Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY
ĐƯỜNG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ

GVHD: Th.S NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG
SVTH: LÊ MINH THƠM
MSSV: 07149132
LỚP: DH07QM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY
ĐƯỜNG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ
Tác giả

LÊ MINH THƠM

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn


Th.S NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG

Thành Phồ Hồ Chí Minh

Tháng 7 năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn tất cả những người xung quanh đã ủng hộ, giúp đỡ
để em có thể vượt qua những khó khăn và đạt được những kết quả như ngày hôm nay.
Trước tiên, con xin cảm ơn mẹ đã động viên, ủng hộ con về mọi mặt vật chất
cũng như tinh thần để con có điều kiện được học tập tốt.
Em xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường và tài nguyên trường Đại học
Nông Lâm TPHCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức, những
kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Trần Liên Hương đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH07QM và DH07MT, cùng với các anh chị lớp
DH06MT đã giúp đỡ, góp ý để tôi làm tốt khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công nhân viên trong nhà máy
đường đặc biệt là các cô chú phòng quản lý chất lượng & MT của công ty cổ phần mía
đường La Ngà đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian thực tập và trình độ chuyên môn
còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự thông
cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện
Lê Minh Thơm


i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Ngành công nghiệp Mía Đường Việt Nam là ngành công nghiệp được chọn làm
khởi đầu cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xóa đói
giảm nghèo và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Tuy nhiên nước thải và
khí thải của ngành trong hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm
trọng.
Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy đường thuộc Công ty cổ
phần mía đường La Ngà” được tiến hành tại Công ty cổ phần mía đường La Ngà, thời
gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.
Khóa luận tập trung vào lý thuyết kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và áp dụng
cho nhà máy Đường thuộc công ty cổ phần Mía Đường La Ngà.
Sau quá trình thực tập và tìm hiểu về quá trình sản xuất, khóa luận tập trung
phân tích về hiện trạng môi trường, những biện pháp đã thực hiện và các vấn đề còn
tồn tại trong nhà máy. Từ đó đưa ra những đề xuất giúp nhà máy khắc phục, hoàn
thiện về công tác môi trường và phát triển kinh tế theo nguyên tắc về phát triển bền
vững.
Nội dung khóa luận gồm 6 chương :
• Chương 1: Mở đầu - Đưa ra mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
• Chương 2: Tổng quan về nhà máy Đường La Ngà – công ty cổ phần Mía Đường La
Ngà.
• Chương 3: Tổng quan về lý thuyết kiểm soát ô nhiễm môi trường.
• Chương 4: Hiện trạng môi trường, các giải pháp thực hiện tại nhà máy và những vấn
đề còn tồn tại.
• Chương 5: Đề xuất các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại
nhà máy.
• Chương 6: Kết luận và kiến nghị


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................................. ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH ẢNH .............................................................................................. vii
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................... vii
Chương 1 MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1 
1.2 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 1 
1.2.1 Mục tiêu đề tài..................................................................................................... 1 
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 2 
1.3 Nội dung của khóa luận ............................................................................................. 2 
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3 
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 3 
Chương 2 LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM .................................................. 4 
2.1 Khái niệm ................................................................................................................... 4 
2.2 Mục tiêu ..................................................................................................................... 4 
2.3 Các giải pháp thực hiện kiểm soát ô nhiễm ............................................................... 6 
2.4 Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm ................................................................................... 6 
2.4.1 Lợi ích về môi trường ......................................................................................... 6 
2.4.2 Lợi ích về kinh tế ................................................................................................ 6 
Chương 3 TỔNG QUANG VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG LA NGÀ – CÔNG TY CỔ
PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ ........................................................................................ 7 
3.1 Giới Thiệu Về Nhà Máy Đường La Ngà - Công Ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà .. 7 

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................... 7 
3.1.2 Quy trình sản xuất: ............................................................................................ 11 
3.1.3 Thiết bị máy móc sử dụng tại công ty ............................................................... 14 
3.1.4 Nguyên nhiên liệu: ............................................................................................ 15 
iii


3.1.5 Nhu cầu điện năng............................................................................................. 15 
3.1.6 Nhu cầu nước .................................................................................................... 16 
Chương 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TẠI
CÔNG TY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI...................................................... 17 
4.1 Môi trường vi khí hậu .............................................................................................. 17 
4.1.1 Hiện trạng tại nhà máy ...................................................................................... 17 
4.1.2 Các giải pháp đã thực hiện ................................................................................ 17 
4.1.3 Những vấn đề tồn tại ......................................................................................... 18 
4.2 Khí thải..................................................................................................................... 18 
4.2.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................ 18 
4.2.2 Các giải pháp đã thực hiện ................................................................................ 19 
4.2.3 Những vấn đề tồn tại ......................................................................................... 20 
4.3 Tiếng ồn và độ rung ................................................................................................. 20 
4.3.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................ 20 
4.3.2 Các giải pháp đã thực hiện ................................................................................ 21 
4.3.3 Các vấn đề tồn tại .............................................................................................. 21 
4.4 Nước thải.................................................................................................................. 21 
4.4.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................ 21 
4.4.2 Các giải pháp đã thưc hiện ................................................................................ 23 
4.4.3 Những vấn đề tồn tại ......................................................................................... 25 
4.5 Chất thải rắn ............................................................................................................. 27 
4.5.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................ 27 
4.5.2 Các giải pháp đã thực hiện ................................................................................ 27 

4.5.3 Những vấn đề tồn tại ......................................................................................... 28 
4.6 Chất thải nguy hại .................................................................................................... 28 
4.6.1 Hiện trạng tại nhà máy ...................................................................................... 28 
4.6.2 Các giải pháp đã thực hiện ................................................................................ 29 
4.6.3 Những vấn đề tồn tại ......................................................................................... 29 
4.7 Công tác phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh an toàn lao động ................................ 29 
4.7.1 Công tác phòng cháy chữa cháy ....................................................................... 29 
4.7.2 Vệ sinh an toàn lao động ................................................................................... 30 

iv


Chương 5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY ............................................................................. 31 
5.1 Môi trường vi khí hậu .............................................................................................. 31 
5.1.1 Độ ẩm ................................................................................................................ 31 
5.1.2 Nhiệt độ ............................................................................................................. 31 
5.1.3 Ánh sáng............................................................................................................ 31 
5.2 Khí thải..................................................................................................................... 32 
5.3 Chất thải rắn ............................................................................................................. 33 
5.3.1 Chất thải rắn sản xuất ........................................................................................ 33 
5.3.2 Chất thải rắn sinh hoạt ...................................................................................... 33 
5.4 Chất thải nguy hại .................................................................................................... 33 
5.5 Nước thải.................................................................................................................. 34 
5.5.1 Nước thải sản xuất............................................................................................. 34 
5.5.2 Nước thải sinh hoạt ........................................................................................... 38 
5.6 Tiếng ồn và độ rung ................................................................................................. 38 
5.7 Công tác phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh an toàn lao động ................................ 38 
5.7.1 Công tác phòng cháy chữa cháy ....................................................................... 38 
5.7.2 Vệ sinh an toàn lao động ................................................................................... 39 

5.8 Chương trình giám sát ô nhiễm ............................................................................... 40 
5.8.1 Môi trường không khí ....................................................................................... 40 
5.8.2 Môi trường nước ............................................................................................... 40 
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 41 
6.1 Kết luận .................................................................................................................... 41 
6.2 Kiến nghị .................................................................................................................. 41 
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 43 

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ:

An toàn lao động

BOD:

Nhu cầu oxy sinh học

BTNMT:

Bộ tài nguyên môi trường

BYT:

Bộ y tế

CBCNVC:


Cán bộ công nhân viên chức

CP:

cổ phần

COD:

Nhu cầu oxy hóa học

CTNH:

Chất thải nguy hại

HTXL:

Hệ thống xử lý

KTTC:

Kế toán tài chính

PCCC:

Phòng cháy chữa cháy

PCCN:

Phòng chống cháy nổ


QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

QLCL:

Quản lý chất lượng

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS:

Tổng chất răn lơ lửng

SS:

Chất rắn lơ lửng

VSHC:

Vi sinh hữu cơ

VSV:

Vi sinh vật

vi



DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp ............. 5 
Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục ................................................ 5 
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty cổ phần mía đường La Ngà. ........................ 9 
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức quản lý nhà máy đường.......................................................... 10 
Hình 3.3: Quy trình sản xuất đường thô.......................................................................... 11 
Hình 3.4: Quy trình sản xuất đường tinh luyện............................................................... 13 
Hình 4.1: Cyclon thu tro bụi lò hơi ................................................................................. 19 
Hình 4.2: Quy trình hệ thống xử lý nước thải hiện hữu .................................................. 24 
Hình 5.1: Đề xuất phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải. ..................................... 36 

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu chủng loại sản phẩm. ............................................................................. 8 
Bảng 3.2: Danh mục thiết bị máy móc tại công ty ........................................................... 14 
Bảng 3.3: Nguyên nhiên liệu sử dung tại công ty............................................................. 15 
Bảng 4.1: Kết quả chất lượng môi trường không khí ....................................................... 19 
Bảng 4.2: Nồng độ SO2 tại tháp sulfit .............................................................................. 20 
Bảng 4.3: Thông số đầu vào của nước thải Công ty CP mía đường La Ngà .................... 22 
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nước thải sau xử lý ngày 26/3/2011 .................................... 25 
Bảng 4.5: Thống kê chất thải nguy hại tại công ty ........................................................... 29 
Bảng 5.1: Tính năng cũ công trình theo phương án cải tạo .............................................. 34 
Bảng 5.2: Tính năng mới công trình theo phương án cải tạo ........................................... 35 

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa là xu hướng tất yếu của 1 nền kinh tế phát
triển. Tuy nhiên, song song với nó là quá trình biến đổi môi trường tự nhiên. Bảo vệ
môi trường là một hoạt động mang tính toàn cầu và là nội dung chủ yếu trong kế
hoạch phát triển bền vững các quốc gia trên thế giới.
Ngành công nghiệp Mía Đường Việt Nam được phát triển vào đầu thế kỷ XX.
Đây là ngành công nghiệp được chọn làm chương trình khởi đầu cho tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, giải quyết công
việc làm cho lao động nông nghiệp.
Nước ta hiện nay có nhiều nhà máy đường như nhà máy đường La Ngà, công ty
cổ phần đường Biên Hòa, công ty cổ phần mía đường Phan Rang… Ngành sản xuất
đường mía phát triển đã phát sinh những vấn đề cho môi trường hiện nay.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp mía đường là một trong những ngành gây ô nhiễm
môi trường khá nặng và cần được quan tâm trong quá trình phát triển bền vững của
nước ta hiện nay. Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020.
Hướng đến mục tiêu đó, các ngành công nghiệp phải áp dụng các biện pháp quản lý và
kỹ thuật tiên tiến nhất về khía cạnh kinh tế cũng như “chủ động thực hiện và đáp ứng
các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế” theo như chiến lược Bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm ngành mía đường tại nhà máy Đường La Ngà, thuộc
công ty cổ phần Mía Đường La Ngà” được thực hiện với mục đích khảo sát những
thành phần ô nhiễm trong quá trình sản xuất của công nghệ chế biến đường và đưa ra
những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất.
1.2 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
1.2.1

Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu tình hình sản xuất và hiện trạng môi trường tại nhả máy đường của

Công ty cổ phần mía đường La Ngà. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục
những vấn đề còn tồn tại và giảm những ảnh hưởng xấu đến môi trường.

1


1.2.2

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là cách thức làm việc có khoa học để giải quyết các vấn
đề chính xác, khách quan nhằm thu được kết quả một cách tốt nhất.
• Phương pháp khảo sát trực tiếp
Khảo sát trực tiếp qui trình sản xuất, khảo sát hiện trạng môi trường tại công ty,
nắm bắt được các giải pháp đã và đang thực hiện ở công ty. Nhận biết được các vấn đề
môi trường còn tồn tại, hoặc các biện pháp công ty đã thực hiện nhưng chưa hoàn
thiện. Từ đó đưa ra các nhận xét, biện pháp khác phù hợp hơn nhằm giảm thiểu ô
nhiễm và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh.
• Phương pháp tổng quan tài liệu
Tài liệu thu thập được từ các cơ quan, thư viện, trên mạng internet và từ việc kế
thừa kết quả của những công trình nghiên cứu trước đây. Ngoài ra còn có các tài liệu
được cung cấp từ Giáo viên hướng dẫn và một số Thầy Cô trong khoa cùng với bạn
bè. Tất cả được tổng hợp lại, đánh giá và lựa chọn những thông tin và dữ liệu cần thiết
cho đề tài.
• Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Là phương pháp tìm hiểu, so sánh và lựa chọn những thông tin và dữ liệu chính
xác và cần thiết nhất cho luận văn từ nguồn dữ liệu sơ cấp. Công việc xử lý và phân
tích dữ liệu được thực hiện bằng tay và cả trên máy tính. Phương pháp này sẽ cho ra
những kết quả tin cậy, làm cơ sở để giải quyết các vấn đề.
• Phương pháp điều tra, phỏng vấn cán bộ, công nhân viên liên quan
Đi thực tập tại công ty và đặt ra các câu hỏi cho cán bộ công nhân và nhân viên
của công ty về các vấn đề bản thân chưa nắm bắt được, đồng thời nắm được các ý kiến
đóng góp của cán bộ và công nhân để hoàn thành tốt hơn bài báo cáo của mình.

1.3 Nội dung của khóa luận
Khóa luận gồm 6 nội dung chính:
Chương I: Mở đầu
Chương II: Tổng quan về Công ty cổ phần mía đường La Ngà
Chương III: Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm
Chương IV: Hiện trạng môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện tại
nhà máy đường của Công ty cổ phần mía đường La Ngà và các vấn đề còn tồn tại
2


Chương V: Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại và hạn chế các tác
động xấu đến môi trường
Chương VI: Kết luận và kiến nghị
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1

Đối tượng nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài dựa trên: nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu, phụ liệu

trong quá trình sản xuất, các dạng chất thải, sản phẩm tạo ra và các công cụ quản lý,
kiểm soát môi trường nhà máy đang áp dụng.
1.4.2

Phạm vi nghiên cứu

- Toàn thể nhà máy Đường La Ngà và các phòng ban có liên quan trong lĩnh vực
môi trường.
- Thống kê và phân tích các dòng chất thải từ quá trình nhập nhiên - nguyên vật
liệu đầu vào đến giai đoạn sản phẩm hoàn thiện.


3


Chương 2
LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.1 Khái niệm
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là việc áp dụng tổng hợp các hoạt động, biện
pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc có ô
nhiễm xảy ra thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm.
2.2 Mục tiêu
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm
giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm
sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, cách tiếp cận cuối đường ống cũng như tái
sinh đang được thay thế dần bằng cách tiếp cận chủ động bậc cao và được ưa chuộng
hơn, đó là ngăn ngừa ô nhiễm.
Ngăn ngừa ô nhiễm
Khái niệm:
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một các liên tục chiến lược
ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và
dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và
môi trường.
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc
các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra các chất ô nhiễm hoặc
các chất thải ngay tại nguồn. Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các
vật liệu độc hại, năng lượng, nước hoặc các nguồn tài nguyên khác, các hành động bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả hơn.
Nội dung: Các yếu tố cốt lõi của cách tiếp cận về ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường công nghiệp được tổng hợp lại trong sơ đồ sau:


4


Liên tục

Con người
Chiến lược đối với:
- Con người
- Sản phẩm

Ngăn ngừa

Giảm
rủi ro

Thống nhất

Môi trường

Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
(Nguồn: Các chính sách của chính phủ về IPP, UNEP, 1995)
 Các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách
liên tục theo chu trình khép kín, tất cả gồm các bước sau:
Giành được sự đồng
tình của quản lý cấp
cao
Thiết lập chương
trình PP


Duy trì chương
trình

Xem xét quá
trình và các trở
ngại

Đánh giá chương
trình kiểm soát ô
nhiễm

Đánh giá chất thải
và các cơ hội
kiểm soát

Xác định và thực
thi các giải pháp

Phân tích khả thi và
các cơ hội PP

Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục
(Nguồn: HWRIC, 1993)

5


2.3 Các giải pháp thực hiện kiểm soát ô nhiễm
Biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường có thể chia ra làm các nhóm
chính sau: (xem thêm phụ lục 1)

- Giảm thiểu tại nguồn.
- Tái chế và tái sử dụng.
- Cải tiến sản phẩm.
- Biện pháp xử lý cuối đường ống.
2.4 Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm
2.4.1

Lợi ích về môi trường
- Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
- Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
- Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục

hồi.
- Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi
ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản
phẩm và các thế hệ mai sau.
- Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.
- Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan
quản lý môi trường.
2.4.2

Lợi ích về kinh tế
- Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng

có hiệu quả hơn.
- Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản
lý chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc
kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).
- Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng
chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).

- Chất lượng sản phẩm được cải thiện.
- Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn
đầu tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ
đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
- Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn.
6


Chương 3
TỔNG QUANG VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG LA NGÀ – CÔNG
TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ
3.1 Giới Thiệu Về Nhà Máy Đường La Ngà - Công Ty CP Mía Đường La Ngà
3.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển

3.1.1.1

Công ty cổ phần Mía Đường La Ngà

 Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Mía đường La Ngà, trước đây là một doanh nghiệp Nhà Nước
thành lập năm 1984, từ nguồn vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại của Chính
phủ Vương Quốc Đan Mạch, được chuyển đổi hình thức sở hữu hoạt động theo mô
hình Công ty Cổ phần từ ngày 01 tháng 04 năm 2000 .
Địa chỉ: Km 35 Quốc lộ 20, Xã La Ngà, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai.
Là một trong những doanh nghiệp sản xuất, chế biến mía đường hàng đầu của
Việt Nam, có tên tuổi trên thương trường trong nước và quốc tế.
Từ năm 2006, công ty đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong việc quản lý
chất lượng của các nhà máy sản xuất và khối phòng ban của công ty.

Diện tích: 65.725m2.
Tổng số công nhân: 593 (công nhân).
Công ty hiện có :
- 03 Nông trường sản xuất mía trực thuộc cung cấp trên 45% nguyên liệu hàng
năm cho Nhà máy chế biến.
- Nhà máy chế biến mía đường 2.500 tấn mía cây/ngày, công suất chế biến
đường tinh luyện 180 tấn/ngày , hàng năm cung cấp cho thị trường 40.000 đến 50.000
tấn đường các loại như đường tinh luyện (RE), đường kính trắng cao cấp, đường kính
trắng, đường mơ.
- Nhà máy sản xuất ván dăm 7.000 m3 sản phẩm các loại /năm.
- Nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh 5.000 tấn phân các loại/năm.
- Nhà máy cơ khí phục vụ gia công sửa chữa và lắp đặt thiết bị trong và ngòai
công ty.
7


- Trại thực nghiệm với diện tích trên 100 ha, cung cấp từ 2500 – 4000 tấn mía
giống/năm.
Cơ cấu chủng loại sản phẩm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu chủng loại sản phẩm.
STT

Tên sản phẩm

Đơn vị

Sản lượng/tháng

1


Đường mơ

Tấn

7.086

2

Mật rỉ

Tấn

12.406

3

Đường RS, RScc, RE

Tấn

18.884

4

Ván ép các loại

m3

1.038


5

Phân hữu cơ vi sinh

Tấn

5.000

(Nguồn: Công ty cổ phần mía đường La Ngà)
 Tên giao dịch và địa chỉ liên hệ
Công ty được hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ
Phần số 4703000006 đăng ký lần đầu ngày 23/3/2000, đăng ký thay đổi lần hai ngày
08/10/2007.
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ.
- Tên tiếng Anh: LANGA SUGAR CANE ANH SUGAR JOINT STOCK
COMPANY.
- Địa chỉ trụ sở chính: km 35, QL 20, Xã La Ngà, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng
Nai.
- Điện thoại: 84 061 3853055.
- Fax: 84 061 3853057.
- Văn phòng TPHCM: 547 Minh Phụng, phường 10, quận 11, TPHCM.
- Điện thoại/Fax: 84.8.2641292.
- Mã số thuế: 3600454635.
- Tài khoảng số: 102010000263452 - Ngân Hàng Công Thương Đồng Nai.
- Website:
- Công nhân viên (Tổng số/trực tiếp): 597 người/450 người.
- Vốn điều lệ: 82 tỷ đồng.
 Lĩnh vực kinh doanh
- Công nghiệp đường.
8



- Chế biến nông lâm sản.
- Sản xuất phân bón vi sinh tổng hợp.
- Chế biến thức ăn gia súc.
- Trồng trọt và chăn nuôi.
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông và thủy lợi nhỏ.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ.
- Sản xuất và cung ứng giống cây, giống con.
- Sản xuất kinh doanh nước sạch.
- Sản xuất điện.
- Sản xuất, mua bán đồ mộc gia dụng và hàng trang trí nội thất.
- Sản xuất, sửa chữa, mua bán các sản phẩm cơ khí.
- Mua bán vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu ngành nông nghiệp, công nghiệp.
 Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty cổ phần mía đường La Ngà.

9


3.1.1.2

Nhà máy đường

 Lịch sử hình thành :
- Được xây dựng cùng thời điểm với Công ty cổ phần mía đường La Ngà
- Vị trí : Nằm ở trung tâm Công ty cổ phần mía đường La Ngà
- Công suất và sản phẩm: Nhà máy chế biến mía đường 2.500 tấn mía cây/ngày,
công suất chế biến đường tinh luyện 180 tấn/ngày , hàng năm cung cấp cho thị trường

40.000 đến 50.000 tấn đường các loại như đường tinh luyện (RE), đường kính trắng
cao cấp, đường kính trắng, đường mơ.

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức quản lý nhà máy đường

10


3.1.2
3.1.2.1

Quy trình sản xuất:
Đường thô
Mía cây

Hơi Nước

Cân , Cắt

Ồn, Bụi

Băm Cây

Bụi, Ồn, Hơi nước chứa
đường

Nghiền
Ép

Bã Mía


Lò Đốt 70%
Đóng

Gia Vôi sơ bộ

Nước Mía hỗn hợp
Gia Nhiệt

Sữa Vôi

Vôi Hóa

Bã Dư 30%

Nhà Máy
Ván Dăm

Vôi Tôi,Bao Bì

Gia Nhiệt

Lắng

Nhà Máy
Phân Bón

Bùn Thải

Chè Trong

Gia Nhiệt

Bốc Hơi
Nhiệt, Ồn

Sirô
Nấu,Trợ tinh

Bán

Mật Rĩ

Ly Tâm
Đường

Nhà Máy
Men Mauri

Kho Chứa

Hình 3.3: Quy trình sản xuất đường thô
11


Thuyết minh quy trình sản xuất: Mía cây sau khi vận chuyển về nhà máy sẽ
được đưa vào hệ thống xử lý bao gồm 1 thiết bị san bằng, 2 dao băm và 1 búa đập để
băm nhỏ và đánh tơi cho mía trở thành một khối chặt chẻ nhằm dễ dàng cung cấp cho
máy ép sơ bộ một cách đều đặn và liên tục. Nước mía thu được từ máy ép sơ bộ là
nước mía đầu, bã sau sơ bộ tiếp tục vào máy khuếch tán, di chuyển ngược dòng với
nước nóng có nhiệt độ khoảng 700C để thẩm thấu bã tạo điều kiện trích ly đường. Để

tận trích tối đa lượng đường trong bã, bã mía ra khỏi máy khuếch tán được cho vào ép
ở 2 máy ép kiệt 1 và kiệt 2, bã từ máy kiệt 2 có độ ẩm < 50% làm nguyên liệu đốt lò.
Nước mía ép đầu + nước mía khuếch tán + nước mía ép kiệt 1 + kiệt 2 gộp chung lại
gọi là nước mía hỗn hợp được gia vôi sơ bộ có pH 6.4 ÷ 6,8 và bổ sung thêm lượng
P2O5 đạt 300 ÷ 350ppm trước khi cung cấp cho công đoạn làm sạch lắng trong.
Nước mía hỗn hợp tiếp tục đi qua các giai đoạn gia nhiệt 1, gia vôi, xông SO2 đạt
pH = 7.2 ÷ 7.6, nhiệt độ 70 ÷ 800C để tạo ra phản ứng kết tủa CaSO3, Ca3(PO4)3, gia
nhiệt lần 2 nâng nhiệt độ lên 102 ÷ 1040C nhằm ổn định hạt kết tủa trước khi đưa vào
thiết bị lắng phân ly thể rắn và thể lỏng để loại tạp chất trong nước mía. Sau khi qua
lắng ta được chè trong và bùn loãng. Chè trong được gia nhiệt lần 3 có nhiệt độ 105 ÷
1100C, sau đó đưa vào thiết bị bốc hơi nước 4 hiệu nhằm nâng Brix mật chè lên 58 ÷
65%. Để tận thu phần đường còn lại trong bùn, bùn loãng được cho qua hệ thống lọc
chân không, phần nước đường thu được gọi là chè lọc bùn, bã bùn sau lọc làm nguyên
liệu sản xuất phân Hữu cơ vi sinh.
Nước mía sau bốc hơi gọi là Syrô đưa qua nấu đường thô 3 hệ A, B, C, sản
phẩm của công đoạn này gồm đường mơ và mật rỉ. Mật rỉ là sản phẩm cuối cùng của
dây chuyền sản xuất đường thô làm nguyên liệu cung cấp cho công nghệ sản xuất men,
cồn rượu…

12


3.1.2.2

Đường tinh luyện
Đường thô
Hòa tan
Syrô nguyên,hóa
ế
Syrô hóa chế

Bọt

Đường non
R2

Ca(OH)2,

Lắng nổi

H3PO4

Syrô lắng trong
Lọc

Đường non
R2

Bọt

Syrô nguyên

Lọc an toàn 1
Hồi dung

Syrô sạch
Đường non
R2

Resin tẩy màu
Bọt


Đường R4

Lọc an toàn 2
Đường non
R4

Syrô tinh luyện
Đường non
R1

Đường R1

Mật R1

Đường non
R2

Đường R2

Mật R2

Đường non
R3

Mật R3

Đường R3

Mật R4


Sấy  Đường RE

Hình 3.4: Quy trình sản xuất đường tinh luyện

13

Nấu đường
thô


Thuyết minh quy trình sản xuất: Dung dịch hồi dung sẽ qua công đoạn hóa
chế để bổ sung chất trợ lắng, gia nhiệt đạt nhiệt độ khoảng 80 ÷ 820C, pH khoảng 6,6 ÷
7 trước khi vào lắng nổi nhằm loại các tạp chất lơ lững, các chất màu. Syro sau khi qua
lắng nổi sẽ đi vào các bộ lọc: Lọc than cát, lọc Auto, lọc Faslow để loại bỏ các chất
cặn bã, các tạp chất lơ lững chưa loại được hoàn toàn trong giai đoạn lắng, sau đó
được đưa vào hệ thống nhựa Resin trao đổi Ion tẩy màu. Ở cuối công đoạn hóa chế
syro sẽ qua lọc Check filter để lọc kiểm tra lần cuối với mục đích loại bỏ các cặn mịn,
các mảnh vở hạt Resin nhằm tăng độ tinh khiết cho syro tinh. Syro sau hóa chế có độ
màu <100 Icumsa được cung cấp cho công đoạn nấu đường luyện 4 hệ: R1, R2, R3,
R4. Đường luyện được phối phộn cho ra 3 loại sản phẩm: Đường tinh luyện (đường
RE). Đường kính trắng cao cấp (đường RScc) và Đường kính trắng (đường RS) đạt
các chỉ tiêu về chất lượng theo quy định. Mật ly tâm từ đường non R4 sẽ đưa ngược về
khâu nấu đường thô để phối liệu nấu đường non A.
3.1.3

Thiết bị máy móc sử dụng tại công ty
Bảng 3.2: Danh mục thiết bị máy móc tại công ty
Tên thiết bị


Đơn vị

Số lượng

Nước SX

Năm SX

tính
A.Quy trình sản xuất đường thô
1. Cân mía

Cái

03

Đức

1979

2.Cẩu mía

Cái

04

EU

1979


3.Bộ trục ép 4 rulo

Bộ

03

Anh

1979

4. Thiết bị khuếch tán

Cái

01

EU

1979

5.Bồn lắng

Cái

01

EU

1979


6.Bình bốc hơi

Bình

05

EU

1979

7.Nồi nấu đường

Nồi

09

EU

1979

8.Máy ly tâm

Cái

08

EU

1979


9.Lò hơi

Cái

02

EU

1979

10.Máy phát điện

Cái

02

Anh,Ấn độ

1979

11.Máy phát điện turbin

Cái

01

EU

1979


Hệ thống

01

VN(Vitetep)

2006

12.Hệ thống xử lý nước thải

14


Hệ thống

13.Trạm bơm nước

EU

1979

B Quy trình sản xuất đường luyện
1. Bơm sy rô lên cột resin A

Cái

02

EU


2000

2. Nồi đường cao phẩm

Cái

03

EU

2000

3. Máy ly tâm cao phẩm

Cái

03

EU

2000

4. Máy sấy đường

Cái

01

EU


1998

5. Cân điện tử đóng bao

Cái

02

Đức

2000

inox

3.1.4

Nguyên nhiên liệu:
Bảng 3.3: Nguyên nhiên liệu sử dung tại công ty
STT

Tên nguyên liệu, hóa chất

Đơn vị tính

Sô lượng

Tấn/năm

257429.285


Nguyên liệu
1

Mía cây

Phụ liệu hóa chất

3.1.5

1

Vôi cục

Tấn

321.100

2

Muối

Tấn

298.360

3

Talosep A6XL

Tấn


0.735

4

HCL

Tấn

4.909

5

NaOH 98%

Tấn

28.279

6

Na2SO4

Tấn

0.175

7

H3PO4


Tấn

53.730

8

Lưu huỳnh

Tấn

45.050

9

Bột trợ lọc

Tấn

5.600

10

Talofloc L

Tấn

4.511

11


Dầu FO

Lít

21950.000

Nhu cầu điện năng
- Trước đây, Công ty chủ yếu là sử dụng điện tự sản xuất, nhưng do turbin phát

điện (công suất 3MW) không đủ công suất cung cấp cho toàn Công ty lúc hoạt động
hết công suất vì vậy hiện tại Công ty vừa đầu tư thêm 1 tuabin phát điện công suất 1.2
15


MW để tận dụng hết lượng hơi cao áp trong nhà máy và đáp ứng nhu cầu điện cho sản
xuất.
- Ngoài ra trong thời gian nhà máy đường không hoạt động thì công ty vẫn sử
dụng điện lưới để cung cấp cho công tác duy trì nhà máy đường, sản xuất nhà máy ván
dăm và phân HCVS.
- Tổng lượng điện nhà máy mua từ điện lưới trong 1 năm khỏang hơn 2.000.000
KWh.
3.1.6

Nhu cầu nước
Nước dẫn vào nhà máy bằng hai bơm, bơm 1 có công suất bơm = 1000 m3/giờ,

bơm 2 có công suất bơm = 700 m3/giờ, thời gian bơm liên tục 24h/ngày, như vậy tổng
lượng nước cấp vào nhà máy ước tính khoảng 40.800 m3/ngày. Nước được bơm vào
hồ chứa có thể tích V = 900 m3, từ đây nước được cung cấp cho các hộ tiêu thụ, bao

gồm:
- Giải nhiệt máy móc
- Hút chân không
- Cung cấp cho nhà máy Ván dăm
- Cung cấp cho nhà máy Menmuri
- Xử lý qua trạm lọc cấp 4 phục vụ cho mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
toàn nhà máy.

16


×