Phan Thanh Long và ctv, 2006)
Từ những quan điểm trên về giáo dục có thể thấy, các tác giả có sự nhấn mạnh về
tác động có ý thức, có mục đích đến người được giáo dục, tính tích cực chủ thể của cá
nhân dưới sự tác động của nhu cầu, nguyện vọng, khả năng, khuynh hướng tự thể
hiện và tự khẳng định mình.

Khóa luận tốt nghiệp

9

Ngành SPKTCNN



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

SVTH: Võ Thị Thanh Trúc

2.2.2. Khái niệm đạo đức
Theo Bùi Ngọc Oánh và ctv (1996), đạo đức được định nghĩa trên những bình
diện khác nhau:
- Trên bình diện triết học, đạo đức là là một ý thức hình thái XH, nó phản ánh và
củng cố những phẩm chất đặc biệt của hiện thực XH như: thiện chí, chính nghĩa, công
bằng, tình thương, lòng trung thực,…
- Trên bình diện đạo đức học, đạo đức là toàn bộ những nguyên tắc, những chuẩn
mực của đời sống XH, quy định trách nhiệm và thái độ đối xử của con người với
những người khác và với XH.
- Trên bình diện tâm lý học, đạo đức là sự phản ánh vào ý thức của cá nhân những
nguyên tắc và chuẩn mực của XH, đủ sức chi phối và điều khiển hành vi của cá nhân
trong quan hệ với công việc, với những người khác và với bản thân.
Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích
bản thân với lợi ích của người khác và của XH. (Lê Văn Hồng và ctv, 2002)
Theo Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương (2007), có hai cách hiểu đạo đức:


Thứ nhất, đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực XH mà nhờ

nó con người tự giác điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình sao cho phù hợp với lợi
ích, hạnh phúc, tiến bộ chung của XH, trong mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa cá nhân với XH.


Thứ hai, đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác


trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng XH, với
tự nhiên và cả với bản thân mình.
Theo Lênin, đạo đức là những gì góp phần phá hủy XH cũ của bọn bóc lột và góp
phần đoàn kết tất cả những lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo XH
mới cộng sản chủ nghĩa.
Tóm lại, có thể hiểu đạo đức là những tiêu chuẩn, những quy tắc sinh hoạt XH, là
những tiêu chuẩn, những quy tắc hành vi con người, những quy tắc đó quyết định
nghĩa vụ và thái độ của con người đối với nhau và đối với XH, việc tuân theo quy tắc
này có liên quan đến động cơ bên trong của con người”.

Khóa luận tốt nghiệp

10

Ngành SPKTCNN


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

SVTH: Võ Thị Thanh Trúc

2.2.3 Khái niệm hành vi đạo đức
Theo Bùi Ngọc Oánh và ctv (1996), hành vi đạo đức là thái độ, là các phương
thức ứng xử cá nhân được thể hiện trong các mối quan hệ XH (quan hệ với những
người xung quanh, với công việc được xã hội giao phó và với bản thân).
Cùng với đạo đức, hành vi đạo đức hợp thành toàn bộ đời sống đạo đức của mỗi người.
Hành vi đạo đức là hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về
mặt đạo đức. Hành vi đạo đức thường được biểu hiện trong cách đối nhân xử thế, trong lối
sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói. (Lê Văn Hồng và ctv, 2002)
2.2.4 Khái niệm giáo dục đạo đức

Theo Hà Thế Ngữ (1990), giáo dục đạo đức cho HS là làm cho nhân cách của thế
hệ trẻ phát triển đúng về đạo đức; giúp cho mọi người ứng xử đúng trong các mối
quan hệ của cá nhân đối với XH, đối với người khác, đối với bản thân; là làm cho
mỗi người nắm được (nhận thức và hành động) các mối quan hệ đạo đức XHCN, tức
là các mối quan hệ XH trong đó đã giải quyết được các mâu thuẫn giữa lợi ích cá
nhân với lợi ích XH, theo hướng lợi ích cá nhân hòa hợp và phục tùng lợi ích XH.
Theo Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng (1998), giáo dục đạo đức là một bộ
phận của quá trình giáo dục tổng thể, nhằm hình thành cho HS niềm tin, thói quen,
hành vi, chuẩn mực về đạo đức.
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới HS của nhà trường, gia đình và XH,
nhằm hình thành cho HS ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và xây dựng nếp sống thể
hiện được những thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội.
Giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ thống
và có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh) để bồi dưỡng cho
họ những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực hành vi đạo đức) phù hợp với yêu cầu xã
hội. (Phan Thanh Long và ctv, 2006)
Theo Nguyễn Hữu Tiến (2008), giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch đến HS nhằm giúp cho nhân cách mỗi HS được phát triển đúng
đắn, giúp cho HS có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá
nhân với XH, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và
của cá nhân với chính mình.

Khóa luận tốt nghiệp

11

Ngành SPKTCNN


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo


SVTH: Võ Thị Thanh Trúc

2.2.5 Khái niệm phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục bao gồm các cách thức tác động đến lĩnh vực nhận thức,
tình cảm và động cơ của HS, hướng vào việc xây dựng ý thức và tổ chức đời sống, tổ
chức lao động XH của HS, kết hợp thuyết phục với rèn luyện, học với hành, nhà
trường với đời sống, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm…(Phan Thanh Bình
và ctv, 2005)
Theo Trần Thị Tuyết Oanh và ctv (2007), phương pháp giáo dục là thành tố quan
trọng trong cấu trúc của quá trình giáo dục, có quan hệ mật thiết với các thành tố khác
của quá trình này; đặc biệt với mục đích, nội dung, nhà giáo dục, người được giáo
dục, phương tiện giáo dục, với các điều kiện thực hiện quá trình này.
Phương pháp giáo dục được xem là cách thức tác động qua lại giữa nhà giáo dục
và người được giáo dục, trong đó người giáo dục giữ vai trò chủ đạo nhằm thực hiện
tốt các nhiệm vụ đề ra.
Theo Nguyễn Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương (2007): “Phương pháp
giáo dục đạo đức là cách thức hoạt động và giao lưu giữa giáo viên, tập thể HS và
từng cá nhân HS giúp các em lĩnh hội được nền văn hóa đạo đức của loài người và
của dân tộc để trở thành một nhân toàn vẹn” (trang 131)
Tóm lại, phương pháp giáo dục đạo đức gồm các phương tiện, hình thức tổ chức,
các con đường, các biện pháp tác động sư phạm của người giáo viên đến đạo đức của
HS và hoạt động của họ nhằm hình thành ở HS những chuẩn mực và giá trị đạo đức XH.
2.2.6 Khái niệm về nhà trường
Nhà trường là nơi tiến hành việc giảng dạy, đào tạo toàn diện hay một lĩnh vực chuyên
môn nào đó cho các loại HS; là nơi rèn luyện, bồi dưỡng con người về mặt nào đó.
( />truy cập ngày 13/02/2010)
Theo Diệu Linh (2002), nhà trường là hệ thống giáo dục quốc dân gồm các
trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và đại học, là môi trường giáo dục cho con người một

cách toàn diện về tri thức đạo đức, thể chất,…
Có thể hiểu nhà trường là không gian tiến hành hoạt động dạy - học, mà thầy và
trò là chủ thể cùng nhau tiến hành các thao tác trong giờ học, các hành động truyền
Khóa luận tốt nghiệp

12

Ngành SPKTCNN


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

SVTH: Võ Thị Thanh Trúc

đạt - tiếp thu nhằm cùng một mục đích là hình thành và phát triển tri thức, kỹ năng,
thái độ ở người học.
2.2.7 Khái niệm về gia đình
Gia đình là một cộng đồng người, một tế bào XH mà các thành viên của nó liên kết với
nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thông (ông bà, cha mẹ, con cháu), bằng sinh
hoạt chung và có trách nhiệm với nhau theo đạo lý và pháp luật. (Thái Duy Tuyên, 1999)
Theo Đặng Cảnh Khanh (2006), gia đình là một nhóm XH hình thành trên cơ sở
các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc được nuôi dưỡng tuy không có quan
hệ máu mủ.
Gia đình là một nhóm XH được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết
thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách
nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
(Phan Khôi, truy cập
ngày 13/02/2011)
Gia đình là một thiết chế XH đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên
của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con

nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng
những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội
về tái sản xuất con người.
( truy cập ngày 13/02/2011)
Gia đình là một XH thu nhỏ, trong đó hiện diện đầy đủ các mối quan hệ XH như:
quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hóa, quan hệ tổ chức,…
Có thể hiểu gia đình một cách khái quát nhất, gia đình là một tế bào của XH, là
một nhóm XH cơ sở kiến tạo nên XH rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của mỗi quốc
gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Gia
đình là điểm xuất phát và trở về của mọi chính sách XH.
2.2.8 Khái niệm về xã hội
Xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt với các nhóm
người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có
cùng văn hóa.
( truy cập ngày 13/02/2011)
Khóa luận tốt nghiệp

13

Ngành SPKTCNN


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

SVTH: Võ Thị Thanh Trúc

Theo Nguyễn An (1996), ở góc độ nghĩa hẹp, XH là khái niệm chỉ một loại hệ
thống XH cụ thể trong lịch sử, một hình thức nhất định của quan hệ XH, là một xã
hội ở vào một trình độ phát triển nhất định, là một kiểu loại XH nhất định đã hình
thành trong lịch sử. Ví dụ: XH nô lệ, XH phong kiến, XH tư bản,… Trong trường

hợp này, XH trùng hợp với hình thái kinh tế xã hội.
Theo nghĩa rộng, XH là toàn bộ các hình thức hoạt động chung của con người, đã
hình thành trong lịch sử. Người ta thường dùng khái niệm XH để chỉ một tập đoàn
người được quan niệm như một hiện thực các thành viên của nó, hoặc là để chỉ một
môi trường của con người mà cá nhân được hòa nhập vào, môi trường đó được xem
như là toàn bộ các lực lượng có tổ chức và có hệ thống tôn ti trật tự tác động lên cá
nhân. Khái niệm XH là một khái niệm đối lập với khái niệm cá nhân, cũng như khái
niệm sống trong XH là đối lập với khái niệm sống đơn độc.
2.3 Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
2.3.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông
Lứa tuổi HS THPT (còn gọi là lứa tuổi đầu thanh niên) là lứa tuổi bao gồm các
em từ khoảng 15 - 18 tuổi. Mà thường gọi tắt là lứa tuổi thanh niên HS. (Bùi Ngọc
Oánh và ctv, 1996)
Ở lứa tuổi THPT, sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn. Các em có xu
hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để vui chơi đùa
nghịch. Ở giai đoạn này, quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng rất nhiều đến tính
cách của các em như: dễ bị xúc động, dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả
năng tự kiềm chế xủa các em yếu: Tính tình của các em không ổn định, dễ nổi cáu,
khi thì quá sôi nổi nhiệt tình, nhưng có trở ngại lại buông xuôi, chán nản. Lứa tuổi
này các em cảm thấy cái gì cũng dễ dàng đơn giản và luôn ở hai trạng thái hoặc tự ti
hoặc hiếu thắng, dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ, nhiều lúc mình vi phạm
nhân cách mà không biết. (Lê Văn Hồng và ctv, 2002)
Theo Bùi Ngọc Oánh và ctv (1996), tuổi HS THPT là giai đoạn hình thành thế
giới quan. Trong thế giới quan các em quan tâm nhiều đến những vấn đề cá nhân và
XH, giữa cống hiến và hưởng thụ, tình cảm và nghĩa vụ, quyền lợi và trách
nhiệm,…Nếu được giáo dục tốt, các em sẽ giải quyết tốt các mối quan hệ một cách
hài hòa, phù hợp, đẹp đẽ nhất theo lợi ích của dân tộc, xã hội.
Khóa luận tốt nghiệp

14


Ngành SPKTCNN


×