Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BÀI 2 đường lối CS của đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.15 KB, 9 trang )

BÀI 2: MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH
VỰC KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế:
-Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng
thời gian nhất định (thường là một năm). Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu
hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập của nến kinh tế biểu hiện dưới
dạng giá trị được phản ánh qua các chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP)
hoặc tổng thu nhập quốc gia (GNI). Tăng trưởng kinh tế được đo bẳng 2 chỉ
tiêu: Một là chỉ tiêu quy mô tăng trưởng. Chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng thu
nhập của nền kinh tế nhiều hay ít. Hai là chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng. Chỉ tiêu
này phản ánh sự gia tăng cao hay thấp, nhanh hay chậm.
Như vậy bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của
nền kinh tế, chưa phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế.
2. Khái niệm mô hình tăng trưởng kinh tế:
-Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự
tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng.
Mục đích của các mô hình này là mô tả phương thức vận động của nền kinh tế
thông qua mối liên hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng trong quá trình phát
triển sau khi đã tước bỏ đi sự phức tạp không cần thiết.
3. Tính cấp thiết phải đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở VN giai

đoạn 2011-2020.
Mục tiêu của mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2020.
Mục tiêu chung: Đáp ứng yêu cầu khắc phục các khuyết tật của mô hình
tăng trưởng cũ, giúp cho nền kinh tế không bị rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”;
đảm bảo cho nền kinh tế tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu hội nhập
thành công vào nền kinh tế thế giới.
Các trụ cột chính của mô hình tăng trưởng mới: Công nghệ - kỹ thuật và lao
động có chuyên môn kỹ thuật cao.
Mục tiêu cụ thể: Nâng tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp TFP
lên 31- 35% vào năm 2020.


Các nguyên tắc đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của VN
- Thứ nhất: Chuyển dần tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang tăng
trưởng kinh tế theo chiều sâu.
- Thứ hai: Phải coi trong HĐH, lấy HĐH làm nền tảng để đạt được tăng
trưởng kinh tế cao, ổn định và dài hạn.
- Thứ Ba: Phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và phát
triển tất cả các vùng.
- Thứ tư: Phải hài hòa vai trò của NN và thị trường trong phân bổ các nguồn
lực tăng trưởng


- Thứ năm: Phải gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng Phường
hội và bảo vệ môi trường.
- Thứ sau: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng một cách toàn diện đồng bộ có
hệ thống.
Tính cấp thiết thiết phải thay đổi mô hình kinh tế ở VN đó là:
Thứ nhất: Xuất phát từ hạn chế, yếu kém của mô hình tăng trưởng kinh
tê theo chiều rộng ở VN giai đoạn 1991 – 2016.
* Hạn chế:
- Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào gia tăng các yếu tố đàu vào truyền
thống
- Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành NN, CN
- Tăng trưởng kinh tế lấy doanh nghiệp nhà nước làm động lực trọng tâm
trong khi lĩnh vực này hoạt động kém hiệu quả.
- Cơ cấu đầu tư bất hợp lý, hiệu quả đầu tư thấp nhất là đầu tư công
- Thể chế điều hành nền kinh tế nhiều bất cập.
* Hệ quả của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng ở Việt Nam
- Nền kinh tế kém hiệu quả hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào
- Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém
- Mất cân đối vi mô trầm trọng

- Tăng trưởng kinh tế chưa đi cùng với giải quyết tốt các vấn đề Phường hội
và môi trường
- Xuất phát từ xu hướng đổi mới mô hình tăng trưởng sau khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008 – 2009 đã bộc lộ những
khuyết điểm của mô hình tăng trưởng, đòi hỏi mỗi quốc gia phải chuyển đổi, tái
cấu trúc lại nền kinh tế.
- Xuất phát từ yêu cầu chủ động thích ứng trong hội nhập quốc tế.
- Hàng hóa VN phải chịu sức ép cạnh tranh lớn thị trường trong và ngoài
nước
- Khả năng thích ứng với hội nhập quốc tế của doanh nghiệp chưa cao.
- Nhằm đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Thứ hai: Xuất phát từ xu hướng đổi mới mô hình tăng trưởng sau
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Hiện nay kinh tế thế giới đang có xu hướng được phục hồi sau khủng
hoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn và rủi ro do cuộc khủng
hoảng nợ công Châu Âu và thách thức phát triển ngày càng gay gắt. Yêu cầu cấp
bách với mỗi quốc gia là chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cấu trúc lại kinh tế nhằm
vượt qua những thách thức.
Thứ ba: Xuất phát từ yêu cầu chủ động, thích ứng trong hội nhập kinh
tế quốc tế


Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp của VN chịu sự cạnh
tranh của các doanh nghiệp và hàng hóa nước ngoài. Với việc hội nhập kinh tế sâu
rộng, các doanh nghiệp VN vừa chịu sự cạnh tranh cả thị trường trong nước và
nước ngoài.
Trong khi đó tư duy, năng lực chủ động, sáng tạo thích ứng của các doanh
nghiệp VN trong hội nhập quốc tế chưa cao thiếu tầm nhìn và thiếu chiến lược
cạnh tranh.

Ngoài ra để đạt được mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại thì không có con đường nào khác là chuyển mô hình
tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.
Giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của VN: (SGK trang 48)
Tình hình và giải pháp phát triển các ngành,lĩnh vực kinh tế ở VN
Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế VN đến 2020:
* Định hướng phát triển ngành Nông nghiệp:
- Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.
- Phấn đấu đến 2020 tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất tăng từ 70% 2016 đến
95%, gieo trồng, chăm bón từ 25 -70%, khâu thu hoạch từ 30 – 70%.
* Định hướng phát triển ngành công nghiệp: Phát triển mạnh công nghiệp
theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh,
* Định hướng phát triển ngành dịch vụ: Phát triển mạnh các ngành dịch
vụ nhất là các ngành có giá trị cao, tiềm năng lớn có sức cạnh tranh.
Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển ngành/ lĩnh vực kinh tế
ở VN trong thời gian tới
- Xây dựng tốt chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế là điều kiện tiên
quyết để phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế hiệu quả và bền vững.
- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy phát triển các
ngành, lĩnh vực kinh tế
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo phát triển
bền vững các ngành, lĩnh vực kinh tế.
- Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách vĩ mô thúc đẩy phát triển bền
vững ngành, lĩnh vực kinh tế.
- Đẩy mạnh phát triển thị trường, đảm bảo chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
trong phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế.
IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1. Giới thiệu khái quát về địa phương
Liên hệ địa phương


Đặc điểm, địa lí, Phường Minh Phương.


Địa lý: Tọa độ:210 19’47’’B; 1050 21’49’’Đ; Diện tích 3,27km2, Dân số 7.198
người,mật độ 1806ng/km2.
Minh phương là 1 phường thuộc thành phố Việt trì,phía đông giáp P.Nông
trang,Phía tây giáp Phường Thụy Vân, Phía nam giáp P. Minh Nông, phía bắc
giáp Phường Vân Phú và P. Vân Cơ.
Điều kiện tự nhiên Phường Minh Phương có tổng diện tích đất tự nhiên là 420,48
ha trong đó ; - Đất nông nghiệp : 322,5 ha - Đất hai lúa : 283,3 ha -Đất trồng cây
lâu năm :12,1 ha - Đất nuôi trồng thuỷ sản : 26,24ha 2- Đặc điểm kinh tế - Phường
hội Tổng dân số trong Phường là 4.201 nhân khẩu trong đó nam là :2.060 nữ là :
2.141,tín đồ tôn giáo là :410. Tổng số người trong độ tuổi lao động là :1.729.
- Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế của địa phương
+ Thuận lợi
Một thuận lợi cơ bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nước ta
đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và đang ngày càng hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Điều này khiến chúng ta có thể mở rộng
quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư, có khả năng tiếp cận với các tiến bộ khoa
học và công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới.
Thành tựu mới trong phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới, làm thay đổi cách thức
sản xuất xã hội và làm hiện thực hóa sức mạnh của chất xám trong các sản phẩm
quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cách mạng khoa học công nghệ có tác động mạnh đến mọi lĩnh vực của đời
sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hẹp khoảng
cách phát triển giữa các vùng trong một nước và giữa các nước. Đây chính là cơ
hội để Việt Nam nói chung, Thành phố VT và Phường MP nói riêng có thể tiếp cận
và áp dụng được những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ trong mọi hoạt
động kinh tế - xã hội.

Sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ tạo khả năng phát triển cho mọi lĩnh
vực của đời sống kinh tế xã hội huyện, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Mặt khác, nhờ
áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin cũng sẽ cho phép thực hiện cải
cách hành chính mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước và quản
lý sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội nhanh
hơn, hiệu quả hơn.


Đối với lĩnh vực công nghiệp, các tiến bộ khoa học công nghệ có thể áp dụng
trong toàn bộ quá trình sản xuất trên cơ sở mạng lưới điện đã được cải tạo và sẽ
được nâng cấp hoàn chỉnh.
Những thành tựu của công nghệ sinh học ở nước ta sẽ giúp Phường MP phát
triển một nền nông nghiệp đô thị, sinh thái, an toàn, như: sản xuất rau sạch, thịt
sạch, hoa cây cảnh, sản xuất cây giống, con giống...
Việc áp dụng những loại vật liệu mới sẽ nâng cao hiệu quả xây dựng và phát
triển đô thị, hiện đại hóa các công trình hạ tầng. Quá trình đô thị hóa của Phường
MP nếu dựa trên những nền tảng công nghệ xây dựng và vật liệu mới sẽ giúp hình
thành những khu đô thị kiểu mới, văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường và
gia tăng chất lượng cuộc sống cho người dân.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản về khả năng áp dụng nhiều thành tựu mới
của các tiến bộ khoa học công nghệ thì khó khăn lớn nhất cần phải vượt qua là vấn
đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và dạy nghề chuyên môn cho người lao động.
Với số lượng và chất lượng nguồn lao động như hiện nay của Phường MP thì để
đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa nhanh sẽ đặt ra yêu cầu
phải đào tạo rất lớn, nhất là đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân,
đặc biệt là nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để phát triển các khu đô thị, khu
công nghiệp. Vì vậy quá trình ứng dụng khoa học công nghệ mới để phát triển toàn
diện kinh tế - xã hội trên địa bàn Phường MP chỉ có thể thực hiện thành công trên
cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn.
Dự báo về khả năng đầu tư, khai thác các nguồn vốn đầu tư phát triển

kinh tế - xã hội của Phường MP
Dự kiến về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Phường MP
giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 :
Về tăng trưởng kinh tế:
Giai đoạn
2006-2010

Giai đoạn
2011-2015

Giai đoạn
2016-2020

Giai đoạn
2021-2030

Tăng trưởng chung trên địa
bàn

19,0%

12,0-12,5%

13,0-14,0%

12,0-13,0%

Công nghiệp và XDCB

21,6%


11,5-12,0%

12,5-13,5%

11,0-12,0%

Thương mại - Dịch vụ

10,3%

13,0-13,5%

14,0-15,0%

14,5-15,5%

Nông - lâm - thủy sản

5,1%

3,2-3,7%

2,5-3,0%

1,0-1,5%


Tăng trưởng khu vực thuộc TP
quản lý


11,8%

11,0-11,5%

12,0-13,0%

11,0-12,0%

Công nghiệp và XDCB

20,7%

11,0-11,5%

11,5-12,5%

9,5-10,5%

Thương mại - Dịch vụ

10,3%

13,5-14,0%

14,5-15,0%

14,5-15,5%

Nông - lâm - thủy sản


4,9%

3,2-3,7%

2,5-3,0%

1,0-1,5%

2010

2015

2020

2030

Công nghiệp và XDCB

58,6%

65,0%

68,5%

69,5%

Thương mại - Dịch vụ

27,5%


24,5%

26,5%

28,5%

Nông - lâm - thủy sản

13,9%

10,5%

5,0%

2,0%

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn

Cơ cấu kinh tế thuộc TP quản lý
Công nghiệp và XDCB

41,5%

46,0%

45,0%


39,0%

Thương mại - Dịch vụ

39,0%

41,0%

47,5%

56,0%

Nông - lâm - thủy sản

19,5%

13,0%

7,5%

5,0%

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa
bàn Phường Minh Phương như sau:
* Về tăng trưởng giá trị sản xuất:
Tăng trưởng giá trị sản xuất: Tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn Phường
MP giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân là 15,0-16,0%/năm, giai đoạn 2016-2020
đạt bình quân là 18,5-19,5%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt bình quân là 16,517,5%/năm.
Giai đoạn
2011-2015


Giai đoạn
2016-2020

Giai đoạn
2021-2030

Tăng trưởng GTSX trên địa bàn

15,0-16,0%

18,5-19,5%

16,5-17,5%

Công nghiệp và XDCB

14,0-15,0%

18,0-19,0%

16,0-17,0%

Thương mại - Dịch vụ

16,0-17,0%

19,5-20,5%

17,5-18,5%


Nông - lâm - thủy sản

3,2-3,7%

2,5-3,0%

1,0-1,5%


* Về tăng trưởng kinh tế (giá trị tăng thêm):
Tăng trưởng các ngành kinh tế trên địa bàn: Tăng trưởng các ngành kinh tế
trên địa bàn Phường MP giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân là 12,0-12,5%/năm,
giai đoạn 2016-2020 đạt bình quân là 13,0-14,0%/năm, giai đoạn 2021-2030 đạt
bình quân là 12,0-13,0%/năm.
Giai đoạn
2006-2010

Giai đoạn
2011-2015

Giai đoạn
2016-2020

Giai đoạn
2021-2030

Tăng trưởng chung trên địa
bàn


19,0%

12,0-12,5%

13,0-14,0%

12,0-13,0%

Công nghiệp và XDCB

21,6%

11,5-12,0% 12,5-13,5% 11,0-12,0%

Thương mại - Dịch vụ

10,3%

13,0-13,5% 14,0-15,0% 14,5-15,5%

Nông - lâm - thủy sản

5,1%

3,2-3,7%

2,5-3,0%

1,0-1,5%


* Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn Phường MP trong giai đoạn 2011-2020 tiếp tục
chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông, lâm thủy sản.
Tuy nhiên ở giai đoạn 2016-2020, ngành thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng
trưởng mạnh, tạo tiền đề để cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại,
dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp ở thời kỳ sau.
2010

2015

2020

2030

Công nghiệp và XDCB

58,6%

65,0%

68,5%

69,5%

Thương mại - Dịch vụ

27,5%

24,5%


26,5%

28,5%

Nông - lâm - thủy sản

13,9%

10,5%

5,0%

2,0%

Cơ cấu kinh tế thuộc Phường MP quản lý trong giai đoạn 2011-2020 chuyển
dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp,
giảm mạnh tỷ trọng nông - lâm - thủy sản.
2010

2015

2020

2030

Công nghiệp và XDCB

41,5%

46,0%


45,0%

39,0%

Thương mại - Dịch vụ

39,0%

41,0%

47,5%

56,0%


Nông - lâm - thủy sản

19,5%

13,0%

7,5%

5,0%

+ Khó khăn
- Trong cơ cấu kinh tế của địa phương tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn còn
chiếm tỷ trọng cao. Tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ có chuyển dịch
theo hướng tích cực song còn chậm.

- Năng xuất, sản lượng còn thấp
- Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển các ngành các lĩnh vực kinh
tế còn khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
+ Kết quả (Trong từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế cụ thể)
- Trong nông nghiệp: Phát triển cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, ngành
chăn nuôi đã được đẩy mạnh phát triển, chú trọng chăn nuôi lợn và gia cầm, theo
hướng hàng hóa theo mô hình trang trại hộ gia đình. Trong ngành trồng trọt chú
trọng chọn các loại giống cây trồng có chất lượng cao, có giá trị kinh tế, đặc biệt đã
quy hoạch khu vực trồng rau sạch cung cấp cho các siêu thị và thị trường thành
phố Việt Trì nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Trong công nghiệp: Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp vừa và
nhỏ nhằm phát huy lợi thế của địa phương. Tuy nhiên tỷ trọng của ngành công
nghiệp trong cơ cấu kt của địa phương còn chiếm tỷ trọng thấp. Chú trọng phát
triển ngành công nghiệp chế biến LTTP nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có
của địa phương trong phát triển kinh tế.
- Trong ngành dịch vụ:Tận dụng lợi thế của địa phương là có vị trí địa lý
thuận lợi thúc đẩy phát triển trao đổi hàng hóa với các địa phương lân cận, đẩy
mạnh phát triển du lịch dựa trên lợi thế của di sản văn hóa hát xoan, và nhiều di
tích lịch sử văn hóa có giá trị. Các hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa của địa
phương đang được đẩy mạnh phát triển.
+ Hạn chế
- Tốc dộ tăng trưởng kinh tế và các ngành các lĩnh vực còn chưa cao.
- Tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao.
- Chưa phát huy được lợi thế sẵn có của địa phương trong phát triển kinh tế
nhất là lợi thế trong phát triển du lịch.
+ Nguyên nhân hạn chế
- Xuất phát điểm của địa phương còn thấp từ một xã thuần nông.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu mới

- Trình độ dân trí của nhân dân địa phương còn thập.
- Thiếu vốn, và khoa học công nghệ trong sản xuất


- Lao động địa phương có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chiếm tỷ lệ
thập.
+ Giải pháp
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
- Đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động
và nhận thức của nhân dân trong phát triển kinh tế.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ ….
- Xây dựng phương hướng phát triển các ngành các lĩnh vực kinh tế dựa
trên những thế mạnh và lợi thế của địa phương và tranh thủ lợi thế bên ngoài về
vốn, thị trường, công nghệ…



×