Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004COR.1:2009 VÀ OHSAS 18001:2007 TẠI CÔNG TY TNHH MỸ LỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 194 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG
- AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 VÀ OHSAS 18001:2007
TẠI CÔNG TY TNHH MỸ LỆ

Họ và tên sinh viên:HÀ THỊ MỸ DUNG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2007 - 2011

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG - AN
TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004/COR.1:2009 VÀ OHSAS 18001:2007 TẠI CÔNG TY
TNHH MỸ LỆ

Tác giả

HÀ THỊ MỸ DUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư chuyên ngành


Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn 1: ThS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn 2: ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY

Tháng 7 năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn tất cả những người xung quanh đã ủng
hộ, giúp đỡ để em có thể vượt qua những khó khăn và đạt được những kết
quả như ngày hôm nay.
Trước tiên, con xin cảm ơn cha mẹ đã động viên, ủng hộ con về mọi
mặt vật chất cũng như tinh thần để con có điều kiện được học tập tốt.
Em xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường và tài nguyên trường
Đại học Nông Lâm TPHCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những
kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Vũ Thị Hồng Thủy đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận. Và em cũng
xin cảm ơn cô Hoàng Thị Mỹ Hương đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn
này.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH07QM đã giúp đỡ, góp ý để mình làm
tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công nhân viên trong
phân xưởng đường, đặc biệt là các anh chị phòng sản xuất của công ty
TNHH Mỹ Lệ đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập tại công
ty.
Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian thực tập và trình độ
chuyên môn còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất
mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các

bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Mỹ Dung

i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Khóa luận “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp Môi trường – an
toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ lệ” gồm các nội dung chính
sau:

Sự tiếp cận đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, phương pháp và mục
tiêu nghiên cứu của đề tài.

Tổng quan về các tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009, OHSAS
18001:2007 và hệ thống quản lý tích hợp.
 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009.
 Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
 Giới thiệu về hệ thống quản lý tích hợp Môi trường – an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp
+ Những đặc tính cơ bản của Hệ thống quản lý
+ Cấu trúc của hệ thống quản lý
 Lợi ích của việc tích hợp hệ thống quản lý
 Cách thực hiện việc xây dựng hệ thống quản lý tích hợp

Tổng quan về Công ty TNHH Mỹ Lệ
 Những nét chính về sự hình thành và phát triển của Công ty.

 Cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, hạ tầng, các nguyên vật liệu, sản phẩm và quy
trình công nghệ hiện tại ở Công ty.
 Tìm hiểu hiện trạng môi truờng và ATLĐ tại Công ty.

Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE tại Công ty TNHH Mỹ Lệ:
 Phân tích định hướng áp dụng Hệ thống quản lý tích hợp HSE với điều kiện
hiện có của Công ty.
 Tìm hiểu, nhận dạng các khía cạnh môi trường, môi nguy và xác định các
khía cạnh môi truờng đáng kể, rủi ro tại Công ty TNHH Mỹ Lệ.
 Thiết lập hệ thống các văn bản hứơng dẫn vận hành cho hệ thống quản lý
tích hợp HSE theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 và OHSAS 18001:2007.
 Kết luận và kiến nghị

ii


MỤC LỤC

TRANG

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ..................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... ii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................vii
Chương 1:MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1


1.2

TÊN ĐỀ TÀI ..............................................................................................1

1.3

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................1

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................1
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................2
1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................2
Chương

2:TỔNG

QUAN

VỀ

CÁC

TIÊU

CHUẨN

ISO

14001:2004/COR.1:2009, OHSAS 18001:2007 VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ
TÍCH HỢP .............................................................................................................. 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/ COR.1:2009 .................3

2.1.1 Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 14001:2004/ COR.1:2009 .........................3
2.1.2 Tình hình áp dụng ISO hiện nay ...............................................................4
2.2 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 .................................5
2.2.1 Tổng quan về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 .........................................5
2.2.2 Tình hình áp dụng OHSAS 18001:2007. ..................................................6
2.3 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP ISO 14001:2004 VÀ
OHSAS 18001:2007 ...............................................................................................6
2.3.1 Giới thiệu đặc tính và cấu trúc của hệ thống quản lý tích hợp ..................6
2.3.2 Lợi ích của việc tích hợp ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007 ........7
2.3.3 Khó khăn của việc tích hợp ISO 14001:2004/ COR.1:2009 và OHSAS
18001:2007 .........................................................................................................8
Chương 3:TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH MỸ LỆ TỈNH BÌNH PHƯỚC .. 9
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................................9

iii


3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty............................................9
3.1.2 Sơ đồ công ty và bố trí nhân sự (phụ lục 1) ..............................................9
3.2.1 Quy mô hoạt động ...................................................................................10
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH MỸ LỆ ................13
3.3.1

Các nguồn ô nhiễm chính ..................................................................13

3.3.2

Hiện trạng môi trường ở Công ty Mỹ Lệ ..........................................14

3.4

TY.

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG
15

3.4.1

Tình trang quản lý các loại tài nguyên ..............................................15

3.4.2

Năng lực quản lý các vấn đề môi trường/ an toàn có liên quan. .......15

3.6
ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP ISO
14001:2004/COR.1:2009 VÀ OHSAS 18001:2007 VÀO CÔNG TY MỸ LỆ ...20
3.6.1 Yêu cầu và xu hướng của thị trường hiện nay.........................................20
3.6.2 Quan điểm của Ban lãnh đạo Công ty .....................................................20
3.6.3 Quan điểm của cán bộ công nhân viên toàn Công ty ..............................20
Chương 4:THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004/ COR.1:2009 VÀ OHSAS 18001:2007 TẠI CÔNG
TY TNHH MỸ LỆ TỈNH BÌNH PHƯỚC ........................................................... 21
4.1 PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG .........................................................................21
4.1.1 Xác định phạm vi của hệ thống ...............................................................21
4.1.2 Thành lập ban chuyên trách môi trường – an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp. ..............................................................................................................21
4.2 CHÍNH SÁCH HSE........................................................................................21
4.2.1 Xây dựng chính sách HSE .......................................................................21
4.2.2 Hướng dẫn thực hiện ..............................................................................24
4.2.3 Kiểm tra và soát xét chính sách HSE ......................................................24

4.3 HOẠCH ĐỊNH ...............................................................................................24
4.3.1 Nhận dạng các khía cạnh môi trường và mối nguy, đánh giá KCMTĐK
và rủi ro để xác định các biện pháp kiểm soát..................................................24
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác. .................................................29
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình về HSE .................................................32
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH .....................................................................32

iv


4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm giải trình và quyền hạn. ........................32
4.4.2 Đào tạo, nhận thức và nguồn lực .............................................................33
4.4.3 Trao đổi thông tin, tham gia và tham khảo ý kiến...................................34
4.4.4 Thiết lập tài liệu hệ thống HSE ...............................................................37
4.4.5 Kiểm soát tài liệu .....................................................................................39
4.4.6 Kiểm soát và điều hành ...........................................................................40
4.4.7 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp. ........................41
4.5 KIỂM TRA .....................................................................................................42
4.5.1 Giám sát và đo lường...............................................................................42
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ. ...............................................................................43
4.5.3 Sự KPH, hành động khắc phục, hành động phòng ngừa và điều tra sự cố.
..........................................................................................................................43
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ .......................................................................................44
4.5.5 Đánh giá nội bộ .......................................................................................45
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO........................................................................46
Chương 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 48
5.1 KẾT LUẬN.....................................................................................................48
5.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 50
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 51


v


 

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

ATLĐ

:

An toàn lao động

BTNMT

:

Bộ tài nguyên môi trường

CSVC

:


Cơ sở vật chất

CTNH

:

Chất thải nguy hại

CSHSE

:

Chính sách môi trường-an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp

ĐDLĐ

:

Đại diện lãnh đạo

KCMT

:

Khía cạnh môi trường

KCMTĐK

:


Khía cạnh môi trường đáng kể

KCS

:

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

HTQL

:

Hệ thống quản lý

HSE

:

Môi trường-an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp

KPPN

:

Khắc phục phòng ngừa

QCVN


:

Quy chuẩn Việt Nam

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

ISO 14001:2004:

ISO 14001:2004/Cor.1:2009

YCPL

Yêu cầu pháp luật

:

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004...............................4
Hình 2. 2: Cấu trúc hệ thống OHSAS 1800:2007  ................................................... 5
Hình 3. 1: Quy trình chế biến hạt điều  ............................................................................... 11 
Hình 3. 2: Sơ đồ hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt của Công ty. ..............  17 
Hình 3. 3: Sơ đồ hệ thống thu gom chất thải rắn công nghiệp không nguy hại.  ..... 17 
Hình 3. 4: sơ đồ hệ thống thu gom chất thải nguy hại của Công ty.  .......................... 18 
Hình 4. 1: Quy trình tuân thủ các YCPL và yêu cầu khác  ............................................ 30
Hình 4.2: Quy trình hướng dẫn trao đổi thông tin, tham gia,tham vấn cộng đồng...35
Hình 2. 2 Sơ đồ phân cấp tài liệu về hệ thống HSE của Nhà máy............................37

 
 

vii


Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường – an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ

Chương 1
MỞ ĐẦU 
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học và kỹ thuật thì

vấn đề cấp bách đặt ra đối với nhân loại chính là bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó sức
khỏe con người càng quan trọng hơn. Vì vậy trong quá trình sản xuất, lao động, học
tập thì vấn đề đảm bảo sức khỏe, an toàn cho mỗi người phải được đưa lên hàng đầu.
Chính vì vậy, Bảo hộ lao động và bảo vệ môi truờng là một phần quan trọng, bộ phận

không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đó không chỉ là nhiệm vụ
của mỗi cá nhân mà còn là nhiệm vụ quan trọng của các công ty doanh nghiệp.
Từ nhận định trên và kết quả của việc xây dựng thành công hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2005. Đây là một lợi thế lớn để Công ty có thể áp dụng hệ thống
quản lý tích hợp một cách thuận lợi và hiệu quả hơn. Do đó, thiết lập hệ thống quản lý
tích hợp môi trường–an toàn và sức khỏe nghề nghiệp vào Công ty TNHH Mỹ Lệ là
một việc làm hết sức cần thiết và ý nghĩa đối với Công ty trong giai đoạn hiện nay.
1.2

TÊN ĐỀ TÀI
“ Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường – an toàn và sức

khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ lệ”.
1.3

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
-

Tìm hiểu, đánh giá thực trạng QLMT ở Công ty TNHH Mỹ Lệ.

-

Tìm hiểu, đánh giá thực trạng an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ở Công ty.

-

Từ đó xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường – an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp giúp công ty giải quyết được những vấn đề còn tồn động trong hệ thống
quản lý môi trường và hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-

Tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.

Tình hình áp dụng trên thế giới và tại Việt nam.
-

Tìm hiểu về hệ thống quản lý tích hợp môi trường – an toàn và sức khỏe nghề

nghiệp.

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 

 1 


Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ
-

Tổng quan về tình hình sản xuất và các vấn đề môi trường, an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp của Công ty.
-

Định hướng áp dụng hệ thống quản lý tích hợp môi trường – an toàn và sức

khỏe nghề nghiệp vào Công ty Mỹ Lệ.
-


Thực hiện các bước để xây dựng hệ thống HSE tại Công ty TNHH Mỹ Lệ.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Thu thập, khảo sát thực tế về hiện trạng môi trường và sức khoẻ nghề nghiệp tại

Công ty.
-

Nghiên cứu tài liệu lý thuyết của hệ thống HSE từ đó dựa vào tình hình hiện tại

của Công ty mà áp dụng vào sao cho hợp lý nhất.
-

Nghiên cứu trên internet.

1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Mỹ Lệ. Địa chỉ: đuờng ĐT741 – xã

Long Hưng – Huyện Bù Gia Mập – Tỉnh Bình Phước.
-

Thời gian nghiên cứu: Từ 01/03/2011-01/07/2011.

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 


 2 


Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004/COR.1:2009, OHSAS 18001:2007 VÀ HỆ THỐNG
QUẢN LÝ TÍCH HỢP
2.1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/ COR.1:2009
2.1.1 Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 14001:2004/ COR.1:2009
2.1.1.1 Khái niệm về ISO 1400/ COR.1:2009
Thuộc bộ ISO 14000, tiêu chuẩn ISO 14001 “Hệ thống quản lý môi trường –
các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng”.
Tiêu chuẩn này giới thiệu một khuôn khổ chung mà dựa vào đó công ty có thể
xây dựng được cho mình một hệ thống quản lý môi trường. Ngoài ra, ISO 14000 có
cấu trúc tương tự như Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, có thể
được áp dụng trong mọi loại hình công ty, bất kể với quy mô nào.
2.1.1.2 Cấu trúc của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/COR.1:2009
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 cũng tuân theo mô hình “Plan, Do,
Check, Act” nhằm tạo nên sự cải tiến liên tục.
Các yếu tố này tương tác với nhau tạo nên một khuôn khổ cho cách tiếp cận
tổng hợp và có hệ thống trong việc quản lý môi trường. Kết quả cuối cùng của sự
tương tác giữa các yếu tố này chính là sự cải tiến liên tục của toàn bộ hệ thống. Với sự
cải tiến liên tục của HTQLMT, công ty có thể đạt được lợi ích thứ cấp là sự cải tiến
liên tục của kết quả hoạt động môi trường.

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 


 3 


Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ

Cải tiến liên tục
Bắt đầu

Xem xét
của lãnh
đạo

Chính sách
môi trường

KIỂM TRA

KẾ HOẠCH

- Giám sát và đo lường.

- Khía cạnh môi trường.

- Đánh giá sự tuân thủ.

- Các yêu cầu pháp luật
và yêu cầu khác.

- Sự không phù hợp,

hành động khắc phục và
phòng ngừa.
- Kiểm soát hồ sơ.

THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH

- Mục tiêu, chỉ tiêu, và
chương trình môi
trường.

- Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn.
- Năng lực, đào tạo và nhận thức.
- Thông tin liên lạc.
- Hệ thống tài liệu.
- Kiểm soát tài liệu.
- Kiểm soát điều hành.

Hình 2. 3: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
2.1.2 Tình hình áp dụng ISO hiện nay
Tính đến cuối tháng 12 năm 2009, đã có ít nhất 223.149 chứng chỉ ISO
14001:2004 được cấp tại 159 quốc gia và nền kinh tế. Năm 2009 đã có thêm 34 334
chứng chỉ được cấp, cao hơn một chút so với 34 242 chứng chỉ được cấp trong năm
2008. Số liệu này tiếp tục chứng tỏ số doanh nghiệp áp dụng và chứng nhận theo ISO
14000 được tăng một cách ổn định trong giai đoạn hiện nay.

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 

 4 



Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ

2.2 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
2.2.1 Tổng quan về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
2.2.1.1 Khái niệm về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
Bộ tiêu chuẩn quốc tế OHSAS 18000 gồm 2 tiêu chuẩn là OHSAS 18001 đưa
ra các yêu cầu và OHSAS 18002 đưa ra hướng dẫn áp dụng 18001.
OHSAS 18001 có tên gọi Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Các yêu cầu. Mục đích của tiêu chuẩn là giúp các công ty kiểm soát các rủi ro liên
quan đến an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc và cải thiện hệ thống đó.
Tiêu chuẩn này giúp các công ty áp dụng có một phương pháp để nhận diện và
quản lý các rủi ro và các vấn đề có ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của người lao
động, những người khác tại tất cả các nơi có hoạt động của công ty.
2.2.1.2 Cấu trúc của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
Cấu trúc của hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp được xây dựng
dựa trên mô hình P-D-C-A (Plan – Do – Check – Action) và bao gồm các nội dung
chính sau:

Cải tiến thường xuyên

Xem xét của lãnh
đạo

Chính sách
OH&S
Hoạch định

Kiểm tra và hành
động khắc phục


Thực hiện và
điều hành

Hình 2. 4: Cấu trúc hệ thống OHSAS 1800:2007

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 

 5 


Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ
2.2.2 Tình hình áp dụng OHSAS 18001:2007.
Nhận thức được lợi ích của việc xây dựng hệ thống quản lý OHSAS. Hiện nay,
trong cả nước đã có khá nhiều các công ty áp dụng hệ thống OHSAS vào sản xuất.
Đồng thời các công ty chứng nhận OHSAS ngày càng chuyên nghiệp hơn.
2.3 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP ISO 14001:2004 VÀ
OHSAS 18001:2007
Tích hợp là đưa tất cả các hoạt động quản lý của công ty vào một hệ thống
thống nhất không chia tách các thành phần. Các hệ thống mà công ty áp dụng là phần
không thể thiếu trong hệ thống quản lý chung của công ty nên cần nối kết chúng sao
cho ranh giới giữa các quá trình được nối liền.
Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe và môi trường gọi tắc là hệ thống EHS là sự
tích hợp từ hai hệ thống là:
-

Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.

-


Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007.

2.3.1 Giới thiệu đặc tính và cấu trúc của hệ thống quản lý tích hợp
2.3.1.1 Đặc tính cơ bản của một hệ thống quản lý tích hợp
Giảm bớt rủi ro làm trở ngại cho công ty đạt được các mục tiêu của mình và đẩy
mạnh cơ hội đạt được mục tiêu;
Giảm bớt rủi ro làm trở ngại việc đáp ứng các yêu cầu bên ngoài và nhu cầu của
các bên liên quan và đẩy mạnh khả năng đáp ứng chung;
Cơ hội cải tiến các hoạt động của công ty sao cho sự thỏa mãn của khách hàng
tăng lên, tác động đến môi trường giảm xuống và do đó, nâng cao vị thế của công ty
trên thị trường.
2.3.1.2 Cấu trúc của hệ thống quản lý tích hợp
Hệ thống quản lý tích hợp được xây dựng trên cơ sở 2 nguyên tắc cơ bản: Đó là
Chu trình Deming – Shewart và cách tiếp cận quá trình.
Chu trình Deming – Shewart miêu tả các bước nối tiếp của Lập kế hoạch - Thực
hiện - Kiểm tra - Khắc phục (Plan – Do – Check – Act) để thực hiện mục tiêu một
cách hiệu quả và hữu hiệu bao gồm các hoạt động và thực hành (được ghi thành thủ
tục) sao cho đảm bảo thực hiện các bước trên. Việc nhận diện và kiểm soát một cách

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 

 6 


Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ
hệ thống các quá trình trong một công ty, nhất là nhận diện và kiểm soát mối liên hệ và
sự tác động qua lại giữa các quá trình này được gọi là “cách tiếp cận quá trình”.
Khi xây dựng một HTQL thì việc đầu tiên là phải đi từ các quá trình trong một
công ty. Xem xét các quá trình này, đề ra các yêu cầu đối với đầu vào, đầu ra của quá

trình, đánh giá rủi ro và cơ hội, thiết lập và thực hiện cơ chế kiểm soát, đo lường hoạt
động và phân tích kết quả và cuối cùng là đề ra cơ hội cải tiến và thực hiện. Một
HTQL nếu được xây dựng trên cơ sở kết hợp hai nguyên tắc này, sẽ có hỗ trợ thực sự
cho công ty trong việc kiểm soát và hoàn thiện hoạt động.
2.3.2 Lợi ích của việc tích hợp ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007
-

Hệ thống văn bản nhất quán, dễ tra cứu và dễ áp dụng

-

Kiểm soát điều hành dễ dàng, cơ cấu công ty đơn giản hơn.

-

Tạo thuận lợi cho việc đáp ứng các yêu cầu luật định

-

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thỏa mãn yêu cầu của bên hữu quan.

-

Đơn giản hoá hệ thống quản lý môi trường, quản lý an toàn và sức khoẻ nghề

nghiệp đang có làm cho việc áp dụng được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra việc
tích hợp tiết kiệm chi phí hơn so với việc thực hiện từng hệ thống riêng rẽ.
-

Tiết kiệm tài nguyên và nâng cao tính thống nhất trong hoạt động quản lý.


-

Tối thiểu các rắc rối gây ra bởi nhiều hệ thống do sự chồng chéo, trùng lặp khi

áp dụng riêng rẽ cùng lúc nhiều hệ thống đồng thời giảm mẫu thuẫn giữa các hệ thống.
-

Tạo sự thống nhất trong hoạt động quản lý của công ty. Tiết kiện nguồn nhân

lực để quản lý.
-

Tối đa hoá lợi ích thu được từ mỗi hệ thống và thiết lập khuôn khổ để cái tiến

liên tục cho từng hệ thống quản lý.
-

Tập trung vào các mục tiêu kinh doanh. Nâng cao vị thế cạnh tranh và hình ảnh

của doanh nghiệp đối với thị trường trong và ngoài nước.
-

Sử dụng tốt nhất các nguồn lực có giới hạn

-

Tối thiểu các chi phí cho các đợt đánh giá và gia tăng các lợi nhuận

-


Giảm các rủi ro về môi trường, rủi ro vận hành, các lỗi kỹ thuật, các rủi ro về an

toàn – xã hội – chính trị ….gây mất uy tín, hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp.
-

Giảm chi phí bồi thường tai nạn lao động, chi phí do các hoạt động ÔNMT.

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 

 7 


Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ
2.3.3 Khó khăn của việc tích hợp ISO 14001:2004/ COR.1:2009 và OHSAS
18001:2007
Bên cạnh những thuận lợi trên thì doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn:
Việc đáp ứng đồng thời các yêu cầu khác nhau trong cùng một hệ thống sao cho
việc triển khai áp dụng hệ thống không gặp trở ngại, đồng thời phải đáp ứng được yêu
cầu của các tiêu chuẩn trong một hệ thống mới. Điều này cần phải có sự kết hợp của
các cán bộ chuyên trách, các ý kiến chuyên môn liên quan tới vấn đề về kỹ thuật của
các hệ thống.
Việc thiết kế hệ thống biểu mẫu và các hồ sơ của hệ thống tích hợp sao cho việc
giám sát, đánh giá và kiểm soát hệ thống được thuận tiện, dễ phổ biến và không có sự
trùng lặp. Vì vậy việc thiết kế các biểu mẫu này sao cho tiện lợi nhất để có thể đáp
ứng được yêu cầu cung cấp bằng chứng hoặc các kết quả đạt được (bằng chứng về sự
phù hợp) trở nên phức tạp hơn.
Việc đánh giá chứng nhận. Nếu xin chứng nhận ở cùng một công ty và công ty
đó có chuyên gia đánh giá "tích hợp", tức là có khả năng đánh giá đồng thời các hệ

thống, thì điều này không còn là vấn đề khó khăn nữa. Tuy nhiên, nếu xin chứng nhận
của nhiều công ty khác nhau thì do quan điểm của các chuyên gia đánh giá và các công
ty chứng nhận có thể khác nhau nên các kết luận cũng sẽ khác nhau.
Một hệ thống tích hợp đòi hỏi trình độ của cán bộ quản lý phải bao quát hơn
trên tất cả các nội dung, vừa về chất lượng sản phẩm, vừa về môi trường, vừa về an
toàn sức khỏe nghề nghiệp,… Đội ngũ những người soạn thảo quy trình cũng phải
nắm vững các kiến thức không thuộc về chuyên môn.
Việc tích hợp các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn thành một hệ thống duy nhất
trong công ty là một việc nên làm. Mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng so với
những gì mà một hệ thống tích hợp có thể mang lại cho công ty thì dường như việc
đầu tư công sức để vượt qua những khó khăn đó là rất xứng đáng. Giống như việc
quyết định đầu tư xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý, việc tích hợp cũng cần
cân nhắc lợi hại, đặc biệt là giữa chi phí đầu tư và lợi ích thu được. Nhưng phải luôn
tâm niệm rằng, hệ thống quản lý là để cho doanh nghiệp, chứ không chỉ là để thỏa mãn
các chuyên gia đánh giá.

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 

 8 


Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ

Chương 3
TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH MỸ LỆ TỈNH BÌNH PHƯỚC
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Mỹ Lệ tiền thân là doanh nghiệp tư nhân Mỹ Lệ được thành lập năm
1993. Buổi đầu sơ khai có hơn 200 công nhân, nguồn vốn thiếu hụt, cơ sở vật chất - kỹ

thuật đơn giản, kinh nghiệm sản xuất ít ỏi và kết quả thu nhập bình quân của người lao
động chỉ có 350.000 đồng/tháng.
Sau 10 năm, tức đến năm 2003 thu nhập bình quân đầu người là 1.500.000
đồng/ tháng, số lượng công nhân tăng hơn 07 lần, nhà xưởng kiên cố, dây chuyền sản
xuất tiên tiến, tổng doanh thu của Công ty năm 2003 là 137 tỷ đồng, năm 2004 là 195
tỷ đồng. Hiện nay do đầu tư thêm các công nghệ tiên tiến, hiện đại như máy bóc vỏ lụa
nên số lượng công nhân lao động chân tay cũng giảm bớt hiện tại chỉ còn khoảng 500
công nhân. Năng suất mỗi năm đạt được khoảng 3.000 tấn điều nhân các loại. Công ty
có 02 chi nhánh và hai khu vui chơi giải trí, thể thao, nhà hàng khách sạn.
Nhà máy của công ty có diện tích trên 200.000m2 và nằm trên vùng nguyên liệu
điều thô có chất lượng cao của việt nam.
Qua những năm hình thành và phát triển Công ty đã đạt được những thành tích
tiêu biểu như:
-

Huân chương lao động hạng III của Chủ tịch nước.

-

Giải “ Sao vàng đất việt” năm 2005 – 2008 – 2009

-

Giải “ Quả cầu vàng” năm 2005 của Bộ Công nghiệp.

-

Giải thưởng “ Chất lượng Việt Nam” năm 2005 của Bộ KHCN&MT

-


Giải thưởng sao vàng miền đông nam bộ 2007.

-

Nhiều năm liền được mạng doanh nghiệp việt Nam bình chọn là” Doanh nghiệp

Việt Nam uy tín – chất lượng”.
3.1.2 Sơ đồ công ty và bố trí nhân sự (phụ lục 1)

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 

 9 


Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ

3.2 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY TNHH MỸ LỆ
3.2.1 Quy mô hoạt động
-

Tổng số lượng công nhân viên trong nhà máy hiện tại là 500

-

Thời gian làm việc theo ca:01ca/ngày từ 7h30 – 17h.

-


Nhu cầu sử dụng điện: lấy từ mạng lưới quốc gia

-

Nhu cầu sử dụng nước: khoảng 30m3/ngày( sử dụng giếng khoan)

-

Hiện trạng sử dụng mặt bằng: tổng diện tích của Công ty là 22.000m2 trong đó

bao gồm các hạng mục công trình ( phụ lục 1). Ngoài ra, còn có văn phòng làm việc,
đường nội bộ, diện tích trồng cây xanh, sân phơi.
-

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Công ty chuyên sản xuất chế biến và xuất nhập

khẩu nhân điều. Sản phẩm của công ty được cung ứng rộng rãi trên thị trường trong
nước và quốc tế. Với công suất là 3.000 tấn nhân điều/năm.
-

Công nghệ sản xuất: thể hiện ở phụ lục 1. Ngoài ra để đáp ứng cho sản xuất

Công ty còn trang bị các thiết bị phụ trợ như: xe nâng tay, thiết bị phụ trợ cơ khí.
3.2.2 Quy trình chế biến hạt điều

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 

 10 



Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ

Đầu vào
Bao tải
Palet gỗ, bao
tải, bạc
Điện,
Điện, củi, vỏ
hạt điều, nước
Dụng cụ chẻ
chuyên dụng,
bao tay

Đầu ra
Tiếp nhận nguyên liệu

Phơi – bảo quản

Phân cỡ

Cắt tách

Vỏ hạt điều, dụng cụ chẻ
dơ, CTR

Dao chuyên
dụng, bao tay,

Bóc vỏ lụa


Điện, bao
đựng

Phân loại

Điện, thuốc
hun trùng, bạc

Hun trùng

Thùng đựng,
bút lông
Palet gỗ

Bụi, tiếng ồn, CTR
Khí thải, mùi, nước thải,
bụi, tro

Sấy

Điện

Bao tải hư, bạc hư, palet hư

Hấp

Điện, củi, vỏ
hạt điều, nước


Điện, bao bì
đựng, nhãn
dán,

Bao tải hư, bụi, tiếng ồn

Sàng – đóng gói – hút chân

Dò kim loại

Đóng thùng- ghi nhãn

Bảo quản – phân phối

Nước thải, khí thải,tiếng ồn.

Bụi, CTR, tiếng ồn, bao
đựng
Nhiệt, bụi, bao hư

Bạc hư, nhiệt, mùi
Nhiệt, bao bì hư, tiếng ồn

Nhiệt, CTR, tiếng ồn

Thùng đựng hư, bút hư,
tiếng ồn.
Palet hư, tiếng ồn.

Hình 3. 1: Quy trình chế biến hạt điều


SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 

 11 


Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ
Thuyết minh sơ đồ sản xuất:
-

Tiếp nhận nguyên liệu: Tất cả các lô nguyên liệu khi đến nhà máy đều phải

được kiểm tra trước khi nhập vào. Nguyên liệu sau khi kiểm tra đạt chất lượng cảm
quan mới chuyển qua bảo quản trong nhà máy. Mỗi lô nguyên liệu khi nhập vào sẽ
được lấy mẫu kiểm tra cảm quan và độ ẩm. Trường hợp nguyên liệu đạt yêu cầu mới
cho phép đưa vào chế biến hoặc lưu trữ.
-

Phơi – bảo quản nguyên liệu: Điều được phơi nắng trên nền xi măng sạch đến

khi đạt được độ ẩm thích hợp ( <11%). Sau đó đóng vào bao tải mang vào bảo quản
trong kho nguyên liệu theo từng lô riêng biệt để chờ đưa vào sản xuất. Công ty có 3
sân phơi và 2 nhà kho phục vụ cho việc bảo quản nguyên liệu.
-

Phân cỡ: Điều khô được đưa vào máy phân cỡ để phân loại. Thường thì phân

thành 4 cỡ: A, B, C, D theo kích thước giảm dần.
-


Hấp: Điều sau khi được phân cỡ sẽ được đưa vào lồng hấp gia nhiệt tạo điều

kiện cho lớp vỏ xốp và lớp vỏ lụa tách rời nhau. Thuận lợi cho việc cắt tách. Lò hơi sẽ
cung cấp hơi cho công đoạn hấp và nhiên liệu được đốt trong lò hơi là vỏ hạt điều và
củi khô ( nguyên liệu đốt chủ yếu là vỏ hạt điều và củi).
-

Cắt tách: Hạt điều được cắt tách bằng dao chuyên dụng. Ở công đoạn này đòi

hỏi CN phải thật tỉ mỉ phải canh sao cho lưỡi dao không cắt quá sâu vào vỏ hạt điều và
vỏ được tách làm đôi, nhân còn nguyên vẹn không bị bể hoặc bị phạm vào nhân.
-

Sấy: Nhân điều được đưa vào sấy trong các lò sấy( nhân điều sẽ được trải đều

trên các khay, mỗi khay 2kg sau đó đưa vào lò sấy và đóng kín lại) để làm chín điều và
tạo điều kiện cho lớp vỏ lụa tách khỏi nhân điều. Công đoạn này chủ yếu dùng nhiệt
do lò hơi cung cấp và điện.
-

Bóc vỏ lụa: Hiện nay do công ty mới mua máy tách vỏ lụa nên phần lớn nhân

điều sau khi được sấy xong sẽ được đưa vào máy bóc vỏ lụa để làm ( do công tác bóc
vỏ điều của máy bóc vỏ vẫn còn sót lại những mảng bám nhỏ nên vẫn cần một lượng
công nhân lao động chân tay làm công việc này).
-

Phân loại: Có 60 công nhân làm trong khâu này, điều sau khi bóc vỏ lụa được


phân loại (màu sắc, cỡ, sâu phế, bể), theo quy ước ngành (tiêu chuẩn TCVN Việt Nam
hoặc tiêu chuẩn AFI Mỹ) và theo yêu cầu của khách hàng.

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 

 12 


Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ
-

Hun trùng: Sản phẩm được xông hơi hóa chất PH3 để tăng thời gian bảo quản

sản phẩm, tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của côn trùng trong sản phẩm. Sản
phẩm sẽ được đưa vào trong các thùng chứa sau đó bỏ hóa chất PH3 vào, dùng bạt đậy
kín lại, sau đó khóa thùng chứa lại ủ trong 12h mang ra để làm công đoạn tiếp theo.
-

Sàng – bao gói – hút chân không: sản phẩm sau khi xông hơi được đóng vào

các túi PE hút chân không để bảo quản, tăng tính cảm quan của sản phẩm và đặc biệt
là hạn chế sự xâm nhập, phát triển của vi sinh vật gây bệnh và côn trùng.
-

Dò kim loại: các bao sản phẩm theo từng lô được để lên băng chuyền đi qua

máy dò kim loại để loại bỏ kim loại trong sản phẩm có khả năng gây nguy hiểm cho
người sử dụng.
-


Đóng thùng – ghi nhãn: gói sản phẩm được cho vào thùng carton, dán kín với

đầy đủ thông tin cần thiết ( hạn sử dụng, nhà sản xuất, nơi sản xuất).
-

Bảo quản – phân phối: sản phẩm sau khi đóng thùng được bảo quản tại kho

thành phẩm trước khi xuất hàng.
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH MỸ LỆ
3.3.1 Các nguồn ô nhiễm chính
3.3.1.1 Môi trường không khí
-

Nguồn phát sinh khí thải của Công ty chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển,

khí thải lò hơi trong quá trình hoạt động, quá trình sấy điều như: Bụi (sinh ra từ khâu
phân cỡ và bóc vỏ lụa. Đặc biệt là khâu bóc vỏ lụa lượng bụi sinh ra ở khâu này rất lớn
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của CNV), CO, SO2, NO2. Các loại khí này nếu không có
biện pháp khống chế và giảm thiểu sẽ gây tác động xấu đến môi trường không khí bên
trong và ngoài Công ty. Tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng, các chất ÔNKK
có thể sẽ gây tác động xấu đến con người, ĐTV, kể cả tài sản, cơ sở vật chất trong
vùng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, còn có hơi phenol phát sinh từ công đoạn bóc vỏ lụa.
-

Nhiệt sinh ra chủ yếu từ khâu hấp và sấy điều( khá lớn).

-

Tiếng ồn và mùi:


+ Tiếng ồn xuất hiện ở hầu hết các công đoạn. Đặc biệt là công đoạn phân cỡ( sàng),
hoạt động của máy bóc vỏ lụa, hoạt động của máy tách vỏ, hoạt động vận chuyển của
phương tiện giao thông. Đặc biệt là tiếng ồn rất lớn.

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 

 13 


Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ
+ Mùi: chủ yếu xuất hiện ở công đoạn hun trùng. Do công đoạn này sử dụng chủ yếu
là hóa chất PH3 để ủ hạt điều ngăn không cho mối, mọt xâm nhập vào hạt điều gây hư
hỏng sản phẩm. Tạo ra mùi hóa chất nồng nặc ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân.
3.3.1.2 Nước thải
Nước thải: nguồn phát sinh chủ yếu của Công ty là từ các nguồn sau:
+ Nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của 500 cán bộ,
công nhân làm việc trực tiếp tại nhà máy. Với lượng nước cấp là 20m3/ngày và lượng
nước thải bằng 80% nhu cầu nước cấp. Do đó, lượng nước thải sinh hoạt ở nhà máy
vào khoảng 16m3/ngày.
+ Nước thải sản xuất: nhà máy chỉ sử dụng nước để cấp cho lò hơi ước tính khoảng
5m3/ngày và nước cấp dùng để sử lý lò hơi 2m3/ngày. Do đặc thù của quy trình sản
xuất nên nước cấp cho lò hơi 1 phần sẽ được hấp thu vào sản phẩm phần còn lại sẽ bay
hơi ra ngoài qua hệ thống xử lý khí thải. Do đó lượng nước cấp cho lò hơi sử dụng sẽ
không phát sinh nước thải mà lượng phát sinh ở đây chính là lượng nước thải dùng để
xử lý nồi hơi. Ước tính lượng nước thải này là khoảng 2m3/ngày.
3.3.1.3 Chất thải
-


Chất thải sinh hoạt: chủ yếu là thức ăn thừa, bao nilong, hộp đựng đồ ăn...

-

chất thải công nghiệp không nguy hại: vỏ hạt điều, giấy carton, bao bì.

-

Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty chủ yếu là

thùng chứa nguyên liệu, giẻ lau dầu mỡ..
3.3.2 Hiện trạng môi trường ở Công ty Mỹ Lệ
3.3.2.1 môi trường vi khí hậu
Kết quả phân tích hiện trạng môi trường vi khí hậu được thể hiện ở phụ lục 1
3.3.2.2 Môi trường nước
Kết quả phân tích môi trường nước được thể hiện ở phụ lục 1
3.3.2.3 Chất thải rắn
a. Chất thải sinh hoạt:
Nguồn phát sinh CTSH chủ yếu phát sinh từ sinh hoạt của công nhân làm việc
tại nhà máy. Tổng số lượng công nhân làm việc tại nhà máy là 500 người, tiêu chuẩn

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 

 14 


Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ
xả thải là 0,2 kg/người/ngày, như vậy tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh 1 ngày
của nhà máy là 100kg/ngày.

b. Chất thải công nghiệp không nguy hại:
Chất thải công nghiệp không nguy hại chủ yếu trong quá trình chế biến hạt
điều. Và chất thải ở đây chủ yếu là vỏ( cứng) hạt điều. Hàng tháng vỏ hạt điều cứng
được thải ra là 60tấn/tháng, vỏ lụa là 2,5 tấn/tháng. Ngoài ra các bao bì, giấy vụn,
thùng carton là 20kg/tháng.
c. Chất thải nguy hại
Phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty chủ yếu là thùng chứa nguyên
liệu, giẻ lau dầu nhớt...thành phần và số lượng được trình bày trong bảng ở phụ lục 1.
3.4 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY.
3.4.1 Tình trang quản lý các loại tài nguyên
Hiện tại Công ty có 3 giếng khoan phục vụ cho việc cấp nước cho lò hơi và nhu
cầu sinh hoạt của CNV trong Công ty. Các giếng này có nắp đậy bằng bê tông và được
vệ sinh, quét dọn sạch sẽ hàng ngày bởi nhân viên quét dọn và bảo vệ trong công ty.
3.4.2 Năng lực quản lý các vấn đề môi trường/ an toàn có liên quan.
3.4.2.1Các biện pháp kỹ thuật
a. Nước thải:
-

NTSX của Công ty chủ yếu là lượng nước thải để xử lý lò hơi. Lượng nước này

khá ít, Công ty đã xây dựng bể lọc cát và sỏi để xử lý lượng nước thải này.
-

NTSH : Lượng nước thải này sẽ được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn trước khi xả

vào hệ thống thoát nước thải chung của nhà máy và sau đó thải ra ao sinh học.
-

Nước mưa: Hiện tại Công ty có hệ thống thoát nước mưa hoàn toàn độc lập với


hệ thống thoát nước thải. Nước mưa từ các mái che sẽ được thu gom và dẫn về hệ
thống mương thoát nước mưa và sau đó xả ra suối nhỏ. Ở mỗi cửa thu nước mưa sẽ lắp
đặt song chắn rác để giữ lại các CTR có kích thước lớn. Trên đường dẫn thoát nước
mưa Công ty đã xây dựng các hố gà để lắng cặn nhằm tránh tắc nghẽn mương.
 Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại: là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn
lắng, hiệu quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65-70% và theo BOD5 là 60-65%

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 

 15 


Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý tích hợp môi trường- an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ Lệ
-

Ngăn đầu tiên có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải. Cặn lắng ở dưới đáy bể

bị phân hủy yếm khí.
-

Nước thải theo dòng chảy sang ngăn thứ 2. ở ngăn này, cặn tiếp tục lắng xuống

đáy, nước được vi sinh vật yếm khí phân hủy làm sạch các chất hữu cơ trong nước.
Sau đó, nước chảy sang ngăn thứ 3 và thoát ra ngoài theo đường ống thoát nước thải
của công ty và chảy vào hệ thống thoát nước chung của công ty.
-

Bùn trong bể tự hoại định kỳ được bơm hút và hợp đồng xử lý đúng quy định.


b. Khí thải
Nguồn gây ÔNKK chính của Công ty là hoạt động của các phương tiên vận
chuyển dùng để chở nguyên vật liệu cung cấp cho quá trình sản xuất; của các phương
tiện vận chuyển của công nhân đi lại trong khu vực dự án. Do đó, nhằm giảm thiểu tác
động xấu đến môi trường Công ty đã thực hiện các biện pháp sau:
-

Bố trí các bãi đậu xe hợp lý để tránh ùn tắc giao thông;

-

Quy định các phương tiện vận chuyển của công nhân ra vào phải dắt bộ;

-

Các phương tiện vận chuyển, xuất nhập hàng hóa không được chở quá trọng tải

quy định, hạn chế hoạt động vào giờ cao điểm( lúc vào ca và tan ca của công nhân).
-

Mặt bằng và khuôn viên công ty được xây dựng bằng bê tông bằng phẳng, đảm

bảo đạt yêu cầu cho các phương tiên vận chuyển;
-

Phương tiện vận chuyển sử dụng dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh thấp để giảm

thiểu các khí thải phát sinh.
-


Đối với hơi phenol, công ty đảm bảo môi trường làm việc thông thoáng cho

CNV. Mặt khác, với nồng độ phát tán rất thấp nên khí này không có khả năng gây hại.
c. Chất thải rắn và chất thải nguy hại
-

Chất thải rắn sinh hoạt
Các loại rác sinh hoạt được chứa trong các thùng nhựa có nắp đậy kín, bố trí

ngay tại các nguồn phát sinh ( văn phòng, nhà vệ sinh, khuôn viên nhà máy).
Sau đó, các thùng chứa rác thải sinh hoạt được tập trung và lưu trữ trong nhà
chứa chất thải rắn của Công ty và được thu gom hàng ngày bởi đơn vị thu gom rác.
Rác thải
sinh hoạt

SVTH: Hà Thị Mỹ Dung 

Vị trí tập
trung

Thu gom

Chôn lấp

 16 


×