Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
1
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý Thầy Cô trường Đại Học Kỹ
Thuật Công Nghệ Tp.Hồ Chí Minh, những người đã dìu dắt em tận tình, đã truyền
đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học
tập tại trường.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy, Cô Khoa Môi Trường
đặc biệt là thầy Lâm Vónh Sơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Ngoài ra tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn của tôi, những
người đã gắn bó, cùng học tập và giúp đỡ tôi trong những năm qua cũng như trong
suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010
Sinh viên
Võ Ngọc Thạch
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
2
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
11.Đặt vấn đề 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3.Nội dung luận văn 2
1.4.Phương pháp thực hiện 2
1.5 Giới hạn đề tài 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẾT MỔ VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ
2.1.Tổng quang ngành giết mổ 4
2.1.1: Các loại chất thải chủ yếu ngành giết mổ 5
2.1.2.Thành phần và tính chất nước thải 5
2.2 Tổng quang cơ sở giết mổ 8
2.2.1 Vò trí cơ sở 8
2.2.2 Nguồn cung cấp nước 9
2.2.3 Hệ thống giao thông 10
2.2.4 Nguồn tiếp nhận chất thải 10
2.2.5 Các hoạt động của cơ sở 10
2.2.6 Hiện trang môi trường 12
2.3 Các phương pháp xử lý nước thải giết mổ 13
2.3.1 Phương pháp cơ học 13
2.3.2 Phương pháp hóa lý 16
2.3.3 Phương pháp hóa học 21
2.3.4 Phương pháp sinh học 24
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
3
2.4 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải và lựa chọn phương án thích hợp 34
2.4.1 Phương án 1 37
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
3.1.Xác đònh các thông số tính toán: 39
3.2 Tính toán phương án 1 39
3.3 Tính toán phương án 2 74
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CHI PHÍ – LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
4.1.Mô tả công trình – thiết bò 96
4.1.2 Phương án 1 96
4.1.2.1 Mô tả công trình 96
4.1.2.2 Mô tả thiết bò 97
4.1.3 Phương án 2 101
4.1.3.1 Mô tả công trình 101
4.1.3.2 Môâ tả thiết bò 102
4.2 Dư toán 105
4.2.1 Phương án 1 105
4.2.2 phương án 2 106
4.3 So sánh phương án 1 và phương án 2 108
4.4 Lựa chọn công nghệ xử lý 109
4.5 Chi phí xử lý cho 1 m
3
nước thải 109
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.Kết luận 111
5.2 Kiến nghò 111
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:
o VSV_Vi sinh vật
o BOD_Biochemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy sinh hóa
o COD_Chemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy hóa học
o DO_Dissolved Oxygen: nồng độ oxy hòa tan
o SS_Suspended Solid: chất rắn lơ lửng
o MLSS_Mixed liquoz Suspended Solid: chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng
o F/M_Food – Microganism ratio: tỉ lệ thức ăn cho vi sinh vật
o RBC_Rotating Biological Contactors
o SBR_Sequence Batch Reactors
o UASB_Upflow Anaerobic Slude Blanket
o TCVN_Tiêu Chuẩn Việt Nam
o TCXD_Tiêu chuẩn Xây Dựng
o XLNT_Xử lý nước thải
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng phân thải ra hàng ngày của gia súc
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của phân một số loại gia súc
Bảng 2.3 Thành phần và tính chất của loại nước thải giết mổ:
Bảng 3.1 thông số xây dựng SCR
Bảng3.2 lượng phân theo nước thải vào bể Tự Hoại
Bảng 3.3 Sản lượng khí sinh ra từ một số nguyên liệu
Bảng 3.4 Các dạng khuấy trộn ở bể điều hòa. (xử lý nước thải đô thò và công
nghiệp - Lâm Minh Triết)
Bảng 3.5: Thông số thiết kế bể điều hòa
Bảng3.6 : công suất hòa tan oxy vào nước của thiết bò phân phối bọt khí nhỏ và
mòn (tra bảng 7-1 sách Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải – Trònh
Xuân Lai)
Bảng3.7 : Thông số thiết kế bể Aeroten
Bảng 3.8 Các thông số thiết kế bể lắng II : (xử lý nước thải đô thò và công nghiệp
- Lâm Minh Triết)
Bảng3.9 : thông số thiết kế bể lắng II
Bảng 3.10 Liều lượng chlorine cho khử trùng. (xử lý nước thải đô thò và công
nghiệp - Lâm Minh Triết)
Bảng 3.11 Các thông số thiết kế cho bể tiếp xúc chlorine. (xử lý nước thải đô thò
và công nghiệp - Lâm Minh Triết)
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
6
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn gốc mọi sự biến đổi về môi trường sống đang xảy ra hiện nay trên
thế giới cũng như ở nước ta là các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội loài
người. Các hoạt động này một mặt làm cải thiện chất lượng cuộc sống của con
người , mặt khác lại đang tạo ra hàng loạt khan hiếm , cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên, gây ô nhiễm , suy thoái môi trường khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy,
bảo vệ môi trường trở thành vấn đề toàn cầu, là quốc sách của hầu hết các nước
trên thế giới.
Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Nền kinh tế thò trường là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi ngành kinh
tế , trong đó có ngành chế biến lương thực , thực phẩm tạo ra các sản phẩm có giá
trò phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên,
ngành này cũng tạo ra một lượng lớn chất thải rắn, khí, lỏng… là một trong những
nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường chung của đất nước. Cùng với ngành công
nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thì ngành giết mổ cũng trong tình trạng đó.
Do đặc điểm công nghệ của ngành, ngành giết mổ đã sử dụng một lượng nước khá
lớn trong quá trình chế biến. Vì vậy, ngành đã thải ra một lượng nước khá lớn
cùng với các chất thải rắn, khí thải. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do ngành chế
biến thuỷ sản thải trực tiếp ra môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của các
nhà quản lý môi trường. Nước bò nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng đến con người và sự
sống của các loài thuỷ sinh cũng như các loài động thực vật sống gần đó. Vì vậy,
việc nghiên cứu xử lý nước thải ngành giết mổ cũng như các ngành công nghiệp
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
7
khác là một yêu cầu cấp thiết đặt ra không chỉ đối với những nhà làm công tác
bảo vệ môi trường mà còn cho tất cả mọi người chúng ta.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Với hiện trạng môi trường như vậy, vấn đề nghiên cứu công nghệ thích hợp
xử lý nước thải cho ngành giết mổ là cần thiết. Đề tài này được thực hiện nhằm
mục đích nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý thích hợp cho cơ sở giết mổ
Đặng Thò Hùng.
1.3 NỘI DUNG LUẬN VĂN
• Tiềm hiểu về hoạt động của cơ sở giết mổ – Đặng Thò Hùng: Thu thập tài
liệu, số liệu, đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất, khả năng gây ô
nhiễm môi trường và xử lý nước thải trong ngành giết mổ.
• Xác đònh đặc tính nước thải: Lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải,
khả năng gây ô nhiễm, nguồn xã thải.
• Lựa chọn thiết kế công nghệ và xây dựng kế hoạch quản lý_vận hành
công trình xử lý nước thải.
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
• Tổng hợp, phân tích những tài liệu, số liệu thu thập được.
• Đề xuất công nghệ xử lý.
• Tính toán các công trình đơn vò.
• Tính toán kinh tế.
• Phân tích khả thi
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
8
1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Việc ứng dụng công nghệ xử lý chung cho một ngành công nghiệp là rất khó
khăn , do mỗi nhà máy có đặc trưng riêng về công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu…
nên thành phần và tính chất nước thải khác nhau. Phạm vi ứng dụng của đề tài là
xử lý nước thải cho cơ sở giết mổ Đặng Thò Hùng và một số cơ sở khác nếu có
cùng đặc tính chất thải đặc trưng.
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
9
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGÀNH GIẾT MỔ VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ
2.1 TỔNG QUAN NGÀNH GIẾT MỔ
ðến đầu năm 2010, UBND TP đã chỉ đạo lập, thẩm định và phê duyệt 8 dự án
đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ với cơng suất thiết kế là 340 con trâu, bò, 61.00 con
lợn, 54.000 con gia cầm, tương ứng 51 tấn thịt trâu, bò, 305 tấn thịt lợn và 81 tấn thịt
gia cầm/ngày
Các chủ đầu tư tích cực đẩy nhanh tiến độ dự án, dự kiến 8 dự án đầu tư xây
dựng sẽ đi vào hoạt động trong năm 2010 – 2011 bao gồm các dự án. Dự án giết mổ
gia cầm ðơng Anh, dự án giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm Hà Bình Phương,
dự án giết mổ gia súc Xn Nộn, dự án giết mổ gia súc Lệ Chi, dự án giết mổ gia súc
Trạch Mỹ Lộc, dự án giết mổ gia súc Thắng Lợi, dự án mổ trâu, bò Quang Lãng, Trị
Thũy, dự án giết mổ Phũ lỗ và ðơng Xn.
Trong cuộc hợp gần đây nhất tổ soạn thảo quy hoạch đều có chung nhận
đònh: Vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y, môi trường vẩn còn
khá nghiêm trọng. Hiện nay cơ quan chức năng mới quản lý được các cơ sở giết
mổ tập trung, còn các hộ nhỏ lẻ nằm ngoài kiểm soát.
Một số cơ sở giết mổ thường xuyên có hiện diện cán bộ thú y, nhưng tình
trạng mất vệ sinh vẩn không khắc phục được. Điển hình là giết mổ gia cầm tại chợ
đầu mối Bắc Thăng Long, cán bộ thú y kiểm tra đơn giản và đóng dấu để “yên
long người tiêu dùng”.
Khảo sát thực tế cho thấy, hiện nay tại các quận nội thành vẩn còn khá phổ
biến tư thong đưa gia cầm sống vào buôn bán và mối nguy hại tại các ngo, phố
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước tình hình cụ thể, theo quy hoạch
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
10
các cơ dở giết mổ, đến năm 2020, sẽ có 16 cơ sở giết mổ công nghiệp đi vào hoạt
động, 72 cơ sở giết mổ thủ công tập trung.
Như vậy, theo lộ trình đến năm 2020, giết mổ công nghiệp phải chiếm thò
phần khoảng 80%, giết mổ thủ công tập trung còn 15% và các hộ gia đình giết mổ
nhỏ lẻ còn chiếm 5%
2.1.1 Các Loại Chất Thải Chủ Yếu Ngành Giết Mổ
• Nguồn gốc các loại chất thải và ô nhiễm chủ yếu:
Nước thải: nguồn gốc
Nước thải từ quá trình giết mổ
Nước vệ sinh thiết bò trong cơ sở và từ chuồng trại
Nước sinh hoạt cho các công nhân của cơ sở
Ngoài ra ngành giết mổ là một ngành đòi hỏi sử dụng nước rất nhiều, ở các
công đoạn:
Chọc tiết heo
Cạo lông heo và làm sạch nội tạng
Không khí:
Vấn đề nảy sinh chủ yếu là các mùi khó chòu từ các chuồng gia súc,
phân, nước tiểu, lông, ruột và từ nước thải.
Tiếng ồn:
Chủ yếu gây ra do quạt thông gió, do vận chuyển và do súc vật bò
nhốt.
Chất thải:
Tạo ra gồm có các chất thải từ quá trình giết gia súc như cặn bả,
lông, phân heo, ruột, máu và các thành phần hữu cơ khác.
2.1.2 Thành Phần Và Tính Chất Nước Thải
• Tính chất nước thải
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
11
Huyết được thu lại và sử dụng như sản phẩm phụ, các thành phần khác như
phân, nước tiểu, lông, nước mô sẽ đưa vào nước thải. Vì vậy, nước thải của chế
biến thòt chứa chất béo, màng nhầy, dầu mỡ, lông, máu, bụi bẩn với tải lượng ô
nhiễm cao
Nước thải của các cơ sở giết mổ có nồng độ chất rắn cao, BOD và COD
khá cao và luôn luôn chứa một lượng lớn các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất
của cacbon, nito, photpho. Các hợp chất hữu cơ này làm tăng độ phì của nước
đồng thời dễ bò phân hủy bởi các vi sinh vật , gây mùi hôi thối và làm ô nhiễm
nguồn nước.
Nước thải của công nghệ chế biến thòt gần giống nước thải sinh hoạt nhưng
có độ nhiễm cao hơn nhiều. Chúng có nồng độ dầu mỡ, axit béo rất cao. Nước thải
giết mổ còn chứa chất dinh dưỡng như Protein.
Phân là những chất liệu trong thức ăn mà cơ thể gia súc không sử dụng hay
không thể tiêu hóa được và thải ra ngoài cơ thể.
Loại phân thải ra mỗi ngày tùy thuộc vào giống, loài gia súc, độ tuổi, khẩu
phần thức ăn và trọng lượng của gia súc.
Bảng 2.1: Lượng phân thải ra hàng ngày của gia súc
Loại gia súc Lượng phân (kg/ngày)
Heo từ 15-45 kg 1-3
Heo từ 45-100kg 3-5
Nguồn: Nguyễn Thò Hoa Lý, 1994
Thành phần của phân:
Những chất không tiêu hóa được hoặc những chất thoát khỏi sự tiêu hóa của
VSV hay các men tiêu hóa (chất xơ, protein không tiêu hóa được), acid amin thoát
khỏi sự hấp thu (được thải qua nước tiểu: acid uric ở gia cầm, ure ở gia súc). Các
khoáng chất cơ thể không sử dụng được K
2
O, P
2
O
5
, CaO, MgO,
Các chất cặn bã của dòch tiêu hóa: trypsin, pepsin,
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
12
Các mô tróc ra từ niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra
ngoài.
Các VSV bò nhiễm trong thức ăn, ruột: virus, vi trùng, ấu trùng, trứng giun
sán, bò tống ra ngoài.
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của phân một số loại gia súc
Thành phần hóa học (% trọng lượng khô)
Loại gia súc
Chất tan dễ
tiêu
Nitơ Phospho C/N
Bò sữa 7.98 0.38 0.1 20-25
Bò thòt 9.33 0.70 0.20 20-25
Heo 7.02 0.83 0.47 20-25
Cừu 21.50 1.00 0.30 -
Gà 16.80 1.20 1.20 7-15
Ngựa 14.30 0.86 0.13 18.00
Trâu 10.20 0.31 - -
Nguồn: Ngô Kế Sương_Nguyễn Lân Dũng, 1997.
• Thành phần nước thải
Gần giống nước thải sinh hoạt nhưng có độ nhiễm cao hơn nhiều. Chúng có
nồng độ dầu mở, acid béo cao. Nước thải chứa nhiều protein, khi diamin hóa sẽ
tạo ra một lượng NH
3
nên cần được nitrat hóa. Ngoài ra, trong nước thải cón có
chứa chất tẩy rửa, lông…. Do dễ phân hũy sinh học nên nước thải từ hoạt động
giết mổ dễ gây ô nhiễm nguồn nước, có mùi hôi và chứa vi khuẩn gây bệnh. Nước
thải còn có nồng độ chất dinh dưỡng như N, P cao nên dễ gây phú dưỡng hóa
nguồn nước.
Bảng 2.3 Thành phần và tính chất của loại nước thải giết mổ:
Số thứ tự Thông số Hàm lượng và tính chất
1 pH 5,3 – 8,9
2 Độ dẫn điện (m
3
/cm) 2,8 – 6,1
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
13
3 Clorit (mg/l) 1,1 – 390
4 Chất rắn qua lọc (mg/l) 160 – 580
5 BOD
5
(mg/l) 1500 – 7400
6 COD
5
(mg/l) 2400 – 9600
7 TCO (mg/l) 1180 – 3400
8 Chất béo (mg/l) 115 – 300
9 Axit hữu cơ (mg/l) 61 – 350
10 Ni-tơ amon (mg/l) 230 – 1120
11 H
2
S (mg/l) 0 – 20
12 Photpho tổng số (mg/l) 16 – 53
13 Độ cứng (mg/l) 35,6 – 125
14 Độ kiềm (NaOH) (mol/l) 30 - 70
Nguồn : Viện Môi Trường Và Tài Nguyên
2.2 TỔNG QUAN CƠ SỞ GIẾT MỔ :
2.2.1 Vò Trí Cơ Sở
Cơ sở giết mổ heo Đặng Thò Hùng tọa lạc tại ấp Vónh Phước, Xã Phước Lý,
huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An. Cơ sở đã được cải tạo ( mở rộng) và đi vào hoạt
động từ năm 2002, đây là lò mổ tập trung của huyện Cần Giuộc với công suất giết
mổ 200con/ngày để phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân trong khu vực
xung quanh lò mổ. Hiện tại trong khu vực gần cơ sở dân cư tương đối thưa và cách
nhà máy giấy Hồng Châu 15 mét. Vò trí có các mặt tiếp giáp như sau:
Phía Đông giáp với kênh TĐI ( Tập Đoàn I )
Phía Tây giáp đường tỉnh 826 ( thửa 981, 1439)
Phía Nam giáp với thửa 1068 ( Ruộng)
Phía Bắc giáp với thửa 1439, 983 ( cty giấy Hồng Châu)
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
14
• Tổng diện tích mặt bằng : 1450m
2
bao gồm
Diện tích xây doing nhà xưởng mở rộng 576m
2
Diện tích nhà xưởng hiện hữu : 976m
2
Phần diện tích còn lại thực hiện các công trình phụ như rào, đường
nội bộ, cây xanh, khu xử lý nước thải…
Vò trí cơ sở có các thuận thợi khó khăn như sau :
Thuận lợi
Do vò trí nằm cạnh đường tỉnh 826, đường này tương đối rộng các loại xe tải
nhỏ, bagát đều được phép lưu thông ra vào cơ sở nên rất thuận lợi cho việc vận
chuyển heo hơi từ các nơi về giết mổ, đồng thời thuận lợi cho việc vận chuyển thòt
thành phẩm đi các nơi xung qaunh khu vực.
Hầu hết các lò mổ trong khu vực đều thực hiện tại hộ gia đình riêng lẻ,
không đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như chưa có hệ thống xử lý môi trường,
hơn nữa vi trí của cơ sở đã được Ũy Ban Nhân Dân (UBND) huyện Cần Giuộc
quy hoạch là lò mổ tập trung của khu vực, cho nên chúng tôi tin rằng với sự tín
nhiệm của nhân, UBND huyện Cần Giuộc, sản phẩm heo thòt sau khi giết mổ từ cơ
sở của chúng tôi sẽ đáp ứng được yêu cầu của thò trường tiêu thụ.
Khó khăn
Vẫn còn các hộ dân cư xen kẻ trong khu vực, và việc sử dụng nguồn nước
từ sông Cầu Tràm để sinh hoạt tắm giặt nên vấn đề khống chế ô nhiễm cần được
thực hiện nghiêm ngặt đặc biệt là tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn từ quá trình
giết mổ.
Trong khu vực chứa có hệ thống thoát nước chung.
2.2.2 Nguồn Cung Cấp Nước
Trong khu vực hiện nay có hệ thống cấp nước từ hệ thống giếng khoan của
cơ sở sâu 194m với khối lượng nước sử dụng:
Nước dùng trong sản suất : khoản 49,5 m
3
ngày
Nước dùng cho sinh hoạt : 2,5 m
3
/ngày
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
15
2.2.3 Hệ Thống Giao Thông
Hệ thống giao thông theo đường tỉnh 826 chủ yếu nối liền các cơ sở với các
Huyện, xã, đi đến Thành Phố Hồ Chí Minh… đồng thời củng rất thuận lợi cho
việc vận chuyển các nguyên liệu và phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
2.2.4 Nguồn Tiếp Nhận Chất Thải.
• Nước thải:
Trong khu vực chưa có hệ thống thoát nước thải tập trung, do đó cơ sở
chúng tui bố trí hệ thống thoát nước riêng dẫn toàn bộ lượng nước thải của sơ sở
bao gồm: nước thải trong quá trình giết mổ, nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng
bể tự hoại, tất cả nước thải này được tập trung theo đường cống dẫn của cơ sơ qua
hệ thống xử lý nước thải gồm 3 ngăn.
Ngăn thứ nhất : dài 4m rộng 2,3m
Ngăn hai có kích thước bằng ngăn thứ ba: 2,3m rộng 2m
Do diện tích mặt bằng cơ sở rộng cho nên cơ sở đã dành diện tích để bố trí
hai ao sinh học để chứa nước thải trước khi thoát ra kênh nội đồng. Sơ sở chúng tôi
cũng cố gắng hết sức tập trung vào việc theo dõi chất lượng của nước thải sau khi
qua hệ thống xử lý nước thải, để đảm bảo nước thải sau khi thải ra môi trường dạt
tiêu chuẩn cho phép TCVN 6980 – 2001 và tiêu chuẩn TCVN 5945 – 1995 ( loại
A) trước khi cho nước thoát ra kênh Cầu Tràm.
• Chất thải rắn:
Hiện nay khu vực Huyện Cần Giuộc chưa xây dựng được bãi chôn lấp chất
thải tập trung mà chỉ hình thành bãi thải tạm thời, vì vậy chất thải rắn của cơ sở có
khối lượng nhỏ bao gồm lông, phân heo, phế phẩm do quá trình giết mổ, cơ sở hợp
đồng và bán cho các đơn vò chăn nuôi cá có nhu cầu sử dụng.
2.2.5 Các Hoạt Động Của Cơ Sở:
• Vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư là 210.000.000 đồng trong đó gồm cả vốn đầu tư xây dựng
trang thiết bò và vốn lưu động.
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
16
• Nguyên, Nhiên vật liệu:
Heo sống là nguyên liệu cung cấp cho quá trình hoạt động giết mổ heo,
nhiên liệu được sử dụng chủ yếu là điện năng và củi. Điện năng được sử dụng
chạy máy bơm nước và chiếu sáng, củi sử dụng cho lò đun nước nóng.
Điện năng được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia, đã hạ thế xuống 220v
và củi sử dụng rộng rải trong khu vực. Củi được cung cấp từ các cơ sở bán chất đốt
trong Huyện.
• Sản phẩm và công suất:
Sản phẩm của cơ sở là thòt heo và nội tạng của heo.
Công suất suất hoạt động là 1600 – 2000 kg heo sống/ngày
• Quy trình sản xuất của cơ sở giết mổ heo Đặng Thò Hùng:
Cơ sở giết mổ heo Đặng Thò Hùng : đây là lò giết mổ tập trung của huyện
Cần Giuộc với công suất giết mổ là 200 con heo ngày/đ.
Heo sống nguyên liệu cung cấp cho quá trình hoạt động giết mổ heo, heo
sống được cơ sở thu mua từ các hộ gia đình chăn nuôi trong khu vực Huyện Cần
Giuộc, heo sống được thu mua trong suốt ngày và lưu trử trong chuồn heo.
Giết mổ heo :
Khu vực tiếp nhận:
Để giảm thiểu căng thẳng cho gia súc, chống suy kiệt và tống các vi trùng
ra khỏi ruột, gia súc được lưu lại 21 giờ và thường xuyên được kiểm tra sức khoẻ
trước khi giết mổ
Làm ngất:
Trước khi mổ, heo bò làm ngất bằng dòng điện tần suất cao, điện áp thấp và
được kéo lên giá treo để mổ.
Cắt tiết :
Động mạch và tónh mạch cổ bò cắt đứt để máu chảy ra heat và làm mềm
các cơ thòt để cạo lông được dễ dàng.
Nhúng nóng và cạo lông :
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
17
Sau khi thọc huyết xong, heo được nhúng vào nước nóng ( khỏang 60
o
) từ 4
– 5 phút rồi cạo lông.
Moi ruột :
Đầu heo được cắt riêng và bụng được mổ banh ra . Phần nội tạng được
chuyển đi để tách riêng những phần dùng được và không dùng được.
Cắt xẻ :
Phần thân heo sẽ được đưa sang khu vực pha thòt để phân loại. Thit heo và
xương heo sau khi được phân loại sẽ chuyển sang khu vực treo thòt chờ tiêu thụ.
Công nhân trong cơ sở được trang bò đồ bảo hộ và được kiểm tra sức khỏe 3
tháng/1 lần.
• Công suất thực hiện trong năm :
Số lượng heo giết mổ trung bình trong năm khoảng 60000 con/năm
• Nhu cầu cấp nước:
Nước dùng cho sản xuất : 49,5 m
3
/ngày
Nước dùng cho sinh hoạt : 2,5 m
3
/ngày
Nước dùng trong sinh hoạt chỉ sử dụng để rửa tay chân ( giết mổ xong công
nhân về nhà nghỉ). Vì công nhân trong cơ sở chủ yếu là người dân đòa phương
trong Huyện, chỉ có 4 – 5 công nhân ở lại. Nhu cầu sử dụng nước 2,5 m
3
/ngày
2.2.6 Hiện Trạng Môi Trường
• Môi trường không khí
Theo kết quả của Sở Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường Long An
đo đạc: nồng độ các chất ô nhiễm (NO
2
, SO
2
, CO) trong không khiq tại khu
vực đều nhỏ hơn tiêu chuẩn (TCVN 5937 – 1995) quy đònh
• Nguồn nước ngầm:
Theo kết quả phân tích của Sở Y Tế Long An – Trung Tâm Y Tế Dự
Phòng cho thấy, nguồn nước ngầm tại khu vực dự án khá tốt, có thể dùng
cấp nước cho mục đích sinh hoạt nếu được xử lý sơ bộ.
• Nguồn nước mặt:
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
18
Theo kết quả phân tích của Sở Y Tế Long An – Trung Tâm Y Tế Dự
Phòng cho thấy, chất lượng nguồn nước từ sông Cầu Tràm có các thông số (
BOD
5
. COD. SS) vượt tiêu chuản một tí (TCVN 6772 – 2000). Điều này
chứng tỏ nguồn nước mặt tại khu vực đã có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ.
2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ
2.3.1 PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC
Phương pháp xử lý cơ học sử dụng nhằm mục đích tách các chất không hoà tan
và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải .Những công trình xử lý cơ học
bao gồm :
• Song Chắn Rác
Song chắn rác nhằm chắn giử các cặn bẩn có kích thước lớn hay ở dạng sợi:
giấy, rau cỏ, rác … được gọi chung là rác .Rác được chuyển tới máy nghiền để
nghiền nhỏ,sau đó được chuyển tới bể phân huỷ cặn (bể mêtan) .Đối với các tạp
chất < 5 mm thường dùng lưới chắn rác .Cấu tạo của thanh chắn rác gồm các thanh
kim loại tiết diện hình chữ nhật, hình tròn hoặc bầu dục… Song chắn rác được chia
làm 2 loại di động hoặc cố đònh, có thể thu gom rác bằng thủ công hoặc cơ khí.
Song chắn rác được đặt nghiêng một góc 60 – 90
0
theo hướng dòng chảy.
• Bể Lắng Cát
Bể lắng cát dùng để tách các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn hơn
nhiều so với trọng lượng riêng của nước như xỉ than , cát …… ra khỏi nước thải .
Cát từ bể lắng cát được đưa đi phơi khô ở sân phơi và cát khô thường được sử
dụng lại cho những mục đích xây dựng .
• Bể Lắng
Bể lắng dùng để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng
lượng riêng của nước. Chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáy, còn chất
lơ lửng nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước hoặc tiếp tục theo dòng nước đến công
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
19
trình xử lý tiếp theo. Dùng những thiết bò thu gom và vận chuyển các chất bẩn
lắng và nổi (ta gọi là cặn ) tới công trình xử lý cặn .
Dựa vào chức năng , vò trí có thể chia bể lắng thành các loại : bể lắng
đợt 1 trước công trình xử lý sinh học và bể lắng đợt 2 sau công trình xử lý sinh học
.
Dựa vào nguyên tắc hoạt động, người ta có thể chia ra các loại bể lắng
như : bể lắng hoạt động gián đoạn hoặc bể lắng hoạt động liên tục .
Dựa vào cấu tạo có thể chia bể lắng thành các loại như sau : bể lắng
đứng , bể lắng ngang ,bể lắng ly tâm và một số bể lắng khác .
• Bể Lắng Đứng
Bể lắng đứng có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật trên mặt bằng. Bể lắng
đứng thường dùng cho các trạm xử lý có công suất dưới 20.000 m
3
/ngàêm .
Nước thải được dẫn vào ống trung tâm và chuyển động từ dưới lên theo phương
thẳng đứng . Vận tốc dòng nước chuyển động lên phải nhỏ hơn vận tốc của các hạt
lắng . Nước trong được tập trung vào máng thu phía trên .Cặn lắng được chứa ở
phần hình nón hoặc chóp cụt phía dưới
• Bể Lắng Ngang
Bể lắng ngang có hình dạng chữ nhật trên mặt bằng, tỷ lệ giữa chiều rộng
và chiều dài không nhỏ hơn ¼ và chiều sâu đến 4m .Bể lắng ngang dùng cho các
trạm xử lý có công suất lớn hơn 15.000 m
3
/ ngàêm. Trong bể lắng nước thải
chuyển động theo phương ngang từ đầu bể đến cuối bể và được dẫn tới các công
trình xử lý tiếp theo , vận tốc dòng chảy trong vùng công tác của bể không được
vượt quá 40 mm/s . Bể lắng ngang có hố thu cặn ở đầu bể và nước trong được thu
vào ở máng cuối bể .
• Bể Lắng Ly Tâm
Bể lắng ly tâm có dạng hình tròn trên mặt bằng, đường kính bể từ 16 đến 40
m (có trưòng hợp tới 60m) ,chiều cao làm việc bằng 1/6 – 1/10 đường kính bể .Bể
lắng ly tâm được dùng cho các trạm xử lý có công suất lớn hơn 20.000 m
3
/ngđ .
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
20
Trong bể lắng nước chảy từ trung tâm ra quanh thành bể .Cặn lắng được dồn vào
hố thu cặn được xây dựng ở trung tâm đáy bể bằng hệ thống cào gom cặn ở phần
dưới dàn quay hợp với trục 1 góc 45
0
.Đáy bể thường được thiết kế với độ dốc i =
0,02 – 0,05 .Dàn quay với tốc độ 2-3 vòng trong 1 giờ . Nước trong được thu vào
máng đặt dọc theo thành bể phía trên .
• Bể Vớt Dầu Mỡ
Bể vớt dầu mỡ thường được áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ
(nước thải công ngiệp) ,nhằm tách các tạp chất nhẹ .Đối với thải sinh hoạt khi
hàm lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ thực hiện ngay ở bể lắng nhờ
thiết bò gạt chất nổi .
• Bể Lọc
Bể lọc nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách
cho nước thải đi qua lớp lọc đặc biệt hoặc qua lớp vật liệu lọc. Bể này được sử
dụng chủ yếu cho một số loại nước thải công nghiệp . Quá trình phân riêng
được thực hiện nhờ vách ngăn xốp, nó cho nước đi qua và giữ pha phân tán lại
.Quá trình diễn ra dưới tác dụng của áp suất cột nước .
Hiệu quả của Phương pháp xử lý cơ học
Có thể loại bỏ được đến 60% tạp chất không hoà tan có trong nước thải và
giảm BOD đến 30% . Để tăng hiệu suất công tác của các công trình xử lý cơ học
có thể dùng biện pháp làm thoáng sơ bộ, thoáng gió đông tụ sinh học, hiệu quả xử
lý có thể đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 40-50 % theo BOD.
Trong số các công trình xử lý cơ học có thể kể đến bể tự hoại , bể lắng hai
vỏ , bể lắng trong có ngăn phân huỷ là những công trình vừa để lắng vừa để phân
huỷ cặn lắng .
2.3.2 PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ
Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý là áp dụng
các quá trình vật lý và hoá học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
21
tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng
cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường .Giai
đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các
phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh
.
Những phương pháp hoá lý thường được áp dụng để xử lý nước thải là : keo
tụ, đông tụ, tuyển nổi, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc …
• Phương Pháp Keo Tụ Và Đông Tụ
Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không
thể tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hoà tan vì chúng là những
hạt rắn có kích thước quá nhỏ. Để tách các hạt rắn đó một cách có hiệu quả
bằng phương pháp lắng, cần tăng kích thước của chúng nhờ sự tác động tương
hổ giữa các hạt phân tán liên kết thành tập hợp các hạt, nhằm tăng vận tốc
lắng của chúng.Việc khử các hạt keo rắn bằng lắng trọng lượng đòi hỏi trước
hết cần trung hoà điện tích của chúng, thứ đến là liên kết chúng với nhau. Quá
trình trung hoà điện tích thường được gọi là quá trình đông tụ (coagulation) ,
còn quá trình tạo thành các bông lớn hơn từ các hạt nhỏ gọi là quá trình keo tụ
(flocculation).
• Phương Pháp Keo Tụ
Keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các chất cao phân tử vào
nước. Khác với quá trình đông tụ , khi keo tụ thì sự kết hợp diễn ra không chỉ do
tiếp xúc trực tiếp mà còn do tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bò hấp
phụ trên các hạt lơ lửng .
Sự keo tụ được tiến hành nhằm thúc đẩy quá trình tạo bông hydroxyt nhôm
và sắt với mục đích tăng vận tốc lắng của chúng . Việc sử dụng chất keo tụ cho
phép giảm chất đông tụ , giảm thời gian đông tụ và tăng vận tốc lắng .
Cơ chế làm việc của chất keo tụ dựa trên các hiện tượng sau : hấp phụ phân
tử chất keo trên bề mặt hạt keo ,tạo thành mạng lưới phân tử chất keo tụ .Sự dính
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
22
lại các hạt keo do lực đẩy Vanderwalls .Dưới tác động của chất keo tụ giữa các
hạt keo tạo thành cấu trúc 3 chiều ,có khả năng tách nhanh và hoàn toàn ra khỏi
nước .
Chất keo tụ thường dùng có thể là hợp chất tự nhiên và tổng hợp chất keo
tự nhiên là tinh bột , ete , xenlulozơ , dectrin (C
6
H
10
O
5
)
n
và dioxyt silic hoạt tính
(xSiO
2
.yH
2
O).
• Phương Pháp Đông Tụ
Quá trình thuỷ phân các chất đông tụ và tạo thành các bông keo xảy ra theo
các giai đoạn sau :
Me
3+
+ HOH
⇔
Me(OH)
2+
+ H
+
Me(OH)
2+
+ HOH
⇔
Me(OH)
+
+ H
+
Me(OH)
+
+ HOH
⇔
Me(OH)
3
+ H
+
Me
3+
+ 3HOH
⇔
Me(OH)
3
+ 3 H
+
Chất đông tụ thường dùng là muối nhôm, sắt hoặc hoặc hỗn hợp của chúng.
Việc chọn chất đông tụ phụ thuộc vào thành phần, tính chất hoá lý, giá thành,
nồng độ tạp chất trong nước, pH .
Các muối nhôm được dùng làm chất đông tụ : Al
2
(SO
4
)
3
.18H
2
O, NaAlO
2
,
Al(OH)
2
Cl, Kal(SO
4
)
2
.12H
2
O, NH
4
Al(SO
4
)
2
.12H
2
O .Thường sunfat nhôm làm chất
đông tụ vì hoạt động hiệu quả pH = 5 – 7.5
, tan tốt trong nước, sử dụng dạng khô
hoặc dạng dung dòch 50% và giá thành tương đối rẽ .
Các muối sắt được dùng làm chất đông tụ : Fe(SO
3
).2H
2
O , Fe(SO
4
)
3
.3H
2
O ,
FeSO
4
.7H
2
O và FeCl
3
. Hiệu quả lắng cao khi sử dụng dạng khô hay dung dòch 10
-15%.
• Tuyển Nổi
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng
rắn hoặc lỏng) phân tán không tan , tự lắng kém ra khỏi pha lỏng . Trong xử lý
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
23
nước thải ,tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng và làm đặc bùn
sinh học .Ưu điểm cơ bản của phương pháp này so với phương pháp lắng là có thể
khử được hoàn toàn các hạt nhỏ hoặc nhẹ , lắng chậm , trong một thời gian ngắn
.Khi các hạt đã nổi lên bề mặt ,chúng có thể thu gom bằng bộ phận vớt bọt
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường
là không khí ) vào trong pha lỏng .Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi
của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt ,sau
đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn
trong chất lỏng ban đầu .
• Hấp Phụ
Phương pháp hấp phụ được dùng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải
khỏi các chất hữu cơ hoà tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi nước
thải có chứa một hàm lượng rất nhỏ các chất đó .Những chất này không phân huỷ
bằng con đường sinh học và thường có độc tính cao .Nếu các chất cần khử bò hấp
phụ tốt và chi phí riêng cho lượng chất hấp phụ không lớn thì việc ứng dụng
phương pháp này là hợp lý hơn cả .
Các chất hấp phụ thường được sử dụng như : than hoạt tính, các chất tổng
hợp và chất thải của vài ngành sản xuất được dùng làm chất hấp phụ (tro , rỉ , mạt
cưa …). Chất hấp phụ vô cơ như đất sét , silicagen , keo nhôm và các chất
hydroxit kim loại ít được sử dụng vì năng lượng tương tác của chúng với các phân
tử nước lớn . Chất hấp phụ phổ biến nhất là than hoạt tính , nhưhg chúng cần có
các tính chất xác đònh như : tương tác yếu với các phân tử nước và mạnh với các
chất hữu cơ, có lỗ xốp thô để có thể hấp phụ các phân tử hữu cơ lớn và phức tạp,
có khả năng phục hồi. Ngoài ra, than phải bền với nước và thấm nước nhanh
.Quan trọng là than phải có hoạt tính xúc tác thấp đối với phản ứng oxy hoá bởi vì
một số chất hữu cơ trong nước thải có khả năng bò oxy hoá và bò hoá nhựa .Các
chất hoá nhựa bít kín lổ xốp của than và cản trở việâc tái sinh nó ở nhiệt độ thấp .
• Phương Pháp Trao Đổi Ion
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
24
Trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao
đổi với ion có cùng điện tích trong dung dòch khi tiếp xúc với nhau .Các chất này
gọi là các ionit (chất trao đổi ion) ,chúng hoàn toàn không tan trong nước .
Các chất có khả năng hút các ion dương từ dung dòch điện ly gọi là cationit
,những chất này mang tính axit . Các chất có khả năng hút các ion âm gọi là
anionit và chúng mang tính kiềm .Nếùu như các ionit nào đó trao đổi cả cation và
anion gọi là các ionit lưỡng tính .
Phương pháp trao đổi ion thường được ứng dụng để loại ra khỏi nước các
kim loại như : Zn , Cu , Cr , Ni , Pb , Hg , Mn ,…v…v…,các hợp chất của Asen ,
photpho , Cyanua và các chất phóng xạ .
Các chất trao đổi ion là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên
hay tổng hợp nhân tạo . Các chất trao đổi ion vô cơ tự nhiên gồm có các zeolit ,
kim loại khoáng chất , đất sét , fenspat , chất mica khác nhau …v…v… vô cơ tổng
hợp gồm silicagen ,pecmutit (chất làm mềm nước ) , các oxyt khó tan và hydroxyt
của một số kim loại như nhôm , crôm , ziriconi …v…v… Các chất trao đổi ion hữu
cơ có nguồn gốc tự nhiên gồm axit humic và than đá chúng mang tính axit , các
chất có nguồn gốc tổng hợp là các nhựa có bề mặt riêng lớn là những hợp chất cao
phân tử .
• Các Quá Trình Tách Bằng Màng
Màng được đònh nghóa là một pha đóng vai trò ngăn cách giữa các pha khác
nhau .Viêc ứng dụng màng để tách các chất phụ thuộc vào độ thấm của các hợp
chất đó qua màng . Người ta dùng các kỹ thuật như : điện thẩm tích , thẩm thấu
ngược , siêu lọc và các quá trình tương tự khác .
Thẩm thấu ngược và siêu lọc là quá trình lọc dung dòch qua màng bán thẩm
thấu ,dưới áp suất cao hơn áp suất thấm lọc . Màng lọc cho các phân tử dung môi
đi qua và giữ lại các chất hoà tan . Sự khác biệt giữa hai quá trình là ở chổ siêu
lọc thường được sử dụng để tách dung dòch có khối lượng phân tử trên 500 và có
áp suất thẩm thấu nhỏ (ví dụ như các vi khuẩn , tinh bột , protein , đất sét …) . Còn
Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Gia Súc - Đặng Thò Hùng -Long An Công Suất 300m
3
Ngày
GVHD: ThS Lâm Vónh Sơn SVTH: Võ Ngọc Thạch
25
thẩm thấu ngược thường được sử dụng để khử các vật liêu có khối lượng phân tử
thấp và có áp suất cao .
• Phương Pháp Điện Hoá
Mục đích của phương pháp này là xử lý các tạp chất tan và phân tán trong
nước thải , có thể áp dụng trong quá trình oxy hoá dương cực , khử âm cực , đông
tụ điện và điện thẩm tích . Tất cả các quá trình này đều xảy ra trên các điện cực
khi cho dòng điện 1 chiều đi qua nước thải.
Các phương pháp điện hoá giúp thu hồi các sản phẩm có giá trò từ nước thải
với sơ đồ công nghệ tương đối đơn giản , dễ tự động hoá và không sử dụng tác
chất hoá học
Nhược điểm lớn của phương pháp này là tiêu hao điện năng lớn
Việâc làm sạch nước thải bằng phương pháp điện hoá có thể tiến hành gián
đoạn hoặc liên tục
Hiệu suất của phương pháp điện hoá được đánh giá bằng 1 loạt các yếu tố
như mật độ dòng điện , điện áp , hệ số sử dụng hữu ích điện áp , hiệu suất theo
dòng , hiệu suất theo năng lượng .
• Phương Pháp Trích Ly
Trích ly pha lỏng được ứng dụng để làm sạch nước thải chứa phenol , dầu ,
axit hữu cơ , các ion kim loại … Phương pháp này được ứng dụng khi nồng độ chất
thải lớn hơn 3-4 g/l ,vì khi đó giá trò chất thu hồi mới bù đắp chi phí cho quá trình
trích ly .
Làm sạch nước thải bằng phương pháp trích ly bao gồm 3 giai đoạn
:
Giai đoạn thứ nhất : Trộn mạnh nước thải với chất trích ly (dung
môi hữu cơ ) trong điều kiện bề mặt tiếp xúc phát triển giữa các chất lỏng hình
thành 2 pha lỏng . Một pha là chất trích với chất được trích , còn pha khác là nước
thải với chất trích .
Giai đoạn thứ hai : Phân riêng hai pha lỏng nói trên
Giai đoạn thứ ba : Tái sinh chất trích ly .