Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM ĐẾN NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TẠI PHÂN KHU PHÚ LÍ THUỘC KBT TNVH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM ĐẾN NGUỒN TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN TẠI PHÂN KHU PHÚ LÍ
THUỘC KBT TN-VH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Thanh
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DLST
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM ĐẾN NGUỒN
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TẠI PHÂN KHU
PHÚ LÍ THUỘC KBT TN-VH ĐỒNG NAI

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN ANH TUẤN

Sinh viên thực hiện:


MSSV: 07157173
Nguyễn Thị Thùy Thanh

Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN





PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Thanh

MSSV: 07157173

Lớp: DH07DL

Khoa: Môi Trường và Tài Nguyên

Ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái


Khóa học: 2007-2011

1. Tên đề tài:
Tác động của người dân vùng đệm đến nguồn tài nguyên thiên nhiên tại phân khu
Phú Lí thuộc KBT TN-VH Đồng Nai.
2. Nội dung khóa luận tốt nghiệp
-

Khảo sát tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội khu vực nghiên cứu.

-

Tìm hiểu, đánh giá các hoạt động của người dân đến nguồn tài nguyên
thiên nhiên.

-

Đưa ra giải pháp làm giảm thiểu tác động lên nguồn TNTN.

-

Đề xuất một số biện pháp để phát triển DLST cộng đồng dựa trên nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với nền văn hóa bản địa Chơro
độc đáo góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

3. Thời gian thực hiện:
-

Bắt đầu: tháng 01/2011


-

Kết thúc: tháng 06/2011

4. Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông quan Khoa và Bộ môn.
Ngày … tháng … năm 2011
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày … tháng … năm 2011
Giáo viên hướng dẫn



Khóa luận tốt nghiệp

Hoàn thành luận văn này tôi xin cám ơn khoa Môi Trường và Tài Nguyên
trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn Th.S Nguyễn Anh Tuấn đã tận tình hướng dẫn, động
viên trong suốt thời gian qua.
Xin cám ơn quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm, quý thầy cô khoa Môi
Trường và Tài Nguyên đã truyên đạt những kiến thức quý báu và tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cám ơn anh Nguyễn Anh Đào và cán bộ viên chức KBT TN-VH Đồng
Nai,UBND xã Phú Lí đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những tài liệu cũng như tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Con không thể không nói lên lòng biết ơn sâu sắc đến ông bà, cha mẹ đã nuôi
dạy con khôn lớn thành người.

Xin cám ơn đến các anh chị và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Thanh

i


Khóa luận tốt nghiệp

Đề tài “Tác động của người dân vùng đệm đến tài nguyên thiên nhiên tại phân
khu Phú Lí thuộc KBT TN – VH Đồng Nai” được tiến hành từ tháng 02 năm 2010
đến tháng 07 năm 2010. Ghi nhận một số kết quả như sau:
Khảo sát, đánh giá tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội tại khu vực nghiên
cứu.
Tìm hiểu, đánh giá các hoạt động của người dân đến nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với nguồn tài
nguyên thiên nhiên và dân cư vùng đệm. Từ đó vạch ra giải pháp làm
giảm thiểu tác động .
Đề xuất một số biện pháp để phát triển DLST cộng đồng dựa trên nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với nền văn hóa bản địa Chơro
độc đáo.

ii


Khóa luận tốt nghiệp


................................................................................................................. i
............................................................................................. ii
..................................................................................................................... iii


................................................................... v
....................................................................................... vi

CHƢƠNG 1 .................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu: .............................................................................................................. 2
1.3. Giới hạn đề tài: .................................................................................................... 2
2.1. Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên: .................................................................... 3
2.1.1. Định nghĩa và khái quát khu bảo tồn thiên nhiên: .......................................... 3
2.1.2. Sự tham gia của cộng đồng dân cư: ................................................................ 4
2.2. Tổng quan về khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai: ........................ 5
2.2.1. Lịch sử hình thành: ......................................................................................... 5
2.2.2. Vị trí địa lí: ...................................................................................................... 6
2.2.3. Điều kiên tự nhiên: ......................................................................................... 7
2.2.4. Đặc điểm kinh tế, dân cư và xã hội: ............................................................... 9
2.2.5. Các giá trị tài nguyên thiên nhiên: ................................................................ 10
2.2.6. Các giá trị tài nguyên nhân văn: ................................................................... 11
2.3. Khái quát về khu dân cƣ vùng đệm thuộc phân khu Phú Lý: ...................... 12
CHƢƠNG III PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 13
3.1. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................... 13
3.2. Nội dung nghiên cứu: ........................................................................................ 13
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................ 13
4.1. Tình hình tài nguyên rừng và đất rừng: ......................................................... 15
4.1.1.Tài nguyên động vật: ..................................................................................... 15

4.1.2. Thực vật: ....................................................................................................... 15
iii


Khóa luận tốt nghiệp

4.2. Đặc điểm về dân số, kinh tế và xã hội: ............................................................ 16
4.2.1. Dân số: .......................................................................................................... 16
4.2.2. Kinh tế và xã hội: .......................................................................................... 16
4.3. Hiện trạng cơ sở vật chất trong khu vực phân khu Phú Lí: ......................... 17
4.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp và một số nghề chủ yếu: .......................... 19
4.4.1. Thực trạng sản xuất đất nông nghiệp:........................................................... 19
4.4.2. Các ngành nghề khác: ................................................................................... 21
4.5. Các tác động của ngƣời dân lên tài nguyên thiên nhiên: .............................. 22
4.5.1. Nguồn gây tác động: ..................................................................................... 22
4.5.2. Đánh giá các tác động: .................................................................................. 30
4.5.3. Dự báo các rủi ro: ......................................................................................... 31
4.6. Phân tích SWOT cho Khu dân cƣ vùng đệm phân khu Phú Lí: .................. 32
4.7. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động, bảo vệ môi trƣờng: .................. 34
4.7.1. Giải pháp về quản lí: ..................................................................................... 34
4.7.2. Giải pháp kêu gọi sự hỗ trợ, hợp tác của các cơ quan: ................................. 35
4.7.3. Giải pháp về môi trường: .............................................................................. 35
4.7.4. Giải pháp giáo dục môi trường cho người dân địa phương: ......................... 35
4.7.5. Giải pháp phát triển DLST tại phân khu Phú Lí: .......................................... 36
CHƢƠNG 5 .................................................................................................................. 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 41
5.1. Kết luận: ............................................................................................................. 41
5.2. Đề nghị: .............................................................................................................. 42
PHỤ LỤC 1 MẪU PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO NGƢỜI DÂN .................... 44
PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI TÌM HIỂU NHÂN VIÊN LÂM TRƢỜNG .......... 47

PHỤ LỤC 3 HÌNH ẢNH ............................................................................................ 49

iv


Khóa luận tốt nghiệp



............................................................................................ 6
Bả

g phân loại đất tại khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai (2003) 8

Bảng 4.1: Mức Sống Dân Cư Toàn Xã Năm 2009........................................................ 17
Bảng 4.2: Cơ cấu đất nông nghiệp tại Phú Lí: .............................................................. 20
Bả
Bảng

ắt nguồn gây ảnh hưởng và các tác động đến môi trường nước: 23
ồn gây ảnh hưởng chính các tác động đến tài nguyên đất tại phân

khu Phú Lí: .................................................................................................................... 24
Bả

ắt các nguồn gây ảnh hưởng và các tác động lên môi trường sinh

vật .................................................................................................................................. 28
Bả


ắt các tác động của người dân lên nguồn tài nguyên .................. 29

Bả

ởng tác động của người dân lên nguồn tài nguyên thiên nhiên ........ 30

Bảng 4.8: Kết quả phân tích SWOT .............................................................................. 32
Bảng 4.9 Giải pháp từ phân tích SWOT........................................................................ 33
Bảng 4.10 Tóm tắt các điểm tham quan tại KBT .......................................................... 37
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ........................................................................................... 49

v


Khóa luận tốt nghiệp

BVR: Bảo vệ rừng
DT: Diện tích
DDSH: Đa dạng sinh học
HST: Hệ sinh thái
IUCN: International Union for Conservation of Nature
KBT: Khu bảo tồn
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
KBT TN-VH: Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa
UBND: Ủy ban nhân dân
VQG: Vườn quốc gia
WWF: World Wildlife Fund

vi



Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng.
Và để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của mình, con người đã không ngừng
khai thác, sử dụng và tác động đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều này dẫn đến
môi trường đang bị ảnh hưởng, đa dạng sinh học ngày càng suy giảm nghiêm trọng.
Ước tính có khoảng 150 loài sinh vật bị mất đi mỗi ngày và tình trạng này đang có
xu hướng gia tăng. Đây cũng là lúc con người nhìn nhận lại cách thức khai thác, tác
động đến tài nguyên để có thể tìm cách khắc phục.
Trên thế giới có khoảng 1000 khu bảo tồn được thành lập nhằm bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, các khu bảo tồn đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt là sự tác động của cộng đồng
dân cư địa phương đã và đang làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và
đa dạng sinh học loài.
Với diện tích khoảng 100.000 ha, khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng
Nai được thành lập nhằm bảo tồn, khôi phục hệ sinh thái tự nhiên bản địa thuộc lưu
vực sông Đồng Nai, tạo ra vùng sinh cảnh rộng lớn để thực hiện bảo tồn đa dạng
sinh học bền vững; bảo tồn và phát huy giá trị các di tích văn hóa lịch sử. Song việc
bảo tồn đa dạng sinh học tại đây cũng gặp không ít khó khăn, thách thức như: trong
và quanh KBT đang còn nhiều hộ dân sinh sống, đa số là hộ nghèo và dân tộc thiểu
số sống lệ thuộc vào tài nguyên rừng. Do đó, việc họ tác động lên nguồn tài nguyên
rừng là không tránh khỏi. Vì vậy, việc tìm hiểu, đánh giá, xem xét mức độ tác động
của người dân lên nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng là rất quan trọng, nhằm tìm ra
các biện pháp bảo vệ, khắc phục và tìm cách giúp ổn đinh đời sống người dân trong
khu bảo tồn. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, đồng thời được sự chấp
thuận của Khoa Môi trường & Tài Nguyên, Đại học Nông Lâm, chúng tôi thực hiện

đề tài: “ Tác động của người dân vùng đệm đến tài nguyên thiên nhiên tại xã Phú
Lí thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai”.
GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

1

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

1.2. Mục tiêu:
Cung cấp cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên của rừng đang bị tác động tại
phân khu Phú Lí thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai.
Từ những cơ sở đó có thể đề ra những biện pháp khắc phục và ngăn ngừa
hậu quả.
1.3. Giới hạn đề tài:
Do giới hạn về kinh phí, trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp kĩ sư, đề tài chỉ
nghiên cứu ở mức độ tìm hiểu những tác động của người dân lên nguồn tài nguyên
thiên nhiên tại phân khu Phú Lí Khu bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai
thuộc xã Phú Lí, huyện Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai.

GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

2

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


Khóa luận tốt nghiệp


CHƢƠNG II
TỔNG QUAN
2.1. Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên:
2.1.1. Định nghĩa và khái quát khu bảo tồn thiên nhiên:
 Định nghĩa:
Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được
khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đi
kèm, được quản lí bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lí hiệu quả
khác vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dàng để bảo vệ và duy trì tính đa dạng
sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ tài nguyên văn
hóa và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương pháp hữu hiệu khác. (Theo
IUCN 1994)
 Khái quát khu bảo tồn thiên nhiên:
Hiện nay trên thế giới có trên khoảng 100 000 khu bảo tồn chiếm 11,7 %
diện tích đất liền toàn thế giới. Vườn quốc gia chiếm số lượng và diện tích lớn nhất,
tiếp đến là khu bảo tồn loài và sinh cảnh.
Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng
(bao gồm 30 Vườn quốc gia, 69 khu dữ trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan,
20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 3 khu bảo tồn biển chứa các hệ sinh
thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên
cạn, đất ngập nước và trên biển.
Theo IUCN (1994) hệ thống phân hạng khu bảo tồn thiên nhiên gồm có:
 Khu dữ trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/ khu bảo vệ hoang dã
 Vườn quốc gia
 Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên
 Khu bảo tồn loài/ sinh cảnh
 Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/ biển
 Khu bảo tồn kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên
 Mục tiêu của khu bảo tồn thiên nhiên:

GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

3

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

 Nghiên cứu khoa học
 Bảo vệ đời sống hoang dã
 Bảo vệ đa dạng loài và nguồn gen
 Duy trì các dịch vụ môi trường
 Bảo vệ các đặc điểm tự nhiên và văn hóa
 Du lịch và nghỉ dưỡng
 Giáo dục
 Sử dung bền vững nguồn tài nguyên của hệ sinh thái tự nhiên
 Bảo vệ các bản sắc văn hóa và truyền thống
2.1.2. Sự tham gia của cộng đồng dân cƣ:
Phần lớn các khu bảo tồn đều có người dân sinh sống xung quanh hoặc bên
trong ranh giới. Tại hầu hết các nơi trên thế giới, kết quả của việc thành lập và bảo
vệ các khu BTTN tùy thuộc vào sự hợp tác giữa cộng đồng địa phương và ban quản
lí khu BTTN. Các khu BTTN sẽ không đạt được kết quả mong muốn nếu những
mối quan tâm của cộng đồng địa phương không được đáp ứng một cách phù hợp,
người dân địa phương là những người hiểu biết rõ về những vấn đề quan trọng và
sống còn đối với khu BTTN. Vì vậy, phải coi những cộng đồng này là nh

nhóm

đặc biệt trong khi quản lí khu BTTN. Các khu BTTN không thể tách khỏi các nhu

cầu phát triển kinh tế, xã hội và tinh thần của người dân địa phương.
Một số nguyên lý áp dụng ở các Khu bảo tồn và dân địa phƣơng:
– Nguyên lý 1: Dân địa phương có những mối liên kết lâu đời với thiên nhiên
và có sự hiểu biết sâu rộng về thiên nhiên.
– Nguyên lý 2: Những thỏa thuận giữa các tổ chức bảo tồn (các cơ quan quản
lý khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống) đối với việc thành lập và quản lý
khu bảo vệ sẽ dựa vào việc tôn trọng đầy đủ đối với quyền lợi của người dân.
– Nguyên lý 3: Các nguyên tắc của sự phân quyền, sự tham gia, sự minh bạch
và trách nhiệm giải trình sẽ được đề cập đến trong tất cả các nội dung.
– Nguyên lý 4: Dân bản địa truyền thống được phân chia đầy đủ và công bằng
các lợi ích Khu bảo tồn.
GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

4

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

– Nguyên lý 5: Quyền hạn của người dân bản địa truyền thống trong mối liên
hệ với khu bảo vệ thường chịu trách nhiệm quốc tế do nhiều vùng đất, lãnh
thổ, nguồn nước, vùng ven biển và các tài nguyên khác mà họ sử dụng hay sử
dụng vượt biên giới nhiêu quốc gia.
Xây dựng và quản lý vùng đệm:
Việt Nam đã cố gắng rất nhiều trong việc xây dựng các Khu bảo tồn thiên
nhiên và Vườn quốc gia. Tuy nhiên điều khó khăn gặp phải là xung quanh và cả
nhiều nơi trong khu bảo tồn có nhiêu người dân sinh sống, họ đốt rừng làm nương
rẫy, săn bắt động vật quý hiếm, khai thác các sản phẩm từ rừng để sinh sống. Các
hoạt động của họ đã làm tổn hại đến các mục tiêu của khu bảo tồn, làm cho các khu

bảo tồn bị giảm chất lương một cách nhanh chóng.
2.2. Tổng quan về khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai:
2.2.1. Lịch sử hình thành:
Trước đây KBT thuộc lâm phần của 3 lâm trường Mã Đà, Vĩnh An và Hiếu
Liêm. Ba lâm trường này có nhiệm vụ khai thác rừng tự nhiên và trồng cây
nguyên liệu giấy.
Năm 1996, UBND tỉnh Đồng Nai ngưng khai thác rừng tự nhiên và chuyển sang
bảo vệ rừng.
Tháng12/2003, UBND tỉnh quyết định thành lập khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh
Cửu trên cơ sở sát nhập các lâm trường trên.
Tháng 02/2006, UBND tỉnh Đồng Nai sáp nhập Trung tâm quản lý di tích chiến
khu Đ và đổi tên thành KBT thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu.
Tháng 7/2009 UBND tỉnh Đồng Nai sát nhập Trung tâm Thủy sản Đồng Nai
vào Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu.
Tháng 8/2010 UBND tỉnh Đồng Nai đổi tên Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích
Vĩnh Cửu thành Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai.

GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

5

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

2.2.2. Vị trí địa lí:

Khu Bảo tồn nằm về phía Bắc tỉnh Đồng Nai, thuộc địa giới hành chính các
xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu); xã Thanh Sơn,

La Ngà, Phú Cường, Phú Ngọc, Ngọc Định, Túc Trưng (huyện Định Quán); xã Đắc
Lua (huyện Tân Phú); xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom); và xã Gia Tân (huyện
Thống nhất)
 Tọa độ địa lý:
-

11008’41” - 11030’43” vĩ độ Bắc.

GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

6

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

-

06055’14” - 107012’17” kinh độ Đông.

 Phạm vi ranh giới:
-

Phía Bắc giáp sông Mã Đà, tỉnh Bình Phước.

-

Phía Nam giáp sông Đồng Nai.


-

Phía Đông giáp hồ Trị An.

-

Phía Tây giáp tỉnh Bình Dương.

2.2.3. Điều kiên tự nhiên:
 Địa hình:
Khu Bảo tồn nằm trong vùng trung gian giữa cao nguyên và đồng bằng sông
Cửu Long, nền địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam.
- Phía Bắc là những đồi cao có độ cao tuyệt đối đến 300 m và sườn dốc 16 –
250.
-

Phía Nam có độ cao thấp hơn, khoảng 150 – 200 m, sườn ít dốc 8 – 150.

- Phía Tây Nam có dạng đồi thấp, độ cao tuyệt đối 80 – 100 m, sườn thoải với
độ dốc 11 – 150.
- Địa hình đồng bằng phân bố ở phía cực Nam với cao trình nơi cao 10 – 20
m, nơi thấp từ 1 – 2 m. Độ cao lớn nhất là 368 m, độ dốc lớn nhất có thể đến
350.
Với các kiểu địa hình nói trên đã tạo cho Khu Bảo tồn có sự đa dạng hoá về
khí hậu và thành phần động, thực vật rừng phân bố có nhiều điểm độc đáo so với
các vùng khác.
 Khí hậu:
KBT nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, một năm có
hai mùa mưa và khô rõ rệt với nhiệt độ cao đều trong năm:

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ không khí bình quân 25 – 270C.
Độ ẩm tương đối 80 – 82%. Ít có gió bão và sương muối.
GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

7

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

Lượng mưa tương đối cao từ 2.000 – 2.800 mm
 Thủy văn:
Chế độ thuỷ văn của Khu Bảo tồn chịu sự chi phối bởi hệ thống sông suối
trên địa bàn, chế độ mưa tại chỗ và hồ Trị An.
Sông Đồng Nai:
- Mùa khô lượng nước chỉ xấp xỉ 20% lượng nước cả năm, lượng dòng chảy
nhỏ, nước trên sông Đồng Nai xuống thấp, nên khả năng cung cấp nước bị
hạn chế đã gây tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
- Mùa mưa nước trên sông Đồng Nai lớn, thường xuất hiện lũ, có năm gây
hiện tượng ngập úng ở khu vực địa hình thấp thuộc hạ lưu, nhất là những
năm mưa lớn hồ Trị An xả ở mức độ tối đa.
Ngoài ra, trên địa bàn còn có rất nhiều sông, suối nhỏ đổ vào sông Bé và hồ
Trị An như suối Ràng, suối Linh, suối Cây Sung, suối Sai, suối Bà Hào... hầu hết
các suối nhỏ chỉ có nước trong mùa mưa và đều cạn nước vào mùa khô.
Hồ Trị An: diện tích mặt nước trong hồ biến động qua các tháng trong năm
là do sự điều tiết để phục vụ thuỷ điện.
Ngoài hồ Trị An, trên địa bàn còn có hồ Bà Hào diện tích trên 400 ha và hồ

Vườn ươm trên 20 ha, luôn ổn định mực nước phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản,
tưới tiêu và công tác phòng cháy chữa cháy rừng của Khu Bảo tồn.
 Thổ nhưỡng:
Bảng 2.1:

phân loại đất tại khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai

(2003)
ST



T

HIỆU

Ru

II
1

VIỆT NAM
NHÓM ĐẤT ĐEN

I
1

TÊN ĐẤT

Xg


Đất nâu thẩm trên
bazan

DIỆN TÍCH

FAO/UNESCO (tƣơng ứng)

(Ha)

(%)

LUVISOLS

55,3

0,1

Epilithi - Chromic Luvisols

55,3

0,1

NHÓM ĐẤT XÁM

ACRISOLS

1.431,8


1,4

Đất xám Gley

Veti - Gleyic Acrisols

1.431,8

1,4

GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

8

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

NHÓM ĐẤT ĐỎ

III

VÀNG

1

Fp

2


Fs

3

Fk

Đất nâu vàng trên
phù sa cổ
Đất đỏ vàng trên
phiến sét
Đất nâu đỏ trên
bazan

FERRALSOLS

65.052,2

64,9

Haplic Acrisols

39.875,6

39,8

Hyperferric Acrisols

17.811,1


17,8

Rhodic Ferralsols

7.365,5

7,3

33.764,0

33,7

100.303,3

100,0

SÔNG SUỐI, MẶT

IV

NƢỚC
TỔNG CỘNG

2.2.4. Đặc điểm kinh tế, dân cƣ và xã hội:
Theo số liệu điều tra dân sinh kinh tế năm 2008, trong khu vực có 5.415 hộ
với khoảng 24.180 nhân khẩu đang sinh sống.
Phân bố dân số theo đơn vị hành chính quản lý:
-

Xã Mã Đà


-

: 1.727 hộ

-

7.621 khẩu

- 07 ấp dân cư

: 1.036 hộ

-

4.930 khẩu

- 04 ấp dân cư
- 09 ấp dân cư

-

Phân bố dân số theo thành phần dân tộc:
-

Kinh

: 5.132 hộ, chiếm 94,77%.

-


Hoa

: 20 hộ, chiếm 0,37%

-

Chơro

:125 hộ, chiếm 2,31%

-

Khơ Me

: 54 hộ, chiếm 1,0%

-

Tày

: 22 hộ, chiếm 0,41 %

-

Mường

: 31 hộ, chiếm 0,57%

-


Dân tộc khác

: 31 hộ, chiếm 0,57%

Với nhiều thành phần dân tộc hiện đang sinh sống trong khu vực nhưng chỉ
có dân tộc Chơro là dân tộc bản địa (cư trú lâu đời tại xã Phú lý), đa phần từ dân cư

GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

9

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

từ nhiều địa phương trong cả nước đến cư trú đã hình thành nên cộng đồng dân cư
mang nhiều nét văn hóa đặc trưng, đa dạng trong khu vực.
Phần lớn là lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm trên 90%, còn lại
là lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và lao động khác. Đa phần lao động
có trình độ học vấn cấp tiểu học hoặc trung học cơ sở, một số lao động có trình độ
học vấn cấp trung học phổ thông, không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động
chân tay là chính.
2.2.5. Các giá trị tài nguyên thiên nhiên:
Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu được xem như là lớn nhất Đông Nam Bộ
và cũng là nơi phân bố của 3 hệ sinh thái rừng:
-

Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới.


-

Hệ sinh thái rừng nữa rụng lá.

-

Hệ sinh thái rừng tre nứa.
Các hệ sinh thái này hình thành nên nhiều sinh cảnh thực vật và là nơi cư trú

của nhiều loại động vật hoang dã. Bên cạnh đó, KBT còn có một di tích lịch sử nổi
tiếng, di tích lịch sử chiến khu Đ.
Với diện tích 68.788,3 ha khu bảo tồn được phân thành 4 phân khu chức
năng và vùng đệm.
-

Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt:

28.871,6 ha

-

Phân khu Phục hồi Sinh thái:

29.902,0 ha

-

Phân khu Bảo tồn Di tích:


1.750,1 ha

-

Phân khu Dịch vụ Hành chánh:

409,3 ha

-

Vùng đệm:

7.855,3 ha

 Thực vật:
Theo kết quả điều tra tài nguyên thực vật rừng do Phân viện Điều tra Quy
hoạch Rừng Nam bộ thực hiện từ năm 2007 – 2009, tại Khu Bảo tồn có 1.401 loài
thuộc 623 chi, 156 họ, 92 bộ, 10 lớp, 06 ngành thực vật khác nhau.

GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

10

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

Tài nguyên thực vật rừng tại KBT có giá trị khoa học về bảo tồn nguồn gien
và bảo tồn thiên nhiên như: nguồn gen hệ thực vật di cư; nguồn gen thực vật cổ xưa,

những nguồn gien quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ bị tiêu diệt đang sinh sống.
Về nguồn gien thực vật, các loài thực vật quý hiếm, bản địa 54 loài. Trong
đó: 16 loài thuộc nhóm thực vật quý hiếm theo phân loại của Sách đỏ thực vật Việt
Nam như: Gõ đỏ, Gõ mật, Cẩm lai Nam, Cẩm lai vú, Dáng hương quả to, Lát hoa,
Cẩm thị, Vàng nghệ, Trai, Thiết đinh lá bẹ, Đinh vàng, Mây Đồng Nai, Dây vàng
đắng …
Có 38 loài thực vật có tên mang địa danh Đồng Nai: Giác đế Đồng Nai,
Cồng nước, Cứt mọt, Giao linh, Chóp máu Đồng Nai, Cù đèn Đồng Nai, Mây
nước…
Nguồn gen thực vật cây dược liệu và lâm sản ngoài gỗ: trong thành phần
thực vật có khoảng 184 loài cây dược liệu thuộc các dạng cây gỗ, cây bụi, cỏ, dây
leo, khuyết thực vật và thực vật phụ sinh, ký sinh…có các loại lâm sản ngoài gỗ với
số lượng lớn như: Ươi, Ô dước, Lồ ô, Song mây…
 Động vật:
Theo kết quả điều tra tài nguyên động vật rừng do Viện Sinh thái và Tài
nguyên.
Sinh vật thực hiện từ năm 2007 – 2009, tại Khu Bảo tồn có 1.621 loài thuộc
209 họ, 40 bộ, 05 lớp động vật khác nhau đang phân bố, bao gồm:
-

Thú có 85 loài thuộc 27 họ, 10 bộ.

-

Chim có 259 loài thuộc 52 họ, 17 bộ.

-

Bò sát, ếch nhái có 97 loài thuộc 18 họ, 03 bộ.


-

Côn trùng có 1.189 loài thuộc 112 họ, 10 bộ khác nhau.

2.2.6. Các giá trị tài nguyên nhân văn:
KBT trước đây là căn cứ cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ của miền Đông Nam Bộ, chiến trường miền Nam. Trong phạm vi
KBTTN&VH Đồng Nai có 2 cụm di tích lịch sử đạt cấp quốc gia, đó là cụm di tích
căn cứ Trung ương cục miền Nam ở tiểu khu rừng số 41 và căn cứ khu ủy miền
GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

11

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

Đông Nam Bộ ở tiểu khu rừng số 107. Hiện tại Sở Văn hóa thông tin tỉnh Đồng Nai
đã lập dự án đầu tư xây dựng các cụm di tích này.
Từ những giá trị lịch sử của các khu Di tích, Bộ Văn Hoá - Thông tin đã xếp
hạng 3 khu di tích lịch sử cấp Quốc gia là: Di tích lịch sử Chiến khu Đ (Khu Địa
đạo Suối Linh), Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam và khu căn cứ Khu ủy miền
Đông, để đầu tư xây dựng 3 khu này thành nơi bảo tồn di tích lịch sử cách mạng.
2.3. Khái quát về khu dân cƣ vùng đệm thuộc phân khu Phú Lý:
Xã Phú Lý nằm ở phía Bắc của trung tâm huyện Vĩnh Cửu, là một xã miền
núi xung quanh được bao bọc bởi rừng già, cách trung tâm huyện 40 km và nối liền
với thị trấn bằng trục giao thông tỉnh lộ 761, có đường nhựa đi lại khá thuận lợi,
cách thành phố Biên Hoà hơn 70 km.
Xã Phú Lý được chia thành 09 ấp gồm ấp 1, 2, 3, 4, Lý Lịch 1, Lý Lịch 2,

Bình Chánh, Cây Cầy và Bàu Phụng với tổng số dân là: 13712 người (năm 2010).
Hầu hết cư dân khắp các tỉnh thành của cả nước đến định cư và sinh sống; cụ
thể: Châu ro : 139 hộ - 622 khẩu, Tày: 7 hộ - 30 khẩu, Khơ me: 21 hộ - 83 khẩu,
Mường: 29 hộ - 123 khẩu, dân tộc khác: 11 hộ - 46 khẩu, còn lại đa số là người
Kinh. (năm 2010).
Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Còn lại là các
ngành dịch vụ, thương mại chiếm tỷ trọng ít.

GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

12

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG III
PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi nghiên cứu:
Được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai.
3.2. Nội dung nghiên cứu:
Tìm hiểu đặc điểm tổng quát KBT thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai.
Điều tra cơ cấu dân số, lao động của người dân xã Phú Lí thuộc KBT.
Đánh giá mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người dân.
Đánh giá mức độ tác động vào tài nguyên rừng ,đưa ra những hậu quả xảy ra
tác động đến môi trường.
Đưa ra những giải pháp khắc phục những hậu quả môi trường.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Việc thu thập, phân tích tài liệu được bắt đầu ngay khi đề tài được triển. Cụ thể là:
-

Thu thập, tham khảo tài liệu sách, internet về các cách quản lí tại KBT.

-

Các thông tin về tài nguyên, các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên tại
KBT: được thu thập tại trung tâm du lịch sinh thái chiên khu Đ trực thuộc
KBT TN-VH Đồng Nai.

-

Những số liệu về điều kiện sinh sống của người dân trong vùng đệm nghiên
cứu: thu thập tại hạt kiểm lâm Khu BTTN&VH Đồng Nai.

-

Những số liệu, thông tin về dân cư, xã hội, kinh tế cơ sở hạ tầng tại vùng
đệm nghiên cứu : thu thập tại UBND xã Phú Lý.

-

Thu thập, tham khảo các tài liệu sách, luận văn trong thư viện trường va các
website có liên quan.

 Phương pháp khảo sát thực địa:
Cách thức thực hiện:
-


Quan sát trực tiếp và ghi nhận

-

Chụp hình

Các nội dung khảo sát:
GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

13

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

-

Khảo sát cơ sở hạ tầng, hiện trạng phân bố dân cư tại phân khu Phú Lý.

-

Khảo sát sinh kế của người dân.

-

Khảo sát cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

-


Khảo sát cách thức tác động vào nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 Phương pháp bản đồ:
Đây là phương pháp không thể thiếu đối với các các đề tài nghiên cứu khoa
học có liên quan đến lãnh thổ, đặc biệt là địa học, du lịch, môi trường và công tác
khảo sát thực địa.
Bản đồ được sử dụng để xác định các lợi thế về vị trí nơi nghiên cứu. Dựa
trên bản đồ các trạm bảo vệ của trong phân khu để xác định các điểm khảo sát.
 Phương pháp phỏng vấn – bảng câu hỏi:
Mục đích: thu thập các thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá các tác động
của người dân vùng đệm tại Phú Lí.
Tiến hành 100phiếu đối với các hộ dân; 30phiếu đối với nhân viên kiểm lâm.
Cách chọn mẫu: chọn điều tra ngẫu nhiên.
 Phương pháp phân tích SWOT: (S: Strengths; W: Weaknesses; O:
Opportunities; T: Threats)
Ma trận được xây dựng với 4 nhóm yếu tố đặc trưng: các điểm mạnh(
Strenghs), các điểm yếu (Weaknesses), các cơ hội (Opportunities) và các thách thức
(Threats). Dựa trên 4 nhóm yếu tố trên, trong quá trình phân tích kết hợp các nhóm
yếu tố với nhau nhằm tìm kiếm phương hướng, những biện pháp bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên, tìm cách cải thiện được cuộc sống của người dân tại phân khu
Phú Lí thuộc KBT TN-VH Đồng Nai:
-

Chiến lược S/O: Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ.

-

Chiến lược W/O: Không để điểm yếu làm mất cơ hội.

-


Chiến lược S/T: Phát huy điểm mạnh để khắc phục vượt qua thử thách thử
thách.

-

Chiến lược W/T: Không để thử thách làm phát triển điểm yếu.

GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

14

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình tài nguyên rừng và đất rừng:
Diện tích rừng ở Phú Lí là 18 187.0 ha, rừng có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú và dồi dào.
4.1.1.Tài nguyên động vật:
Tài nguyên động vật tại KBT rất phong phú và đa dạng, có nhiều loài đang
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ.
Trong thành phần động vật rừng có 25 loài động vật rừng có xương sống
được xếp vào nhóm quý hiếm nhu sau : Dơi chó tai ngắn, Cu li nhỏ, Khỉ mặt đỏ,
Khỉ đuôi dài, Khỉ đuôi lợn, Vượn má vàng, Sói đỏ, Gấu ngựa, Gấu chó, Mèo rừng,
Voi, Beo lửa, Cheo leo Nam Dương, Bò tót…
Theo kết quả điều tra tại KBT loài thù móng vuốt được ghi nhận là xuất hiện

với tần xuất cao là Voi, Bò tót, Nai, Cheo leo.
Ngoài ra KBT còn có cá cảnh (Cá Hoàng đế), Cá Sấu (cá sấu lai giữa cá sấu
nước ngọt và cá Sấu Cu Ba), Các loài hươu sao, đà điểu và một số loài động vật
ngoại lai khác đang được nuôi tại các vùng đệm. Đây là mối đe dọa cho công tác
bảo tồn.
4.1.2. Thực vật:
Tài nguyên thực vật taị KBT có giá trị khoa học về bảo tồn gen: nguồn gen
thực vật di cư, nguồn gen thực vật cổ xưa, những nguồn gen quý hiếm và đặc hữu
có nguy cơ bị tiêu diệt.
Về nguồn gien thực vật, các loài thực vật quý hiếm, bản địa 54 loài. Trong
đó: 16 loài thuộc nhóm thực vật quý hiếm theo phân loại của Sách đỏ thực vật Việt
Nam như: Gõ đỏ, Gõ mật, Cẩm lai Nam, Cẩm lai vú, Dáng hương quả to, Lát hoa,
Cẩm thị, Vàng nghệ, Trai, Thiết đinh lá bẹ, Đinh vàng, Mây Đồng Nai, Dây vàng
đắng…

GVHD: Nguyễn Anh Tuấn

15

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Thanh


×