Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN SUỐI KHOÁNG NÓNG PHỤC VỤ DLST TẠI KHU DU LỊCH BÌNH CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.64 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN SUỐI KHOÁNG
NÓNG PHỤC VỤ DLST TẠI KHU DU LỊCH BÌNH CHÂU

Họ và tên sinh viên: HUỲNH CẨM HÀ
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 07/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOA:

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH:


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI

HỌ & TÊN SV:

HUỲNH CẨM HÀ - 07157040

NIÊN KHOÁ: 2007 - 2011
1. Tên ñề tài
“KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG
BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN SUỐI KHOÁNG NÓNG PHỤC VỤ DLST
TẠI KHU DU LỊCH BÌNH CHÂU”
2. Nội dung khoá luận tốt nghiệp
− Tìm hiểu giá trị và tiềm năng của nguồn tài nguyên SKN nhằm phục vụ cho
con người thông qua hình thức DLST.
− Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng SKN phục vụ DSLT, hiệu quả kinh
doanh từ năm 2004 – 2010 của khu du lịch sinh thái SKN Bình Châu.
− Tìm hiểu những vấn ñề liên quan trữ lượng và chất lượng SKN.
− Khảo sát, ñánh giá mức ñộ hài lòng, thị hiếu của du khách và ñịnh hướng phát
triển các loại hình dịch vụ dựa vào kết quả phân tích SWOT.
− Đề xuất giải pháp sao cho việc sử dụng nguồn SKN hợp lý và phát triển bền
vững KDL trên cơ sở những vấn ñề còn tồn tại hoặc các khó khăn trong việc quản lý
tài nguyên.
3. Thời gian thực hiện: từ tháng 3

6/2011

4. Họ và tên GVHD : TS. Ngô An
Nội dung và yêu cầu KLTN ñã ñược thông qua khoa và bộ môn.
Ngày


tháng
năm 2011
Ban chủ nhiệm khoa

Ngày 10 tháng 03 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

TS. Ngô An


KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG
BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN SUỐI KHOÁNG NÓNG PHỤC VỤ DLST
TẠI KHU DU LỊCH BÌNH CHÂU

Tác giả

HUỲNH CẨM HÀ

Khóa luận ñược ñệ trình ñề ñể ñáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư chuyên ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGÔ AN

Tháng 07/2011
i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện ñề tài cũng như trong 4 năm học tập tại giảng

ñường ñại học tôi ñã nhận ñược nhiều sự giúp ñỡ, ñộng viên từ gia ñình, thầy cô, các
cơ quan ban ngành, và các bạn. Tôi muốn ñược gửi lời cảm ơn ñến:
− Gia ñình là chỗ dựa về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập.
− Các thầy cô trong Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, Đại học Nông Lâm
TP.HCM ñã hướng dẫn, truyền ñạt những kiến thức quí báu cho tôi trong 4 năm vừa
qua.
− Thầy Ngô An ñã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện
ñề tài.
− Ban Giám Đốc và các anh, chị trong Khu Du Lịch Sinh Thái Suối Khoáng
Nóng Bình Châu ñã giúp ñỡ tạo ñiều kiện thực tập và cung cấp tài liệu ñể tôi hoàn
thành ñề tài.
− Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn ñến các bạn sinh viên DH07DL.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Cẩm Hà

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát, ñánh giá hiện trạng và ñề xuất giải pháp sử dụng
bền vững tài nguyên suối khoáng nóng phục vụ DLST tại khu du lịch Bình Châu”
ñược tiến hành tại khu du lịch sinh thái suối khoáng nóng Bình Châu, từ tháng 03/2011
ñến 07/2011, với các nội dung:
− Tìm hiểu giá trị của nguồn tài nguyên suối khoáng nóng nhằm phục vụ cho con
người thông qua hình thức du lịch sinh thái.
− Khảo sát, ñánh giá hiện trạng sử dụng nước khoáng nóng Bình Châu.

− Đánh giá hiệu quả kinh doanh từ năm 2004 – 2010 của khu du lịch.
− Hiện trạng quản lý môi trường trong khu du lịch.
− Tìm hiểu những vấn ñề liên quan sự biến ñộng về trữ lượng và chất lượng
SKN.
− Phát phiếu ñiều tra kết hợp phỏng vấn nhằm xác ñịnh mức ñộ hài lòng, thị hiếu
của du khách ñối với khu du lịch trong giai ñoạn hiện nay.
− Đánh giá tiềm năng và ñịnh hướng phát triển cho khu du lịch dựa vào phân tích
các ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội cũng như thách thức.
− Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cũng như khía cạnh về
quản lý môi trường, cách thức tổ chức hoạt ñộng du lịch,… ñảm bảo phát triển bền
vững khu du lịch.
Kết quả thu ñược:
− Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên SKN và các nguồn tài nguyên sẵn có
khác về mặt tự nhiên lẫn văn hóa; những ñiều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá
trình phát triển.
− Đề xuất một số giải pháp về quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên suối khoáng
nóng nói riêng và môi trường cảnh quan nói chung nhằm khai thác nguồn tài nguyên
quý giá này phục vụ lâu lài cho khu du lịch sinh thái Bình Châu.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1

1.1 Đặt vấn ñề.............................................................................................................1
1.2 Nội dung nghiên cứu............................................................................................2
1.3 Mục tiêu ñề tài......................................................................................................3
1.4 Phạm vi của ñề tài................................................................................................3
1.5 Giới hạn của ñề tài...............................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................4
2.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái .......................................................................4
2.1.1 Khái niệm về DLST .....................................................................................4
2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của DLST..............................................................4
2.1.3 Những yêu cầu cơ bản ñể phát triển DLST bền vững .............................5
2.1.4 Tài nguyên DLST .......................................................................................6
2.2 Khái quát chung về KBTTN Bình Châu – Phước Bửu....................................7
2.2.1 Vị trí ñịa lý ...................................................................................................7
2.2.2 Địa hình ........................................................................................................7
2.2.3 Địa chất.........................................................................................................7
2.2.4 Điều kiện khí hậu - thủy văn ......................................................................8
2.2.4.1 Nhiệt ñộ .....................................................................................................8
2.2.4.2 Độ ẩm ........................................................................................................9
2.2.4.3 Chế ñộ mưa ...............................................................................................9
2.2.4.4 Chế ñộ gió .................................................................................................9
2.2.5 Đặc ñiểm kinh tế - xã hội ............................................................................9
2.2.5.1 Xã hội ........................................................................................................9
2.2.5.2 Kinh tế .....................................................................................................10

iv


2.2.6 Tài nguyên thiên nhiên..............................................................................10
2.2.6.1 Đặc ñiểm thực vật....................................................................................10
2.2.6.2 Các HST rừng..........................................................................................12

2.2.6.3 Đặc ñiểm ñộng vật...................................................................................12
2.2.6.4 Tài nguyên SKN Bình Châu ....................................................................12
2.3 Sơ lược về khu du lịch sinh thái SKN Bình Châu ..........................................16
2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................16
2.3.2 Các khu chức năng trong khu du lịch sinh thái SKN Bình Châu.........17
2.3.2.1 Cơ cấu tổ chức trong khu du lịch SKN Bình Châu .................................17
2.3.2.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật hạ tầng............................................................18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................19
3.1 Vật liệu................................................................................................................19
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................19
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................19
3.2.2 Phương pháp ñiều tra xã hội học .............................................................19
3.2.3 Phương pháp khảo sát thực ñịa ...............................................................22
3.2.4 Phương pháp ma trận SWOT ..................................................................23
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................24
4.1 Khái quát giá trị của nguồn tài nguyên SKN..................................................24
4.1.1 Thành phần khoáng chất SKN.................................................................24
4.1.2 Công dụng SKN .........................................................................................26
4.2 Hiện trạng khai thác và sử dụng SKN phục vụ DLST...................................29
4.2.1 Hình thành các khu chức năng ................................................................29
4.2.2 Kết quả sử dụng SKN phục vụ DLST từ năm 2004 – 2010...................31
4.3 Hiện trạng kinh doanh du lịch 2004 – 2010 ....................................................32
4.4 Hiện trạng quản lý môi trường trong KDL ....................................................36
4.4.1 Đánh giá tổng hợp tác ñộng môi trường .................................................36
4.4.2 Hiện trạng quản lý môi trường ................................................................37
4.5.1 Sự biến ñộng về trữ lượng và nguyên nhân ............................................40
4.5.2 Sự biến ñộng về chất lượng SKN và nguyên nhân .....................................42
4.6 Đánh giá mức ñộ hài lòng của du khách và ñịnh hướng phát triển dịch vụ44
4.6.1 Đánh giá mức ñộ hài lòng của du khách về các loại hình dịch vụ ........44
4.6.2 Định hướng sử dụng SKN phục vụ DLST ..............................................46

v


4.7 Kết quả phân tích SWOT về hoạt ñộng và phát triển của khu du lịch SKN
Bình Châu.................................................................................................................48
4.7.1 Điểm mạnh (Strengths) .............................................................................48
4.7.2 Điểm yếu (Weaknesses).............................................................................49
4.7.3 Cơ hội (Opportunities) ..............................................................................49
4.7.4 Thách thức (Threats) ................................................................................50
4.8 Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững................................................53
4.8.1 Giải pháp quản lý tài nguyên ...................................................................53
4.8.1.1 Tài nguyên SKN.......................................................................................53
4.8.1.2 Tài nguyên thực vật và giáo dục môi trường .........................................54
4.8.1.3 Năng lượng ..............................................................................................55
4.8.2 Giải pháp giảm thiểu tác ñộng môi trường.............................................55
4.8.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước .....................................................55
4.8.2.2 Giảm thiểu tác ñộng từ CTR....................................................................55
4.8.2.3 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí..............................................56
4.8.2.4 Giảm thiểu tác ñộng từ tiếng ồn..............................................................56
4.8.3 Giải pháp quản lý, tổ chức các hoạt ñộng du lịch ..................................56
4.8.3.1 Quảng bá, tiếp thị....................................................................................56
4.8.3.2 Đào tạo nguồn nhân lực ..........................................................................56
4.8.3.3 Tận dụng nguồn tài nguyên ña dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch......57
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................58
5.1 Kết luận ..............................................................................................................58
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................60
PHỤ LỤC .....................................................................................................................61
PHỤ LỤC 1. MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN............................................................62
PHỤ LỤC 2. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ..................................67

PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CẢNH QUAN.......................................68
PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MÔI TRƯỜNG....................................69
PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ PHỎNG VẤN.......................................70

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT:

Bảo vệ môi trường

CTNH:

Chất thải nguy hại

CTR:

Chất thải rắn

ESCAP:

Uỷ ban kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc về Châu Á và

Thái Bình Dương – United Nations Economic and Social Commission for Asia and the
Pacific
DLST:

Du lịch sinh thái


HST:

Hệ sinh thái

IUCN:

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên

nhiên - International Union for Conservation of Nature and Natural Resources
KBTTN:

Khu bảo tồn thiên nhiên

KDL:

Khu du lịch

KT – XH:

Kinh tế - xã hội

LK:

Lỗ khoan

NCKH:

Nghiên cứu khoa học

NKN:


Nước khoáng nóng

NPK:

Đạm, lân, kali

PTBV:

Phát triển bền vững

SGBC:

Sài gòn bình châu

SKN:

Suối khoáng nóng

SWOT:

Mô hình phân tích Điểm mạnh (Strengths) – Điểm yếu

(Weaknesses) – Cơ hội (Oppoturnities) – Thách thức (Threats)
TNSH:

Tài nguyên sinh học

UBKH – KT:


Ủy ban khoa học – kỹ thuật

VQG:

Vườn quốc gia

WWF:

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên - World Wide Fund For Nature

AAS:

Phương pháp phổ hấp thu nguyên tử - Atomic Absorption

Spectrophotometric

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê 12 họ có tổ thành loài từ 2% trở lên, chiếm 47% ........................ 11
Bảng 2.2 Thống kê 69 chi có loài và chi với số lượng cá thể lớn hơn 1.5% .............. 11
Bảng 2.3 Báo cáo lưu lượng và nhiệt ñộ nước khoáng khi bơm thí nghiệm ở 3LK... 15
Bảng 2.4 Hạng mục công trình trong khu du lịch....................................................... 18
Bảng 3.1 Bảng kế hoạch phỏng vấn, ñiều tra phiếu.................................................... 20
Bảng 3.2 Bảng kế hoạch thực hiện khảo sát thực ñịa ................................................. 22
Bảng 4.1 Đánh giá hiện trạng kinh doanh du lịch 2004 – 2010.................................. 32
Bảng 4.2 Đánh giá tổng hợp tác ñộng môi trường trong KDL ................................... 36
Bảng 4.3 Công tác quản lý môi trường trong KDL .................................................... 37
Bảng 4.4 Kết quả phân tích lý hóa nước khoáng năm 2004 ....................................... 42

Bảng 4.5 Ma trận SWOT khu DLST suối khoáng nóng Bình Châu........................... 51

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Vị trí ñịa lý KDL SKN Bình Châu trong khu BTTN .................................. 13
Hình 2.2 Sơ ñồ tổ chức trong khu du lịch SKN Bình Châu ....................................... 17
Hình 4.1 Sơ ñồ bố trí cơ sở hạ tầng trong khu du lịch................................................ 30
Hình 4.2 Sơ ñồ báo cáo sản lượng khai thác 2004 – 2010 ......................................... 31
Hình 4.3 Sơ ñồ tình hình khách tham quan 2004 – 2010 ........................................... 33
Hình 4.4 Sơ ñồ tình hình khách lưu trú 2004 – 2010 ................................................. 34
Hình 4.5 Sơ ñồ tình hình kinh doanh 2004 – 2010..................................................... 35
Hình 4.6 Sơ ñồ báo cáo quan trắc ñộng thái tại ñiểm số 1 ......................................... 41
Hình 4.7 Sơ ñồ ñánh giá chung về môi trường SKN của nhân viên........................... 44
Hình 4.8 Sơ ñồ khảo sát tần suất tham quan của du khách......................................... 45
Hình 4.9 Sơ ñồ khảo sát tỷ lệ dịch vụ mà du khách lựa chọn..................................... 46
Hình 4.10 Sơ ñồ ñánh giá mức ñộ hài lòng của du khách về các loại dịch vụ SKN .. 46
Hình 4.11 Sơ ñồ khảo sát mục ñích chuyến ñi của du khách ..................................... 47

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn ñề
Du lịch nói chung và DLST nói riêng ngày nay ñã và ñang phát triển nhanh chóng
trong phạm vi nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng thu hút ñược sự quan tâm rộng
rãi của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đặc biệt trong hai thập kỷ qua khi mà các nhà
máy, các xí nghiệp trên ñà phát triển, dân số không ngừng gia tăng, ñô thị hóa và tập

trung dân cư, khu công nghiệp với nhiều nhà máy, khói bụi giao thông,… ñang là vấn
nạn thì việc tìm về với tự nhiên là nhu cầu tất yếu.
DLST ñang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc ñộ tăng
trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ nhiều khu thiên
nhiên, có ñược sự cân bằng sinh thái thì nơi ñó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST
và thu hút ñược nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn ñịnh. Từ ñó, sẽ mang lại những lợi
ích kinh tế to lớn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, tạo nhiều cơ hội về việc làm,
cải thiện ñời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng ñồng dân cư ở
các ñịa phương, nhất là ở những nơi có các khu bảo tồn, các cảnh quan thiên nhiên hấp
dẫn và di tích văn hóa ñặc thù.
Nằm ở vành ñai khí hậu nhiệt ñới, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 150 vĩ tuyến
với ¾ ñịa hình là ñồi núi và cao nguyên; có 3,260km bờ biển và hàng ngàn ñảo lớn
nhỏ. Việt Nam ñược ñánh giá là nơi có nhiều cảnh quan ñặc sắc và các HST ñiển hình
với nền văn hóa ña dạng của 54 dân tộc anh em. Tính ña dạng sinh học ñược ñánh giá
là cao so với nhiều quốc gia trên thế giới. Theo số liệu ñiều tra mới nhất có trên 2000
loài thực vật, trên 550 loài ñộng vật ñã ñược ñăng ký, trong ñó có nhiều loại ñặc hữu
quý hiếm ghi trong sách ñỏ của thế giới. Đây chính là những tiềm năng tài nguyên to
lớn và ñặc sắc tạo nên sự thuận lợi phát triển DLST ở Việt Nam nói chung và Xuyên
Mộc nói riêng.
Huyện Xuyên Mộc là một ñịa phương ñược nhiều người biết ñến thông qua ñiều
kiện khí hậu, cảnh quan môi trường cho phát triển DLST và du lịch nghỉ dưỡng. Bên
cạnh ñó, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu của huyện ñược du khách
chọn là ñiểm khám phá thiên nhiên lý tưởng.

1


Ngày nay, rừng Bình Châu - Phước Bửu là khu rừng nguyên sinh ven biển duy
nhất còn lại tương ñối nguyên vẹn của Việt Nam. Rừng trải dài ven biển khoảng 15km,
thuộc ñịa phận huyện Xuyên Mộc, với diện tích 11,293ha.

Địa hình rừng Bình Châu - Phước Bửu tương ñối bằng phẳng. Ở phía Tây có một
vài ngọn núi cao từ 100 ñến 150m và những quả ñồi thoai thoải xen lẫn với những bàu
nước ngọt tự nhiên. Các bàu, hồ nước ngọt hoang sơ ven biển, như hồ Cốc, hồ Tràm,
hồ Linh, bàu Bàng, bàu Nhám ngày nay ñược xây dựng thành những ñiểm tham quan
du lịch, tắm biển nổi tiếng của huyện Xuyên Mộc.
Thảm thực vật của rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửu rất phong phú, gồm
113 họ, 408 chi, 661 loài, trong ñó có nhiều loài rất quý hiếm. Động vật cũng rất ña
dạng với 70 họ, 29 bộ, 178 loài, trong ñó 96 loài chim, 33 loài bò sát…
Điểm ñặc biệt là nằm lộ thiên giữa khu rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước
Bửu có mỏ nước khoáng ngày nay với tên gọi SKN Bình Châu hội tụ những ñiều kiện
thuận lợi không chỉ vẻ ñẹp tự nhiên mà còn là các công dụng chữa bệnh kỳ diệu. Vì
thế, SKN giờ ñây ña phần ñã thu hút thị hiếu của du khách gần xa và ñể ñáp ứng nhu
cầu của một lượng khách ngày càng tăng như vậy thì ñòi hỏi nguồn tài nguyên này
phải cung cấp trữ lượng nước khá lớn ñồng thời ñảm bảo sức khỏe người tiêu dùng về
chất lượng. Đó chính là lý do mà tôi thực hiện ñề tài: “Khảo sát, ñánh giá hiện trạng
và ñề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên suối khoáng nóng phục vụ DLST
tại khu du lịch Bình Châu”.
1.2 Nội dung nghiên cứu
− Tìm hiểu giá trị của nguồn tài nguyên SKN nhằm phục vụ cho con người thông
qua hình thức DLST.
− Hiện trạng khai thác, sử dụng SKN phục vụ DSLT.
− Đánh giá hiệu quả kinh doanh từ năm 2004 – 2010 của khu du lịch sinh thái
SKN Bình Châu.
− Hiện trạng quản lý môi trường trong khu du lịch.
− Tìm hiểu những vấn ñề liên quan sự biến ñộng về trữ lượng và chất lượng
SKN.
− Khảo sát, ñánh giá mức ñộ hài lòng, thị hiếu của du khách và ñịnh hướng phát
triển các loại hình dịch vụ.
2



− Khái quát các giải pháp ưu tiên dựa vào kết quả phân tích các ñiểm mạnh, ñiểm
yếu, cơ hội cũng như thách thức.
− Đề xuất giải pháp sao cho việc sử dụng nguồn SKN hợp lý và phát triển bền
vững KDL trên cơ sở những vấn ñề còn tồn tại hoặc các khó khăn trong việc quản lý
tài nguyên.
1.3 Mục tiêu ñề tài
Khảo sát, ñánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng SKN phục vụ DLST.
Đề xuất giải pháp phát triển bền vững tài nguyên SKN nói riêng, KDL nói chung.
1.4 Phạm vi của ñề tài
Không gian: Khu DLST suối khoáng nóng Bình Châu
Thời gian: Từ tháng 03/2011 ñến tháng 07/2011
1.5 Giới hạn của ñề tài
Vì thời gian thực hiện ñề tài ngắn (tháng 03 – tháng 06), khóa luận chỉ nghiên cứu
các thành phần cơ bản về:
− Những giá trị SKN phục vụ DLST.
− Hiện trạng khai thác, sử dụng SKN thông các tài liệu ñược cung cấp bởi ban
quản lý KDL và một vài báo cáo tổng hợp từ những nhà nghiên cứu trước.
− Phân tích tình trạng quản lý môi trường SKN và ñề ra biện pháp giải quyết
những vấn ñề ñang tồn tại.
− Vấn ñề không có ñiều kiện kinh tế ñể thực hiện nên việc ño ñạc, phân tích mẫu
về các thành phần khoáng chất; quan trắc trữ lượng SKN của ñề tài chủ yếu dựa vào
các thông tin từ những bài báo cáo tổng hợp liên quan SKN hay cảm nhận của nhân
viên, du khách ñể ñưa ra những nhận ñịnh về hiện trạng khai thác, sử dụng SKN nói
riêng; môi trường KDL nói chung.

3


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái
2.1.1 Khái niệm về DLST
Tổng cục du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN ñã ñưa ra ñịnh nghĩa Du lịch
sinh thái ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản ñịa gắn với giáo dục môi trường, có ñóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng ñồng ñịa phương” (Phạm Trung Lương,
2002).
2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của DLST
− Có hoạt ñộng giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường,
qua ñó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
+ Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo sự khác biệt rõ ràng giữa
DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác.
+ Du khách có ñược sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự
nhiên, về những ñặc ñiểm sinh thái khu vực và văn hóa bản ñịa. Từ ñó, thái ñộ cư xử
của du khách tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa ñịa phương.
− Bảo vệ môi trường và duy trì HST.
+ Hoạt ñộng DLST tiềm ẩn những tác ñộng tiêu cực ñối với môi trường và tự
nhiên.
+ Vấn ñề bảo vệ môi trường, duy trì HST là những ưu tiên hàng ñầu ñể phát
triển DLST bền vững.
+ Một phần thu nhập từ hoạt ñộng DLST sẽ ñược ñầu tư ñể thực hiện các giải
pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các HST.
− Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng ñồng.
+ Đây ñược xem là một trong những nguyên tắc quan trọng ñối với hoạt ñộng
DLST, bởi các giá trị văn hóa bản ñịa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá
trị môi trường của HST ở một khu vực cụ thể.

4



+ Sự xuống cấp hoặc thay ñổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng
ñồng ñịa phương dưới tác ñộng nào ñó sẽ làm mất ñi sự cân bằng sinh thái tự nhiên
vốn có và sẽ tác ñộng trực tiếp ñến DLST.
+ Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng ñồng ñịa phương có ý nghĩa
quan trọng và là nguyên tắc hoạt ñộng của DLST.
− Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng ñồng ñịa phương.
+ Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST.
+ DLST sẽ dành một phần ñáng kể lợi nhuận từ hoạt ñộng của mình ñể ñóng
góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng ñồng ñịa phương.
2.1.3 Những yêu cầu cơ bản ñể phát triển DLST bền vững
DLST phát triển bền vững trên cơ sở những tiền ñề quan trọng như sau (Phạm
Trung Lương, 2002):
− Hấp dẫn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
− Nhu cầu của khách du lịch hướng về thiên nhiên.
− Bền vững về sinh thái và môi trường.
− Cải thiện về bảo tồn thiên nhiên thông qua giáo dục và giải thích.
− Cơ sở vật chất, hạ tầng thiết kế bảo ñảm bền vững sinh thái (kiến trúc sinh
thái), bảo ñảm nhu cầu thiết yếu của khách du lịch.
− Khả năng tiếp nhận khách du lịch và tổ chức các hoạt ñộng du lịch sinh thái
(sức chứa của tài nguyên).
− Cung cấp những lợi ích cho khu vực và ñịa phương.
− Có sự tham gia tích cực của các chủ thể liên quan:
+ Tổ chức cá nhân quản lý, kinh doanh phát triển DLST: Cơ quan quản lý nhà
nước; tổ chức, cá nhân quản lý quy hoạch, kế hoạch, ñầu tư xây dựng; tổ chức, cá nhân
quản lý môi trường, tài nguyên DLST; các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch;
các hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng,…
+ Khách du lịch.
+ Nhân dân, cộng ñồng ñịa phương.
+ Tổ chức, cá nhân NCKH, ñào tạo về DLST.


5


2.1.4 Tài nguyên DLST
− Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm
các giá trị tự nhiên thể hiện trong các HST cụ thể và các giá trị văn hóa bản ñịa tồn tại
và phát triển không tách rời HST tự nhiên ñó.
− Chỉ ñược xem là tài nguyên DLST khi có các thành phần và các thể tổng hợp
tự nhiên, các giá trị văn hóa bản ñịa gắn với một HST cụ thể ñược khai thác, sử dụng
ñể tạo ra các sản phẩm du lịch.
− Tài nguyên DLST chủ yếu thường ñược nghiên cứu khai thác:
− Các HST tự nhiên ñặc thù, ñặc biệt là nơi có tính ña dạng sinh học cao với
nhiều loài sinh vật ñặc hữu, quý hiếm (các VQG, khu BTTN, các sân chim,…).
− Các HST nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh,…).
− Các giá trị văn hóa bản ñịa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại các
HST tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với
các truyền thuyết,… của cộng ñồng.
Có 6 loại tài nguyên DLST cơ bản: Bao gồm các HST ñiển hình và ña dạng sinh
học
(1) HST rừng nhiệt ñới:
+ HST rừng ẩm nhiệt ñới.
+ HST rừng ẩm gió mùa ẩm thường xanh trên núi ñá vôi.
+ HST rừng savan.
+ HST rừng khô hạn.
+ HST rừng núi cao.
(2) HST ñất ngập nước:
+ HST rừng ngập mặn ven biển.
+ HST ñầm lầy nội ñịa.
+ HST sông, hồ.

+ HST ñầm phá.
(3) HST san hô, cỏ biển.
(4) HST vùng cát ven biển.
(5) HST biển – ñảo.

6


(6) HST nông nghiệp.
2.2 Khái quát chung về KBTTN Bình Châu – Phước Bửu
2.2.1 Vị trí ñịa lý
Thuộc các xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng, Bình Châu, huyện Xuyên
Mộc Bà Rịa Vũng Tàu.
Tọa ñộ ñịa lý: 10027’57’’ ñến 100 37’46” vĩ ñộ Bắc.
107024’31’’ ñến 1070 36’ 07’’ kinh ñộ Đông.
+ Phía Bắc: giáp Lâm trường Xuyên Mộc.
+ Phía Nam: giáp biển Đông.
+ Phía Đông: giáp huyện Hàm Tân- Bình Thuận.
+ Phía Tây: giáp sông Hỏa và ñường lộ 328.
Tổng diện tích tự nhiên 11,293ha bị ñường quốc lộ 55 chia làm 2 phần bao gồm
11 tiểu khu rừng.
2.2.2 Địa hình
Thuộc ñịa hình chuyển tiếp giữa ñịa hình ñồi núi thấp với ñịa hình tích tụ ven
biển bao gồm các gò ñồi thấp, có hướng nghiêng thoải về phía Nam, xen kẽ các thung
lũng rộng, bằng phẳng tạo thành bốn ñịa hình khác biệt như sau:
Địa hình vùng ñồi: Chiếm diện tích không lớn bao gồm một số ngọn ñồi có ñộ
cao tuyệt ñối từ 60m - 160m.
Vùng ñịa hình bằng phẳng: Với ñịa bằng phẳng liên tục, ñộ cao từ 20m – 50m so
với mực nước biển.
Vùng ñịa hình lòng chảo và ven sông suối: Chiếm diện tích khá lớn bao gồm các

vùng bưng trũng ven sông, suối và thường ngập nước vào mùa mưa.
Vùng ñịa hình cồn cát ven biển: Chiếm diện tích khoảng 1000ha chạy dài trên
12m bờ biển từ ấp Thuận Biên xã Phước Bửu ñến ấp Bến Lội xã Bình Châu bao gồm
những cồn cát di ñộng ñã ổn ñịnh có thảm thực vật che phủ và cồn cát ñang di ñộng
chưa có thực vật che phủ, ñộ cao trung bình từ 30m – 60m so với mực nước biển.
2.2.3 Địa chất
Địa phận khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu gồm 3 loại ñá mẹ chính là ñá
macma – sản phẩm của sự hoạt ñộng xâm nhập macma, ñá bazan trẻ - sản phẩm của

7


quá trình phun trào dung nham núi lửa và ñá trầm tích cổ. Dưới sự ảnh hưởng của ñịa
hình, khí hậu và sinh vật,… quá trình phong hóa ñã tạo nên các loại ñất chính sau ñây:
Đất Feralit màu vàng nhạt: Phát triển trên ñá macma – granit và trầm tích, thuộc
nhóm ñất hình thành tại chỗ, chiếm diện tích tương ñối, có màu xám trắng ñến vàng
nhạt, thành phần cơ giới nhẹ cát chiếm 40% - 60%, tầng ñất sâu, tầng mùn mỏng, hàm
lượng NPK thấp do bị rửa trôi mạnh.
Đất Feralit màu ñỏ: Diện tích tương ñối ít, phát triển trên ñá bazan màu nâu vàng
ñến màu nâu ñỏ, tầng ñất dày, thành phần cơ giới thịt nặng (sét hơn 60%), hàm lượng
NPK cao.
Đất chua phèn: Chiếm một diện tích không nhỏ ñược hình thành trên các bưng
ngập nước vào mùa mưa với ñặc ñiểm ñất có màu xám trắng ñến màu xám ñen, ñộ pH
từ 4 ñến 4.5; thành phần cơ giới nhẹ (cát từ 50% - 60%), hàm lượng NPK thấp chỉ
thích hợp cho cây Tràm (Melalence cajeputi).
Đất cát ven biển: Với diện tích khoảng 1000ha chạy dọc theo bờ biển hình thành
nên 2 loại ñất khác nhau:
+ Cồn cát di ñộng không ngập nước biển.
+ Đất cát ướt thường bị ngập nước thủy triều dâng lên.
Cả 2 loại ñất này ñều có tỷ lệ cát từ 60% - 70%, tầng mùn hầu như không có, hàm

lượng NPK rất thấp, ñộ hút và thoát nước mạnh, tỷ lệ che phủ thực vật chưa ñến 10%.
Đất cát trắng và ñất cát vàng trong nội ñịa: Hầu hết là những ñồi ñất cát, tỷ lệ chất
ñạm tương ñối thấp, hàm lượng NPK ít, thảm thực vật che phủ dày ñặc, tầng mặt có
lớp mùn dày từ 3 – 5cm do xác thực vật và lá cây phân hủy hình thành nên.
2.2.4 Điều kiện khí hậu - thủy văn
2.2.4.1 Nhiệt ñộ
Nằm trong vùng có chế ñộ khí hậu nhiệt ñới gió mùa, chịu ảnh hưởng của ñại
dương. Khí hậu mang tính chuyển tiếp giữa lục ñịa và duyên hải nóng ẩm và chia làm
hai mùa rõ rệt.
+ Nhiệt ñộ trung bình hàng năm là 25.80C
+ Nhiệt ñộ cao nhất là 380C vào tháng 4 và tháng 5
+ Nhiệt ñộ thấp nhất là 150C vào tháng 12.
+ Biên ñộ dao ñộng nhiệt là 30C.
8


Do chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng biển nên nhiệt ñộ không khí tại khu vực này
không cao bằng các vùng sâu trong nội ñịa và nền nhiệt ñộ khá ổn ñịnh.
2.2.4.2 Độ ẩm
Độ ẩm không khí tại khu vực thay ñổi theo mùa trong năm, ñộ ẩm cao vào tháng
mùa mưa và thấp vào các tháng mùa khô, trong cùng ngày ñộ ẩm cũng thay ñổi theo
nhịp ñiệu ngày ñêm.
Các ñặc trưng chính về ñộ ẩm tại khu vực này như sau:
+ Độ ẩm tương ñối trung bình năm là 85.2%
+ Độ ẩm tuyệt ñối cao nhất năm là 100%
+ Độ ẩm tuyệt ñối thấp nhất năm là 30% vào tháng 12 và tháng 1
Lượng bốc hơi cao nhất 43.7% vào tháng 3
2.2.4.3 Chế ñộ mưa
+ Trị số lượng mưa bình quân hàng năm là 1,413mm
+ Trị số lượng mưa cao nhất bình quân trong các năm la 1,520mm

+ Trị số lượng mưa thấp nhất bình quân trong các năm là 1,400mm
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 – tháng 10 nhưng lượng mưa thường tập trung vào
các tháng 7, 8, 9. Mùa nắng là các tháng còn lại. Số ngày mưa trung bình năm là 124
ngày.
2.2.4.4 Chế ñộ gió
Thường chịu ảnh hưởng của hai hướng gió theo hai mùa chính là:
+ Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa, từ tháng 5 – tháng 11
+ Gió Đông Bắc thổi vào mùa khô, từ tháng 12 – tháng 4 năm sau.
Tốc ñộ trung bình của gió từ 8 – 10 km/h, vào những ngày mưa bão hay gió lốc,
tốc ñộ gió có thể lên ñến 90 – 100 km/h.
2.2.5 Đặc ñiểm kinh tế - xã hội
2.2.5.1 Xã hội
Gồm có 11 xã với tổng diện tích 627.70 km2 và dân số là 111,779 người. Mật ñộ
dân số 178 người/km2.
Toàn huyện có 54,995 người trong ñộ tuổi lao ñộng. Trong ñó có 26,700 nam
chiếm 48.5%, nữ có 28,295 người chiếm 51.5% (Niên giám thống kê 1994). Ngành
nghề chính là nông nghiệp, nghề biển và nghề rừng.
9


Trình ñộ dân trí của huyện chiếm trên 10% dân số chưa qua chương trình phổ cập
cấp I, người có trình ñộ văn hóa từ cấp III trở lên chưa ñến 10%. Trên 40% dân số theo
ñạo Phật, hơn 30% là ñạo Thiên chúa, một số ít theo ñạo Tin Lành, Cao Đài và Hồi
Giáo,…
2.2.5.2 Kinh tế
Tình hình sử dụng ñất như sau:
+ Đất nông nghiệp 21,348.42 ha
+ Đất lâm nghiệp 27,679.38 ha
+ Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 115.91 ha
+ Đất có khả năng nông lâm nghiệp 5,284 ha

Chủ yếu phát triển cây công nghiệp (cao su, ñiều, hồ tiêu), trồng rừng và nông
nghiệp. Diện tích gieo trồng của huyện là 12,947 ha trong ñó lúa 1,707 ha, bắp 3,718
ha, khoai lang 276 ha, rau ñậu các loại 2,695 ha, thuốc lá 35 ha, bông vải 65 ha,…
Dân cư tại 5 xã thuộc khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu thường tập trung thành
các cụm ven rừng và làm nông nghiệp là chính. Do ñời sống khó khăn nên những
người lao ñộng nghèo ñã cùng với lực lượng lao ñộng không có nghề nghiệp vào rừng
ñốt rẫy, lấy củi gỗ, lấy dầu, lấy lâm sản, ñốt than,…
Nguồn: Báo cáo ĐTM dự án khu du lịch SKN Bình Châu/2007
2.2.6 Tài nguyên thiên nhiên
2.2.6.1 Đặc ñiểm thực vật
Quá trình khảo sát, thống kê ñã ghi nhận ñược 113 họ và 408 chi thực vật trong
ñó có:
+ Thực vật thân gỗ (H > 8m) 217 loài chiếm 32.5%
+ Cây tiểu mộc (H từ 2 – 7m) 147 loài chiếm 22%
+ Thảm tươi (H < 2m) 158 loài chiếm 24%
+ Dây leo 73 loài chiếm 11%
+ Thực vật phụ sinh 37 loài chiếm 5.5% (trong ñó phong lan 14 loài)
+ Khuyết thực vật 29 loài chiếm 4.4%
+ Những cây dược liệu 89 loài chiếm 13.4%

10


Bảng 2.1 Thống kê 12 họ có tổ thành loài từ 2% trở lên, chiếm 47%
Họ ưu thế

STT
Tên Việt Nam

Số loài


Tổ thành
(%)

Tên khoa học

1

Lúa (cỏ)

Poaceae

46

7.0

2

Cánh bướm

Papilionaceae

40

6.1

3

Thầu dầu


Euphorbiaceae

37

5.6

4

Cà phê

Rubiaceae

34

5.2

5

Lác

Cyperaceae

33

5.0

6

Vang


Caesalpliaceae

22

3.3

7

Dầu

Dipterocarpaceae

19

2.9

8

Sim

Myrtaceae

17

2.6

9

Na


Annonaceae

17

2.6

10

Dâu tằm

Moraceae

16

2.3

11

Lan

Ochnaceae

14

2.1

12

Cam


Ruviaceae

13

2.0

Bảng 2.2 Thống kê 69 chi có loài và chi với số lượng cá thể lớn hơn 1.5%
STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Số cây

%

1

Chi tram

Syzygium

853

17.6

2

Chi sến


Chorea

559

12.4

3

Chi trường

Misohocarpua

446

9.2

4

Chi thị

Diospyros

431

8.9

5

Chi dầu


Diptocarpus

364

7.5

6

Chi sao

Hopea

147

3.0

7

Chi vên vên

Anisoptera

233

4.8

8

Chi bằng lăng


Lageratromia

136

2.8

9

Chi làu táu

Vatica

82

1.7

Nguồn: Báo cáo ĐTM dự án khu du lịch SKN Bình Châu/2007
Với 9 chi nêu trên ñã chiếm 67.9% tổ thành số lượng cá thể loài trong toàn khu
BTTN Bình Châu – Phước Bửu, trong ñó riêng 5 chi của họ Dầu (Dipterocarpaceae)

11


chiếm ñến 29.4%. Có những khu ñiều tra tổ thành cây họ Dầu chiếm ñến 86% số
lượng cá thể loài.
2.2.6.2 Các HST rừng
Hầu hết thuộc loại HST rừng nhiệt ñới bán khô, cây họ Dầu (Dipterocarpaceae)
chiếm ưu thế mọc xen kẽ với cây họ Sim (Myrtaceae) mà loài Tràm (Melaleuca
cajeputi) là chủ yếu, ñược hình thành do biển lùi, ñược nối liền với HST rừng ngập

mặn (Mangrove ecosystem). Tại ñây có 6 HST thành phần:
+ HST rừng hơi ẩm nhiệt ñới, nửa rụng lá trên ñất ñỏ bazan (gọi là HST 1)
+ HST rừng hơi ẩm nhiệt ñới nửa rụng lá trên ñất xám bạc màu có ñộ dốc thấp
(gọi là HST 2)
+ HST rừng kín nửa rụng lá nhiệt ñới, vùng ñất cát, khô, dốc thoải (gọi là
HST 3)
+ HST rừng kín nửa rụng lá cây họ Dầu trên nền ñất cát tương ñối ẩm (gọi là
HST 4)
+ HST rừng Tràm trên ñất trũng hoặc dốc thoải và úng ngập vào mùa mưa (gọi
là HST 5)
+ HST rừng ngập mặn ven biển (gọi là HST 6).
2.2.6.3 Đặc ñiểm ñộng vật
Hệ ñộng vật gồm 205 loài có xương sống:
Đại diện cho 50 loài ếch nhái, bò sát thuộc 18 họ 4 bộ: Tắc kè, nhông cát, kỳ ñà
hoa, trăn ñất, rắn hổ mang, rùa núi vàng…
Đại diện cho 106 loài chim thuộc 44 họ 16 bộ là các loài quý hiếm như: Gà lôi
vắn, gà lôi hồng tía, bồ câu nâu, yến núi, cú lợn rừng…
Có 49 loài thú thuộc 21 họ 9 bộ với 36 loài quý hiếm như: Báo hoa mai, gấu chó,
khỉ ñuôi lợn, cu ly lớn, cu ly nhỏ, voọc xám bạc, mèo rừng…
2.2.6.4 Tài nguyên SKN Bình Châu
Khu mỏ SKN Bình Châu cách thành phố Hồ Chí Minh 150km và cách thành phố
vũng Tàu 70km, thuộc xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, theo quốc lộ 55 ñi khoảng
hơn 29km sẽ tới nơi.
+ Phía Đông: Giáp huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
+ Phía Tây: Giáp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
12


+ Phía Nam: Giáp biển Đông.
+ Phía Bắc: Giáp bờ biển Long Hải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Diện tích tổng thể toàn khu 485ha với diện tích ñã xây dựng 33ha, trong ñó nguồn
mỏ chiếm khoảng 22ha, nước khoáng xuất lộ nằm ở tiểu khu B với diện tích ñất chiếm
là 2ha thuộc trung tâm khu du lịch, cách suối khoáng khoảng 300m về phía Tây, cách
ñường chính vào khu du lịch 150m.

Hình 2.1 Vị trí ñịa lý KDL SKN Bình Châu trong khu BTTN
Suối nước khoáng Bình Châu nằm ở phía Đông Bắc khu BTTN Bình Châu –
Phước Bửu. Theo ñề án khai thác NKN Bình Châu (Hoàng Vượng, 2004) thì tại khu
mỏ có 3 ñơn vị ñịa chất thủy văn từ trên xuống dưới như sau:
Tầng chứa nước trầm tích sông – ñầm lầy Holocen (abQIV3):
Phân bố thành một dải dọc suối nước mặn, diện tích khoảng 1 km2. Thành phần
thạch học gồm cát hạt mịn ñến trung, lẫn lộn, sét và mùn thực vật, cây cỏ thối rữa, rời
rạc. Chiều dày từ 2.5m (LK 2BC) ñến 3m (LK 3BC).
Mức ñộ chứa nước trong trầm tích này kém. Lưu lượng ở một số giếng khảo sát
trong khu mỏ khoảng 0.05 l/s, mực nước tĩnh xấp xỉ bằng mặt ñất.

13


Nước có hai loại hình hóa học cloruanatri canxi và thay ñổi phức tạp do bị pha
trộn với nước khoáng – nóng xuất lộ ở ñầu nguồn thung lũng: Tổng khoáng ở nước từ
0.23 – 2.0 g/l. Hàm lượng nitrat 39.7 mg/l vượt giới hạn ô nhiễm, ñộ pH = 6.5, ñộ
cứng tổng quát 3.14 ñộ Đức.
Tầng này nghèo nước và chất lượng nước kém, không có khả năng cấp nước sinh
hoạt cho khu du lịch.
Tầng chứa nước trầm tích biển – gió Pleistocen (mvQII-IV):
Phân bố chủ yếu trong khu mỏ, tạo thành ñồng bằng cát trắng thoải dần về phía
ñông nam. Thành phần tầng chứa nước gồm cát thạch anh hạt mịn chứa bột màu xám
vàng, rời rạc. Chiều dày từ 2 – 5m.
Ở vùng Bình Châu ñã khảo sát gần 30 giếng ñào và mạch lộ trong tầng chứa nước

này cho thấy khả năng chứa nước kém: Lưu lượng biến ñổi từ 0.04 l/s (LK 73) ñến 0.1
l/s (G 63 ở phía Nam và B44 ở phía Tây Nam). Mực nước tĩnh từ 0.00m (LK 33) ñến
3.0m (G 32 ở phía Đông Bắc).
Loại hình hóa học nước chủ yếu là clorua - bicacbonat - natri; Tổng khoáng hóa
thay ñổi trong khoảng 0.05 – 0.1 g/l. Hàm lượng sắt tổng cộng và hàm lượng nitrat ñều
vượt giới hạn ô nhiễm.
Tầng này vừa nghèo nước vừa có chất lượng nước kém. Nếu khai thác nhỏ ở mức
ñộ từ một ñến vài hộ gia ñình thì cần ñược gia cố giếng, phòng hộ vệ sinh và lọc nước
kỹ trước khi sử dụng.
Đới chứa nước khoáng – nóng trong ñứt gãy kiến tạo ñiệp Đapren (K2ñp):
Phân bố trong các ñứt gãy của khu mỏ. Chiều dày xác ñịnh ñược khoảng 80m
(F1) và 180m (F2). Chiều rộng khoảng từ 20 – 50m, góc dốc từ 45 – 800.
Thành phần thạch học của ñới gồm ryolit rắn chắc, bị cà nát, lẫn tufriolit, ñá có
nhiều màu sắc, bị sừng hóa – biểu hiện của biến chất nhiệt – ñộng lực. Tại các ñộ sâu
mà các LK bắt gặp nước khoáng với chất lượng khác nhau ñều có ñặc ñiểm chung là
ñiới hủy hoại càng mạnh thì nhiệt ñộ, tổng khoáng hóa và lưu lượng nước khoáng ở
LK càng cao.
Cả ba LK ñều gặp nước có áp lực yếu: Mực nước tĩnh từ 0,02 – 0.35m. Lưu
lượng bơm thí nghiệm lớn nhất ở LK2BC là 7.0 l/s (25.2 m3/h); nhiệt ñộ cao nhất là

14


×