Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.35 KB, 8 trang )


Hệ sinh thái tự nhiên,
hệ sinh thái nhân tạo


Các hệ sinh thái tự nhiên
Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ
và duy nhất của hành tinh. Nó được cấu
tạo bởi tổ hợp các hệ sinh thái dưới đất,
trên mặt đất và dưới nước. Chúng có
quan hệ và gắn bó với nhau một cách mật
thiết bằng chu trình vật chất và dòng
năng lượng ở phạm vi toàn cầu. Do vậy,
ta có thể tách hệ thống lớn nêu trên thành
những hệ độc lập tương đối, mặc dù trên
một dãy liên tục của tự nhiên, ranh giới
của phần lớn các hệ không thật rõ ràng.
Dưới đây, chúng ta sẽ quan sát một vài
hệ sinh thái điển hình như là những ví dụ.
1. Rừng quốc gia Cúc Phương. Rừng
Cúc Phương là một bộ phận rất nhỏ
của khu sinh học rừng mưa nhiệt đới, ở
độ cao trung bình 300 - 400m so với mực
nước biển trong đai khí hậu nhiệt đới gió
mùa Đông nam châu Á. Những nét nổi
bật của hệ sinh thái rừng quốc gia
Cúc Phương được biểu hiện như sau:
Thành phần sinh giới rất đa dạng, gồm
1944 loài thuộc 908 chi của 229 họ thực
vật; 71 loài và phân loài thú, trên 320
loài và phân loài chim, 33 loài bò sát, 16


loài ếch nhái, hàng ngàn loài chân khớp
và những loài động vật không xương
sống khác, sống ở các sinh cảnh khác
nhau. Trong chúng, nhiều loài còn sót lại
từ kỷ thứ Ba như cây Kim giao
(Podocarpus fleuryi), những loài có ý
nghĩa trong nghiên cứu tiến hóa như
dương xỉ thân gỗ (Cyathea podophylla)
và C. contaminans); nhiều loài động vật
đặc hữu (Endemic) như gấu ngựa
(Selenarctos thibetanus), vượn đen
(Hylobates concolor), vọc quần đùi
trắng (Trachipethecus francoisi
delacouri), cá niếc hang (Silurus
cucphuongensis) .
Thảm rừng gồm nhiều tầng, tầng vượt
tán với cây cao 15 - 30 m hay 40 -
50m, điển hình là chò chỉ
(Parashorea chinensis), gội nếp
(Aglaia gigantea), vù hương
(Ciannamomum balansae), lát hoa
(Chukrasia tabularis), mun (Diospyros
mun) v.v. Những hiện tượng sinh thái tiêu
biểu của rừng mưa nhiệt đới thể hiện rất
rõ ở đây như sự đa dạng của cây leo thân
gỗ (20 loài), nhiều cây sống phụ sinh, khí
sinh (các loài cây thuộc họ Lan
(Orchidaceae), nhiều cây “bóp cổ” thuộc
chi Đa (Ficus), chi Chân chim
(Schefflera) . . . , nhiều cây ký sinh

thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae),
nhiều cây có rễ bạnh lớn như sấu cổ thụ
(Dracontomelum duperreanum)... Do cây
sống chen chúc, đan xen nhau nên có
nhiều loài động vật sống trên tán cây
(khỉ, voọc, sóc bay, cầy bay)...Thân cây,
hốc cây còn là nơi sinh sống của các loài
côn trùng, ếch nhái, bò sát... Thảm rừng
lá mục chứa đựng nhiều đại diện của
động vật không xương sống, nấm mốc
v.v. .
Rừng Cúc Phương đang tồn tại ở trạng
thái cân bằng ổn định, do đó, cấu trúc về
thành phần loài, sự phân hóa trong không
gian, cũng như cấu trúc về các mối quan
hệ sinh học và những hoạt động chức
năng rất đa dạng và phức tạp. .
2. Hồ tự nhiên là một ví dụ điển hình cho
các hệ sinh thái ở nước: tất nhiên cũng
như các hệ sinh thái trên cạn, hồ nhận
nguồn vật chất từ bên ngoài do sự bào
mòn từ mặt đất sau các trận mưa... và
năng lượng từ bức xạ Mặt Trời.
Khí dioxyt cacbon (CO2), muối
khoáng và nước là nguyên liệu thiết
yếu cho các loài thực vật ở nước hấp thụ
để tạo nên nguồn thức ăn sơ cấp là tinh
bột thông qua quá trình quang hợp.
Những loài động vật thủy sinh, chủ yếu
là giáp xác thấp (Cladocera,

×