Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI NHÀ MÁY NÔNG DƯỢC BÌNH DƯƠNG – CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.16 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI NHÀ MÁY NÔNG DƯỢC BÌNH
DƯƠNG – CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC SÁT
TRÙNG VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NGỌC AN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 07/2011


KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI NHÀ MÁY NÔNG DƯỢC BÌNH DƯƠNG –
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM

Tác giả

NGUYỄN THỊ NGỌC AN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Nguyễn Trần Liên Hương

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 07 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NGỌC AN

MSSV: 07149001


Khoá học:

Lớp: DH07QM

2007 – 2011

1. Tên đề tài: Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi
nhánh Công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam.
2. Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Tổng quan Nhà máy Nông dược Bình Dương.
 Hiện trạng môi trường Nhà máy Nông dược Bình Dương.
 Các vấn đề môi trường còn tồn tại.
 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại Nhà máy.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2011

Kết thúc: tháng 07/2011

4. Họ tên GVHD: THS. NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG.
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày ….. tháng ….. năm 2011
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày 15 tháng 03 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

THS. NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người xung quanh đã ủng hộ, giúp đỡ để tôi có
thể vượt qua những khó khăn và đạt được những kết quả như ngày hôm nay.
Con xin cảm ơn cha mẹ đã động viên, ủng hộ con về mọi mặt vật chất cũng như tinh
thần để con có điều kiện được học tập tốt.
Em xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm
TPHCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm
quý báu trong suốt thời gian học tập.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Trần Liên Hương đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH07QM đã giúp đỡ, góp ý để mình làm tốt khóa luận này.
Con xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công nhân viên trong phân xưởng
đường đặc biệt là các anh chị phòng sản xuất của Nhà máy Nông dược Bình Dương đã
nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian thực tập và trình độ chuyên môn còn
nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự thông cảm
và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc An

i


TÓM TẮT
Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi
nhánh Công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam ” được tiến hành tại Nhà máy Nông
dược Bình Dương, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2010.
Nhà máy Nông dược Bình Dương là Chi nhánh của Công ty Cổ phần thuốc sát trùng

Việt Nam, nhãn hiệu quen thuộc có uy tín, đã đồng hành với bà con nông dân nước ta
trong thời gian rất lâu dài.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của công ty bên cạnh cung cấp những sản phẩm cần
thiết cho sản xuất nông nghiệp cũng đã gây ra những ảnh hưởng đến môi trường do
những chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Do đó việc kiểm soát các vấn đề
môi trường tại công ty đặc biệt là các vấn đề về ô nhiễm không khí là rất quan trọng.
Bài báo cáo gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Lý thuyết kiểm soát ô nhiễm
Chương 3: Tổng quan Nhà máy Nông dược Bình Dương
Chương 4: Hiện trạng môi trường của Nhà máy
Chương 5: Các vấn đề môi trường tồn tai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác bảo vệ môi trường tại Nhà máy
Chương 6: Kết luận và kiến nghị

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu .................................................................................................................2
1.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................................................2

1.3.1 Nội dung ..........................................................................................................2
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..........................................................................3
Chương 2 LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ....................................................4
2.1 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm ................................................................................4
2.2 Mục tiêu kiểm soát ô nhiễm...................................................................................4
2.3 Nội dung kiểm soát ô nhiễm ..................................................................................4
2.4 Các công cụ để thực hiện kiểm soát ô nhiễm ........................................................5
2.4.2 Công cụ kinh tế ...............................................................................................5
2.4.3 Công cụ kỹ thuật .............................................................................................5
2.4.4 Công cụ thông tin ............................................................................................5
2.5 Các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm ..................................................................6
2.6 Mối quan hệ giữa kiểm soát ô nhiễm với các lĩnh vực khác .................................7
2.7 Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm ...............................................................................7
2.7.1 Lợi ích về môi trường .....................................................................................7
2.7.2 Lợi ích về kinh tế ............................................................................................8
Chương 3 TỔNG QUAN NHÀ MÁY NÔNG DƯỢC BÌNH DƯƠNG ....................9
3.1 Quá trình hình thành và phát triển .........................................................................9
3.1.1 Các thông tin chung ........................................................................................9
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................9
iii


3.2 Cơ cấu tổ chức .....................................................................................................11
3.3 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................................11
3.3.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................11
3.3.2 Điều kiện tự nhiên .........................................................................................12
3.4 Quy mô sản xuất và sản phẩm .............................................................................13
3.4.1 Hiện trạng sử dụng mặt bằng ........................................................................13
3.4.2 Quy mô sản xuất............................................................................................13

3.4.3 Cơ sở vật chất – hạ tầng và các hoạt động phụ trợ quá trình sản xuất ..........14
3.5 Nguyên nhiên vật liệu đầu vào ............................................................................14
3.5.1 Nguyên liệu ...................................................................................................14
3.5.2 Nhu cầu nước ................................................................................................15
3.5.3 Nhu cầu điện và các nhiên liệu khác .............................................................15
3.5.4 Nhu cầu lao động ..........................................................................................15
3.6 Công nghệ sản xuất ..............................................................................................16
3.6.1 Công nghệ sản xuất thuốc hạt .......................................................................16
3.6.2 Công nghệ sản xuất thuốc nước ....................................................................17
3.6.3 Công nghệ sản xuất thuốc bột .......................................................................18
Chương 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY .................................19
4.1 Môi trường không khí ..........................................................................................19
4.1.1 Hiện trạng ......................................................................................................19
4.1.2 Nguồn phát sinh ô nhiễm ..............................................................................21
4.1.3 Các giải pháp đang thực hiện ........................................................................24
4.1.4 Nhận xét ........................................................................................................26
4.2 Môi trường nước ..................................................................................................26
4.2.1 Hiện trạng ......................................................................................................26
4.2.2 Nguồn phát sinh ô nhiễm ..............................................................................27
4.2.3 Các giải pháp đang thực hiện ........................................................................28
4.2.4 Nhận xét ........................................................................................................31
4.3 Chất thải rắn – chất thải nguy hại ........................................................................31
4.3.1 Hiện trạng ......................................................................................................31
4.3.2 Nguồn phát sinh ô nhiễm ..............................................................................32
4.3.3 Các giải pháp đang thực hiện ........................................................................33
iv


4.4 An toàn lao động và phòng chống sự cố..............................................................34
4.4.1 An toàn trong hoạt động hóa chất .................................................................34

4.4.2 An toàn lao động ...........................................................................................35
4.4.3 Phòng chống sự cố ........................................................................................36
4.4.4 Nhận xét ........................................................................................................36
Chương 5 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY
.......................................................................................................................................37
5.1 Môi trường không khí ..........................................................................................37
5.1.1 Những vấn đề tồn tại .....................................................................................37
5.1.2 Đề xuất giải pháp ..........................................................................................39
5.2 Môi trường nước ..................................................................................................41
5.2.1 Những vấn đề tồn tại .....................................................................................41
5.2.2 Đề xuất giải pháp ..........................................................................................42
5.3 Chất thải nguy hại ................................................................................................43
5.3.1 Những vấn đề tồn tại .....................................................................................43
5.3.2 Đề xuất giải pháp ..........................................................................................43
5.4 An toàn lao động và phòng chống sự cố..............................................................45
5.4.1 Những vấn đề tồn tại .....................................................................................45
5.4.2 Đề xuất giải pháp ..........................................................................................46
5.5 Chương trình giám sát môi trường ......................................................................47
5.5.1 Giám sát chất lượng không khí .....................................................................47
5.5.2 Giám sát chất lượng nước thải ......................................................................47
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................48
6.1 Kết luận ................................................................................................................48
6.2 Kiến nghị..............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AT:

An toàn

B3:

Nhà máy Nông dược Bình Dương

BOD:

Nhu cầu oxy sinh học

BTNMT: Bộ tài nguyên và môi trường
CH4:

Khí mêtan

CO:

Khí cacbon oxit

CO2:

Khí cacbonit

COD:

Nhu cầu oxy hóa học


H2S:

Khí sunfua hydro

HCl:

Hydro Clorua

HF:

Hydro Florua

LD 50:

Liều lượng gây chết 50% số lượng cá thể nghiên cứu

MT:

Môi trường

N:

Nitơ

NH3:

Khí amoniac

P:


Phốtpho

PCBs:

Hợp chất Polychlorinated Biphenyls

PCDDs: Nhóm Polychlorinated dibenzo-p-dioxin
PCDFs: Nhóm Polychlorinated Dibenzofurans
QA:

Quản lý chất lượng

QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
QĐ:

Quyết định

SO2:

Khí sunfurơ

SS:

Chất rắn lơ lửng

SX:

Sản xuất

SXSH:


Sản xuất sạch hơn

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
THC:

Tetrahydrocannabinol

VS:

Vệ sinh

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu Nhà máy Nông dược Bình Dương ................................12
Bảng 3.2: Sản lượng sản phẩm Quý II/2010 của Nhà máy Nông dược Bình Dương ..13
Bảng 3.3: Nhu cầu nguyên liệu sử dụng cho nhà máy .................................................15
Bảng 4.1: Kết quả phân tích chất lượng không khí Nhà máy Nông dược Bình Dương
.......................................................................................................................................19
Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng khí thải Nhà máy Nông dược Bình Dương ...20
Bảng 4.3: Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu nhà máy Nông dược Bình Dương ...........20
Bảng 4.4: Các thông số nước thải đặc trưng của Nhà máy Nông dược Bình Dương...27
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nước thải sau xử lý tại Nhà máy Nông dược Bình Dương
.......................................................................................................................................30
Bảng 4.6: Các loại chất thải rắn nguy hại phát sinh tại nhà máy trong năm 2010 .......31
Bảng 4.7: Danh sách các chất thải nguy hại đã đăng ký phát sinh trung bình trong một
tháng tại nhà máy Nông dược Bình Dương...................................................................31
Bảng 4.8: Độc tính cấp của một số loại hóa chất bảo vệ thực vật tại Nhà máy ...........34


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Nội dung và cấp bậc ưu tiên công tác Kiểm soát ô nhiễm môi trường ..........4
Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục .............................................6
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự Nhà máy Nông dược Bình Dương ..............11
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất thuốc hạt .............................................................16
Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất thuốc nước ..........................................................17
Hình 3.4: Sơ đồ công nghệ sản xuất thuốc bột .............................................................18
Hình 4.1: Sơ đồ nguyên tắc vận hành chung hệ thống xử lý bụi và hơi của Nhà máy 24
Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Nhà máy Nông dược Bình Dương .............29

viii


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Xã hội con người ngày càng phát triển. Các quá trình đi kèm sự phát triển như cơ giới
hóa, đô thị hóa, sự bùng nổ dân số làm nảy sinh ra hàng loạt các vấn đề môi trường.
Trước kia, vì đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu, chúng ta đã cố lờ đi những ảnh hưởng
tiêu cực phát sinh đang hủy hoại môi trường. Hoạt động công nghiệp, nông nghiệp,
sinh hoạt, sự khai thác tài nguyên quá mức, phá rừng, khai thác các nguồn nước, ngăn
chặn dòng chảy, sự xả thải, quá trình bê tông hóa, sử dụng các nguyên liệu hóa thạch
hay những hóa chất độc hại làm ô nhiễm môi trường, làm cho môi trường ngày một

suy thoái và dần kiệt quệ. Cho đến khi sự phát thải đã vượt quá sức chứa và khả năng
phục hồi của môi trường làm cho con người dần phải gánh chịu hậu quả, môi trường
mới trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong xã hội. Vì vậy, vấn đề cấp thiết được
đặt ra cho chúng ta lúc này là làm sao để cân bằng giữa kinh tế và môi trường, giảm
thiểu những tác động tiêu cực, khôi phục lại những tài nguyên mất mát, những tổn thất
phát sinh và khống chế sự ô nhiễm môi trường đang ngày một nghiêm trọng, nâng cao
chất lượng môi trường và dần tiến tới phát triển bền vững. Để thực hiện những yêu cầu
trên, nhiều công cụ quản lý môi trường đã được xây dựng và ứng dụng. Trong đó,
kiểm soát ô nhiễm là một trong những công cụ quản lý môi trường đơn giản và hiệu
quả, có tác dụng quan trọng, cần phải được thực hiện trong suốt quá trình bảo vệ môi
trường cho nhiều khía cạnh của xã hội, với nhiều quy mô sản xuất khác nhau, đặc biệt
đối với các nước đang phát triển có trình độ khoa học – kỹ thuật thấp như Việt Nam.
Việt Nam hiện vẫn đang là nước nông nghiệp. Việc sử dụng các loại hóa chất bảo vệ
thực vật là nhu cầu tất yếu của bà con nông dân trong tình hình dịch hại và suy thoái
đất hiện nay. Vì vậy, nhiều thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật ra đời và phát triển
mạnh mẽ, trở thành một trong những nhóm ngành quan trọng của nước ta, với nhiều
sản phẩm phong phú, đa dạng. Trong thực tế, không chỉ việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật gây ra tác động tiêu cực đến môi trường mà hoạt động sản xuất, pha chế và
vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề môi trường đáng lo
ngại như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, và đặc biệt là vấn đề ô nhiễm không khí,
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc An

1


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam
an toàn sức khỏe người lao động do đặc thù của ngành sử dụng nhiều hóa chất độc hại.
Do đó, trong tiến trình quản lý nhằm nâng cao chất lượng môi trường ở nước ta hiện
nay, hoạt động kiểm soát ô nhiễm đối với ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật nhất

thiết phải được quan tâm đúng mức và thực hiện nghiêm túc. Công ty Cổ phần thuốc
sát trùng Việt Nam là thương hiệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật quen thuộc, có uy
tín, luôn đồng hành với người nông dân Việt Nam từ miền Bắc đến miền Nam. Hiện
nay, với những áp lực của dư luận, của pháp luật về công tác bảo vệ môi trường, Công
ty đang hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp sạch, xanh, do đó công tác quản lý
môi trường ở Công ty cần phải được chú ý quan tâm đặc biệt và phải được thực hiện
xuyên suốt từ công ty chủ quản cho đến các chi nhánh ở địa phương. Nhà máy Nông
dược Bình Dương là một trong những Chi nhánh quan trọng của Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam và cũng là nơi trực tiếp sản xuất và cung ứng thuốc bảo vệ
thực vật ra thị trường. Do đặc thù ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm cao như đã
nói trên, việc thực hiện kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động sản xuất Nhà máy là thật sự
cần thiết và sẽ mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho Nhà máy và môi trường xung
quan. Đó là lý do tôi quyết định thực hiện đề tài “Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy
Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu
Khảo sát hiện trạng môi trường và quản lý môi trường của Nhà máy Nông dược Bình
Dương. Đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại, nâng cao hiệu quả công tác
quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm trong quá trình sản xuất của Nhà máy.
1.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Nội dung
-

Tổng quan Nhà máy Nông dược Bình Dương.

-

Hiện trạng môi trường Nhà máy Nông dược Bình Dương.

-


Các vấn đề môi trường còn tồn tại.

-

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại Nhà máy
Nông dược Bình Dương.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc An

2


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
1.3.2.1 Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và các
tài liệu chuyên về ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trên sách, báo, trên mạng, báo
cáo nghiên cứu khoa học, luận văn khóa trước; các tài liệu riêng của Nhà máy như báo
cáo giám sát, báo cáo đánh giá tác động môi trường, tài liệu về các hệ thống xử lý ô
nhiễm để thu thập thông tin cần thiết và nâng cao kiến thức để thực hiện đề tài hiệu
quả và chính xác.
1.3.2.2 Khảo sát thực địa
Khảo sát trực tiếp quy trình sản xuất, hoạt động phụ trợ và các hệ thống xử lý ô nhiễm
của Nhà máy để nhìn thấy thực tế hiện trạng môi trường, hiệu quả thực tế của công tác
quản lý môi trường cũng như các vấn đề còn tồn tại ở Nhà máy.
1.3.2.3 Phỏng vấn
Trong quá trình khảo sát thực địa, tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng cách đối thoại,
đặt câu hỏi đối với công nhân viên của Nhà máy để làm rõ những vấn đề còn thắc mắc,
thu thập thêm thông tin về tình hình thực tế của nhà máy.

1.3.2.4 Phân tích tổng hợp tài liệu
Phân tích những tài liệu thu được, lựa chọn những thông tin cần thiết cho đề tài, loại
bỏ những thông tin dư thừa và sai lệch, tổng hợp và sắp xếp thông tin theo từng yêu
cầu riêng cho phù hợp để xây dựng đề tài theo yêu cầu chung một cách hợp lý, rõ ràng
và chính xác.
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong phạm vi Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh
Công ty Công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam.
Thời gian khảo sát từ 03/01/2011 đến 03/03/2011.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm quy trình sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật tại
các phân xưởng, các hệ thống xử lý ô nhiễm, nhân công tham gia vào hoạt động sản
xuất và các phòng ban về môi trường ở Nhà máy.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc An

3


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam

Chương 2
LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.1 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ nhằm
phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì chủ
động xử lý làm giảm thiểu hoặc loại trừ ô nhiễm.
2.2 Mục tiêu kiểm soát ô nhiễm
Mục tiêu của công tác kiểm soát ô nhiễm là giảm thiểu và kiểm soát. Chiến lược kiểm
soát ô nhiễm bảo vệ môi trường ở Việt Nam thực hiện trên nguyên tắc lấy phòng ngừa

ô nhiễm làm nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
2.3 Nội dung kiểm soát ô nhiễm
Công tác kiểm soát ô nhiễm gồm các nội dung và tuân theo cấp bậc ưu tiên như Hình
2.1:
-

Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngay tại nguồn được ưu tiên hàng đầu;

-

Khi không thể phòng ngừa ô nhiễm thì nên tái chế, tái sử dụng một cách an toàn
đối với môi trường;

-

Khi không thể phòng ngừa và tái chế, tái sử dụng thì nên xử lý theo cách an
toàn đối với môi trường;

-

Việc tiêu hủy và thải ra ngoài môi trường chỉ nên sử dụng như là phương pháp
cuối cùng và được tiến hành an toàn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Phòng ngừa và giảm thiểu
Tái chế và tái sử dụng
Xử lý
Tiêu hủy

Hình 2.1: Nội dung và cấp bậc ưu tiên công tác Kiểm soát ô nhiễm môi trường
(Nguồn: Theo Kế hoạch hành động Kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương, Hà Nội, 2007)
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc An


4


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam
2.4 Các công cụ để thực hiện kiểm soát ô nhiễm
2.4.1 Công cụ hành chính – công cụ chỉ huy và kiểm soát
Giải pháp hành chính là biện pháp đưa ra các đạo luật, tiêu chuẩn, các quy định về giới
hạn xả thải, giới hạn hoạt động trong một thời gian hay khu vực nhất định, nghiêm
cấm việc xả thải một số chất thải…nhằm tác động tới hành vi của người gây ô nhiễm
và cưỡng chế việc thi hành các quy định về môi trường.
Chính phủ có vai trò chính đối với việc thực hiện công cụ này thông qua việc ban
hành, sửa đổi các điều luật, tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên, xử phạt các
hành vi vi phạm, cấp giấy phép xả thải…
2.4.2 Công cụ kinh tế
Là những biện pháp đánh vào lợi ích của nhà sản xuất, của người gây ô nhiễm nhằm
khuyến khích các hành vi tích cực đối với môi trường.
Một số công cụ kinh tế đang được áp dụng:
-

Thu phí/ thuế cho việc sử dụng môi trường

-

Sử dụng Cota ô nhiễm

-

Đánh thuế ô nhiễm


-

Thực hiện dán nhãn sinh thái cho sản phẩm

2.4.3 Công cụ kỹ thuật
Ứng dụng các giải pháp khoa học – kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất như thay đổi
công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị; thay đổi nguyên nhiên liệu đầu vào; tái chế, tái
sử dụng chất thải sản xuất; nâng cao công nghệ xử lý cuối đường ống; tăng cường
quản lý nội vi…nhằm giảm thiểu tối đa sự phát sinh chất thải, loại trừ ô nhiễm và phục
hồi môi trường sau ô nhiễm.
2.4.4 Công cụ thông tin
Là việc sử dụng các công cụ truyền thông như: báo, đài, ti vi, mạng internet… để phục
vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về môi trường, nâng cao ý thức
trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi người dân, của những người khai thác và sử
dụng môi trường.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc An

5


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam
2.5 Các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm
1. Giành được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo công ty.
2. Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.
3. Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với máy móc
thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá trở ngại tiềm ẩn về

mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.
4. Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
5. Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về
mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã
được tập hợp.
6. Tập hợp các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi
những khả năng lựa chọn đó.
7. Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một
công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
8. Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho sự phát triển liên tục và lợi ích liên tục của
công ty.
Giành sự ủng hộ
của ban lãnh đạo
Duy trì cải tiến quá trình
ngăn ngừa ô nhiễm

Xem xét quá trình sản
xuất – Đánh giá trở ngại

Đánh giá tiến độ
thực hiện

Thành lập nhóm
ngăn ngừa ô nhiễm

Lựa chọn biện pháp ngăn
ngừa ô nhiễm và thực thi

Xác định các biện pháp có

thể ngăn ngừa ô nhiễm
Đánh giá tính khả thi

Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc An

6


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam
2.6 Mối quan hệ giữa kiểm soát ô nhiễm với các lĩnh vực khác
Kiểm soát ô nhiễm được thực hiện trên cơ sở:
-

Pháp luật – chính sách môi trường: tạo ra các quy định, tiêu chuẩn môi trường
làm nền dựa vào đó thiết lập mục tiêu và các hành động cụ thể cho công tác
kiểm soát ô nhiễm.

-

Quan trắc môi trường: tham gia vào quá trình theo dõi, dự báo, xác nhận hiệu
quả của công tác kiểm soát ô nhiễm từ đó đưa ra những thay đổi và những hành
động tiếp theo cho phù hợp.

-

Khoa học – công nghệ: hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình kiểm soát ô nhiễm trong thực
tế bằng những công cụ khách quan.


-

Kinh tế môi trường: tạo cơ sở khoa học cho kiểm soát ô nhiễm bằng các biện
pháp kinh tế.

-

Kỹ thuật môi trường: nghiên cứu, thực hiện các biện pháp kỹ thuật dựa trên
khoa học – công nghệ nhằm xử lý chất thải, sử dụng năng lượng trong chuẩn
mực của tiêu chuẩn môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, đề phòng, xử lý các sự cố
môi trường.

Ngoài ra, còn nhiều chương trình môi trường có liên quan và hỗ trợ cho công tác kiểm
soát ô nhiễm như sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi trường, xây dưng hệ thống quản lý
môi trường theo ISO 14000,…
2.7 Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm
2.7.1 Lợi ích về môi trường
-

Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.

-

Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.

-

Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi.

-


Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi ro
và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản
phẩm và các thế hệ mai sau.

-

Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.

-

Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản
lý môi trường.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc An

7


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam
2.7.2 Lợi ích về kinh tế
-

Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng có
hiệu quả hơn.

-

Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản lý

chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc
kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).

-

Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất
thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).

-

Chất lượng sản phẩm được cải thiện.

-

Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu
tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ đó
có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.

-

Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc An

8


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam


Chương 3
TỔNG QUAN NHÀ MÁY NÔNG DƯỢC BÌNH DƯƠNG
3.1 Quá trình hình thành và phát triển
3.1.1 Các thông tin chung
Tên Nhà máy: Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần thuốc
sát trùng Việt Nam.
Cơ quan chủ quản: Bộ Công thương – Công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam.
Hình thức sở hữu: Doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Công ty Cổ phần thuốc sát
trùng Việt Nam.
Địa chỉ: 138 đường ĐT 743, xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0650. 3751952
Website: www.vipesco.com.vn
Giấy phép kinh doanh số 4613000180 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch
Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 21 tháng 06 năm 2006.
Mục tiêu và phạm vi hoạt động của Nhà máy: Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói,
buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Nhà máy Nông dược Bình Dương là một trong những Chi nhánh của Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam.
Công ty được công bố thành lập ngày 19/04/1976, với tên gọi ban đầu là Công ty thuốc
sát trùng miền Nam.
Theo quyết định số 70/HC – TCLĐ, ngày 24 tháng 02 năm 1990 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hóa chất, Công ty đổi tên thành Công ty thuốc sát trùng Việt Nam.
Theo quyết định số 72/CNNg/TC ngày 13/02/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
nặng, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam được phép thành lập lại, đồng thời Công ty trực
thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam với mức vốn là 99.573.000.000 đồng, hoạt động
theo chế độ hạch toán độc lập, Công ty được Trọng tài Kinh tế TP Hồ Chí Minh cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 102401 ngày 26/02/1993, đăng ký thay đổi lần
thứ 5 ngày 05/07/2005.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc An


9


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam
Thực hiện Quyết định số 3494/QĐ-TCCB ngày 28/12/2004 của Bộ Công nghiệp về
việc cổ phần hóa Công ty thuốc sát trùng Việt Nam: chuyển đổi Công ty thành công ty
cổ phần, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% vốn Điều lệ. Ngày 01/06/2006, Công ty Cổ
phần Thuốc sát trùng Việt Nam – Vipesco chính thức đi vào hoạt động theo Giấy
chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 4103004735 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố
Hồ Chí Minh cấp ngày 11/05/2006.
Hơn 30 năm tồn tại và phát triển, Công ty có nhiều bước chuyển biến quan trọng: sản
phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, có hiệu quả cao, hiện là nhà cung cấp có uy tín
và quen thuộc nhất với nông dân cả nước; một số sản phẩm của Công ty đã và đang
được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Giá trị sản lượng của Công ty tăng liên tục
hàng năm (khoảng 6%/năm).
Với hai nhà máy sản xuất hoạt chất, bốn xí nghiệp sản xuất thành phẩm từ Bắc vào
Nam, Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam có thể sản xuất hàng năm đến
20.000 tấn thành phẩm bao gồm các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ dại, bảo quản
kho tàng, kích thích tố thực vật, phân bón lá,… từ các dạng thông dụng như bột, hạt,
dung dịch, nhũ dầu,… đến các dạng tiên tiến là huyền phù, nhũ tương, viên nén,… trên
các dây chuyền công nghệ được cải tạo, nâng cấp hoặc nhập từ nước ngoài.
Công ty hoạt động theo mô hình hệ thống liên hợp bao gồm cơ sở sản xuất – nghiên
cứu – triển khai – quảng bá – tiếp thị và mạng lưới phân phối tỏa rộng khắp nơi trong
nước; có đội ngũ gần 400 cán bộ, công nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.
Ngoài trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty có Chi nhánh ở Hà Nội, Huế,
Bình Dương đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục trên toàn quốc.
Nhà máy thuốc sát trùng Thanh Sơn được xây dựng từ những năm 60 và thuộc sở hữu
tư nhân. Năm 1995, được Công ty thuốc sát trùng Việt Nam thu mua lại đổi tên là Xí

nghiệp thuốc sát trùng Thanh Sơn và trở thành một Chi nhánh của Công ty tại Bình
Dương. Năm 2006, Xí nghiệp đổi tên lại là Nhà máy Nông dược Bình Dương. Khi tiếp
nhận, các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu và hư hỏng nặng. Những năm gần đây, Ban
lãnh đạo Nhà máy đã không ngừng cải tạo, nâng cấp thiết bị, công nghệ và đã tạo ra
nhiều sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có nhiều tính năng và tiện lợi được sử dụng rộng
rãi, sản phẩm của Nhà máy Nông dược Bình Dương nói riêng và của Vipesco nói
chung đã được chấp nhận và trở nên quen thuộc trên thị trường cả nước.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc An

10


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam
3.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự của Nhà máy thể hiện ở Hình 3.1:
GIÁM ĐỐC

Phó Giám Đốc
Thiết bị

Phó Giám Đốc
Kế hoạch SX – AT – MT

Kế toán trưởng

Kế toán vật tư
(FPH)

Nhân viên

QA B3
(QC)

Lái
Xe

Nhân viên
Vật tư
(MO)

Nhân viên Lao động
Tiền lương (LĐTL)

Thủ
Quỹ

Thủ
kho

Tổ trưởng
Bảo vệ
(GL)

Kỹ sư
Thiết bị

Tổ trưởng
Sản xuất
(PTL)


Tổ trưởng
Hành chánh
(HCQT)

Nhân
viên Y tế

Nhân viên
Bảo vệ

Công nhân
Sản xuất

Đốc
công

Tổ trưởng
Môi trường
(ETL)

Tổ trưởng
Cơ – Điện
(METL)

Nhân viên
VS – MT

Công nhân Cơ khí
Công nhân Điện


Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự Nhà máy Nông dược Bình Dương
Ghi chú:
B3: Nhà máy Nông dược Bình Dương;
QA: Quản lý chất lượng;
VS – MT: Vệ sinh – Môi trường;
AT: An toàn.
3.3 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.3.1 Vị trí địa lý
Nhà máy Nông dược Bình Dương nằm trên địa bàn xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh
Bình Dương, được chia làm hai khu với vị trí địa lý như sau:
-

Khu vực 1: Phía Nam giáp đường ĐT 743; phía Đông Bắc giáp Khu liên doanh
Kosvida; phía Tây giáp khu dân cư.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc An

11


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam
-

Khu vực 2: Phía Nam giáp Khu liên doanh Kosvida; phía Tây – Bắc giáp khu
dân cư và rạch Bà Hiệp, phía Đông giáp nhà dân.

3.3.2 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện khí hậu ở đây là sự giao hòa giữa ba vùng: Biên Hòa – Đồng Nai, Thành
phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, được thể hiện trong Bảng 3.1

Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu Nhà máy Nông dược Bình Dương
Các yếu tố tự

Đặc điểm

nhiên

Lượng mưa trung bình 1859,4mm. Mưa chủ yếu tập trung vào
Chế độ mưa

tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11 hàng năm chiếm từ 65% đến 95% lượng
mưa rơi cả năm.

Lượng bốc hơi
Độ ẩm
Nhiệt độ

Lượng bốc hơi trung bình 1169,4mm. So với lượng mưa, lượng
bốc hơi chiếm 60% nên lượng bốc hơi ở đây khá lớn.
Độ ẩm trung bình là 78%. Mùa mưa ẩm độ cao từ 82 đến 85%,
mùa khô ẩm độ thấp từ 70 đến 76%.
Nhiệt độ trung bình năm là 27,9oC; ban ngày từ 30 đến 34oC, ban
đêm từ 16 đến 22oC nên đây là vùng có nhiệt độ ôn hòa.
Tổng bức xạ trong năm khoảng 145 – 152 Kcal/cm2, tháng có bức

Bức xạ mặt trời xạ cao nhất là tháng 3. Số giờ nắng trong năm là 2488 giờ, cao
nhất thường trong các tháng 1 – 3, thấp nhất vào các tháng 7 – 10.
Có 3 hướng gió chính: Đông Nam, Tây Nam và Tây lần lượt xen
kẽ nhau từ tháng 5 đến tháng 10. Tốc độ gió chênh lệch từ 2,1 đến


Gió

3,6 m/s (gió Tây) hoặc từ 2,4 đến 3,7 m/s (gió Đông).
Tầng chứa nước ở đây có khả năng cung cấp nước tuy nhiên do
Thủy văn

vướng vỉa đá gốc sâu 30m, nên khả năng cấp nước hạn chế. Cách
Nhà máy 200m có suối Bà Hiệp chảy qua.

(Nguồn: Theo Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Nhà máy Nông dược Bình
Dương tháng 12/1995)

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc An

12


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam
3.4 Quy mô sản xuất và sản phẩm
3.4.1 Hiện trạng sử dụng mặt bằng
Tổng diện tích mặt bằng Nhà máy gần 3,5ha được chia làm hai khu gồm:
-

Khu vực 1: Gồm khu văn phòng; xưởng cơ điện; phòng kỹ thuật; phân xưởng
sản xuất và đóng gói thuốc bột; phân xưởng cát và sân phơi cát; các nhà kho A,
B, C, E, G; bể thu gom khu vực 1; nhà tắm, giặt; nhà ăn.

-


Khu vực 2: Gồm phân xưởng thuốc nước; các phân xưởng sản xuất thuốc hạt
Vibam, Vifuran, Furadan; phân xưởng đóng bao tự động; nhà kho F; hệ thống
xử lý nước thải; lò đốt rác; vườn hoa; nhà tắm.

Sơ đồ bố trí mặt bằng Nhà máy được nêu trong Phụ lục 1.
3.4.2 Quy mô sản xuất
Nhà máy được xây dựng bằng cấu trúc vật liệu tường gạch, sườn sắt, mái tôn thuộc
bậc chịu lửa II và III . Nhà máy có ba dây chuyền sản xuất gồm:
-

Dây chuyền sản xuất thuốc bột;.

-

Dây chuyền sản xuất thuốc hạt;

-

Dây chuyền sản xuất thuốc nước, nhũ dầu.

Các sản phẩm chính của Nhà máy bao gồm:
-

Thuốc nước, nhũ dầu: Fujione 40EC; Visher 25ND; Vifast 5ND; Vibamec
1.8EC, 3.6EC;

-

Thuốc hạt: Vibam 5H; Vifuran 3H; Furadan;


-

Thuốc bột: Vivadamy 3DD, 5DD.

Sản lượng sản phẩm của Nhà máy trong Quý II/2010 được nêu trong Bảng 3.2
Bảng 3.2: Sản lượng sản phẩm Quý II/2010 của Nhà máy Nông dược Bình Dương
STT

Chủng loại

Số lượng (tấn/quý)

01

Thuốc hạt các loại

3.000

02

Thuốc bột các loại

200

03

Thuốc nước các loại

250


(Nguồn: Theo Báo cáo giám sát môi trường Nhà máy Nông dược Bình Dương Quý
II/2010)

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc An

13


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Nông dược Bình Dương – Chi nhánh Công ty Cổ phần
thuốc sát trùng Việt Nam
3.4.3 Cơ sở vật chất – hạ tầng và các hoạt động phụ trợ quá trình sản xuất
Các máy móc thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất gồm:
-

Dây chuyền đóng gói 100g, 500g tại phân xưởng đóng bao tự động, phân
xưởng đóng gói thuốc bột;

-

Dây chuyền vô chai tại phân xưởng thuốc nước, thuốc nhũ dầu;

-

Lò sấy quay tại phân xưởng Vifuran, Vibam phân xưởng Furadan và phân
xưởng cát;

-

Hệ thống xử lý khí hơi tại các phân xưởng thuốc nước, thuốc hạt, thuốc bột;


-

Máy phát điện công suất 150 KWA;

-

Máy trộn tại các phân xưởng thuốc nước; thuốc bột; thuốc hạt;

-

Máy nghiền tại phân xưởng thuốc bột;

-

Hệ thống thang máy và cần trục vận chuyển nguyên liệu, hệ thống gầu tải;

-

Xe tải và xe nâng.

Trong quá trình sản xuất cần duy trì các hoạt động phụ trợ sau:
-

Hoạt động vệ sinh các phân xưởng sản xuất;

-

Sấy và phơi cát làm nhân bám cho thuốc hạt;

-


Sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị;

-

Nghiên cứu, kiểm tra chất lượng sản phẩm và máy móc thiết bị;

-

Vận chuyển nguyên nhiên liệu và thành phẩm, quá trình giao hàng;

-

Sang chiết hóa chất để thuận lợi cho quá trình sản xuất;

-

Hoạt động xử lý khí và hơi tại các phân xưởng, xử lý nước thải trong quá trình
sản xuất, đốt các chất thải và xử lý khí thải lò đốt, phân loại chất thải trước khi
xử lý.

3.5 Nguyên nhiên vật liệu đầu vào
3.5.1 Nguyên liệu
Nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất của nhà máy được thống kê trong Bảng
3.3

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc An

14



×