Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

THIẾT KẾ GIAI ĐOẠN 2 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN ĐĂKLĂK TẠI TP.BUÔN MÊ THUỘT CÔNG SUẤT 1200M 3 NGÀY.ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ GIAI ĐOẠN 2 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN - ĐĂKLĂK TẠI TP.BUÔN MÊ
THUỘT CÔNG SUẤT 1200M3/NGÀY.ĐÊM

SVTH: HOÀNG VĂN HIỆU
MSSV: 07127199
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
NIÊN KHÓA: 2007 - 2011

- TP. HCM 07/2011 -


THIẾT KẾ GIAI ĐOẠN 2 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – ĐĂKLĂK TẠI TP.BUÔN MÊ
THUỘT CÔNG SUẤT 1200M3/NGÀY.ĐÊM

Tác giả

HOÀNG VĂN HIỆU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Kỹ Thuật Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn


ThS. LÊ THỊ LAN THẢO

-TP. HCM 07/2011-


Bộ Giáo Dục & Đào Tạo
ĐH NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
& TÀI NGUYÊN
**************

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
===oOo===

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
HỌ VÀ TÊN SV: HOÀNG VĂN HIỆU

MSSV: 07127199

NIÊN KHOÁ: 2007 – 2011
1. Tên đề tài:
Thiết kế giai đoạn 2 hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn - ĐăkLăk
tại tp.Buôn Mê Thuột công suất 1200m3/ngày.đêm.
2. Nội dung KLTN:
-

Tìm hiểu tính chất nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung của


khu công nghiệp.
-

Xem xét hiện trạng mặt bằng của hệ thống xử lý nước thải qua bản vẽ đã có và

thực tiễn.
-

Thu thập số liệu nước thải đầu vào và công nghệ xử lý của một số nhà máy bia

khác.
-

Đề xuất công nghệ, tính toán thiết kế và dự toán kinh tế cho các công nghệ.

-

Hoàn thiện công nghệ xử lý, triển khai bản vẽ công nghệ.

3. Thời gian thực hiện: Từ 03/2011 đến 07/2011
4. Họ tên Giáo viên hướng dẫn: ThS. LÊ THỊ LAN THẢO
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày…. tháng …. năm 2011

Ngày…. tháng …. năm 2011

Ban chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn


TS. LÊ QUỐC TUẤN

ThS. LÊ THỊ LAN THẢO


LỜI CẢM ƠN
Kết thúc 4 năm đại học với ký ức ngọt ngào và khó khăn của dời sinh viên, tôi
cảm thấy hạnh phúc với những gì mình có hiện tại. Tất cả những cái tôi có được là nhờ
sự hy sinh, vất vả những người đã yêu thương, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Lời đầu tiên tôi muốn nói là “Cảm ơn ba mẹ vì tất cả. Con không sao quên được
sự động viên của ba để con bước vào cổng trường đại học. Con cũng không thể quên
sự hy sinh lo lắng của mẹ để con có ngày hôm nay”.
Tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô, đặc biệt là quí thầy cô khoa Môi Trường
và Tài Nguyên Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy,
truyền đạt cho tôi những kiến thức trong suốt 4 năm trên giảng đường. Đó là hành
trang, là nền tảng vững chắc để tôi có thể tự tin bước vào đời.
Để tôi có thể hoàn thành khóa luận này thì cô Lê Thị Lan Thảo luôn tận tình
hướng dẫn, sửa chữa những sai sót cho đề tài của tôi. Đồng thời cô cũng đưa ra những
ý kiến đóng góp chân thành để tôi có những định hướng đúng đắn về bài khóa luận của
mình. Tôi xin gửi đến cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc từ tận đáy lòng mình.
Bên cạnh đó tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Đốc chi nhánh công
ty cổ phần bia Sài Gòn – Miền Trung tại ĐăkLăk, các anh chị phòng kỹ thuật và đặc
biệt là anh Nguyễn Kim Xuân là người luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong thời gian 1
tháng thực tập tại nhà máy.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn thân thương nhất của tôi đã
cùng tôi chia sẽ niềm vui nỗi buồn, cho tôi những kỷ niệm thật bình yên, những tháng
ngày ấm áp, và trên hết cho tôi thấy rằng cuộc sống này có vô vàn ý nghĩa. Và tôi thấy
rằng mình là người may mắn nhất trên đời.
TP.HCM, ngày 10 tháng 6 năm 2011

Sinh viên

HOÀNG VĂN HIỆU

i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới trong
bối cảnh hiện nay, hàng loạt các nhà máy bia được đầu tư và mở rộng. Đồng hành với
sự phát triển vượt bậc đó là việc phải giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh hàng
ngày, đặc biệt là các nguồn thải từ các nhu cầu sinh hoạt, hoạt động sản xuất của nhà
máy bia. Trong đó, nước thải là một vấn đề khá nổi cộm cần được quan tâm hàng đầu.
Nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk là một nhà máy lớn góp phần rất lớn cho sự phát trển
kinh tế xã hội của tỉnh ĐăkLăk nói riêng và của cả nước nói chung. Mục tiêu hàng đầu
của nhà máy bia Sài Gòn - ĐăkLăk đặt ra là làm sao vừa phát triển kinh kế vừa bảo vệ
môi trường bền vững. Chính vì thế nhà máy bia Sài Gòn - ĐăkLăk luôn luôn chú trọng
đến vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt là về vấn đề nước thải.
Đề tài “thiết kế giai đoạn 2 nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk tại tp.Buộn Mê Thuột
công suất 1200m3/ngày.đêm” nhằm đáp ứng nhu cầu trên.
Tính chất của nước thải nhà máy bia Sài Gòn - ĐăkLăk rất phức tạp, hàm lượng
BOD5, COD, SS cao. Bên cạnh đó, nước thải còn chứa các thành phần như Nitơ,
Photpho khó xử lý triệt để bằng quá trình sinh học.
Trong khóa luận tốt nghiệp này, đề xuất 2 phương án với những công nghệ tham
khảo từ các hệ thống XLNT đang vận hành với hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn. Công
nghệ được sử dụng để xử lý nước thải nhà máy bia thường áp dụng là kết hợp giữa hai
quá trình hóa lý và sinh học bao gồm các công trình như: bể keo tụ - tạo bông, bể
Aeroten bùn hoạt tính (Aeroten truyền thống), bể Aeroten làm việc theo từng
mẻ(SBR),UASB... Từ đó, đề xuất 2 phương án xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn ĐăkLăk công suất 1200m3/ngày.đêm, với:
-


Phương án 1: Nước thải  Chắn rác thô Hầm bơm  Chắn rác tinh  Bể

điều hòa  Bể keo tụ tạo bông  Bể lắng 1  Bể UASB  Trung gian  Bể SBR
 Bể Khử Trùng  Suối.
-

Phương án 2: Nước thải  Chắn rác thô Hầm bơm  Chắn rác tinh  Bể

điều hòa  Bể keo tụ tạo bông  Bể lắng 1  Bể UASB  Trung gian  Bể
Aerotank  Bể lắng 2  Bể Khử Trùng  Suối.
ii


Qua tính toán, phân tích về mặt kỹ thuật, kinh tế và vận hành đã lựa chọn phương
án 1 với lý do :
-

Đảm bảo hiệu quả xử lý, nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 24:2009-

BTNMT, mức B.
-

Tính khả thi cao.

-

Vận hành dễ hơn vì HTXLNT nhà máy ở giai đoạn 1 có bể SBR.

Giá thành xử lý 1m3 nước là 3.300VNĐ, rẽ hơn so với phương án 2 là 200VNĐ.


iii


MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN ................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ...........................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ ix
CHƯƠNG 1................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU ....................................................................................................... 2
1.3. NỘI DUNG KHÓA LUẬN ............................................................................... 2
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......................................................................... 2
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ............................................................... 2
1.5.1. Đối tượng.................................................................................................... 2
1.5.2. Phạm vi ....................................................................................................... 3
1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.............................................................. 3
CHƯƠNG 2................................................................................................................. 4
TỔNG QUAN ............................................................................................................. 4
2.1. Tổng quan về ngành bia..................................................................................... 4
2.1.1. Sơ lược về bia ............................................................................................. 4
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ngành bia .................................................. 5
2.1.2.1. Trên thế giới ......................................................................................... 5
2.1.2.2. Ngành bia Việt Nam ............................................................................. 6
a.Vị trí vai trò của ngành bia rượu đối với nền kinh tế quốc dân .................... 6

b.Hiện trạng phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát ............................ 6
c.Tình hình sản xuất bia................................................................................. 7
d.Về năng lực sản xuất .................................................................................. 8
e.Về đầu tư .................................................................................................... 9
2.2.Tổng quan về nhà máy bia Sài Gòn - ĐăkLăk................................................... 10
2.2.1.Khái quát về nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk ............................................. 10
a.Lịch sử xây dựng và phát triển .................................................................. 10
b.Cơ cấu tổ chức nhân sự............................................................................. 11
c.Mục đích và phạm vi hoạt động : .............................................................. 12
d.Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ......................................................................... 13
2.2.2.Qui trình sản xuất....................................................................................... 15
2.3.Hiện trạng môi trường nhà máy bia Sài Gòn - ĐăkLăk ..................................... 17
2.3.1.Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất của nhà máy ................ 17
2.3.1.1.Nước thải............................................................................................. 17
2.3.1.2.Khí thải ............................................................................................... 18
a.Bụi ............................................................................................................ 18
b.Khí thải nồi hơi......................................................................................... 18
c.Khí CO2 .................................................................................................... 18
iv


d.Tác nhân lạnh ........................................................................................... 18
e.Khí thải từ nhà nấu ................................................................................... 18
2.3.1.3.Chất thải rắn ........................................................................................ 19
a.Chất thải rắn sinh hoạt .............................................................................. 19
b.Chất thải rắn công nghiệp ......................................................................... 19
2.3.2.Công nghệ xử lý nước thải đang áp dụng tại nhà máy ................................ 21
2.3.2.1.Quy trình công nghệ xử lý ................................................................... 21
2.3.2.2.Mô tả quy trình xử lý nước thải ........................................................... 23
CHƯƠNG 3............................................................................................................... 25

TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NGÀNH BIA ............................................................................................................. 25
3.1. Nguồn gốc, thành phần, tính chất nước thải sản xuất ....................................... 25
3.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải .................................................................. 25
3.1.2. Thành phần và tính chất nước thải sản xuất ............................................... 25
3.2. Hệ thống XLNT của một số nhà máy bia ......................................................... 26
3.2.1. Nhà máy bia Việt Nam (VBL) .................................................................. 26
3.2.2. Nhà máy bia Sài Gòn – Củ Chi ................................................................. 27
3.2.3 HTXL nước thải nhà máy Sabmiller Việt Nam ......................................... 29
CHƯƠNG 4............................................................................................................... 31
TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ GIAI ĐOẠN 2 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN - ĐĂKLĂK .................................................................... 31
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ................................................................ 31
4.1.1. Lưu lượng nước thải ................................................................................. 31
4.1.2. Tính chất nước thải ................................................................................... 31
4.1.3. Yêu cầu của chủ đầu tư và tiêu chuẩn xử lý .............................................. 31
4.2. PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT ............................................................................... 32
4.2.1. Phương án 1 .............................................................................................. 32
4.2.1.1.Thuyết minh phương án 1 .................................................................... 34
4.2.1.2.Hiệu suất xử lý .................................................................................... 35
4.2.2. Phương án 2 .............................................................................................. 37
4.2.2.1.Thuyết minh phương án 2 .................................................................... 38
4.2.2.2.Hiệu suất xử lý .................................................................................... 38
4.3.TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ TRONG PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT
............................................................................................................................... 40
4.3.1.Phương án 1 ............................................................................................... 40
4.3.1.1.Song chắn rác thô ................................................................................ 40
4.3.1.2.Hầm bơm ............................................................................................ 41
4.3.1.3.Chắn rác tinh ....................................................................................... 41
4.3.1.4.Bể điều hòa ......................................................................................... 41

4.3.1.5.Bể trộn ................................................................................................ 42
4.3.1.6. Bể phản ứng. ...................................................................................... 42
4.3.1.7.Bể lắng 1 (Lắng hóa lý) ....................................................................... 42
4.3.1.8.Bể UASB ............................................................................................ 43
4.3.1.9.Bể trung gian ....................................................................................... 43
4.3.1.10.Bể SBR ............................................................................................. 43
4.3.1.11.Bể khử trùng. ..................................................................................... 44
v


4.3.1.12.Bể chứa bùn....................................................................................... 44
4.3.2. Phương án 2 .............................................................................................. 45
4.3.2.1. Song chắn rác thô : tương tự phương án 1........................................... 45
4.4.2.2. Hầm bơm: tương tự phương án 1 ........................................................ 45
4.3.2.3. Song chắn rác tinh : tương tự phương án 1 ......................................... 45
4.3.2.4. Bể điều hòa: tương tự phương án 1 ..................................................... 45
4.3.2.5. Các công trình keo tụ tạo bông: tương tự phương án 1 ....................... 45
4.3.2.6. Bể UASB : tương tự phương án 1 ....................................................... 45
4.3.2.7. Bể trung gian : tương tự phương án 1 ................................................. 45
4.3.2.8. Bể aerotank ........................................................................................ 45
4.3.2.9. Bể lắng 2 ............................................................................................ 45
4.3.2.10. Bể chứa bùn...................................................................................... 46
4.4. DỰ TOÁN CHI PHÍ........................................................................................ 46
4.4.1. Dự toán chi phí phương án 1 ..................................................................... 46
4.4.1.1.Chi phí đầu tư cơ bản. ......................................................................... 46
4.4.1.2.Chi phí quản lý vận hành. .................................................................... 46
4.4.1.3.Khấu hao tài sản và lãi suất. ................................................................ 47
4.4.1.4.Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải đã xử lý. ........................................ 47
4.4.2.1.Chi phí đầu tư cơ bản. ......................................................................... 47
4.4.2.2.Chi phí quản lý vận hành. .................................................................... 47

4.4.2.3.Khấu hao tài sản và lãi suất. ................................................................ 47
4.5. SO SÁNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ ........................................... 48
4.5.1.Về mặt kinh tế : ......................................................................................... 48
4.5.2.Về mặt kỹ thuật :........................................................................................ 48
4.5.3.Về mặt thi công:......................................................................................... 48
4.5.4.Về mặt vận hành: ....................................................................................... 48
CHƯƠNG 5............................................................................................................... 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 49
5.1.Kết luận............................................................................................................ 49
5.2.Kiến nghị.......................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 51

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand).

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand).

DO

: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen).

F/M


: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio).

MLSS

: Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids).

SS

: Cặn lơ lửng (Suspended Solids).

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam.

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh.

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải.

XLNT

: Xử lý nước thải.


VSV

: Vi sinh vật.

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng.

UBND

: Ủy ban nhân dân.

HĐQT

: Hội đồng quản trị.

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi Trường.

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk .............................. 12
Hình 2.2 : Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy bia Sài Gòn - ĐăkLăk ............................... 14
Hình 2.3: Công nghệ sản xuất bia kèm theo dòng thải ................................................ 15
Hình 2.4: Công nghệ XLNT giai đoạn 1 nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk................... 22
Hình 3.1: Dây chuyền xử lý nước thải nhà máy bia Việt Nam.................................... 27
Hình 3.2: Dây chuyền xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn – Củ Chi. ...................... 28

Hình 3.3: Dây chuyền xử lý nước thải nhà máy bia Sabmiller .................................... 30
Hình 4.1 : Dây truyền cộng nghệ xử lý nước thải Phương án 1 .................................. 33
Hình 4.2 : Dây truyền cộng nghệ xử lý nước thải Phương án 2 .................................. 37

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thông số nước thải nhà máy bia Việt Nam. ............................................... 26
Bảng 3.2: Thông số nước thải nhà máy bia Sài Gòn – Củ Chi. ................................... 28
Bảng 3.3: Tính chất nước thải nhà máy bia Sabmiller Việt Nam. ............................... 29
Bảng 4.1. Tính chất nước thải thiết kế cho HTXLNT nhà máy bia Sài Gòn - ĐăkLăk
giai đoạn 2 ................................................................................................................. 31
Bảng 4.2: Các thông số thiết kế và kích thước chắn rác thô........................................ 40
Bảng 4.3: Các thông số thiết kế và kích thước hầm bơm ............................................ 41
Bảng 4.4: Các thông số thiết kế và kích thước song chắn rác tinh .............................. 41
Bảng 4.5: Các thông số thiết kế và kích thước bể điều hòa ......................................... 41
Bảng 4.6: Các thông số thiết kế và kích thước bể trộn ................................................ 42
Bảng 4.7: Các thông số thiết kế và kích thước bể phản ứng ....................................... 42
Bảng 4.8: Các thông số thiết kế và kích thước bể phản ứng ....................................... 42
Bảng 4.9: Các thông số thiết kế và kích thước bể bể UASB. ...................................... 43
Bảng 4.10: Các thông số thiết kế và kích thước bể trung gian .................................... 43
Bảng 4.11: Các thông số thiết kế và kích thước bể SBR. ............................................ 43
Bảng 4.12: Các thông số thiết kế và kích thước khử trùng ......................................... 44
Bảng 4.13: Các thông số thiết kế và kích thước bể chứa bùn ...................................... 44
Bảng 4.14: Các thông số thiết kế và kích thước bể Aerotank. ..................................... 45
Bảng 4.15: Các thông số thiết kế và kích thước bể lắng 2. ......................................... 45
Bảng 4.16: Các thông số thiết kế và kích thước bể chứa bùn. ..................................... 46

ix



Thiết kế giai đoạn 2 HTXLNT nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk công suất 1200
m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nhu cầu bia trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất lớn vì bia là một loại
nước uống mát, bổ, có độ cồn thấp, có độ mịn xốp, có hương vị đặc trưng của hoa
houblon và các sản phẩm trong quá trình lên men tạo ra. Đặc biệt CO2 bão hoà trong
bia có tác dụng làm giảm nhanh cơn khát của người uống, nhờ những ưu điểm này mà
bia được sử dụng rộng rãi ở hầu hết khắp các nước trên thế giới và sản lượng ngày
càng tăng.
Ở Việt Nam cùng với sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến thu nhập của người
dân ngày càng cao. Nhu cầu sử dụng các loại nước giải khát cũng như bia càng tăng,
trong những năm qua các nhà máy bia được đầu tư xây dựng ngày càng nhiều bằng
kinh phí của nhà nước, tư nhân và nước ngoài, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng.
Với sự xuất hiện của nhiều nhà máy sản xuất bia thì các loại chất thải ra trong qui
trình sản xuất bia cũng không ngừng tăng lên. Cùng với các loại nước thải sinh hoạt và
nước thải của các ngành công nghiệp khác đã gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi
trường và ngày càng trở thành vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của
cộng đồng. Vì vậy việc thiết kế ra các hệ thống xử lý nước thải trong ngành công
nghiệp sản xuất bia là một yêu cầu cấp thiết cho việc bảo vệ môi trường cùng với các
hoạt động mang tính thiết thực đối với môi trường sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của xã hội loài người và các loại sinh vật sống trên hành tinh chúng ta.
Hiện tại, công ty cổ phần bia Sài Gòn – Miền Trung tại ĐăkLăk thuộc chi nhánh
tổng công ty bia - rượu – nước giải khát Sài Gòn SABECO đang có nhu cầu mở rộng
quy mô sản xuất. Theo đó, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của công ty không đáp

ứng được yêu cầu xử lý.
Do đó, việc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải nhằm đáp ứng được nhu cầu xử lý
trong tương lai là nhu cầu cấp thiết.

SVTH: Hoàng Văn Hiệu

Trang 1


Thiết kế giai đoạn 2 HTXLNT nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk công suất 1200
m3/ngày.đêm
Trên cơ sở đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thiết kế giai đoạn 2 hệ thống xử lý
nước thải nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk tại Tp.Buôn Mê Thuột công suất 1200
m3/ngày. đêm” làm Đề tài tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật môi trường.
1.2. MỤC TIÊU
Đề xuất phương án thiết kế giai đoạn 2 hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia Sài
Gòn – ĐăkLăk tại Tp.Buôn Mê Thuột công suất 1200m3/ngày đêm (QCVN
24:2009/BTNMT, cột B).
1.3. NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Tìm hiểu tính chất nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nhà máy bia Sài Gòn –
Đăklăk.
Thu thập số liệu nước thải đầu vào và công nghệ xử lý của một số nhà máy bia
khác, so sánh với tính chất nước thải của nhà máy bia Sài Gòn - ĐăkLăk để đưa ra tính
chất nước thải cần xử lý.
Đề xuất công nghệ và tính toán thiết kế, dự toán kinh tế cho 2 công nghệ .
So sánh 2 phương án với quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải nhà máy
bia Sài Gòn – ĐăkLăk về kỹ thuật và kinh tế để đưa ra phương án phù hợp.
Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý nước
thải.
Hoàn thiện công nghệ xử lý, triển khai bản vẽ công nghệ.

1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Thu thập tài liệu về nhà máy bia Sài Gòn ĐăkLăk, tìm hiểu về thành phần, tính
chất nước thải, lưu lượng.
Lựa chọn công nghệ trên cơ sở phù hợp với thành phần, tính chất nước thải, điều
kiện mặt bằng, tiêu chuẩn xả thải, khả năng đầu tư .
Dùng autocard để thể hiện các bản vẽ HTXLNT.
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
1.5.1. Đối tượng
Nước thải nhà máy bia Sài Gòn - ĐăkLăk.

SVTH: Hoàng Văn Hiệu

Trang 2


Thiết kế giai đoạn 2 HTXLNT nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk công suất 1200
m3/ngày.đêm
1.5.2. Phạm vi
Đề tài giới hạn trong việc tính toán thiết kế giai đoạn 2 hệ thống xử lý nước thải
nhà máy bia Sài Gòn – Đăklăk tại Tp.Buôn Mê Thuột theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Công suất thiết kế : 1200(m3/ngày.đêm).
Niên hạn thiết kế hệ thống xử lý nước thải là 20 năm.
Thời gian thực hiện : 10/03/2011 đến 01/07/2011.
1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Nước thải ngành sản xuất bia sau xử lý đã loại bỏ hầu hết các chất ô nhiễm gây
nguy hại cho môi trường. Góp phần ngăn chặn các tác nhân xấu ảnh hưởng đến con
người và môi trường.
Góp phần hạn chế và khắc phục các hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu
cho môi trường và con người.


SVTH: Hoàng Văn Hiệu

Trang 3


Thiết kế giai đoạn 2 HTXLNT nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk công suất 1200
m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về ngành bia
2.1.1. Sơ lược về bia
Định nghĩa bia của Pháp: “Bia là một loại đồ uống thu được từ quá trình lên men
dịch các chất chiết từ đại mạch nảy mầm, có bổ sung không quá 15% nguyên liệu
đường khác và hoa houblon”.
Định nghĩa bia của Đức: “Bia là một loại đồ uống thu nhận được nhờ lên men,
không qua chưng cất và chỉ sử dụng đại mạch nảy mầm, hoa houblon, nấm men và
nước”.
Định nghĩa Bia của Việt Nam : “Bia là loại đồ uống lên men có độ cồn thấp,
được làm từ nguyên liệu chính là malt đại mạch, houblon, nấm men và nước”.
Bia là loại nước giải khác có truyền thống lâu đời, có giá trị dinh dưỡng cao và
có độ cồn thấp, mùi vị thơm ngon và bổ dưỡng. Uống bia với một lượng thích hợp
không những có lợi cho sức khỏe, ăn cơm ngon, dễ tiêu hóa mà còn giảm được sự mệt
mỏi sau ngày làm việc mệt nhọc. Khi đời sống kinh tế xã hội phát triển nhu cầu tiêu
thụ bia của con người càng tăng.
So với những loại nước giải khát khác, bia có chứa một lượng cồn thấp (3 – 8%),
và nhờ có CO2 trong bia nên tạo nhiều bọt khi rót, bọt là đặc tính ưu việt của bia.
Về mặt dinh dưỡng, một lít bia có chất lượng trung bình tương đương với 25g
thịt bò hoặc 150g bánh mỳ loại một, hoặc tương đương với nhiệt lượng là 500 kcal. Vì
vậy bia được mệnh danh là bánh mỳ nước.

Ngoài ra trong bia còn có vitamin B1, B2, nhiều vitamin PP và axit amin rất cần
thiết cho cơ thể. Trong 100ml bia 10% chất khô có: 2,5 – 5 mg vitamin B1, 35 – 36 mg
vitamin B2 và PP .Chính vì vậy từ lâu bia đã trở thành thứ đồ uống quen thuộc được rất
nhiều người ưa thích.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới, dân số tương đối lớn, hơn 83 triệu người và có tỉ lệ
dân số trẻ chiếm đa số nên tiềm năng tiêu thụ nước giải khát nói chung và bia nói riêng
là rất lớn, cần được khai thác.
SVTH: Hoàng Văn Hiệu

Trang 4


Thiết kế giai đoạn 2 HTXLNT nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk công suất 1200
m3/ngày.đêm
Thực tế, ngành công nghiệp bia ở nước ta ngày càng phát triển mạnh và có những
bước tiến đáng kể về số lượng và chất lượng. Thành công của ngành bia không những
đóng góp một tỷ trọng không nhỏ vào ngân sách nhà nước mà còn góp phần tạo công
ăn việc làm cho hàng vạn lao động.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ngành bia
2.1.2.1. Trên thế giới
Bia là loại đồ uống có nguồn gốc từ rất lâu đời. Theo các nhà khảo cổ học, dụng
cụ nấu bia đầu tiên có nguồn gốc từ người Babilon, được chế tạo từ thế kỷ 37 trước
Công nguyên. Sách cổ do một ông vua Arập đã dạy cách làm đồ uống này từ đại mạch.
Người cổ ở Trung Quốc cũng làm ra thứ đồ uống này từ lúa mì, lúa mạch được
gọi là “Kju”. Bia từ đây mới truyền sang Châu Âu đến thế kỷ IX người ta mới bắt đầu
hoa Houblon và đến thế kỷ XV thì hoa Houblon mới được dùng chính thức để tạo
hương vị cho bia.
Năm 1516, ở Đức có luật Tinh khiết, quy định rằng: bia chỉ được sản xuất từ lúa
mạch, hoa houblon và nước.
Năm 1870, người ta bắt đầu dùng máy lạnh trong công nghệ sản xuất bia. Năm

1897, nhà bác học người Pháp đã phát hiện ra nấm men. Từ đó chất lượng bia được
nâng lên đáng kể, ngành công nghiệp sản xuất bia đã phát triển mạnh, sản phẩm tạo ra
đã thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người.
Ngày nay, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bia vẫn là malt, hoa Houblon và
nước. Ngoài ra còn một số nguyên liệu thay thế như: mì, gạo, đường, một số chất phụ
gia khác và vật liệu khác.
Khi đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng rượu, bia,
nước giải khát cũng tăng, lại là ngành có lợi nhuận cao nên trở thành ngành công
nghiệp tiêu dùng quan trọng, có mức tăng trưởng cao.
Do vị thế như vậy, nên mức sản xuất và tiêu dùng trên thế giới khá cao, mức tiêu
thụ bia bình quân của thế giới đạt: 22 lít/ người/năm, các nước Đức, Bỉ, Anh, Úc có
mức tiêu thụ bình quân từ: 100 – 140 lít/người/năm.
Châu Á là một trong những khu vực có mức tiêu dùng bia đang tăng nhanh.
Trong đó Trung Quốc đang đứng thứ nhì trên thế giới về sản xuất bia (sau Mỹ)
SVTH: Hoàng Văn Hiệu

Trang 5


Thiết kế giai đoạn 2 HTXLNT nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk công suất 1200
m3/ngày.đêm
Về chính sách quản lý, các nước trên thế giới như Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản,
Thái Lan, Trung Quốc....đều quan tâm đặc biệt đến việc kiểm tra giám sát các hoạt
động sản xuất phân phối và tiêu thụ rượu, bia, nước giải khát, vì đây là sản phẩm có lợi
nhuận cao.
2.1.2.2. Ngành bia Việt Nam
Ngành công nghiệp sản xuất bia Việt Nam có lịch sử hơn 100 năm. Xưởng sản
xuất bia đầu tiên được đặt tên là xưởng sản xuất bia Chợ Lớn, do một người Pháp tên
là Victor Larue mở vào năm 1875, là tiền thân của nhà máy bia Sài Gòn, nay là Tổng
công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn. Ở miền Bắc, vào năm 1889, một người

Pháp tên là Hommel đã mở xưởng bia ở Làng Đại Yên, Ngọc Hà, sau trở thành nhà
máy bia Hà Nội, nay là Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội. Trong quá
trình hình thành và phát triển, ngành sản xuất bia đã đạt mức tăng trưởng cao vào
những năm của thời kỳ mở cửa. Cùng với quá trình hội nhập, ngành sản xuất bia phát
triển về quy mô và trình độ công nghệ, trở thành một ngành công nghiệp có thế mạnh
khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO.
a.Vị trí vai trò của ngành bia rượu đối với nền kinh tế quốc dân
Trong nền kinh tế, bia - rượu - nước giải khát là ngành sản xuất vật chất có vai
trò quan trọng. Trước hết đây là ngành sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng nhằm đáp ứng
nhu cầu giải khát ngày càng tăng của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Hơn nữa, đây
cũng là ngành sản xuất có lợi nhuận cao và mức nộp thuế lớn, và là nguồn thu quan
trọng cho ngân sách Nhà nước.
Trong thời gian qua cùng với sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế, đời sống
xã hộ của nhân dân ta ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng bia, rượu, nước giải
khát càng tăng đã tạo điều kiện cho ngành Bia - Rượu - Nước giải khát ngày càng phát
triển (mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 8 - 12% ), và có đóng góp lớn cho ngân
sách Nhà nước.
b.Hiện trạng phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát
Sau gần 5 năm thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước
giải khát Việt Nam đến năm 2010 (theo quyết định số 28/2002/QĐ-TTg và quyết định
sửa đổi số 58/2003/QĐ-TTg), ngành Bia - Rượu - Nước giải khát ở nước ta nhìn chung
SVTH: Hoàng Văn Hiệu

Trang 6


Thiết kế giai đoạn 2 HTXLNT nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk công suất 1200
m3/ngày.đêm
đã đạt được những kết quả khả quan, không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng
cao.

Việc sắp xếp lại ngành đã có nhiều tiến triển tốt, các doanh nghiệp Nhà nước
thuộc ngành tích cực triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, thực hiện cổ
phần hoá bước đầu đã thu được kết quả khả quan. Một số doanh nghiệp thuộc ngành
hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng
cao, thương hiệu có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, khả năng cạnh tranh
cao, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tạo thêm việc làm, thu nhập ổn định cho người
lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO) và Tổng công ty
Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) là hai doanh nghiệp lớn trong ngành
đã có những đóng góp tích cực thông qua việc phối hợp với các doanh nghiệp khác để
huy động tối đa công suất thiết bị hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả
đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở các địa phương và thực sự
đóng vai trò chủ đạo trong ngành.
c.Tình hình sản xuất bia
Trong 5 năm gần đây, do nền kinh tế nước ta có mức tăng trưởng GDP cao, đời
sống của các tầng lớp dân cư được nâng lên, dân số tăng, tốc độ đô thị hoá diễn ra
nhanh chóng, du lịch ngày càng phát triển đã thu hút một lượng khách đáng kể vào
nước ta. Những yếu tố trên đã có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngành công nghiệp Bia. Ngành công nghiệp sản xuất bia Việt Nam bắt đầu phát
triển nhanh vào cuối thập kỷ vừa qua. Năm 2006, sản xuất bia chiếm tỷ trọng doanh
thu lớn nhất trong ngành đồ uống có cồn, chiếm khoảng 89% giá trị và 97% về sản
lượng. Sản lượng bia tăng từ 866 triệu lít năm 2002 lên 1,7 tỷ lít năm 2006 (tốc độ
tăng bình quân 18%/năm). Bình quân lượng bia tiêu thụ bình quân 1 người 1 năm đạt
15 lít năm 2006 (năm 2005 là 13 lít) và dự kiến con số này vào năm 2010 là
28lít/người/năm. Cụ thể như sau :
 Năm 2003, sản lượng bia đạt 1.290 triệu lít, tăng 20, 7% so với thực hiện
năm 2002.

SVTH: Hoàng Văn Hiệu


Trang 7


Thiết kế giai đoạn 2 HTXLNT nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk công suất 1200
m3/ngày.đêm
 Năm 2004, sản lượng và tiêu thụ bia toàn quốc đạt khoảng 1.405,5 triệu lít,
bằng 81% công suất thiết kế.
 Năm 2005 đạt 1.530,5 triệu lít tăng 8,9% so năm 2004 và so với mục tiêu
đề ra trong quy hoạch đến năm 2005 tăng 27,5%. Trong đó Habeco và
Sabeco đã sản xuất 605 triệu lít bia (không kể gia công) chiếm gần 40% sản
lượng bia toàn ngành;
 Năm 2006, sản lượng bia toàn ngành đạt 1,7 tỷ lít tăng xấp xỉ 13% so với
năm 2005.
d.Về năng lực sản xuất
Do yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các doanh
nghiệp sản xuất bia lớn, có trình độ quản lý tốt, có công nghệ và thiết bị hiện đại, có
thương hiệu và có uy tín đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường.
Vì vậy, những cơ sở sản xuất bia nhỏ, không có thương hiệu, không đủ khả năng
cạnh tranh, sản phẩm không tiêu thụ được, sản xuất kinh doanh thua lỗ, nợ đọng thuế
lớn nên phải phá sản, giải thể, chuyển hướng sang sản xuất ngành hàng khác, hoặc sáp
nhập vào các doanh nghiệp lớn .
Do việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và tác động của cơ chế thị trường
nên số lượng các cơ sở sản xuất bia đã giảm xuống so với những năm cuối thập kỷ 90
( năm 1998 có 469 cơ sở đến năm 2005 chỉ còn 329 cơ sở ), trong cả nước chỉ có 24
tỉnh, thành phố có sản xuất bia với sản lượng lớn hơn 20 triệu lít/năm.
Về quy mô của các doanh nghiệp qua thống kê cho thấy trong ngành sản xuất bia
có 3 doanh nghiệp có sản lượng trên 100 triệu lít/ năm là Sabeco có năng lực sản xuất
trên 300 triệu lít/năm, Habeco có năng lực sản xuất trên 200 triệu lít/năm và Công ty
lien doanh Nhà máy Bia Việt Nam có năng lực sản xuất trên 100 triệu lít/năm. Có 15
doanh nghiệp bia có công suất lớn hơn 15 triệu lít và 19 doanh nghiệp có sản lượng

sản xuất thực tế trên 20 triệu lít. Khoảng 268 cơ sở còn lại có năng lực sản xuất dưới 1
triệu lít/năm chủ yếu là bia hơi sản xuất từ thiết bị trong nước kỹ thuật lạc hậu, chất
lượng sản phẩm kém.

SVTH: Hoàng Văn Hiệu

Trang 8


Thiết kế giai đoạn 2 HTXLNT nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk công suất 1200
m3/ngày.đêm
Thị trường Bia Việt Nam có thể phân thành 3 nhóm sản phẩm: bia hơi, các sản
phẩm chủ đạo (là các loại bia chai, bia lon, có mức giá trung bình); nhóm sản phẩm có
thương hiệu quốc tế và sản phẩm trong nước nổi tiếng.
e.Về đầu tư
Mức tăng trưởng cao của ngành sản xuất bia như trên là nhờ các doanh nghiệp đã
tích cực đầu tư để nâng cao công suất, cải tiến thiết bị, hợp lý hoá dây chuyền, từ đó
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Trong khu vực nhà nước: Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài gòn sau khi tổ chức lại đã trở thành 2
doanh nghiệp nòng cốt trong việc đẩy mạnh đầu tư và hỗ trợ, giúp đỡ cho các doanh
nghiệp nhà nước sản xuất bia tại các địa phương.
Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội đã hoàn thành dự án nâng công
suất nhà máy bia Hà Nội tại 183 Hoàng Hoa Thám lên 100 triệu lít/năm; dự án đầu tư
chiều sâu, đổi mới, hiện đại hóa thiết bị công nghệ của Công ty cổ phần Bia Thanh hoá
nâng năng lực sản xuất từ 20 triệu lít lên 50 triệu lít năm. Các dự án trên đã được đưa
vào sử dụng và đạt hiệu quả cao. Tổng công ty cũng triển khai lập dự án đầu tư mới
Nhà máy Bia tại Vĩnh Phúc giai đoạn 1 công suất 100 triệu lít/năm (có khả năng mở
rộng nâng công suất lên 200 triệu lít/năm ).
Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn đã hoàn thành dự án đầu tư chiều

sâu nâng công suất nhà máy Bia Sài Gòn từ 160 triệu lít lên 210 triệu lít/năm; dự án
đầu tư Nhà máy Bia Sài Gòn-Cần Thơ với công suất 15 triệu lít/năm; tiếp nhận và
củng cố Nhà máy Bia Sóc Trăng và đến nay nhà máy này đã được khai thác một cách
có hiệu quả. Tổng công ty đang tích cực triển khai thực hiện dự án đầu tư Nhà máy Bia
Củ Chi công suất 200 triệu lít/năm.
Các doanh nghiệp bia địa phương cũng được sắp xếp lại. Một số doanh nghiệp
không hiệu quả đã chuyển sang hoạt động ngành nghề khác, một số sáp nhập vào các
Tổng công ty lớn, một số doanh nghiệp có khả năng đã tiến hành đầu tư chiều sâu đổi
mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và đã đạt hiệu quả cao như :
Công ty bia Bến Thành, Công ty bia Thanh Hóa, Công ty bia Hải Phòng, Công ty cổ
phần bia Nghệ An, Công ty bia Quảng Ninh, Công ty bia Thái Bình.
SVTH: Hoàng Văn Hiệu

Trang 9


Thiết kế giai đoạn 2 HTXLNT nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk công suất 1200
m3/ngày.đêm
2.2.Tổng quan về nhà máy bia Sài Gòn - ĐăkLăk
2.2.1.Khái quát về nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk
Tên đăng ký : Chi nhánh công ty cổ phần bia Sài Gòn – Miền Trung tại ĐăkLăk
(SAI GON - MIEN TRUNG BEER JOINT STOCK COMPANY BRANCH
DAKLAK)
Tên giao dịch : SADABECO.
Địa chỉ trụ sở chính : km 7 đường Nguyễn Chí Thanh phường Tân An Tp.Buôn
Mê Thuột, ĐăkLăk.
Điện thoại : 0500.3877567 – 3877579.
Email :
a.Lịch sử xây dựng và phát triển
Năm 2005, trước yêu cầu thị trường và để góp phần tăng nguồn thu ngân sách,

giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Được sự chấp thuận của UBND tỉnh
Đăklăk và Tổng Công TY Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn thống nhất xây dựng
một nhà máy bia có công nghệ hiện đại đóng trên địa bàn thành phố Buôn Mê thuột
tỉnh Đăklăk.
Ngày 02/02/2005 công ty chính thức được thành lập do 4 cổ đông sáng lập góp
vốn hình thành là : Tổng Công Ty Rượu - Bia - Nước Giải Khát Sài Gòn, Công ty
Rượu Bình Tây, Công ty đầu tư Xuất Nhập Khẩu ĐăkLăk, Công Ty Cao Su ĐăkLăk
với tổng vốn điều lệ là 80 tỷ VNĐ và chịu sự điều hành của Tổng Công Ty Rượu - Bia
- Nước Giải Khát Sài Gòn với tên gọi chi nhánh công ty cổ phần bia Sài Gòn – Miền
Trung tại ĐăkLăk.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là :
 Sản xuất bia, kinh doanh các sản phẩm bia, cồn, rượu, nước giải khát.
 Kinh doanh bất động sản, kho bãi, cửa hàng.
 Thương mại dịch vụ.
 Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Về cơ cấu tổ chức ban đầu của công ty ngoài hội đồng quản trị gồm 5 thành viên,
ban kiểm soát gồm 3 thành viên, đội ngũ cán bộ điều hành của công ty có 3 người.

SVTH: Hoàng Văn Hiệu

Trang 10


Thiết kế giai đoạn 2 HTXLNT nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk công suất 1200
m3/ngày.đêm
Ngày 10/03/2005 nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Buôn Mê thuột,
công ty làm lễ công bố triển khai dự án. Ngay sau khi công bố triển khai dự án, công
ty thực hiện ngay việc triển khai xây dựng nhà máy.
Trong 9 tháng thi công đến tháng 03/2007 công ty đưa vào nấu thử, tháng
04/2007 chiết thành công mẻ bia đầu tiên.

Ngày 1/5/2007, công ty tổ chức lễ khánh thành nhà máy và từ đây nhà máy của
công ty cính thức đi vào sản xuất.
Qua 8 tháng kể từ ngày nhà máy đi vào sản xuất tính đến cuối năm 2007 công ty
đã sản xuất được 26 triệu lít bia vượt kế hoạch HĐQT giao, chất lượng sản phẩm sau
sản xuất đều đạt tiêu chuẩn bia Sài Gòn, nộp ngân sách 73 tỷ VNĐ.
b.Cơ cấu tổ chức nhân sự
Công tác tổ chức bộ máy : song song với việc triển khai công tác thi công, công
ty đã tuyển chọn lao động và đưa vào đào tạo nghiệp vụ đối với số lao động có trình độ
kỹ sư, công nhân đảm bảo cho nguồn lực lâu dài của công ty khi nhà máy đi vào sản
xuất. Đội ngũ lao động này có đủ khả năng tiếp cận và vận hành hệ thống máy móc
hiện đại. Tính đến nay công ty có 169 lao động, số lao động này chủ yếu là dân trong
tỉnh trong đó có 6 lao động là người dân tộc tại chỗ.

SVTH: Hoàng Văn Hiệu

Trang 11


Thiết kế giai đoạn 2 HTXLNT nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk công suất 1200
m3/ngày.đêm
ĐẠI HỘI CỔ
ĐÔNG

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM
ĐỐC

P.
NẤULÊN
MEN

P.
CHIẾ
T
CHAI

P.
ĐỘNG
LỰC

P. KỸ
THUẬT
CÔNG
NGHỆ

P. TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍN

P.TÀI
CHÍN
H - KẾ
TOÁN


P.KẾ
HOẠCH
- KINH
DOANH

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk
c.Mục đích và phạm vi hoạt động :
Mục đích
Trong những năm tiếp theo để hoạt động của công ty ngày càng phát triển đồng
thời xác lập vị thế trên thị trường. Công ty sẽ tiếp tục duy trì sản xuất, trong sản xuất
chú trọng đến chất lượng sản phẩm và tiến tới mở rộng thêm 1 số lĩnh vực kinh doanh
mới như đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Lĩnh vực hoạt động
Ngày 20/9/2008 thực hiện chủ trương hợp nhất 3 công ty : công ty cổ phần bia
Sài Gòn – Phú Yên, công ty cổ phần bia Sài Gòn – Qui Nhơn, công ty cổ phần bia Sài
Gòn – ĐăkLăk nên công ty đổi thành chi nhánh công ty cổ phần bia Sài Gòn – Miền
Trung tại ĐăkLăk .
Lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh là :
 Sản xuất các sản phẩm bia, rượu, cồn, nước giải khát.
SVTH: Hoàng Văn Hiệu

Trang 12


Thiết kế giai đoạn 2 HTXLNT nhà máy bia Sài Gòn – ĐăkLăk công suất 1200
m3/ngày.đêm
 Mua bán các sản phẩm bia, rượu, cồn, nước giải khát.
 Cho thuê kho bãi.
 Cung cấp dịch vụ sản xuất công nghiệp thực phẩm.

 Mua bán nông sản, thực phẩm và vật tư trong ngành công nghiệp thực
phẩm.
d.Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Ngày 06/2006 công trình được khởi công xây dựng gồm 3 khu vực : khu vực sản
xuất, khu vực sản xuất, khu vực văn phòng và khu vực nhà phụ trợ, khu vực cây xanh
với vốn đầu tư là 220 tỷ VNĐ. Đây là một trong những nhà máy sản xuất bia có hệ
thống máy móc hiện đại tự động hóa cao. Công trình do 2 nhà thầu thi công là: Công
Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Lắp Chương Dương thi công xây dựng và Liên Doanh
nhà thầu Polyco – Krones – Imeco thiết kế cung cấp và lắp đặt thiết bị.

SVTH: Hoàng Văn Hiệu

Trang 13


×