Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI NHÂN TẠO TÀI NGUYÊN ĐỘNG THỰC VẬT VÀ CON NGƯỜI TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA ĐẦM SEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI NHÂN TẠO
TÀI NGUYÊN ĐỘNG THỰC VẬT VÀ CON NGƯỜI TẠI
CÔNG VIÊN VĂN HÓA ĐẦM SEN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THÀNH GIANG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 07/2011


NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI NHÂN TẠO
TÀI NGUYÊN ĐỘNG THỰC VẬT VÀ CON NGƯỜI TẠI
CÔNG VIÊN VĂN HÓA ĐẦM SEN

Tác giả

NGUYỄN THÀNH GIANG

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
TS. LÊ QUỐC TUẤN


Tháng 07 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:
MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành:
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: NGUYỄN THÀNH GIANG
Mã số SV: 07149034
Khoá học:
2007-2011
Lớp: DH07QM
1. Tên đề tài: Nghiên cứu hệ sinh thái nhân tạo, tài nguyên động thực vật và
con người tại công viên văn hóa Đầm Sen.
2. Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Tổng quan về công viên văn hóa Đầm Sen.
 Đánh giá các nguồn tài nguyên và công tác quản lý tài nguyên của công
viên.
 Đánh giá các tác động của các hoạt động du lịch lên công viên văn hóa
Đầm Sen và đề xuất các biện pháp.

3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2011 kết thúc tháng 07/2011
4. Họ tên GVHD 1: TS. LÊ QUỐC TUẤN
5. Họ tên GVHD 2:
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày …..tháng ……năm 2011
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày 05 tháng 03 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

TS. Lê Quốc Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo này cần một quá trình thu thập tài liệu và kiến thức
lâu dài. Trong quá trình này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên từ thầy
cô và bạn bè.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm
Thành phố Hồ Chí Minh cùng toàn thể thầy cô Khoa Môi trường & Tài nguyên thuộc
trường ĐH Nông Lâm Tp HCM đã dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích
trong bốn năm đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS. Lê Quốc Tuấn đã nhiệt tình chỉ
dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Khoá luận Tốt nghiệp
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công viên văn hoá Đầm Sen, Quận 11,
Tp. Hồ Chí Minh đã cho tôi thực hiện KLTN tại công viên.
Nguyễn Thành Giang

i



TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu hệ sinh thái nhân tạo, tài nguyên động thực vật và con
người tại công viên văn hóa Đầm Sen” được tiến hành tại công viên văn hóa Đầm
Sen, thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.
Công viên văn hóa Đầm Sen trực thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch
PHÚ THỌ. Sau nhiều lần thay đổi hoạt động kinh doanh, hiện nay công viên chỉ
chuyên về kinh doanh lĩnh vực du lịch văn hóa.
Tuy nhiên việc phát triển kinh doanh hoạt động du lịch trong công viên đã gây
ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong công viên, gây suy giảm tài nguyên động thực vật và
chất lượng môi trường trong công viên.
Bài khóa luận gồm những nội dung chính sau:
Tổng quan về cơ sở lý thuyết cho đề tài.
 Tổng quan về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội quận 11 và công viên văn
hóa Đầm Sen.
 Đánh giá tài nguyên hiện có của công viên văn hóa Đầm Sen.
 Đánh giá tác động của hoạt động du lịch và đề xuất các giải pháp.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
TÓM TẮT ......................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ .................................................................................vii
Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ............................................................................................ 1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
1.5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU................................................................ 3
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SINH THÁI HỌC ................................................. 3
2.1.1 Khái niệm hệ sinh thái ..................................................................................... 3
2.1.2 Khái niệm hệ sinh thái nhân tạo....................................................................... 3
2.1.3 Sinh thái môi trường đô thị .............................................................................. 4
2.1.4 Khái niệm cảnh quan đô thị trên quan điểm sinh thái học............................... 5
2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH ............................................................... 6
2.2.1 Khái niệm du lịch ............................................................................................. 6
2.2.2 Đặc trưng của ngành du lịch ............................................................................ 6
2.2.3 Phân loại các loại hình du lịch. ........................................................................ 7
2.2.4 Sức chứa trong du lịch ..................................................................................... 7
2.3 GIỚI THIỆU QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................... 8
2.3.1 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 8
2.3.2 Đặc điểm xã hội ............................................................................................... 9
2.4 TỔNG QUAN VỀ CÔNG VIÊN VĂN HÓA ĐẦM SEN .............................. 10
2.4.1 Những thông tin chung về công viên văn hóa Đầm Sen ............................... 10
2.4.2 Cơ cấu tổ chức tại công viên văn hóa Đầm Sen ............................................ 13
2.4.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh ........................................................................ 14
2.5 CÁC DỊCH VỤ GIẢI TRÍ TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA ĐẦM SEN ........ 14
2.5.1 Thống kê các loại hình giải trí tại Đầm Sen .................................................. 14
iii


2.5.2 Tiềm năng phát triển: ..................................................................................... 16
Chương 3 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 17
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .................................................................. 17

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 17
3.1.2 Phương pháp khảo sát thực địa ...................................................................... 18
3.1.3 Phương pháp liệt kê ....................................................................................... 19
3.1.4 Phương pháp phỏng vấn ................................................................................ 19
3.1.5 Phương pháp tham khảo tài liệu .................................................................... 20
3.1.6 Phương pháp tính sức chứa ............................................................................ 20
3.1.7 Phương pháp thống kê, phân tích và xử lý số liệu ......................................... 21
3.1.8 Phương pháp chuyên gia ................................................................................ 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 22
4.1 NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI NHÂN TẠO ............................................... 22
4.2 ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN HIỆN CÓ .................................. 23
4.2.1 Tài nguyên thực vật........................................................................................ 23
4.2.2 Phân loại cây xanh trong công viên ............................................................... 24
4.2.3 Tài nguyên động vật....................................................................................... 30
4.2.4 Tài nguyên nước mặt của Đầm Sen: .............................................................. 32
4.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LÊN CÔNG
VIÊN VĂN HÓA ĐẦM SEN ......................................................................... 34
4.3.1 Hiện trạng môi trường.................................................................................... 34
4.3.2 Các nguồn gây tác động: ................................................................................ 37
4.3.3 Đối tượng bị tác động, mức độ tác động........................................................ 42
4.3.4 Tính toán khả năng chịu tải của công viên. ................................................... 45
4.3.5 Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu ......................................................... 48
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 52
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 52
5.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 52

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD:

Nhu cầu oxy sinh học

BTNMT:

Bộ tài nguyên môi trường

COD:

Nhu cầu oxy hóa học

CTNH:

Chất thải nguy hại

KPH:

Không phát hiện

KLTN:

Khóa luận tốt nghiệp

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN:


Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND:

Ủy ban nhân dân

VSV:

Vi sinh vật

SS:

Chất rắn lơ lửng

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

VSLD:

Vệ sinh lao động

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng thống kê các loại hình giải trí tại công viên ............................................ 14
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tại công viên văn hóa Đầm Sen: ..................................... 15
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng của công viên văn hóa Đầm Sen qua các thời kì ............... 23
Bảng 4.2: Định mức các loại hình cây xanh của Liên Xô cũ ........................................... 23

Bảng 4.3: Bảng so sánh định mức cây xanh tại công viên văn hóa Đầm Sen. ................. 23
Bảng 4.4: Phân loại cây xanh đô thị theo Barbara Feller – Roth et all (1989) ................. 27
Bảng 4.5: So sánh diện tích cây xanh qua các năm .......................................................... 29
Bảng 4.6: thống kê số lượng động vật .............................................................................. 30
Bảng 4.7: So sánh số lượng động vật tại công viên .......................................................... 31
Bảng 4.8: Chất lượng nước ngầm ..................................................................................... 35
Bảng 4.9: Chất lượng nước mặt ........................................................................................ 35
Bảng 4.10: Chất lượng nước thải đầu ra ........................................................................... 36
Bảng 4.11: Kết quả đo đạc chất lượng không khí môi trường xung quanh ...................... 36
Bảng 4.12: Kết quả đo dạc chất lượng không khí tại nguồn ............................................ 37
Bảng 4.13: Mô tả một số chỉ tiêu của nguồn phát thải (khí thải từ động cơ đốt trong).... 40
Bảng 4.14: Thành phần chính trong khí thải của một số loại động cơ ............................. 40
Bảng 4.15: Danh mục chất thải trong một tháng .............................................................. 42
Bảng 4.16: Ma trận đánh giá tác động của các hoạt động du lịch .................................... 44
Bảng 4.17: So sánh khả năng chịu tải của công viên........................................................ 46
Bảng 4.18: Các hoạt động giải trí ..................................................................................... 47

vi


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Bản đồ quận 11 ................................................................................................. 9
Hình 2.2: Vị trí công viên văn hóa Đầm Sen ................................................................... 11
Hình 2.3: Bản đồ công viên văn hóa Đầm Sen.................................................................
Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức tại công viên văn hóa Đầm Sen ................................................. 13
Hình 2.5: Đánh giá các loại hình giải trí........................................................................... 15
Hình 4.1: Biểu đồ cây bóng mát tại công viên. ................................................................ 25
Hình 4.2: Cây viết ............................................................................................................. 28
Hình 4.3: Sen hồng ........................................................................................................... 33
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh sức chứa hàng năm của công viên ......................................... 47

Hình 4.5: Bể tự hoại 3 ngăn .............................................................................................. 49

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự vận động phát triển không ngừng về kinh tế với nhịp độ sôi động là
sự tăng trưởng không ngừng về dân số tại các thành phố lớn, các hoạt động công
nghiệp diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy nhiều vấn đề nảy sinh: bụi, tiếng ồn, dẫn đến nhiều
bệnh tật cho người dân sống trong thành phố.Vấn đề cấp thiết được đặt ra là việc xây
dựng nhiều khu du lịch, công viên, phủ xanh đường nhằm tạo sự hài hòa cho cuộc
sống trong đô thị. Tạo sự cân bằng cho phát triển và bảo vệ môi trường.
Công viên văn hóa Đầm sen có lịch sử lâu đời, là nơi vui chơi chủ yếu của du
khách trong và ngoài thành phố. Với một không gian thoáng mát có nhiều cây xanh,
hai hồ nước đẹp và rộng, các cảnh quan nhân tạo đã đáp ứng được nhu cầu thư giãn và
hòa mình với thiên nhiên của người dân. Tuy nhiên trong quá trình phát triển do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
tại công viên.
Vì vậy tôi quyết định thực hiện nghiên cứu: “Hệ sinh thái nhân tạo, tài nguyên
động thực vật và con người tại công viên văn hóa Đầm Sen”. Nhằm chỉ ra các tác động
tốt đến con người và môi trường và các thiếu xót cần bổ sung. Nhằm mở rộng xây
dựng phát triển công viên.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài thực hiện với những mục tiêu cụ thể đặt ra như sau:
 Nghiên cứu và đánh giá các nguồn tài nguyên hiện có và công tác quản lý tài
nguyên tại công viên văn hóa Đầm Sen. Các giải pháp cụ thể để bảo vệ và phát triển
các nguồn tài nguyên hiện có.
 Đánh giá hiện trạng môi trường tại công viên do tác động của các hoạt động

du lịch, công tác bảo vệ môi trường.

1


 Xây dựng cơ sở triển khai và đánh giá các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi
trường tại công viên.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các mục tiêu đề ra đề tài thực hiện các nội dung cụ thể như sau:
 Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của sinh thái bao gồm: (hệ sinh thái nhân tạo, sinh
thái cảnh quan...).
 Tổng quan về quận 11 và công viên văn hóa Đầm Sen nơi thực hiện đề tài.
 Nghiên cứu và đánh giá các nguồn tài nguyên hiện có, công tác quản lý tài
nguyên tại công viên. Đề xuất các giải pháp cụ thể để bảo vệ và phát triển.
 Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường tại công viên do tác động của
các hoạt động du lịch. Công tác bảo vệ môi trường.
 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại công viên.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu thực hiện bên trong khuôn viên công viên văn hóa Đầm
Sen với tổng diện tích mặt bằng: 500000 m2. Địa chỉ: Số 03, Hòa Bình, Phường 13,
Quận11.
Đề tài được nghiên cứu và hoàn thành trong khoảng thời gian 3 tháng (từ tháng
3/2011 đến tháng 6/2011).
1.5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
 Đề tài chỉ được thực hiện nghiên cứu tại một phạm vi cụ thể là công viên văn
hóa Đầm Sen.
 Các biện pháp đưa ra trong đề tài chỉ mang giá trị kỉ thuật và môi trường chưa
tính tới chi phí lợi ích kinh tế.

2



Chương 2
TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SINH THÁI HỌC
2.1.1 Khái niệm hệ sinh thái
Hệ sinh thái điển hình là một tập hợp các quần xã sinh vật (có thể là thực vật bậc
thấp, thực vật bậc cao, động vật bậc thấp, bậc cao và vi sinh vật…) có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau, tương tác hỗ trợ nhau. Nhưng giữa chúng còn tồn tại một mức độc lập
tương đối, cùng sống trong một số điều kiện ngoại cảnh nhất định. Mà điều kiện ngoại
cảnh đó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự tồn tại, phát triển của quần xã sinh sống.
Một hệ sinh thái môi trường bao gồm:
 Các tập đoàn quần xã sinh vật "sinh vật sản xuất", "sinh vật tiêu thụ", và "sinh
vật phân hủy".
 Các chất vô cơ (CO2, O2, H2O, CaCO3…),
 Các chất hữu cơ (protein, lipit, gluxit…),
 Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa…)
Các tập đoàn hay quần xã sinh vật liên hệ chặt chẽ với nhau theo hệ thống cung
cấp và tiêu thụ thực phẩm và năng lượng. Ba yếu tố sau là môi trường vật lý mà quần
xã tồn tại.
Hệ sinh thái môi trường có thể trải qua sự chọn lọc tự nhiên mà sinh ra: hệ sinh
thái biển, hồ, sông ngòi, rừng, đồng cỏ, sa mạc.
2.1.2 Khái niệm hệ sinh thái nhân tạo
Hệ sinh thái nhân tạo tức là những hệ sinh thái do con người tạo ra. Chúng cũng
rất đa dạng về kích cỡ, về cấu trúc lớn như các hồ chứa, đồng ruộng, nương rẫy canh
tác, các thành phố, đô thị... và nhỏ như những hệ sinh thái thực nghiệm (một bể cá
cảnh, một hệ sinh thái trong ống nghiệm...). Nhiều hệ có cấu trúc đa dạng chẳng kém
các hệ sinh thái tự nhiên (như thành phố, hồ chứa...), song cũng có những hệ có cấu
3



trúc đơn giản, trong đó, quần xã sinh vật với loài ưu thế được con người lựa chọn cho
mục đích sử dụng của mình, chẳng hạn như đồng ruộng, nương rẫy . . .
Thông thường hệ sinh thái môi trường tự nhiên thì bền vững hơn vì nó tuân theo
quy luật chọn lọc tự nhiên, hợp với tự nhiên. Hệ sinh thái này chỉ bị phá hủy khi điều
kiện tự nhiên biến đổi khắc nghiệt. Còn hệ sinh thái nhân tạo, thường là hệ sinh thái
tuân theo ý muốn con người, phục vụ con người, đôi lúc đi ngược lại quy luật tự nhiên.
Vì vậy hệ sinh thái nhân tạo kém bền vững hơn, thậm chí sự tồn tại của nó đôi lúc làm
cho thiên nhiên nổi giận. Đó là những thảm họa thiên nhiên như bão lụt, hỏa hoạn
ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ tàn phá của nó trên thế giới, sự suy giảm
trầm trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, sự ô nhiễm không khí
nặng nề ở các đô thị, các khu công nghiệp …
2.1.3 Sinh thái môi trường đô thị
Là hệ thống bao gồm nhiều thành phần, đó là các quần thể sinh vật sống, kể cả
con người và hoạt động xã hội của con người, cùng với các yếu tố vật lý, vi sinh như
đất đai, nhà cửa, xí nghiệp, đường xá, cầu cống, mạng lưới điện, nước, các công trình
công cộng tồn tại trong một phạm vi không gian, lãnh thổ đô thị, tương tác với các yếu
tố khác có mặt trong môi trường.
Trong đó con người và hoạt động của họ đóng vai trò quyết định vào sự phát
triển của đô thị. Ở đây con người can thiệp rất mạnh mẽ, rất thô bạo, sâu sắc và thường
đi ngược lại, làm hại môi trường tự nhiên. Bởi sự tập trung quá đông dân cư, bởi quá
trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ con người, bởi quá trình thải ra các chất
độc hại.
Môi trường đô thị bao gồm hệ sinh thái môi trường mà trong đó các quần thể
sinh vật kể cả con người với mật độ cao, tồn tại phát triển cùng với các thành phần vật
lý như đường xá, nhà cửa, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện, các xí nghiệp, giao
thông, du lịch… Cùng với sự tập trung dân cư ngày càng đông.
Như vậy môi trường đô thị có đặc thù riêng đó là: Sự tập trung dân cư đông và
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, giao thông phát triển.


4


2.1.4 Khái niệm cảnh quan đô thị trên quan điểm sinh thái học
2.1.4.1 Khái niệm cảnh quan
Trên quan điểm sinh thái học, cảnh quan là một khu vực không đồng nhất được
cấu thành bởi một cụm của các hệ sinh thái tương tác với nhau, được lặp lại trong
không gian, với các kích thước, hình dáng, và quan hệ không gian khác nhau trong
khắp cảnh quan. Mỗi cảnh quan có các kiểu địa hình, kiểu thảm thực vật, và kiểu kiến
trúc khác nhau. Một cách thức khác về mặt sinh thái là có thể xem xét một cảnh quan
như một thể khảm của các đám sinh cảnh mà qua đó sinh vật di chuyển, cư trú, sinh
sản và cuối cùng chết và trở về với đất.
Phương pháp tốt nhất để xem xét một cảnh quan là quan sát trên thực địa từ một
cách nhìn theo không gian hay khảo sát các không ảnh hay ảnh vệ tinh để đặt một
mảnh đất cụ thể trong một hình ảnh rộng hơn của bối cảnh chung quanh nó và xác
định các mối quan hệ không gian của nó.
2.1.4.1 Phân loại cảnh quan
- Tùy theo lịch sử hình thành cảnh quan phân ra: cảnh quan thiên nhiên và cảnh
quan nhân tạo.
+ Cảnh quan thiên nhiên được tạo dựng trong quá trình hình thành và biến đổi
của tự nhiên. Một số cảnh quan nổi tiếng thế giới như 1. Sông băng Aletsch, (Thụy Sĩ),
Hồ Baikal (Nga), Công viên khủng long (Canada), Quần đảo Galapagos (Ecuador),
Dải đại san hô (Úc), Vịnh Hạ Long (Việt Nam)...
+

Cảnh quan nhân tạo do con người cải tạo thiên nhiên hay tạo dựng mới.

Những cảnh quan thuộc nhóm này như Đền Taj Mahal (Ấn Độ), Khu quần thể Điện
Kremlin (Nga), Quảng Trường Thiên An Môn (Trung Quốc), Tháp Ephen (Pháp).…
- Tùy Địa hình, đặc điểm, cấu trúc, quần thể, kích thước, thời gian… có thể chia

chi tiết hơn cho mỗi loại hình cảnh quan thiên nhiên hay nhân tạo như cảnh quan thuộc
dạng
+ Sông nước
+ Đồi núi, cao nguyên, cảnh quan của quần thể núi lửa phun trào
+ Quần thể hang động
+ Làng mạc vùng đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng
+ Quần thể ruộng bậc thang vùng cao
5


+ Vùng ngoại ô, đô thị…
2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH
2.2.1 Khái niệm du lịch
Khái niệm du lịch nói chung đã được bàn rất nhiều với các quan niệm khác nhau.
Du lịch nói chung đã được định nghĩa với nhiều cách khác nhau trong mối quan hệ với
lãnh thổ đến thăm, thời gian du lịch của khách và với những mục đích khác nhau, bao
gồm cả sự thoả mãn, hài lòng cá nhân hoặc thực hiện công việc làm ăn hay công tác.
Nhưng theo Pháp lệnh Du lịch 2/1999 du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt
động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
2.2.2 Đặc trưng của ngành du lịch
Những đặc trưng cơ bản của ngành du lịch bao gồm:

 Tính đa ngành
Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác phục vụ du lịch (sự hấp dẫn
về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm
theo...). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế
khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước,
nông sản, hàng hoá...).


 Tính đa thành phần
Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần du khách, những người phục vụ du
lịch, các cộng đồng nhân dân trong khu du lịch, các tổ chức chính phủ và phi chính
phủ tham gia vào các hoạt động du lịch.

 Tính đa mục tiêu
Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn
hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của du khách và người tham gia hoạt động dịch
vụ, mở rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành
viên trong xã hội.

 Tính liên vùng
Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong
một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia khác nhau.
6


 Tính mùa vụ
Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong
năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa
(theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí (theo
tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch).

 Tính chi phí
Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là hưởng thụ sản phẩm
du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền.
2.2.3 Phân loại các loại hình du lịch.
Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều cách phân loại du lịch dựa theo những tiêu
chí khác nhau, đặc biệt ở các nước phát triển do nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng
nên các loại hình du lịch cũng rất phong phú bao gồm các loại hình sau:

- Theo mục đích du lịch
- Theo phạm vi lãnh thổ
- Theo vị trí địa lý
- Theo việc sử dụng các phương tiện giao thông
- Theo thời gian của cuộc hành trình
- Theo lứa tuổi
- Theo hình thức tổ chức
2.2.4 Sức chứa trong du lịch
2.2.4.1 Định nghĩa sức chứa:
Phân tích sức chứa là phương pháp được sử dụng nhằm xác định giới hạn phát
triển du lịch, giới hạn cao nhất có thể khai thác sử dụng tài nguyên du lịch ở một điểm
du lịch nào đó. Mathieson và Wall (1982) định nghĩa: “sức chứa” là số lượng người
tối đa có thể tham quan điểm du lịch mà không gây ra sự thay đổi không thể chấp
nhận được về môi trường tự nhiên và sự suy giảm không thể chấp nhận được về những
gì du khách cảm nhận được ở một điểm du lịch”. Innskeep (1991) đã bổ sung “không
gây tác động xấu tới xã hội, kinh tế, văn hoá của điểm du lịch tới mức không thể chấp
nhận được”.

7


2.2.4.2 Các yếu tố của sức chứa du lịch:
 Sức chức du lịch: liên quan đến số lượng khách du lịch và chứa đựng các khía
cạnh : vật lý- sinh học, tâm lý, xã hội và mức độ quản lý.
 Yếu tố vật lý – sinh học: Khía cạnh vật lý là lượng khách thực tế mà địa điểm
đó có thể chứa. Khía cạnh sinh học là ngưỡng hoạt động du lịch mà vượt quá thì sẽ
xẩy ra sự suy thoái môi trường đến mức không thể chấp nhạn được.
 Khía cạnh xã hội: thể hiện sự suy thoái văn hoá -xã hội của dân cư địa
phương sẽ xẩy ra nếu du lịch vượt quá ngưỡng nhất định.
 Khía cạnh tâm lý: nghĩa là , nơi đón khách có thể tiếp nhận một số khách tối

đa và có khả năng cung cấp kinh nghiệm du lịch có chất lượng ở bất kỳ thời điểm nào,
nếu vượt quá giới hạn về số lượng của nhóm khách tham quan, những nhóm người này
có thể ảnh hưởng đến sự hứng thú hay kinh nghiệm du lịch của nhóm người kia.Việc
xác định sức chứa về mặt tâm lý là rất khó khăn và mang tính trừu tượng. Tuỳ vào
đặcđiểm của nơi đến du lịch, mối quan tâm của du khách, khả năng chứa về mặt tâm lý
học thay đổi.
 Khía cạnh quản lý: thể hiện mức độ khách tối đa có thể quản lý thích đáng
trong một khu tham quan. Yừu tố này liên quan đến số nhân viên giám sát các hoạt
động du lịch; các phương tiện đảm bảo thông tin; giờ mở cửa tham quan...
2.3 GIỚI THIỆU QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí: nằm ở Tây Nam thành phố.
 Giáp quận Tân Bình ở phía Bắc và Tây Bắc.
 Phía Đông giáp Quận 5, Quận 10.
 Phía Nam và Tây Nam giáp ranh Quận 6.
Tổng diện tích tự nhiên: 5,14 km2
Dân số năm 2009: 226.620 người, mật độ dân số 44.089 người/km2.

8


Hình 2.1: Bản đồ quận 11
Nguồn:
Quận 11 được phân thành 16 phường: (Phường 1, Phường 2, Phường 3,
Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường
11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15, Phường 16).
Khí hậu, thời tiết: cũng như các quận khác thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Quận
11 năm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Có nhiệt độ cao đều trong năm, có
hai mùa phân biệt rõ rệt là: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4.

 Nhiệt độ trung bình: 270C
 Lượng mưa trung bình: 1.949 mm/năm
 Độ ẩm trung bình:

79,5% bình quân/năm

2.3.2 Đặc điểm xã hội
Kinh tế: Quận 11 tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp giai đoạn 1986-2000 tăng bình quân là 11%, giai đoạn 2001-2004 tăng
bình quân 10,2%; doanh thu thương mại - dịch vụ giai đoạn 1986-2000 tăng bình quân
18%, giai đoạn 2001-2004 tăng bình quân 16%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
9


theo hướng thương mại dịch vụ - sản xuất CN-TTCN. Cơ cấu thành phần kinh tế có
bước chuyển đổi theo chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà
nước. Tính đến nay, có hơn 900 doanh nghiệp dân doanh và hơn 10.000 cơ sở hoạt
động sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận, đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân
sách Nhà nước.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội: phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân
được quan tâm đầu tư, đến nay toàn bộ các hẻm trong quận đã được xi măng hoá;
nhiều tuyến đường lớn được mở rộng, nhiều khu nhà ở, cơ sở vật chất cho giáo dục, y
tế, thể dục thể thao được xây dựng...
Hoạt động văn hoá xã hội: được đẩy mạnh nhằm phát huy truyền thống yêu
nước, cách mạng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chăm lo sự nghiệp phát triển giáo
dục, thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy xã hội
hoá các hoạt động văn hoá - giáo dục - y tế - thể dục thể thao, nâng cao đời sống nhân
dân.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: tiếp tục được giữ vững và
ổn định, hiện nay trên địa bàn quận cơ bản không còn tệ nạn ma túy.

2.4 TỔNG QUAN VỀ CÔNG VIÊN VĂN HÓA ĐẦM SEN
2.4.1 Những thông tin chung về công viên văn hóa Đầm Sen
- Tên doanh nghiệp chủ quản: CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ DU LỊCH
PHÚ THỌ
- Địa chỉ văn phòng: 15, Đường số 2, cư xá Lữ Gia, Phường 15, Quận 11.
- Địa điểm kinh doanh: CÔNG VIÊN VĂN HÓA ĐẦM SEN.
- Địa chỉ: Số 03, Hòa Bình, Phường 13,Quận 11.
- Điện thoại: 0838841193/39634963

Fax: 08.9633073

- Tổng diện tích mặt bằng: 500000 m2.
- Diện tích xây dựng: 363400 m2.
Danh sách thủ tục pháp lý: Công ty TNHH Dịch Vụ Du Lịch Phú Thọ được
thành lập theo giấp phép đầu tư số 4104000184 ký ngày 25 tháng 01 năm 2006 của Sở
Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh- phòng Kinh Doanh cấp.
10


2.4.1.1 Vị trí địa lí:
Công viên văn hóa Đầm Sen có tổng diện tích là 50 ha, thuộc quận 11 nằm trực
thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Khuôn viên công viên cắt ngang 2 tuyến đường giao
thông lớn của thành phố là đường Lạc Long Quân và đường Hòa Bình nên khách du
lịch có thể đến công viên rất thuận tiện. Bên ngoài cho xây dựng bến xe buýt, ngoài ra
công viên kết hợp với các lữ đoàn du lịch cho xe đưa rước tới tận nhà.

Hình 2.2: Vị trí công viên văn hóa Đầm Sen
Nguồn:
2.4.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Cách đây 30 năm. CVVH Đầm Sen còn là một khu ruộng hoang đầm lầy với

những đụn rau muống, rau ngổ, cây cỏ um tùm, đồng thời cũng là nơi chứa các tệ nạn
xã hội. Vào ngày 15/2/1976, việc huy động hàng triệu công nhân lao động XHCN để
thực hiện lệnh kêu gọi của Thành Ủy – UBND Thành Phố “Hãy xây dựng cho TP 3
công viên văn hóa lớn, một tại Bình Tiên, một tại Tân Bình và một tại Đầm Sen”.
Công viên được khởi công như thế, từng bước được cải tạo thành một hồ nước sạch
hơn, với cảnh quan thoáng mát.


1977 – 1983: Đầm Sen do thành phố quản lý. Sau đó, 8/9/1983 Thành Phố giao

cho Quận 11 quản lý (55ha, theo quyết định 325/QĐ-UB).
11




Quyết định 215/QĐ-UB ngày 25/5/1984 giao Đầm Sen về các đơn vị: Ban xây

dựng nhà đất và công trình quận 11, Xí nghiệp quốc doanh nuôi trồng thủy sản và
Công ty ăn uống và dịch vụ tổng hợp quận 11. Do khó khăn chung và thiếu vốn xây
dựng. Đầm Sen chỉ đáp ứng được nhu cầu kinh tế là hồ nuôi cá thịt với một số cây rất
ít, chưa hình thành là một công viên.


1985: Quận 11 ra quyết định 108/QĐ-UB thống nhất giao Đầm Sen cho Công

ty Dịch vụ Văn hóa Tổng hợp quận 11 và có đại diện Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản để
thành lập ban quản lý Đầm Sen.



1989: Công ty du lịch quận 11, tức Công ty Dịch vụ Du lịch Phú Thọ ngày nay

được giao quản lý Đầm Sen, xí nghiệp nuôi trồng thủy sản giải thể do làm ăn thua lỗ.
Từ đó ĐẦM SEN, một đơn vị trực thuộc công ty Du lịch Dịch vụ Phú Thọ Quận
11, từ khi đi vào hoạt động là một khu vui chơi giải trí tới nay, đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, trở thành một công viên rộng lớn và hiện đại bậc nhất hiện nay ở TP
HCM, trở thành một công viên văn hóa và du lịch đi đầu và thành công nhất trong cả
nước. Từ đầu năm 2003, Công Viên Văn Hóa Đầm Sen chính thức là thành viên của
Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn (Saigontourist). Đó là nhờ sự quan tâm tập trung đầu
tư và năng động của ban giám đốc công ty Du lịch Phú Thọ, sự quản lý sáng suốt của
BGĐ và tập thể cán bộ - công nhân viên có tinh thần trách nhiệm.
Đầm Sen với diện tích 50 ha theo quy hoạch, gồm 20% là mặt hồ, 60% là cây
xanh và vườn hoa. Hàng năm, Công viên Văn hóa Đầm Sen luôn được đầu tư những
công trình mới.

12


2.4.2 Cơ cấu tổ chức tại công viên văn hóa Đầm Sen
P. Hành Chính

Tổ hành chính

P. Kế Toán

Tổ Kiểm tra

P. Kinh Doanh

Tổ Tour


Xe Cơ Giới

Tổ Marketing

Vệ sinh Môi trường
Bảo Vệ

Quán Thanh Trúc

Quản lý Động vật

BAN
GIÁM
ĐỐC

Quán Hương Trang
Lưu Niệm
Ăn uống bờ Đông

Quán Dế Mèn

Ăn uống bờ Tây

Quán Đồi Thông

Cà phê Vườn đá

Quán Hương Sen


Công trình

Quán Bắc Âu

Cây xanh
Bếp tập thể
Bán vé
Khu B

Soát vé
Trò chơi

Bờ Đông

Kỹ thuật điện

Tổ Bờ Tây

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức tại công viên văn hóa Đầm Sen

13


2.4.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Công viên văn hóa Đầm Sen là một trong những khu du lịch lớn đặc sắc nhất
nước Việt Nam. Kiến trúc được kết hợp dựa trên sự pha trộn của 2 nền văn hóa Đông
– Tây. Ngoài những khu vui chơi, Đầm Sen còn tổ chức nhiều hoạt động giải trí khác.
2.5 CÁC DỊCH VỤ GIẢI TRÍ TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA ĐẦM SEN
2.5.1 Thống kê các loại hình giải trí tại Đầm Sen
Bảng 2.1: Bảng thống kê các loại hình giải trí tại công viên


Trò chơi

Phong cảnh

Ẩm thực
nhà hàng

Chương

Chương

trình tham

trình hoạt

quan

động

Quảng trường

Tàu xoay cao tốc

Quán

Băng đăng

Sân khấu


Âu Lạc

Đu quay đứng

Thanh

Lâu đài kinh

lase nhạc

Nam tú thượng

Vượt thác

Trúc

dị

uyển

Tàu lượn siêu tốc

Quán Đồi

Khu vực câu

Hồ tây thu nhỏ

Super swing


Thông



Quảng trường

Nhà chiếu phim 3D

Làng ẩm

Làng nghề

La mã

Xe điện đụng cao

thực món

thủ công

Vườn Bonsai

tốc

ngon

Công viên

Cầu Cửu khúc


Xe lửa trên không

Nhà hàng

khủng long

Cụm tượng Ngũ

Trò chơi cảm giác

Hương

Thung lũng

long

mạnh

Trang

động vật

Đảo Thanh trúc

Đấu trường bò tót

Nhà hàng

Non bộ -hồ cá


nước

Thủy Tạ

hải tượng
Nguồn:
Sử dụng phương pháp thống kê và hỏi ý kiến chuyên gia ta có một số đánh giá cơ
bản về tình hình hoạt động kinh doanh của Đầm sen. Đánh giá loại hình giải trí được
yêu thích nhất.

14


phong cảnh
trò chơi

20%
40%

3%

ẩm thực

5%
chương trình hoạt động
32%
chương trình tham
quan

Hình 2.4: Đánh giá các loại hình giải trí

Qua cuộc phỏng vấn đối với các chuyên gia thì khách du lịch đến với Đầm Sen
thường đi theo nhóm, thanh niên trẻ chiếm lượng lớn. Họ chủ yếu đến để chụp hình,
thưởng ngoạn cảnh đẹp và chơi trò chơi. Lượng khách này chủ yếu là người ngoại
thành, khoảng cách giữa các lần đến chơi là khá xa. Ngoài ra một lượng khách lớn
khác thường đi theo gia đình đến Đầm Sen để nghỉ ngơi. Họ thuộc nhóm tuổi trung
niên. Vì vậy đa số khách đến đều mang theo thức ăn, nước uống. Một số ít ăn tại các
nhà hàng, dịch vụ. Cho nên rác sinh hoạt là vấn đề lớn nhất của Đầm Sen.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tại công viên văn hóa Đầm Sen:
Tên

STT

ĐVT

ĐVT/tháng

01

Bán vé cổng cho khách tham quan công viên

Lượt khách

200.000

02

Bán các suất ăn cho khách tham quan

Suất ăn


1500

Nguồn: Báo cáo giám sát chất lượng môi trường Công viên văn hóa Đầm Sen tháng
1/2011
Ngoài 2 nguồn thu chính trên công viên còn có nhiều nguồn thu nhập khác như:
 Thu nhập từ việc bán vé cho khách chơi trò chơi, tham quan các công trình
văn hóa trong công viên

15


×