Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường phục vụ phát triển bền vững tại Công ty than Quang Hanh - TKV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG




NGUYỄN ĐỨC CHỨC




NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƢỜNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TẠI CÔNG TY THAN QUANG HANH - TKV






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG






Hà Nội, năm 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG






NGUYỄN ĐỨC CHỨC



NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƢỜNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TẠI CÔNG TY THAN QUANG HANH - TKV



Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN YÊM




Hà Nội, năm 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả

công tác quản lý Môi trường phục vụ phát triển bền vững tại Công ty than Quang
Hanh-TKV” do tác giả Nguyễn Đức Chức thực hiện từ tháng 03/2014 – 12/2014
dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Trần Yêm.
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình, sự chỉ bảo
sát sao của PGS.TS Trần Yêm, PGS.TS Hoàng Văn Thắng để hoàn thành mục tiêu
và nhiệm vụ đề ra. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Yêm đã
hƣớng dẫn rất nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của Công ty
than Quang Hanh, tập thể lớp cao học môi trƣờng K8 tại Quảng Ninh đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để đề tài đƣợc triển khai và hoàn thành đúng thời hạn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ quý báu của các
thầy cô, các anh chị đồng nghiệp trong Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trƣờng, trƣờng Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Xin cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ quý báu về tài liệu của Sở Tài nguyên &
Môi trƣờng Quảng Ninh, UBND TP Cẩm Phả, Công ty than Quang Hanh, Tập đoàn
Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam.
Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp tích cực của quý thầy cô và các
bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!







ii
LỜI CAM ĐOAN
Cam đoan công trình nghiên cứu là của riêng cá nhân tác giả; các số liệu là
trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác chƣa đƣợc công bố; các kết

quả nghiên cứu của tác giả chƣa từng đƣợc công bố.
Quảng Ninh, Ngày tháng năm 2014
Tác giả


Nguyễn Đức Chức
iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG .vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết 1
2. Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3. Phạm vi và Đối tƣợng nghiên cứu 4
4. Kết quả và Ý nghĩa 4
5. Cấu trúc luận văn 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Khái niệm quản lý môi trƣờng 6
1.1.2 Tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trƣờng 6
1.2 Tổng quan khai thác than và vấn đề môi trƣờng liên quan trên thế giới 9
1.3 Tổng quan khai thác than và vấn đề môi trƣờng tại Việt Nam 13
1.4 Tổng quan khai thác than và vấn đề môi trƣờng liên quan tại Quảng
Ninh 14

CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Địa điểm nghiên cứu 18
2.2 Thời gian nghiên cứu 18
2.3 Nội dung nghiên cứu 18
2.4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 19
2.4.1 Phƣơng pháp luận 19
2.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 20
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
iv
3.1 Đánh giá hiện trạng môi trƣờng mỏ than Ngã Hai 24
3.1.1. Giới thiệu về mỏ than Ngã Hai 24
3.1.2 Đánh giá hiện trạng môi trƣờng không khí 30
3.1.3 Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc 35
3.1.4 Đánh giá hiện trạng môi trƣờng đất 38
3.1.5 Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học 39
3.1.6 Đánh giá rủi ro, sự cố môi trƣờng 40
3.2 Đánh giá hiện trạng quản lý môi trƣờng của Công ty than Quang Hanh
42
3.2.1 Đánh giá sự tuân thủ quy định của pháp luật về môi trƣờng 42
3.2.2 Đánh giá mô hình quản lý môi trƣờng hiện tại 44
3.2.3 Đánh giá các hoạt động bảo vệ môi trƣờng 45
3.3 Dự báo môi trƣờng của mỏ than Ngã Hai đến năm 2020 48
3.3.1 Dự báo về quy mô sản xuất than đến năm 2020 48
3.3.2 Vấn đề môi trƣờng vùng mỏ than Ngã Hai đến năm 2020 50
3.4 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trƣờng
phục vụ phát triển bền vững của Công ty than Quang Hanh 51
3.4.1 Đề xuất mô hình quản lý môi trƣờng cho Công ty than Quang Hanh 51
3.4.2 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trƣờng 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

1. Kết luận 85
2. Kiến nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88


v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BOD
Biochemical Oxygen Demand
BT
Bãi thải
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
BVMT
Bảo vệ môi trƣờng
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
CTNH
Chất thải nguy hại
CTPHMT
Cải tạo, phục hồi môi trƣờng
CTR
Chất thải rắn
COD
Chemical Oxygen Demand
ĐTM
Đánh giá Tác động Môi trƣờng
ĐVT
Đơn vị tính
EIA

Energy Information Administration
HĐQT
Hội đồng quản trị
HTKT
Hệ thống khai thác
JCOAL
Japan Coal Energy Center
KCM
Kushiro Mining Company
KTCN
Kỹ thuật công nghệ
MBCL
Mặt bằng cửa lò
MTV
Một thành viên
pH
Nồng độ [H
+
]
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QLMT
Quản lý Môi trƣờng
SS
Suspendid Solids
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
TNMT
Tài nguyên Môi trƣờng
TKV
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
UBND
Ủy ban nhân dân
XLNT
Xử lý nƣớc thải

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tọa độ ranh giới mỏ than Ngã Hai 25
Bảng 3.2 Quy mô sản xuất của Công ty than Quang Hanh 26
Bảng 3.3 Kết quả quan trắc, phân tích chất lƣợng không khí khu mỏ Ngã Hai 33
Bảng 3.4 Kết quả Quan trắc, phân tích nƣớc mặt khu mỏ Ngã Hai 37
Bảng 3.5 Tổng khối lƣợng đất đá đổ thải của các mỏ than lộ thiên theo từng khu vực
và giai đoạn 70
Bảng 3.6 Khối lƣợng đất đá khai thác lộ thiên khu mỏ than Ngã Hai 71
Bảng 3.7 Quy mô các bãi thải và phân bổ khối lƣợng đổ thải khu mỏ Ngã Hai 71
Bảng 3.8 Dự kiến kinh phí cho các đề xuất công tác quản lý môi trƣờng 81

vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Dãy núi Madison, Tây Virginia 10
Hình 1.2 Đƣờng phố tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc 11
Hình 1.3 Khai thác than ở Quảng Ninh 15
Hình 3.1 Khu trung tâm mỏ than Ngã Hai 25
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ khai thác lộ thiên lộ vỉa khu mỏ Ngã Hai 27
Hình 3.3 Công tác sàng tuyển than tại mỏ than Ngã Hai 28

Hình 3.4 Tuyến đƣờng vận tải than của mỏ than Ngã Hai 28
Hình 3.5 Sơ đồ các hoạt động khai thác lộ thiên kèm dòng thải 31
Hình 3.6 Sơ đồ các hoạt động khai thác hầm lò kèm dòng thải 32
Hình 3.7 Mô hình tổ chức quản lý môi trƣờng của Công ty than Quang Hanh 44
Hình 3.8 Đập chắn Bãi thải Ngã Hai – Quang Hanh 47
Hình 3.9 Mô hình đề xuất để QLMT của Công ty than Quang Hanh 53
Hình 3.10 Sàng tuyển than bằng phƣơng pháp huyền phù 57
Hình 3.11 Hệ thống xử lý nƣớc thải tại mỏ than Cọc Sáu 59
Hình 3.12 Sơ đồ công nghệ đề xuất để xử lý nƣớc thải tại các cửa lò 67
mỏ than Ngã Hai 67
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Hoạt động khai thác khoáng sản ở nƣớc ta đã và đang gây ra nhiều tác động
xấu đến môi trƣờng. Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn
khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trƣờng; tích tụ hoặc
phát tán chất thải; làm ảnh hƣởng đến sử dụng nƣớc, ô nhiễm nƣớc, tiềm ẩn nguy cơ
về dòng thải axit mỏ Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh
thái đƣợc hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi
trƣờng, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một
cách sâu sắc.
Trong các hoạt động khai thác khoáng sản đó thì khai thác than đang gây ra ô
nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Trong tất cả các yếu tố gây ô nhiễm môi trƣờng
trong khai thác than, yếu tố nào cũng đã tác động, gây ô nhiễm môi trƣờng nặng nề,
nhất là vùng than Quảng Ninh. Theo một bản báo cáo về môi trƣờng của TKV trong
tháng 6 năm 2009 hàm lƣợng bụi tại các khu vực khai thác, chế biến than, khoáng
sản đều vƣợt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 1,2 – 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ).
Các khu vực chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất do bụi là Mạo khê, Đông Triều, Uông Bí,
Cẩm Phả.
Nƣớc thải từ các khu vực khai thác than cũng đang làm xấu đi môi trƣờng

sống, lao động của những ngƣời dân đến tệ hại. Tại vùng than Quảng Ninh, theo
TKV đánh giá, có khoảng 25 – 30 triệu m
3
/năm. Độ pH của nƣớc thải mỏ luôn dao
động từ 3,1 – 6,5. Hàm lƣợng cặn lơ lửng thƣờng vƣợt TCCP từ 1,7 – 2,4 lần, có
nơi lên tới hơn 8 lần. Theo đánh giá của một số đơn vị của TKV, nƣớc thải ở các
mỏ than đang gây nhiều ảnh hƣởng tiêu cực đến sông, suối, vùng ven biển nhƣ gây
bồi lấp, làm mất nguồn thuỷ sinh, suy giảm chất lƣợng nƣớc… [19]
Lƣợng chất thải rắn trong quá trình khai thác than cũng rất lớn. Theo con số
của TKV đƣa ra là khoảng 150 triệu m
3
/năm. Những bãi thải tại Quảng Ninh, nhất
là khu vực gần vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long gây ô nhiễm và là một nguy cơ
tác động, ảnh hƣởng tới khả năng phát triển du lịch tại các vùng này. Tất cả những
2
hộ dân ở phƣờng Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả – cũng là một địa danh về du lịch của
Quảng Ninh vẫn còn chƣa quên sự cố môi trƣờng từ tháng 6/2006 khi bãi Khe Rè
của Công ty cổ phần than Cọc 6 bị sụt lở gây rối loạn sinh hoạt, hƣ hại nhà cửa cho
hơn 100 hộ dân sống tại đây. [19]
Trong các đơn vị của ngành than đang gây ô nhiễm môi trƣờng có Công ty
than Quang Hanh. Từ khi thành lập đến nay (năm 2003) Công ty than Quang Hanh
đã không ngừng tăng sản lƣợng từ 200.000 – 250.000 tấn/năm đến 1 – 2 triệu
tấn/năm và khai thác bằng hai hình thức là lộ thiên và hầm lò. Quy mô khai thác
cũng không ngừng mở rộng và xuống sâu (mức -50), đầu tƣ lắp đặt nhiều hệ thống
nhƣ chống giữ lò chợ bằng cột thủy lực, giá thủy lực di động, băng tải vận chuyển
than liên tục từ mức -110 lên mặt bằng, hệ thống sàng tuyển than công suất 1 triệu
tấn/năm ; số lƣợng công nhân từ 1.800 (năm 2003) đến 3.700 (năm 2014). Tuy
nhiên sự phát triển đó cũng gây ra nhiều hệ lụy về môi trƣờng, theo các báo cáo môi
trƣờng của Công ty và của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Quảng Ninh thì trải qua
hơn 10 năm hoạt động, Công ty than Quang Hanh đã phát sinh một lƣợng chất thải

rất lớn. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trƣờng bao gồm: Đất đá thải hàng năm khoảng
hơn 2 triệu m
3
/năm; nƣớc thải 1,6 triệu m
3
/năm; rác thải sinh hoạt trung bình 1,8
tấn/ngày; chất thải nguy hại 0,5 tấn/tháng đó là chƣa kể đến yếu tố thay đổi địa
hình cảnh quan, các sự cố môi trƣờng.
Để giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trƣờng đó, Công ty than Quang
Hanh đã thực hiện nhiều giải pháp: Xây dựng mô hình quản lý môi trƣờng và các
hoạt động bảo vệ môi trƣờng nhƣ xây dựng trạm xử lý nƣớc thải hầm lò; quy hoạch
bãi đổ thải; cải tạo phục hồi môi trƣờng bãi thải và khu khai thác; kho lƣu giữ
CTNH; thu gom và hợp đồng xử lý rác thải sinh hoạt; tập huấn và đào tạo kiến thức
môi trƣờng cho công nhân Tuy nhiên những giải pháp này vẫn còn nhiều hạn chế:
- Mô hình quản lý môi trƣờng chƣa đồng bộ và thống nhất, cán bộ phụ trách
môi trƣờng thƣờng là kiêm nhiệm hoặc không có dẫn đến tình trạng các thủ tục
pháp lý về môi trƣờng nhƣ luật bảo vệ môi trƣờng, nghị định, thông tƣ chƣa đƣợc
cập nhật và thực hiện.
3
- Khai thác bằng phƣơng pháp thủ công, bán cơ giới, công nghệ lạc hậu và
nhất là chạy theo lợi nhuận, ý thức chấp hành luật pháp chƣa cao nên Công ty ít
quan tâm đến công tác bảo vệ môi trƣờng, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên
khoáng sản, để lại nhiều hậu quả xấu đến môi trƣờng.
- Hệ thống xử lý nƣớc thải tƣơng đối sơ sài (hố lắng), mƣơng thoát nƣớc chƣa
đƣợc đầu tƣ cải tạo nên thƣờng xuyên gây ra úng lụt, tắc nghẽn.
- Lƣợng đất đá thải phát sinh rất lớn, tuy nhiên chƣa có quy hoạch rõ ràng,
việc đổ thải thƣờng bị chồng lấn giữa các đơn vị và quy mô bãi thải chƣa đáp ứng
đƣợc nhu cầu.
- Chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt chƣa đƣợc thu gom và xử lý triệt để,
nhiều khai trƣờng vẫn còn tình trạng xả thải bừa bãi.

- Báo cáo quan trắc môi trƣờng định kỳ chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, nhiều
thông số ô nhiễm chƣa đƣợc xác định do đó khó theo dõi diễn biến và có biện pháp
xử lý phù hợp.
- Một số sự cố môi trƣờng đã xảy ra nhƣ sập hầm lò (2006) làm 3 ngƣời chết,
bề mặt địa hình thay đổi, an toàn lao động chƣa đƣợc chú trọng
Nhận thức đƣợc những vấn đề nêu trên, Tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu
hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường
phục vụ phát triển bền vững tại Công ty than Quang Hanh-TKV” với mong muốn
đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm cải thiện các vấn đề môi trƣờng và định hƣớng phát
triển bền vững cho Công ty.
2. Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục tiêu nghiên cứu
hiện trạng công tác
quản lý môi trƣờng tại Công ty than Quang Hanh, một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý môi trƣờng gắn liền với sự phát triển bền vững của Công
ty. Tác giả chú trọng nghiên cứu hiện trạng môi trƣờng khu mỏ than Ngã Hai, điều
kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu cũng nhƣ công tác quản lý môi
trƣờng của Công ty than Quang Hanh.
4
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên; kinh tế - xã hội; hiện trạng chất
lƣợng môi trƣờng; hiện trạng khai thác, sàng tuyển, tiêu thụ than tại khu mỏ than
thuộc Công ty than Quang Hanh quản lý. Từ các nghiên cứu đó để đánh giá hiện
trạng công tác bảo vệ môi trƣờng khu vực nghiên cứu.
- Định hƣớng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
môi trƣờng phục vụ cho phát triển bền vững của Công ty.
3. Phạm vi và Đối tƣợng nghiên cứu
a) Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Khu mỏ than Ngã Hai của Công ty than Quang Hanh
đang quản lý và khai thác thuộc xã Dƣơng Huy, TP Cẩm Phả.

- Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi
trƣờng từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này để phục vụ
cho mục đích phát triển bền vững của Công ty than Quang Hanh.
b) Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Công tác quản lý môi trƣờng, các yếu tố
môi trƣờng nhƣ không khí, nƣớc, đất, đa dạng sinh học tại khu mỏ than Ngã Hai của
Công ty than Quang Hanh. Trong Công tác quản lý môi trƣờng sẽ có các giải pháp
về mô hình quản lý môi trƣờng, chính sách, quy định, các hoạt động bảo vệ môi
trƣờng và các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng (ví dụ: cải tiến công
nghệ khai thác, sàng tuyển; xây dựng Trạm xử lý nƣớc thải hầm lò; trồng cây trên
bãi thải; xây dựng đập chắn chân bãi thải ).
4. Kết quả và Ý nghĩa
a) Kết quả
- Đánh giá, nghiên cứu đƣợc hiện trạng công tác quản lý môi trƣờng của Công
ty than Quang Hanh thông qua các biện pháp quản lý và giải pháp kỹ thuật từ các
tài liệu của Công ty, một số Cơ quan Sở, Ngành và công trình khoa học đã đƣợc
điều tra, khảo sát của một số tác giả.
5
- Định hƣớng và đƣa ra một số giải pháp để nâng cao công tác quản lý môi
trƣờng của Công ty, đồng thời có những kiến nghị để phát triển bền vững công ty
than Quang Hanh.

- nghĩa khoa học: Phát triển cách tiếp cận liên ngành trong đánh giá tổng
hợp công tác quản lý môi trƣờng với việc sử dụng bền vững tài nguyên than và quy
hoạch bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh.
- Các nội dung nghiên cứu của đề tài là những đóng góp
quan trọng về cả mặt lý luận khoa học và triển khai thực tiễn. Những kết quả của đề
tài có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên,
môi trƣờng khu vực Cẩm Phả, Quảng Ninh.
5. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian, nội dung, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp
nghiên cứu.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu

6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm quản lý môi trường
Quản lý môi trƣờng là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,
kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng sống và phát triển
bền vững kinh tế xã hội quốc gia.
Quản lý môi trƣờng đƣợc thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp,
chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục…Các biện pháp
này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề
đặt ra.
1.1.2 Tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường
Mục tiêu cơ bản của công tác quản lý môi trƣờng là phát triển bền vững, giữ
cho đƣợc sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Nói cách
khác, phát triển kinh tế xã hội tạo ra tiềm lực kinh tế để bảo vệ môi trƣờng, còn bảo
vệ môi trƣờng tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc phát triển
kinh tế xã hội trong tƣơng lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hệ
thống pháp lý, mục tiêu phát triển ƣu tiên của từng quốc gia, mục tiêu quản lý môi
trƣờng có thể thay đổi theo thời gian và có những ƣu tiên riêng đối với mỗi quốc
gia. Một số mục tiêu cụ thể của công tác quản lý môi trƣờng ở Việt Nam hiện nay
là:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trƣờng phát sinh trong
các hoạt động sống của con ngƣời.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trƣờng, ban hành các

chính sách về phát triển kinh tế xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trƣờng, nghiêm
chỉnh chấp hành luật bảo vệ môi trƣờng.
- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng từ Trung ƣơng đến địa
phƣơng, công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ về môi trƣờng.
- Phát triển đất nƣớc theo các nguyên tắc phát triển bền vững đƣợc hội nghị
Rio – 92 thông qua.
7
- Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trƣờng quốc gia, các vùng
lãnh thổ riêng biệt.
Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trƣờng là đảm bảo quyền đƣợc sống
trong môi trƣờng trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nƣớc, góp phần
gìn giữ chung của loài ngƣời trên trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác
quản lý môi trƣờng bao gồm:
1. Hƣớng tới sự phát triển bền vững: Nguyên tắc này quyết định mục đích của
việc quản lý môi trƣờng phải tuân thủ những nguyên tắc của việc xây dựng một xã
hội bền vững. Nguyên tắc này cần đƣợc thể hiện trong quá trình xây dựng và thực
hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, luật pháp và chính sách nhà nƣớc, ngành và địa phƣơng.
2. Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân
cƣ trong việc quản lý môi trƣờng: Môi trƣờng không có ranh giới không gian, do
vậy sự ô nhiễm hay suy thoái thành phần môi trƣờng ở quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ
có ảnh hƣởng trực tiếp tới quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác.
3. Quản lý môi trƣờng xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần đƣợc
thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp: Các biện
pháp và công cụ quản lý môi trƣờng rất đa dạng: luật pháp, chiến lƣợc, quy hoạch,
kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ, Mỗi loại biện pháp và công cụ
trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trƣờng hợp cụ thể.
4. Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trƣờng cần đƣợc ƣu tiên hơn việc phải
xử lý hồi phục môi trƣờng nếu xảy ra ô nhiễm: Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém
hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm. Ngoài ra khi chất ô nhiễm ra môi trƣờng, chúng
có thể xâm nhập vào tất cả các thành phần môi trƣờng và lan truyền theo các chuỗi

thức ăn và không gian xung quanh.
5. Ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền: Đây là nguyên tắc quản lý môi trƣờng do
các nƣớc OECD đƣa ra. Nguyên tắc đƣợc dùng làm cơ sở xây dựng các quy định về
thuế.
8
Để hiện thực hóa và thực hiện hiệu quả công tác quản lý môi trƣờng, Chính
phủ, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách, quy định liên quan đến quản lý môi
trƣờng, cụ thể:
- Luật Bảo vệ Môi trƣờng số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/7/2006; Luật Bảo vệ Môi trƣờng số 55/2014/QH13 ngày
23/62014;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Luật Tài nguyên
nƣớc số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013;
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ quy
định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo
vệ môi trƣờng;
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng;
- Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về phí
bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải;
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về quản
lý chất thải rắn;
- Thông tƣ 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi
trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng;
- Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tƣ số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng Hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày

27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc;
- Thông tƣ số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng : Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực
9
hiện đề án bảo vệ môi trƣờng chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trƣờng đơn
giản;
- Quyết định 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về
Cải tạo, phục hồi môi trƣờng và Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng đối với hoạt
động khai thác khoáng sản;
- Thông tƣ 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng Quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi
trƣờng và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng đối với hoạt động khai thác khoáng
sản
Ngoài ra còn có nhiều nghị định, thông tƣ, quy chuẩn về môi trƣờng liên
quan đến hoạt động quản lý môi trƣờng.
1.2 Tổng quan khai thác than và vấn đề môi trƣờng liên quan trên thế giới
Trữ lƣợng than trên toàn thế giới là trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ lƣợng có
thể khai thác là 3.000 tỷ tấn mà 3/4 là than đá. Than tập trung chủ yếu ở Bắc bán
cầu, trong đó đến 4/5 thuộc về Trung Quốc (tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc),
Hoa Kỳ (chủ yếu ở các bang miền Tây), LB Nga (vùng Ekibát và Xibêri), Ucraina
(vùng Đônbat), CHLB Đức, Ấn Độ, Ôxtrâylia (ở hai bang Quinslan và Niu Xaoên),
Ba Lan
Hàng năm có khoảng hơn 4,030 triệu tấn than đƣợc khai thác, con số này đã
tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lƣợng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á,
trong khi đó châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Các nƣớc khai thác nhiều nhất
không tập trung trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, 5 nƣớc khai thác lớn
nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Lƣợng than khai thác
đƣợc dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn
một nửa sản lƣợng.

Công nghiệp khai thác than xuất hiện tƣơng đối sớm và đƣợc phát triển từ nửa
sau thế kỉ XIX. Sản lƣợng than khai thác đƣợc rất khác nhau giữa các thời kì, giữa
các khu vực và các quốc gia, song nhìn chung, có xu hƣớng tăng lên về số lƣợng
tuyệt đối. Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trung bình là 5,4%/năm, còn cao
10
nhất vào thời kì 1950 - 1980 đạt 7%/năm. Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, mức tăng
giảm xuống chỉ còn 1,5%/năm. Mặc dù việc khai thác và sử dụng than có thể gây
hậu quả xấu đến môi trƣờng (đất, nƣớc, không khí ), song nhu cầu than không vì
thế mà giảm đi. [25]
Bên cạnh những lợi ích mà hoạt động khai thác, tiêu thụ than mang lại, thì việc
tác động đến môi trƣờng đang gây nhức nhối và ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống
của con ngƣời và các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Trƣớc hết hoạt động khai thác than làm thay đổi và phá hủy cảnh quan thiên
nhiên nghiêm trọng. Việc xây dựng hầm mỏ lộ thiên hay trong lòng đất là nguyên
nhân gây ra xói mòn đất đai và cái chết của lớp thực vật trên bề mặt. Ở những nơi
không có cây cối, sự xói mòn sẽ kéo dài từ 50 – 60 năm sau khi khai mỏ.

Hình 1.1 Dãy núi Madison, Tây Virginia
(Nguồn: National Geographic)
Hình ảnh tƣơng phản tại dãy núi Madison, Tây Virginia khi một bên là khu
mỏ Hobet và một bên là phần núi còn sót lại sau khi Hobet xây dựng. Ƣớc tính đã
có hơn 20m
3
khối núi đã bị “thổi bay” vì mỏ than này.
Khai thác than ở các mỏ lộ thiên đặc biệt nguy hiểm cho nguồn nƣớc ở những
khu vực lân cận. Quá trình sử dụng nƣớc để rửa than sẽ gây ô nhiễm nguồn nƣớc
nặng nề. Bụi bẩn và trầm tích trong than chảy ra sông, hồ sẽ hại chết các loài sinh
vật dƣới nƣớc cũng nhƣ đầu độc những ngƣời dân sử dụng nƣớc này từ 5 - 25 năm.
11
Ngoài ra, Acid sulfuric hình thành khi khoáng chất chứa sunphit bị oxy hóa trong

khai thác than là nguyên nhân chính gây ra mƣa axit.
Đối với không khí, các nhà máy sản xuất sử dụng than chính là nỗi khiếp sợ
kinh hoàng. CO
2
thải ra từ những ống khói lớn chính là nguyên nhân làm Trái đất
nóng lên một cách nhanh chóng. Nguy hiểm hơn, sự ô nhiễm này là hung thủ gây ra
bệnh hô hấp cũng nhƣ cái chết cho hàng triệu ngƣời trên thế giới.
Mỗi năm ở Trung Quốc, khoảng 1 triệu ngƣời tử vong vì ô nhiễm không khí
do khói bụi công nghiệp có liên quan tới sử dụng than đá. Tình hình tệ tới mức
trong bức ảnh này, Mặt trời hoàn toàn bị che khuất bởi bụi than thải ra từ nhà máy
điện Shantou số 2 tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

Hình 1.2 Đƣờng phố tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
(Nguồn: National Geographic)
Khung cảnh Sarajevo ngày 19/01/2011. Khí thải từ các phƣơng tiện giao thông
và bụi than đã tạo nên những đám mây ô nhiễm bao phủ bầu trời thành phố.
Không chỉ gây hại tới thiên nhiên mà chính con ngƣời chúng ta cũng trở thành
nạn nhân của việc khai thác than quá mức. Bụi than và các hóa chất độc hại nhiễm
vào nguồn nƣớc, đất canh tác, không khí khiến cuộc sống của những ngƣời dân
xung quanh các mỏ than hết sức nghèo khổ, đói kém.
12
Những ngƣời lao động trong những mỏ than cũng chịu số phận tƣơng tự. Hàng
ngày, họ phải làm việc nhiều giờ đồng hồ trong môi trƣờng độc hại, thiếu ánh sáng,
không khí và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn bất ngờ nhƣ sập hầm mỏ. Tai nạn tại mỏ
than Sukhodolskaya-vostochnaya, Ukraine ngày 29/07/2011 làm ít nhất 18 thợ mỏ
đã thiệt mạng và hơn 20 ngƣời khác mất tích sau một vụ nổ xảy ra tại đây mà
nguyên nhân chính là hàm lƣợng khí metan tích tụ trong hầm quá lớn. [25]
Qua những ví dụ trên ta có thể thấy rằng hoạt động khai thác, vận chuyển,
sàng tuyển và tiêu thụ than đang gây ra những tác động môi trƣờng nghiêm trọng.
Hoạt động khai thác than không những diễn ra tại những nƣớc có trữ lƣợng lớn nhƣ

Trung Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Ốtraylia mà còn ở rất nhiều nƣớc trên thế giới. Tác
động lớn nhất có thể thấy đƣợc là biến đổi địa hình, cảnh quan; ô nhiễm không khí;
ô nhiễm nguồn nƣớc và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao.
Hiện nay trên thế giới đang áp dụng nhiều giải pháp tiên tiến và hiện đại trong
việc quản lý môi trƣờng trong các mỏ than. Tại Đức và một số nƣớc Châu Âu, đang
áp dụng công nghệ đổ thải san cắt tầng và dùng cỏ vectiver để trồng nhằm ổn định
và phủ thảm thực vật bãi thải, cải tạo các bãi thải thành khu nghỉ dƣỡng, du lịch.
Việt Nam đang áp dụng công nghệ này vào bãi thải Chính Bắc – Núi Béo và đã đạt
đƣợc hiệu quả nhất định. Trung Quốc và Nga đang áp dụng công nghệ đầm lầy sinh
học để xử lý nƣớc thải mỏ than. Việt Nam đang áp dụng thử nghiệm công nghệ này
tại khu vực Tràng Khê – Đông Triều. Một số mỏ than ở Hàn Quốc và Bắc Mỹ đang
sử dụng các trạm quan trắc tự động tại nguồn thải nhằm giám sát tải lƣợng bụi và
khí thải. Mỏ than Núi Béo đang đƣợc thử nghiệm xây dựng Trạm quan trắc tự động
nhƣ trên để giám sát. Mô hình tổ chức quản lý môi trƣờng của các mỏ than là
chuyên trách và các dữ liệu, số liệu về môi trƣờng rất phong phú và cụ thể. Các
nƣớc tiên tiến nhƣ Đức, Anh, Nhật, Trung Quốc, Mỹ đã xây dựng cho mình một
cơ chế quản lý rất hoàn thiện và chặt chẽ, vì vậy việc quản lý môi trƣờng mỏ than
đang đƣợc thực hiện rất tốt.
13
1.3 Tổng quan khai thác than và vấn đề môi trƣờng tại Việt Nam
Việt Nam là nƣớc có tiềm năng về than khoáng các loại. Than biến chất thấp
(lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu 1700m
có tài nguyên trữ lƣợng đạt 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m thì dự báo
tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn.
Than biến chất trung bình (bitum) đã đƣợc phát hiện ở Thái Nguyên, vùng
sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lƣợng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80
triệu tấn. Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh,
Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than
Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lƣợng đạt trên 3 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã đƣợc
khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu.

Tổng tài nguyên và trữ lƣợng than của Việt Nam tính đến 01/01/2014 là 48 tỷ
tấn, trong đó than đá là 48,4 tỷ tấn, than bùn 0,3 tỷ tấn; tài nguyên và trữ lƣợng than
huy động vào quy hoạch khai thác là 7,2 tỉ tấn, trong đó than đá là 7,0 tỷ tấn, than
bùn 0,2 tỷ tấn.
Ở Việt Nam, than có nhiều loại, trữ lƣợng lớn, tập trung chủ yếu ở Quảng
Ninh (90% trữ lƣợng than cả nƣớc). Trữ lƣợng than của nƣớc ta ƣớc chừng hơn 6,6
tỷ tấn, trong đó trữ lƣợng có khả năng khai thác là 3,6 tỷ tấn (đứng đầu ở Đông
Nam Á). Sản lƣợng và xuất khẩu than tăng nhanh trong những năm gần đây.
Các đơn vị khai thác, chế biến và tiêu thụ than chủ yếu thuộc tập đoàn TKV.
TKV hiện có khoảng 30 mỏ và các điểm khai thác lộ thiên trong đó có 5 mỏ có
công suất từ 1 triệu tấn đến trên 3 triệu tấn/năm. Có khoảng 20 mỏ khai thác hầm lò
trong đó có 7 mỏ có công suât từ 1 triệu tấn trở lên là: Mạo Khê, Vàng Danh, Nam
Mẫu, Hà lầm, Mông Dƣơng, Khe Chàm, Dƣơng Huy. [2]
Tuy nhiên các hoạt động khai thác than ở nƣớc ta cũng đang gây ra những vấn
đề môi trƣờng nghiêm trọng. Đơn cử nhƣ việc khai thác than, từ năm 2000 đến nay
sản lƣợng ngành than đã không ngừng tăng. Song vấn đề bức xúc nhất đối với các
mỏ khai thác than về góc độ bảo vệ môi trƣờng là đất đá thải. Để sản xuất 1 tấn
than, cần bóc đi từ 8 - 10 m
3
đất phủ, thải từ 1 - 3 m
3
nƣớc thải mỏ. Chỉ tính riêng
14
năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt nam
đã thải vào môi trƣờng tới 182,6 triệu m
3
đất đá, khoảng 70 triệu m
3
nƣớc thải mỏ,
dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động nhƣ Mạo

Khê, Uông Bí, Cẩm Phả
Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn
đến tác động cộng hƣởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trƣờng
không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cƣ ở trong vùng khai thác. Trên các mỏ than
thƣờng có mặt với hàm lƣợng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn Các khoáng vật
sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với
sức khỏe con ngƣời. [23]
Nhƣ vậy ta có thể thấy trữ lƣợng than của nƣớc ta tập trung chủ yếu ở Quảng
Ninh (90%) và có khả năng khai thác nhiều năm nữa. Bên cạnh những lợi ích mà
khai thác than mang lại thì những ảnh hƣởng đến môi trƣờng cũng rất lớn. Do đó
Công tác quản lý môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến than càng phải
đƣợc chú trọng và đầu tƣ thích đáng.
1.4 Tổng quan khai thác than và vấn đề môi trƣờng liên quan tại Quảng Ninh
Quảng Ninh tập trung khoảng 67% trữ lƣợng than toàn quốc, chủ yếu là
antraxít, sản lƣợng than mỡ rất thấp - khoảng 200 ngàn tấn/năm. Quảng Ninh có 7
mỏ than hầm lò sản xuất với công suất trên dƣới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm;
chiếm hơn 45% tổng sản lƣợng khai thác than của TKV. Hệ thống khai thác phổ
biến nhất là cột dài theo phƣơng – chiều dài lò chợ khi khai thác chống cột thủy lực
đơn hoặc giá thủy lực di động là 100 – 150m, sản lƣợng lò chợ là 100 – 150 ngàn
tấn/năm; khi chống gỗ là 60 – 100m, sản lƣợng 50 – 60 ngàn tấn/năm. Ngoài ra hiện
đang sử dụng một số hệ thống khai thác nhƣ: Chia lớp ngang nghiêng, khai thác
dƣới dàn mềm đối với các vỉa dốc trên 50
0
, song những công nghệ này chƣa hoàn
thiện, năng suất thấp. Hiện nay, toàn vùng Quảng Ninh có một lò chợ cơ giới hóa
toàn bộ, bƣớc đầu cho kết quả tốt, sản lƣợng đạt 200 ngàn tấn/năm. [26]
15

Hình 1.3 Khai thác than ở Quảng Ninh
Nguồn: Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam)

Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn than
nguyên khai/năm là: Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo, cung cấp đến
40% sản lƣợng cho TKV. Số lƣợng mỏ than lộ thiên vừa là 15 mỏ bao gồm cả các
công trƣờng khai thác lộ thiên do các công ty sản xuất hầm lò quản lý với công suất
năm từ 100.000 – 700.000 tấn than nguyên khai. Ngoài ra, còn có một số điểm lộ
vỉa và khai thác nhỏ với sản lƣợng khai thác hàng năm dƣới 100.000 tấn than
nguyên khai. Tổng sản lƣợng khai thác lộ thiên trong giai đoạn 1995 – 2004 là
97,52 triệu tấn (chiếm 66,3% sản lƣợng toàn ngành than). Hầu kết các mỏ lộ thiên
khai thông bằng hệ thống hào mở vỉa bám vách vỉa than. Thiết bị đào hào là máy
xúc thủy lực gàu ngƣợc kết hợp với máy xúc EKG. Hầu hết các mỏ lộ thiên đều áp
dụng hệ thống khai thác xuống sâu dọc một hoặc hai bờ công tác, đất đá chủ yếu
đƣợc đổ ra bãi thải ngoài. Trong những năm gần đây đã dựa vào hệ thống khai thác
khấu theo lớp đứng ở hầu hết các mỏ lộ thiên để tăng độ dốc bờ công tác lên 2 – 27
độ. [26]
Với lợi thế về tài nguyên khoáng sản đó, những năm qua việc khai thác nguồn
tài nguyên này đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế chung
16
của tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên khoáng sản với quy mô, sản lƣợng
nhƣ thời gian qua đã có những tác động tiêu cực đến môi trƣờng đất đai, nƣớc,
không khí
Từ thực tế cho thấy hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ than và khai thác
khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng tại địa phƣơng,
đặc biệt là khu vực sản xuất trực tiếp. Một số nguồn nƣớc mặt chịu tác động trực
tiếp từ các hoạt động khai thác than điển hình nhƣ: Hồ Nội Hoàng, suối Lộ Phong,
suối Moong Cọc Sáu, sông Mông Dƣơng. Kết quả quan trắc hiện trạng môi trƣờng
từ năm 2006-2010 cho thấy khu vực suối Lộ Phong chịu ảnh hƣởng từ các hoạt
động khai thác than của các mỏ Hà Tu, Núi Béo phía thƣợng nguồn, là nơi tiếp nhận
nƣớc thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ xung quanh. Các đợt quan trắc gần đây cho
thấy độ pH của nƣớc suối thấp từ 5,1 đến 5,2 nằm ngoài giới hạn cho phép.
Ngoài ô nhiễm về nƣớc, môi trƣờng không khí tại các khu vực có hoạt động

vận tải than có biểu hiện ô nhiễm bụi cao nhƣ khu vực sản xuất vật liệu xây dựng tại
phƣờng Phƣơng Nam (Uông Bí) hàm lƣợng bụi cao gấp 1,56 lần giới hạn cho phép;
khu vực nhà sàng Công ty Than Mạo Khê hàm lƣợng bụi cao gấp 1,70 lần giới hạn
cho phép, khu vực khai thác than Hà Tu, Núi Béo hàm lƣợng bụi đo đƣợc gấp 1,46
lần giới hạn cho phép
Không chỉ môi trƣờng nƣớc, không khí bị những tác động tiêu cực bởi hoạt
động khai thác khoáng sản mà môi trƣờng đất cũng chịu ảnh hƣởng. Đặc biệt, biến
đổi về địa hình và cảnh quan mạnh nhất diễn ra chủ yếu ở những khu vực có khai
thác than lộ thiên. Một số bãi thải có độ cao trên 200m nhƣ: Cọc Sáu, Nam Đèo
Nai, Đông Cao Sơn và có sƣờn dốc tới 35 độ. Nhiều moong khai thác lộ thiên tạo
nên địa hình âm có độ sâu từ -50m đến -150m dƣới mực nƣớc biển trung bình (các
mỏ Cọc Sáu, Hà Tu, Núi Béo ). Bên cạnh đó tình trạng xói mòn, rửa trôi và trƣợt
lở xảy ra phổ biến trên khai trƣờng khai thác than, trên các tuyến đƣờng vận
chuyển, đặc biệt là tại các bãi đổ thải. [27]
Nhƣ vậy có thể thấy vấn đề môi trƣờng trong ngành than tại tỉnh Quảng Ninh
đang gây ra những bức xúc đối với ngƣời dân và thách thức các nhà quản lý môi

×