Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ CHO TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHỢ GẠO CÔNG SUẤT 200M3/NGÀY.ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ CHO
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHỢ GẠO CÔNG SUẤT
200M3/NGÀY.ĐÊM

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

: ĐỖ NGỌC HẢI

MSSV

:07127038

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

:ThS. NGUYỄN VĂN HIỂN

NIÊN KHÓA

: 2007 - 2011

TP. HCM
Ngày 10 tháng 07 năm 2011



NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên:

Đỗ Ngọc Hải

Lớp: DH07MT

MSSV: 07127038

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Hiển.
1. NGÀY GIAO LUẬN VĂN: 30 – 02 – 2011
2. NGÀY HOÀN THÀNH LUẬN VĂN: 30 – 06 – 2011
3. TÊN ĐỀ TÀI:
Thiết kế hệ thống xử lí nước thải trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – công suất
200m3ngày.đêm
4. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
• Tổng quan về trung tâm y tế huyện Chợ Gạo.
• Tìm hiểu các công nghệ giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại trung tâm.
• Phân tích chỉ tiêu nước thải từ đó đề xuất phương án hiệu quả hơn.
• Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3/ngày đêm đạt tiêu
chuẩn xả thải loại A theo QCVN 28:2010/BTNMT ngày 18/12/2010 cho trung
tâm y tế huyện Chợ Gạo.
• Đề xuất và tính toán 2 công nghệ. So sánh lựa chọn công nghệ tối ưu nhất.

Ngày 01 tháng 02 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

Th.S. NGUYỄN VĂN HIỂN



THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN CHỢ GẠO – CÔNG SUẤT 200M3 /NGÀY ĐÊM

Tác giả

ĐỖ NGỌC HẢI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn
Th.S NGUYỄN VĂN HIỂN

-07/2011i


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ân sâu sắc đến cha mẹ - người đã có
công ơn sinh thành và dưỡng dục cho con khôn lớn, là nguồn đầu tư, nguồn động viên
chính trong suốt thời gian con học tập tại trường đại học, và là điểm tựa vững chắc cho
con trong suốt cuộc đời này.
Trong thời gian học tập tại trường đại học, em đã nhận được sự tận tình dạy dỗ,
sự quan tâm giúp đỡ của tất cả thầy cô, bè bạn. Chính vì vậy, em xin chân thành kính
gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên trường ĐH Nông
Lâm, và xin được gửi lời cảm ơn thân ái đến các bạn khoa Môi Trường và Tài Nguyên
nói chung- lớp DH07MT em nói riêng.
Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng biết ân chân thành đến ThS. Nguyễn
Văn Hiển- giảng viên trường ĐH Nông Lâm, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo và truyền đạt kinh nghiệm thực tế cho em trong suốt thời gian em thực hiện luận

văn này.
Cũng trong thời gian thực tập làm luận văn, em đã nhận được sự quan
tâm, sự giúp đỡ rất nhiệt tình của ban giám đốc, các bác sĩ, các cô chú và các anh chị
đang công tác ở trung tâm y tế huyện Chợ Gạo. Hướng về quê hương Chợ gạo, em xin
chân thành cảm ơn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Võ Thành Hòa – kỹ sư môi trường đang
công tác tại trung tâm y tế huyện Chợ Gạo đã hết lòng giúp đỡ cho em trong suốt thời
gian em thực tập tại trung tâm.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2011

SVTH: Đỗ Ngọc Hải

ii


TÓM TẮT
Cùng với sự phát triển của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, vấn đề
về chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng cao, song song đó là sự gia tăng ngày
càng nhiều các chất thải từ ngành y tế. Hiện nay, một số bệnh viện đã có sự quan tâm
đến vấn đề môi trường, cụ thể như trung tâm y tế huyện Chợ Gạo đã có sự đầu tư cho
việc xây dựng 1 hệ thống xử lý nước thải, nhưng đã cũ, không còn sử dụng được từ
lâu.
Đề tài “thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho trung tâm y tế huyện Chợ Gạo
công suất 200 m3/ngày đêm” sẽ giải quyết vấn đề về nước thải tại trung tâm.Tính chất
nước thải y tế dựa vào kết quả phân tích mẫu lấy trực tiếp từ trung tâm. Thông qua
việc tham khảo công nghệ xử lý nước thải y tế tại 1 số bệnh viện khác, tôi thấy được
xử lý nước thải y tế thường dùng công nghệ sinh học.
Để thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho trung tâm, thường dựa vào tính chất

nước thải, điều kiện diện tích mặt bằng, và tham khảo công nghệ tại một số bệnh viện
khác, từ đó đề xuất ra 2 phương án
Phương án 1: Nước từ các phòng, khoa tập trung về hố thu gom tại căn tin, rồi
đi vào hệ thống xử lý. Nước thải đi vào ngăn tiếp nhận, đi qua rổ chắn rác vào bể điều
hòa,từ bể điều hòa nước được bơm vào bể Aerotank, tự chảy qua bể lắng đứng, vào bể
lọc sinh học nhỏ giọt, rồi qua bể lắng lamen, cuối cùng là vào bể khử trùng và thải ra
nguồn tiếp nhận.
Phương án 2: Nước từ các phòng, khoa tập trung về hố thu gom tại căn tin, rồi
đi vào hệ thống xử lý. Nước thải đi vào ngăn tiếp nhận, đi qua rổ chắn rác vào bể điều
hòa,từ bể điều hòa nước được bơm vào bể SBR, vào bể lọc sinh học nhỏ giọt, rồi qua
bể lắng lamen, cuối cùng là vào bể khử trùng và thải ra nguồn tiếp nhận.
Thông qua việc so sánh dựa vào các tiêu chí: hiệu quả xử lý, diện tích, chi phí
thì quyết định chọn phương án 1 vì chi phí thấp hơn, chiếm ích diện tích hơn, và hiệu
quả

xử



tương

iii

đương


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
TÓM TẮT ...............................................................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài...................................................................................... 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3.1 Cách tiếp cận.......................................................................................... 2
1.3.2 Phương pháp tiến hành ........................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
1.5 Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
Chương 2 GIỚI THIỆU VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ ................................................... 4
2.1 Nguồn phát sinh .......................................................................................... 4
2.2 Phân loại chất thải bệnh viện ..................................................................... 5
2.3 Đặc trưng nước thải bệnh viện ................................................................... 6
2.4 Các quy định về quản lý chất thải bệnh viện............................................. 8
2.5 Ảnh hưởng đến môi trường ........................................................................ 8
2.6 Ảnh hưởng đến con người .......................................................................... 8
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHỢ GẠO, HIỆN
TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI TRUNG TÂM. .................................................... 10
3.1 Tổng quan về trung tâm y tế huyện Chợ Gạo ......................................... 10
3.1.1 Lịch sử hình thành................................................................................ 10
3.1.2 Vị trí địa lý – điều kiện khí hậu tự nhiên .............................................. 10
3.1.3 Chức năng nhiệm vụ trung tâm y tế huyện ........................................... 11
3.1.4 Tình hình nhân sự ................................................................................ 12
3.1.5 Trách nhiệm từng khoa, phòng ............................................................. 13
3.2 Hiện trạng môi trường tại Trung tâm y tế huyện Chợ Gạo ................... 16
3.2.1 Khí thải ................................................................................................ 16
3.2.2 Rác thải ................................................................................................ 17
3.2.3 Nước cấp và nước thải ......................................................................... 18

Chương 4 TỔNG QUAN CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
DO NƯỚC THẢI Y TẾ, NGHIÊN CỨU TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRUNG TÂM ................................................... 22
iv


4.1 Tổng quan về các quy trình công nghệ xử lý nước thải, giảm thiểu ô
nhiễm trong ngành y tế....................................................................................... 22
4.2 Đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề môi trường còn tồn tại ............ 26
4.2.1 Rác thải ................................................................................................ 26
4.2.2 Nước thải ............................................................................................. 26
Chương 5 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG
SUẤT 200 M3/NGÀY CHO TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHỢ GẠO .............. 27
5.1 Một số phương pháp xử lý nước thải phổ biến hiện nay, lựa chọn công
nghệ. 27
5.1.1 Phương pháp xử lý lý học..................................................................... 27
5.1.2 Phương pháp xử lý sinh học ................................................................. 30
5.1.3 Khử trùng ............................................................................................. 31
5.2 Đề xuất phương án.................................................................................... 31
5.2.1 Tính toán phương án 1 ......................................................................... 37
5.2.2 Tính toán phương án 2 ......................................................................... 42
5.3 Phân tích, lựa chọn phương án tối ưu nhất ............................................. 48
Chương 6 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................... 50
6.1 Kết luận ..................................................................................................... 50
6.2 Kiến nghị ................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC: TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ................................. 53

v



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Đồng Tháp.................... 23
Hình 4.2. Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải bệnh viện nhân dân 115 TP.Hồ Chí
Minh .......................................................................................................................... 24
Hình 5.1. phương án 1 dây chuyền công nghệ xử lý nước thải trung tâm y tế Chợ Gạo
.................................................................................................................................. 33
Hình phụ lục 1. Bể điều hòa ..................................................................................... 55
Hình phụ lục 2. Bể Aerotank .................................................................................... 57
Hình phụ lục 3. Bể lắng đứng ................................................................................... 65
Hình phụ lục 4. Bể lọc sinh học nhỏ giọt .................................................................. 68
Hình phụ lục 5. Khối lắng lamen .............................................................................. 70
Hình phụ lục 6. Bể lọc sinh học nhỏ giọt .................................................................. 90
Hình phụ lục 7. Khối lắng lamen .............................................................................. 92

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại chất thải bệnh viện ....................................................................... 5
Bảng 2.2. Nước thải đầu vào trung tâm y tế huyện Chợ Gạo ....................................... 7
Bảng 2.3. Nước thải đầu vào bệnh viện Hùng Vương .................................................. 7
Bảng 2.4. Nước thải đầu vào bệnh viện Bình Dân ....................................................... 7
Bảng 3.1. Bảng thống kê nhân sự trung tâm y tế huyện Chợ Gạo .............................. 13
Bảng 3.2. Phân tích tính chất nước thải đầu vào của trung tâm y tế huyện Chợ Gạo .. 19
Bảng 3.3. Kết quả phân tích tính chất nước thải đầu ra của trung tâm y tế huyện Chợ
Gạo ............................................................................................................................ 21
Bảng 5.1. Phân tích tính chất nước thải đầu vào của trung tâm y tế huyện Chợ Gạo . 31
Bảng 5.2. Hiệu suất xử lý phương án 1 ...................................................................... 34
Bảng 5.3. Kết quả đầu ra so với tiêu chuẩn ................................................................ 34

Bảng 5.4. Hiệu suất xử lý phương án 2 ...................................................................... 36
Bảng 5.5. Kết quả đầu ra so với tiêu chuẩn ................................................................ 36
Bảng 5.6. Tính chất nước thải đi vào hệ thống ........................................................... 37
Bảng 5.7.Các thông số thiết kế rổ chắn rác ................................................................ 37
Bảng 5.8. Các thông số thiết kế ngăn tiếp nhận.......................................................... 38
Bảng 5.9. Thông số bể điều hòa................................................................................. 38
Bảng 5.10. Thông số bể Aeroten ............................................................................... 39
Bảng 5.11. Thông số bể lắng ..................................................................................... 39
Bảng 5.12. Thông số bể lọc sinh học nhỏ giọt ........................................................... 40
Bảng 5.13. Thông số bể lắng lamen ........................................................................... 41
Bảng 5.14. Thông số bể tiếp xúc................................................................................ 41
Bảng 5.15. Thông số bể phân hủy bùn kỵ khí ............................................................ 42
Bảng 5.16: Tính chất nước thải đi vào hệ thống ........................................................ 42
Bảng 5.17.Các thông số thiết kế rổ chắn rác .............................................................. 43
Bảng 5.18. Các thông số thiết kế ngăn tiếp nhận........................................................ 43
Bảng 5.19. Thông số bể điều hòa ............................................................................... 45
Bảng 5.20. Thông số bể SBR ..................................................................................... 45
Bảng 5.21. Thông số bể lọc sinh học nhỏ giọt ........................................................... 46
vii


Bảng 5.22. Thông số bể lắng lamen ........................................................................... 47
Bảng 5.23. Thông số bể tiếp xúc................................................................................ 47
Bảng 5.24. Thông số bể phân hủy bùn kỵ khí ............................................................ 48
Bảng 5.25. So sánh 2 phương án thiết kế ................................................................... 48

viii


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


BOD

Biochemical oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh học

COD

Chemical oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học

SS

Suspendid Solid – chất lơ lửng

TSS

Tổng Suspendid Solid – tổng chất lơ lửng

SBR

Sequencing Batch Reactor – Aeroten hoạt động gián đoạn theo mẻ

F/M

Food and microorganism ralids - Tỷ số thức ăn/vi sinh vật

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

TT


Trung tâm

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

MLVSS

Mixed Liquor Volatile Suspended Solids - Tổng lượng sinh khối +

chất rắn hòa tan trong bể arotank

ix


x


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – công suất 200m3/ngày.đêm

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành y là một trong những ngành xuất hiện từ rất sớm, cùng với sự xuất hiện
của loài người. Trải qua nhiều thế kỉ, con người không ngừng lao động, nghiên cứu để

thúc đẩy xã hội phát triển và nâng cao cuộc sống cá nhân. Nhưng, song song với sự
phát triển đó là sự xuất hiện của nhiều loài sinh vật gây bệnh do thiên nhiên và con
người tạo ra, mang đến những căn bệnh nguy hiểm và khó chữa trị hơn. Điều đó đã
thúc đẩy những người làm ngành Y không ngừng tìm tòi nghiên cứu để ngành Y
ngày càng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng kịp nhu cầu bảo vệ sức khỏe cho con người.
Thành tựu Y học ngày nay có thể xem là phát triển thần kì vì chữa được hầu hết các
căn bệnh mà con người mắc phải. Tuy nhiên đứng ở góc độ môi trường thì ngành Y
cũng giống như bao ngành công nghiệp hay dịch vụ khác đều thải ra môi trường các
nhân tố có hại làm ô nhiễm môi trường.
Ngành y tế Việt Nam đã thực sự khẳng định được vai trò của mình vào những
năm sau giải phóng, cứu và chữa trị khỏi bệnh cho rất nhiều người, mang lại hạnh
phúc ấm no cho mọi nhà. Tuy nhiên ảnh hưởng của nước thải y tế Việt Nam đến môi
trường thực sự không nhỏ, đặc biệt trong nước thải y tế có chứa rất nhiều mầm bệnh
nguy hiểm, dễ lây lan trong môi trường nước. Do đó để khắc phục tình trạng này cần
tác động hai mặt, một mặt giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn, mặt khác khắc phục xử lý
cuối đường ống trước khi thải vào môi trường.

1.2 Mục tiêu của đề tài
Trong bài luận văn này tôi xin đề xuất các biện pháp quản lý môi trường hiệu quả
hơn (xử lý tại nguồn) đồng thời thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho trung tâm y tế
huyện Chợ Gạo (xử lý cuối đường ống), nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt
động khám chữa bệnh, giúp bảo vệ môi trường, nâng cao uy tín của trung tâm y tế. Đó
cũng chính là mục tiêu của bài luận văn này.

SVTH: Đỗ Ngọc Hải

1


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – công suất 200m3/ngày.đêm


Nội dung khóa luận
-

Khảo sát đánh giá hiện trạng ô nhiễm, nguồn và tải lượng ô nhiễm của trung
tâm y tế huyện Chợ Gạo..

-

Đánh giá hiện trạng môi trường và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm mà trung
tâm y tế đang áp dụng, bao gồm các giải pháp về công nghệ, chính sách quản lý
của trung tâm y tế huyện.

-

Phân tích các chỉ tiêu nước thải từ đó đề xuất các phương án hiệu quả hơn.

-

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3/ngày đêm đạt tiêu
chuẩn xả thải loại A theo QCVN 28:2010/BTNMT ngày 18/12/2010 cho trung
tâm y tế huyện Chợ Gạo.

-

Đề xuất và tính toán 2 công nghệ. So sánh lựa chọn công nghệ tối ưu nhất.

1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Cách tiếp cận
-


Tham khảo, nghiên cứu trước các công nghệ trong xử lý ô nhiễm môi trường
nhằm có kiến thức tổng quát về công nghệ môi trường. Sau đó tiếp cận hiện
trường thông qua việc thực tập tại trung tâm y tế huyện Chợ Gạo.

1.3.2 Phương pháp tiến hành
-

Khảo sát thực tế kết hợp với thu thập các số liệu hiện có trong công tác bảo vệ
môi trường của trung tâm y tế huyện qua việc tham khảo số liệu và ý kiến của
các cán bộ môi trường đang công tác tại trung tâm.

-

Lấy mẫu và phân tích chất lượng nước thải y tế đầu ra tại trung tâm y tế huyện
Chợ Gạo.

-

Đo đạc hiện trường nhằm phục vụ cho công tác thiết kế hệ thống xử lý nước
thải.

-

Tìm kiếm, xác định các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu, tải lượng cũng như mức độ
ô nhiễm của từng nguồn này trong quy trình hoạt động của trung tâm y tế, thông
qua việc đi khảo sát thực tế, chụp hình nhằm hổ trợ cho việc phân tích.

SVTH: Đỗ Ngọc Hải


2


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – công suất 200m3/ngày.đêm

-

Tham khảo các công nghệ xử lý nước thải y tế tại một số bệnh viện để làm giàu
thêm kiến thức. Từ đó lựa chọn công nghệ tối ưu cho dự án, xây dựng được
trình tự tính toán thiết kế cho công nghệ lựa chọn.

-

Thu thập số liệu thực tế về chỉ tiêu nước thải đầu vào, đầu ra phục vụ cho việc
đánh giá công nghệ hiện tại của trung tâm, và đề xuất công nghệ mới.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian có hạn nên giới hạn thực hiện của luận văn chỉ tập trung vào việc
phân tích các nguồn ô nhiễm từ nước thải, thiết kế công trình xử lý nước thải
cho trung tâm y tế huyện Chợ Gạo.
Cụ thể như sau:
-

Nội dung khóa luận không xét đến xử lý chất thải rắn, khí thải.

-

Tổng công suất thiết kế: 200 m3/ngày

-


Niên hạn thiết kế hệ thống xử lý nước thải là 20 năm

-

Đề xuất phương án xử lý nước thải hợp lý cho trung tâm y tế huyện Chợ Gạo

-

Tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải đã được đề xuất

-

Triển khai bản vẽ công nghệ

-

Thời gian thực hiện khóa luận từ 02/2011 đến 07/2011

1.5 Ý nghĩa của đề tài
-

Giúp giảm thiểu các nhân tố độc hại phát thải ra môi trường, giảm ô nhiểm môi
trường.

-

Đảm bảo cho nước thải của trung tâm y tế sẽ sạch hơn, đạt yêu cầu, được các cơ
quan có chức năng về môi trường ở địa phương đánh giá cao.


-

Cải tạo hiện trạng môi trường cho trung tâm về rác thải và nước thải, làm hiện
trạng môi trường tại trung tâm ngày càng tốt hơn, mang tầm vóc trung tâm y tế
đạt chuẩn quốc gia.

SVTH: Đỗ Ngọc Hải

3


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – công suất 200m3/ngày.đêm

Chương 2
GIỚI THIỆU VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ
2.1 Nguồn phát sinh
Dân số ngày càng tăng cùng với sự phát triển kinh tế, do đó nhu cầu bảo vệ sức
khoẻ cũng tăng theo. Vì thế hệ thống bệnh viện ngày càng được mở rộng. Chất thải
bệnh viện tuy không nhiều nhưng rất nguy hiểm, chỉ một thiếu sót nhỏ trong khâu
quản lý cũng có thể gây ra sự lây lan dịch bệnh trong một vùng rộng lớn, số lượng
người mắc bệnh có thể tăng lên nhanh chóng và những hậu quả nghiêm trọng khó mà
lường trước được. Hơn nữa, bệnh viện thường đặt gần khu dân cư, vì thế ảnh hưởng
của chất thải bệnh viện dể dàng vượt ra ngoài khu vực bệnh viện để xâm nhập vào các
khu vực xung quanh.
Chất thải bệnh viện thường nằm lại trong những vật dụng mà con người có thói
quen lấy sử dụng lại như bơm kim tiêm, chai lọ thuỷ tinh, đồ vải. Những chất thải độc
hại nguy hiểm này rất dễ lây truyền bệnh, bởi vì nó là những vật dụng sắc nhọn (kim
tiêm, dao mổ, đồ thuỷ tinh), chỉ cần một sự vô ý rất nhỏ khi sử dụng có thể để lại hậu
quả nặng nề. Cho nên, việc quản lý và xử lý chất thải bệnh viện cần được quan tâm
một cách thích đáng. Chúng ta phải có phương pháp xử lý triệt để như phương pháp

đốt ở nhiệt độ cao để phân huỷ các chất độc hại và các vật dụng phế thải từ y tế.
Các bệnh viện là nơi điều trị, chữa bệnh và mang lại sức khỏe cho nhân dân.
Nhưng đây cũng là nơi phát sinh nhiều chất thải độc hại và nguy hiểm.
Nguồn phát sinh nước thải tại bệnh viện gồm: nước thải có nguồn gốc từ các hoạt
động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh, cán bộ công nhân viên làm việc trong
bệnh viện. Cụ thể từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ
các nhà vệ sinh, từ giặt giũ, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng... Xét về
nguồn gốc phát sinh thì nước thải bệnh viện gần giống như nước thải sinh hoạt, nhưng
về khía cạnh vệ sinh dịch tễ, nước thải bệnh viện chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có
nguồn gốc từ người bệnh và các chất độc hại khác hình thành trong quá trình điều trị.
SVTH: Đỗ Ngọc Hải

4


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – công suất 200m3/ngày.đêm

2.2 Phân loại chất thải bệnh viện
Chất thải y tế nguy hại được phân loại tại Mục 13 Phần III Quyết định số
23/2006/QĐ-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi Trường về việc ban hành danh mục
chất thải nguy hại:
Bảng 2.1. Phân loại chất thải bệnh viện


Tên chất thải nguy hại

CTNH




Mã Basel

EC

(A/B)

Trạng Ngưỡng



Tính

Basel

chất

thái tồn

nguy

nguy

tại

hại

hại

thông


(Y)

chính thường
13 01 01 Chất thải có chứa các tác

18 01 03

A4020

Y1

LN, Đ Rắn/lỏng

**

18 01 06

A4020

Y1

Đ, ĐS Rắn/lỏng

*

18 01 08

A4010

Y2


nhân gây lây nhiễm
13 01 02 Hoá chất thải bao gồm
hoặc có chứa các thành
phần nguy hại
13 01 03 Các loại dược phẩm gây
độc tế bào (cytotoxic và

Đ

Rắn/lỏng

**

Đ

Rắn

**

Đ

Rắn/lỏng

*

Y3

cytostatic) thải
13 01 04 Chất hàn răng almagam


18 01 10

thải
13 01 05 Các loại dược phẩm thải

A4010

Y3

khác có chứa các thành
phần nguy hại
(Trích Mục 13 Phần III Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT)
SVTH: Đỗ Ngọc Hải

5


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – công suất 200m3/ngày.đêm

Chất thải bệnh viện có thể chia thành các phần chính:
-

Chất thải bệnh viện

-

Phế thải sinh hoạt

-


Phế thải chứa vi trùng gây bệnh

-

Phế thải nhiểm bẩn

-

Phế thải đặc biệt

-

Chất thải rắn: Phát sinh từ quá trình điều trị cho bệnh nhân như các ca mổ, phẩu
thuật... gồm dây chuyền dịch, bơm kim tiêm và các đồ dùng lây lan.

-

Nước thải: Lượng nước thải trong bệnh viện cũng tương đối lớn. Tuy chủ yếu
phục vụ sinh hoạt nhưng nó cũng chứa rất nhiều thành phần. Do không phân
luồng được triệt để nên có thành phần máu mủ, chứa nhiều chất hữu cơ.

2.3 Đặc trưng nước thải bệnh viện
Đặc tính của nước thải bệnh viện: Ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như
chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ
đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng
thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ và các chất tẩy rửa (chất hoạt động bề mặt),….
Điểm đặc thù của nước thải y tế là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh,
nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây
nhiễm của các bệnh viện khác. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân

tố cơ bản có khả năng gây truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm môi
trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn
đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng
nước thải. Khi bệnh viện nằm trong đô thị hay khu dân cư đông người, các dịch bệnh
càng có cơ hội phát triển lây lan nhanh chóng.
Tóc của bệnh nhân và thân nhân người bệnh rơi rụng trong quá trình sinh hoạt
cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh
viện, vì tóc sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy bơm.
Số liệu phân tích nước thải đầu vào tại trung tâm y tế huyện Chợ Gạo và một số bệnh
viện khác:

SVTH: Đỗ Ngọc Hải

6


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – công suất 200m3/ngày.đêm

Bảng 2.2. Nước thải đầu vào trung tâm y tế huyện Chợ Gạo
Chỉ tiêu xét nghiệm

STT

QCVN 28:2010/BTNMT

Kết quả

Loại A

1


Độ pH

7,8

6,5 – 8,5

2

Chất rắn lơ lửng (mg/l)

111

50

3

BOD 5 (20oC) (mg/l)

190

30

4

COD 5 (20oC) (mg/l)

307

50


5

Tổng N

16

30

6

Tổng P

10,8

6

7

Tổng coliform

9,3x106

3000

Bảng 2.3. Nước thải đầu vào bệnh viện Hùng Vương
STT

Chỉ tiêu


Đơn vị

Kết quả

1

pH

-

7,21

2

SS

mg/l

102

3

COD

mg/l

221,9

4


BOD 5

mg/l

167

5

Tổng Nitơ

mg/l

13,19

6

Tổng Phospho

mg/l

2,2

7

H2 S

mg/l

7,73


(nguồn: Bệnh viện Hùng Vương, 2008)
Bảng 2.4. Nước thải đầu vào bệnh viện Bình Dân
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

pH

-

6,7

2

SS

mg/l

520

3

COD


mg/l

768

4

BOD 5

mg/l

461

5

NO 3 -

mg/l

0,077

6

PO 4 3-

mg/l

8,59

7


Tổng coliform

MPN/100 ml

1,1x106

ơ

SVTH: Đỗ Ngọc Hải

7


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – công suất 200m3/ngày.đêm

2.4 Các quy định về quản lý chất thải bệnh viện
Quản lý và xử lý chất thải nguy hại là một trong những mục tiêu quan trọng trong
chiến lược bảo vệ môi trường của Việt Nam. Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng,
bùn và khí được thải ra từ các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải y
tế thông thường.
Việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải y tế thông thường và chất
thải y tế nguy hại được quy định tại quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11
năm 2007 của bộ Y Tế về ban hành quy chế quản lý chất thải y tế, nghị định số
59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn và
thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của bộ Tài Nguyên và
Môi Trường. Mỗi cơ sở y tế phải có hệ thống sổ theo dõi khối lượng chất thải phát
sinh hàng ngày và có chứng từ chất thải nguy hại theo mẫu quy định tại Thông tư số
12/2006/TT-BTNMT.
Việc xử lý nước thải y tế thì được quy định theo QCVN 28:2010/BTNMT.


2.5 Ảnh hưởng đến môi trường
Trong nước thải y tế có chứa một hàm lượng lớn chất dinh dưỡng với thành
phần N,P cao khi thải ra môi trường dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa, một số loại
tảo sẽ phát triển mạnh sử dụng hết oxi trong nước gây ra hiện tượng thiếu oxi cho các
sinh vật khác. Khi tảo phát triển mạnh trên bề mặt nước sẽ giảm độ chiếu sáng xuống
các tầng dưới tầng nước sâu, giảm khả năng quang hợp.
Bên cạnh đó trong nước thải y tế chứa 1 lượng nhỏ dầu mỡ động vật, khi xả vào
môi trường đất, nước sẽ tạo 1 lớp che phủ ở bề mặt ngăn cản sự bổ sung oxi vào môi
trường đất, nước, ức chế sự phát triển các các vi sinh vật.
Các chất lơ lửng làm cho nước đục hoặc có độ màu gây mất mĩ quan, hạn chế độ
sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống. Mặt khác, chất rắn lơ lửng lắng xuống với
lượng lớn sẽ gây bồi lắng lòng sông, hạn chế sự di chuyển tàu thuyền, nước có thể gây
ứ động sinh môi trường kị khí tạo thành mùi hôi gây ô nhiễm môi trường

2.6 Ảnh hưởng đến con người
SVTH: Đỗ Ngọc Hải

8


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – công suất 200m3/ngày.đêm

Nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, thí nghiệm, từ các nhà vệ
sinh, khu giặt tẩy… với những mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ngày đêm chạy
thẳng vào hệ thống thoát nước chung của thành phố mà không qua xử lý, tạo thành
những ổ dịch nguy hiểm.
Kim tiêm có thể gây tổn thương, truyền bệnh cho con người nếu không được thu
gom hợp lý.
Chất khử trùng, các hóa chất trong y khoa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức
khỏe con người, nhất là người sử dụng.


SVTH: Đỗ Ngọc Hải

9


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – công suất 200m3/ngày.đêm

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHỢ GẠO,
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI TRUNG TÂM.

3.1 Tổng quan về trung tâm y tế huyện Chợ Gạo

3.1.1 Lịch sử hình thành
-

Năm 1981 Trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – tỉnh Tiền Giang được thành lập,
với quy mô vừa, chủ yếu là khám chữa bệnh cho dân cư trong địa bàn huyện.

-

Năm 2007 trung tâm y tế huyện Chợ Gạo tách ra thành 3 cơ quan chính:
 Phòng y tế huyện Chợ Gạo
 Bệnh việnn đa khoa huyện Chợ Gạo
 Trung tâm y tế dự phòng huyện Chợ Gạo

-

Đến năm 2009 thì bệnh viện đa khoa huyện Chợ Gạo và trung tâm y tế dự phòng

huyện Chợ Gạo sát nhập lại thành trung tâm y tế huyện Chợ Gạo

-

Cho đến hiện tại trung tâm y tế huyện Chợ Gạo bao gồm 2 tổ chức:
 Phòng y tế huyện Chợ Gạo
 Trung tâm y tế huyện Chợ Gạo

3.1.2 Vị trí địa lý – điều kiện khí hậu tự nhiên
-

Địa chỉ: số 1, quốc lộ 50, ấp Bình Hạnh, xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo,
tỉnh Tiền Giang.

-

Tổng diện tích là 4,5ha.

-

Nằm cách khu dân cư thị trấn Chợ Gạo 5km. Sau khi tuyến đường Cần Đước –
Chợ Gạo xây xong, Trung tâm y tế chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 35Km.
 Phía Nam giáp với quốc lộ 50.
 Phía Đông giáp với khu đô thị Long Thạnh Hưng.
 Phía Tây và phía Bắc đều giáp với khu dân cư.

SVTH: Đỗ Ngọc Hải

10



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – công suất 200m3/ngày.đêm

-

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có các đặc điểm sau:
 Nhiệt độ trung bình 27oC.
 Độ ẩm trung bình 83%.
 Tốc độ gió trung bình hàng tháng 2,8 m/s.
 Hai hướng gió chủ đạo trong năm là TTN và BĐB.
 Độ ẩm, hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình phát tán chất ô nhiễm trong không khí.
ơ

3.1.3 Chức năng nhiệm vụ trung tâm y tế huyện
-

Trung tâm y tế huyện có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về
y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống bệnh xã hội, an toàn
vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức
khoẻ trên cơ sở kế hoạch của tỉnh và tình hình thực tế trên địa bàn huyện trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện các hoạt động sau:
a) Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng,
chống dịch bệnh, HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khoẻ lao
động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ môi trường,
sức khoẻ trường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền
thông giáo dục sức khoẻ theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
b) Hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh

vực phụ trách đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các cơ sở y tế trên địa
bàn.
c) Tham gia đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho cán bộ y tế cấp xã, nhân viên y tế
thôn, bản và các cán bộ khác.
d) Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa
học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan.
đ) Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục
tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được sở y tế phân công.

SVTH: Đỗ Ngọc Hải

11


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – công suất 200m3/ngày.đêm

e) Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với
công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của
pháp luật.
g) Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do giám đốc sở Y Tế và uỷ ban
nhân dân huyện giao.
(Theo điều 4 - Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT)

3.1.4 Tình hình nhân sự
Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo trung tâm y tế huyện có giám đốc và các phó giám đốc.
2. Các phòng chức năng, nghiệp vụ gồm:
a) Phòng hành chính tổng hợp.

b) Phòng truyền thông giáo dục sức khoẻ.
3. Các khoa chuyên môn gồm:
a) Khoa kiểm soát dịch, bệnh, HIV/AIDS.
b) Khoa an toàn vệ sinh thực phẩm.
c) Khoa y tế công cộng.
d) Khoa chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
đ) Khoa xét nghiệm.
 Biên chế và định mức lao động
Biên chế, định mức lao động của trung tâm y tế huyện được thực hiện theo quy
định của pháp luật.
Kinh phí hoạt động
1. Ngân sách sự nghiệp y tế.
2. Ngân sách chương trình mục tiêu y tế quốc gia.
3. Thu phí theo quy định của pháp luật.
4. Viện trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
(Theo điều 5,6,7- Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT)

SVTH: Đỗ Ngọc Hải

12


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm y tế huyện Chợ Gạo – công suất 200m3/ngày.đêm

Số lao động được thống kê vào thời điểm hiện tại là 112 người, cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Bảng thống kê nhân sự trung tâm y tế huyện Chợ Gạo
ĐƠN VỊ

SỐ NHÂN SỰ


Ban giám đốc

4

Phòng tổ chức hành chánh

9

Phòng kế hoạch tổng hợp

4

Phòng tài chính – kế toán

6

Phòng truyền thông giáo dục sức khỏe

3

Khoa hồi sức cấp cứu

9

Khoa khám bệnh

7

Khoa nhi


7

Khoa nội – nhiễm

7

Khoa ngoại – sản (chống nhiễm khuẩn)

9

Khoa xét nghiệm – chuẩn đoán hình ảnh

8

Khoa dược

5

Phòng khám đa khoa

9

Khoa phòng chống dịch và tiêm chủng

8

Khoa phòng chống các bệnh xã hội

7


Khoa an toàn vệ sinh thực phẩm

3

Khoa y tế cộng đồng

3

Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản

4
(Nguồn: Trung tâm y tế huyện Chợ Gạo)

3.1.5 Trách nhiệm từng khoa, phòng
1. Phòng hành chính tổng hợp:
a) Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm của trung tâm; tổ chức sơ kết, tổng kết
việc thực hiện kế hoạch.

SVTH: Đỗ Ngọc Hải

13


×