Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI 7 đường lối Chính sách của đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.71 KB, 5 trang )

BÀI 7: ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO
1. ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ DÂN TỘC
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đảng và nhà nước việt nam về dân tộc
1.1.1. Cơ sở lý luận
* Thứ nhất: Dựa trên các quan điểm của CNMac lê nin về khái niệm và các đặc trưng cơ bản của
dân tộc.
- Khái niệm dân tộc theo nghĩa hẹp:
Dân tộc chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ với 3 đặc trưng chính: Cộng đồng về ngôn ngữ
(tộc người), chung nền văn hóa và có ý thức tự giác tộc người.
- Khái niệm dân tộc theo nghĩa rộng:
Dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định được hình thành và phát triển trong điêù kiện lích sử nhất định
với đặc trưng cơ bản là chung lãnh thổ, chung phương thức sinh hoạt kinh tế, chung ngôn ngữ giao tiếp và
chung nền văn hóa biểu hiện tâm lý dân tộc.
- Đặc trưng về dân tộc
- Là một cộng đồng về ngôn ngữ.
- Có những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa.
- Có ý thức tự giác tộc người.
* Thứ 2: Dựa trên hai xu hướng khách quan trong phong trào dân tộc và quan hệ dân tộc.
+ Xu hướng phân lập: Do sự trưởng thành của ý thức dân tộc nên cộng đồng dân cư tách ra thành lập
cộng đồng dân tộc độc lập.
+ Xu hướng liên hiệp giữa các dân tộc.
* Thứ 3: dựa trên cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác lê nin
- Những căn cứ đề ra cương lĩnh dân tộc:
+ Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc
+ MQH của vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
+ Kinh nghiệm của việc giải quyết vấn đề dân tộc ở nước Nga.
- Nội dung của cương lĩnh dân tộc:
Một là: Các dân tộc hoàn toàn có quyền bình đẳng: các dân tộc đều có quyền lợi và nghĩa vu
ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Trong một quốc gia có nhiều dân tộc phải thực hiện bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội … mối quan hệ giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát


triển kinh tế – văn hóa.
+ Trên phạm vi quộc tế bình đẳng dân tộc đòi hỏi chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống sự áp
bức bóc lột của các nước tư bản phát triển với các nước chậm phát triển.
Hai là: các dân tộc được quyền tự quyết
+ là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh dân tộc mình.
+ Khi giải quyết quyền tự quyết dân tộc cần đứng trên lập trường của giai cấp công nhân
Ba là: liên hiệp công nhân giữa các dân tộc
+ GC công nhân ở các dân tộc khác nhau đều thống nhất, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù chung vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
Đây là nội dung quan trọng nhất vì: phản ánh bản chất quốc tế của giai cấp công nhân; phản ánh sự
thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; đảm bảo cho phong trào giải phóng dân
tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi; đây là cơ sở đúng đắn để giải quyết vấn đề dân tộc và giải phóng các
dân tộc bị áp bức.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
* Đặc điểm tộc người và quan hệ dân tộc việt nam
- Thứ nhất: các dân tộc VN cư trú xen kẽ nhau có sự chệnh lệch khá lớn về nhiều mặt.
- Thứ hai: các dân tộc VN có truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái gắn bó lâu đời trong quá trình
đấu tranh dựng nước và giữ nước
- Thứ ba: các dân tộc có bản sắc văn hóa riêng tạo nên sự thống nhất đa dạng của văn hóa VN.


- Thứ tư: từ thực tiễn đang đặt ra hiện nay thực chất là mối quan hệ giữa các tộc người trong một quốc
gia đa dân tộc.
1.2. Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay
1.2.1. Quan điểm về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam
- Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài đồng thời là vấn đề cấp
bách của cách mạng Việt Nam
- Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển vì
mục tiêu dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh.
- Phát triển toàn diện về chính trị kinh tế văn hóa, xã hội quốc phòng an ninh trên địa bàn vùng dân tộc,

gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc.
- Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và vùng dân tộc và miền núi: giao thông,
cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, khai thác thế mạnh tiềm năng của từng vùng, bảo vệ bền vững môi trường
sinh thái.
- Phát huy nội lực tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, tăng cường sự quan tâm hỗ trợ
của trung ương và các địa phương trong cả nước.
- Cần quan tâm phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, giữ
gìn phát huy giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.
- Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu và hoạt động chia rẽ dân tộc, lợi dụng vấn đề dân tộc của các
thế lực thù địch, giữ gìn chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, biên
giới hải đảo.
- Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn bộ hệ thống
chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp các ngành trong cả nước.
1.2.2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay
Về mục tiêu: CS dân tộc của Đảng và NN nhằm khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của các dân tộc và của đất
nước đểphục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch,miền
núi và miền xuôi, xóa đói giảm nghèo, thực hiện sự nghiệp dân giàu,nm,xhcb,dc,vm.
Về nguyên tắc: Có 3 nguyên tắc cơ bản: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau.
Về nội dung: phản ánh các yêu cầu nhiệm vụ trên các lĩnh vực chính trị,kte, vhoa, Xh và an ninh QP.
1.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả HTCT, các cấp các ngành và toàn xã hội về vấn đề dân tộc
và chính sách dân tộc trong tình hình mới
2. Thực hiện tốt các chính sách
3. Huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư, phát triển giúp đỡ vùng dân tộc thiểu số và miền núi: xóa đói
4.Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cho
từng vùng,từng dân tộc.
5. Kiện toàn và chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức cơ quan
6. Đổi mới nội dung và phương pháp công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc,quán triệt phương
châm: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì,tế nhị, vững chắc.
2. Đường lối chính sách của Đảng nhà nước Việt Nam vể tôn giáo

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách tôn giáo
2.1.1 Cơ sở lý luận:
Về bản chất của tôn giáo: Là hình thái ý thức xã hội, phản ánh hoang đường xuyên tạc thực tế khách
quan. Tôn giáo là sự tự ý thức đã bị tha hóa của con người.
Về nguồn gốc của tôn giáo:
Nguồn kinh tế – xã hội
Nguồn gốc nhận thức
Nguồn gốc tâm lý, tình cảm
Về tính chất tôn giáo
- Tính lịch sử: Hình thành phát triển, biến đổi và phản ánh những điều kiện xã hội nhất định
- Tính quần chúng: thu hút đông đảo quần chúng tin và theo.
- Tính chính trị:
+ Giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo phục vụ mục đích thống trị của chúng


+ Quần chúng nhân dân tìm đến tôn giáo với khát vọng giải phóng.
* Việc đề ra chính sách tôn giáo xuất phát từ phương pháp giải quyết tôn giáo của chủ nghĩa Mác – Lê
Nin
- Về thái độ của những người cộng sản đối với tôn giáo
+ Thừa nhận sự tồn tại khách quan của tôn giáo trong những điều kiện lịch sử cụ thể và không….
+ Về những bài học lịch sử trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo
Một là: Khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng
xã hội mới.
Hai là: Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo.
Ba là:Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
Bốn là:Cần phân biệt 2 mặt nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Thế giới:
Việt Nam:
2.2. Quan điểm chính sách của đảng và nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo tín ngưỡng

Một là: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tâm linh của 1 bộ phận nhân dân,đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong
quá trình XD CNXH ở nc ta.
Hai là: Đàng và NN thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Ba là: ND cốt lõi của Ctac tôn giáo là công tác vận động quần chúng.
Bốn là: Ctac tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Năm là: Vấn đề theoddaoj và truyền đạo.
Các chính sách cu thể:
- Chính sách đối với các tín đồ tôn giáo, các chức sắc tôn giáo, các tổ chức tôn giáo, các cơ sở hoạt động kinh
tế, xh, từ thiện của tôn giáo và quan hệ đối ngoại của tôn giáo.
2.3 Phương hướng và nhiệm vu (254-255)
Liên hệ địa phương
Đặc điểm, địa lí, Phường Minh Phương.
Địa lý: Tọa độ:210 19’47’’B; 1050 21’49’’Đ; Diện tích 3,27km2, Dân số 7.198 người,mật độ 1806ng/km2.
Minh phương là 1 phường thuộc thành phố Việt trì,phía đông giáp P.Nông trang,Phía tây giáp Phường Thụy
Vân, Phía nam giáp P. Minh Nông, phía bắc giáp Phường Vân Phú và P. Vân Cơ.
Điều kiện tự nhiên Phường Minh Phương có tổng diện tích đất tự nhiên là 420,48 ha trong đó ; - Đất nông
nghiệp : 322,5 ha - Đất hai lúa : 283,3 ha -Đất trồng cây lâu năm :12,1 ha - Đất nuôi trồng thuỷ sản : 26,24ha
2- Đặc điểm kinh tế - xã hội Tổng dân số trong Phường là 4.201 nhân khẩu trong đó nam là :2.060 nữ là :
2.141,tín đồ tôn giáo là :410. Tổng số người trong độ tuổi lao động là :1.729.
Ưu điểm:
Sản xuất nông nghiệp đảm bảo kế hoạch, các chương trình, dự án phát triển kinh tế được quan tâm triển
khai thực hiện kịp thời. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm triển khai tích cực, ngăn chặn kịp
thời dịch bệnh phát sinh. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ. Hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền có sự đổi
mới. Các vấn đề xã hội bức xúc được giải quyết, các chính sách xã hội được đảm bảo.
-Nâng cao trình độ dân trí và nhận thức về pháp luật cho người dân.
- Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên; chương trình, tiêm chủng mở rộng, điều trị bệnh xã hội
triển khai kịp thời. Công tác y tế dự phòng và kiểm soát dịch bệnh được triển khai tích cực.
- Tình hình chính trị ổn định, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; cải cách
hành chính, chống tham nhũng, lãng phí được quan tâm thực hiện.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, được đẩy mạnh.

Công tác quốc phòng, an ninh tiếp tục được coi trọng.
Kịp thời và kiên quyết bốc gỡ những tụ điểm sinh hoạt truyền bá tà đạo trái phép. Tạo điều kiện cho tín
đồ chức sắc đăng ký hoạt động đúng theo pháp luật Nhà nước.


Tăng cường công tác tuyên truyền những chính sách của nhà nước về vấn đề tôn giáo để nhân dân
không tin và theo các tổ chức đạo phản động trái phép.
Nguyên nhân của những kết quả được:
- Tăng cường đoàn kết, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc như quan điểm của Hồ
chí Minh “Tính ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
- Coi trọng việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào lấy công tác vận động quần chúng
làm trọng tâm.
Hạn chế :
Hoạt động thông tin tuyên truyền chưa thực hiện thường xuyên, tuy có sự đổi mới nhưng chưa rõ nét;
chưa có kế hoạch để củng cố nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền.
Tình hình an ninh chính trị vẫn còn tiềm ẩn, khó lường, các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong
nước ngoài không từ bỏ âm mưu chống phá.
Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chưa thường xuyên, liên tục.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân chưa thường
xuyên.
Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chưa đổi mới phương thức hoạt động nên hiệu quả chưa cao,
còn nhiều hạn chế đặc biệt là đội ngũ làm công tác tôn giáo còn yếu và thiếu.
Nguyên nhân của những hạn chế:
Là Phường giáp danh với xã Thụy Vân nơi có rất nhiều đồng bào công giáo sinh sống nên Phường MP
là địa bàn nhạy cảm về tình hình an ninh chính trị nên vừa tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, vừa phải
lo các đấu tranh với các âm mưu thủ đoạn chống phá của bọn phản động mà chủ yếu là lợi dụng vấn đề tôn
giáo, tổ chức tuyên truyền trái PL
Trình độ dân trí, tập quán và sinh hoạt của nhân dân còn thấp. Việc thực hiện nghị quyết, chủ trương
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo có lúc, có nơi thực hiện chưa tốt, chưa thực sự đi vào đời sống

xã hội
Hiệu lực quản lý nhà nước của một số ban ngành của Phường còn yếu, làm việc còn mang tính sự vụ,
chưa gần dân. Tâm lý tự ti, thụ động, ỷ lại, dựa dẫm.
Một số cán bộ, đảng viên tinh thần trách nhiệm chưa cao, năng lực lý luận và thực tiễn chưa ngang tầm
với nhiệm vụ được giao. Thiếu chủ động sáng tạo.
Các giải pháp
Thực hiện nhất quán quan điểm, chính sách của Đảng về công tác tôn giáo, tăng cường hơn nữa việc
xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân nhằm phát huy sức
mạnh của toàn dân tộc trong việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục
tiêu : dân giàu, nước mạnh, Xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
-Một số giải pháp về công tác tôn giáo trong thời gian tới :
Thống nhất đồng bộ về quan điểm nhận thức tôn giáo trong hệ thống chính trị.
Thứ nhất : Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, đang và sẽ cùng tồn tại lâu dài trong suốt
thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Là vấn đề có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa tôn giáo và dân tộc, giữa
đồng bào có đạo với đồng bào không theo đạo và mang nhiều yếu tố nhạy cảm về chính trị
Thứ hai : Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
Thứ ba : Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta, “Tôn giáo đồng
hành cùng CNXH”. Trong tín ngưỡng tôn giáo, có thể nhận thấy là họ không thể làm cho con người hoàn thiện
ngay được, nhưng họ có khả năng to lớn trong việc ngăn không cho con người trở nên quá xấu.
Thứ tư : Cần khắc phục nhận thức cũ kỹ, lạc hậu trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên và công tác tôn giáo
nhất là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, tạo tâm lý nặng nề, để lại ấn tượng thiếu tin tưởng vào chủ trương, chính sách
và pháp luật của Nhà nước về tự do tín ngưỡng nhất là trong chính sách đối với tín đồ các tôn giáo.
Công tác tổ chức tuyên truyền sâu rộng và chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật giáo Nhà nước về tôn
giáo
Đối với hệ thống chính trị : Cần nâng cao nhận thức về vấn đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, nhằm giúp
cho cán bộ, Đảng viên trong hệ thống chính trị hiểu rõ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về chính
sách tôn giáo.


Phân biệt được các loại hình, đặc điểm và thái độ chính trị của các tôn giáo để vừa tôn trọng quyền tự do tín

ngưỡng tôn giáo, đồng thời đề cao những giá trị đạo đức tôn giáo mang tính nhân văn phục vụ cho công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mặt khác... máy tổ chức và cán bộ làm công tác tôn giáo .
Tập trung củng cố và kiện toàn lại bộ máy, nhân sự làm công tác tôn giáo ở các cấp, chính là cấp xã, huyện và
cán bộ làm công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị
Xác định rõ nhiệm vụ, chức năng của từng cấp, ngành trong Đảng và Nhà nước, đoàn thể mặt trận Trên cơ sở...
trong công tác phong trào và trong công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước ở cơ sở
* Đối với Nhân dân : Thông qua các trưởng khu dân cư và cán bộ tôn giáo làm trung tâm để tuyên truyền, phổ
biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo trong Nhân dân làm cho... hợp với các tổ
chức chính trị Xã hội, không được thường xuyên nên hiệu quả phối hợp không cao Vì vậy, cần phải có kế
hoạch xúc tiến các cuộc toạ đàm chuyên đề để xây dựng chương trình phối hợp, từng bước đi vào nề nếp và
hoạt động có hiệu quả thiết thực
Đối với chức sắc, tín đồ: Đặc biệt giải thích, cảm hoá sự nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa giáo hội với
Xã hội, giữa chức sắc, tín đồ với trách nhiệm về bổn phận công dân trước pháp luật, sự bình đẳng được hiểu là,
pháp luật
Trong công cuộc đổi mới đất nước, công tác tôn giáo cũng từng bước được đổi mới, và thựchiện chính sách
nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là ‘ tôn trọng bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín
ngưỡng tôn giáo, thực hiện đoàn kết lương giáo và cán bộ tôn giáo làm trung tâm để tuyên truyền, phổ biến các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bước đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả thiết thực.
Kết luận
Tôn giáo là một hiện tượng Xã hội, văn hoá, nhân đạo của các tôn giáo Đây là vấn đề Xã hội rất phức tạp, quản
lý không tốt sẽ dẫn đến kẻ địch lợi dụng và số cực đoan kích động, lôi kéo gây ảnh hưởng xấu về chính trị Do
vậy cần thống nhất sự quản lý theo đúng các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế ở địa
phương
- Xây dựng kế hoạch... giải quyết vấn đề tôn giáo không chỉ thuần tuý là vấn đề tinh thần mà còn phải nhìn
nhận và đánh giá như một lực lượng Xã hội rộng lớn Lịch sử Đảng chứng minh, tôn giáo luôn bị các thế lực
thống trị, phản động sử dụng nhằm thiết lập, duy trì và thực hiện quyền thống trị, bóc lột của chúng đối với
Nhân dân lao động đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Tuy nhiên, trên thực tế một số chính sách tôn giáo của Đảng chậm được thể chế hoá, mặt khác kẻ địch và các
phần tử chống đối luôn theo đuổi những âm mưu, thủ đoạn lôi kéo, lợi dụng của các tôn giáo để chống phá

cách mạng Việt Nam, gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn Xã hội trên địa bàn.
+ Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động nhập tu, tạm tu : cần thực hiện theo pháp luật hiện hành Hiện nay ở
hầu hất các tôn giáo đều có trường hợp nhập tu, tạm tu hoặc lôi kéo người vào tu trái phép nhưng... trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, giúp họ nắm, hiểu và vận dụng vào thực tế địa phương để giải
quyết về vấn đề tôn giáo đúng chính sách và pháp luật



×