Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004COR.1:2009 TẠI NHÀ MÁY SACAFA THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HẠT ĐIỀU VÀ HÀNG NÔNG SẢN THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.21 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI NHÀ MÁY
SACAFA THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
HẠT ĐIỀU VÀ HÀNG NÔNG SẢN THỰC PHẨM
TP. HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: ĐẶNG THANH HIỀN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 6/2012
 


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI NHÀ MÁY SACAFA
THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HẠT ĐIỀU
VÀ HÀNG NÔNG SẢN THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả:

ĐẶNG THANH HIỀN

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư chuyên ngành


Quản Lý Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn:
KS. Nguyễn Huy Vũ

- Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012
 


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: ĐẶNG THANH HIỀN

Mã số SV: 08149040

Khóa học: 2008 – 2012

Lớp: DH08QM


1. Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu hạt điều và hàng nông sản thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh.
2. Nội dung của KLTN: Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tình hình áp dụng tại Việt
Nam và trên thế giới.
 Tổng quan và các vấn đề môi trường của Nhà máy SACAFA.
 Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
tại Nhà máy SACAFA.
 Kiến nghị thực hiện ISO 14000 tại đơn vị.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 01/03/2012 và Kết thúc: 31/05/2012.
4. Họ tên GVHD 1: KS. NGUYỄN HUY VŨ
5. Họ tên GVHD 2:
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày … tháng … năm 2012
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày… tháng … năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

KS. NGUYỄN HUY VŨ
 


 

LỜI CẢM ƠN
Những tháng ngày học tập tại trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và
thực tập tại nhà máy SACAFA đã mang lại cho tôi những kiến thức, cũng như những

kinh nghiệm về chuyên ngành của mình.
Với lòng trân trọng và sự biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý
thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm cùng các
thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi, làm hành trang giúp tôi
vững bước vào đời.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Huy Vũ, người đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong quá trình học tập và
thực hiện khóa luận tốt nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Nhà máy SACAFA, anh Phạm Hữu Chí,
cùng toàn thể cô chú, anh chị em trong Nhà máy, đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập, tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập dữ liệu và hoàn thành
khóa luận.
Cảm ơn những người bạn trong tập thể DH08QM đã quan tâm và giúp đỡ tôi
trong suốt quãng đời sinh viên của tôi. Chúc các bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công
trong cuộc sống.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đã tạo điều kiện cho tôi học tập
và luôn là chỗ dựa, nguồn động viên lớn giúp tôi vượt qua những khó khăn.
Bằng sự chân thành nhất, tôi xin cảm ơn tất cả mọi người.

Sinh viên thực hiện

Đặng Thanh Hiền



 

TÓM TẮT KHÓA LUẬN


Đề tài “Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu hạt điều và hàng nông sản thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh” với mục đích
giải quyết các vấn đề tồn tại của mô hình QLMT hiện tại, nâng cao công tác BVMT,
ngăn ngừa ô nhiễm, nâng cao uy tín và hình ảnh của Nhà máy đối với khách hàng. Đề
tài được thực hiện tại Nhà máy SACAFA, số 173 - Quốc lộ 1K - Phường Linh Xuân Quận Thủ Đức – TP.HCM. Thời gian thực hiện: Từ 01/03/2012 đến 31/05/2012.
Sau những nỗ lực hoàn thành, khóa luận đã thu được những kết quả: xác định
được 181 KCMT trong đó có 130 KCMTĐK cần được kiểm soát; thiết lập được 7
mục tiêu, 11 chỉ tiêu và 43 chương trình QLMT cho Nhà máy; Xây dựng hệ thống tài
liệu dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 bao gồm : 13 thủ
tục quy trình, 9 hướng dẫn công việc để kiểm soát tốt các KCMTĐK và 51 biểu mẫu
hồ sơ. Đồng thời đưa ra các kiến nghị giúp cho Nhà máy có thể đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu khi xây dựng HTQLMT và nâng cao công tác BVMT.

ii 


 

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .............................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................2

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................2
1.4.1 Phương pháp khảo sát thực tế ..........................................................................2
1.4.2 Phương pháp phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia ..............................3
1.4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh ...................................................4
1.4.4 Phương pháp thống kê, mô tả ..........................................................................4
1.4.5 Phương pháp trọng số ......................................................................................4
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................................5
1.6 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................5
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................6
2.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14000 .....................................................................................................6
2.1.1 Khái niệm ISO 14000 ......................................................................................6
2.1.2 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ............................................................6
2.2 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004...................................................................7
2.2.1 Sơ lược về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ....7
iii 


 

2.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ........7
2.2.3 Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 .............................................8
2.2.4 Tình hình áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 trên thế giới ...........................................................................................9
2.2.5 Tình hình áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 tại Việt Nam........................................................................................10
2.2.5.1 Những điểm tích cực ...............................................................................10
2.2.5.2 Những vấn đề còn tồn tại ........................................................................11

Chương 3 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SACAFA ...................................................13
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ...............................................................................13
3.1.1 Thông tin chung .............................................................................................13
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................13
3.1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh ........................................................................14
3.1.4 Các cơ sở trực thuộc ......................................................................................14
3.2 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY SACAFA .............................................................15
3.2.1 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy SACAFA ........................................................15
3.2.2 Tình hình sản xuất của Nhà máy ...................................................................16
3.3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY SACAFA ......................................16
3.3.1 Máy móc thiết bị sử dụng tại Nhà máy..........................................................16
3.3.2 Nguyên, nhiên, vật liệu tiêu thụ tại Nhà máy ................................................17
3.3.3 Hóa chất sử dụng ...........................................................................................17
3.3.4 Quy trình sản xuất ..........................................................................................18
3.3.4.1 Quy trình sản xuất điều nhân...................................................................18
3.3.4.2 Quy trình sản xuất điều chiên ..................................................................20
3.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY SACAFA ......................................................................21
3.4.1 Môi trường không khí ....................................................................................21
3.4.1.1 Bụi ...........................................................................................................21
3.4.1.2 Tiếng ồn ...................................................................................................21
3.4.1.3 Nhiệt thừa ................................................................................................21
3.4.1.4 Khí thải ....................................................................................................22
iv 


 

3.4.2 Nước thải .......................................................................................................25
3.4.2.1 Nước mưa ................................................................................................25

3.4.2.2 Nước thải sinh hoạt .................................................................................25
3.4.2.3 Nước thải sản xuất ...................................................................................25
3.4.3 Chất thải rắn ...................................................................................................27
3.4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt .............................................................................27
3.4.3.2 Chất thải rắn sản xuất ..............................................................................27
3.4.4 Chất thải nguy hại ..........................................................................................28
3.4.5 Một số nguồn tác động khác .........................................................................28
3.4.5.1 Nguy cơ cháy nổ.....................................................................................28
3.4.5.2 Nguy cơ tai nạn lao động .......................................................................29
Chương 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004/Cor.1:2009 TẠI NHÀ MÁY SACAFA ............................31
4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ
THÀNH LẬP BAN ISO ............................................................................................31
4.1.1 Phạm vi hệ thống quản lý môi trường của Nhà máy SACAFA ....................31
4.1.2 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường và thành lập Ban ISO ............31
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ...........................................................................32
4.2.1 Xem xét các vấn đề môi trường .....................................................................32
4.2.2 Thiết lập chính sách môi trường ....................................................................32
4.2.3 Truyền đạt và phổ biến chính sách ................................................................33
4.2.4 Kiểm tra lại chính sách môi trường ...............................................................35
4.3 LẬP KẾ HOẠCH.................................................................................................35
4.3.1 Khía cạnh môi trường ....................................................................................35
4.3.1.1 Xác định khía cạnh môi trường ...............................................................36
4.3.1.2 Đánh giá tác động môi trường và xác định các khía cạnh môi trường có ý
nghĩa ....................................................................................................................36
4.3.2 Yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác ....................................................37
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình.................................................................37
4.3.3.1 Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trường ...................................................38
4.3.3.2 Xây dựng chương trình quản lý môi trường............................................39




 

4.3.3.3 Triển khai thực hiện ................................................................................40
4.3.3.4 Kiểm tra kết quả thực hiện ......................................................................40
4.3.3.5 Lưu hồ sơ .................................................................................................41
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH ..........................................................................41
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn...............................................41
4.4.1.1 Yêu cầu chung .........................................................................................41
4.4.1.2 Quy trình thực hiện..................................................................................41
4.4.1.3 Lưu hồ sơ .................................................................................................42
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức .....................................................................42
4.4.3 Trao đổi thông tin ..........................................................................................43
4.4.4 Tài liệu ...........................................................................................................43
4.4.5 Kiểm soát tài liệu ...........................................................................................44
4.4.6 Kiểm soát điều hành ......................................................................................45
4.4.6.1 Xác định các yêu cầu và đối tượng cần kiểm soát ..................................45
4.4.6.2 Xây dựng chương trình kiểm soát điều hành ..........................................45
4.4.6.3 Phê duyệt và thực hiện chương trình kiểm soát điều hành .....................46
4.4.6.4 Xem xét kết quả.......................................................................................46
4.4.6.5 Lưu hồ sơ .................................................................................................47
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp .............................47
4.5 KIỂM TRA...........................................................................................................48
4.5.1 Giám sát và đo lường .....................................................................................48
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ ......................................................................................49
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa .............................50
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ .............................................................................................50
4.5.5 Đánh giá nội bộ ..............................................................................................51
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO .............................................................................51

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................53
5.1 KẾT LUẬN ..........................................................................................................53
5.2 KIẾN NGHỊ .........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................56

vi 


 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
 

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand).

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi Trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BYT

: Bộ Y Tế

COD


: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand).

CSMT

: Chính sách môi trường.

CTNH

: Chất thải nguy hại.

ĐDLĐ

: Đại diện lãnh đạo.

HACCP

: Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis
and Critical Control Points)

HĐKPPN

: Hành động khắc phục phòng ngừa.

HTQLMT

: Hệ thống quản lý môi trường.

ISO 14001


: Tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009.

ISO 9001:2008

: Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu

KCMT

: Khía cạnh môi trường.

KCMTĐK

: Khía cạnh môi trường đáng kể.

KPH

: Không phù hợp.

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy.

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam.

QLMT

: Quản lý môi trường


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

YCPL

: Yêu cầu pháp luật
vii 


 

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Công suất sản xuất của Nhà máy ..................................................................16
Bảng 3.2: Danh mục máy móc, thiết bị .........................................................................17
Bảng 3.3: Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng.............................................................17
Bảng 3.4: Kết quả đo chất lượng không khí xung quanh ..............................................24
Bảng 3.5: Kết quả đo chất lượng không khí khu vực làm việc .....................................24
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước tại hố ga thu gom nước thải ..................26
Bảng 3.7: Danh sách chất thải rắn sản xuất phát sinh trong 1 tháng .............................27
Bảng 3.8: Danh sách chất thải nguy hại phát sinh trong 1 tháng ..................................28

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 14000 .......................................................................7
Hình 2.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ....................................8
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Nhà máy SACAFA .....................................................16

Hình 3.2: Quy trình sản xuất điều nhân.........................................................................18
Hình 3.3: Quy trình sản xuất điều chiên ........................................................................20
Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải ........................................................................23
 

viii 


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần XNK hạt điều và hàng NSTP Tp.HCM 
 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng hành với sự phát triển của kinh tế – xã hội, chất lượng sống của con người
ngày càng được nâng cao nhưng cũng kéo theo sự ô nhiễm môi trường trầm trọng.
BVMT đang là một nhiệm vụ cấp bách không của chỉ riêng cá nhân nào mà là của toàn
nhân loại. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên việc BVMT càng khó khăn
khi vừa phát triển kinh tế vừa phải quan tâm đến vấn đề môi trường.
Trong khi đó, hệ thống ISO 14000 là một bộ tiêu chuẩn giúp cho các quốc gia
cũng như tổ chức thực hiện hiệu quả công tác QLMT. Hệ thống ISO 14000 được nhiều
nước trên thế giới áp dụng và thu được những hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam
thì việc áp dụng hệ thống này còn thấp. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ
chức WTO nên phải chấp nhận những quy luật chung của thế giới, trong đó có vấn đề
BVMT và tài nguyên. Chính vì vậy, có thể nói ISO 14000 là một trong những cách lựa
chọn tối ưu để giải quyết sự mâu thuẫn giữa kinh tế và môi trường.
Nhà máy SACAFA là Nhà máy chế biến hạt điều với quy mô tương đối lớn.
Công tác môi trường Nhà máy đã thực hiện từ lâu nhưng vẫn chưa đồng bộ và chưa có
hệ thống. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu

chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu hạt điều và hàng nông sản thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh”
với mục đích giải quyết các vấn đề tồn tại của mô hình QLMT hiện tại, nâng cao công
tác BVMT, ngăn ngừa ô nhiễm, nâng cao uy tín và hình ảnh của Nhà máy đối với
khách hàng.

GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
 



SVTH: Đặng Thanh Hiền


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần XNK hạt điều và hàng NSTP Tp.HCM 
 

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nắm được hiện trạng môi trường và công tác BVMT, từ đó xây dựng
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 cho Nhà máy SACAFA thuộc
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu hạt điều và hàng nông sản thực phẩm TP.HCM.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu nội dung và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong
việc xây dựng HTQLMT.
- Tìm hiểu tình hình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trên
thế giới và tại Việt Nam.
- Tìm hiểu về quy trình sản xuất và các vấn đề môi trường tại Nhà máy
SACAFA.
- Tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009

dựa trên tình hình thực tế của Nhà máy SACAFA.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp khảo sát thực tế
- Quan sát trực tiếp quy trình sản xuất tại phân xưởng điều nhân và phân xưởng
điều chiên; các hoạt động diễn ra tại kho chứa nguyên nhiên vật liệu, kho hóa chất, kho
chứa chất thải nguy hại, phòng cơ điện, khu vực văn phòng, khu vực nhà ăn; các hoạt
động phụ trợ (bảo trì máy móc, thu gom chất thải…).
- Quan sát hiện trạng môi trường: không khí, đất, nước tại Nhà máy. Quan sát
các công tác QLMT mà Nhà máy đang áp dụng, các vấn đề môi trường còn tồn đọng
của Nhà máy.
- Quan sát trực tiếp và nhìn nhận để đánh giá sơ bộ khả năng xây dựng
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Nhà máy. Cụ thể như: Nhà
máy có CSMT không; có mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường hàng năm hay

GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
 



SVTH: Đặng Thanh Hiền


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần XNK hạt điều và hàng NSTP Tp.HCM 
 

không; đã xác định được các KCMT, đánh giá được các KCMTĐK hay chưa; có cập
nhật và tuân thủ các YCPL liên quan không…
1.4.2 Phương pháp phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia
Trong thời gian thực tập tại Nhà máy, tôi đã tiến hành phỏng vấn:

- Giám đốc Nhà máy: để nắm được sơ bộ về lịch sử hình thành, quy mô, cơ cấu
tổ chức, tình hình sản xuất, sản phẩm, phương hướng hoạt động và phát triển, những
tiêu chuẩn mà Nhà máy đang áp dụng.
- Trưởng phòng hành chính – nhân sự: để nắm được chi tiết cơ cấu tổ chức và
tình hình nhân sự tại Nhà máy.
- Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh: để tìm hiểu kĩ hơn về tình hình sản xuất,
kinh doanh và các kế hoạch phát triển của Nhà máy.
- Trưởng phòng kỹ thuật – cơ điện, Phó giám đốc phân xưởng điều nhân, Phó
giám đốc phân xưởng điều chiên: để hiểu rõ hơn về quy mô sản xuất, bố trí mặt bằng
khu vực sản xuất, quy trình sản xuất, tình hình tiêu thụ điện nước, nhu cầu nguyên
nhiên vật liệu, các loại máy móc đang sử dụng…
- Cán bộ phụ trách môi trường – Anh Phạm Hữu Chí: để hỗ trợ việc xác định
những nơi phát sinh các KCMT, các loại chất thải phát sinh trong từng công đoạn sản
xuất, các giải pháp BVMT của Nhà máy và các vấn đề môi trường còn tồn đọng.
- Hai công nhân ở phân xưởng điều nhân và hai công nhân ở phân xưởng điều
chiên để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các KCMT, sự hiểu biết về các tiêu chuẩn
mà Nhà máy đang áp dụng, vấn đề an toàn lao động…
Ngoài ra, tôi luôn tham khảo ý kiến của thầy Nguyễn Huy Vũ - người trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ISO - về những
thắc mắc liên quan đến vấn đề môi trường, công tác QLMT, dây chuyền sản xuất của
Nhà máy, các bước tiến hành xây dựng HTQLMT tiêu chuẩn ISO 14001:2004/
Cor.1:2009…
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
 



SVTH: Đặng Thanh Hiền



Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần XNK hạt điều và hàng NSTP Tp.HCM 
 

1.4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh
- Tất cả các số liệu: tiêu thụ điện nước, nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, khối
lượng chất thải rắn phát sinh…; tài liệu: cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo giám sát
môi trường hàng năm của Nhà máy… đều được tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận
xét.
- Sử dụng các yêu cầu pháp lý như: luật BVMT, các tiêu chuẩn môi trường, các
chuẩn ngành để phân tích các KCMTĐK. So sánh các số liệu đo đạc về ô nhiễm của
Nhà máy với các tiêu chuẩn môi trường để xác định mức độ ô nhiễm của Nhà máy.
- Sử dụng các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 để đánh giá sơ bộ
khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của Nhà máy SACAFA.
1.4.4 Phương pháp thống kê, mô tả
Dựa vào phương pháp này để thống kê và mô tả các thành phần của HTQLMT,
các KCMT, danh mục các YCPL, các loại thiết bị máy móc, các nguyên nhiên vật liệu
sử dụng trong Nhà máy, đầu vào đầu ra của từng hoạt động, các quá trình, biện pháp
thực hành, các kỹ thuật, sản phẩm và dịch vụ hoặc năng lượng.
1.4.5 Phương pháp trọng số
- Dùng phương pháp trọng số để xác định KCMTĐK.
- Dựa trên 2 tiêu chí: đánh giá theo trọng số và đánh giá theo các yếu tố để cho
điểm các KCMT từ đó xác định KCMTĐK.
 Cho điểm KCMT theo trọng số dựa trên các yếu tố: bình thường, bất thường
và khẩn cấp.
 Cho điểm KCMT dựa trên các yếu tố: YCPL và các yêu cầu khác; mức độ rủi
ro về con người và các bên hữu quan; tần suất tác động môi trường; mức độ tác động
đến môi trường: đất, nước, không khí, tài nguyên thiên nhiên,…; khả năng kiểm soát.
Ngoài ra, tôi còn thu thập và tổng hợp thông tin tài liệu liên quan: tìm thông tin,
tài liệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và về Nhà máy SACAFA trên mạng, sách báo

và các nghiên cứu trước. Thu thập và tham khảo các tài liệu chuyên ngành khác.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
 



SVTH: Đặng Thanh Hiền


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần XNK hạt điều và hàng NSTP Tp.HCM 
 

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Địa điểm nghiên cứu: Nhà máy SACAFA. 173, Quốc lộ 1K, Phường Linh
Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
- Thời gian thực hiện: Từ 01/03/2012 đến 31/05/2012.
- Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động, sản phẩm và các phòng ban, bộ phận,
phân xưởng có liên quan đến các vấn đề môi trường tại Nhà máy.
1.6 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ đưa ra các bước cần thực hiện trong quá trình xây dựng HTQLMT
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 và xây dựng các thủ tục cần thiết chứ
không xây dựng toàn bộ hệ thống tài liệu cho Nhà máy.
Hơn nữa, đề tài chỉ thiết lập HTQLMT cho Nhà máy trên lý thuyết, tập trung
vào việc xây dựng hệ thống mà chưa có điều kiện áp dụng vào trong quá trình hoạt
động của Nhà máy nên cũng chưa tính toán được chi phí thực hiện cũng như chưa
đánh giá được hiệu quả áp dụng của các kế hoạch, chương trình, quy trình đã nêu trong
đề tài.

GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ

 



SVTH: Đặng Thanh Hiền


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần XNK hạt điều và hàng NSTP Tp.HCM 
 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14000
2.1.1 Khái niệm ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về HTQLMT (Environmental Management System)
do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Standard Organization) xây dựng và
ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực để xác định, kiểm soát và theo dõi những ảnh
hưởng của tổ chức đến môi trường, đưa ra phương pháp quản lý và cải tiến HTQLMT
cho bất kỳ tổ chức mong muốn áp dụng nó.
2.1.2 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm 2 nhóm tiêu chuẩn: các tiêu chuẩn
đánh giá tổ chức và các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn
14000 được thể hiện qua sơ đồ sau:

GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
 




SVTH: Đặng Thanh Hiền


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần XNK hạt điều và hàng NSTP Tp.HCM 
 

HỆ QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG

Đánh giá sản phẩm và chu trình

Đánh giá tổ chức

Hệ thống

Đánh giá

Kiểm định

Đánh giá

Cấp nhãn

Khía cạnh

quản lý

thực hiện


môi trường

vòng đời sản

môi trường

môi trường

môi trường

môi trường

(EA)

phẩm (LCA)

(EL)

trong các

(EMS)

(EPE)

14010

14040

14020


tiêu chuẩn

14001

14031

14011

14041

14021

sản phẩm

14002

14032

14012

14042

14022

(EAPS)

14013

14043


14023

14062

14014

14047

14024

14064

14004

Hình 2.1: Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 14000
2.2 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
2.2.1 Sơ lược về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là một tiêu chuẩn quốc tế về HTQLMT do tổ chức
tiêu chuẩn quốc tế ban hành, đưa ra các yêu cầu về QLMT cần đáp ứng của tổ chức.
Mục đích của bộ tiêu chuẩn là giúp tất cả các loại hình tổ chức BVMT, ngăn ngừa ô
nhiễm, và cải tiến liên tục HTQLMT.
2.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004

GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
 



SVTH: Đặng Thanh Hiền



Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần XNK hạt điều và hàng NSTP Tp.HCM 
 

Bắt đầu
Xem xét của
lãnh đạo

Chính sách môi
trường

Kiểm tra
- Giám sát và đo lường.
- Đánh giá sự tuân thủ.
- Sự không phù hợp, hành
động khắc phục và phòng
ngừa.
- Kiểm soát hồ sơ.
- Đánh giá nội bộ.

CẢI
TIẾN
LIÊN
TỤC

Lập kế hoạch
- Khía cạnh môi
trường.

- Yêu cầu pháp luật
và các yêu cầu khác.
- Mục tiêu, chỉ tiêu,
chương trình.

Thực hiện và điều hành
- Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn.
- Năng lực, đào tạo và nhận thức.
- Trao đổi thông tin.
- Tài liệu.
- Kiểm soát tài liệu.
- Kiểm soát điều hành.
- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng
khẩn cấp.

Hình 2.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
2.2.3 Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004
 Đối với lĩnh vực môi trường
- Tăng cường hiệu quả của công tác QLMT qua quá trình cải tiến liên tục.
- Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục.
- Giảm thiểu các tác động môi trường do tổ chức/doanh nghiệp gây ra.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
 



SVTH: Đặng Thanh Hiền


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009

tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần XNK hạt điều và hàng NSTP Tp.HCM 
 

- Giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường và hệ sinh thái.
- Nâng cao ý thức BVMT trong tổ chức.
 Đối với lĩnh vực kinh tế
- Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng nâng cao cơ hội
tiếp cận huy động vốn và giao dịch.
- Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế.
- Cải thiện hình ảnh, tăng uy tín và tăng thị phần.
- Góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
- Cải tiến việc kiểm soát các chi phí:
 Tiết kiệm được vật tư và năng lượng.
 Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm YCPL về môi trường.
 Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường, đền bù thiệt hại do ô nhiễm.
 Hạn chế rủi do, tiết kiệm chi phí thanh tra.
 Giảm thiểu chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến bệnh nghề nghiệp.
 Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra.
 Đối với lĩnh vực pháp lý
- Tăng cường nhận thức về quy định pháp luật và QLMT.
- Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng.
- Giảm bớt các thủ tục rườm rà và các rắc rối về pháp lý.
- Cải thiện được mối quan hệ với nhà nước.
2.2.4 Tình hình áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 trên thế giới
Trong những năm vừa qua, số lượng các tổ chức áp dụng ISO 14001 trên toàn
thế giới không ngừng tăng lên.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
 




SVTH: Đặng Thanh Hiền


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần XNK hạt điều và hàng NSTP Tp.HCM 
 

Điều này có thể thấy rõ kết quả khảo sát của ISO vào cuối năm 2010. Tính đến
cuối tháng 12/2010 có ít nhất 250.972 chứng nhận ISO 14001:2004 đã được ban hành
tại 155 quốc gia và nền kinh tế. Như vậy số chứng nhận đã tăng 27.823 (tăng 12%) so
với năm 2009 (Nguồn: iso.org).
2.2.5 Tình hình áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm
1998, 2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời (Nguồn: vpc.org.vn_Trung tâm
năng suất chất lượng Việt Nam). Thời gian đầu, các Công ty tại Việt Nam áp dụng
ISO 14000 hầu hết là các Công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt
là với Nhật Bản.
Chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 14001:2004 (TCVN ISO 14001:2005) cũng đã được
cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa
dạng, trong đó các ngành nghề như Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu
bia giải khát…), Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng,
Du lịch-Khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn. Hiện nay số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn
ISO 14001:2004 càng ngày càng tăng.
2.2.5.1 Những điểm tích cực
 Luật pháp về môi trường ngày càng chặt chẽ hơn
Trong thời gian qua, những văn bản liên quan đến BVMT cho thấy vấn đề
BVMT đã từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ trọng và ngày

càng được quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật.
 Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của
mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Sự quan tâm của cộng đồng
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
 

10 

SVTH: Đặng Thanh Hiền


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần XNK hạt điều và hàng NSTP Tp.HCM 
 

Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức,
doanh nghiệp đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí
có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể hiện một mức độ
quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng.
2.2.5.2 Những vấn đề còn tồn tại
 Nhận thức
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức về
HTQLMT theo ISO 14001 còn rất hạn chế. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
có tư tuởng cho rằng HTQLMT chỉ áp dụng cho những Nhà máy, Công ty lớn, những
Công ty đa quốc gia chứ không áp dụng cho những cơ sở dịch vụ, những Công ty vừa
và nhỏ. Có những doanh nghiệp nghĩ rằng việc áp dụng HTQLMT là chỉ phục vụ cho
mục đích xin chứng nhận chứ không hiểu rằng nó sẽ đem lại lợi ích kinh tế và cải thiện
môi trường làm việc cho chính cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp. Do vậy, việc

áp dụng ISO 14001 nhiều khi còn mang tính hình thức và đối phó.
 Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác BVMT nhưng cho tới nay, Nhà nước, cơ
quan quản lý chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp trong việc
áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay
vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng.
 Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của doanh
nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu kém trong việc hoạch định
đường hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn. Trong khi định hướng phát triển còn chưa
rõ ràng thì CSMT của tổ chức còn mờ nhạt hơn nữa. Việc thiết lập chính sách BVMT
còn mang tính hình thức.
 Kết hợp mục tiêu môi trường trong mục tiêu phát triển chung
Một số vấn đề trong việc thiết lập mục tiêu môi trường thường gặp phải:
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
 

11 

SVTH: Đặng Thanh Hiền


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần XNK hạt điều và hàng NSTP Tp.HCM 
 

- Mục tiêu môi trường đề ra không thực sự liên quan tới các vấn đề môi trường
nghiêm trọng mà tổ chức đang gặp phải.
- Mục tiêu không rõ ràng, chung chung.
- Chưa kết hợp mục tiêu môi trường với mục tiêu phát triển chung của tổ chức.

- Một số tổ chức sau một thời gian triển khai áp dụng ISO 14001 đã đạt được
mục tiêu môi trường của mình đề ra, sau đó lại lúng túng không biết đưa ra mục tiêu gì
sau khi đã đạt được mục tiêu cũ.
 Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao
Việc triển khai đánh giá nội bộ cũng là một trong các điểm yếu đối với nhiều tổ
chức. Họ thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn đánh giá viên đủ năng lực, trình độ.
Quá trình đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá
đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức.

 
 
 
 

GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
 

12 

SVTH: Đặng Thanh Hiền


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần XNK hạt điều và hàng NSTP Tp.HCM 
 

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SACAFA
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
VINALIMEX J. CO HOCHIMINH CITY

458B Nguyen Tat Thanh street, ward 18, dist 4, HCMC, Vietnam
TEL : 848 8 39408529 FAX : 848 8 39410073
3.1.1 Thông tin chung
Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu hạt điều và hàng nông sản thực
phẩm TP.HCM (Tên giao dịch: VINALIMEX J. CO HOCHIMINH CITY VIETNAM CASHEW NUT KERNEL AND FOOD STUFF PRODUCT IMPORT
EXPORT JOINT STOCK COMPANY).
Địa chỉ : 458B Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, TP.HCM
Tel : (84-8) 39408529

Fax : (84-8) 39410073

Email : vinalimex@ hcm.vn.vn

Website:

Người đại diện theo pháp luật của Công ty:
- Chức danh: Chủ tịch hội đồng quản trị
- Họ và tên: Nguyễn Đức Thuần (Nam)
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty được thành lập năm 1984 với tiền thân là Công ty Xuất nhập khẩu công
nghiệp thực phẩm TP.HCM. Đến năm 2000 được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu hạt điều và hàng nông sản thực phẩm TP.HCM (VINALIMEX J. CO
HOCHIMINH CITY), với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103000209 do Sở
kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 16/11/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 7: ngày
28 tháng 03 năm 2011. Vốn Nhà Nước chiếm 25%. Là một trong những Công ty hàng

GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
 

13 


SVTH: Đặng Thanh Hiền


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Nhà máy SACAFA thuộc Công ty Cổ phần XNK hạt điều và hàng NSTP Tp.HCM 
 

đầu về xuất khẩu nhân điều ở Việt Nam và cũng là một trong những thành viên sáng
lập hiệp hội điều Việt Nam.
Với phương châm “AN TOÀN - UY TÍN – CHẤT LƯỢNG”, Công ty không
ngừng phấn đấu vì sự hài lòng và tín nhiệm của khách hàng, không những cố gắng
cung cấp các loại sản phẩm đạt chất lượng cao mà còn luôn đảm bảo hài hòa lợi ích
của cộng đồng, của khách hàng.
Để liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn các yêu cầu ngày càng
cao của khách hàng, Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
và HACCP vào trong sản xuất, và được cấp chứng nhận bởi Bureau Veritas Certifition
Vietnam.
3.1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- Chuyên kinh doanh hạt điều, nông lâm thủy sản hàng công nghiệp thực phẩm.
- Chế biến hạt điều xuất khẩu và chế biến các sản phẩm tận dụng từ phế liệu
của hạt điều.
- Xuất khẩu các mặt hàng : Hạt điều, dầu điều, nông lâm thủy sản, vật tư máy
móc thiết bị, hàng công nghiệp thực phẩm,...
- Nhập khẩu các mặt hàng : Điều thô, nông lâm thủy hải sản, máy móc thiết bị,
phụ tùng, nguyên liệu, bao bì phục vụ cho sản xuất đồ uống và thực phẩm chế biến,
vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
- Chế tạo, cung cấp thiết bị chuyên dùng cho ngành chế biến hạt điều.
- Kinh doanh nhà, cho thuê nhà xưởng, văn phòng kho bãi.
Những năm qua, năng lực xuất khẩu nhân điều là 5.000 tấn/năm với các thị

trường : Anh, Mỹ, Canada, Austrlia, EU, Trung Đông, Trung Quốc, ...
3.1.4 Các cơ sở trực thuộc
1. Nhà máy SACAFA

GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
 

14 

SVTH: Đặng Thanh Hiền


×