Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY XUÂN ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 90 trang )

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GIẤY XUÂN ĐỨC

Tác giả

LÊ THỊ CẨM TÚ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
Ths.Nguyễn Trần Liên Hương

Tháng 07 năm 2011


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn tất cả những người xung quanh đã ủng hộ, giúp đỡ để
em có thể vượt qua những khó khăn và đạt được những kết quả như ngày hôm nay.
Trước tiên, con xin cảm ơn cha mẹ đã động viên, ủng hộ con về mọi mặt vật chất
cũng như tinh thần để con có điều kiện được học tập tốt.
Em xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông
Lâm TPHCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm
quý báu trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Trần Liên Hương đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH07QM và các bạn lớp DH07MT đã giúp đỡ, góp ý để
mình làm tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công nhân viên trong phân xưởng


sản xuất đặc biệt là anh Minh kinh doanh của Công ty cổ phần Giấy Xuân Đức đã nhiệt
tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.
Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian thực tập và trình độ chuyên môn còn
nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và
đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Cẩm Tú
i


TÓM TẮT

Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty cổ phần Giấy Xuân Đức” được
tiến hành tại Công ty cổ phần Giấy Xuân Đức, thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.
Công ty cổ phần Giấy Xuân Đức là nhà tái chế giấy chuyên nghiệp, chuyên sản
xuất giấy bìa cactông làm bao bì từ nguyên liệu thô là giấy phế thải, giấy thu hồi nội địa
và nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nhà máy cũng phát sinh ra nhiều chất thải gây
ảnh hưởng đến môi trường và dân cư sống xung quanh. Do đó việc kiểm soát các vấn đề
môi trường tại công ty là một vấn đề cần thiết.
Bài báo cáo gồm các nội dung chính sau:
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm
- Chương 3: Tổng quan về Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức.
- Chương 4: Hiện trạng môi trường, các giải pháp đã thực hiện và các vấn đề tồn tại
- Chương 5: Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại và hạn chế các tác
động xấu đến môi trường

- Chương 6: Kết luận và kiến nghị

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... i 
TÓM TẮT ...........................................................................................................................ii 
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii 
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................vii 
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ................................................................................................... 1 
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI ................................................................................................... 2 
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 
1.4.1 Phương pháp khảo sát trực tiếp............................................................................. 2 
1.4.2 Phương pháp tổng quan tài liệu ............................................................................ 2 
1.4.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................... 2 
1.4.4 Phương pháp điều tra, phỏng vấn cán bộ, công nhân viên liên quan ................... 3 
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 3 
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3 
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3 
Chương 2 LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ......................................................... 4 
2.1 KHÁI NIỆM ............................................................................................................... 4 
2.2 MỤC TIÊU .................................................................................................................. 4 
2.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM .................................... 6 
2.4 LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ................................................................. 6 
iii



2.4.1 Lợi ích về môi trường ........................................................................................... 6 
2.4.2 Lợi ích về kinh tế .................................................................................................. 6 
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY XUÂN ĐỨC .................... 8 
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY..................................................................... 8 
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................... 8 
3.1.2 Vị trí địa lý ............................................................................................................ 9 
3.1.3 Sơ đồ bố trí và tổ chức nhân sự ............................................................................ 9 
3.1.4 Cơ sở hạ tầng của công ty ................................................................................... 11 
3.1.5 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ .......................................................................... 11 
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY .......................................................... 12 
3.2.1 Quy trình sản xuất của Công ty .......................................................................... 12 
3.2.2 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu.............................................................................. 14 
3.2.3 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu ................................................................................ 15 
3.2.4 Nhu cầu sử dụng điện – nước ............................................................................. 15 
3.2.5 Nhu cầu sử dụng hóa chất ................................................................................... 15 
3.2.6 Máy móc thiết bị sử dụng ................................................................................... 16 
3.2.7 Nhu cầu sử dụng nhân sự .................................................................................... 17 
Chương 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ĐÃ ÁP DỤNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI .............................................. 18 
4.1 MÔI TRƯỜNG VI KHÍ HẬU ................................................................................ 18 
4.1.1 Ánh sáng ............................................................................................................. 18 
4.1.2 Nhiệt độ dư.......................................................................................................... 18 
4.1.3 Các vấn đề tồn tại ................................................................................................ 19 
iv


4.2 NƯỚC THẢI ............................................................................................................. 19 
4.2.1 Nước thải sinh hoạt ............................................................................................. 19 
4.2.2 Nước thải sản xuất .............................................................................................. 20 

4.2.3 Nước mưa chảy tràn ............................................................................................ 24 
4.3 KHÍ THẢI ................................................................................................................. 24 
4.3.1 Khí thải lò hơi ..................................................................................................... 24 
4.3.2 Bụi ....................................................................................................................... 26 
4.4 TIẾNG ỒN/RUNG ................................................................................................... 27 
4.4.1 Nguồn phát sinh .................................................................................................. 27 
4.4.2 Biện pháp quản lý ............................................................................................... 27 
4.5 CHẤT THẢI RẮN.................................................................................................... 28 
4.5.1 Chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................................ 28 
4.5.2 Chất thải rắn sản xuất .......................................................................................... 28 
4.5.3 Chất thải nguy hại ............................................................................................... 29 
4.6 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ................................ 30 
4.6.1 An toàn lao động ................................................................................................. 30 
4.6.2 Phòng chống cháy nổ .......................................................................................... 31 
4.6.3 Các vấn đề tồn tại ................................................................................................ 32 
Chương 5 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔNG HỢP ........................................... 33 
5.1 MÔI TRƯỜNG VI KHÍ HẬU ................................................................................ 33 
5.2 NƯỚC THẢI ............................................................................................................. 33 
5.2.1 Nước thải sản xuất .............................................................................................. 33 
5.2.2 Nước mưa chảy tràn ............................................................................................ 38 
v


5.3 BỤI ............................................................................................................................. 38 
5.4 TIẾNG ỒN/ RUNG .................................................................................................. 39 
5.5 CHẤT THẢI RẮN.................................................................................................... 39 
5.5.1 Chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................................ 39 
5.5.2 Chất thải rắn sản xuất .......................................................................................... 40 
5.5.3 Chất thải nguy hại ............................................................................................... 40 
5.6 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ................................ 40 

5.6.1 An toàn lao động ................................................................................................. 40 
5.6.2 Phòng chống cháy nổ .......................................................................................... 41 
5.7 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT Ô NHIỄM ........................................................... 42 
5.7.1 Môi trường không khí ......................................................................................... 42 
5.7.2 Môi trường nước ................................................................................................. 42 
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 43 
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 43 
6.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 43 

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

ATLĐ:

An toàn lao động

BOD:

Nhu cầu oxy sinh học

BTNMT:

Bộ tài nguyên môi trường

COD:

Nhu cầu oxy hóa học


CTNH:

Chất thải nguy hại

KCN:

Khu công nghiệp

KPH:

Không phát hiện

MLSS:

Tải lượng bùn hoạt tính

PCCC:

Phòng cháy chữa cháy

PCCN:

Phòng chống cháy nổ

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

SS:


Chất rắn lơ lửng

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND:

Ủy ban nhân dân

VSV:

Vi sinh vật

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp......... 5 
Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục ............................................ 5 
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự ................................................................................... 9 
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất ........................................................................... 13 
Hình 4.1: Quy trình xử lý nước thải ............................................................................ 21 
Hình 4.2: Hệ thống xử lý khí thải lò hơi ..................................................................... 25 
Hình 5.1: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải cải tạo ....................................................... 34 

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Cơ sở hạ tầng của công ty ........................................................................... 11 
Bảng 3.2: Kết quả sản xuất năm 2010 và kế hoạch sản xuất năm 2011 ..................... 12 
Bảng 3.3: Lượng nguyên liệu nhập năm 2010 ............................................................ 14 

Bảng 3.4: Lượng hóa chất sử dụng trong năm 2010. .................................................. 15 
Bảng 3.5: Danh mục các thiết bị máy móc của Công ty ............................................. 16 
Bảng 4.1: Chỉ số ô nhiễm nước thải sinh hoạt trước xử lý ......................................... 20 
Bảng 4.2: Chỉ số ô nhiễm nước thải sản xuất của công ty .......................................... 20 
Bảng 4.3: Chất lượng nước thải sản xuất sau khi xử lý .............................................. 23 
Bảng 4.4: Kết quả giám sát khí thải lò hơi .................................................................. 25 
Bảng 4.5: Khối lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh trong 1 tháng ......................... 28 
Bảng 4.6: Khối lượng CTNH phát sinh trong 1 tháng ................................................ 29 
Bảng 5.1: Tương quan giữa công trình hiện hữu và công trình trong phương án cải
tạo ....................................................................................................................................... 37 
Bảng 5.2: Kích thước từng công trình của hệ thống cải tạo........................................ 37 
viii


ix


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển kinh tế, xã hội chính là nguồn gốc thiết yếu của sự sống, sinh hoạt của
con người. Một mặt thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, mặt khác nó chính là
nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, môi trường đang
trở thành vấn đề mang tính toàn cầu và là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất
lượngcuộc sống.
Cùng với sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp, công nghiệp sản xuất giấy
cũng chiếm vai trò quan trọng góp phần giải quyết vấn đề của xã hội, kinh tế, giáo dục.
Con người sử dụng giấy rất nhiều với những mục đích khác nhau như: giấy viết, giấy gói,

giấy dùng trong sinh hoạt... Tại Việt Nam, mức tiêu thụ giấy bình quân năm2010là
khoảng 10 kg/người.năm. Trong nền kinh tế của nước ta, công nghiệp giấy và bột giấy
đứng thứ năm và đứng thứ ba trong tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Song, ô nhiễm từ ngành giấy là rất lớn đặc biệt là khâu sản xuất giấy từ bột giấy và
giấy tái sinh. Ngành giấy tái sinh cũng đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng, nguyên liệu đồng
thời thải vào môi trường nhiều chất thải. Nếu không có biện pháp kiểm soát thì gây hại rất
lớn cho môi trường và cộng đồng. Vì vậy cần có những biện pháp cụ thể nhằm giải quyết
tốt vấn đề môi trường trên. Do đó, tôi chọn đề tài “ Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại
Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức”.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đánh giá và nhận định các vấn đề môi trường còn tồn tại và đề xuất các giải pháp
quản lý môi trường thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại
Công ty.
SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 

1

GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Khóa luận gồm 6 nội dung chính:
 Chương 1: Mở đầu
 Chương 2: Lý thuyết kiểm soát ô nhiễm
 Chương 3: Tổng quan về Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức
 Chương 4: Hiện trạng môi trường, các biện pháp đã thực hiện tại Công ty và các
vấn đề còn tồn tại
 Chương 5: Đề xuất một số giải pháp tổng hợp
 Chương 6: Kết luận và kiến nghị

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu là cách thức làm việc có khoa học để giải quyết các vấn đề
chính xác, khách quan nhằm thu được kết quả một cách tốt nhất.
1.4.1

Phương pháp khảo sát trực tiếp
Khảo sát trực tiếp qui trình sản xuất, khảo sát hiện trạng môi trường tại công ty, nắm

bắt được các giải pháp đã và đang thực hiện ở công ty. Xác định được các vấn đề môi
trường còn tồn tại, hoặc các biện pháp công ty đã thực hiện nhưng chưa hoàn thiện. Từ đó
đưa ra các nhận xét, biện pháp khác phù hợp hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm và xử lý các
vấn đề môi trường phát sinh.
1.4.2

Phương pháp tổng quan tài liệu
Tài liệu thu thập được từ các cơ quan, thư viện, trên mạng internet và từ việc kế

thừa kết quả của những công trình nghiên cứu trước đây. Ngoài ra còn có các tài liệu được
cung cấp từ Giáo viên hướng dẫn và một số Thầy Cô trong khoa cùng với bạn bè. Tất cả
được tổng hợp lại, đánh giá và lựa chọn những thông tin và dữ liệu cần thiết cho đề tài.
1.4.3

Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Là phương pháp tìm hiểu, so sánh và lựa chọn những thông tin và dữ liệu chính xác

và cần thiết nhất cho luận văn từ nguồn dữ liệu sơ cấp. Công việc xử lý và phân tích dữ

SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 

2


GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức
liệu được thực hiện bằng tay và cả trên máy tính. Phương pháp này sẽ cho ra những kết
quả tin cậy, làm cơ sở để giải quyết các vấn đề.
1.4.4

Phương pháp điều tra, phỏng vấn cán bộ, công nhân viên liên quan
Đi thực tập tại công ty và đặt ra các câu hỏi cho cán bộ công nhân và nhân viên của

công ty về các vấn đề bản thân chưa nắm bắt được, đồng thời nắm được các ý kiến đóng
góp của cán bộ và công nhân để hoàn thành tốt hơn bài báo cáo của mình.
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1

Đối tượng nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài dựa trên: nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu, phụ liệu trong

quá trình sản xuất, các dạng chất thải, sản phẩm tạo ra và các công cụ quản lý, kiểm soát
môi trường nhà máy đang áp dụng.
1.5.2

Phạm vi nghiên cứu
- Toàn thể nhà máy Giấy Xuân Đức và các phòng ban có liên quan trong lĩnh vực

môi trường
- Thống kê và phân tích các dòng chất thải từ quá trình nhập nhiên – nguyên vật
liệu đầu vào đến giai đoạn sản phẩm hoàn thiện.


SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 

3

GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức

Chương 2
LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.1 KHÁI NIỆM
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là việc áp dụng tổng hợp các hoạt động, biện pháp
và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc có ô nhiễm xảy
ra thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm.
2.2 MỤC TIÊU
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm
giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm
sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, cách tiếp cận cuối đường ống cũng như tái
sinh đang được thay thế dần bằng cách tiếp cận chủ động bậc cao và được ưa chuộng hơn,
đó là ngăn ngừa ô nhiễm.
Ngăn ngừa ô nhiễm
Khái niệm:
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một các liên tục chiến lược ngăn
ngừa tổng hợp về mặt môi trường với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường.
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc
các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra các chất ô nhiễm hoặc các

chất thải ngay tại nguồn. Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các vật liệu
độc hại, năng lượng, nước hoặc các nguồn tài nguyên khác, các hành động bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả hơn.
SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 

4

GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức
Nội dung:
Các yếu tố cốt lõi của cách tiếp cận về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp
được tổng hợp lại trong sơ đồ sau:
Liên tục

Con người
Chiến lược đối với:

Ngăn ngừa

Giảm
rủi ro

- Con người
- Sản phẩm

Thống nhất

Môi trường


Hình 2.1: Sơ đồbiểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
(Nguồn: Các chính sách của chính phủ về IPP, UNEP, 1995).
Các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm
Giành được sự đồng
tình của quản lý cấp
Thiết lập chương
trình PP

Duy trì chương
trình

Xem xét quá trình
và các trở ngại

Đánh giá chương
trình kiểm soát ô

Đánh giá chất thải
và các cơ hội kiểm

Xác định và thực
thi các giải pháp
Phân tích khả thi và các
cơ hội PP

Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục
(Nguồn: HWRIC,1993)

SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 


5

GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên
tục theo chu trình khép kín, tất cả gồm các bước sau: (Xem phụ lục 5)
2.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường có thể chia ra làm các nhóm
chính sau:
- Giảm thiểu tại nguồn.
- Tái chế và tái sử dụng lại.
- Cải tiến sản phẩm.
- Biện pháp xử lý cuối đường ống.
2.4 LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.4.1

Lợi ích về môi trường
- Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
- Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
- Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi.
- Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi ro

và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản phẩm
và các thế hệ mai sau.
- Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.
- Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản
lý môi trường.

2.4.2

Lợi ích về kinh tế
- Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng có

hiệu quả hơn.
- Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản lý
chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc kiểm
kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).
- Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất
thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).
SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 

6

GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức
- Chất lượng sản phẩm được cải thiện.
- Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu
tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ đó có
khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
- Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn.

SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 

7

GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 



Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY XUÂN ĐỨC
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
- Tổng diện tích: khoảng 18.000 m2
- Đây là một doanh nghiệp có 20% vốn nhà nước Tên công ty: Công ty giấy Xuân
Đức
- Địa chỉ: 54B, Đường Nam Hòa, Phường Phước Long, Quận 9, Tp.HCM.
- Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 15 km về phía Bắc.
- Năm thành lập: 28/4/1995.
- Điện thoại: 84-8-8960114.
- Fax: 84-8-8965540.
- Công suất trước đây: 6000 tấn/năm.
- Công suất hiện tại: 13000 tấn/năm.
- Thị trường tiêu thụ: sản phẩm tiêu thụ trong nước
3.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển
- Năm 1962, công ty giấy Xuân Đức là một xưởng tư nhân có tên gọi “ công ty giấy

Nam Phát” (COGINAFA) do ông Huỳnh Quốc Cường làm chủ.
- Theo chủ trương của nhà nước, Ủy Ban Nhân Dân tp. HCM tiếp quản “công ty
giấy Nam Phát” đổi tên là “Xí nghiệp công ty hợp doanh giấy số 3” theo quy định số
1770/ QĐ-UB ngày 21/7/1978, trực thuộc xí nghiệp giấy số 1 với nhiệm vụ sản xuất các
loại giấy bao bì, tập học sinh.
- Từ năm 1982 đến 1986, đổi tên là “ Xưởng công ty hợp doanh giấy Xuân Đức”
trực thuộc liên hiệp giấy tp. HCM, sản phẩm lúc này là giấy bao gói và giấy vệ sinh.


SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 

8

GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức
- Đến năm 1991, Xí nghiệp công ty hợp doanh giấy Xuân Đức trực thuộc Sở Công
Nghiệp tp.HCM theo nghị định số 49/ CN5 ngày 20/3/1991.
- Tháng 3/1993 sau khi hòan vốn cho các cổ đông, xí nghiệp đăng kí thành lập
doanh nghiệp nhà nước quy định 388 và đổi tên là xí nghiệp giấy Xuân Đức.
- Tháng 5/1995, theo Quyết Định số 3207/QĐ-UB ngày 28/4/1995, xí nghiệp giấy
Tiến Đức được xác nhập vào xí nghiệp giấy Xuân Đức và công ty giấy Xuân Đức thành
lập từ đây.
- Tháng 12 năm 2000 công ty giấy Xuân Đức chuyển thể thành công ty cổ phần, với
20% vốn nhà nước.
3.1.2

Vị trí địa lý
Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức được thành lập và hoạt động tại số 54B, đường

Nam Hòa, phường Phước Long B, quận 9, Tp.HCM. Có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Đông: giáp với Cảng Phước Long
- Phía Tây: giáp với nhà dân
- Phía Nam: tiếp giáp với Cảng Phước Long
- Phía Bắc: giáp nhà dân
3.1.3


Sơ đồ bố trí và tổ chức nhân sự
Ban giám đốc

PX.SXKD xuất
nhập khẩu

BP. Tổ
chức
hành
chánh

BP.
Kế
hoạch
vật tư

Ban điều hành
phân xưởng

BP.
Kế
toán

BP.
Công
nghệ

Phân
xưởng
sản

xuất 1

Phân
xưởng
sản
xuất 2

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự

SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 

9

GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:
 Ban giám đốc: Có quyền hạn và trách nhiệm cao nhât, điều hành toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
 Bộ phận tổ chức hành chánh: Nghiên cứu và xây dựng các phương án tổ chức
quản lý cán bộ công nhân viên. Lập kế hoạch tuyển dụng lao động, đào tạo nâng cao
trình độ công nhân, giải quyết lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ chính
sách, bảo hộ lao động, quản lý hồ sơ toàn nhân viên công ty, khen thưởng kỷ luật,
quản lý công văn giấy tờ sản xuất hành chánh và con giấu, hội hợp sinh hoạt định kỳ.
 Bộ phận kế hoạch vật tư:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức theo từng thời kỳ, trù liệu năng lực sản xuất, kế hoạch
về vật tư kỷ thuật, báo cáo từng kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch của công ty theo yêu
cầu của giám đốc.
- Nghiên cứu, tổ chức xây dựng các mức vật tư sao cho tiết kiệm và hợp lý, đồng

thời kiểm tra thường xuyên chất lượng sản phẩm, quy cách, phẩm chất theo đúng chất
lượng đề ra.
- Bảo đảm giao hang, tiêu thụ hang hóa đúng hạn, tránh việc ứ động trì trệ để vốn
kinh doanh có hiệu quả, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
 Bộ phận kỹ thuật công nghệ:
- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, xác định đề
án đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất.
- Nghiên cứu đổi mới mẫu mã, chất lượng sản phẩm, bảo dưỡng máy móc, thiết bị
gia công, phụ tùng thay thế nhỏ.
- Tìm biện pháp khắc phục những khó khăn thường xảy ra trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
 Bộ phận phân xưởng: Các ca sản xuất căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty
từ đó sẽ bố trí lao động cho phù hợp để có thể vận dụng tối đa công suất máy móc
thiết bị, đảm bảo sản xuất đúng kế hoạch, thời gian và chất lượng, thực hiện đúng qui

SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 

10

GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức
trình sản xuất, quản lý vật tư sao cho tiết kiệm, hạn chế thấp nhất sản phẩm không đạt
chất lượng.
Các phòng ban trong quá trình hoạt động có mối quan hệ hợp tác qua lại và hỗ trợ
lẫn nhau, các quyết định của phòng ban đều phải thông qua giám đốc.
3.1.4

Cơ sở hạ tầng của công ty

Diện tích đất được sử dụng và xây dựng của Công ty là 18.712m2 bao gồm khu

vực nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng, khuôn viên chung,…
Trong đó:
Bảng 3.1: Cơ sở hạ tầng của công ty
STT

Khu vực

Diện tích

Đơn vị tính

1

Nhà xưởng

6.000

m2

2

Nhà văn phòng

1.000

m2

3


Nhà kho

5.566

m2

4

Xưởng cơ khí

1.000

m2

5

Bảo vệ

12

m2

6

Nhà xe

100

m2


7

Nhà khách

35

m2

8

Sân bãi trống

5.000

m2

(Nguồn: Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức)
3.1.5

Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Sản phẩm chủ yếu là: giấy Carton, Duplex, giấy in trắng, giấy bao gói, giấy 2

da.Đầu năm, công ty tập trung sản xuất mặt hàng giấy Duplex, giấy 2 da là hai mặt hàng
chủ lực có lãi và khách hàng có nhu cầu lớn kế đến sản xuất giấy bao gói, giấy Kraft còn
giấy in trắng hiện nay công ty sản xuất theo đơn đặt hàng mặt dù mặt hàng có lãi nhưng
do khách hàng đòi hỏi cao về độ trắng, chất lượng sản phẩm nên chậm.

SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 


11

GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức
Sản phẩm của công ty được tiêu thụ tại thị trường trong nước, chủ yếu là phục vụ
công nghiệp.
Bảng 3.2: Kết quả sản xuất năm 2010 và kế hoạch sản xuất năm 2011
Tên chỉ tiêu

Đơn vị
(tấn)

Kế hoạch
2010

Thực hiện
2010

Tỉ lệ (%)

Kế hoạch
2011

Sản phẩm giấy

T

12000


13408

111,7

14600

1. Giấy in trắng

T

1000

972

97,2

1000

2. Giấy Duplex

T

4000

2889

72,2

4000


3. Giấy bao gói

T

2200

1809

82,2

2000

4. Giấy 2 da

T

2000

2879

144

4000

5. Giấy carton

T

2500


4488

179,5

4000

6. Giấy Kraft

T

300

411

137

400

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức)
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY
3.2.1

Quy trình sản xuất của Công ty
Thuyết minh quy trình công nghê sản xuất:
Giấy vụn trước tiên được tách lựa sơ bộ qua khâu phân loại nhằm loại bỏ một phân

những tạp chất như kim loại, nhựa, nylon... Sau đó đưa qua các công đoạn nghiền, tại đây
chất hỗ trợ được đưa vảo nhằm tẩy trắng và tăng độ kết dính (phèn,nhựa thông). Giấy sau
khi qua các máy nghiền được đưa vào hầm quậy trộn đều, qua thùng phân lượng với mục

đích định lượng bột giấy để tạo ra từng loại giấy với độ dày mỏng khác nhau. Tại đây,
người ta cho thêm nước trắng trước khi qua khâu xeo. Tiêp đến là công đoạn sàng tách
chất thải rắn ở dạng cặn cát. Bột giấy tiếp đến được đưa qua hệ thống lô lưới, qua máy ép
để loại bỏ lượng nước và cuối cùng qua công đoạn sấy hình thành sản phẩm.Quy trình sản
xuất các loại giấy hoàn toàn giống nhau, trên cùng một dây chuyền xeo giấy. Chỉ khác
nhau ở kích thước, độ trắng của sản phẩm mà sử dụng nước sạch hoặc nước tái chế.

SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 

12

GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức

Giấy vụn

Chất thải rắn

Nguyên liệu thô

Chất thải rắn
Nước sạch

Nghiền thủy lực
Ồn rung

Nhựa thông, phèn
Ồn rung


Nghiền đĩa
Hóa chất
Nước sạch

Chất thải rắn
Trộn
Mùi

Nước trắng

Thùng phân lượng

Sàn rung

Chất thải rắn

Loại cát

Pha loãng

Khí thải

Xeo giấy

Ép

Nước
Nồi hơi
Dầu, củi


Sấy

Cuộn và cắt

Giấy thành phẩm

Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất

SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 

13

GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức
3.2.2

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu
Nguyên liệu sử dụng chính trong quá trình sản xuất từ giấy phế liệu thu mua trong

nước và nhập khẩu từ nước ngoài như: Giấy bao bì, hộp cacton, giấy báo cũ,giấy tạp chí
cũ, các loại giấy văn phòng…
Năm 2010, công ty chủ yếu nhập khẩu giấy vụn cũng như mua nguyên liệu trong
nước như: giấy trắng phế liệu, thùng carton từ tổ mua của công ty và nhà cung cấp trong
tp.HCM và các tỉnh lân cận như: Long An, Cần Thơ, Đồng Nai, Sông Bé, Lâm Đồng,
Khánh Hòa.
Bảng 3.3: Lượng nguyên liệu nhập năm 2010
Tên nguyên liệu


Khối lượng (Tấn)

Bột past

136

Giấy trắng nhập

391

Giấy carton

5402

Dăm tre

36

Giấy mix – hồ sơ

427

Giấy trắng nội

2021

OOC & BBC

5206


Rìa Duplex

777

Nòng giấy

120
Tổng : 14516 tấn
(Nguồn: Công Ty Giấy Xuân Đức)

Định mức nguyên liệu sử dụng bình quân/ năm (2010):
 Giấy trắng: 1,1 tấn/ tấn giấy.
 Duplex: 1,2 tấn/ tấn giấy.
 Bao gói: 1,2 tấn/ tấn giấy.
 Carton: 1,25 tấn/ tấn giấy.

SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 

14

GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức
3.2.3

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Nhiên liệu sử dụng là: gỗ,than đá, dầu DO
Năm 2010, công ty sử dụng chủ yếu là củi được mua tất cả 10598 tấn, sử dụng


định mức từ 700 – 800 kg/tấn.
3.2.4

Nhu cầu sử dụng điện – nước
Nhà máy sử dụng nguồn điện lấy từ mạng lưới điện công ty điện lực thành phố để

phục vụ cho quá trình sản xuất, lượng điện sử dụng của toàn nhà máy trung bình khoảng
980.000kW/tháng.
Trong quá trình hoạt động của Công ty, nước được sử dụng cho mục đích sản xuất
chế biến giấy, dùng cho sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy, dùng để tưới cây và
chữa cháy. Tổng lượng nước sử dụng khoảng 1000m3/ngày được bơm từ 2 giếng khoan.
3.2.5

Nhu cầu sử dụng hóa chất
Tùy vào giá trị kinh tế của từng loại giấy, tùy thuộc vào nguyên liệu sản xuất của

loại giấy đó mà gia hóa chất cho phù hợp vừa đảm bảo về mặt kinh tế cũng như đảm bảo
chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hang. Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức sản
xuất nhiều loại giấy như: Duplex, Kraft, giấy in trắng… Từng loại giấy có những phụ gia
hóa chất khác nhau, các hóa chất sử dụng để tăng tính cơ, lý, hóa, quang ( độ bền chắc,
chịu xé gấp, tính cảm quang, chống thấm, độ sáng bóng ). Các loại hóa chất được sử dụng
thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.4: Lượng hóa chất sử dụng trong năm 2010.
Tên hóa chất

Đơn vị tính

Số lượng/ tháng


AKD( chất chống thấm Plus 15)

Kg

9.060

Bột đá (CaCO3)

Kg

2.750

Kháng bọt ( neolex 3023)

Kg

225

Phèn đơn

Kg

5.200

Tăng trắng (Star – up)

Kg

1.185


SVTH: Lê Thị Cẩm Tú 

15

GVHD: ThS.Nguyễn Trần Liên Hương 


×