Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐÁ GRANITE ĐỨC LONG GIA LAI THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
––&——

ĐẶNG ANH THƯ

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐÁ GRANITE
ĐỨC LONG GIA LAI THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
––&——

ĐẶNG ANH THƯ

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐÁ GRANITE
ĐỨC LONG GIA LAI THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

Ngành: Quản Lý Môi Trường và Du Lịch Sinh Thái

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
i


LỜI CẢM ƠN
Kết thúc quãng thời gian học tập tại trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh, được trang bị với nhiều kiến thức chuyên ngành lẫn các kĩ năng mềm, những
kinh nghiệm quý báu sẽ là hành trang tương lai cho bản thân. Đặc biệt khóa luận tốt
nghiệp là cột mốc quan trọng kết thúc quá trình phấn đấu rèn luyện của sinh viên
nhưng lại mở ra con đường mới, con đường bước vào đời.
Em xin cảm ơn quý thầy cô ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là các
thầy cô Khoa Môi Trường đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt trong thời gian làm luận văn, em
đã được sự hướng dẫn ân cần và tận tình của Cô Hoàng Thị Mỹ Hương. Em xin chân
thành cảm ơn và ghi nhớ sâu sắc tình cảm và công lao Cô đã dành cho em. Chân thành
cảm ơn các anh (chị) đi trước đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến để em có thể hoàn
thiện luận văn.
Chân thành cảm ơn đến Ban Giám Đốc nhà máy Chế Biến Đá Granite Đức
Long Gia Lai đã tạo điều kiện cho em được có cơ hội quý giá quan sát thực tế, sử dụng
các số liệu và thông tin trong bài luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô, gia đình, anh chị và
bạn bè đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn tất cả!

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011
Sinh viên


Đặng Anh Thư

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà
máy Chế Biến Đá Granite Đức Long Gia Lai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007”
được tiến hành trong khoảng thời gian từ 3/2011 đến 7/2011.
· Sự tiếp cận với đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, phương pháp và mục
tiêu nghiên cứu đề tài.
· Tổng quan về tiêu chuẩn OHSAS 18001 – 2007
o Giới thiệu về sự ra đời của tiêu chuẩn.
o Cấu trúc và các yêu cầu của tiêu chuẩn.
o Lợi ích của việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 – 2007.
· Tổng quan về Nhà máy Chế biến Đá Granite Đức Long Gia Lai với:
o Những nét chính về sự hình thành và phát triển của Nhà máy.
o Cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, hạ tầng, các nguyên vật liệu, sản phẩm và
quy trình công nghệ hiện tại ở Nhà máy.
o Đánh giá hiện trạng môi truờng tại Nhà máy.
o Đánh giá hiện trạng quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiện tại ở
Nhà máy. Trên cơ sở đó, kết hợp tình hình tài chính và các điều kiện
khác của Công ty để đánh giá khả năng xây dựng hệ thống quản lý An
toàn và Sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy theo tiêu chuẩn OHSAS
18001 – 2007.
· Xây dựng hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy theo
tiêu chuẩn OHSAS 18001 – 2007 theo các bước cơ bản sau:
o Xác định phạm vi áp dụng và thành lập ban quản lý về An toàn và sức
khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy.

o Xây dựng chính sách OH&S.
o Trên cơ sở hiện trạng của Nhà máy và những nguồn lực sẵn có của Công
ty , nêu lên các bước xây dựng hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe
nghề nghiệp cho Nhà máy.
o Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu của tiêu chuẩn OHSAS 18001 –
2007 nhằm phục vụ cho việc kiểm soát, giảm thiểu và ngăn ngừa tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp tại Nhà máy.
· Kết luận và kiến nghị: trình bày những kết luận chung về hiện trạng quản lý An
toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy, đề xuất các biện pháp cải tiến công
tác quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp hiện tại ở Nhà máy.

iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... III
MỤC LỤC.................................................................................................................... IV
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... VIII
DANH SÁCH CÁC BẢNG......................................................................................... IX
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.................................................. 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 ....................... 3
2.1 KHÁI NIỆM OHSAS ........................................................................................... 3
2.2 SỰ RA ĐỜI CỦA OHSAS ................................................................................... 3

2.3 CẤU TRÚC HỆ THỐNG OHSAS 18001:2007 ................................................... 4
2.4 CÁC YÊU CẦU CỦA OHSAS 18001:2007 ........................................................ 4
2.5 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VÀ CHỨNG NHẬN CHO HỆ THỐNG OHSAS
18001:2007................................................................................................................. 5
2.5.1 Chuẩn bị......................................................................................................... 5
2.5.2 Xây dựng hệ thống tài liệu ............................................................................ 6
2.5.3 Áp dụng hệ thống tài liệu .............................................................................. 6
2.5.4 Xem xét và cải tiến ........................................................................................ 6
2.5.5 Đánh giá của tổ chức chứng nhận ................................................................. 6
2.5.6 Duy trì hệ thống ............................................................................................. 6
2.6 LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG OH&S THEO TIÊU CHUẨN OHSAS
18001:2007................................................................................................................. 6
2.6.1 Về mặt thị trường........................................................................................... 6
2.6.2 Về mặt kinh tế................................................................................................ 7
2.6.3 Quản lý rủi ro................................................................................................. 7
2.6.4 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận.................... 7
iv


CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐÁ GRANITE ĐỨC
LONG GIA LAI............................................................................................................. 8
3.1 GIỚI THIỆU NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐÁ GRANITE ĐỨC LONG GIA LAI .... 8
3.1.1 Giới thiệu chung ............................................................................................ 8
3.1.2 Vị trí địa lý và quy mô nhà máy .................................................................... 8
3.1.3 Cơ cấu tổ chức, bố trí nhân sự ....................................................................... 9
3.1.4 Máy móc, thiết bị, hoá chất chính sử dụng.................................................. 10
3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐÁ GRANITE
ĐỨC LONG GIA LAI .............................................................................................. 11
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐÁ GRANITE
ĐỨC LONG GIA LAI. ............................................................................................. 12

3.3.1 Hiện trạng môi trường ................................................................................. 12
3.3.1.1 Môi trường không khí ........................................................................... 12
3.3.1.2 Nước thải tại Nhà máy .......................................................................... 14
3.3.1.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại tại Nhà máy................................... 14
3.3.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại nhà máy ..................... 15
3.4 HIỆN TRẠNG ATVSLĐ TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐÁ GRANITE ĐỨC
LONG GIA LAI ....................................................................................................... 16
3.4.1 Phòng hành chánh........................................................................................ 16
3.4.2 Tổ chức công đoàn....................................................................................... 16
3.4.3 Tổ an toàn lao động, tổ vệ sinh viên............................................................ 17
3.4.4 Phòng y tế .................................................................................................... 17
3.4.5 Nhà ăn.......................................................................................................... 17
3.4.6 Công tác thực hiện an toàn trong sản xuất. ................................................. 17
3.4.7 Tình hình tai nạn lao động và cháy nổ. ....................................................... 18
3.5 ÐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG OHSAS 18001:2007 VÀO NHÀ MÁY . 19
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO TIÊU
CHUẨN OHSAS 18001:2007 ..................................................................................... 20
4.1 MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ
NGHIỆP ................................................................................................................... 20
4.2 PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG, THÀNH LẬP BAN OH&S VÀ CHÍNH
SÁCH OH&S ........................................................................................................... 21
4.2.1 Phạm vi của hệ thống quản lý OH&S ......................................................... 21
v


4.2.2 Thành lập ban OH&S .................................................................................. 21
4.2.3 Chính sách OH&S ....................................................................................... 21
4.3 HOẠCH ĐỊNH ................................................................................................... 23
4.3.1 Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro và xác định các biện pháp kiểm
soát........................................................................................................................ 23

4.3.1.1 Nhu cầu nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro................................... 23
4.3.1.2 Tiến trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro ................................ 24
4.3.1.3 Cách thức đánh giá................................................................................ 24
4.3.1.4 Tài liệu tham chiếu ............................................................................... 35
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ....................................................... 36
4.3.2.1 Yêu cầu chung....................................................................................... 36
4.3.2.2 Tiến trình cập nhật Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ................. 36
4.3.2.3 Tài liệu tham chiếu ............................................................................... 41
4.3.3 Mục tiêu và chương trình ............................................................................ 42
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH ......................................................................... 46
4.4.1 Xác định nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn.............................. 46
4.4.1.1 Giám đốc ............................................................................................... 46
4.4.1.2 Phó Giám đốc thường trực................................................................... 46
4.4.1.3 Đại diện lãnh đạo về OH&S ................................................................ 46
4.4.1.4 Ban OH&S ........................................................................................... 47
4.4.1.5 Các phòng ban đơn vị .......................................................................... 47
4.4.1.6 Công nhân viên ..................................................................................... 47
4.4.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực ................................................................... 48
4.2.2.1. Yêu cầu chung ...................................................................................... 48
4.4.2.2. Tài liệu tham chiếu .............................................................................. 48
4.4.3 Trao đổi thông tin, sự tham gia và tham vấn ............................................... 48
4.4.3.1 Yêu cầu chung....................................................................................... 48
4.4.3.2 Tiến trình thực hiện............................................................................... 49
4.4.3.3 Tài liệu tham chiếu ............................................................................... 49
4.4.4 Tài liệu ......................................................................................................... 49
4.4.5 Kiểm soát tài liệu ......................................................................................... 51
4.4.5.1 Yêu cầu chung....................................................................................... 51
4.4.5.2 Tài liệu tham chiếu ............................................................................... 51
vi



4.4.6 Kiểm soát điều hành .................................................................................... 51
4.4.6.1. Yêu cầu chung...................................................................................... 51
4.4.6.2. Nội dung kiểm soát điều hành ............................................................. 52
4.4.6.3. Tài liệu tham chiếu .............................................................................. 52
4.4.7 Chuẩn bị và đáp ứng các tình huống khẩn cấp ............................................ 52
4.4.7.1 Yêu cầu chung....................................................................................... 52
4.4.7.2 Nội dung................................................................................................ 52
4.4.7.3 Tài liệu tham chiếu ............................................................................... 53
4.5 KIỂM TRA, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA...................... 53
4.5.1 Giám sát, đo lường kết quả hoạt động......................................................... 53
4.5.1.1 Yêu cầu chung....................................................................................... 53
4.5.1.2 Tài liệu tham chiếu ............................................................................... 54
4.5.2 Đánh giá sự phù hợp.................................................................................... 54
4.5.2.1 Yêu cầu chung....................................................................................... 54
4.5.2.2 Tài liệu tham chiếu ............................................................................... 54
4.5.3 Điều tra sự cố, sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa... 55
4.5.3.1 Điều tra sự cố ........................................................................................ 55
4.5.3.2 Sự không phù hợp, hành động khắc phục & phòng ngừa..................... 56
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ ........................................................................................... 56
4.5.4.1 Yêu cầu chung....................................................................................... 56
4.5.4.2 Tài liệu tham chiếu ............................................................................... 57
4.5.5 Đánh giá nội bộ............................................................................................ 57
4.5.5.1 Yêu cầu chung....................................................................................... 57
4.5.5.2 Tài liệu tham chiếu ................................................................................ 58
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ............................................................................ 58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 60
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 60
5.2 KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 62

PHỤ LỤC .................................................................................................................... 63

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CNV

Công nhân viên

ĐLGL

Đức Long Gia Lai

TNLĐ

Tai nạn lao động

OHSAS

Occupational Health and Safety Assessment Series

NLĐ

Người lao động


BHLĐ

Bảo hộ lao động

BVMT

Bảo vệ môi trường

BNN

Bệnh nghề nghiệp

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

STAT

Sổ tay an toàn

AT&SKNN

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

GPKD


Giấy phép kinh doanh

KCN

Khu công nghiệp

STT

Số thứ tự

BYT

Bộ Y Tế



Quyết định

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

ATLĐ

An toàn lao động

BM

Biểu mẫu


TT

Thủ tục

TNGT

Tai nạn giao thông

GĐ/PGĐ

Giám Đốc/Phó Giám Đốc

UPTTKC

Ứng phó tình trạng khẩn cấp

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Sơ đồ 2.1:Các bước xây dựng và chứng nhận Hệ thống OHSAS 18001:2007............... 5
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Chế Biến Đá Granite Đức Long Gia Lai ........ 9
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ công nghệ chế biến ............................................................................ 11
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt tại Nhà máy Chế Biến Đá Granite
ĐLGL ............................................................................................................................. 15
Sơ đồ 4.1: Mô hình Hệ thống quản lý AT&SKNN....................................................... 20
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ tổ chức ban OH&S của Nhà máy Chế Biến Đá Granite ĐLGL ........ 21
Sơ đồ 4.3: Sơ đồ phân cấp tào liệu về hệ thống OH&S của Nhà máy .......................... 50
Bảng 3.1: Diện tích hạng mục các công trình ................................................................. 9
Bảng 3.2: Các phương tiện, thiết bị sử dụng trong sản xuất ......................................... 11

Bảng 3.3: Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng không khí trong nhà máy.............. 13
Bảng 3.4 : Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh nhà máy ................... 13
Bảng 3.5: Thống kê tình hình TNLĐ từ năm 2008 đến 2010 ....................................... 18
Bảng 4.1 Tiến trình nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro ............................................. 24
Bảng 4.2: Tần suất xảy ra sự cố..................................................................................... 24
Bảng 4.3: Mức độ nghiêm trọng.................................................................................... 25
Bảng 4.4: Đánh giá mức độ nguy hại của sự cố ............................................................ 25
Bảng 4.5: Diễn giải mức độ nguy hại và tính ưu tiên thực hiện các giải pháp ngăn
ngừa................................................................................................................................ 26
Bảng 4.6: Bảng nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro và đề xuất các biện pháp kiểm
soát ................................................................................................................................. 27
Bảng 4.7: Tiến trình cập nhật Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ......................... 36
Bảng 4.8: Danh mục các Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ................................ 37
Bảng 4.9: Tiến trình lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động vì OHSAS ..... 42
Bảng 4.10: Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động vì OH&S của Nhà máy
chế biến đá granite ĐLGL.............................................................................................. 44
Bảng 4.11: Tiến trình trao đổi thông tin, sự tham gia và tham vấn .............................. 49
Bảng 4.12: Trách nhiệm biên soạn, kiểm tra và phê duyệt tài liệu nội bộ.................... 50
Bảng 4.13: Tiến trình điều tra sự cố.............................................................................. 55
ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng, cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp. Song song với sự phát triển kinh tế,
phát triển sản xuất là tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ngày càng gia
tăng. Khi có rủi ro xảy ra thì người lao động và tổ chức sẽ gánh chịu những tổn thất về
vật chất và phi vật chất rất lớn như chi phí đền bù cho người lao động, cho tài sản, môi

trường, uy tín của doanh nghiệp và đặc biệt là sức khỏe và tính mạng người lao động.
Theo thống kê của Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội, theo số liệu báo cáo
của 63 tỉnh, thành phố. Năm 2010, cả nước đã xảy ra 5.125 vụ tai nạn lao động, trong
đó đã xảy ra 2.231 vụ cháy, 29 vụ nổ và có 554 vụ tai nạn lao động chết người. Tổng
số người bị nạn là 5.307 người, trong đó có 601 người chết, 1.260 người bị thương
nặng. Tổng thiệt hại về vật chất lên tới 137,5 tỷ đồng; số ngày nghỉ do tai nạn lao động
lên đến 75.454 ngày.
Các doanh nghiệp hiện nay thường phải đối mặt với các chi phí phát sinh để giải
quyết hậu quả các sự cố liên quan đến an toàn và sức khỏe như chi phí cho công nhân
bị ốm đau, bị thương tật, luật pháp về an toàn sức khỏe ngày càng chặt chẽ, chi phí bảo
hiểm cho công nhân ngày càng cao… Do đó, nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
cho người lao động cũng đã được các doanh nghiệp quan tâm và thực hiện.
Đối với các doanh nghiệp, việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18000 là một hướng đi mới, sẽ đem lại các lợi
ích về kinh tế, quản lý và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp luật về an toàn và sức
khỏe người lao động. Nhà máy Chế Biến Đá Granite ĐLGL thuộc Cty Khai Thác &
Chế Biến Đá Granite ĐLGL là cơ sở mới được hoạt động vào năm 2008. Tuy Nhà
máy đã có nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trường nói chung và an toàn sức khỏe
nghề nghiệp cho CBCNV nói riêng đã được Ban lãnh đạo quan tâm nhưng do bộ máy
quản lý còn thiếu và chưa được chú trọng đúng mức.


Từ các nhận định trên và ý thức được tầm quan trọng của công tác quản lý
OH&S đối với họat động sản xuất của Nhà máy. Tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xây
dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy chế biến đá
granite ĐLGL theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007”. Với mong muốn nâng cao hơn
nữa nhận thức của doanh nghiệp về công tác quản lý OH&S, nâng cao hiệu quả trong
việc quản lý OH&S, góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, làm
tiền đề cho việc cải tiến công tác quản lý OH&S của Nhà máy.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

ü Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác BHLĐ, tình hình TNLĐ và BNN của

NLĐ trong Nhà máy CB đá Granite ĐLGL.
ü Nghiên cứu nhằm đề xuất xây dựng hệ thống quản lý OH&S tại Nhà máy CB
đá Granite ĐLGL.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
ü Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc áp dụng hệ thống OH&S trong một tổ
chức, một doanh nghiệp.
ü Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu đối với hệ thống OH&S.
ü Trình tự các bước triển khai hệ thống OH&S trong một tổ chức, một Doanh
nghiệp.
ü Hệ thống các văn bản pháp luật, các văn bản quy định riêng về an toàn đối với
ngành chế biến đá granite.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này được nghiên cứu thực hiện dựa trên các hoạt động có tác động đến
ATSK&BNN tại Nhà máy Chế Biến Đá Granite ĐLGL, Lô E6 – Khu Công Nghiệp
Trà Đa – TP. Pleiku – Gia Lai.
Thời gian thực hiện: 03/2011 đến 07/2011.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
ü Khảo sát thực tế, ghi chép lại hiện trạng môi trường lao động tại Nhà máy Chế
Biến Đá Granite ĐLGL.
ü Thu thập tài liệu, số liệu nền về Nhà máy, phân tích và tổng hợp các thông tin.
ü Tham khảo các tài liệu của tiêu chuẩn OHSAS.
ü Tìm kiếm các tài liệu, thông tin trên các trang web.
2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
2.1 KHÁI NIỆM OHSAS

OHSAS là viết tắt (Occupational Health and Safety Assessment Series ) của
Tiêu chuẩn An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp. OHSAS 18000 là bộ gồm 2 tiêu chuẩn:
OHSAS 18001 đưa ra các yêu cầu và OHSAS 18002 đưa ra các hướng dẫn cho việc
thực hiện một Tiêu chuẩn quản lý An toàn và Sức khỏe. Trên cơ sở tiêu chuẩn BS
8800 của Anh, OHSAS 18000 được xây dựng bởi một nhóm các cơ quan tiêu chuẩn,
cơ quan chứng nhận, chuyên gia đào tạo và tư vấn, và được công bố lần đầu tiên vào
năm 1999.
Dù các tiêu chuẩn của bộ OHSAS 18000 không phải do ISO xây dựng và không
sử dụng cách thức đồng thuận của ISO, nhưng nó vẫn được chấp nhận rộng rãi. Năm
2002, cả 2 tiêu chuẩn này được sửa đổi theo hướng có tính đến yêu cầu của người sử
dụng và để tương thích hơn với ISO 14001 và ISO 9001.
OHSAS 18001 là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn sức khỏe nghề nghiệp được xây
dựng nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát những rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp. OHSAS 18001 được thiết kế tương thích với các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO
14001 nhằm tạo điều kiện xây dựng một hệ thống tích hợp với mục đích chất lượng
cho sản phẩm – an toàn cho con người – an toàn cho môi trường – tiết kiệm chi phí.
2.2 SỰ RA ĐỜI CỦA OHSAS
Năm 1991, Ủy ban sức khỏe và an toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ chịu
trách nhiệm đẩy mạnh các qui định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các hướng
dẫn về quản lý sức khỏe và an toàn (Gọi tắt là HSG 65). Đây là tài liệu giới thiệu các
yêu cầu cơ bản về quản lý sức khỏe và an toàn một cách phòng ngừa tích cực. Tuy
vậy, đây chỉ là tài liệu hướng dẫn dùng cho các công ty hoạt động ở vương quốc Anh


mong muốn thực hiện cho phù hợp với luật pháp của Anh về sức khỏe và nghề
nghiệp, và chưa phải là tiêu chuẩn tổng quát để đăng ký chứng nhận.
Nhằm phát triển rộng rãi hơn, Viện tiêu chuẩn Anh quốc đã phát triển các
hướng dẫn tổng quát cho việc thực thi hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn thành tài
liệu hướng dẫn theo tiêu chuẩn BS 8800. Hướng dẫn này đã xây dựng và điều chỉnh
bằng cách kết hợp hai sự tiếp cận : tiếp cận theo hướng dẫn HSG 65 và tiếp cận theo

hệ thống quản lý về môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Tiêu chuẩn BS 8800 cũng
như HSG 65 vẫn là một hướng dẫn và không có những điều khoản nào mang tính chất
bắt buộc. Do vậy, các tổ chức khi áp dụng tiêu chuẩn BS 8800 trong các hoạt động của
mình có thể phát triển một cách đầy đủ và hiệu quả hệ thống quản lý an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp nhưng không thể chứng nhận.
Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã tạo ra
cho Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên - tiêu chuẩn
OHSAS 18001:1999 hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn – Các yêu cầu, với sự cộng
tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới. Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ
thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp giấy chứng nhận.
2.3 CẤU TRÚC HỆ THỐNG OHSAS 18001:2007
Cấu trúc của hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp được xây dựng
dựa trên mô hình P-D-C-A (Plan – Do – Check – Action) và bao gồm các nội dung
chính sau:
- Thiết lập chính sách AT&SKNN
- Lập kế hoạch
- Thực hiện và điều hành
- Kiểm tra và hành động khắc phục
- Xem xét của lãnh đạo
2.4 CÁC YÊU CẦU CỦA OHSAS 18001:2007
-

Hoạch định về việc nhận dạng , đánh giá và kiểm soát mối nguy

-

Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

-


Mục tiêu

-

Chương trình quản lý AT-SKNN

-

Áp dụng và điều hành
4


-

Cấu trúc và trách nhiệm

-

Đào tạo, nhận thức và năng lực

-

Tư vấn và thông tin

-

Tài liệu

-


Kiểm soát tài liệu

-

Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp

-

Khắc phục và phòng ngừa

-

Đo lường và giám sát việc thực hiện

-

Tai nạn, sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa

-

Hồ sơ và quản lý hồ sơ

-

Đánh giá

-

Xem xét của lãnh đạo.


2.5 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VÀ CHỨNG NHẬN CHO HỆ THỐNG OHSAS
18001:2007
Một tổ chức muốn xây dựng và đạt được chứng nhận OHSAS 18001:2007 cho
hệ thống quản lý OH&S cần thực hiện 6 bước theo sơ đồ sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Bước 2: Xây dựng
hệ thống tài liệu

Bước 3: Áp dụng
hệ thống tài liệu

Bước 6: Duy trì

Bước 5: Đánh giá của
tổ chức chứng nhận

Bước 4: Xem xét
và cải tiến

Sơ đồ 2.1: Các bước xây dựng và chứng nhận hệ thống OHSAS 18001:2007
2.5.1 Chuẩn bị
- Cam kết của lãnh đạo
- Thành lập Ban chỉ đạo (Ban OH&S)
- Phổ biến OHSAS 18001:2007
- Khảo sát và đánh giá việc thực hiện hệ thống OH&S ban đầu
- Thiết kế hệ thống và lập kế hoạch thực hiện
- Đào tạo nhận thức chung về an toàn và OHSAS 18001:2007
5



2.5.2 Xây dựng hệ thống tài liệu
Dựa vào các yêu cầu của tiêu chuẩn và tính sẵn có của hệ thống OH&S, tiến
hành viết các tài liệu cần thiết trên nguyên tắc viết sao cho đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu
và phù hợp với trình độ của người sử dụng.
2.5.3 Áp dụng hệ thống tài liệu
Sau khi các tài liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nên đưa vào áp dụng
ngay, tài liệu nào hoàn thiện trước có thể đưa vào áp dụng trước không nhất thiết phải
đưa vào áp dụng cùng lúc toàn bộ các tài liệu.
2.5.4 Xem xét và cải tiến
Sau một thời gian xây dựng nhất định Nhà máy cần tiếp hành họp xem xét lại
của Ban lãnh đạo nhằm xem xét tính đầy đủ, hiệu quả và liên tục của hệ thống. Kết
quả của cuộc họp xem xét lại của Ban lãnh đạo cần chỉ ra được các vấn đề, khu vực
cần thay đổi, duy trì và cải tiến.
2.5.5 Đánh giá của tổ chức chứng nhận
Sau khi đã triển khai các bước trên và đủ điều kiện cho việc đánh giá chứng
nhận, Nhà máy có thể lựa chọn tổ chức đánh giá tuỳ thuộc vào tiêu chí của Nhà máy
như: tổ chức công nhận, chi phí, uy tín của tổ chức đánh giá...
2.5.6 Duy trì hệ thống
Sau khi có được chứng nhận từ tổ chức thứ 3, Nhà máy cần duy trì hệ thống
OH&S.
2.6 LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG OH&S THEO TIÊU CHUẨN OHSAS
18001:2007
2.6.1 Về mặt thị trường
-

Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ
OHSAS 18001:2007 như là một điều kiện bắt buộc.


-

Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.

-

Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động quản
lý OH&S.

-

Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trọng nhất
trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về OH&S.

-

Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
6


2.6.2 Về mặt kinh tế
-

Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã
hội.

-

Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ TNLĐ và BNN.


-

Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù TNLĐ và BNN.

-

Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tai nạn, khẩn cấp.

2.6.3 Quản lý rủi ro
-

Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.

-

Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm.

-

Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).

2.6.4 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận
-

Được sự đảm bảo của bên thứ ba.

-

Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.


-

Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

7


Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐÁ GRANITE
ĐỨC LONG GIA LAI
3.1 GIỚI THIỆU NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐÁ GRANITE ĐỨC LONG GIA LAI
3.1.1 Giới thiệu chung
“Nhà máy Chế Biến Đá Granite Đức Long Gia Lai” thuộc Công ty TNHH Khai
thác và Chế biến Đá Granite Đức Long Gia Lai là Công ty thành viên trực thuộc Tập
đoàn Đức Long Gia Lai thành lập vào ngày 20/12/2007 trên cơ sở mua lại của Công ty
TNHH Cao Nguyên, đi vào hoạt động vào đầu năm 2008.
Nhà máy hoạt động kinh doanh sau khi đăng kí kinh doanh với GPKD số
5900435789 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 14/12/2007 và thay
GPKD số 3902000422 vào ngày 04/12/2009.
Địa chỉ: Lô E6 – Khu Công Nghiệp Trà Đa – TP. Pleiku – Gia Lai.
Điện thoại: 059.735179
Fax: 059.735179
Ø

Các sản phẩm chủ yếu của Công ty là :
+ Đá lót nền;
+ Đá mĩ nghệ.

Ø


Thị trường tiêu thụ trong nước như: Cung cấp sản phẩm cho các công ty,

cửa hàng vật liệu xây dựng tại tỉnh nhà và các tỉnh phía Bắc. Và tương lai sẽ
mở rộng thị trường tiêu thụ ra phía Nam
Ø

Thị trường tiêu thụ nước ngoài như: Thị trường nước ngoài chủ yếu là ở 2

nước là Đức và Hà Lan.
3.1.2 Vị trí địa lý và quy mô nhà máy
Nhà máy Chế Biến Đá Granite nằm cách Công ty Phát triển Hạ tầng các Khu
Công nghiệp tỉnh (Khu công nghiệp Trà Đa) khoảng 700 km về hướng Tây Bắc.
8


Ø

Phạm vi ranh giới:

§ Phía Bắc giáp khoảng cây xanh cách ly.
§ Phía Nam giáp đường số 3 Khu công nghiệp Trà Đa.
§ Phía Tây giáp Công ty Bao bì Thiên Phúc.
§ Phía Đông giáp Công ty Chế biến đá Chung Tâm.
Ø

Quy mô diện tích: Tổng diện tích khu đất là 32.680 m2

Với diện tích mặt bằng sản xuất:
Bảng 3.1: Diện tích hạng mục các công trình
STT


Diện tích( m2)

Hạng mục

1

Công trình kiến trúc

2

Giao thông, sân bãi

3

Điện, nước

4

Khối cây xanh

5

Khu dự trù cây xanh và đất trống rải rác

6

Khu dự trù mở rộng
Cộng


Tỷ lệ(%)

16.000

49,3

16.470

50,7

32.470

100,00

(Nguồn: Nhà máy Chế Biến Đá Granite Đức Long Gia Lai,2009)
3.1.3 Cơ cấu tổ chức, bố trí nhân sự
Nhà máy với tổng số CBCNV gồm 85 người trong đó gồm 65 công nhân làm
việc ở phân xưởng sản xuất còn lại làm việc tại 4 phòng ban.
GIÁM ĐỐC

Phó Giám Đốc
Kinh Doanh

P. Tài
Chính
Kế
Toán

Phó Giám Đốc
Thường Trực


Mỏ đá
granite

bazan

P. Hành
Chính
Nhân Sự

Phó Giám Đốc
Sản Xuất

P. Thủ
Kho

Bộ
phận
Sản
Xuất

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Nhà máy chế biến đá granite Đức Long Gia Lai
9


Nhu cầu sử dụng lao động tại Nhà máy là: 65 công nhân. Chế độ làm việc
theo ca quy định (08 giờ/ ngày).
3.1.4 Máy móc, thiết bị, hoá chất chính sử dụng.
Bảng 3.2: Các phương tiện, thiết bị sử dụng trong sản xuất
STT Tên máy móc, thiết bị


Nước sản xuất

Số lượng

Đơn giá(VNĐ)

1

Máy cưa gangsaw

Italia

2

1.000.000.000

2

Máy cưa bổ

Nhật

3

975.000.000

3

Máy cưa chùm


Trung quốc

8

1.792.000.000

4

Máy mài bóng tự động 18

Nhật

1

1.500.000.000

5

Máy mài bóng tay

Trung quốc

4

120.000.000

6

Máy cắt cầu


---

1

275.000.000

7

Máy cắt quy cách

Việt Nam

3

150.000.000

8

Cẩu trời 35 tấn

---

1

445.000.000

9

Cẩu ngang trong xưởng


Việt Nam

2

150.000.000

10

Bàn chuyển đá

Đài Loan

3

135.000.000

11

Cẩu quay

Việt Nam

12

Hệ thống nước

---

1


150.000.000

13

Hệ thống điện 750 KVA

---

1

300.000.000

14

Goong lớn chuyển đá

---

1

105.000.000

15

Xe nâng đá

Nhật Bản

65.000.000


(Nguồn: Nhà máy Chế Biến Đá Granite Đức Long Gia Lai,2009)
Ngoài ra để đáp ứng cho sản xuất Nhà Máy đá còn trang bị các thiết bị phụ trợ
như: xe nâng tay, xe nâng máy, thiết bị phụ trợ cơ khí.
Ø Thiết bị phụ trợ trong công nghệ chế biến:
+ Bột thép và đầu mài: Dùng cho máy đánh bóng thành phẩm.
+ Sec măng: Dùng cho lưỡi cưa máy xẻ.
+ Dầu mỡ để bôi trơn thoa máy, bao bì để đóng gói thành phẩm.
Ø Thiết bị cưa xẻ, cắt: gồm các máy xẻ đá tấm lớn( gangsaw), máy xẻ đá tấm có
đường kính lưỡi cưa Ф 1600mm, máy cắt quy cách.

10


3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐÁ GRANITE ĐỨC
LONG GIA LAI
Tại Nhà máy với quy mô sản xuất vừa với quy trình sản xuất được thể hiện tại Sơ
đồ 3.2.

Đá nguyên
liệu dạng khối

Xẻ, cắt thành
tấm

Mài thô

Đánh bóng,
mài bóng
Cắt vát cạnh, tạo

rảnh theo quy cách

Tiêu thụ
Sơ đồ 3.2 : Sơ đồ công nghệ chế biến
Ø

Thuyết minh quy trình:

- Đá nguyên liệu: Có dạng khối với nhiều loại màu sắc khác nhau và kích thước phù
hợp để cưa xẻ được Công ty trực tiếp khai thác tại các mỏ của mình đồng thời hợp
đồng mua của các đơn vị được phép khai thác mỏ khác khi có nhu cầu. Trung bình
có khoảng 15% loại đá có kích thước nhỏ sẽ dùng vào sản xuất vật liệu xây dựng
thông thường. Đá sẽ được vận chuyển từ mỏ đá về bằng ô tô và tập kết tại bãi chứa
của nhà máy.
- Xẻ, cắt thành tấm: Đá tại bãi chứa sẽ dùng máy cẩu trời 35 tấn cẩu đá đặt lên
goong xe và cố định bằng phương pháp thủ công đưa lên xe goong. Sau đó được
11


đưa lên máy cưa bổ để cưa nhỏ khối đá với kích thước theo yêu cầu để đưa sang
máy cưa chùm với nhiều lưỡi cưa để cắt khối đá ra thành từng tấm với kích thước
yêu cầu dày khoảng 2cm sau khi thành phẩm.
- Mài thô: Sau khi đá xẻ thành tấm lớn, công nhân sẽ vận chuyển đá bằng thủ công
vào máy mài thô để mài những phần mà đá chưa đạt yêu cầu ( dày 2cm) và để cho
quá trình đánh bóng, mài bóng được dễ dàng hơn.
- Đánh bóng, mài bóng: Sản phẩm đá được đưa đến hệ thống mài để đánh bóng cho
bề mặt thật nhẵn và bóng. Mài bóng là quá trình cuối cùng của quá trình chế biến đá
Granite, là khâu rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng sản phẩm. Yêu cầu
của khâu này là đá thật phẳng và không có bất kì một nét gợn nào. Vì điều kiện của
sản phẩm đá xuất khẩu là độ bóng phải đạt từ 70% - 80% độ bóng so với mặt kính.

Nếu tiêu thụ trong nước thì độ bóng phải đạt từ 70% - 75%.
- Cắt vát cạnh, tạo rãnh theo quy cách: Đá được chuyển sang máy cắt quy cách để
cắt và tạo thành sản phẩm có cạnh thẳng và vuông góc. Sau cùng thì đá thành phẩm
được kiểm tra, đóng kiện, bao bì và tiêu thụ.
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐÁ GRANITE
ĐỨC LONG GIA LAI.
3.3.1 Hiện trạng môi trường
3.3.1.1 Môi trường không khí
Ø

Môi trường không khí tại nhà máy
Khí thải chứa các chất vô cơ phát sinh tại Nhà máy chủ yếu từ các nguồn:
· Phương tiện vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu, thành phẩm qua lại trong
khuôn viên Nhà máy.
· Tất cả các công đoạn sản xuất trong nhà máy đều thải ra 1 lượng khí thải
do hoạt động của các máy móc.
· Nguồn phát sinh bụi tại Nhà máy là tương đối lớn, lượng bụi thải ra ở tất
cả các công đoạn sản xuất.

12


Bảng 3.3: Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng không khí trong nhà máy.
TCVS

Giá trị
STT Thông số

theo


Quyết

3733/2002/QĐ-BYT

Đơn vị
KXQ-19/2

Trung bình 8h Từng lần tối đa
(mg/m3) TWA

(mg/m3) STEL

1

Nhiệt độ

0

C

26,7

34

34

2

Độ ẩm


%

52,4

80

80

mg/m3

3,51

6

6

mg/m3

Bụi lơ lững

3

(TSP)
CO

4

NO2

5


SO2

6

2,15

20

40

3

0,089

5

10

3

0,075

5

10

mg/m
mg/m


định

(Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Gia Lai thực hiện, 2009)
Ghi chú:
-

KXQ-19/2: Khu vực xưởng xẻ đá.

-

Giá trị đo đạc hàm lượng các thông số về SO2, NO2, CO tại vị trí quan trắc, đo

đạc đạt yêu cầu theo Quyết đinh 3733/2002/QĐ-BYT chất lượng không khí vùng làm
việc. Bên cạnh đó, nhà máy nằm gần đường giao thông nội bộ của KCN Trà Đa nên
giá trị nồng độ các thông số bụi, NOx, CO trong khuôn viên nhà máy sẽ bị tác động bởi
hoạt động giao thông ở khu vực này.
Ø

Môi trường không khí xung quanh
Bảng 3.4 : Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh nhà máy

STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị

QCVN 05 : 2009

trung bình 1h

1

Nhiệt độ

0

C

28,5

-

2

Độ ẩm

%

50,4

-

3

Bụi lơ lững (TSP)

g/m3


210

300

4

CO

g/m3

1620

30000

5

NO2

g/m3

71

200

6

SO2

g/m3


76

350

(Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Gia Lai thực hiện, 2009)
13


Ghi chú:
- QCVN 05 : 2009: Quy chuẩn đánh giá chất lượng môi trường không khí
xung quanh.
Qua kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh và so
sánh với quy chuẩn Việt Nam cho thấy tất cả các chỉ tiêu đo đạc và phân tích về bụi,
khí độc, tiếng ồn đều nằm trong giới hạn cho phép. Điều đó chứng tỏ hiện trạng môi
trường không khí xung quanh khu vực nhà máy còn tương đối tốt và ảnh hưởng bởi
hoạt động của nhà máy hiện tại đối với môi trường khu vực xung quanh là không lớn.
3.3.1.2 Nước thải tại Nhà máy
Khu vực nhà máy nằm cách xa các con suối trong vùng, mặt khác lượng nước
thải từ hoạt động chế biến được tuần hoàn lại, chỉ có nước mưa chảy tràn xả theo
đường cống thoát nước chung của KCN và được đưa ra hệ thống xử lý nước thải tập
trung của KCN Trà Đa, do vậy không gây tác động lớn đến môi trường xung quanh.
Ø Nước thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt của nhà máy chủ yếu từ hoạt động sinh
hoạt của công nhân viên như: vệ sinh, rửa tay chân…tại nhà vệ sinh.
Thành phần chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất dinh dưỡng, chất rắn lơ
lửng, các chất hữu cơ, các vi sinh vật và vi khuẩn có hại.
Ø Nước thải sản xuất
Trong các công đoạn cưa xẻ đá thành tấm, cắt quy cách đá, mài cạnh đá và đánh
bóng đá có sinh ra một lượng lớn bột đá. Bột đá này được nước cuốn trôi theo đường
dẫn nước thải về bể chứa nước thải và cho lắng cặn. Lượng nước thải này được tái sử

dụng cho sản xuất. Nguồn nước phòng chống bụi trong các giai đoạn sản xuất không
đủ tạo thành dòng chảy chỉ đủ thấm vào đất và bốc hơi.
3.3.1.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại tại Nhà máy
Chất thải rắn không nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất của nhà máy
chủ yếu là: đá bìa, đá cạnh, bụi đá thải, đá dăm... khối lượng thải ra tương đối lớn, ước
tính khoảng 8,833 m3/năm.
Trong quá trình sản xuất, nhà máy đã thải ra một lượng chất thải rắn nguy hại
như: dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang thải, thùng đựng dầu
nhớt... lượng chất thải này khoảng 80 kg/năm.
14


3.3.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại nhà máy
Ø Đối với nước thải sản xuất: Nhà máy đã xây dựng các bể lắng bột đá và hệ
thống mương thu gom nước thải sản xuất từ tất cả các công đoạn xẻ, mài, đánh bóng
để làm mát các hệ thống sản xuất. Nước thải được dẫn về hệ thống bể lắng cho bột đá
lắng xuống, nước trên mặt được bơm tuần hoàn quay lại các hệ thống làm mát.
Nhà máy đã lập phương án và trình Ban Quản Lý dự án các KCN về việc xây
dựng hệ thống thu gom nước thải sản xuất đấu nối với hệ thống chung của KCN và
trước khi thải vào hệ thống chung của KCN phải đạt quy chuẩn QCVN 24:2009
Ø Đối với nước thải sinh hoạt: Tại các khu vực vệ sinh, khu nấu ăn, khu văn
phòng Nhà máy đã tiến hành xây dựng xử lý chung bằng bể tự hoại 2 ngăn.
Nước thải sinh hoạt

Phân hầm cầu

Song chắn rác

Bể tự hoại


Giếng thấm

Nguồn tiếp nhận
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt tại Nhà máy Chế biến Đá Granite ĐLGL
Ø Nước mưa chảy tràn: Nhà máy đã lập phương án và trình Ban Quản lý dự án
các KCN về việc xây dựng hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn đấu nối với hệ thống
chung của KCN.
Ø Đối với khí thải: Nhà máy đã áp dụng biện pháp xử lý sau:
+ Máy cưa xẻ đá đặt ở vị trí cuối gió, có mái che theo hướng gió chủ đạo.
+ Mỗi máy đặt trên một nền riêng và có thiết kế tính toán ổn định của móng phù
hợp đối với từng máy, có bộ phận chống bụi và xây dựng nhà xưởng che nắng, mưa
cho thiết bị.
15


×