Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN CÔNG TY TNHH PHÚ QUÝ, CÔNG SUẤT 500M3 / NGÀY – ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY
SẢN CÔNG TY TNHH PHÚ QUÝ, CÔNG SUẤT
500M3 / NGÀY – ĐÊM

Họ và tên sinh viên: LÊ MINH TRỰC
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 07/2011


THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN
CÔNG TY TNHH PHÚ QUÝ, CÔNG SUẤT
500M3 / NGÀY – ĐÊM

Tác giả

LÊ MINH TRỰC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn
ThS. PHẠM TRUNG KIÊN



Tháng 07 năm 2011


Bộ Giáo Dục & Đào Tạo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐH NÔNG LÂM TP. HCM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG

===oOo===

& TÀI NGUYÊN

**************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
HỌ VÀ TÊN SV: LÊ MINH TRỰC

MSSV: 07127179

NIÊN KHOÁ: 2007 – 2011
1. Tên đề tài:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

CÔNG TY TNHH PHÚ QUÝ, CÔNG SUẤT 500M3/NGÀY ĐÊM.
2. Nội dung KLTN:
 Xác định tính chất nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy
sản của công ty TNHH Phú Quý và xem xét hiện trạng mặt bằng của đơn vị sản xuất
và phạm vi thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
 Thu thập số liệu nước thải đầu vào và công nghệ xử lý của một số Công ty,
Xưởng chế biến thủy sản tương tự, so sánh với tính chất nước thải của công ty TNHH
Phú Quý để đưa ra tính chất nước thải cần xử lý.
 Đề xuất công nghệ, tính toán thiết kế và dự toán kinh tế cho các công nghệ.
 Hoàn thiện công nghệ xử lý, triển khai bản vẽ công nghệ.
3. Thời gian thực hiện: Từ 03/2011 đến 07/2011
4. Họ tên Giáo viên hướng dẫn: ThS. PHẠM TRUNG KIÊN
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày …. tháng …. năm 2011
Ban chủ nhiệm Khoa

Ngày…. tháng …. năm 2011
Giáo viên hướng dẫn.

ThS. Phạm Trung Kiên
i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, Minh Trực biết ơn sâu sắc đến công ơn sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ
của gia đình. Nguồn động viên lớn nhất mà con có được để vượt qua mọi khó khăn
luôn xuất phát từ gia đình – Má, ông bà Ngoại, Nội, anh em và dì cậu.
Trong suốt thời gian học tập, thực tập và làm luận văn ở trường em nhận được rất
nhiều sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của thầy cô, người thân, bạn bè và các anh ở Chi
Cục Bảo Vệ Môi Trường Bà Rịa – Vũng Tàu, Công ty TNHH Quốc tế Return Gold,

công ty TNHH Phú Quý.
Em xin chân thành cám ơn đến tất cả các thầy cô khoa Công Nghệ Môi Trường trường
ĐH Nông Lâm TP.HCM.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Phạm Trung Kiên đã tận tình hướng dẫn và
truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn anh Lê Tân Cương và anh Tuấn đang công tác tại Chi cục Bảo
Vệ Môi Trường Bà Rịa – Vũng Tàu, anh Dũng tại công ty TNHH Phú Quý đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn tất cả các bạn DH07MT đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá
trình làm khóa luận này.
Cảm ơn các anh chị ở các Khóa trước đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn kinh nghiệm và
chia sẻ tài liệu tham khảo. Cảm ơn anh Nguyễn Văn Thành, anh Tiêu Vũ Phương, chị
Trần Khánh Dung và các anh chị đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian làm khóa
luận.
Mặc dù rất cố gắng nhưng không thể tránh những sai sót. Rất mong nhận được sự góp
ý quý giá của quý thầy cô và bạn bè để bài khóa luận có thể hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. HCM, ngày 11 tháng 7 năm 2011

SVTH: Lê Minh Trực

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đất nước ngày càng vươn cao với sự phát triển kinh tế và hội nhập nền kinh tế
thế giới trong bối cảnh hiện nay, hàng loạt các Doanh nghiệp mọc lên với đủ loại
ngành nghề kinh doanh. Cùng với sự phát triển vượt bậc đó là vấn đề phải giải quyết
các hậu quả môi trường phát sinh hàng ngày mà hiện nay đang cần khắc phục, đặc biệt

là các nguồn thải từ các nhu cầu sinh hoạt, hoạt động sản xuất chế biến lương thực –
thực phẩm. Trong đó, nước thải là một vấn đề khá nổi cộm cần được quan tâm hàng
đầu.
Bà Rịa – Vũng Tàu là một khu vực thu hút với nhiều lĩnh vực nổi trội như du lịch
và thủy hải sản. Cũng chính vì lẽ đó mà nhiều doanh nghiệp hình thành và ngày càng
phát triển về cách ngành nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, cung ứng, xuất khẩu thủy
hải sản, ẩm thực đặc sản biển…Đó cũng là cái kết đáng quan tâm về vấn đề môi
trường mà công ty TNHH Phú Quý là một trong những doanh nghiệp chế biến Thủy
Sản đã hoạt động khá lâu nhưng chưa xử lý nước thải.
Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản công ty TNHH Phú
Quý, công suất 500m3/ngày đêm” nhằm đáp ứng nhu cầu trên.
Tính chất của nước thải chế biến thủy sản tuy không rất phức tạp nhưng gây ô
nhiễm nghiêm trọng, có sự dao động lớn, hàm lượng BOD5, SS, N, P và lượng mỡ cao.
Bên cạnh đó, nước thải còn chứa nhiều vi khuẩn và mùi hôi do thực phẩm phân hủy,
hàm lượng muối cao… khó mà xử lý triệt để bằng quá trình sinh học hay ảnh hưởng
tiêu cực tới hiệu quả xử lý của quá trình trên.
Trong khóa luận tốt nghiệp này, đề xuất 2 phương án với những công nghệ
tham khảo từ các hệ thống XLNT đang vận hành với hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn.
Công nghệ được sử dụng để xử lý nước thải chế biến thủy sản thường áp dụng là kết
hợp giữa hai quá trình sinh học bao gồm các công trình như: bể kỵ khí UASB, bể
Aeroten bùn hoạt tính (Aeroten truyền thống), bể Aeroten dính bám, bể USBF, bể

iii


SBR, Mương Oxy hóa, hồ sinh học... Từ đó, đề xuất 2 phương án xử lý nước thải cho
công ty TNHH Phú Quý công suất 500m 3/ngày.đêm, với:
 Phương án 1: Nước thải  Song chắn rác  Rổ tách vảy  Hầm bơm  Bể
điều hòa Bể Tuyển nổi DAF có keo tụ - tạo bông hóa lý  Bể Trung gian  Bể
UASB  Bể Aerotank kết hợp ngăn Anoxic và giá thể dính bám  Bể lắng 2 Bể

khử trùng  Rạch Cửa Lấp (cầu Cửa Lấp).
 Phương án 2: Nước thải  Song chắn rác  Rổ tách vảy  Hầm bơm  Bể
điều hòa Bể Tuyển nổi DAF có keo tụ - tạo bông hóa lý  Bể Trung gian  Bể
UASB  Bể USBF Bể khử trùng  Rạch Cửa Lấp (cầu Cửa Lấp).
Qua tính toán, phân tích về mặt kỹ thuật, kinh tế và vận hành đã lựa chọn phương
án 1 với lý do :
 Tính khả thi cao.
 Vận hành đơn giản.
 Thuận lợi tăng công suất.
 Tiết kiệm diện tích mặt bằng.
Giá thành xử lý 1m3 nước là 3.070 VNĐ/m 3, với phương án 2 là 3.295 VNĐ/m3

iv


MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.......................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... II
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ............................................................. III
MỤC LỤC ................................................................................................................. V
DANH MỤC PHỤ LỤC ...................................................................................... VIII
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... X
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... XI
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. XII
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA KHÓA LUẬN ................................................................ 2
1.3. MỤC TIÊU KHÓA LUẬN .................................................................................... 2
1.4. NỘI DUNG KHÓA LUẬN .................................................................................... 3

1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................. 3
1.6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 5
TỔNG QUAN, HIỆN TRẠNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN ............................................................................. 5
2.1. TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN .................................................. 5
2.1.1. Sơ lược ngành thủy sản Việt Nam ..................................................................... 5
2.1.2. Ngành chế biến thủy sản ................................................................................... 6
2.2. HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN ............... 6
2.2.1. Tổng quan nước thải ngành chế biến thủy sản ................................................... 6
2.2.1.1. Nguồn gốc phát sinh ....................................................................................... 7
2.2.1.2. Thành phần, tính chất nước thải...................................................................... 7
2.2.2. Hiện trạng xử lý nước thải chế biến thủy sản ..................................................... 8
2.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN PHỔ
BIẾN
..................................................................................................................... 8
2.3.1. Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng ................................................................ 8
2.3.1.1. Quy trình sản xuất – chế biến .......................................................................... 8
2.3.1.2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải ............................................................. 10
2.3.1.3. Hiệu quả xử lý nước thải ............................................................................... 11
2.3.2. Công ty TNHH Thịnh An ................................................................................ 12
2.3.2.1. Quy trình sản xuất – chế biến ........................................................................ 12
v


2.3.2.2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải ............................................................. 13
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 16
TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH PHÚ QUÝ......................................................... 16
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH PHÚ QUÝ .................................... 16
3.2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN ............................................................ 16

3.2.1. Công nghệ và quy trình sản xuất – chế biến..................................................... 16
3.2.2. Sản lượng và chủng loại sản phẩm .................................................................. 17
3.2.3. Nguyên liệu và phụ liệu chủ yếu ..................................................................... 18
3.3. SỬ DỤNG NƯỚC VÀ NGUỒN GỐC PHÁT SINH NƯỚC THẢI ...................... 18
3.3.1. Sơ đồ dòng và các nguồn phát sinh nước thải .................................................. 18
3.3.2. Nước thải sinh hoạt và những nguồn khác ....................................................... 21
3.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ - XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY ..................... 21
CHƯƠNG 4 .............................................................................................................. 22
ĐỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ
LÝ NƯỚC THẢI ..................................................................................................... 22
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ..................................................................... 22
4.1.1. Yêu cầu từ phía công ty TNHH Phú Quý ........................................................ 22
4.1.2. Thành phần, tính chất nước thải ...................................................................... 22
4.1.3. Tính toán lưu lượng......................................................................................... 25
4.1.4. Mức độ cần thiết xử lý nước thải ..................................................................... 26
4.2. PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT .................................................................................... 26
4.2.1. Phương án 1 .................................................................................................... 27
4.2.2. Phương án 2 .................................................................................................... 31
4.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI .............................. 33
4.3.1. Tính toán phương án 1 .................................................................................... 33
4.3.1.1. Rổ tách vảy ................................................................................................... 33
4.3.1.2. Hầm bơm ...................................................................................................... 34
4.3.1.3. Bể điều hòa ................................................................................................... 34
4.3.1.4. Bể tuyển nổi khí hòa tan (DAF) ..................................................................... 35
4.3.1.5. Bể trung gian ................................................................................................ 37
4.3.1.6. Bể UASB ....................................................................................................... 37
4.3.1.7. Bể Aerotank kết hợp ...................................................................................... 37
4.3.1.8. Bể lắng 2 ....................................................................................................... 38
4.3.1.9. Bể khử trùng ................................................................................................. 39
4.3.1.10. Bể chứa bùn ................................................................................................ 39

4.3.2. Tính toán phương án 2 .................................................................................... 40
vi


4.3.2.1. Bể USBF ....................................................................................................... 40
4.3.2.2. Bể chứa bùn .................................................................................................. 41
4.4. DỰ TOÁN KINH TẾ........................................................................................... 41
4.4.1. Dự toán kinh tế phương án 1 ........................................................................... 41
4.4.2. Dự toán kinh tế phương án 2 ........................................................................... 41
4.4.3. Phân tích tính khả thi của phương án ............................................................... 41
CHƯƠNG 5 .............................................................................................................. 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 43
5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 43
5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 45
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 46

vii


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 47
BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC THẢI ............................................ 47
CÔNG TY TNHH PHÚ QUÝ ................................................................................. 47
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 48
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI .................................. 48
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN .............................................................. 48
QCVN 11 : 2008/BTNMT ........................................................................................ 48
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. 49
TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ....................................... 49

A. TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN 1 ............................................................................ 49
A1. Song chắn rác (P1-CT01):................................................................................. 49
A2. Rổ tách vảy (P1-CT02): .................................................................................... 53
A3. Hầm bơm (P1-CT03): ....................................................................................... 53
A4. Bể điều hòa (P1-CT04):..................................................................................... 55
A5. Bể tuyển nổi khí hòa tan DAF (P1-CT05): ....................................................... 59
A6. Bể trung gian (P1-CT06): ................................................................................. 71
A7. Bể UASB (P1-CT07).......................................................................................... 71
A8. Bể Aerotank kết hợp (P1-CT08): ..................................................................... 80
A9. Bể Lắng 2 (P1-CT09): ....................................................................................... 87
A10. Bể khử trùng (P1-CT10): ................................................................................ 91
A11. Bể chứa bùn (P1-CT11): ................................................................................. 91
B. TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN 2 ............................................................................ 92
B1.Bể USBF (P2-CT08): .......................................................................................... 92
B2. Bể chứa bùn (P2-CT10): ................................................................................... 99
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................ 101
TÍNH TOÁN KINH TẾ ......................................................................................... 101
3.1. DỰ TOÁN KINH TẾ CHO PHƯƠNG ÁN I ................................................. 101
3.1.1. Chi phí đầu tư cơ bản .................................................................................. 101
3.1.2. Chi phí quản lý vận hành............................................................................. 103
3.1.3. Khấu hao tài sản cố định ............................................................................. 105
3.1.4. Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải đã xử lý................................................ 105
3.2. DỰ TOÁN KINH TẾ CHO PHƯƠNG ÁN II................................................ 106
3.2.1. Chi phí đầu tư cơ bản .................................................................................. 106
3.2.2. Chi phí quản lý vận hành............................................................................. 108
3.2.3. Khấu hao tài sản cố định ............................................................................. 110
viii


3.2.4. Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải đã xử lý................................................ 110

PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................ 111
BẢN VẼ THIẾT KẾ .............................................................................................. 111

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BR-VT

: Bà Rịa-Vũng Tàu

BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand).

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

CC. BVMT : Chi cục bảo vệ môi trường
COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand).

DAF

: Bể tuyển nổi khí hòa tan ( Dissolve Air Flotation )

DO


: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen).

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio).

HT XLNT

: Hệ thống xử lí nước thải

MLSS

: Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids).

N

: Nitơ

NT

: Nước thải

P

: phốt pho

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


SBR

: Bể bùn hoạt tính từng mẻ ( Sequencing Batch Reactor )

SS

: Cặn lơ lửng (Suspended Solids).

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh.

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng ( Total Suspended Solids).

UASB

: Bể sinh học kỵ khí dòng hướng lên (Upflow Anaerobic Sludge Blanket)

USBF


: Upflow Sludge Blanket Filter.

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

XLNT

: Xử lí nước thải

x


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1: Hiệu quả xử lý nước thải Hòa Thắng .................................................... 11
Bảng 2. 2: Hiệu quả xử lý nước thải Thịnh An....................................................... 14
Bảng 4. 1: kết quả phân tích chất lượng nước thải của công ty TNHH Phú Quý. 22
Bảng 4. 2: Tính chất nước thải một số cơ sở chế biến thủy sản tham khảo .......... 23
Bảng 4. 3: Thông số thiết kế .................................................................................... 24
Bảng 4. 4: Bảng dự đoán hiệu suất phương án 1 .................................................... 30
Bảng 4. 5: Bảng dự đoán hiệu suất phương án 2 .................................................... 32
Bảng 4. 6: Thông số rổ tách vảy .............................................................................. 33
Bảng 4. 7: Thông số hầm bơm ................................................................................. 34
Bảng 4. 8: Thông số bể điều hòa .............................................................................. 34
Bảng 4. 9: Thông số bồn khuấy trộn ....................................................................... 35
Bảng 4. 10: Thông số bồn phản ứng ....................................................................... 35
Bảng 4. 11: Thông số bể DAF ................................................................................. 36
Bảng 4. 12: Thông số bồn áp lực ............................................................................ 36
Bảng 4. 13: Thông số bể trung gian ....................................................................... 37
Bảng 4. 14: Thông số bể UASB ............................................................................... 37

Bảng 4. 15: Thông số ngăn Anoxic ......................................................................... 38
Bảng 4. 16: Thông số bể Aerotank ......................................................................... 38
Bảng 4. 17: Thông số bể lắng 2 ............................................................................... 39
Bảng 4. 18: Thông số bể khử trùng ........................................................................ 39
Bảng 4. 19: Thông số bể chứa bùn ......................................................................... 40
Bảng 4. 20: Thông số bể USBF ............................................................................... 40
Bảng 4. 21: Thông số bể chứa bùn phương án 2 ................................................... 41

xi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất Hòa Thắng ................................................................ 9
Sơ đồ 2. 2 : Quy trình công nghệ XLNT Hòa Thắng.............................................. 10
Sơ đồ 2. 3: Quy trình sản xuất Thịnh An................................................................ 12
Sơ đồ 2. 4: Quy trình công nghệ XLNT Thịnh An ................................................. 13
Sơ đồ 3. 1: Quy trình chế biến surimi Phú Quý ..................................................... 16
Sơ đồ 3. 2: Quy trình chế biến hải sản đông lạnh Phú Quý ................................... 17
Sơ đồ 3. 3: Sơ đồ dòng thải quy trình chế biến surimi Phú Quý ........................... 19
Sơ đồ 3. 4: Sơ đồ dòng quy trình chế biến hải sản đông lạnh Phú Quý ................ 20
Sơ đồ 4. 1: Quy trình công nghệ xử lý Phương án 1............................................... 27
Sơ đồ 4. 2: Quy trình công nghệ xử lý Phương án 2 .............................................. 31

xii


Thiết kế HT XLNT chế biến thủy sản công ty TNHH Phú Quý, công suất 500m3/ngày đêm

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, toàn cầu hóa đang diễn tiến trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là vấn đề môi
trường và biến đổi khí hậu. Hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề cấp bách mang
tính trọng yếu, ảnh hưởng đến nhân loại và tiến bộ xã hội luôn được đưa ra trên các
chương trình Nghị sự đa quốc gia. Bên cạnh với việc đối đầu khủng hoảng kinh tế - tài
chính, ngăn chặn và giải quyết bất ổn chính trị, nâng cao chất lượng Công nghệ khoa
học Kỹ thuật…thì vấn đề chung tay vì Môi trường vẫn luôn được quan tâm đặc biệt.
Việt Nam đang phát triển mạnh về công nghiệp, chế biến thủy sản cũng là một
đối tượng quan trọng. Điều này thể hiện rõ nét kể từ sau khi nước ta gia nhập tổ chức
Thương mại thế giới WTO. Nền công nghiệp Việt Nam ngày càng đua nhau phát triển
nhắm đáp ứng nhu cầu trong nước và vươn ra thị trường quốc tế, tăng trưởng thu nhập
quốc dân và nâng cao mức sống người dân lên rõ rệt. Trong nhịp phát triển chung của
nền công nghiệp, ngành Thủy sản Việt Nam tỏ rõ điều kiện tăng tưởng mạnh với sản
lượng chế biến và xuất khẩu vượt trội. Bên cạnh điều kiện thuận lợi vốn có về nguồn
tài nguyên thủy sản, nước ta càng chiếm ưu thế hơn khi triển khai các chương trình
chuyển giao Khoa học công nghệ và nhập khẩu, sản xuất các máy móc, thiết bị hỗ trợ
các công tác: nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản…
Bà Rịa – Vũng Tàu với thế mạnh là một tỉnh giáp biển và vùng biển phong phú
nguồn thủy hải sản, vì vậy ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản của tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu là một đóng góp khá quan trọng trong sự phát triển của công nghiệp chế
biến thủy sản nói riêng và nền công nghiệp Việt Nam nói chung.
Sự phát triển công nghiệp làm suy giảm chất lượng môi trường. Đó là kết luận
chung từ thực tế những vùng công nghiệp phát triển mạnh mà mang theo đó là hiện
trạng hủy hoại nặng nề chất lượng môi trường, trong khi đó con số đại diện cho thực
chất bảo vệ môi trường và xử lý triệt để chất thải công nghiệp lại quá nhỏ bé. Hầu hết
Khóa luận tốt nghiệp – SV Lê Minh Trực

1



Thiết kế HT XLNT chế biến thủy sản công ty TNHH Phú Quý, công suất 500m3/ngày đêm

các ngành sản xuất công nghiệp đều phát sinh nguồn thải và gây hại nghiêm trọng cho
môi trường nếu không có biện pháp quản lý chặc chẽ, ngành chế biến thủy sản là một
trong những ngành được quan tâm đặc biệt về vấn đề này.
Tuy nhiên, với những chính sách bảo vệ môi trường hiện nay đang được Quốc tế,
Đảng, Nhà nước và toàn dân hết sức quan tâm thì hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi
trường không còn được chấp nhận. Luật bảo vệ Môi trường ngày càng có nhiều quy
định chặc chẽ hơn trong công tác quản lý chất lượng môi trường và phổ biến đến từng
địa phương, từng doanh nghiệp, từng đơn vị sản xuất…đòi hỏi các đơn vị hoạt động
sản xuất kinh doanh phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn quy định.
Công ty TNHH Phú Quý với sự phát triển mạnh về lĩnh vực chế biến thủy sản
cũng đang được các Cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu giải quyết
hiện trạng phát thải ô nhiễm không qua xử lý. Hiện nay công ty TNHH Phú Quý cũng
đang đề xuất yêu cầu thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản của xưởng
sản xuất với quy mô công suất 450m3 / ngày - đêm.
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA KHÓA LUẬN
Chấm dứt hiện trạng xả thải không qua xử lý tại công ty TNHH Phú Quý theo
yêu cầu của các cơ quan quản lý môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, và lãnh đạo công
ty TNHH Phú Quý.
Khóa luận cũng nhằm tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý nước
thải chế biến Thủy sản nói riêng và là nền tảng cho các công nghệ mới hiện đại hơn
nói chung, xử lý triệt để hơn.
Thành công của Khóa luận sẽ là một đóng góp nhỏ nhưng có tính thiết thực vào
công cuộc bảo vệ môi trường của địa phương, của nước nhà và của nhân loại.
Khóa luận đề xuất thiết kế theo yêu cầu xử lý nước thải của công ty TNHH Phú
Quý đạt tiêu chuẩn Cột B, QCVN 11 : 2008 / BTNMT.
1.3. MỤC TIÊU KHÓA LUẬN

Khóa luận tốt nghiệp – SV Lê Minh Trực


2


Thiết kế HT XLNT chế biến thủy sản công ty TNHH Phú Quý, công suất 500m3/ngày đêm

Thiết kế hoàn tất Hệ thống xử lý nước thải cho công ty TNHH Phú Quý với công
suất 500m3 / ngày – đêm, đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải theo Cột B, QCVN 11 : 2008
/ BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.
1.4. NỘI DUNG KHÓA LUẬN
- Tìm hiểu tổng quan về ngành công nghiệp chế biến thủy sản và hiện trạng xử lý
nước thải chế biến thủy sản.
- Tìm hiểu quy trình công nghệ chế biến thủy sản, quy trình chế biến Surimi.
- Tìm hiểu về thông tin, hoạt động sản xuất và hiện trạng nước thải của công ty
TNHH Phú Quý.
- Đề xuất các phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty TNHH
Phú Quý, đạt tiêu chuẩn theo Cột B – QCVN 11 : 2008 / BTNMT.
- Tiến hành tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty TNHH Phú
Quý, đạt tiêu chuẩn theo Cột B – QCVN 11 : 2008 / BTNMT.
- Tính toán kinh tế và lựa chọn phương án tối ưu.
- Thể hiện mặt bằng bố trí, mặt cắt công nghệ và chi tiết công trình đơn vị trên
bản vẽ A2.
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
-

Sưu tầm, thu thập, tổng hợp tài liệu về ngành chế biến thủy sản và nước thải chế
biến thủy sản qua các phương tiện: sách, báo, tạp chí công nghệ, internet, công
trình nghiên cứu đã công bố, nguồn thu thập từ doanh nghiệp, Chi cục bảo vệ
Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


-

Khảo sát thực tế, phân tích, đo đạc các dữ liệu cần thiết phục vụ Khóa luận tại
hiện trường công ty TNHH Phú Quý.

-

Thống kê, phân tích và xử lý số liệu trên ứng dụng Microsoft Excel.

-

Thu thập mẫu và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải công ty TNHH Phú
Quý theo đúng phương pháp hướng dẫn tại QCVN 11 : 2008 / BTNMT.

-

Thể hiện bản vẽ thiết kế trên phần mềm đồ họa kỹ thuật AutoCAD.

1.6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Khóa luận tốt nghiệp đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy
sản công ty TNHH Phú Quý, công suất 500m3 / ngày – đêm” được thực hiện
trong phạm vi:
Khóa luận tốt nghiệp – SV Lê Minh Trực

3


Thiết kế HT XLNT chế biến thủy sản công ty TNHH Phú Quý, công suất 500m3/ngày đêm

-


Công suất thiết kế là 500m 3 / ngày – đêm.

-

Diện tích cho phép thiết kế trong phạm vi 40m x 26m.

-

Tính toán chi phí đầu tư và chi phí vận hành hệ thống.

-

Niên hạn thiết kế là 20 năm.

-

Thời gian thực hiện khóa luận: từ 10/03 đến 11/07/2011.

Khóa luận tốt nghiệp – SV Lê Minh Trực

4


Thiết kế HT XLNT chế biến thủy sản công ty TNHH Phú Quý, công suất 500m3/ngày đêm

Chương 2
TỔNG QUAN, HIỆN TRẠNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
2.1. TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN

2.1.1. Sơ lược ngành thủy sản Việt Nam
Việt Nam hiện có sản phẩm thủy sản tại 160 quốc gia trên thế giới và được xếp
vào tốp 6 nước có nền xuất khẩu thủy sản lớn nhất toàn cầu. Thủy sản Việt Nam có vị
trí cao trong nghề cá thế giới, đứng thứ 12 về khai thác thủy sản, thứ ba về nuôi thủy
sản và thứ sáu về giá trị xuất khẩu thủy sản.
Năm 2010 vừa qua, toàn ngành thủy sản đã nỗ lực rất lớn để vượt qua khó khăn
về thiên tai, dịch bệnh, thị trường…và đạt được những kết quả rất tốt: giá trị sản xuất
toàn ngành tăng 6,1%, sản lượng khai thác tăng 7,6%, nuôi trồng tăng 5,4%; đặc biệt
xuất khẩu đạt 4,94 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2009. Năm 2010 được xem là năm
có nhiều thử thách nhưng cũng có nhiều khởi sắc đối với ngành Thủy sản Việt Nam.
Để ngành thủy sản phát triển bền vững, tăng giá trị sản xuất và xuất khẩu, mới đây
Trung tâm Tư vấn và Quy hoạch phát triển thủy sản đưa ra kịch bản phát triển ngành
chế biến thủy sản Việt Nam trong 10 năm tới. Theo kịch bản, kim ngạch xuất khẩu
thủy sản giai đoạn 2011 - 2015, mỗi năm sẽ đạt 6,5 tỷ USD tương đương với sản
lượng 1.620 ngàn tấn. Đến giai đoạn 5 năm tiếp theo, giá trị kim ngạch xuất khẩu và
sản lượng chế biến xuất khẩu cũng tăng lên tương ứng, đạt 8 tỷ USD và 1.900 ngàn
tấn/năm.
Năm 2011 do đó được xem là năm có nhiều tiềm năng và kỳ vọng đối với ngành
Thủy sản nước nhà, thể hiện rõ nét bằng sự tăng cường đầu tư mạnh mẽ của cả doanh
nghiệp lẫn các chủ trương, chương trình kế hoạch phát triển của các cấp chủ quản.
Theo đó mục tiêu đến năm 2020, ngành thủy sản cơ bản được phát triển hiện đại theo
hướng bền vững, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Từ đó góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và
quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Khóa luận tốt nghiệp – SV Lê Minh Trực

5


Thiết kế HT XLNT chế biến thủy sản công ty TNHH Phú Quý, công suất 500m3/ngày đêm


Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi ngành Thủy sản phải thực hiện cùng
lúc nhiều chương trình và phải có kế hoạch phát triển đồng bộ với những chương trình
mục tiêu đã đặt ra. Mà vấn đề nan giải nhất hiện nay vẫn là bảo vệ môi trường, một
vấn đề nhạy cảm mang tính cộng đồng toàn cầu. Theo đó, để đẩy mạnh tiềm năng
ngành Thủy sản theo đúng mục tiêu trong tầm kiểm soát buộc công tác bảo vệ môi
trường phải bám sát hơn trong vấn đề quản lý, giám sát chất lượng môi trường. Việc
bỏ chi phí quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường lại luôn là một bài toán mà các doanh
nghiệp đều phải cân nhắc.
2.1.2. Ngành chế biến thủy sản
Chế biến thủy sản là một ngành sản xuất sản phẩm thủy sản trong nhóm ngành
thủy sản nói chung. Ngành thủy sản bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh, sản xuất
như: đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy – hải sản…
Riêng lĩnh vực chế biến thủy sản cũng khá đa dạng với nhiều mặt hàng sản xuất
chế biến khác nhau như: chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy – hải sản tươi
sống, chế biến thủy – hải sản đông lạnh và xuất khẩu, chế biến các sản phẩm khác từ
nguyên liệu thủy sản, chế biến chả cá (surimi) và các sản phẩm từ chả cá…
Việt Nam sở hữu một đường bờ biển dài và vùng biển ấm, đa dạng sinh vật cao
nên tiềm năng về nguồn hải sản là rất lớn. Những mặt hàng hải sản chế biến thường
thấy như: cua, tôm, mực, ốc, hai mảnh, cá biển…ngày càng được ưa chuộng và giá trị
kinh tế cao. Bên cạnh đó, mạng lưới sông ngòi dày đặc, điển hình là hai vùng sông
Hồng và sông Cửu Long cũng là thế mạnh để phát triển ngành nuôi trồng và chế biến
thủy sản nước ngọt, điển hình là mặt hàng xuất khẩu cá Basa.
Đối với những mặt hàng thủy sản khác nhau và yêu cầu sản xuất khác nhau thì
công nghệ sản xuất, chế biến thủy hải sản cũng có phần khác nhau. Nhưng nhìn chung
công nghệ sản xuất, chế biến thủy sản của Việt Nam cũng đang ngày một cải tiến theo
hướng hiện đại và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Lao động thủ công chỉ còn áp
dụng ở một số cơ sở chế biến nhỏ lẻ với năng suất thấp.
2.2. HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
2.2.1. Tổng quan nước thải ngành chế biến thủy sản

Ngành chế biến thủy sản với nhiều chủng loại phong phú, đa dạng và công nghệ
sản xuất mỗi loại sản phẫm, mỗi quy mô doanh nghiệp cũng khác nhau. Tuy nhiên
Khóa luận tốt nghiệp – SV Lê Minh Trực

6


Thiết kế HT XLNT chế biến thủy sản công ty TNHH Phú Quý, công suất 500m3/ngày đêm

nhìn chung về mặt tác động môi trường thì ngành chế biến thủy sản vẫn tương đối
giống nhau. Điểm khác biệt đáng quan tâm nhất chủ yếu là nồng độ hay hàm lượng
chất ô nhiễm (mức độ ô nhiễm thể hiện qua các thông số) của mỗi đơn vị sản xuất.
Dạng ô nhiễm đặc trưng nhất của ngành chế biến thủy sản là nước thải với lưu lượng
lớn và hàm lượng hữu cơ (COD, BOD) cũng như chất dinh dưỡng (N, P) khá cao.
Nước thải ngành chế biến thủy sản được đánh giá mức độ ô nhiễm theo các đặc
trưng về nguyên liệu, sản phẩm cuối cùng, công nghệ chế biến…Nhìn chung nước thải
chế biến thủy sản có nồng độ COD từ 1.000 – 10.000mg/l và được đánh giá là tương
đối khó khăn trong việc xử lý đạt tiêu chuẩn.
2.2.1.1. Nguồn gốc phát sinh
Nước thải trong một nhà máy chế biến thủy sản được gọi chung là nước thải chế
biến thủy sản và được đánh giá là nước thải sản xuất. Tuy nhiên nguồn gốc nước thải
trong một nhà máy chế biến không chỉ có nước thải ra từ các quy trình sản xuất mà
còn bao gồm nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nhà máy, nước vệ sinh
nhà xưởng, thiết bị và nước mưa chảy tràn gom chung vào hệ thống xử lý.
Gần như các công đoạn chế biến thủy sản đều có ít nhiều phát sinh nước thải từ
khâu nhập nguyên liệu đến khi đóng gói bảo quản. Trong đó các công đoạn phát sinh
nước thải đáng kể là các công đoạn dùng nước trực tiếp như rửa cá, lọc, ép tách nước
và nước vệ sinh sàn, nhà xưởng, thiết bị. Còn lại một phần nhỏ nước thải ở các công
đoạn không dùng nước nhưng phát sinh từ ép thịt cá, máu cá, nước mỡ cá và nước rơi
vãi trong quá trình vận chuyển, chế biến. Những nguồn này tuy lưu lượng không đáng

kể nhưng nồng độ ô nhiễm khá cao.
2.2.1.2. Thành phần, tính chất nước thải
Nước thải thủy sản với đặc trưng là hàm lượng COD và chất dinh dưỡng (N, P)
cao, nước thải chứa nhiều mỡ cá.
Đối với các nhà máy chế biến thủy sản nước mặn thì trong nước thải có chứa một
lượng muối hòa tan, tuy nhiên lượng muối này không đáng kể.
Các nhà xưởng chế biến cá có vảy cần đặc biệt quan tâm lượng vảy cá khá lớn
trong nước thải. Vảy cá có thể gây tắc nghẽn các thiết bị, bơm và làm giảm hiệu suất
xử lý.

Khóa luận tốt nghiệp – SV Lê Minh Trực

7


Thiết kế HT XLNT chế biến thủy sản công ty TNHH Phú Quý, công suất 500m3/ngày đêm

Các thông số ô nhiễm trong nước thải thủy sản đặc trưng: COD, BOD5, SS, N, P,
dầu mỡ động vật, Coliform.
2.2.2. Hiện trạng xử lý nước thải chế biến thủy sản
Vấn đề xử lý nước thải chế biến thủy sản ở Việt Nam vẫn còn lơ là trong mắt các
nhà sản xuất. Hầu hết các hệ thống xử lý nước thải hiện hữu tại các đơn vị chế biến
thủy sản được xây dựng nhằm đối phó với các cơ quan quản lý và những khiếu nại của
người dân về thực trạng xả thải.
Một khía cạnh khác là hầu hết các đơn vị chế biến thủy sản thường đặt tại các
khu vực sông ngòi, cảng biển…là nơi có nguồn nguyên liệu thủy sản dồi dào nhằm
đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất đồng thời giảm chi phí vận chuyển. Cũng vì vị trí
thuận lợi như vậy nên các trường hợp xả thải ngầm chưa qua xử lý hoặc xử lý qua loa
ra các con sông, kênh rạch để tiết kiệm chi phí xử lý là khá phổ biến.
Riêng địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã có không ít các nhà máy chế biến

thủy sản không có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý không đạt tiêu chuẩn.
Theo Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh thì số doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý đạt
tiêu chuẩn xả thải rất ít trong khi số còn lại nằm trong danh sách chờ tạm đình chỉ hoạt
động do việc gây ô nhiễm môi trường chiếm khá nhiều.
Để giải quyết bài toán kinh tế và môi trường này, các doanh nghiệp cũng đã vấp
phải không ít khó khăn khi tìm kiếm các đối tác xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt
tiêu chuẩn môi trường nhưng yêu cầu giá thành thấp. Sự thiếu kiến thức về môi trường
của các doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho hàng loạt những hệ thống xử lý kém chất
lượng ra đời. Chính vì thế mà hiện trạng xử lý nước thải chế biến thủy sản ở nhiều nơi
vẫn còn bỏ ngỏ.
2.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN PHỔ
BIẾN
2.3.1.Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng
Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng được đánh giá là một trong các đơn vị thực
hiện tốt quy định về xử lý nước thải, bảo vệ môi trường. Hiện nay công ty Hòa Thắng
đã xây dựng hoàn chỉnh và cho đi vào hoạt động HT XLNT với công suất 200m 3/ngày
đạt tiêu chuẩn xả thải Cột B, QCVN 11:2008/BTNMT.
2.3.1.1. Quy trình sản xuất – chế biến
Khóa luận tốt nghiệp – SV Lê Minh Trực

8


Thiết kế HT XLNT chế biến thủy sản công ty TNHH Phú Quý, công suất 500m3/ngày đêm

Tiếp nhận nguyên liệu

Cắt đầu, bỏ nội tạng

Tách thịt, xương


Rửa (máy rửa)

Bồn chứa 1
40% Nước,
60% Cá

Tách nước 1

Đóng khuôn 10kgs/PE/khay

Cấp đông, < -18oC

Bồn chứa 2
40% Nước,
60% Cá

Bảo quản kho lạnh
Tỉ lệ Nước đá/Cá = 2/1

Tách nước 2

Bồn trộn phụ gia

Đánh
trắng
(Refiner)

Ép nước


Đóng thùng, bảo quản

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất Hòa Thắng
(Nguồn: Đề án bảo vệ môi trường công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng)

Sản phẩm chính của công ty Hòa Thắng là chả cá (surimi) với quy mô sản xuất là
7 tấn sản phẩm/ngày.
Nguồn nguyên liệu cá biển cung cấp chủ yếu từ các đơn vị khai thác tại tỉnh bà
Rịa – Vũng Tàu.
Nhu cầu lao động hiện thời của công ty là 150 người.

Khóa luận tốt nghiệp – SV Lê Minh Trực

9


Thiết kế HT XLNT chế biến thủy sản công ty TNHH Phú Quý, công suất 500m3/ngày đêm

2.3.1.2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải

Nước thải vào

Song chắn rác

Rác

Bể thu gom
Váng nổi

Bể tách mỡ

Bể điều hòa
Máy
thổi khí

Bể UASB

Bể sinh học hiếu khí

Nước
Tuần
hoàn

Bùn cặn

Bùn
Tuần
hoàn

Bể lắng

Hóa chất

Bể khử trùng

Bể chứa bùn

Nguồn tiếp nhận

Sơ đồ 2. 2 : Quy trình công nghệ XLNT Hòa Thắng
(Nguồn: Thuyết minh kỹ thuật HTXLNT công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng)

Nhận xét:
Hệ thống xử lý nước thải của công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng được đánh giá
là hiệu quả và nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 11:2008/BTNMT, cột B theo
nhận định của Chi cục bảo vệ môi trường(CC.BVMT) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Khóa luận tốt nghiệp – SV Lê Minh Trực

10


Thiết kế HT XLNT chế biến thủy sản công ty TNHH Phú Quý, công suất 500m3/ngày đêm

Biện pháp xử lý chính là sinh học kỵ khí và hiếu khí với công nghệ UASB và
Aerotank. Bên cạnh đó là loại dầu mỡ bằng bể tách mỡ. Điểm mạnh của hệ thống là
khả năng xử lý BOD rất cao khi kết hợp 2 bể sinh học kỵ khí ngược dòng UASB và bể
bùn hoạt tính Aerotank. Hệ thống này có khả năng chịu tải vào khoảng 12kg
COD/m3.ngày tại bể UASB.
Tuy nhiên quy trình công nghệ trên không có công trình nào dùng để khử hiệu
quả N, P và không quan tâm đến việc khử nồng độ muối (NaCl) trong nước thải. Mặt
khác lượng vảy cá đi vào hệ thống xử lý chưa có thiết bị tách khỏi nước thải, do đó
công tác vận hành dễ gặp các sự cố tắc nghẽn, kẹt, hỏng hóc thiết bị…
Đối với HT XLNT này chỉ đạt hiệu quả tối ưu ở đầu ra khi hàm lượng N, P
không vượt quá nhu cầu sử dụng nguồn thức ăn của vi sinh vật, hàm lượng muối trong
giới hạn hoạt động của vi sinh vật và vảy cá được thu hiệu quả tại song chắn rác tinh.
2.3.1.3. Hiệu quả xử lý nước thải
Bảng 2. 1: Hiệu quả xử lý nước thải Hòa Thắng

Stt

1


Chỉ tiêu

pH

Đơn vị

-

Trước

Kết quả

xử lý

sau xử lý

5,5 –

QCVN11:2008/BTNMT
( Cột B )

Lần

Lần

1

2

7,4


-

5,5 – 9,0

7,5
2

BOD5

mg/l

4000

20

-

50

3

COD

mg/l

5000

55


-

80

4

SS

mg/l

2400

40

-

100

5

Tổng

mg/l

8

3,5

3


6,6

mg/l

62

-

19

20

Photpho
6

Tổng dầu mỡ

Khóa luận tốt nghiệp – SV Lê Minh Trực

11


×