BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẨN BẢO SƠN XANH
Họ và tên sinh viên: ĐOÀN THỊ LÀI
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2008 - 2012
Tháng 6/2012
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẨN BẢO SƠN XANH
Tác giả
ĐOÀN THỊ LÀI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chuyên ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn
Th.S HUỲNH NGỌC ANH TUẤN
Tháng 6/2012
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
************
*****
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:
MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành:
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên sinh viên: ĐOÀN THỊ LÀI
MSSV: 08157094
Khoá học:
Lớp: DH08DL
2008 – 2012
1. Tên đề tài: Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Bảo Sơn Xanh
2. Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Tổng quan về Công ty Cổ phần Bảo Sơn Xanh.
Hiện trạng môi trường tại Công ty Cổ phần Bảo Sơn Xanh.
Các vấn đề môi trường còn tồn tại.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại công ty.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 12/2011
Kết thúc: tháng 06/2012
4. Họ tên GVHD: THS. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN.
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày ….. tháng ….. năm 2012
Ngày
Ban Chủ nhiệm Khoa
năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
i
tháng
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp cũng như 4 năm học tập tại giảng
đường Đại học, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ phía cơ quan,
thầy cô, gia đình và bạn bè. Nay tôi muốn lời cảm ơn chân thành nhất của mình đến:
Cha mẹ - người đã động viên, ủng hộ tôi về mọi mặt vật chất cũng như tinh thần
để tôi có điều kiện được học tập tốt.
Tất cả các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm
TPHCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức, những kinh nghiệm
quý báu trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Huỳnh Ngọc Anh Tuấn đã giới
thiệu công ty và hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH08DL và những người bạn thân yêu đã luôn động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bảo Sơn Xanh, các
nhân viên kĩ thuật, các anh chị em công nhân trong phân xuởng, đặt biệt là anh Phùng,
anh Lực, anh Duy, chị Lý đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập
và thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu trên!
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “ Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ Phần Bảo Sơn Xanh”
được tiến hành tại Công ty Cổ phần Bảo Sơn Xanh trong thời gian từ tháng 12/2011
đến tháng 05/2012 nhằm mang cái nhìn tổng quát về hoạt động sản xuất tại công ty,
đồng thời góp phần nâng cao công tác quản lý môi trường và giảm thiểu ô nhiễm cũng
như các rủi ro có thể xảy ra.
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
- Thu thập tài liệu từ công ty, sách, báo, intrernet…
- Khảo sát thực địa tại công ty.
- So sánh và đánh giá chất lượng môi trường tại công ty.
- Phân tích tổng hợp tài liệu thu thập được.
Đề tài sẽ trình bày các nội dung chính sau:
- Tổng quan về Công ty cổ phần Bảo Sơn Xanh, trong đó lần lượt sẽ giới thiệu về
lịch sử hình thành và phát triển, quy trình công nghệ sản xuất, những vấn đề môi
trường phát sinh và các biện pháp kiểm soát đã thực hiện tại công ty.
- Xác định các vấn đề môi trường còn tồn đọng và đề xuất các giải pháp nhằm
khắc phục và nâng cao công tác quản lý môi trường.
Đề tài đã thu được những kết quả:
- Đem đến cái nhìn tương đối toàn diện về hiện trạng môi trường (không khí,
nước, chất thải rắn), công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy, các giải
pháp đã thực hiện tại Công ty Cổ phần Bảo Sơn Xanh.
- Nhận diện các vấn đề môi trường chưa được giải quyết như nước thải sản xuất và
sinh hoạt chưa được xử lý đạt yêu cầu, một số chất thải chưa được thu gom và xử
lý theo quy định…
- Trên cơ sở của quá trình nhận diện, đã đề xuất các giải pháp giúp khắc phục và
nâng cao công tác quản lý môi trường tại công ty: xây dựng hệ thống xử lý nước
thải, thực hiện phân loại chất thải giúp nâng cao khả năng thu gom và xử lý…
iii
MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN ................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................2
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................2
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .........................................................................2
1.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ......................................................................2
1.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ....................................................................3
1.4.3. Phương pháp so sánh – đánh giá..................................................................3
1.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu .....................................................4
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 5
2.1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ..............................5
2.1.1. Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm .................................................................5
2.1.2. Mục tiêu kiểm soát ô nhiễm.........................................................................5
2.1.3. Nội dung kiểm soát ô nhiễm ........................................................................5
2.1.4. Các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm ........................................................6
2.1.5. Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp .........8
2.1.6. Các công cụ áp dụng ngăn ngừa ô nhiễm ....................................................8
2.1.5.1. Giải pháp hành chính – công cụ chỉ huy và kiểm soát..........................8
2.1.5.2. Công cụ kinh tế ......................................................................................8
2.1.5.3. Công cụ thông tin ..................................................................................9
iv
2.1.7. Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm .....................................................................9
2.1.6.1. Lợi ích về môi trường ............................................................................9
2.1.6.2. Lợi ích về kinh tế ...................................................................................9
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO SƠN XANH ........................10
2.2.1. Tổng quan về công ty.................................................................................10
2.2.1.1. Thông tin chung ...................................................................................10
2.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .....................................................10
2.2.1.3. Vị trí địa lý – điều hiện khí hậu ...........................................................11
2.2.1.4. Quy mô và cơ sở hạ tầng tại công ty ...................................................12
2.2.1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý........................................................................13
2.2.1.6. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ ..........................................................14
2.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất ....................................................................14
2.2.3. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng tại công ty........................................17
2.2.3.1. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất ....................................17
2.2.3.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu .................................................................17
2.2.3.3. Nhu cầu sử dụng điện ..........................................................................18
2.2.3.4. Nhu cầu sử dụng nước.........................................................................18
2.2.3.5. Máy móc thiết bị ..................................................................................18
2.2.3.6. Nguồn lực lao động .............................................................................18
Chương 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
Ô NHIỄM ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY ............................................ 20
3.1. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ .........................................................................20
3.1.1. Bụi ..............................................................................................................20
3.1.1.1. Nguồn phát sinh ..................................................................................20
3.1.1.2. Biện pháp kiểm soát bụi đang áp dụng ...............................................20
3.1.1.3. Những vấn đề còn tồn tại ....................................................................21
3.1.2. Khí thải.......................................................................................................21
3.1.2.1. Nguồn phát sinh ..................................................................................22
3.1.2.2. Biện pháp kiểm soát khí thải đang áp dụng ........................................22
v
3.1.2.3. Những vấn đề còn tồn tại ....................................................................25
3.1.3. Tiếng ồn .....................................................................................................25
3.1.3.1. Nguồn phát sinh ..................................................................................26
3.1.3.2. Biện pháp kiểm soát tiếng ồn đang áp dụng .......................................27
3.1.3.3. Những vấn đề còn tồn tại ....................................................................27
3.1.4. Nhiệt thừa...................................................................................................27
3.1.4.1. Nguồn phát sinh ..................................................................................27
3.1.4.2. Biện pháp kiểm soát nhiệt thừa đang áp dụng ....................................28
3.1.4.3. Những vấn đề còn tồn tại ....................................................................28
3.2. NƯỚC THẢI ....................................................................................................29
3.2.1. Nguồn phát sinh .........................................................................................29
3.2.2. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước thải đang áp dụng ..............................30
3.3. CHẤT THẢI RẮN ...........................................................................................33
3.3.1. Nguồn phát sinh .........................................................................................33
3.3.2. Biện pháp kiểm soát chất thải rắn đang áp dụng .......................................34
3.3.3. Những vấn đề còn tồn tại ...........................................................................35
3.4. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ..........................35
3.4.1. Nguồn phát sinh .........................................................................................35
3.4.2. Biện pháp an toàn lao động và phòng chống cháy nổ đang áp dụng .........35
3.4.3. Những vấn đề còn tồn tại ...........................................................................36
Chương 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM CÁC VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI ................................................................................ 37
4.1. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ .........................................................................37
4.1.1. Bụi – Khí thải .............................................................................................37
4.1.2. Tiếng ồn .....................................................................................................38
4.1.3. Nhiệt thừa...................................................................................................38
4.2. NƯỚC THẢI ....................................................................................................39
4.2.1. Nước mưa chảy tràn ...................................................................................39
4.2.2. Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất .................................................39
vi
4.3. CHẤT THẢI RẮN ...........................................................................................43
4.4. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ..........................44
4.4.1. An toàn lao động ........................................................................................44
4.4.2. Phòng chống cháy nổ .................................................................................45
4.5. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ............................................46
4.5.2. Giám sát chất lượng môi trường nước .......................................................47
4.5.3. Giám sát nguồn chất thải rắn .....................................................................47
4.6. CÁC YÊU CẦU VỀ PHÁP LUẬT ..................................................................47
Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................... 48
5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................48
5.2. KIẾN NGHỊ .....................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 50
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 51
vii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BOD
Nhu cầu oxy sinh học
BTNMT
Bộ tài nguyên môi trường
COD
Nhu cầu oxy hóa học
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
CTR
Chất thải rắn
ĐVT
Đơn vị tính
HTXLNT
Hệ thống xử lý nước thải
KCN
Khu công nghiệp
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QĐ
Quyết định
QĐ-BYT
Quyết định của Bộ Y tế
SS
Chất rắn lơ lửng
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH
Trách niệm hữu hạn
TCXDVN
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Tp.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
VOC
Chất hữu cơ dễ bay hơi
viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Nội dung và cấp bậc ưu tiên công tác Kiểm soát ô nhiễm môi trường ...........6
Hình 2.2. Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục. .............................................7
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức tại Công ty CP Bảo Sơn Xanh ................................................14
Hình 2.4. Quy trình công nghệ sản xuất bao bì carton của công ty ..............................15
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải nồi hơi .........................................................23
Hình 3.2. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn cải tiến .................................................................30
Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải ...................................................................40
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Diện tích từng hạng mục công trình của công ty ..........................................13
Bảng 2.2. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất ..............................................17
Bảng 2.3. Danh mục máy móc thiết bị đang được sử dụng trong công ty ....................18
Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu khí thải lò hơi ...........................................................23
Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh .............................................24
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu độ ồn ........................................................................26
Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu nhiệt độ ....................................................................28
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nước thải ..................................................................32
Bảng 3.9. Thành phần và khối lượng chất thải rắn nguy hại tại công ty.......................33
x
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ Phần Bảo Sơn Xanh
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống ngày nay, vai trò của bao bì càng trở nên quan trọng hơn, nó có
mặt khắp mọi nơi và mang đến cho con người nhiều tiện dụng. Bao bì là một trong
những sản phẩm công nghiệp quan trọng để chứa đựng, bảo vệ hàng hóa được an toàn
về chất lượng và số lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xếp dỡ, bảo
quản, tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa... Nó còn là một trong những phương tiện thông
tin về hàng hóa và là một hình thức văn minh phục vụ khách hàng và buôn bán quốc
tế.
Nhận biết được nhu cầu to lớn ấy, nhiều nhà máy sản xuất bao bì đã hình thành
và phát triển nhằm đảm bảo khả năng cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Ví
dụ như Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) bao bì Việt Nam, Công ty Cổ phần bao
bì Biên Hòa, Công ty công nghiệp Bắc Hải, Công ty Cổ phần (CP) Bảo Sơn Xanh...
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà ngành bao bì mang lại thì nó cũng gây ra
những vấn đề ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người. Vì thế, kiểm soát
các vấn đề môi trường của ngành bao bì một cách hữu hiệu là một yêu cầu cần thiết
hiện nay. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này sẽ góp phần đảm bảo các giá trị kinh tế
mà ngành bao bì đem đến cũng như chất lượng cuộc sống của con người được đảm
bảo, giữ vững và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Chính vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài thực hiện Khóa luận tốt nghiệp là: “Kiểm soát
ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Bảo Sơn Xanh”.
SVTH: Đoàn Thị Lài
1
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ Phần Bảo Sơn Xanh
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện với 2 mục tiêu chính sau:
Đánh giá các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang áp dụng tại Công ty
Cổ phần Bảo Sơn Xanh.
Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác bảo vệ môi trường tại Công ty Cổ phần Bảo Sơn Xanh.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được 2 mục tiêu chính trên, đề tài thực hiện các nội dung sau:
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Tổng quan về công ty: ngành nghề sản xuất, tổng thể mặt bằng, đặc điểm quy
trình công nghệ, các thông tin về hoạt động sản xuất (danh mục máy móc thiết bị,
nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, nhu cầu sử dụng nước, số lượng Cán bộ công
nhân viên,…).
Xác định các nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường tại công ty.
Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang áp
dụng tại công ty, từ đó rút ra các vấn đề môi trường tồn tại.
Đề xuất các biện pháp kiểm soát các vấn đề môi trường còn tồn tại.
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.4.1.
Phương pháp thu thập tài liệu
Tổng hợp các nguồn tài liệu được cung cấp từ Công ty CP Bảo Sơn Xanh (sổ tay
chất lượng, báo cáo giám sát môi trường, cam kết bảo vệ môi trường); giáo viên
hướng dẫn và một số Thầy Cô trong suốt quá trình học tập; tài liệu của các công
ty sản xuất sản phẩm tương tự như Công ty bao bì Biên Hòa,…
Các tài liệu thu thập được gồm:
Tình hình hoạt động và sản xuất của công ty.
Cơ sở hạ tầng hiện có.
SVTH: Đoàn Thị Lài
2
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ Phần Bảo Sơn Xanh
Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty.
Nhu cầu sử dụng điện, nước, nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất.
Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường của công ty.
Các lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường được thu được từ các giáo
trình, sách, luận văn khóa trước, website...là cơ sở lý luận vững chắc trong
việc định hướng đề tài.
Các văn bản pháp quy, các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định mức ô nhiễm tối đa
cho phép của các chất thải liên quan đến ngành sản xuất như QCVN
05:2009/BTNMT, QCVN 19: 2009/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT, Quyết
định 3733/2002/QĐ – BYT...là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng môi trường
và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại công ty.
1.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát tình hình hoạt động của các phòng ban, xem xét cách tổ chức và bố trí
nhân sự.
Khảo sát tình hình hoạt động sản xuất, các quy trình sản xuất. Khảo sát hiện trạng
môi trường tại công ty, nắm bắt được các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
đã và đang thực hiện ở công ty.
Xác định được các vấn đề môi trường còn tồn tại, hoặc các biện pháp công ty đã
thực hiện nhưng chưa hoàn thiện.
Từ kết quả khảo sát, rút ra nhận xét, đề xuất các biện pháp bổ sung hoặc các các
biện pháp khác phù hợp hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm và xử lý các vấn đề môi trường
phát sinh.
1.4.3.
Phương pháp so sánh – đánh giá
Mục đích nhằm đánh giá chất lượng môi trường dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn,
quy chuẩn, quy định do nhà nước ban hành.
Cách thực hiện:
Sau khi lập bảng thống kê, đem các số liệu đó so sánh với các tiêu chuẩn, quy
chuẩn ứng với từng loại môi trường.
SVTH: Đoàn Thị Lài
3
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ Phần Bảo Sơn Xanh
Đưa ra nhận xét, đánh giá về hiện trạng chất lượng môi trường, xác định các vấn
đề môi trường còn tồn đọng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công tác
quản lý môi trường của công ty.
1.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
Từ những tài liệu thu được, phân tích, lựa chọn những thông tin cần thiết cho đề
tài, loại bỏ những thông tin dư thừa và sai lệch, tổng hợp và sắp xếp thông tin theo
từng yêu cầu riêng cho phù hợp để xây dựng đề tài theo yêu cầu chung một cách hợp
lý, rõ ràng và chính xác.
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu sử dụng, các dạng chất thải, sản
phẩm tạo ra và các công cụ quản lý, kiểm soát môi trường đang áp dụng tại công ty.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các khu vực thuộc Công ty Cổ phần Bảo Sơn Xanh. Chủ yếu
tập trung tại phân xưởng sản xuất, khu vực lò hơi, khu vực sinh hoạt của công nhân,
nhân viên công ty nhằm giải quyết các vấn đề môi trường còn tồn đọng như nước thải,
khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, hệ thống thoát nước.
Bên cạnh đó, đề tài không đi sâu vào tính toán chi tiết mà chỉ đề xuất các giải
pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty.
SVTH: Đoàn Thị Lài
4
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ Phần Bảo Sơn Xanh
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.1.1. Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm
Kiểm soát ô nhiễm môi trường được hiểu một cách tổng quát là sự tổng hợp các
hoạt động, công cụ và biện pháp nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy
ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì phải chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô
nhiễm.
2.1.2. Mục tiêu kiểm soát ô nhiễm
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm
giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm
sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
2.1.3. Nội dung kiểm soát ô nhiễm
Công tác kiểm soát ô nhiễm gồm các nội dung và tuân theo cấp bậc ưu tiên như
Hình 2.1:
Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngay tại nguồn được ưu tiên hàng đầu;
Khi không thể phòng ngừa ô nhiễm thì nên tái chế, tái sử dụng một cách an toàn
đối với môi trường;
Khi không thể phòng ngừa và tái chế, tái sử dụng thì nên xử lý theo cách an toàn
đối với môi trường;
Việc tiêu hủy và thải ra ngoài môi trường chỉ nên sử dụng như là phương pháp
cuối cùng và được tiến hành an toàn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
SVTH: Đoàn Thị Lài
5
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ Phần Bảo Sơn Xanh
Phòng ngừa và giảm thiểu
Tái chế và tái sử dụng
Xử lý
Tiêu hủy
Hình 2.1. Nội dung và cấp bậc ưu tiên công tác Kiểm soát ô nhiễm môi trường
(Nguồn: Theo Kế hoạch hành động Kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương, Hà Nội, 2007)
2.1.4. Các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách
liên tục theo chu trình khép kín và bao gồm 8 bước:
1. Giành được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo công ty.
2. Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.
3. Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với máy móc
thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá trở ngại tiềm ẩn về
mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
4. Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
5. Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về
mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã được
tổng hợp.
6. Tập hợp các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi
những khả năng lựa chọn đó.
SVTH: Đoàn Thị Lài
6
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ Phần Bảo Sơn Xanh
7. Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một công
ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
8. Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho sự phát triển liên tục và lợi ích liên tục của công
ty.
Giành được sự đồng tình
của cấp quản lý cao
Thiết lập
Duy trì
Chương trình PP
chương trình IPP
Đánh giá chương trình
và các dự án PP
Duy trì và phát triển
chương trình ngăn
ngừa ô nhiễm
Xem xét các quá trình
và xác định các trở ngại
Xác định và thực thi các
Đánh giá chất thải và
giải pháp
xác định các cơ hội
Phân tích khả thi của
các cơ hội PP
Hình 2.2. Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục.
(Nguồn: HWRIC,1993)
SVTH: Đoàn Thị Lài
7
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ Phần Bảo Sơn Xanh
2.1.5. Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp
Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp có thể chia
làm các nhóm chính sau:
Giảm thiểu tại nguồn
Tái chế và tái sử dụng
Thay đổi sản phẩm
Biện pháp xử lý cuối đường ống
2.1.6. Các công cụ áp dụng ngăn ngừa ô nhiễm
2.1.6.1. Giải pháp hành chính – công cụ chỉ huy và kiểm soát
Là những biện pháp thể chế nhằm tác động trực tiếp tới hành vi của người gây
nhiễm bằng cách cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi trường các thành phần gây ô
nhiễm hay giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các biện
pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hay khoanh vùng.
Với công cụ này, chính phủ có vai trò tập trung giám sát thông qua việc áp dụng
hai công cụ chủ yếu: Bộ luật và các thanh tra – các nhà quản lý nhà nước. Các công cụ
này được áp dụng nhằm quy định và cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường.
2.1.6.2. Công cụ kinh tế
Là những biện pháp đánh vào lợi ích của nhà sản xuất, của người gây ô nhiễm.
Nhằm khuyến khích các hành vi tích cực đối với môi trường.
Một số công cụ kinh tế đang được áp dụng:
Thu phí/ thuế cho việc sử dụng môi trường.
Sử dụng Cota ô nhiễm.
Đánh thuế ô nhiễm.
Thực hiện dán nhãn sinh thái cho sản phẩm.
SVTH: Đoàn Thị Lài
8
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ Phần Bảo Sơn Xanh
2.1.6.3. Công cụ thông tin
Là việc sử dụng các công cụ truyền thông như: báo, đài, ti vi, mạng internet… để
phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về môi trường, nâng cao ý
thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi người dân, của những người khai thác và
sử dụng môi trường.
2.1.7. Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm
2.1.7.1.
Lợi ích về môi trường
Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi.
Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi ro
và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ
sản phẩm và các thế hệ mai sau.
Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.
Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh, các cơ quan quản lý môi
trường.
2.1.7.2.
Lợi ích về kinh tế
Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng có
hiệu quả hơn.
Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản lý
chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho
việc kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm...).
Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống ( do lưu lượng chất
thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn...).
Chất lượng sản phẩm được cải thiện.
SVTH: Đoàn Thị Lài
9
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ Phần Bảo Sơn Xanh
Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu
tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ
đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn.
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO SƠN XANH
2.2.1. Tổng quan về công ty
2.2.1.1. Thông tin chung
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO SƠN XANH
Địa chỉ: đường số 7, khu Công nghiệp Nhơn Trạch II – Nhơn Phú, xã Hiệp
Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 08.38447192
Fax: 08.38447210
Người đại diện: Ông Huỳnh Quang Báu
Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
Loại hình sản xuất: sản xuất bao bì carton
2.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Bảo Sơn Xanh – BaoSon Green J.S.C (BSG) là Công ty Cổ
phần chuyên sản xuất bao bì Carton cho các lĩnh vực thực phẩm, nước giải khát, rượu
bia, mỹ phẩm... Công ty được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 3602270217 cấp
ngày 05/04/2010 và giấy chứng nhận đầu 47221000824 cấp ngày 09/06/2010 của Sở
kế hoạch đầu tư tỉnh Đồng Nai.
Từ ngày thành lập đến nay, thương hiệu Bảo Sơn Xanh đang từng ngày được
khách hàng biết đến. Công ty cam kết không ngừng phát triển về sản lượng và chất
lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, với mục tiêu ngày càng phát triển vươn tới
các yêu cầu chất lượng cao trong lĩnh vực bao bì carton nói riêng và bao bì giấy nói
chung.
SVTH: Đoàn Thị Lài
10
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ Phần Bảo Sơn Xanh
2.2.1.3. Vị trí địa lý – điều hiện khí hậu
Vị trí địa lý
Khu đất của công ty thuộc lô số IX (một phần thửa SKK 58, trọn thửa SKK 59 và
một phần thửa SKK 61) của Khu Công nghiệp Nhơn Trạch II – Nhơn Phú, xã Hiệp
Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và có phạm vi giới hạn như sau:
Phía Đông
: giáp đất trống;
Phía Tây
: giáp với đường số 7;
Phía Nam
: giáp với đất trống;
Phía Bắc
: giáp với đường D6.
Với vị trí này công ty có một số thuận lợi như sau:
Cơ sở hạ tầng ( mặt bằng, hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống cung cấp điện, hệ
thống đường cống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải và hệ thống xử lý
nước thải tập trung ) tại khu vực công ty đã và đang xây dựng hoàn chỉnh.
Không quá xa khu dân cư, dễ thu hút lực lượng lao động địa phương.
Giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không:
Khoảng cách đường bộ đến trung tâm TP.HCM khoảng 44 km, TP.Biên Hòa
khoảng 30 km;
Khoảng cách đến Cảng nước sâu Phú Mỹ khoảng 27 km, Cảng biển Vũng Tàu
khoảng 50 km, Cảng Gò Dầu khoảng 23 km;
Khoảng cách đến Sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 50 km, Sân bay Quốc tế Long
Thành khoảng 10 km.
Điều kiện khí hậu
Công ty Cổ phần Bảo sơn Xanh nằm trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng
Nai nên có đặc điểm chung của khí hậu tỉnh Đồng Nai với đặc điểm khí hậu nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo, khí hậu tương đối ôn hòa và ổn định, ít chịu ảnh hưởng của
thiên tai, có hai mùa tương phản nhau là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
SVTH: Đoàn Thị Lài
11
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ Phần Bảo Sơn Xanh
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm 260- 270C, biên độ nhiệt theo mùa trung
bình 80 - 100C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm có nơi có thể xuống
đến 160 - 170C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất có nơi có thể lên đến 390C
(tháng 4).
Số giờ nắng: số giờ nắng tăng lên trong mùa khô và giảm xuống trong mùa mưa.
Số giờ nắng xuất hiện nhiều vào tháng 3, ít nhất thường rơi vào tháng 7 và tháng
8. Bức xạ mặt trời tổng cộng 350 - 550 calo/cm2/ngày. Tổng số giờ nắng trong
năm trung bình có 2.200 - 2.600 giờ, tức là từ 6 -7 h/ngày. Số giờ nắng trung
bình trong mùa khô từ 200 – 260 h/tháng, trong khi mùa mưa từ 158 – 180
h/tháng.
Chế độ mưa: lượng mưa trung bình hàng năm khá cao 1.600 – 2.700 mm, nhưng
chênh lệch lớn theo mùa. Mùa mưa chiếm 84 - 88% tổng lượng mưa hàng năm,
lượng mưa trung bình tháng cao nhất là tháng 8 và tháng 9. Mùa khô lượng mưa
thường chỉ chiếm 12 – 14% tổng lượng mưa hàng năm, lượng mưa trung bình
tháng thấp nhất là tháng 1.
Chế độ gió: trong mùa khô, hướng gió chủ yếu trong nửa đầu mùa là Bắc - Đông
Bắc, nửa cuối mùa chuyển sang hướng Đông - Đông Nam. Trong mùa mưa, gió
chủ yếu là gió mùa Tây Nam thịnh hành từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 9.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm của tỉnh đạt khoảng 82%. Mùa mưa có độ ẩm cao
hơn nhiều so với các tháng mùa khô (85 - 88% và 70 - 75%).
2.2.1.4. Quy mô và cơ sở hạ tầng tại công ty
Công ty cổ phần Bảo Sơn Xanh có tổng diện tích là 22.775 m2, trong đó công ty
đã sử dụng phần diện tích khoảng 14.758 m2 để xây dựng các công trình như nhà
xưởng, nhà văn phòng, nhà ăn, nhà kho, nhà để xe, nhà vệ sinh, nhà bảo vệ,…phần
diện tích còn lại được sử dụng để trồng cây xanh, thảm cỏ và làm đường giao thông.
SVTH: Đoàn Thị Lài
12
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ Phần Bảo Sơn Xanh
Bảng 2.1. Diện tích từng hạng mục công trình của công ty
STT
Khu vực
Diện tích
Đơn vị
A
1
2
3
4
5
6
Các hạng mục công trình xây dựng
Nhà xưởng
Nhà văn phòng
Nhà ăn
Nhà bảo vệ
Nhà để xe
Trạm điện
Nhà nồi hơi, nhà nén khí, nhà kho, nhà
bảo trì
Phòng pha bột, phòng pha keo
Khu vệ sinh
Các hạng mục hạ tầng khác (hàng rào, bể
nước, hệ thống cấp thoát nước,…)
Sân bãi trống
Cây xanh, thảm cỏ
Đường giao thông
14.758
12.286
280
249
16
162
16
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
245
m2
58
26
m2
m2
395
m2
1.025
3.807
4.210
22.775
m2
m2
m2
m2
7
8
9
10
11
B
C
Tổng cộng (A+B+C)
(Nguồn: Công ty CP Bảo Sơn Xanh, 2012)
2.2.1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý
Hội đồng quản trị
SVTH: Đoàn Thị Lài
13 đốc
Tổng giám