Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hủy bản án sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh ( luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.69 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Phạm Thị Thảo

HỦY BẢN ÁN SƠ THẨM THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Phạm Thị Thảo

HỦY BẢN ÁN SƠ THẨM THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHÙNG THẾ VẮC



Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách
nhiệm về tất cả những số liệu, kết quả nghiên cứu đó. Luận văn này chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận văn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ HUỶ BẢN ÁN SƠ THẨM CỦA TOÀ ÁN THEO
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ...................................................8
1.1. Khái niệm huỷ bản án sơ thẩm của Toà án theo pháp luật tố tụng hình sự. ........8
1.2. Chủ thể có quyền huỷ bản án sơ thẩm của Toà án. ............................................10
1.3. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2015 về hủy bản án
sơ thẩm ......................................................................................................................19
1.4. Mục đích, ý nghĩa của việc huỷ bản án sơ thẩm của Toà án trong tố tụng hình
sự. ..............................................................................................................................16
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
NĂM 2015 VỀ HUỶ BẢN ÁN,QUYẾT ĐỊNH SƠ THẨM. ................................24
2.1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về huỷ bản án,quyết định sơ
thẩm theo thủ tục phúc thẩm. ....................................................................................24
2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về huỷ bản án sơ thẩm đã có
hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. ........................................................44
2.3. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về huỷ bản án sơ thẩm đã có
hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm. ...................................................................48

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG XÉT XỬ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN. .................................................................................53
3.1. Thực trạng huỷ bản án sơ thẩm của Toà án từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí
Minh. .........................................................................................................................53
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quyền hủy bản án, quyết định của Tòa
án ...............................................................................................................................60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

HĐXX

Hội đồng xét xử

HSPT

Hình sự phúc thẩm

HSST


Hình sự sơ thẩm

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân Tối cao

TNHS

Trách nhiệm hình sự

VA

Vụ án

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân Tối cao


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thống kê công tác giải quyết án hình sự của Tòa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2014 – 2017.

Bảng 3.2 Thống kê tỷ lệ hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2013 – 2017.
.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình từ khởi tố vụ án (VA) xét xử là một quá trình phức tạp, bao gồm
nhiều hoạt động khác nhau, trong đó hoạt động xét xử là một hoạt động mang tính
quyết định. Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định: “Người bị buộc tội được coi là
không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy
định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Như vậy, xét xử
hình sự là một dạng hoạt động đặc biệt và có ý nghĩa của Cơ quan Toà án thực hiện
nhân danh Nhà nước để phán xét và quyết định hình phạt thích đáng đối với một
hành vi bị coi là tội phạm. Việc xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự phải tuân theo
những nguyên tắc nhất định, trong đó có nguyên tắc hai cấp xét xử, bao gồm: Xét
xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Việc quyết định một vụ án hình sự có thể được xét
xử ở hai cấp xét xử khác nhau là phù hợp quy luật của nhận thức nhằm đảm bảo
tính đúng đắn, khách quan của hoạt động xét xử. Quy định nguyên tắc hai cấp xét
xử thể hiện thái độ thận trọng của Nhà nước trong việc đưa ra phán xét về số phận
pháp lý, sinh mạng chính trị, quyền lợi của người đã thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật hình sự và những người khác có liên quan, là sự thể hiện rõ ràng nhất bản
chất của Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Theo nguyên tắc này, sau khi xét xử sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất), bản án
của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị
phúc thẩm để xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm (cấp xét xử thứ hai) nhằm
đảm bảo tính hợp pháp của bản án sơ thẩm và áp dụng thống nhất của pháp luật.
Thông qua công tác xét xử phúc thẩm, nếu phát hiện có những sai sót của Toà án
cấp sơ thẩm, Toà án cấp phúc thẩm có quyền sửa hoặc huỷ bản án sơ thẩm nhằm
khắc phục những sai lầm trong việc xét xử của Toà án cấp dưới.

Ngoài cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm, pháp luật còn quy định một thủ tục đặc
biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm. Việc quy định thủ tục này trong pháp luật tố tụng
nhằm bảo đảm nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc công bằng xã hội trong hoạt
động xét xử, để cho các bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật không trái luật
định. Thực tiễn xét xử đã chứng minh rằng, nhiều bản án của Toà án mặc dù đã trải
1


qua hai cấp xét xử nhưng vẫn bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và Hội đồng
giám đốc thẩm, tái thẩm đã huỷ những bản án đó để giải quyết lại vì phát hiện có
những sai lầm trong công tác xét xử.
Việc quy định về huỷ bản án sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo công tác xét xử của Toà án đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô
tội bằng việc Toà án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm sẽ phát hiện và khắc
phục những sai lầm trong công tác giải quyết vụ án. Nhà nước ta đặc biệt chú trọng
tới công tác cải cách tư pháp để nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp nói chung
và hệ thống Toà án nhân dân nói riêng. Đây là một trong những nội dung quan
trọng đã được đề ra tại Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị:
“Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công
lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử phải được tiến hành có
hiệu quả và hiệu lực cao” [3]. Tuy nhiên, quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật
tố tụng hình sự về huỷ bản án sơ thẩm trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều bất
cập, vướng mắc cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn.
Thực tiễn thực hiện quyền huỷ bản án sơ thẩm của Toà án trong thời gian
qua đã nảy sinh các vấn đề cần giải quyết như: Quy định về phạm vi xét xử phúc
thẩm đối với những phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị chưa cụ
thể, rõ ràng dẫn đến việc Toà án cấp phúc thẩm không tiến hành xét xử trong những
trường hợp cần thiết hoặc đã xét xử cả những phần của bản án lẽ ra phải xem xét

theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Hay các căn cứ để huỷ bản án sơ thẩm chưa
được quy định một cách chi tiết, rõ ràng nên vẫn bị phụ thuộc vào ý chí chủ quan
của cơ quan, người tiến hành tố tụng mà chưa được áp dụng một cách thống nhất.
Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 2015 mới được ban hành, vì vậy sẽ có nhiều quy
định cần được xem xét, sửa đổi để hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Xuất phát từ đặc điểm tình hình tội phạm, hoạt động xét xử của Tòa án, đặc
biệt là hủy bản án sơ thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua diễn biến
phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước.
Để khắc phục những bất cập, vướng mắc trong quy định và áp dụng pháp
luật về huỷ bản án sơ thẩm, góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự trong thời gian
2


tới, đồng thời nhằm đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo
đảm quyền con người của người phạm tội thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn
đề lý luận về huỷ bản án sơ thẩm, làm rõ những ưu điểm cũng như bất cập trong
quy định và thực tiễn áp dụng các hình phạt này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, từ đó làm cơ sở để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định về huỷ
bản án sơ thấm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam là vấn đề cần thiết.
Do đó, tôi chọn đề tài: “Hủy bản án sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên
ngành luật Hình sự và Tố tụng hình sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện với mục đích là làm rõ những quy định của pháp
luật thực định, tham khảo kết quả nghiên cứu các công trình đã được công bố để
góp phần làm sâu sắc thêm lý luận hủy bỏ bản án sơ thẩm theo pháp luật hình sự
Việt Nam. Khảo sát chính xác áp dụng pháp luật TTHS trong hủy bản án sơ thẩm
theo quy định của pháp luật, từ thực tiễn của thành phố Hồ Chí Minh, phát hiện
những vấn đề bất cập, vướng mắc, theo đó kiến nghị, đóng góp một số giải pháp cơ
bản nâng cao chất lượng thực quyền hủy bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án

theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau
đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, nhất là
hoạt động hủy bản án sơ thẩm về nội dung, hình thức và trình tự, chủ thể tiến hành
hủy bản án sơ thẩm, làm sơ lịch sử hình thành, phát triển của quy định của pháp luật
về hủy bản án hình sự sơ thẩm của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
- Phân tích các quy định của BLTTHS năm 2015 về huỷ bản án sơ thẩm,
phân tích những điểm đã được khắc phục so với BLTTHS năm 2003 và những điểm
chưa được khắc phục cần tiếp tục hoàn thiện.
- Khảo sát thực trạng huỷ bản án sơ thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2013 đến năm 2017, tập trung phân tích các trường hợp huỷ bản án sơ thẩm của Toà
3


án không đúng về căn cứ, thẩm quyền để rút ra những bất cập, vướng mắc, nguyên
nhân của tồn tại bất cập đó và từ đó đề xuất giải pháp khắc phục nhược điểm.
Theo đó, đề xuất được một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất
lượng hủy bản án sơ thẩm hình sự nói chung và tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong phạm vi khảo sát và tìm hiểu của tác giả, các đề tài nghiên cứu liên
quan đến “Huỷ bản án sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” đã được
lựa chọn phân tích như:
- Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Thực trạng hoạt động xét xử
phúc thẩm và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xét xử phúc thẩm
của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân Tối cao” (2006) của Toà án nhân dân Tối cao.
- Luận án Tiến sĩ: “Phúc thẩm trong tố tụng hình sự” (2004) của tác giả
Nguyễn Đức Mai.
- Luận án Tiến sĩ: “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án
nhân dân ở Việt Nam hiện nay” (2003) của tác giả Lê Xuân Thân.

- Luận án Tiến sĩ: “Thẩm quyền của các cấp Toà án trong tố tụng hình sự”
(2002) của tác giả Nguyễn Văn Huyên.
- Luận văn Thạc sĩ: “Huỷ bản án hình sự sơ thẩm ở cấp phúc thẩm – Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” (2011) của tác giả Trần Trung Thành.
- Luận văn Thạc sĩ: “Quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng
hình sự Việt Nam” (2010) của tác giả Nguyễn Tiến Pháp.
- Luận văn Thạc sĩ: “Phạm vi xét xử phúc thẩm và thẩm quyền của Toà án
cấp phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” (2007) của tác giả Bùi
Ngọc Hoà.
- Bài viết: “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về xét
xử phúc thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp” (2008) của tác giả Nguyễn Văn
Trượng.
- Bài viết: “Một số vấn đề về phạm vi xét xử và quyền hạn của Hội đồng xét
xử phúc thẩm trong vụ án hình sự” (2009) của tác giả Vũ Gia Lâm.
- Bài viết: “Những vấn đề cần trao đổi từ thực tiễn xét xử phúc thẩm về hình
sự” (2001) của tác giả Từ Văn Nhũ.

4


Ngoài ra, còn có các sách bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự
(BLTTHS) và giáo trình luật tố tụng hình sự của các cơ sở đào tạo luật.
Nhìn chung, có thể thấy có khá nhiều các công trình nghiên cứu và các bài
viết có nội dung liên quan đến các huỷ bản án sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình khoa học trên chưa mang tính toàn diện,
chủ yếu phân tích về lý luận, chưa chú trọng đến thực tiễn áp dụng pháp luật cũng
như chưa đánh giá sâu về mối liên hệ, những bất cập khi thực hiện quyền huỷ bản
án sơ thẩm của Toà án. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu trên được tiến hành
trước khi BLTTHS năm 2003 hoặc tại thời điểm BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi
hành. Hiện nay, BLTTHS năm 2015 đã được ban hành để thay thế BLTTHS năm

2003 nên nhiều nội dung nghiên cứu trước đây đã không còn phù hợp với pháp luật
hiện hành. Do đó, việc nguyên cứu chuyên sâu, toàn diện vấn đề huỷ bản án sơ
thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa
cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu, đối tượng nghiên cứu của đề
tài là những vấn đề lý luận và thuộc tính áp dụng pháp luật trong việc hủy bản án sơ
thẩm hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở chọn đề tài và mục đích nghiên cứu, trong điều kiện về thời gian
nghiên cứu, tài liệu tham khảo và trong khuôn khổ một luận văn cao học, tác giả tự
định ra cho mình một phạm vi nghiên cứu phù hợp với một góc độ tiếp cận như sau:
Thứ nhất, luận văn tập trung vào trọng tâm là vấn đề huỷ bản án sơ thẩm ở
giai đoạn xét xử phúc thẩm, trong thủ tục xét lại bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp
luật theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm dưới góc độ cơ sở lý luận, pháp luật
thực định của Việt Nam mà cụ thể là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn
bản pháp luật liên quan;
Thứ hai, luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng áp dụng quy định này của Toà
án nhân dân mà không nghiên cứu thực trạng áp dụng của Toà án quân sự.
5


Thứ ba, luận văn sẽ tiến hành hoạt động so sánh giữa quy định về huỷ bản án
sơ thẩm của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003 để tìm ra những điểm đã được khắc phục và những điểm còn tồn tại.
Thứ tư, về thực tiễn áp dụng pháp luật: Luận văn sẽ đánh giá thực trạng áp
dụng pháp luật về việc huỷ bản án sơ thẩm trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến
năm 2017 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và
pháp luật, về quyền con người, các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, về xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân.
Về phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thu
thập, phân tích và xử lý thông tin, tài liệu gồm:
- Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những điểm giống và khác
nhau trong các quy định về huỷ bản án sơ thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự hình
sự năm 2015 với các giai đoạn trước đó.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được áp dụng để phân tích các nội
dung cần nghiên cứu và nhận thức một cách khái quát các nội dung, các vấn đề
được nghiên cứu. Qua đó, phân tích thành từng vấn đề để tìm hiểu cụ thể quy định
về các căn cứ huỷ bản án sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
- Phương pháp thống kê dùng để tổng hợp các số liệu về kết quả huỷ bản án
sơ thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá thực tiễn xét xử, chất lượng
huỷ bản án sơ thẩm của Toà án.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn,
cụ thể:
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về huỷ
bản án sơ thẩm, phân tích những quy định về huỷ bản án sơ thẩm trong Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015. Đồng thời, đánh giá thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra những
6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×