Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN XUẤT KHẨU BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT
SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT
SẮN XUẤT KHẨU BÌNH ĐỊNH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN ĐĂNG KHẢI
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 7/201
i


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN XUẤT KHẨU
BÌNH ĐỊNH

Tác giả

NGUYỄN ĐĂNG KHẢI

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sƣ ngành
Quản Lý Môi Trƣờng và Du Lịch Sinh Thái

Giáo viên hƣớng dẫn:
T.S Nguyễn Vinh Quy



Tháng 07/2011
ii


LỜI CẢM TẠ
Với thời gian học tập tại trƣờng và thực tập tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn
đã mang lại cho tôi những kiến thức, cũng nhƣ những kinh nghiệm thực tế về chuyên
ngành của mình, bƣớc đầu dẫn tôi hƣớng tới công việc mới và chuẩn bị trở thành một
ngƣời lao động mới của xã hội.
Xin đƣợc gởi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ và gia đình đã luôn bên cạnh động
viên giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất, chăm sóc và nuôi dạy cho tôi có điều kiện
học hành nhƣ bao bạn khác cùng trang lứa.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Môi Trƣờng & Tài Nguyên – Trƣờng
Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn và truyền đạt cho tôi
những kinh nghiệm thực tiễn quý báu.
Đặc biệt, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy T.S Nguyễn Vinh
Quy đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Xin gởi đến Ban lãnh đạo nhà máy chế biến tinh bột sắn XK Bình Định lời biết
ơn chân thành, đặc biệt là A.Lập tại nhà máy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi đƣợc học tập và thực tập tại nhà máy.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp DH07DL, các anh
chị đi trƣớc đã cùng chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi học tập và thực
hiện đề tài.
TP. HCM, ngày 10 tháng 7 năm 2011

Nguyễn Đăng Khải

iii



TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng cho nhà
máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian
từ tháng 3-7/2010.
Đề tài nghiên cứu đƣợc tiến hành dựa trên các phƣơng pháp: tổng hợp tài liệu;
khảo sát thu thập số liệu thực tế; điều tra phỏng vấn các đối tƣợng liên quan; phân tích
số liệu; ma trận; liệt kê; so sánh đánh giá kết quả. Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu,
đánh giá tiềm năng áp dụng thực hiện SXSH trong nhà máy, từ đó đề ra các giải pháp
phù hợp với tình hình sản xuất thực tế tại nhà máy.
Kết quả nghiên cứu thực tế tại nhà máy cho thấy, nhà máy có tiềm năng lớn
trong việc giảm thiểu nƣớc thải và tiết kiệm nguyên liệu thông qua áp dụng SXSH tại
các công đoạn xử lý sơ bộ, ly tâm tách bã và công đoạn sấy. Quá trình nghiên cứu đề
tài đã đƣa ra 31 giải pháp SXSH, trong đó có 20 giải pháp có thể thực hiện ngay. Hầu
hết các giải pháp đều có chi phí đầu tƣ thấp, nhƣng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Khi thực hiện các giải pháp SXSH sẽ mang lại lợi ích cho nhà máy cả về kinh tế lẫn
môi trƣờng. Thực hiện tốt các giải pháp SXSH sẽ tiết kiệm đƣợc một lƣợng nƣớc,
nguyên nhiên liệu tiêu thụ cũng nhƣ chất thải sinh ra giảm đi đáng kể, đồng thời sẽ
nâng cao đƣợc nhận thức của công nhân viên trong nhà máy về vấn đề bảo vệ môi
trƣờng.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT.......................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ....................................................................................................... x
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1.

Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 2

1.4.

Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 2

Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4
2.1.

Tổng quan về ngành sản xuất tinh bột sắn trên thế giới và Việt Nam ............... 4

2.1.1.

Tình hình sản xuất tinh bột sắn trên thế giới ............................................... 4


2.1.2.

Tình hình sản xuất tinh bột sắn Việt Nam .................................................. 5

2.2.

Tổng quan về sản xuất sạch hơn ........................................................................ 7

2.2.1.

Khái quát về SXSH và phƣơng pháp luận SXSH ...................................... 7

2.2.1.1. Sự hình thành và phát triển ý tƣởng SXSH ................................................. 7
2.2.1.2. Khái niệm về SXSH .................................................................................... 8
2.2.1.3. Kỹ thuật thực hiện SXSH ............................................................................ 8
2.2.2.

Lợi ích và rào cản khi áp dụng SXSH......................................................... 9

2.2.3.

Tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành sản xuất tinh bột sắn .................. 11

Chƣơng 3 KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN XUẤT KHẨU
BÌNH ĐỊNH – HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TẠI NHÀ MÁY ............................... 12
3.1.

Khái quát về nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định .................. 12


3.1.1.

Sơ lƣợc về nhà máy ................................................................................... 12

3.1.1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................ 12
3.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của nhà máy .................................................................... 13
3.1.1.3. Sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ ................................................................ 14
v


3.1.2.

Hoạt động sản xuất và tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu của nhà máy ......... 15

3.1.2.1. Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu và hoá chất sử dụng tại nhà máy ............. 15
3.1.2.2. Thiết bị máy móc sử dụng tại nhà máy ..................................................... 16
3.1.2.3. Quy trình chế biến tinh bột sắn của nhà máy ............................................ 18
3.2.

Hiện trạng môi trƣờng và công tác bảo vệ môi trƣờng tại nhà máy ................ 20

3.2.1.

Hiện trạng môi trƣờng ............................................................................... 20

3.2.1.1. Nƣớc thải ................................................................................................... 21
3.2.1.2. Khí thải ...................................................................................................... 22
3.2.1.3. Chất thải rắn .............................................................................................. 22
3.2.1.3. Chất thải nguy hại ..................................................................................... 23
3.2.2.


Công tác bảo vệ môi trƣờng tại nhà máy xuất khẩu tinh bột sắn .............. 24

3.2.3.

Đánh giá và lựa chọn các công đoạn thực hiện SXSH tại nhà máy .......... 27

Chƣơng 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH ÁP DỤNG CHO CÔNG ĐOẠN XỬ
LÝ SƠ BỘ, LY TÂM TÁCH BÃ VÀ SẤY.................................................................. 29
4.1.

Quy trình sản xuất của các công đoạn xử lý sơ bộ, ly tâm tách bã và sấy....... 29

4.1.1.

Công đoạn xử lý sơ bộ nguyên liệu........................................................... 29

4.1.2.

Công đoạn ly tâm tách bã .......................................................................... 30

4.1.3.

Công đoạn sấy ........................................................................................... 32

4.2.

Cân bằng vật liệu và năng lƣợng ..................................................................... 33

4.3.


Định giá dòng thải ............................................................................................ 34

4.4.

Phân tích nguyên nhân phát sinh dòng thải và đề xuất các cơ hội SXSH ....... 35

4.5.

Sàng lọc các giải pháp...................................................................................... 36

4.6.

Đánh giá tính khả thi của các giải pháp ........................................................... 39

4.6.1.

Mô tả các giải pháp ................................................................................... 39

4.6.2.

Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật .............................................................. 42

4.6.3.

Đánh giá tính khả thi về kinh tế ................................................................ 44

4.6.4.

Đánh giá tính giá tính khả thi về môi trƣờng ............................................ 45


4.7.

Lựa chọn thứ tự thực hiện các giải pháp ƣu tiên.............................................. 47

4.8.

Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH ......................................................... 49

Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 51
vi


5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 51

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 53
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 54

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD


Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

SS

Chất rắn lơ lửng (Suspended solid)

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TBS

Tinh bột sắn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UNEP

Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment
Programme)

XK

Xuất Khẩu


SP

Sản phẩm

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lƣợng qua các năm trên thế giới ....................... 5
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn của Việt Nam qua các năm ............... 5
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn trong năm 2009 qua các vùng
sinh thái của Việt Nam .............................................................................. 6
Bảng 3.1 Thể hiện một số nƣớc nhập khẩu tinh bột sắn chính ............................... 15
Bảng 3.2 Danh mục các thiết bị máy móc trong dây chuyền công nghệ ................ 15
Bảng 3.3 Nguyên nhiên vật liệu sử dụng tại nhà máy ............................................. 19
Bảng 3.4 Hóa chất sử dụng tại nhà máy .................................................................. 19
Bảng 3.5 Phân tích các chỉ tiêu nƣớc thải sản xuất của nhà máy ........................... 21
Bảng 3.6 Kết quả phân tích môi trƣờng không khí xung quanh nhà máy............... 22
Bảng 3.7 Lƣợng các chất thải rắn thải ra / tấn sản phẩm tại nhà máy ..................... 23
Bảng 3.8 Thành phần các chất trong bã sắn tại nhà máy ........................................ 23
Bảng 3.9 Lƣợng chất thải nguy hại phát sinh trung bình 1 tháng ........................... 24
Bảng 4.1 Cân bằng vật liệu, năng lƣợng cho 1 tấn sản phẩm ................................. 34
Bảng 4.2 Đơn giá các loại nguyên, nhiên vật liệu ................................................... 35
Bảng 4.3 Định giá và đặc tính dòng thải cho 1 tấn sp ............................................. 35
Bảng 4.4 Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH .......................... 36
Bảng 4.5 Sàng lọc các giải pháp SXSH .................................................................. 37
Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH ................. 40
Bảng 4.7 Đánh giá khả thi về kỹ thuật .................................................................... 44
Bảng 4.8 Đánh giá khả thi về môi trƣờng ............................................................... 45

Bảng 4.9 Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế ........................................................ 47
Bảng 4.10 Lựa chọn thứ tự các giải pháp ƣu tiên thực hiện .................................... 49
Bảng 4.11 Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH ............................................... 50

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Quy trình đánh giá SXSH ........................................................................... 6
Hình 2.2 Các nhóm giải pháp SXSH ......................................................................... 9
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của nhà máy .................................................................... 14
Hình 3.2 Công nghệ SX tinh bột sắn của nhà máy.................................................. 19
Hình 3.3 Xử lý nƣớc thải của nhà máy.................................................................... 25
Hình 3.4 Công nghệ xử lý khí SO2 từ lò đốt dầu FO .............................................. 27
Hình 4.1 Quy trình công nghệ chi tiết cho công đoạn xử lý sơ bộ .......................... 30
Hình 4.2 Quy trình công nghệ chi tiết cho công đoạn ly tâm tách bã ..................... 31
Hình 4.3 Quy trình công nghệ chi tiết cho công đoạn sấy ...................................... 33

x


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nhƣ hiện nay, môi trƣờng

là vấn đề bất cập không chỉ riêng quốc gia nào mà là vấn đề của toàn cầu. Phát triển
kinh tế xã hội là nhu cầu của mỗi quốc gia nhƣng cần phải có sự phát triển bề vững,

phát triển luôn cân bằng giữa ba yếu tố: Kinh tế - môi trƣờng – xã hội.
Trong các ngành công nghiệp trọng điểm của đất nƣớc, tinh bột sắn là một
ngành kinh tế đang đƣợc sự chú trọng và thu hút đầu tƣ của các nhà sản xuất và nền
công nghiệp này ngày càng phát triển. Đây cũng là ngành sản xuất sử dụng tƣơng đối
lớn tài nguyên nƣớc, nƣớc thải từ quá trình chế biến tinh bột sắn gây ô nhiễm nguồn
tiếp nhận chất hữu cơ, dòng thải bị phân hủy sinh ra mùi hôi thối và một số chất khí
làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí.
Mặc dù, nhà máy chế biến tinh bột sắn Bình Định đã tạo công ăn việc làm cho
ngƣời dân và đã góp phần vào việc đóng góp ngân sách nhà nƣớc, nhà máy ngày càng
đƣợc mở rộng và công suất ngày càng tăng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nhà
máy kèm theo nhiều vấn đề bức thiết cần giải quyết, vấn đề môi trƣờng của nhà máy
cần đƣợc quan tâm, trong đó nƣớc thải là đƣợc nhà máy đặt lên hàng đầu. Trong khi
đó, phần lớn hệ thống xử lý nƣớc thải của các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn hoạt
động chƣa hiệu quả. Điều này gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành
chế biến tinh bột sắn nói chung và nhà máy chế biến tinh bột sắn XK Bình Định nói
riêng khi các yêu cầu về môi trƣờng ngày càng nghiêm ngặt hơn. Vì vậy, đòi hỏi phải
có một nghiên cứu chi tiết hoạt động sản xuất của nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất
khẩu Bình Định. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hạn chế chất thải phát sinh trong
quá trình sản xuất ra môi trƣờng và tăng hiệu quả kinh tế cho nhà máy là hết sức cần
thiết. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất
sạch hơn áp dụng cho nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định”.

1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài thực hiện bao gồm:

-

Đánh giá đƣợc tình hình sản xuất thực tế, mức tổn thất nguyên nhiên liệu trong
quá trình sản xuất và hiện trạng môi trƣờng của nhà máy

1.3.

Đề xuất và lựa chọn đƣợc các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng cho nhà máy
Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu

Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu nhƣ sau:
-

Do điều kiện giới hạn về thời gian nên đề tài đƣợc nghiên cứu thực hiện tại nhà
máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định – thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp,
huyện Phù Mỹ, tinh Bình Định

-

Đề tài đƣợc nghiên cứu và hoàn thành trong khoảng thời gian từ tháng 3/2011
đến tháng 7/2011)

1.4.

Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm những vấn sau:
-

Tổng quan tài liệu về sản xuất sạch hơn và chế biến tinh bột sắn


-

Tìm hiểu tình hình sản xuất thực tế của nhà máy nhƣ: dây chuyền sản xuất và
công nghệ; nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất; các thiết bị
đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất và các chủng loại sản phẩm của nhà máy.

-

Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trƣờng nảy sinh do hoạt động chế biến
tinh bột sắn của nhà máy và công tác bảo vệ môi trƣờng của nhà máy

-

Nghiên cứu, xác định và phân tích nguyên nhân phát sinh của dòng thải dựa vào
quy trình chế biến tinh bột sắn của nhà máy

1.5.

Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng cho nhà máy
Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài các phƣơng pháp sau đƣợc sử dụng:
-

Tổng hợp tài liệu

-

Khảo sát thực tế và thu thập số liệu có liên quan


-

Phỏng vấn các đối tƣợng có liên quan nhƣ công nhân, cán bộ viên chức trong
nhà máy
2


-

Phƣơng pháp ma trận

-

Phƣơng pháp liệt kê

-

Thống kê và phân tích các số liệu thu thập đƣợc

-

So sánh và đánh giá các kết quả

3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.


Tổng quan về ngành sản xuất tinh bột sắn trên thế giới và Việt Nam

2.1.1. Tình hình sản xuất tinh bột sắn trên thế giới
Sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện đƣợc trồng trên 100 nƣớc có khí hậu nhiệt
đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tổ chức
Nông lƣơng thế giới (FAO) xếp sắn là cây lƣơng thực quan trọng ở các nƣớc đang phát
triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế
độ ăn của hơn một tỷ ngƣời trên thế giới. Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc
quan trọng tại nhiều nƣớc trên thế giới và cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để
chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia
dƣợc phẩm.
Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến
nhiên liệu sinh học (ethanol).Năm 2008, Trung Quốc đã sản xuất một triệu tấn ethanol,
họ đã thoả thuận với một số quốc gia lân cận để cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp sản xuất ethanol. Tại Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn đã
đƣợc xây dựng năm 2008. Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất ethanol để
pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5% bắt đầu từ năm 2010. Các nƣớc nhƣ Lào, Papua
New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda cũng đang nghiên cứu thử
nghiệm cho sản xuất ethanol
Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn trên thế giới có chiều hƣớng gia tăng
(Bảng dƣới đây). Năm 2008, sản lƣợng sắn thế giới đạt 238,45 triệu tấn củ tƣơi so với
223,75 triệu tấn năm 2007 và năm 2000 là 177,89 triệu tấn. Nƣớc sản xuất sắn nhiều
nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia
(19,92 triệu tấn). Nƣớc có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là
Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,87 tấn/ha
(FAO, 2008). Việt Nam đứng thứ mƣời về sản lƣợng sắn trên thế giới (9,38 triệu tấn).

4



Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lƣợng qua các năm trên thế giới
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

Diện tích (nghìn/ha)
234,90
250,00
329,90
371,70
370,00
425,50
474,80
496,80
557,40

Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (triệu/ha)
8,66
2,03
8,30
2,07
12,6

4,15
14,06
5,23
14,49
5,36
15,78
6,72
16,25
7,77
16,07
7,98
16,85
9,3
(Nguồn: Trần Công Khanh, 2009)

2.1.2. Tình hình sản xuất tinh bột sắn Việt Nam
Ở Việt Nam, cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lƣơng thực thành cây công
nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lƣợng sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ đầu của thế
kỷ XXI. Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ
trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tƣ, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Nghiên
cứu và phát triển cây sắn theo hƣớng sử dụng đất nghèo dinh dƣỡng, đất khó khăn là
việc làm có hiệu quả cao, đây là hƣớng hỗ trợ chính cho việc thực hiện Đề án “Phát
triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007.
Sản lƣợng sắn của Việt Nam qua các năm đều tăng về diện tích, sản lƣợng,
năng suất, từ năm 2000 đến năm 2009 năng suất tăng gấp đôi từ 8,4 – 16,81 tấn/ha
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn của Việt Nam qua các năm
Năm
2001
2002

2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

Diện tích (nghìn ha)
292,3
337,0
371,9
388,6
425,5
475,2
495,5
554,0
508,8

Sản lƣợng (nghìn tấn) Năng suất (tấn/ha)
3509,2
12,0
4438,0
13,2
5308,9
14,3
5820,7
15,0
6716,2
15,8

7782,5
16,4
8192,8
16,5
9309,9
16,8
8556,9
16,81
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010)

5


Tại Việt Nam, sắn đƣợc canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh
thái nông nghiệp. Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn Việt Nam tăng qua các năm và
phân theo các vùng sinh thái. Diện tích sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên
hải miền Trung, ít nhất là Đồng Bằng sông Hồng. Vùng có năng suất lớn nhất là Đông
Nam Bộ với diện tích là 99,5 nghìn ha, năng suất 24,4 tấn/ha, sản lƣợng bình quân đạt
2430,5 nghìn tấn, co hon rất nhiều so với vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung có diện tích trồng sắn lớn nhất nƣớc (Tổng cục thống kê, 2010).
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn năm 2009 qua các vùng của Việt Nam
Diện tích
Sản lƣợng
Năng suất
(nghìn ha) ( nghìn tấn)
(tấn/ha)
7,5
105,0
14,0
101,3

1216,8
12,0
157,5
2578,4
16,4
136,8
2140,8
15,6
99,5
2430,5
24,4
6,2
85,4
13,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010)

Vùng sinh thái
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

Về thời tiết, Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên có sự phân biệt mùa mƣa và mùa khô
rất rõ rệt.Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 05 và kết thúc vào cuối tháng 10 hàng năm.Mùa
khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 04 năm sau. Do đặc điểm thời tiết của Vùng
Đông Nam Bộ và Tây nguyên gần giống nhau nên lịch thời vụ trồng sắn của cả hai
vùng sinh thái nói trên cũng đƣợc bố trí tƣơng tự:
-


Thời vụ chính (khoảng 70% diện tích), sắn đƣợc trồng từ giữa tháng tƣ đến cuối
tháng năm, thu hoạch từ đầu tháng một đến cuối tháng ba năm sau.

-

Thời vụ phụ (khoảng 30% diện tích), sắn đƣợc trồng từ giữa tháng 8 đến giữa
tháng 9, thu hoạch từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 năm sau. Sắn trồng ở thời
vụ cuối mùa mƣa có hàm lƣơng tinh bột thấp hơn so với thời vụ trồng đầu mùa
mƣa, diễn biến hàm lƣợng tinh bột của sắn trong năm đƣợc trình bày ở Bảng 4.

6


2.2. Tổng quan về sản xuất sạch hơn
2.2.1.

Khái quát về SXSH và phƣơng pháp luận SXSH

2.2.1.1.

Sự hình thành và phát triển ý tƣởng SXSH

Trong vòng gần một thế kỷ qua đã có rất nhiều biện pháp, cách thức để ứng phó
với sự ô nhiễm công nghiệp gây nên suy thoái môi trƣờng thay đổi theo thời gian:
Thiếu nhận thức về ô nhiễm
Không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả do ô nhiễm gây ra chƣa thực sự nghiêm
trọng, mức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẽ. Thiếu nhận thức về ô
nhiễm diễn ra cho dến giữa thế kỷ 20
Pha loãng và phân tán

Pha loãng: dùng nƣớc nguồn để pha loãng nƣớc thải trƣớc khi đổ vào nguồn nhận.
Phát tán: nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải.
Phân tán và pha loãng diễn ra trong khoảng thập kỷ 60
Xử lý cuối đƣờng ống
Lắp đặt các hệ thống xử lý nƣớc thải, khí thải ở cuối dòng thải để phân hủy hay làm
giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộc trƣớc khi thải vào môi
trƣờng. Phƣơng pháp này phổ biến vào thập kỷ 70 ở các nƣớc công nghiệp để kiểm
soát ô nhiễm công nghiệp.
Phòng ngừa phát sinh chất thải
Ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn nguồn bằng cách sử dụng năng lƣợng và
nguyên vật liệu 1 cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu
nữa đƣợc chuyển vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ. Giải pháp này diễn ra vào thập
kỷ 90 của thế kỷ 20
Nhƣ vậy, từ thiếu nhận thức về ô nhiễm, rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến
kiểm soát cuối đƣờng ống và cuối cùng là SXSH là 1 quá trình phát triển khách quan,
tích cực có lợi cho môi trƣờng và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã
hội nói chung. Ba cách ứng phó đầu là những tiếp cận quản lý chất thải bị động trong
khi cách ứng phó sau cùng là tiếp cận quản lý chất thải chủ động. Nhƣ vậy, SXSH là
tiếp cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”. Nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”
bao giờ cũng là chân lý.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ biện pháp xử
7


lý cuối đƣờng ống. Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo và phải
kết hợp với xử lý ô nhiễm.
2.2.1.2.

Khái niệm về SXSH

Theo Chƣơng trình Môi trƣờng LHQ (UNEP, 1994): “Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng

liên tục một chiến lƣợc phòng ngừa môi trƣờng tổng hợp đối với các quá trình sản
xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con ngƣời và môi
trƣờng”
- Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nƣớc và
năng lƣợng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lƣợng, độc tính của các
chất thải vào nƣớc và khí quyển.
- Đối với các sản phẩm, chiến lƣợc SXSH nhắm vào mục đích làm giảm tất cả các tác
động đến môi trƣờng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên
liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
- Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trƣờng vào
trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
- SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.”
Nhƣ vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự phát
triển phải bền vững về mặt môi trƣờng sinh thái.Không nên cho rằng SXSH chỉ là 1
chiến lƣợc về môi trƣờng bởi nó cũng liên quan đến lợi ích kinh tế. Trong khi xử lý
cuối đƣờng ống luôn tăng chi phí sản xuất thì SXSH có thể mang lại lợi ích kinh tế cho
doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu sự tiêu thụ năng lƣợng và nguyên liệu hoặc
phòng ngừa và giảm thiểu rác thải. Do vậy có thể khẳng định rằng SXSH là 1 chiến
lƣợc “một mũi tên trúng hai đích”
2.2.1.3.

Kỹ thuật thực hiện SXSH

Để áp dụng đƣợc SXSH cần phải có phân tích một cách chi tiết về trình tự vận
hành của quá trình sản xuất cũng nhƣ thiết bị sản xuất hay còn gọi là đánh giá về
SXSH. Đánh giá SXSH là một công cụ hệ thống có thể giúp nhận ra việc sử dụng
nguyên liệu không hiệu quả, việc quản lý chất thải kém và các rủi ro về bệnh nghề

8



nghiệp bằng cách tập trung chú ý vào các khía cạnh môi trƣờng và các tác động của
quá trình sản xuất công nghiệp.
Quy trình của đánh giá SXSH có thể thƣc hiện qua 6 bƣớc và 18 nhiệm vụ
đƣợc thể hiện chi tiết ở hình dƣới đây:
Bƣớc 4
LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP

Bƣớc 5
THỰC HIỆN CÁC GIẢI
PHÁP

Bƣớc 3
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Bƣớc 6
DUY TRÌ SXSH

Bƣớc 2
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH

Trọng tâm
kiểm toán
mới

Bƣớc 1
BẮT ĐẦU

Hình 2.1 Quy trình thực hiện SXSH
2.2.2. Lợi ích và rào cản khi áp dụng SXSH

2.2.2.1.

Các lợi ích

SXSH vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ bảo vệ môi trƣờng và là
công cụ nâng cao chất lƣợng sản phẩm. SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công
nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lƣợng, nƣớc nhiều hay ít. SXSH đem lại
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhƣ:
-

Tiết kiệm tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất

-

Nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy

-

Nâng cao mức ổn định sản xuất và chất lƣợng sản phẩm

-

Giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các biện pháp thu hồi và tái sử
dụng chất thải

-

Tái sử dụng các bán thành phẩm có giá trị
9



-

Cải thiện môi trƣờng làm việc có liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động cho
công nhân

-

Giảm ô nhiễm, giảm chất thải, giảm phát thải và thậm chí giảm cả độc tố

-

Tạo nên một hình ảnh tốt hơn về doanh nghiệp, nâng cao tính linh hoạt và khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp

-

Chấp hành tốt hơn các quy định về môi trƣờng, giúp các ngành công nghiệp xuất
khẩu đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về môi trƣờng

-

Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn: các cơ quan tài chính ngày một nhận rõ sự nghiêm
trọng của việc hủy hoại môi trƣờng và hiện đang nghiên cứu các dự thảo, dự án mở
rộng hoặc hiện đại hóa mà trong đó các khoản cho vay đều đƣợc nhìn nhận từ góc
độ môi trƣờng.

-

Nâng cao hiểu biết về quá trình sản xuất, các chi phí, các vấn đề về môi trƣờng

trong nội bộ doanh nghiệp và nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của công
nhân thông qua sự tham gia trực tiếp của họ vào quá trình thực hiện SXSH.

2.2.2.2.

Các rào cản

Ở Việt Nam, mặc dù đã xây dựng đƣợc một nguồn lực đánh giá và thực hiện SXSH
cho các doanh nghiệp, tuy nhiên do đặc thù của một tiếp cận mang tính chất tự nguyện,
SXSH vẫn chƣa phổ biến rộng rãi với các doanh nghiệp. Bài học rút ra từ các doanh
nghiệp đã tham gia thực hiện SXSH trong thời gian vừa qua cho thấy:
-

Năng lực để thực hiện SXSH trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế

-

Các rào cản về tài chính

-

Chƣa có sự quan tâm đúng mức về SXSH trong chiến lƣợc và chính sách phát triển
công nghiệp, thƣơng mại và công nghệ môi trƣờng

-

Các cấp lãnh đạo các nhà máy chƣa có nhận thức đầy đủ về SXSH và ngại thay đổi

-


Thiếu các chuyên gia về SXSH ở các ngành cũng nhƣ các thông tin kỹ thuật.

-

Thiếu các nguồn tài chính và cơ chế tài trợ thích hợp cho đầu tƣ theo hƣớng SXSH

-

Chƣa có động lực của thị trƣờng trong nƣớc thúc đẩy các nhà công nghiệp do vậy
đánh giá SXSH chƣa thành nhu cầu thực sự

-

Chƣa có thể chế và tổ chức thúc đẩy SXSH đi vào thực tiễn hoạt động công nghiệp

10


2.2.3. Tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành sản xuất tinh bột sắn
Để tăng tính cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực, các doanh nghiệp chế biến
tinh bột sắn trong nƣớc cần có những biện pháp tích cực để giảm thiểu hơn nữa mức
tiêu thụ các nguyên nhiên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm. Với công nghệ sản xuất
với mức độ trung bình ở Việt nam, việc áp dụng SXSH có thể giảm định mức tiêu hao
đối với nguyên liệu sắn củ là 20%, dầu FO 20%, điện 25% (theo tài liệu hƣớng dẫn
SXSH ngành tinh bột sắn – Bộ Công Thƣơng, 2009). Lƣợng nƣớc sử dụng trên 1 tấn
sản phẩm còn cao, không chỉ làm tăng giá thành sản xuất sản phẩm mà còn làm tăng
chi phí xử lý môi trƣờng.
Ngành chế biến tinh bột sắn là một trong những ngành sử dụng tƣơng đối lớn
nguồn tài nguyên nƣớc, nhu cầu tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu của các doanh nghiệp
sản xuất tinh bột sắn trong nƣớc có biên độ lớn, chủ yếu phụ thuộc vào sản lƣợng,

công nghệ và thiết bị sản xuất.
Hiệu suất thu hồi tinh bột của Việt Nam trung bình chỉ đạt 70%, nếu nhƣ thực
hành tốt có thể lên đến 88% (theo tài liệu hƣớng dẫn SXSH ngành tinh bột sắn – Bộ
Công Thƣơng, 2009). Ngoài kỹ thuật tách tinh bột, chất lƣợng nguyên liệu sắn cũng là
vấn đề cần quan tâm. Nếu nhƣ nguyên liệu không tốt thì sẽ làm giảm lƣợng tinh bột
trong sắn, ảnh hƣởng đến năng suất sản xuất

11


Chƣơng 3
KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN
XUẤT KHẨU BÌNH ĐỊNH – HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG
TẠI NHÀ MÁY
3.1.

Khái quát về nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định

3.1.1. Sơ lƣợc về nhà máy
3.1.1.1.

Giới thiệu chung

Tên công ty: Công ty cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định
Trụ sở: 01 Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Điện thoại: 056.8233966
Fax: 056.8233966
Tổng số vốn đầu tƣ khoảng 45 tỷ VNĐ, gồm 4 cổ đông nhƣ sau
1. Công ty xuất nhập khẩu Bình Định
2. Lâm trƣờng sông Kôn Bình Định

3. Tổng công ty sản xuất đầu tƣ XNK Bình Định
4. Công ty thƣơng mại và phát triển Bình Định
Tên nhà máy: Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định
Tên giao dịch: Binh Dinh Export Tapioka Starch Processing Joint Stock Company
Tên viết tắt: BDSTAR
Địa chỉ: Thôn Hữu Lộc - Xã Mỹ Hiệp - Huyện Phù Mỹ - Tỉnh Bình Định
Đặc điểm vị trí: Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định đƣợc xây dựng
trên khu đất có diện tích 238 576 m2 thuộc địa bàn xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh
Bình Định. Mặt bằng khu đất chủ yếu là trồng mì, lúa, rau và một số mồ mã. Đây là
trung tâm của vùng nguyên liệu, nguyên liệu dễ dàng thu gom từ các vùng lân cận
nhƣ: Hoài Nhơn, An Lão, Tây Sơn, Phù Cát…….

12


Hình 3.1 Bản đồ vị trí nhà máy chế biến tinh bột sắn XK Bình Định
Cơ cấu tổ chức của nhà máy

3.1.1.2

Công ty cổ phần chế biến tinh bột sắn XK Bình Định hoạt động với chế độ một thủ
trƣởng. Giám đốc có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trên cơ sở phê duyệt kế hoạch hàng năm của hội đồng quản trị. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
của nhà máy đƣợc thể hiện qua dƣới hình 3.1 sau đây:
Ban Giám Đốc Nhà Máy

Phòng tổ
chức

Phòng kỹ

thuật

Tổ sản
xuất

Ghi chú:

Phòng kinh
doanh

Tổ điện

Phòng KCS

Tổ thu
mua
nguyên
liệu

Quan hệ trực tiếp
Quan hệ hỗ trợ

Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy

13

Phòng kế
toán



-

Ban giám đốc nhà máy

Giám Đốc: Điều hành chung theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty
P.Giám Đốc: phụ trách nguyên liệu, tổ chức, kinh doanh của nhà máy
-

Phòng tổ chức: đảm nhận công tác lao động, tiền lƣơng, các chế độ đối với

ngƣời lao động, giám sát việc thực hiện nội quy lao động,
-

Phòng kỹ thuật: quản lý điều hành công tác sx, thực hiện kế hoạch sx, vệ sinh

bão dƣỡng định kỳ. Thiết kế và lập dự toán chi phí về sữa chữa, đại tu máy móc thiết
bị và xây dựng cơ bản. Giám sát hệ thống xử lý môi trƣờng.
-

Phòng kế toán: quản lý toàn bộ tài sản của nhà máy, thanh toán, quyết toán chi

phí sx, đầu tƣ xây dựng cơ bản
-

Phòng kinh doanh: quản lý nhập xuất các hàng hóa, vật tƣ. Quan hệ với khách

hàng nƣớc ngoài.
-

Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lƣợng của nhà máy, giám sát nồng độ


của nƣớc thải nhà máy.
3.1.1.3.

Sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ

Sản phẩm của nhà máy chính là tinh bột sắn, mỗi ngày sản xuất khoảng 60 tấn
tinh bột sắn/ngày. Đặc tính sản phẩm khi hoàn thiện phải đảm bảo những yêu cầu sau:
-

Ngoại quan

:

bột màu trắng

-

Độ ẩm tối đa

:

13,5%

-

Tinh bột tối thiểu

:


84%

-

Độ chua

:

5,5-7

-

Tạp chất tối đa

:

0,3%

-

Độ nhựa tối đa

:

0,25%

-

Độ dính tối thiểu


:

1,25%

-

Không nhiễm khuẫn, không có mùi lạ

Nhà máy chế biến tinh bột sắn cũng đã có thị trƣờng tiêu thụ tƣơng đối lớn nhƣ:
Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, một số nƣớc châu Á và châu Âu. Thị trƣờng tiêu thụ
sản phẩm của nhà máy đƣợc thể hiện ở bảng 3.1

14


Bảng 3.1 Một số nƣớc nhập khẩu tinh bột sắn chính
Nƣớc
Nhu cầu
Các nƣớc khối EC
150.000 tấn/năm
Trung quốc (chủ yếu Hồng Kông và Đài Loan)
400.000 tấn/năm
Nhật Bản
350.000 tấn/năm
Singapo
50.000 tấn/năm
(Nguồn: Nhà máy chế biến tinh bột sắn XK Bình Định, 2010)
3.1.2. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu của nhà máy
3.1.2.1.


Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu và hoá chất sử dụng tại nhà máy

Nguyên nhiên vật liệu
Nguyên liệu chính của nhà máy là sắn tƣơi
Nhiên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất là FO
Điện sử dụng tại nhà máy thì đƣợc nối trực tiếp với điện lực Bình Định
Nƣớc sử dụng tại nhà máy thì một phần nhỏ là lấy từ nƣớc ngầm và phần lớn là
lấy từ nƣớc mặt hồ nƣớc Hội Sơn chảy ngang qua nhà máy
Nguyên nhiên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất của nhà máy đƣợc trình bày chi
tiết qua bảng 3.2
Bảng 3.2 Nguyên, nhiên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất tại nhà máy
Nguyên nhiên vật
Mức tiêu thụ
Mức tiêu thụ
Đơn vị
liệu
(cho 1 tấn sp) (cho 1 tháng sản xuất)
Sắn tƣơi
Tấn
5
9.000
Dầu FO
lít
35
63.000
3
Nƣớc
m
35
63.000

Điện
Kwh
200
360.000
H2SO4
kg
20
36.000
(Nguồn: Nhà máy chế biến tinh bột sắn XK Bình Định, 2010)

STT
1
2
3
4
5

Hóa chất
Quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy chế biến tinh bột sắn XK Bình Định
có sử dụng một số hóa chất. Các hóa chất này là dùng để xử lý nƣớc mặt hồ Hội Sơn
để cung cấp cho quá trình sản xuất tại nhà máy. Nhu cầu sử dụng hóa chất của nhà
máy đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng 3.3

15


×