Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 66 trang )

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

Tác giả

ĐỖ MỸ DUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
TS. HÀ THÚC VIÊN
K.S VÕ THỊ BÍCH THÙY

Tháng 7 năm 2011
i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, nhất là Thầy Cô phân khoa Môi Trường và Tài Nguyên, đã trang bị cho tôi
những kiến thức cần thiết và bổ ích trong suốt thời gian tôi học tập tại Trường. Từ đó giúp
tôi nâng cao nhận thức và vận dụng vào thực tiễn để công tác đạt kết quả cao.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hà Thúc Viên và cô Võ Thị Bích
Thùy – Giáo viên hướng dẫn đã tận tâm chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập vừa qua.
Đồng thời tôi cũng xin được cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Thảo
Cầm Viên Sài Gòn, quận 1, TPHCM cùng các anh chị cán bộ công nhân viên của TCVSG
đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu để tôi hoàn thành bài báo
cáo khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin gởi đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh


cùng toàn thể Cán Bộ – Viên Chức Công ty TNHH một thành viên Thảo Cầm Viên Sài
Gòn lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt, cùng lời cảm ơn chân thành nhất.
TP.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2011
Đỗ Mỹ Dung

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại Thảo
Cầm Viên Sài Gòn” được thực hiện tại Công ty TNHH một thành viên Thảo Cầm Viên
Sài Gòn: số 2B đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1. Thời gian thực
hiện đề tài từ tháng 3/2011 đến hết tháng 6/2011.
Các nội dung nghiên cứu của đề tài :
- Khảo sát và xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại TCVSG.
- Khảo sát thực địa nhằm đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại TCVSG, bao
gồm hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn, công tác vệ sinh chuồng trại,…
- Phỏng vấn, khảo sát nhận thức và sự sẵn sàng tham gia vào công tác bảo vệ môi
trường tại TCVSG của du khách.
- Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý chất thải tại TCVSG.
Kết quả đạt được :
- Hiện trạng công tác quản lý chất thải tại TCVSG: công tác quản lý chất thải chưa
được quan tâm đúng mức, chủ yếu thực hiện thu gom chất thải rắn, chưa đầu tư xây dựng
hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra môi trường.
- Về giải pháp: đưa ra được giải pháp quản lý môi trường đối với từng loại chất
thải phát sinh cùng với một số giải pháp tổng hợp.

iii



MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ.................................................................... viii
Chương 1........................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài.................................................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài................................................................................ 2
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................................ 2
Chương 2........................................................................................................................ 3
TỔNG QUAN................................................................................................................. 3
2.1. Một số khái niệm có liên quan .................................................................................. 3
2.1.1. Môi trường............................................................................................................. 3
2.1.2. Chất thải và quản lý chất thải ................................................................................. 3
2.1.3. Ô nhiễm môi trường............................................................................................... 3
2.1.4. Tác động của ô nhiễm môi trường.......................................................................... 4
2.1.4.1. Tác động của ô nhiễm nguồn nước ...................................................................... 4
2.1.4.2. Tác động của ô nhiễm không khí......................................................................... 4
2.1.4.3. Tác động của ô nhiễm đất.................................................................................... 5
2.1.5. Quản lý môi trường................................................................................................ 5
2.2. Sơ lược về Thảo Cầm Viên Sài Gòn.......................................................................... 6
2.2.1. Vị trí địa lý............................................................................................................. 6
2.2.2. Lịch sử hình thành.................................................................................................. 6
2.2.3. Nhiệm vụ và chức năng.......................................................................................... 8
2.2.4. Tài nguyên động, thực vật ...................................................................................... 8

2.2.4.1. Thực vật.............................................................................................................. 8
2.2.4.2. Động vật ........................................................................................................... 10
2.2.5. Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự. ......................................................................... 12
2.2.6. Cơ sở hạ tầng - vật chất........................................................................................ 13
2.2.7. Công tác vệ sinh chuồng trại ................................................................................ 14
2.2.8. Công tác quản lý chất thải rắn .............................................................................. 15
2.2.9. Định hướng phát triển .......................................................................................... 15
Chương 3...................................................................................................................... 17
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 17
3.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 17
3.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 17
iv


3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu............................................................................... 17
3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa............................................................................. 17
3.2.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ..................................................................... 17
3.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học .......................................................................... 18
3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................................. 19
Chương 4...................................................................................................................... 20
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................................... 20
4.1. Nguồn phát sinh và ảnh hưởng của chất thải tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn ............... 20
4.1.1. Nước thải ............................................................................................................. 20
4.1.1.1. Nguồn phát sinh ................................................................................................ 20
4.1.1.2. Ảnh hưởng của nước thải đối với môi trường .................................................... 21
4.1.2. Khí thải ................................................................................................................ 22
4.1.2.1. Nguồn phát sinh ................................................................................................ 22
4.1.2.2. Ảnh hưởng của khí thải đối với môi trường....................................................... 23
4.1.3. Chất thải rắn......................................................................................................... 24
4.1.3.1. Nguồn phát sinh ................................................................................................ 24

4.1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường ............................................... 26
4.1.4. Tiếng ồn............................................................................................................... 27
4.1.4.1. Nguồn phát sinh ................................................................................................ 27
4.1.4.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với môi trường ...................................................... 28
4.2. Hiện trạng quản lý chất thải tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn ........................................ 28
4.2.1. Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải................................................... 28
4.2.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn.............................................................. 29
4.2.3. Hiện trạng công tác quản lý vệ sinh công cộng..................................................... 30
4.2.4. Hiện trạng công tác vệ sinh chuồng trại................................................................ 30
4.2.5. Hiện trạng công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường ............................................ 31
4.3. Nhận xét chung về công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại Thảo Cầm Viên Sài
Gòn................................................................................................................................ 33
4.4. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn ............................. 35
4.4.1. Giải pháp quản lý hành chính............................................................................... 35
4.4.2. Giải pháp về tổ chức, nhân sự. ............................................................................. 36
4.4.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng. .................................................................................. 36
4.4.4. Giải pháp quản lý môi trường............................................................................... 37
4.4.5. Tuyên truyền bảo vệ môi trường đối với du khách ............................................... 40
4.4.6. Xây dựng quỹ bảo vệ môi trường ......................................................................... 41
Chương 5...................................................................................................................... 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 42
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 42
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 44
PHỤ LỤC...................................................................................................................... 46

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

DO

Lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước

BOD

Lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng

COD

Lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm

cả vô cơ và hữu cơ.
SS

Chất rắn lơ lửng

TCV

Thảo Cầm Viên

TCVSG

Thảo Cầm Viên Sài Gòn

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VNĐ

Việt Nam đồng

VOC

Hỗn hợp hữu cơ dễ bay hơi

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Nguồn phát sinh nước thải và ảnh hưởng của nó đến môi trường .................. 21
Bảng 4.2: Tải lượng chất ô nhiễm thải ra hằng ngày của TCVSG.................................. 22
Bảng 4.3: Nhân tố ô nhiễm và ảnh hưởng của nó đến môi trường không khí ................. 24
Bảng 4.4: Nguồn phát sinh chất thải rắn và ảnh hưởng của nó đối với môi trường ........ 26
Bảng 4.5: Mật độ bố trí thùng rác tại TCVSG ............................................................... 29
Bảng 4.6: Nhận xét của du khách về tình trạng nhà vệ sinh trong TCVSG .................... 30
Bảng 4.7: Nhận xét của du khách về các chuồng thú trong TCVSG .............................. 31
Bảng 4.8: Giá vé tham quan tại TCVSG........................................................................ 41
Bảng 4.9: Giá vé dự kiến gia tăng ................................................................................. 41

vii



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự công ty TNHH một thành viên TCVSG ................... 13
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải chuồng thú ................................................... 38
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ du khách sử dụng phương tiện giao thông tại TCVSG...................... 23
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ du khách mang theo thực phẩm khi tham quan ................................. 25
Biểu đồ 4.3: Nhận thức về vấn đề xả rác của du khách .................................................. 26
Biểu đồ 4.4: Hành động của du khách khi gặp các loài chim thú ................................... 28
Biểu đồ 4.5:Nguồn thông tin du khách biết đến TCVSG ............................................... 32
Biểu đồ 4.6: Đối tượng chịu ảnh hưởng nếu môi trường tại TCVSG bị ô nhiễm............ 32
Biểu đồ 4.7: Trách nhiệm bảo vệ môi trường tại TCVSG .............................................. 33
Biểu đồ 4.8: Ý kiến của du khách về thành phần môi trường tại TCVSG đang bị ô nhiễm
nhất................................................................................................................................ 34
Biểu đồ 4.9 Sự sẵn sàng của du khách đồng ý chi trả thêm phí cho công tác bảo vệ môi
trường tại TCVSG ......................................................................................................... 35

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ môi trường là một chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, là bộ phận cấu
thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và là cơ sở quan trọng
bảo đảm phát triển bền vững của từng quốc gia, địa phương và khu vực. Phát triển kinh tế
phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, thực hiện tốt
công tác bảo vệ môi trường là góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Nằm giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Thảo Cầm Viên Sài Gòn (TCVSG)
đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân thành phố và các vùng lân cận. Nơi đây,

hiện đang được trưng bày một bộ sưu tập phong phú các loài động thực vật trong và ngoài
nước, đặc biệt là các loài quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng. Hiện nay, TCVSG đã và
đang trở thành một khu vui chơi giải trí, thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và nghiên cứu,
giáo dục. Bên cạnh đó, tận dụng những điều kiện có sẵn của mình, từ năm 1999, TCVSG
đã xây dựng Chương trình Giáo dục bảo tồn và Bảo vệ môi trường nhằm mở rộng và nâng
cao sự hiểu biết, nhận thức của học sinh về vai trò của thiên nhiên, môi trường và giá trị
của các nguồn tài nguyên,... cũng như giúp học sinh có thái độ tích cực góp phần bảo vệ
tài nguyên và giữ gìn môi trường xung quanh. Đặc biệt, đây cũng là một môi trường học
tập, nghiên cứu lý tưởng cho các sinh viên thuộc các ngành Sinh học, Công nghệ sinh
học, Môi trường,...
Sau hơn 140 năm tồn tại và phát triển, đến nay, Thảo Cầm Viên đã trở nên nhỏ bé
và chật hẹp so với nhu cầu tham quan ngày càng tăng, cùng với sự gia tăng của tiếng ồn
và chất thải ngày càng nhiều. Vấn đề cần đặt ra đối với công tác quản lý hiện nay là Thảo
Cầm Viên giải quyết nguồn chất thải sinh ra như thế nào, công tác quản lý môi trường
được thực hiện ra sao để có thể duy trì một môi trường sinh thái ít bị tác động nhất, đảm
bảo cho sự phát triển của các loài sinh vật.
Với mong muốn đóng góp và đề xuất cải tiến để công tác quản lý môi trường của
TCVSG ngày một phù hợp hơn, góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, được sự
1


cho phép của khoa Môi trường và Tài nguyên, tôi thực hiện đề tài “Khảo sát hiện trạng
và đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải tại TCVSG.
- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hiện trạng quản lý chất thải tại TCVSG.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Hiện trạng quản lý chất thải (hiện trạng thu gom và xử lý nước thải, công tác quản
lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng, vệ sinh chuồng trại và tuyên truyền bảo vệ môi
trường) tại TCVSG.

1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn, không có đủ điều kiện để thực hiện đo đạc, phân
tích mẫu,… nên đề tài chủ yếu dựa vào các số liệu, tài liệu có sẵn và cảm nhận của một số
du khách, nhân viên,… để đưa ra những nhận định về hiện trạng quản lý chất thải tại
TCVSG trong thời gian thực hiện đề tài.
- Thời gian: từ tháng 3 đến hết tháng 6 năm 2011.
- Không gian: đề tài được thực hiện tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Địa chỉ: số 2B
đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1. Môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,
có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
(Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, 2005 ).
Đối với sinh vật trên mặt trái đất tồn tại các kiểu môi trường sau: Môi trường đất,
Môi trường nước, Môi trường không khí và Môi trường sinh vật.
2.1.2. Chất thải và quản lý chất thải
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. (Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam,
2005 ).
2.1.3. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. (Luật Bảo Vệ Môi

Trường Việt Nam, 2005 ).
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự
phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao
gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất
hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng
độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người,
sinh vật và vật liệu.

3


Ô nhiễm môi trường có nhiều dạng, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn với các nguồn gây ô nhiễm mang tính đa dạng và
luôn luôn biến đổi.
2.1.4. Tác động của ô nhiễm môi trường
2.1.4.1. Tác động của ô nhiễm nguồn nước
- Các hợp chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân hủy làm giảm lượng ôxy trong nguồn
nước, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài thủy sinh.
- Chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho tạo điều kiện cho rong, tảo phát triển, gây ra hiện
tượng phú dưỡng hóa, thủy triều đỏ, thủy triều đen làm mất cân bằng sinh thái của thủy
vực tiếp nhận.
- Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây
biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều
loài mới, một số trường hợp làm cho nhiều loài thuỷ sinh chết.
- Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm, tiềm ẩn nguy cơ gây ô
nhiễm đất.
- Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm
nghiêm trọng cho đất, thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất.

- Một số các kim loại nặng có hàm lượng lớn trong nước gây độc cho con người.
- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn,
phó thương hàn, lỵ, tả gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
2.1.4.2. Tác động của ô nhiễm không khí
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái.
- Tạo mưa axit gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật, cây trồng và các
công trình xây dựng.
- Gia tăng hiệu ứng nhà kính và hiện tượng suy thoái tầng ozon.
- Bụi hạn chế tầm nhìn, phủ lên cây xanh làm cây chậm phát triển vì thiếu khả
năng quang hợp
- Giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tế bào do CO kết hợp với
Hemoglobin.
4


- Gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người : xơ hóa phổi, ung thư
phổi, gây tổn thương da, giác mạc mắt.
- Một số khí độc như SOx, NOx, CO2, Hydrocarbons…có thể gây nhiễm độc cấp
tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, gây rối loạn hô hấp phổi, có thể nhiễm độc qua da
làm giảm dự trữ kiềm trong máu.
2.1.4.3. Tác động của ô nhiễm đất
- Thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong
đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật.
- Thành phần chất hữu cơ của đất bị giảm nhanh và khả năng giữ nước và thoát
nước của đất bị thay đổi.
- Khả năng sản xuất của đất giảm, ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng
- Nếu trong đất có nhiều hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối
nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat
trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông.
- Giảm tiềm năng sinh học, làm giảm sự gia tăng của các quần thể sinh vật trong

đất.
- Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng
hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe con người.
2.1.5. Quản lý môi trường
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ
thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững
kinh tế xã hội quốc gia. (Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005)
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt
động sống của con người.
- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội
bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm:
Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô
5


nhiễm và suy thoái chất luợng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã
hội.
- Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh
thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân
cư.
Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:
- Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã
hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư
trong việc quản lý môi trường.
- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng
hợp thích hợp.
- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn

việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường.
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và
các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi
trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.
2.2. Sơ lược về Thảo Cầm Viên Sài Gòn
2.2.1. Vị trí địa lý
Thảo Cầm Viên Sài Gòn (tên gọi tắt: Thảo Cầm Viên), tên ban đầu: Vườn Bách
Thảo, còn người dân quen gọi Sở thú; là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng
thứ 8 trên thế giới, tại Việt Nam.
Khuôn viên rộng lớn này có diện tích 17,6 ha, hiện tọa lạc ở số 2B Nguyễn Bỉnh
Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh:
- Đông Bắc giáp kênh Thị Nghè
- Đông Nam giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh
- Tây Nam giáp đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Tây Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai.
2.2.2. Lịch sử hình thành

6


Tháng 3 năm 1864, Vườn Bách Thảo được khởi công xây dựng trên một nền rừng
miền Đông Nam Bộ rộng 12 ha, nằm gần trung tâm thành phố, bên bờ kênh Rạch Lăng
(nay là kênh Thị Nghè). Công trình hoàn thành vào năm 1865 và cuối năm này, diện tích
được mở rộng thêm 8 ha.
Năm 1924, Vườn Bách Thảo mở rộng thêm 13 ha qua bên kia kênh Thị Nghè với
tên gọi Vườn Cognag. Năm 1927, một chiếc cầu đúc được xây dựng nối liền hai khu
vườn, gọi là cầu Ông Nghè. Đền thờ Vua Hùng và Bảo tàng lịch sử hiện nay là 2 công
trình kiến trúc độc đáo được xây dựng năm 1926 và hoàn thành năm 1929 theo lối kiến
trúc phương Tây, kết hợp với những đường nét văn hóa của phương Đông.
Cũng trong thời gian này, một số chuồng trại có quy mô lớn, kiên cố được xây

dựng và tồn tại cho đến ngày nay như chuồng cọp, chuồng khỉ,... Nhiều loài động vật của
Nam Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và một số thú ngoại nhập được trưng bày tại đây. Từ đó,
vườn Bách Thảo còn được gọi là Sở Thú.
Từ năm 1924 đến 1945 và từ 1945 đến 1954, Sở Thú lần lượt bị quân đội Nhật và
Pháp chiếm đóng làm đồn trú, do vậy nhiều loài cây và các chuồng trại đã bị hư hỏng
nhiều. Đến năm 1956, chính phủ Sài Gòn đã cho tu sửa và tái thiết lại. Từ đó, Sở Thú
được gọi là Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho đến ngày nay.
Tháng 5 năm 1975, chính quyền giải phóng đã tiếp quản TCVSG gần như nguyên
vẹn. Nhưng trong một số năm đầu, do chưa kịp nhận thấy được giá trị khoa học nơi này,
trong suốt 10 năm liền, TCVSG hầu như không có đầu tư gì đáng kể, cơ sở vật chất dần bị
xuống cấp.
Trước tình hình đó, UBND Thành phố đã chủ trương xây dựng luận chứng kinh tế
kỹ thuật nhằm cải tạo, nâng cấp TCV. Từ năm 1989 đến nay, nhiều chuồng trại được cải
tạo và mở rộng cho phù hợp với đời sống sinh thái của từng loài thú. Tổng diện tích
chuồng trại hiện nay hơn 25.000 m2 (trước đó khoảng 8.500 m2)
Bên cạnh đó, cũng như các vườn thú khác trên thế giới, chức năng giáo dục bảo
tồn cũng được quan tâm và triển khai rộng khắp đến các trường học trong thành phố nhằm
nâng cao nhận thức và lòng yêu thiên nhiên, yêu các loài động vật của học sinh các cấp
lớp.
7


Từ năm 1990, TCVSG là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông
Nam Á (The South East Asian Zoological Parks Association – SEAZA) và đã có những
đóng góp tích cực cho hoạt động của hiệp hội.
2.2.3. Nhiệm vụ và chức năng
TCVSG không chỉ là nơi vui chơi, giải trí và tham quan của công chúng mà vai trò
của nó còn bao gồm với các chức năng giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thảo Cầm Viên là giáo dục công dân
về việc bảo tồn sinh vật và bảo vệ môi trường. Việc nuôi các loài động vật đặc hữu, các

loài có nguy cơ bị tuyệt chủng tại TCV rất cần thiết cho việc bảo tồn cũng như mục tiêu
giải trí và giáo dục. Việc giới thiệu cho công chúng, sinh viên, học sinh, các loài động vật
đặc hữu hay các loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng có một ý nghĩa rất lớn. Vì qua
đó TCV có thể thực hiện được chức năng giáo dục, phổ biến các kiến thức về bảo tồn đối
với mọi người.
Chức năng này còn thể hiện rõ, qua sự kết hợp giữa TCVSG với các trường Đại
học Nông Lâm TPHCM, Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Sư Phạm… khi đưa vào
các trường đại học này môn học về động, thực vật hoang dã.
Hiện nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế như: Hiệp
hội các Vườn thú Đông Nam Á (SEAZA), Liên đoàn Thế giới Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên (IUNC), Hiệp hội Giáo dục Bảo tồn các Vườn thú trên Thế giới
(IZEA)...
2.2.4. Tài nguyên động, thực vật
2.2.4.1. Thực vật
Thảo Cầm Viên Sài Gòn trước đây được gọi là Vườn Bách Thảo nơi sưu tập, bảo
tồn nhiều loại cây quý và lạ có ở trong và ngoài nước. Nơi đây còn giữ lại nhiều cây đại
mộc của rừng nguyên sinh miền Đông Nam Bộ cách đây hàng trăm năm. Đến nay bộ sưu
tập thực vật Thảo Cầm Viên rất đa dạng và phong phú có hơn 2.100 cây gỗ với hơn 360
loài thuộc 100 họ. Trong đó có khoảng 20 loài nằm trong sách Đỏ Việt Nam cần được bảo
vệ và hơn 100 loài nhập từ nước ngoài được đem trồng ở đây. Tổng cộng có đến hơn 500
loài khác nhau.
8


a. Những cây đại mộc
Đến Thảo Cầm Viên Sài Gòn, bạn có thể tìm thấy những loài cây quí hiếm đặc hữu
của Việt Nam và Đông Dương như: cây Giáng hương (Pterorpus macrocarpus), cây Cẩm
lai (Dalbergia bariaensis), cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus), cây Sao đen (Hopea
odorata), cây Sống rắn thơm (Albizia odoratissima), cây Viết chát (Minusops elengi), cây
Trầm hương (Aquilaria crassna) cho trầm có giá trị kinh tế cao, cây Tung (Tetrameles

nudiflora) có bộ rễ bạnh đồ sộ và nguồn gen độc đáo đã được đưa vào sách Đỏ bảo vệ,
cây Sọ khỉ (Khaya senegalensis) có mã số 1552 cạnh chuồng rái cá có thể xem là cây
xanh đại mộc trong thành phố cao hơn 40m và đường kính thân hơn 3m.
b. Xương rồng
Thảo Cầm Viên có một bộ sưu tập xương rồng với tổng số hơn 30 loài, thuộc các
giống Oputina, Cereus, Echevevia, Echinocactus, Pereskia…
Những cây giao, xương rồng búa, xương rồng 3 cạnh, ngọc kỳ lân…có tuổi thọ cả
trăm năm còn tồn tại cho đến ngày nay, có đường kính gốc tới 30 – 40 cm, thân hóa gỗ và
cành tán sum xuê.
c. Bon sai
Bộ sưu tập bon sai trong Thảo Cầm Viên không chú trọng đến tính nghệ thuật của
từng tác phẩm, mà quan tâm đến sự đa dạng của các chủng loài thực vật. Có 2 nhóm
chính:
- Nhóm cây tạo dáng có gốc lớn, sống nhiều năm trong thiên nhiên, có rễ, gốc, thân
u nần già nua như kim quýt, cần thăng, nguyệt quế, mai chiếu thủy, sơn liễu, sơn trà,…
- Nhóm cây có thể tháp ghép: lồng mức ghép mai lá nhuyễn, mai rừng ghép mai
nhiều cánh, trâm ổi bông giấy ghép nhiều màu,…
d. Lan rừng
Bộ sưu tập phong lan của Thảo Cầm Viên chỉ có một số loài lan rừng ở miền Đông
Nam Bộ, với số lượng còn khá khiêm tốn. Cần phải có một khu vực riêng với những điều
kiện chăm sóc đặc biệt, cũng như cần có những cách thức nuôi trồng mới nhằm sưu tập và
lưu giữ nguồn gen quý báu của nhóm thực vật phong phú này.
e. Các loài thực vật cho hoa đẹp
9


Một số loài thực vật cho hoa đẹp được trồng tại Thảo Cầm Viên như là: Sa la hay
Đầu lân (Couroupita guianensis) được mệnh danh cây nhà Phật, Cát anh (Brownea ariza)
hoa đỏ hợp thành chùm rực rỡ còn được gọi là cây hoa hồng núi, cây Nón cụ (Napolea
imperialis) có nguồn gốc châu Phi và chỉ có ở TCV, Muồng hoa đào (Cassia javanic), Sò

đo cam (Spathodea campanulat),…
f. Cây thuốc
TCVSG còn trồng và bảo tồn các loài cây thuốc quý. Bộ sưu tập có hơn 100 loài
bao gồm những cây thân gỗ lâu năm, cũng như những cây thân thảo một năm hay ngắn
ngày. Cây thân gỗ dùng làm thuốc như: Bách bệnh (Eurycoma longifolia), Thanh thất
(Ailanthus altissima), Núc nác (Oroxylum indicum), Quế (Cinnamomum verum), Long
não (Cinnamomum camphora), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Bạch đàn (Eucalyptus
botryoides), Xoan (Melia azedarach),...
2.2.4.2. Động vật
Vườn có bộ sưu tập khoảng 868 cá thể thuộc 130 loài đại diện cho các lớp bò sát,
chim, thú. Lớp Bò sát gồm 17 loài thuộc 3 bộ (Bộ có vảy, Bộ rùa, Bộ cá sấu). Lớp thú
gồm 55 loài thuộc 7 bộ (Bộ thú ăn thịt, Bộ gặm nhấm, Bộ guốc chẵn, Bộ guốc lẻ, Bộ có
vòi và Bộ linh trưởng). Lớp chim gồm 57 loài thuộc 10 bộ (Bộ đà điểu, Bộ chim ưng, Bộ
sẻ, Bộ vẹt, Bộ gà, Bộ sếu, Bộ sả, Bộ cò, Bộ bồ nông, Bộ ngỗng vịt). Điều đáng lưu ý, hơn
2/3 tổng số các loài động vật ở vườn có trong sách Đỏ Việt Nam và của Thế giới.
a. Khu chuồng lồng lớn
Khu chuồng nay sử dụng để nuôi các loài chim ăn thịt và một số loài chim rừng có
kích thước lớn. Tại đây chúng sẽ có điều kiện để bay lượn thoải mái hơn.
Một số loài chim đang được nuôi tại đây: Đại bàng đầu trọc (Aegypius monachus),
Kên kên Ấn Độ (Gyps indicus), Đại bàng bụng trắng (Haliaeetus leucogaster), Diều mào
(Aviceda leuphotes), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Niệc mỏ vằn (Aceros undulatus),
Niệc cổ hung (Aceros nipalensis),…đều là những loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam.
b. Đảo Vịt

10


Nơi đây được cải tạo và mở rộng vào năm 2000 nhằm tiếp nhận 20 con Hồng hạc
(Phoenicopterus roseus) từ Nam Phi về. Loài chim di cư này có vẻ rất đặc biệt và màu sắc
tương phản rất sặc sỡ.

Ngoài Hồng hạc, còn có Thiên nga trắng (Cygnus olor), Le le (Dendrocygna
javanica),…cùng chung sống trong khu vực này.
c. Khu chuồng chim lớn
Tại đây trưng bày các loài chim trong họ Trĩ, như: Công xanh Đông Dương (Pavo
muticus imperator), Trĩ sao (Rheinardia ocellata), Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Gà
lôi vằn (Lophura nycthemera annamensis), Gà lôi hông tía (Lopura diardi),…
Ngoài ra còn một số loài chim như: Cò lạo Ấn Độ (Mycteria leucocephala), Già
đẩy (Leptoptilos javanicus),…và đặc biệt là Sếu đầu đỏ (Grus antigone). Bên cạnh đó,
còn có các loài chim như: Đà điểu Châu Phi (Struthio camelus), Đà điểu Tân Ghinê
(Casuarius casuarius).
d. Hồ nuôi Rái cá
Trong khu hồ này đang nuôi dưỡng một đàn Rái cá lông mượt (Lutra
perspicullata), gồm 8 con. Đây là loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, do
con người săn bắt để lấy bộ da lông và để bảo vệ nghề cá.
e. Khu thú móng guốc
Khu chuồng này hiện đang nuôi dưỡng một đàn nai với hơn 20 con. Ngoài ra còn
có các loài như: Hươu vàng (Cervus porcinus), Nai cà tông (Cervus eldi), Hươu sao Việt
Nam (Cervus nippon),…
f. Chuồng Voi
Hiện nay, Thảo Cầm Viên đang nuôi dưỡng và thuần hóa 5 con Voi Châu Á
(Elephas maximus). Bên cạnh đó, TCV cũng đang hợp tác với các chuyên gia của Vườn
thú Munster (Đức) tiến hành huấn luyện voi làm xiếc.
g. Chuồng Gấu
Tại đây đang nuôi dưỡng 2 loài gấu của Việt Nam là Gấu ngựa (Ursus thibetanus)
và Gấu chó (Ursus malayanus). Cả 2 loài này đều đang bị đe dọa tuyệt chủng do con
người săn bắn và buôn bán trái phép.
11


h. Đảo Vượn

Nơi đây nuôi dưỡng một gia đình Vượn má vàng (Nomascus gabriellae) – một loài
Linh trưởng bậc cao đặc hữu của Việt Nam.
Thảo Cầm Viên còn xây dựng thêm đảo vượn thứ hai mà trên đó có Voọc bạc
(Trachypithecus germain), Voọc vá chân nâu (Pygathrix nemaeu), Voọc vá chân đen
(Pygathrix nigripes).
i. Khu động vật bò sát
Khu chuồng có hình rẽ quạt cong, có đến hơn 30 loài bò sát được trưng bày trong
khu vực này, bao gồm: Trăn đất (Python molurus), Trăn gấm (Python reticulatus), Rồng
đất (Physignathus cocincinus), Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Kỳ đà vân (Varanus
bengalensis), Rùa răng (Hieremys annandalii), Rùa núi viền (Manouria impressa),…
j. Khu thú ăn thịt
Các loài thú ăn thịt được nuôi trong Thảo Cầm Viên đều là những loài đặc hữu có
tên trong sách Đỏ Việt Nam và Thế giới, như là: Cầy mực (Artictis binturong), Báo lửa
(Catopuma temmincki), Báo gấm (Neofelis nebulosa), Báo hoa mai (Panthera pardus),
Mèo gấm (Pardofelis marmorata), Sư tử (Panthera leo), Hổ Đông Dương (Panthera
tigris corbetti), Hổ trắng (Panthera tigris tigris), …
k. Vườn Cá sấu
Khu vườn Cá sấu chia làm 3 ngăn dành cho 2 loài Cá sấu Việt Nam (Crocodylus
porosus) và một loài Cá sấu của Cuba (Crocodylus rhombifer).
l. Chuồng Hà mã
Khu chuồng này hiện có 2 loài là Hà mã khổng lồ (Hippopotamus amphibius) và
Hà mã lùn (Choeropsis liberiensis). Thức ăn của chúng là rau muống, cải bẹ trắng, cỏ voi,
cam , chuối,…
Ngoài ra, TCVSG còn có một số loài động vật khác như là: Hươu cao cổ (Giraffa
camelopardalis), Tê giác trắng (Ceratotherium simun), Ngựa hoang (Equus hemionus),…
2.2.5. Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự.
Cơ cấu nhân sự của TCVSG tổng cộng có 368 người, phân làm 12 phòng ban và xí
nghiệp.
12



BAN
LÃNH ĐẠO

Ban
Quản lý
dự án


nghiệp
Xây
dựng


nghiệp
Động
vật

Phòng
Tổ chức
hành chính


nghiệp
Thực
vật

Phòng
Kế toán tài
chính


Xí nghiệp
Sản xuất
và cung
ứng dịch
vụ

Trung
tâm giáo
dục
vườn
thú

Phòng
Kế hoạch
vật tư


nghiệp
Kinh
doanh
Tiếp
thị

Phòng
Khoa học
kỹ thuật

Đội
Bảo vệ


(Nguồn: TCVSG)
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự công ty TNHH một thành viên TCVSG
2.2.6. Cơ sở hạ tầng - vật chất
TCVSG có 2 phòng nghe nhìn với tổng sức chứa 400 người chỉ phục vụ cho đối
tượng du khách tham gia chương trình Giáo dục bảo tồn do TCVSG thực hiện. Mỗi phòng
được trang bị những thiết bị hiện đại: màn chiếu, máy chiếu, hệ thống phát thanh, hệ
thống điều hòa, chiếu sáng. Các thiết bị hiện đang ở tình trạng hoạt động tốt.
Phòng mẫu có khoảng 295 tiêu bản gồm các nội dung về cây quả rừng, động vật và
xương động vật, tiêu bản về côn trùng và những sinh cảnh rừng ngập mặn, rừng khộp,
rừng mưa nhiệt đới,... (thống kê vào 12/2007). Bên trong phòng còn trang bị thêm thiết bị
phát thanh những tiếng gọi của động vật, cùng với hệ thống ánh sáng làm cho những mẫu
vật càng thêm sinh động.
TCVSG có xây 7 trạm nghỉ chân cho du khách nghỉ ngơi trong quá trình tham
quan vườn. Trạm nghỉ được xây bằng bê tông theo kiến trúc mái đình, xung quanh thiết
13


kế một số cây cảnh, tạo cảm giác mát mẻ, trong lành cho du khách. Trên dọc đường đi
còn bố trí băng ghế đá cho khách nghỉ chân. Tuy nhiên, vào những ngày đông khách như
lễ, Tết thì số lượng này không đủ đáp ứng nhu cầu du khách. Hệ thống nhà vệ sinh trong
khuôn viên có 6 cái được phân bố hợp lý và có nhân viên dọn vệ sinh hằng ngày.
Hệ thống chuồng nuôi động vật đa số đều trong tình trạng hoạt động tốt, thiết kế
hành lang bảo vệ hợp lý. Tại mỗi chuồng đều có các bảng thông tin giới thiệu về tên gọi,
đặc điểm hình dạng, tập tính, mức độ bảo tồn được gắn trên thành chuồng nhằm tạo điều
kiện thuận lợi trong quá trình tham quan học tập. Tổng số có 130 bảng. Tuy nhiên, một số
bảng bị hư hại do thời tiết nên có hiện tượng rỉ sét, một số bảng thì bị lá cây che khuất gây
cản trở cho du khách khi đọc các thông tin.
Hệ thống đường đi nội bộ trong công viên đang ở tình trạng tốt, bao gồm đường bê
tông, đường nhựa, đường gạch, đường đá và đường đất. Hai bên đường có cây xanh che

phủ tạo cảm giác thoáng mát cho du khách. Ngoài ra, TCVSG còn lắp đặt rất nhiều thùng
rác tạo điều kiện cho du khách giữ gìn vệ sinh môi trường.
TCVSG trang bị một máy ép rác chạy bằng điện và dầu thủy lực để ép chất thải rắn
phát sinh hằng ngày. Công trình thu gom và xử lý nước thải tập trung thì chưa được xây
dựng.
Các bảng nhắc nhở du khách giữ vệ sinh môi trường cũng không được lắp đặt. Chỉ
có 3 bảng nội quy gắn ở 3 cổng: cổng Thị Nghè, cổng Lê Duẩn, cổng Nguyễn Bỉnh
Khiêm nhưng ít được du khách chú ý đến.
2.2.7. Công tác vệ sinh chuồng trại
Công tác vệ sinh chuồng trại do nhân viên thuộc Xí nghiệp động vật thực hiện.
Công việc vệ sinh bắt đầu vào lúc 7g30 hằng ngày và kết thúc vào 8 giờ sáng. Tùy
vào diện tích mỗi chuồng và khối lượng công việc mà số nhân viên được bố trí tại mỗi
chuồng khác nhau. Thức ăn thừa của thú, phân và các lá cây rơi rụng trong chuồng sẽ
được thu gom vào lúc 14 giờ chiều mỗi ngày. Nền chuồng, các khay đựng thức ăn và
nước uống được xịt rửa mỗi ngày, riêng những chuồng có hồ nước như chuồng hà mã,
chuồng hổ, chuồng voi,…thì 1-2 ngày sẽ thay nước 1 lần và sát trùng 2 lần/tuần nhằm
tránh cho thú khỏi các vi trùng gây bệnh. Vào mùa khô, rong rêu, các mầm mống gây
14


bệnh dễ phát triển thì tần suất vệ sịnh chuồng, thay nước hồ sẽ tăng lên, đồng thời phải
phun ẩm chuồng thường xuyên hơn. Với việc sử dụng một khối lượng nước lớn như vậy
hằng ngày thì bắt buộc TCV phải có hệ thống giếng khoan. Tại mỗi chuồng trại đều bố trí
giếng bơm cấp nước và một hố ga thoát nước và chảy theo cống thoát ra ngoài kênh Thị
Nghè. TCVSG còn định kỳ nạo vét hố ga 1 tuần/1 lần để tránh tình trạng nước không
thoát được, ứ đọng trong chuồng.
2.2.8. Công tác quản lý chất thải rắn
Việc thu gom chất thải rắn tại TCVSG do tổ Vệ sinh thuộc Xí nghiệp thực vật phụ
trách. Bộ phận thu gom và xử lý tổng cộng có 33 người.
Mỗi ngày, chất thải rắn sẽ bắt đầu thu gom vào khoảng 4 giờ sáng. Công việc này

sẽ hoàn thành trước 7 giờ sáng (giờ mở cửa cho khách vào tham quan). Lá cây, thân cành
gãy rụng thì chủ yếu thu gom vào buổi sáng, chất thải từ các chuồng thú thì thu gom vào
buổi chiều, còn rác từ các thùng rác được thu gom nhiều lần trong ngày, khoảng 3-4
lần/ngày để tránh tình trạng thùng rác bị đầy, du khách không thể bỏ rác được nữa. Toàn
bộ chất thải rắn sinh hoạt sẽ được thu gom về khu tập kết rác và được Công ty Vệ sinh
môi trường sẽ lấy rác vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần vào khoảng 1-2 giờ sáng và số lần lấy rác
sẽ gia tăng vào các ngày lễ, Tết. Một số lá cây và phân của động vật ăn cỏ sẽ được giữ lại
trong các thùng rác lớn để giao cho Sài Gòn Safari - đơn vị trực thuộc TCVSG ở Củ Chi
vận chuyển về làm phân bón cho cây.
2.2.9. Định hướng phát triển
Hiện nay, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo việc quy hoạch xây dựng một
vườn động thực vật mới có tên gọi là Công viên Sài Gòn Safari với diện tích gần 487 ha
tại xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, cách trung
tâm thành phố khoảng 50km, giáp các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Long
An.
Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng 5.000 tỷ VNĐ (300 triệu USD).
Mục tiêu dự án:
- Xây dựng khu trưng bày thú mô hình hoang dã lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Nhân giống và bảo tồn các loài động thực vật quí hiếm.
15


- Giáo dục bảo tồn và bảo vệ môi trường sống.
- Nghiên cứu về động thực vật.
- Xây dựng khu vui chơi giải trí, văn hóa, giáo dục hàng đầu Việt Nam.
- Giải quyết trên 1000 lao động.
- Thu hút trên 2 triệu khách/năm.
Các hạng mục dự kiến:
- Khu vực thả thú bán hoang dã (Safari): dự kiến thả thú đặc trưng tại khắp các
châu lục trên thế giới. Công trình bao gồm hệ thống hào ngăn thú, hàng rào điện, khu trú

nghỉ cho thú,...
- Khu trưng bày thú mở (Open Zoo): Bao gồm hệ thống chuồng trại dạng mở và
cảnh quan, trưng bày các loài thú đặc trưng của khắp các châu lục trên thế giới.
- Vườn thú đêm: bao gồm hệ thống chuồng trại, cảnh quan, trưng bày các loài thú
và những tập tính của thú chuyên sinh hoạt vào ban đêm.
- Xây dựng hoa viên.
- Các công trình dịch vụ: Khu biểu diễn thú ban ngày, ban đêm; khu dã ngoại,
resort, khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi.
- Trung tâm nghiên cứu khoa học về động vật và thực vật; Bảo tàng động thực vật,
kết hợp trung tâm giáo dục bảo tồn môi trường thiên nhiên.
- Văn phòng làm việc, thú y xá, nhà chế biến thức ăn cho thú, vườn ươm cây xanh
hoang kiểng, xử lý rác thải.

16


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Sơ lược về Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
- Khảo sát hiện trạng phát sinh và ảnh hưởng của chất thải (nước thải, khí thải, chất
thải rắn, tiếng ồn) tại TCVSG.
- Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải: hệ thống thu gom và xử lý nước thải, công
tác thu gom chất thải rắn, vệ sinh các chuồng trại, quản lý vệ sinh công cộng và tuyên
truyền bảo vệ môi trường tại TCVSG.
- Phỏng vấn, khảo sát nhận thức và sự sẵn sàng tham gia vào công tác bảo vệ môi
trường tại TCVSG của du khách.
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải tại TCVSG.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Mục đích: Sử dụng để viết phần tổng quan về TCVSG, tìm hiểu về hiện trạng quản
lý tại TCVSG.
Nguồn tài liệu từ sách, báo, Internet, thông tin thứ cấp từ TCVSG. Bao gồm:
+ Sơ đồ chi tiết TCVSG.
+ Thống kê diện tích sử dụng của TCVSG
+ Tài nguyên động, thực vật của TCVSG.
+ Các thông tin về tình trạng cơ sở hạ tầng vật chất.
+ Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, rác thải tại TCVSG.
+ Công tác vệ sinh chuồng trại và thu gom chất thải rắn tại TCVSG.
3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Quan sát, chụp hình, ghi nhận hiện trạng môi trường, hiện trạng hoạt động của hệ
thống quản lý chất thải tại TCVSG.
3.2.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

17


×