Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM TP HỘI AN QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.86 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN
BIỂN CÙ LAO CHÀM TP HỘI AN - QUẢNG NAM

Họ tên sinh viên: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng
Ngành
: QLMT & DLST
Niên khoá
: 2007 - 2011

Tháng 7 năm 2011


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO
DỤC BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM
TP HỘI AN - QUẢNG NAM

Tác giả

NGUYỄN PHÚC THÙY DƢƠNG

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sƣ ngành
Quản lý môi trƣờng và Du lịch sinh thái

Giáo viên hƣớng dẫn 1: TS. HÀ THÚC VIÊN


Giáo viên hƣớng dẫn 2: KS. VÕ THỊ BÍCH THÙY


LỜI CẢM ƠN

Sau khi hoàn thành chƣơng trình học tại trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh tôi đƣợc thực tập tại Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm – Quảng
Nam để học hỏi những kinh nghiệm thực tế, phục vụ cho quá trình làm việc sau này. Trải
qua thời gian học tập lâu dài, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những thầy cô tại
khoa Môi trƣờng và Tài nguyên đã cung cấp cho tôi những kiến thức nền tảng quý báu, là
cơ sở để tôi đặt nền móng cho những nghiên cứu, công tác của mình sau này, đặc biệt tôi
xin gửi lời tri ân sâu sắc đến giảng viên Võ Thị Bích Thùy, ngƣời đã tận tình chỉ bảo
hƣớng dẫn cho tôi trong quá trình thực tập và cung cấp những thông tin cơ bản cho lĩnh
vực tôi tìm hiểu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Chu Mạnh Trinh, ngƣời đã trực tiếp
hƣớng dẫn và hỗ trợ tôi trong quá trình thực tập tại cơ quan, cùng tất cả các cô chú, anh
chị trong Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực tập cũng nhƣ cung cấp những tài liệu, kinh
nghiệm thực tế quý báu giúp tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè luôn bên cạnh chia sẻ tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực tập.
TP Hội An, ngày 11 tháng 7 năm 2011
Sinh Viên

Nguyễn Phúc Thùy Dương

i


MỤC LỤC

TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................................. v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT: .......................................................................................... vi
Chƣơng 1 ......................................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1

1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài .......................................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................................. 2
1.4 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu: .......................................................................... 2
1.5 Giới hạn đề tài: ......................................................................................................... 2
Chƣơng 2 ........................................................................................................................................ 3
TỔNG QUAN................................................................................................................................. 3

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu: ....................................................................... 3
2.1.1 Tổng quan về giáo dục bảo tồn ........................................................................... 3
2.1.1.1 Định nghĩa giáo dục môi trƣờng................................................................... 3
2.1.1.2 Định nghĩa bảo tồn ...................................................................................... 4
2.1.1.3 Định nghĩa giáo dục bảo tồn......................................................................... 4
2.1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục môi trƣờng ........................... 4
2.1.2 Tổng quan về cộng đồng và cách tiếp cận giáo dục bảo tồn có sự tham gia của
cộng đồng địa phƣơng .................................................................................................. 5
2.1.2.1 Định nghĩa cộng đồng .................................................................................. 5
2.1.2.2 Cách tiếp cận giáo dục bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng . 5
2.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu:........................................................................ 6
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của Cù Lao Chàm: .................................... 6
2.2.2 Lịch sử Cù Lao Chàm.......................................................................................... 8
2.2.3 Con ngƣời Cù Lao Chàm..................................................................................... 8
2.2.4 Văn hoá Cù Lao Chàm ........................................................................................ 9
2.2.5 Các nghề truyền thống Cù Lao Chàm ............................................................... 10


ii


2.3 Tổng quan về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và những hoạt động bảo tồn
đƣợc tổ chức tại KBTB CLC ....................................................................................... 10
2.3.1 Tổng quan về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm ................................................. 10
2.3.2 Hoạt động bảo tồn tại KBTB CLC .................................................................... 10
2.3.2.1 Hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho ngƣời dân .................................................. 11
Đào tạo nghiệp vụ du lịch cho thanh niên: ........................................................... 11
Hỗ trợ thiết lập hệ thống y tế tại Bãi Hƣơng: ....................................................... 11
Phát triển nghề chăn nuôi:..................................................................................... 12
Chƣơng trình đào tạo thủ công mỹ nghệ: ............................................................. 12
Chƣơng trình homestay: ........................................................................................ 12
2.3.2.2 Hoạt động tuần tra kiểm soát khu bảo tồn biển: ......................................... 12
2.3.2.3 Công tác quản lý du lịch ............................................................................. 13
2.3.2.4 Hoạt động giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm................ 13
2.3.2.5 Tỉ lệ đầu tƣ kinh tế của hoạt động giáo dục bảo tồn so với các hoạt động
khác:............................................................................................................................ 17
Chƣơng 3 ...................................................................................................................................... 19
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 19

3.1 Nội dung nghiên cứu: ............................................................................................. 19
3.1.1Khảo sát các hoạt động giáo dục bảo tồn đã và đang đƣợc tổ chức tại KBTB Cù
Lao Chàm ................................................................................................................... 19
3.1.2 Khảo sát nhận thức và hành vi của ngƣời dân về bảo tồn ................................. 19
3.1.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của giáo dục bảo tồn .............................. 20
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 20
3.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................................... 20
3.2.2 Phƣơng pháp bản đồ .......................................................................................... 21
3.2.3 Phƣơng pháp khảo sát thực địa.......................................................................... 21

3.2.4 Phƣơng pháp điều tra xã hội học ....................................................................... 21
3.2.5 Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia.................................................................. 22
3.2.6 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ...................................................................... 22
iii


Chƣơng 4 ....................................................................................................................................... 23
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................................... 23

4.1 Kết quả khảo sát hoạt động giáo dục bảo tồn biển tại KBTB CLC .................. 23
4.1.1 Số lƣợng ngƣời dân tham gia vào mỗi hình thức giáo dục bảo tồn .................. 23
4.1.2 Hình thức giáo dục bảo tồn đƣợc ngƣời dân ƣa thích nhất ............................... 24
4.2 Khảo sát nhận thức và hành vi thực hiện của ngƣời dân ................................... 25
4.2.1 Nhận thức của ngƣời dân về bảo tồn ................................................................. 25
4.2.1.1 Bản đồ phân vùng ....................................................................................... 25
4.2.1.2 Nhận thức của của ngƣời dân về trách nhiệm của việc bảo tồn biển ......... 26
4.2.1.3 Ý kiến của cộng đồng về mục đích chính của việc thành lập KBTB ......... 27
4.2.1.4 Hiểu biết của cộng đồng về những ngành nghề khai thác bị cấm trong vùng
khai thác hợp lý tại KBTB CLC ............................................................................. 28
4.2.1.5 Nhận thức của ngƣời dân về các đối tƣợng mục tiêu của khu bảo tồn ...... 29
4.2.2 Khảo sát về hành vi của ngƣời dân.................................................................... 30
4.2.2.1 Việc thực hiện quy chế bảo tồn biển .......................................................... 30
4.2.2.2 Thực hiện phân loại rác tại nguồn .............................................................. 30
4.2.2.3 Mức độ thƣờng xuyên sử dụng túi nilon của ngƣời dân trên đảo .............. 31
4.2.2.4 Ý kiến của cộng đồng về việc xử lý đối với các hành vi vi phạm ............. 33
4.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của giáo dục bảo tồn ................................ 34
4.3.1 Những giải pháp về mặt quản lý........................................................................ 34
4.3.2 Giải pháp về hình thức giáo dục bảo tồn ........................................................... 35
4.3.3 Những giải pháp về mặt nội dung ..................................................................... 37
Chƣơng 5 ...................................................................................................................................... 38

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 38

5.1 Kết luận ................................................................................................................... 38
5.2 Khuyến nghị ............................................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 40

iv


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn
tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm – TP Hội An – Quảng Nam” đƣợc thực hiện tại quần
đảo Cù Lao Chàm từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011. Với những mục tiêu đề ra
là khảo sát hiện trạng công tác giáo dục bảo tồn tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, khảo
sát nhận thức, hành vi của ngƣời dân về bảo tồn và trên cơ sở phân tích những hiện trạng
trên, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục bảo tồn tại KBTB Cù Lao
Chàm.
Nhằm nghiên cứu những nội dung trên tôi sử dụng các phƣơng pháp: Nghiên cứu tài
liệu, tham khảo ý kiến của chuyên gia để thu đƣợc hiện trạng về công tác giáo dục môi
trƣờng đã đƣợc tổ chức. Để tìm hiểu nhận thức của ngƣời dân về bảo tồn và sự tham gia
của ngƣời dân trong công tác bảo tồn tôi sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học.
Phƣơng pháp khảo sát thực địa đƣợc sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của thông tin và
phƣơng pháp phân tích, tổng hợp để tạo cơ sở nhằm đƣa ra những đề xuất phù hợp.
Kết quả thu đƣợc cho thấy công tác giáo dục môi trƣờng hiện đã đƣợc tổ chức từ khá
lâu tuy nhiên mức độ đầu tƣ vẫn chƣa tƣơng xứng với tầm quan trọng của nó và hiệu quả
mang lại còn chƣa cao thể hiện ở việc ngƣời dân còn chƣa hiểu biết rõ về công tác bảo tồn
ở đây nhằm mục đích gì cũng nhƣ chƣa nắm bắt đƣợc các quy định cụ thể của Khu bảo
tồn, và ngƣời dân chƣa thực sự tham gia tích cực vào các hoạt động bảo tồn tại đây. Trên
cơ sở đó đề xuất những giải pháp chung trong công tác quản lý tại đây


v


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT:
IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
(International Union for Conservation of Natural)
GDMT: Giáo dục môi trƣờng
BTB: Bảo tồn biển
BQL KBTB CLC: Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
LMPA: Hợp phần sinh kế bền vững trong và xung quanh các khu bảo tồn
Sustainable Livelihoods in and around Marine Protected Areas
UBND: Uỷ ban nhân dân
Phòng TM&DL: Phòng Thƣơng mại và du lịch
DLCĐ: Du lịch cộng đồng.
UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa liên hợp quốc
United Nations Educationak Scientific and Cutural Organization

vi


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tài nguyên thiên nhiên luôn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia
nói chung cũng nhƣ của mỗi địa phƣơng nói riêng nếu ta biết quản lý và khai thác nó một
cách hợp lý. Trong những năm qua, tình hình khai thác tài nguyên biển của nƣớc ta luôn ở
mức báo động cùng với sự gia tăng không ngừng về sản lƣợng khai thác cũng nhƣ các
hình thức khai thác hủy diệt, chính vì vậy, chúng ta cần có biện pháp bảo vệ và sử dụng

bền vững các nguồn tài nguyên này
Nằm cách Hội An khoảng 18km về phía Đông cùng với sự đa dạng sinh học rất lớn,
khu BTB Cù Lao Chàm đƣợc tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế
giới. Hiện nay, Cù Lao Chàm ngày càng đƣợc nhiều khách du lịch cũng nhƣ các tổ chức
trong và ngoài nƣớc biết đến, tham quan tìm hiểu cũng nhƣ học tập nghiên cứu. Điều này
mở ra nhiều cơ hội để phát triển cũng nhƣ thách thức đối với công tác bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên tại KBTB Cù Lao Chàm. Vì vậy, công tác giáo dục môi trƣờng (GDMT) về
giá trị của tài nguyên KBTB Cù Lao Chàm giữ vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn
đa dạng sinh học, phát triển bền vững cũng nhƣ duy trì phát triển sinh kế cộng đồng địa
phƣơng.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó nên việc tìm hiểu hiệu quả của công tác giáo dục
bảo tồn và đề xuất những giải pháp mới nhằm nâng cao những hiệu quả đó là rất cần thiết
cho việc bảo tồn nguồn tài nguyên biển tại Cù Lao Chàm, vì vậy đề tài “Khảo sát hiện
1

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn biển Cù Lao
Chàm – TP Hội An – Quảng Nam” đƣợc chọn làm luận văn tốt nghiệp của ngành học
Quản lý môi trƣờng và Du lịch sinh thái, Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng, Trƣờng Đại
học Nông Lâm TP HCM
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài đƣợc thực hiện với những nội dung tổng quát đƣợc đặt ra nhƣ sau:
- Tìm hiểu công tác giáo dục bảo tồn đƣợc tổ chức tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

và hiệu quả của nó thể hiện ở nhận thức, hành vi của ngƣời dân về bảo tồn.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này.

1.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, đề tài đƣợc thực hiện với những nội dung chính sau:
- Hiện trạng công tác bảo tồn biển tại KBTB Cù Lao Chàm
- Hiện trạng giáo dục môi trƣờng đã và đang đƣợc tổ chức tại đây
- Khảo sát nhận thức của ngƣời dân về bảo tồn.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục bảo tồn KBTB Cù
Lao Chàm.
1.4 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu:
 Đề tài đƣợc thực hiện trên 2 đối tƣợng:
- Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
- Cộng đồng dân cƣ xã Tân Hiệp
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Không gian: - Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
- Thời gian: Từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011
1.5 Giới hạn đề tài:
Do điều kiện có hạn, những nghiên cứu và đề xuất của đề tài chỉ mang tính tham khảo,
chƣa có điều kiện thử nghiệm áp dụng thực tế.
2

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu:
2.1.1 Tổng quan về giáo dục bảo tồn
2.1.1.1 Định nghĩa giáo dục môi trƣờng
Là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xây dựng những kỹ năng và

thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tƣơng quan giữa con ngƣời với nền
văn hóa và môi trƣờng vật lý xung quanh. Giáo dục môi trƣờng cũng tạo cơ hội cho việc
thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trƣớc những vấn đề liên quan
đến chất lƣợng môi trƣờng (IUCN, 1970).
GDMT là một quá trình phát triển những tình huống hiệu quả giúp ngƣời học tham gia
giải quyết những vấn đề môi trƣờng liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách
nhiệm đƣợc thông tin đầy đủ.( Jonathon Wigley, 2000)
Điều quan trọng là tất cả những định nghĩa khác nhau này đề có một số điểm cơ bản
chung sau:
GDMT là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian, ở nhiều địa điểm khác
nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng những phƣơng thức khác
nhau.
Môi trƣờng học tập là chính môi trƣờng của những vấn đề có trong thực tế
GDMT liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về cách sống
3

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

Trong GDMT, việc học phải tập trung vào ngƣời học và lấy hành động làm cơ sở.
2.1.1.2 Định nghĩa bảo tồn
Theo định nghĩa của IUCN (1991): “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của con ngƣời về
sinh quyển nhằm thu đƣợc lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì
tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ tƣơng lai”.
2.1.1.3 Định nghĩa giáo dục bảo tồn
Giáo dục bảo tồn đƣợc dùng để chỉ những hoạt động giáo dục môi trƣờng nhằm thay
đổi hành vi, hƣớng tới mục tiêu bảo tồn.
Một chƣơng trình GDBT không chỉ dừng lại ở các hoạt động giáo dục nhƣ tập huấn

nâng cao kĩ năng mà còn có thể là các chƣơng trình truyền thông nhằm cung cấp thông
tin, nâng cao nhận thức,… hoặc các chƣơng trình vận động chính sách nhằm xoá bỏ
những trở ngại về mặt chính sách đối với việc thực hiện các hành vi bảo tồn (cả hành vi
tích cực hiện tại và các hành vi bảo tồn mới).
2.1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục môi trƣờng
Mặc dù khái niệm giáo dục môi trƣờng đã có từ rất lâu nhƣng hai từ “giáo dục” và
“môi trƣờng” đƣợc chính thức kết hợp với nhau lần đầu tiên vào khoảng giữa những năm
1960. Khái niệm GDMT đƣợc hình thành ở nƣớc Anh do giáo sƣ Patrick Geddes, một nhà
thực vật học ngƣời Scotland, ngƣời tiên phong trong lĩnh vực quy hoạch thị trấn và nông
thôn. Ông đã chỉ ra mối liên hệ quan trọng giữa chất lƣợng môi trƣờng với chất lƣợng
giáo dục từ năm 1892. Geddes cũng là ngƣời đi đầu trong việc giảng dạy những chiến
lƣợc tạo cơ hội cho ngƣời học tiếp xúc trực tiếp với môi trƣờng xung quanh( Power,
1998)
Sau khi mối liên hệ giữa chất lƣợng giáo dục và chất lƣợng môi trƣờng đƣợc thừa
nhận vào cuối thế kỉ XVIII, khái niệm GDMT đã phát triển rất nhanh. Vào thời gian này,
có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về khái niệm, cách thực hiện và kết quả của giáo dục
môi trƣờng .
Trƣớc những năm 1960, lĩnh vực gần gũi nhất với GDMT là các nghiên cứu thiên
nhiên, nghiên cứu nông thôn và điều tra hiện trƣờng. Vào thời gian đó, việc nghiên cứu
4

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

các loài đƣợc thực hiện riêng rẽ để tìm hiểu về những đặc điểm riêng, hành vi và nhu cầu
của chúng. Khái niệm Sinh thái ra đời cũng nhƣ ý nghĩa và giá trị của các hệ sinh thái bắt
đầu đƣợc đánh giá đúng, con ngƣời phải thừa nhận rằng Trái Đất là một thực thể thống
nhất, các hoạt động dù diễn ra ở một nƣớc hay một địa điểm nhất định, sẽ có một số tác

động nhất định đến các quốc gia khác.
Năm 1972 tại Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về Môi trƣờng Nhân văn đƣợc tổ chức ở
Stockhom (Thụy Điển), khái niệm giáo dục môi trƣờng chính thức ra đời. Sự ra đời của
GDMT góp phần giúp con ngƣời nhận thức rõ hơn tác động của mình đối với môi trƣờng.
2.1.2 Tổng quan về cộng đồng và cách tiếp cận giáo dục bảo tồn có sự tham gia của
cộng đồng địa phương
2.1.2.1 Định nghĩa cộng đồng
Cộng đồng là một nhóm ngƣời đƣợc tổ chức quanh những giá trị chung, có cùng mối
quan hệ xã hội trong cùng khu vực địa lý. Có thể hiểu những giá trị chung là những quy
định ứng xử, tập quán hay những ƣớc muốn nào đấy. Đơn giản hơn, cộng đồng là tất cả
những ngƣời sống hoặc làm việc trong một khu vực địa lý nhất định.
2.1.2.2 Cách tiếp cận giáo dục bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng
Con ngƣời vừa là nguyên nhân vừa là nạn nhân của các vấn đề môi trƣờng. Vì thế con
ngƣời cần hiểu biết về tác động mà những những hành động của mình gây ra cho môi
trƣờng và có những lựa chọn đúng đắn nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực. Các vấn đề
môi trƣờng đều phức tạp, để giải quyết cần có những hành động đƣợc tiến hành trên nhiều
mặt trận khác nhau. Nhƣ vậy để giải quyết một vấn đề cụ thể, điều cần thiết là phải có
những hành động đƣợc tiến hành riêng rẽ hay có tính tổng hợp ở các cấp khác nhau và bởi
những nhóm quyền lợi khác nhau, từ đó, giải pháp cho các vấn đề môi trƣờng cần đƣợc
xác định và thực hiện.
Các cộng đồng nông thôn hầu nhƣ phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên thiên nhiên,
cần học tập để có thể sử dụng và quản lý những tài nguyên này một cách bền vững, đồng
thời nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Hoạt động giáo dục và truyền thông giúp ngƣời dân
hiểu vì sao phải lại cần bảo tồn các hệ sinh thái ở vùng lõi, tại sao chỉ có thể khai thác có
5

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam


hạn ở vùng đệm và làm thế nào có thể sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên với
mục đích thƣơng mại ở những vùng khác.
Làm việc với cộng đồng cũng đặt ra những thách thức đặc biệt, các thành viên cộng
đồng phải chấp nhận mạo hiểm khi thực hiện các hoạt động mới, vì vậy chỉ triển khai
những hoạt động có khả năng thành công cao. Điều quan trọng là ngƣời làm GDMT phải
luôn học hỏi kinh nghiệm từ cộng đồng, tìm kiếm những phƣơng pháp truyền thống đã
thành công của địa phƣơng phù hợp với các giá trị văn hoá và bền vững hơn với nguồn
lực tự có trong cộng đồng.
2.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu:
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của Cù Lao Chàm:
Quần đảo Cù Lao Chàm nằm về phía Đông tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Hội An
18 km, ở vị trí 15052‟ – 16000‟ vĩ độ Bắc và 108022‟ – 108044‟ kinh độ Đông. Quần đảo
Cù Lao Chàm bao gồm 8 hòn đảo với các tên gọi nhƣ sau: Hòn Lao, Hòn Lá, Hòn Khô
Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Mồ, Hòn Dài, Hòn Tai, Hòn Ông. Lớn nhất là đảo Hòn Lao và
duy nhất là đảo có con ngƣời sinh sống với diện tích 1.317 ha, các đảo còn lại có tổng
diện tích là 327 ha.
Ở đây có khí hậu nhiệt đới gió mùa và giao động nhiệt độ trung bình trong năm không
lớn, chỉ khoảng 6 - 70C. Giông bão thƣờng xuất hiện vào tháng 9 và tháng 10 trong năm.
Vùng nƣớc quanh quần đảo ít chịu ảnh hƣởng của đất liền với độ muối dao động từ 32 –
34 0/00. Quần đảo có rất ít vùng đƣợc che chắn trƣớc ảnh hƣởng của gió bão.
Cù Lao Chàm có nhiều thắng cảnh đẹp. Trong những năm 1960 Cù Lao Chàm đƣợc
biết đến nhƣ đảo thiên đƣờng. Du khách mất khoảng 30 phút để đi đến Cù Lao Chàm
bằng tàu cao tốc từ Hội An. Trong hành trình một ngày du khách có thể snorkelling hay
lặn ngắm san hô, ăn trƣa với hải sản trên đảo, hay đi bộ theo các tour sinh thái. Du khách
còn có thƣởng thức nhiều điều hấp dẫn nữa nhƣ ăn hải sản tƣơi, xem làm các vật dụng
truyền thống, tắm biển và ngắm cảnh.

6


SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

Hình 1.1 Bản đồ quần đảo Cù Lao Chàm
Ngày nay Cù Lao Chàm còn là một khu bảo tồn biển do nơi đây có sự đa dạng về các
môi trƣờng sinh thái biển quan trọng, đặc biệt là các bãi biển, các rạn san hô, và sự đa
dạng sinh học nổi bật của nơi này. Trên toàn đảo có khoảng hơn 3.000 ngƣời dân sinh
sống. Nhà của ngƣ dân nằm dọc theo bờ biển. Hòn Lao có nhiều cảnh biển và rừng rất
đẹp và một số bãi tắm rất quyến rũ, rất gần thôn Bãi Làng. Các bãi biển này thƣờng đƣợc
ngăn cách nhau bởi những cấu tạo đá rất đẹp. Các triền núi dốc và đƣợc bao phủ bởi rừng
tạo nên cảnh quan hết sức hấp dẫn cho vùng biển Cù Lao Chàm.

7

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

2.2.2 Lịch sử Cù Lao Chàm
Vùng đất xung quanh Cù Lao Chàm mang một lịch sử rất phong phú. Kết quả của các
cuộc khảo cổ học tại các điểm ở Bãi Làng, Bãi Ông và những phát lộ các tụ điểm mai
táng ở Bãi Làng cho thấy cách đây hơn 3.000 năm đã có con ngƣời sinh sống và chế tác
đƣợc các dụng cụ sinh hoạt, lao động khá tinh xảo. Ngƣời Chàm ở Cù Lao Chàm để lại
nhiều di tích, di chỉ độc đáo nhƣ: hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt,
tín ngƣỡng, hệ thống đá xếp ngăn đất thành ruộng bậc thang để trồng trọt và những dấu
vết về sự giao lƣu buôn bán với thuyền buôn các nƣớc Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung
Hoa, Đông Nam Á qua lại vùng này cách nay trên 1.000.

Xóm Đình có trƣớc nhất, cổ nhất. Từ Xóm Đình về phía Bắc là Xóm Ao cùng thời kỳ,
rồi đến Xóm Cấm. Xóm Cấm thực sự là xóm có cách đây khoảng hơn 200 năm. Từ Xóm
Đình về phía Nam là Xóm Giữa, đến Xóm Ngoài rồi mới đến Xóm Mới xuất hiện thật
trọn vẹn từ những năm 60 của thế kỷ 20 do chiến tranh.
2.2.3 Con người Cù Lao Chàm
Xung quanh Cù Lao Chàm là biển, hầu hết cƣ dân ở Cù Lao Chàm sống bằng nghề
đánh bắt, nền kinh tế đảo chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên biển. Các nguồn tài
nguyên rừng cũng đƣợc khai thác, đặc biệt là những cƣ dân nghèo trên đảo. Du lịch ngày
nay đƣợc xem là nguồn thu nhập mới cho cƣ dân trên đảo. Hoạt động du lich ngày một
phát triển làm cho đảo ngày một thay đổi.
Nhờ vào sự di cƣ từ đất liền ra, dân số Cù Lao Chàm đã gia tăng trong vòng 70 năm
lại đây, nhất là trong thời gian chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ ở thế kỷ trƣớc.
Khoảng chừng 2/3 tổng số hộ gia đình hiện tại sinh sống ở Cù Lao Chàm đã nhập cƣ đến
hòn đảo này vào khoảng thời gian từ 1950 – 1975, gần khoảng 1/3 di chuyển đến Cù Lao
Chàm từ trƣớc 1950 và một số ít còn lại thì đến Cù Lao Chàm từ năm 1975 đến 2006 1..
Dân số tăng trƣởng nhanh tkhoảng thời gian từ năm 1989 đến năm 1995, nhƣng ổn định

1

Angus, 2006, Phân tích sinh kế, Ban Quản lý Dự án bảo tồn biển Cù Lao Chàm.

8

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

theo chính sách 2 con của Việt Nam và hiện tại tỷ lệ tăng trƣởng dân sô tại Cù Lao Chàm
thấp hơn 1% năm. 2.

Ngày nay, sinh sống trên Hòn Lao bao gồm hai cộng đồng chính đó là Bãi Làng và
Bãi Hƣơng, và cả hai cụm làng này đều nằm bên bờ tây của đảo để tránh đƣợc sự khắc
nghiệt của thiên nhiên từ khơi xa ập vào bên bờ đông. Cộng đồng dân cƣ Bãi Làng cƣ ngụ
ở phía tây bắc của đảo, và đây là cộng đồng tập trung phần lớn dân cƣ ở xã đảo Cù Lao
Chàm. Cộng đồng Bãi Làng bao gồm 3 thôn, đó là thôn Bãi Làng, thôn Cấm, và thôn Bãi
Ông, với tổng cộng số dân khoảng 2.134 ngƣời, từ 492 hộ gia đình. Cộng đồng Bãi
Hƣơng thì cƣ ngụ về phía tây nam của cuối đảo, và cách Bãi Làng chừng khoảng 4 km,
bao gồm 96 hộ gia đình. Cả 4 thôn của Cù Lao Chàm họp thành xã đảo Tân Hiệp, trực
thuộc thị xã Hội An.
2.2.4 Văn hoá Cù Lao Chàm
Nhân dân trên đảo Cù Lao Chàm sống chủ yếu dựa vào tài nguyên biển vì vậy việc thờ
cúng các đấng thần linh rất phổ biến. Có 17 đền và và một chùa (Hải Tạng) và một số
lăng miếu khác. Lăng Cô Hồn để thờ cúng các cô hồn, lăng Ông Ngƣ là để thờ cúng cá
ông, đề cao vai trò của nghề ngƣ nghiệp đối với cƣ dân trên đảo. Tại Bãi Hƣơng, có thể
ghé thăm Miếu Tổ Nghề Yến, là nơi thờ cúng vị tổ nghề khai thác yến sào ở Cù Lao
Chàm. Ngày nay có chừng 70 ngƣời làm nghề khai thác tổ yến trên đảo Cù Lao Chàm. Tổ
yến đem lại cho tỉnh Quảng Nam nguồn thu nhập đáng kể.
Các hình thức văn hoá và tín ngƣỡng cộng đồng dân cƣ Cù Lao Chàm thì không khác
nhiều so với thƣờng gặp ở trong đất liền. Song Cù Lao Chàm rất phong phú về lịch sử văn
hoá và tín ngƣỡng, đặc biệt tín ngƣỡng và văn hoá làng chài. Có 17 ngôi đình chính, và
một ngôi chùa lớn (Hải Tạng) tại Cù Lao Chàm, cùng thêm vào đó là một số đình chùa
nhỏ. Các đình thƣờng thể hiện một quan hệ gần gũi của ngƣời dân địa phƣơng với biển cả
và môi trƣờng tự nhiên xung quanh.

2

UBND xã Tân hiệp, 2009, Báo cáo kinh tế xã hội.

9


SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

2.2.5 Các nghề truyền thống Cù Lao Chàm
Ngƣời ngƣ dân trên đảo làm các công việc thƣờng ngày: đan lƣới, sơn sửa tàu thuyền,
chế biến thực phẩm, và đánh bắt truyền thống gần bờ. Trong đất liền, phần lớn các làng
chài đã có nhiều thay đổi, sự phân hoá ngành nghề theo hƣớng đô thị hoặc công nghiệp,
đã dần dần làm cho tính đặc trƣng của các ngành nghề truyền thống này thay đổi. Trong
khi đó đối với Cù Lao Chàm, các làng chài vẫn còn nhƣ nguyên vẹn tính đặc trƣng của
nó. Đa số các ngành nghề truyền thống đƣợc ngƣời dân Cù Lao Chàm thao tác hàng ngày
đã và đang mang lại nhiều giá trị cộng đồng quý giá, nhất là đối với du lịch sinh thái. Một
số sản phẩm nhƣ cá khô, nƣớc mắm cũng nhƣ việc đƣợc thƣởng thức những sản phẩm
tƣơi từ biển, đƣợc tận mắt chứng kiến việc đánh cá gần bờ, đan, vá lƣới ... đã và đang để
lại cho du khách nhiều kỷ niệm đẹp về Cù Lao Chàm.
2.3 Tổng quan về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và những hoạt động bảo tồn
đƣợc tổ chức tại KBTB CLC
2.3.1 Tổng quan về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm là sản phẩm ra đời từ Dự án Khu bảo tồn biển Cù Lao
Chàm, một kết quả đƣợc ký kết giữa hai nhà nƣớc Việt Nam và Vƣơng Quốc Đan Mạch
về hỗ trợ xây dựng một khu bảo tồn biển tại Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Mục
tiêu của dự án là xây dựng một khu bảo tồn biển tại Cù Lao Chàm với mục đích lâu dài là
bảo tồn nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và lịch sử của Quần đảo Cù Lao Chàm
Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của Cù Lao Chàm cho
việc phát triển kinh tế xã hội ở đây3. Tháng 12/2005, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã
chính thức đƣợc thành lập theo Quyết định số 88/2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng
Nam
2.3.2 Hoạt động bảo tồn tại KBTB CLC
Với số dân khoảng 3000 ngƣời, thu nhập của ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc vào việc

khai thác nguồn lợi thủy sản với 71,2% số hộ dân. Nghề khai thác thủy sản của ngƣời dân

3

Chu Mạnh Trinh et al, 2007. Báo cáo tổng thể Dự án Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm 2003 – 2006.

10

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

còn khá khiêm tốn với tổng số phƣơng tiện là 321 ghe/ thuyền có công suất hoạt động
trung bình 10,2 CV và khoảng 7 thúng chai không lắp máy. Ngƣ trƣờng hoạt động của
ngƣ dân chủ yếu là ven bờ.
2.3.2.1 Hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho ngƣời dân
Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm tiến hành hoạt động phân vùng bảo vệ
các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển từ năm 2006, trong quá trình thực hịên công tác
quản lý phân vùng, đời sống của ngƣời dân bị ảnh hƣởng đặc biệt là hộ làm nghề thợ lặn,
lƣới kình, vây mực… Nhằm giúp ngƣời dân giảm thiểu những tác động tiêu cực do việc
phân vùng gây nên. Từ tháng 10/2006, Ban Quản lý Khu BTB Cù Lao Chàm đã tiếp nhận
và thực hịên Hợp phần sinh kế bền vững bên trong và xung quanh các khu bảo tồn biển
(LMPA) với mục đích chính là hỗ trợ sinh kế bền vững cho cộng đồng tại các khu bảo tồn
biển, qua đó giảm áp lực khai thác để bảo vệ sự đa dạng sinh học tại khu bảo tồn biển
thông qua những chƣơng trình sau:
Đào tạo nghiệp vụ du lịch cho thanh niên:
Nhằm giúp con em các đối tƣợng thuộc diện ƣu tiên của Khu bảo tồn biển, Ban quản
lý đã phối hợp với Hợp phần LMPA Hà Nội và trƣờng trung cấp Du lịch Hoa Sữa tổ chức
lựa chọn và đƣa 16 thanh niên đi học nghiệp vụ. Các học viên này đƣợc đào tạo nghề làm

bánh (03 học viên), nấu ăn Á (8 học viên), nấu ăn Âu (2 học viên) và phục vụ bàn (3 học
viên). Khi các học viên đợt 1 tốt nghiệp, ban quản lý phối hợp nhà trƣờng và chính quyền
Thành phố Hội An tổ chức hội thảo giới thiệu các em với các doanh nghiệp du lịch tại địa
phƣơng.
Hỗ trợ thiết lập hệ thống y tế tại Bãi Hƣơng:
Chƣơng trình này có sự phối hợp của Ban quản lý/ Hợp phần LMPA – Chính quyền
địa phƣơng – Trung tân y tế dự phòng TP Hội An. Trong đó, hợp phần LMPA sẽ hỗ trợ
đào tạo 1 thanhniên tại thôn Bãi Hƣơng học trung cấp Y tế tại Đà Nẵng trong 1 năm và
tháng 7/2009 học viên này đã tốt nghiệp. LMPA còn hỗ trợ xây dựng một trạm xá tại Bãi
Hƣơng, phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho cộng đồng trong thôn. Bên cạnh đó, Ban
quản lý đã làm việc với các bên liên quan để chia sẻ trách nhiệm đối với hệ thống y tế tại
11

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

thôn Bãi Hƣơng. Theo đó, UBND xã Tân Hiệp có trách nhiệm bố trí diện tích để xây
dựng trạm xá, tạo điều kiện làm việc lâu dài tại Bãi Hƣơng cho học viên. Trung tâm y tế
dự phòng TP Hội An phân bổ các thiết bị, dụng cụ khám sức khỏe, cơ số thuốc ban đầu.
Phát triển nghề chăn nuôi:
Trong quá trình tìm hƣớng chuyển đổi, cải thiện ngành nghề cho cộng đồng địa
phƣơng, chăn nuôi đƣợc đánh giá là một trong những nghề có tiềm năng, có thể giải quyết
đƣợc nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ, hiện đang là nguồn lao động rất dồi dào trên
đảo. Nguyên nhân dẫn đến cộng đồng ở đây chƣa thể phát huy hiệu quả kinh tế từ chăn
nuôi là do không nắm đƣợc kỹ thuật, vốn đầu tƣ hạn chế, không có điều kiện xử lý chất
thải chăn nuôi.
Chƣơng trình đào tạo thủ công mỹ nghệ:
Tuyển chọn 2 học viên là con em các hộ ngƣ dân tại Bãi Hƣơng để học nghề in lụa tại

Tam Kỳ. Xây dựng 2 kiot bán hàng lƣu niệm ( các sản phẩm do học viên sản xuất) để hỗ
trợ 4 gia đình buôn bán.
Sau 3 tháng đào tạo, đến nay các học viên đã nắm bắt đƣợc các kỹ thuật cơ bản về
nghề may túi xách du lịch, tự thực hiện đƣợc các công đoạn trong qui trình và đã tạo đƣợc
một số sản phẩm với thiết kế đơn giản. Tuy nhiên, các sản phẩm này vẫn chƣa đạt về
thông số kỹ thuật để có thể bán ra thị trƣờng.
Chƣơng trình homestay:
Năm 2010, BQL đã hỗ trợ cho các hộ dân có đủ các điều kiện về lƣu trú để phát triển
các hoạt động trong Chƣơng trình lƣu trú (Homestay). Theo đó, BQL đã hỗ trợ các trang
bị cơ sở vật chất cho các hộ thực hiện mô hình Homstay, đã có 09 hộ đƣợc hỗ trợ cơ sở
vật chất: thiết bị nhà vệ sinh, nệm, bàn ghế,…vv. Ngoài ra, các hộ dân còn đƣợc đào tạo
về kỹ thuật nấu ăn, buồng phòng và tham quan mô hình Homestay tại làng Phƣớc Tích –
tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.3.2.2 Hoạt động tuần tra kiểm soát khu bảo tồn biển:
Hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm là một trong những nhiệm vụ thƣờng
xuyên và quan trọng của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Đây là hoạt động
12

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

mang tính chuyên môn, đảm bảo các phân vùng bảo tồn biển đƣợc bảo vệ góp phần hoàn
thành các nhiệm vụ khác nhƣ bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, môi
trƣờng biển...
Kết quả đã giảm tối đa tình trạng đánh bắt thủy sản trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt,
hạn chế rõ rệt nghề giã cào, tạo đƣợc vùng ngƣ trƣờng thuận lợi cho ngƣời dân đánh bắt
thủy sản xa bờ.
2.3.2.3 Công tác quản lý du lịch

Các hoạt động đã triển khai trong năm 2010 là: đào tạo 16 thuyền trƣởng, cải hoán 6
phƣơng tiện ngƣ dân thành tàu du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng,
Hội thảo giới thiệu các sản phẩm DLCĐ, Tập huấn sản phẩm du lịch cộng đồng cho
ngƣời dân địa phƣơng, tập huấn công tác cứu hộ cho nhóm vận chuyển, tập huấn kiến
thức BTB, DL cho nhóm hƣớng dẫn viên địa phƣơng, làm tờ rơi, áp phích, panel giới
thiệu về các sản phẩm du lịch cộng đồng. Kết quả các hoạt động trong năm 2010 nhƣ sau
2.3.2.4 Hoạt động giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Những loại hình GDBT dành cho ngƣời dân sống tại Cù Lao Chàm:
 Tập huấn cho ngƣời dân về các quy định bảo tồn biển:
Hoạt động giáo dục bảo tồn đầu tiên là phổ biến cho ngƣời dân bản đồ các phân khu
chức năng tại KBTB CLC để ngƣời dân nắm rõ những khu vực nào đƣợc bảo vệ, khu vực
nào đƣợc phép khai thác và khu vực đƣợc phép phát triển du lịch. Việc phân vùng có ảnh
hƣởng rất lớn đến đời sống kinh tế của ngƣời dân đảo vì Cù Lao Chàm là một xã đảo
nghèo với số dân khoảng 3000 ngƣời, thu nhập của ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc vào việc
khai thác nguồn lợi thủy sản với 71,2% số hộ dân làm nghề khai thác thuỷ sản và phần
lớn các hoạt động của ngƣời dân phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển. Vì vậy cần phải
giáo dục, tập huấn cho ngƣời dân biết rõ đâu là vùng biển đƣợc phép khai thác.
Theo quy chế quản lý khu bảo tồn ( xem ở phụ lục 2) diện tích toàn khu bảo tồn là
235 km2 trong đó:
- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt hay là lõi (core protected zone): 1,26 km2
- Vùng phục hồi sinh thái (rehabilitation zone): 2,25 km2
13

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

- Vùng khai thác hợp lý (reasonable fishing zone): 94,58 km2
- Vùng phát triển du lịch (tourism zone): 1,39 km2


1
0

1
3
5

1
4
9

4
2

1
12
6

5
5

4
3

3

2
9


1

3

6

3

8
1
8

2
1
7
1
2

3

1
6

Hình 2.1 Bản đồ quy hoạch các cùng chức năng của khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Ngoài hoạt động tập huấn cho ngƣời dân hiểu rõ về các phân vùng chức năng, các cán
bộ BQL KBTB còn tập huấn cho ngƣời dân biết những đối tƣợng mục tiêu đang đƣợc
bảo vệ tại KBTB CLC. Dựa vào điểm số đánh giá mức độ quan trọng của tài nguyên đối
với hệ sinh thái, cộng đồng ngƣ dân cũng nhƣ tình trạng hiện tại của nguồn tài nguyên các
chuyên gia đã lựa chọn sáu nguồn tài nguyên quan trọng nhất làm đối tƣợng mục tiêu
đƣợc bảo vệ bao gồm: Cua đá, rạn san hô và triển rạn, ốc vú nàng, tôm hùm, nền đáy biển

và thảm cỏ biển. Sau khi phổ biến về phân vùng và các đối tƣợng mục tiêu thì BQL cần
tập huấn cho ngƣời dân về luật và quy chế bảo tồn biển. Mục đích của công tác này là
14

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

giúp ngƣời dân nắm rõ những hoạt động bị cấm tại khu bảo tồn biển cũng nhƣ số lƣợng,
chủng loại và thời gian đƣợc khai thác các loài hải sản.
Bên cạnh những hoạt động tuyên truyền cho ngƣời dân về quy chế bảo tồn, các cán bộ
BQL cũng tổ chức những buổi thảo luận lấy ý kiến của ngƣời dân ở đây để đƣa ra những
hƣơng ƣớc bảo tồn biển. Cù Lao Chàm là một xã đảo còn nghèo với trình độ dân trí của
ngƣời dân còn thấp và hiểu biết về luật bảo vệ tài nguyên biển còn khá hạn chế, vì vậy
trong bƣớc đầu thực hiện quy chế bảo tồn biển (một hoạt động ảnh hƣởng rất lớn đến đời
sống của ngƣời dân) cần lấy ý kiến của ngƣời dân về các vấn đề bảo tồn biển và dần dần
đƣa những quy định từ phía ban bảo tồn để có sự đồng thuận của ngƣời dân .
 Tổ chức sự kiện:
Trong quá trình hoạt động, BQL KBT tổ chức những hoạt động vui chơi, văn nghệ kết
hợp tìm hiểu về bảo tồn và đa dạng sinh học và phân loại rác tại nguồn. Nhân những dịp
lễ kỉ niệm thành lập khu bảo tồn, hoặc những ngày đặc biệt trong năm nhƣ ngày Đa dạng
sinh học 22/5, Ngày môi trƣờng thế giới 5/6… BQL KBTB có tổ chức những hoạt động
vui chơi giải trí kết hợp lồng ghép những kiến thức về bảo tồn và giáo dục môi trƣờng cho
cộng đồng địa phƣơng.
Cù Lao Chàm nói riêng cũng nhƣ thành phố Hội An nói riêng là địa phƣơng thực hiện
thí điểm mô hình thành phố không sử dụng túi nilon nhằm mục tiêu xây dựng một hình
ảnh thành phố du lịch thân thiện với môi trƣờng để thu hút du khách quốc tế vốn rất coi
trọng môi trƣờng của những nơi họ đi du lịch và góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho bạn
bè thế giới về một đất nƣớc yêu môi trƣờng. Việc thực hiện mô hình này mới chỉ dừng lại

ở việc tuyên truyền phổ biến cho ngƣời dân về việc hạn chế sử dụng túi nilon trong sinh
hoạt và thay thế bằng những bao bì thân thiện với môi trƣờng hơn. Những hình thức tuyên
truyền đƣợc sử dụng ở đây là panel, áp phích, tờ rơi tuyên truyền, tổ chức những buổi tập
huấn tuyên truyền về tác hại của túi nilon đối với môi trƣờng và nêu những vật dụng có
thể thay thế túi nilon trong sinh hoạt hằng ngày.
Tổ chức các hội thi diễn văn nghệ, đố vui có thƣởng với chủ đề về biển và yêu môi
trƣờng với những tiết mục đặc biệt về biển hoặc các phần thi thời trang với các chất liệu
15

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

từ phế thải giúp nâng cao nhận thức của ngƣời dân về môi trƣờng và tạo thêm tình yêu
thiên nhiên, yêu biển cho cộng đồng.
Tổ chức những cuộc thi nấu ăn dành cho những phụ nữ trong xã kết hợp với các hoạt
động tuyên truyền phân loại rác tại nguồn từ rác nấu ăn để hƣớng dẫn ngƣời dân phân loại
rác đúng cách.
 Truyền thông:
Công tác truyền thông qua các kênh thông tin đại chúng nhằm giáo dục nâng cao nhận
thức của ngƣời dân về bảo tồn đƣợc sử dụng tại Cù Lao Chàm còn khá sơ sài. Thông qua
hệ thống loa phóng thanh của xã, BQL KBTB CLC đã phát một số chƣơng trình với thời
lƣợng 1 tháng 1 lần nhằm tuyên truyền, thông tin cho ngƣời dân trên đảo biết về hoạt
động của ban quản lý và các cung cấp kiến thức cho ngƣời dân về bảo tồn bảo vệ môi
trƣờng. Bên cạnh đó còn có những panel thể hiện những thông tin về các đối tƣợng mục
tiêu đang đƣợc bảo tồn nhƣ cua đá, ốc vú nàng… để cộng đồng hiểu đƣợc tầm quan trọng
của các đối tƣợng mục tiêu và những mô hình các đối tƣợng mục tiêu đƣợc trƣng bày
trong phòng triển lãm.



Công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn biển cho các

em học sinh tại KBTB Cù Lao Chàm
Trong nhiều nhóm đối tƣợng khác nhau trên đảo phải kể đến vai trò của các em học
sinh. Học sinh là nguồn nhân lực tƣơng lai của địa phƣơng, họ sẽ có trách nhiệm quản lý
và khai thác tài nguyên tại đảo, vì vậy việc tuyên truyền giáo dục bảo tồn cho nhóm này
đƣợc coi là quan trọng và phải tiến hành thƣờng xuyên.
Đƣợc sự hỗ trợ của Hợp phần Sinh kế bền vững bên trong và xung quanh các khu bảo
tồn biển, từ năm 2006 đến nay, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm kết hợp với
Câu lạc bộ bảo tồn biển, Đoàn thanh niên, đã tổ chức nhiều cuộc thi với các nội dung về
bảo tồn tài nguyên biển, bảo vệ đa dạng sinh học cho các em học sinh trên địa bàn xã đảo
Cù Lao Chàm. Với nhiều hình thức phong phú và đa dạng nhƣ: tìm hiểu kiến thức, đố vui
để học, đoán ô chữ, ý tƣởng sáng tạo về công tác bảo tồn biển, viết bài tìm hiểu về san hô,
vẽ tranh về biển... Thông qua các cuộc thi này, Ban tổ chức đã cung cấp cho các em
16

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tại KBTB CLC Hội An - Quảng Nam

những hiểu biết cơ bản về lợi ích của việc bảo vệ môi trƣờng và đa dạng sinh học tại vùng
biển mà các em đang sống, từ đó kêu gọi cộng đồng có những hành động thiết thực để
bảo vệ vùng biển quê hƣơng ngày càng xanh sạch đẹp.
Bên cạnh đó, BQL KBTB CLC còn tổ chức những hoạt động tham quan xem san hô
bằng tàu đáy kính cho học sinh 2 trƣờng tiểu học Tân Hiệp và trƣờng Trung học cơ sỏ
Quang Trung trên xã đảo. Hoạt động này nhằm cho các em thấy đƣợc vẻ đẹp của biển và
thông qua đó giáo dục các em biết đƣợc tầm quan trọng của san hô đối với hệ sinh thái
biển và nhờ đó tạo cho các em tình yêu biển và hiểu biết về tầm quan trọng của san hô

cũng nhƣ cách thức bảo vệ rạn san hô.
Nhân dịp nghỉ hè và hƣởng ứng ngày môi trƣờng thế giới, các hoạt động đƣợc tổ chức
rất thiết thực nhƣ cho học sinh tham gia các hoạt động cắm trại và văn nghệ lồng ghép các
trò chơi đố vui, tái chế rác, làm túi sinh thái bằng vải và giấy để thay thế túi nilon. Hoạt
động đƣợc các em tham gia rất nhiệt tình.
2.3.2.5 Tỉ lệ đầu tư kinh tế của hoạt động giáo dục bảo tồn so với các hoạt
động khác:
Theo số liệu thống kê đƣợc từ hoạt động của BQL KBTB CLC tỉ lệ đầu tƣ tài chính
vào các hoạt động bảo tồn trong năm 2010 đƣợc thể hiện qua biểu đồ hình 4.3
Biểu đồ tỉ lệ đầu tư tài chính cho GDBT so với các hoạt
động BTB khác

9%
18%

chuyển đổi sinh kế
tuần tra
giáo dục bảo tồn
73%

Hình 2.2 Biểu đồ tỉ lệ đầu tƣ tài chính cho GDBT so với các hoạt động BTB khác.
17

SVTH: Nguyễn Phúc Thuỳ Dƣơng


×