Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KCN AMATA – THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.15 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI KCN AMATA – THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

SINH VIÊN THỰC HIỆN

:

NGUYỄN THỊ THÙY TRINH

CHUYÊN NGÀNH

:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

NIÊN KHÓA

:

2007 – 2011

TP. HỒ CHÍ MINH – 7/2011




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI KCN AMATA, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS. NGUYỄN VINH QUY

NGUYỄN THỊ THÙY TRINH
MSSV: 07149151

TP. HỒ CHÍ MINH – 7/2011


LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ rất quý báu từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè, đặc biêt tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

TS. Nguyễn Vinh Quy đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo và
dành thời gian quý báu để giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Quý thầy cô trường đại học Nông Lâm và Khoa Môi trường
và Tài nguyên đã hết lòng dạy bảo và truyền thụ những kiến thức bổ
ích trong suốt những năm trên giảng đường đại học.
Các anh chị Phòng Môi trường – Ban quản lý KCN Đồng Nai
đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận trong suốt quá trình thực tập tại Phòng
và đã cung cấp nhiều thông tin, tài liệu bổ ích để tôi có thể bổ sung
vào khóa luận.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp 07QM đã luôn cùng tôi chia sẽ
những niềm vui, nỗi buồn trong suốt những năm học qua và luôn sát
cánh động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trân trọng!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Trinh


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata, Thành Phố Biên Hoà, Tỉnh
Đồng Nai” được thực hiện trong thời gian từ tháng 03/2011 – 6/2011 tại KCN Amata,
Thành Phố Biên Hòa.
Trong quá trình thực hiện đề tài các phương pháp sau đây đã được sử dụng:
Tổng quan tài liệu; phỏng vấn, điều tra; khảo sát, đo đạc môi trường; xử lý và phân
tích dữ liệu; đánh giá và dự báo nhằm khảo sát các thành phần và hiện trạng môi
trường để đưa ra những đánh giá chung về công tác quản lý môi trường ở KCN Amata.
Kết quả nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường tại Công ty CP Amata Việt Nam
(Công ty đầu tư và phát triển hạ tầng KCN Amata) cho thấy trong quá trình hoạt động,
vấn đề bảo vệ môi trường tại KCN Amata đã được quan tâm và đạt nhiều kết quả đáng

khích lệ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân: cả khách quan lẫn chủ quan, vấn đề bảo vệ môi trường tại các KCN trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và tại KCN Amata nói riêng vẫn đang còn nhiều vấn
đề cần phải quan tâm giải quyết.
Trên cơ sở kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu hiện trạng môi trường
và thực tế sản xuất tại cơ sở, đề tài dự báo được lượng chất thải phát sinh và diễn biến
chất lượng môi trường trong những năm tới từ đó đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi
trường như: Hoàn thiện cơ chế, tổ chức; biện pháp quy hoạch và đầu tư; xã hội hóa
nguồn vốn đầu tư; áp dụng các công cụ kinh tế; tăng cường nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ sạch, biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, biện pháp
giám sát hoạt động bảo vệ môi trường và các biện pháp phối hợp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý môi trường tại KCN Amata nói riêng và các KCN trên địa bàn Tỉnh Đồng
Nai nói chung.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... v 
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vi 

Chương 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1 
1.2. MỤC TIÊU .......................................................................................................... 2 
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 
1.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................... 3 

Chương 2:  TỔNG QUAN VỀ KCN VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP .................................................................................................... 4 

2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TÍNH CỦA KCN VÀ KCX .......................................... 4 
2.1.1. Khái niệm KCN và KCX .............................................................................. 4 

2.1.2. Đặc tính và loại hình KCN ........................................................................... 4 
2.1.2.1. Đặc tính KCN ........................................................................................ 4 
2.1.2.2. Các loại hình KCN ................................................................................ 5 
2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KCN TẠI ĐỒNG NAI ........ 6 
2.2.1. Khái quát tình hình phát triển KCN ở Việt Nam.......................................... 6 
2.2.2. Khái quát quá trình hình thành các KCN ở Đồng Nai ................................. 8 
2.2.3. Xây dựng và phát triển các KCN Đồng Nai ................................................. 8 
2.2.3.1. Quy hoạch và triển khai xây dựng KCN ............................................... 8 
2.2.3.2. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN.................................................. 9 
2.3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KCN............................... 12 

Chương 3:  KHÁI QUÁT VỀ KCN AMATA VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP ........................................................................................................... 13 

3.1. KHÁT QUÁT VỀ KCN AMATA .................................................................... 13 
3.1.1. Vị trí địa lý - địa hình và địa mạo............................................................... 13 
3.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................... 13 
3.1.1.2. Địa hình và địa mạo tại KCN .............................................................. 14 
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu của KCN................................................................. 14 
3.1.2. Chức năng – nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức tại KCN Amata ........................ 18 

i


3.1.3. Cơ sở hạ tầng KCN Amata ......................................................................... 19 
3.1.3.1. Hệ thống cấp – thoát nước và xử lý nước thải .................................... 19 
3.1.3.2. Hệ thống cấp điện ................................................................................ 19 
3.1.3.3. Hệ thống giao thông nội bộ ................................................................. 19 
3.1.4. Phân bố các ngành sản xuất tại KCN Amata.............................................. 20 
3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KCN AMATA ....................................... 20 

3.2.1. Môi trường nước ......................................................................................... 20 
3.2.1.1. Nước mặt ............................................................................................. 20 
3.2.1.2. Nước thải ............................................................................................. 21 
3.2.2. Môi trường không khí ................................................................................. 23 
3.2.2.1. Không khí xung quanh ........................................................................ 23 
3.2.2.2. Không khí khu vực sản xuất ................................................................ 24 
3.2.2.3. Khí thải ................................................................................................ 24 
3.2.3. Tiếng ồn và nhiệt ........................................................................................ 25 
3.2.4. Sự cố môi trường ........................................................................................ 25 
3.2.5. Chất thải rắn................................................................................................ 26 
3.2.6. Hệ sinh thái tự nhiên................................................................................... 27 
3.3. CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KCN AMATA ........................... 28 
3.3.1. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 28 
3.2.2. Các biện pháp quản lý môi trường trong KCN .......................................... 29 
3.2.2.1. Kiểm soát nước thải công nghiệp ........................................................ 29 
3.2.2.2. Kiểm soát khí thải công nghiệp ........................................................... 31 
3.2.2.3. Kiểm soát chất thải rắn: ....................................................................... 32 
3.2.2.4. Giảm thiểu tiếng ồn và nhiệt ............................................................... 33 
3.2.2.5. Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường tại KCN...................... 34 

Chương 4:  ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ................................................... 35 

4.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ........... 35 
4.1.1. Đánh giá, dự báo nước thải......................................................................... 35 
4.1.1.1. Đánh giá chất lượng nước thải tại KCN Amata .................................. 35 

ii



4.1.1.2. Dự báo tải lượng ô nhiễm phát sinh khi diện tích KCN Amata được lấp
đầy..................................................................................................................... 36 
4.1.2. Đánh giá, dự báo khí thải............................................................................ 39 
4.1.2.1. Đánh giá chất lượng khí thải tại KCN Amata ..................................... 39 
4.1.2.2. Dự báo tải lượng các chất gây ô nhiễm không khí phát sinh khi KCN
Amata được lấp đầy .......................................................................................... 40 
4.1.3. Đánh giá, dự báo chất thải rắn .................................................................... 41 
4.1.3.1. Đánh giá về tình hình chất thải rắn công nghiệp tại KCN Amata ....... 41 
4.1.3.2. Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh tại KCN Amata đến năm
2015 .................................................................................................................. 43 
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QLMT HIỆN HÀNH .......................... 44 
4.2.1. Kết quả đạt được..................................................................................... 44 
4.2.2. Những hạn chế cần khắc phục ................................................................ 45 

Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG KCN AMATA ...................................................................................... 46 

5.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU BVMT ĐỐI VỚI KCN AMATA NÓI RIÊNG
VÀ CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NÓI CHUNG ...................... 46 
5.1.1. Quan điểm................................................................................................... 46 
5.1.2. Mục tiêu ...................................................................................................... 47 
5.2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BVMT
TẠI KCN AMATA .................................................................................................. 48 
5.2.1. Hoàn thiện cơ chế, tổ chức bảo vệ môi trường........................................... 48 
5.2.1.1. Cơ chế .................................................................................................. 48 
5.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về BVMT. ............................. 48 
5.2.2. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư trong công tác bảo vệ môi trường ............ 49 
5.2.3.Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ..................... 49 
5.2.4. Áp dụng các công cụ kinh tế ...................................................................... 49 
5.2.5. Biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ............... 50 

5.2.6. Tăng cường hợp tác trong bảo vệ môi trường ............................................ 50 
5.2.7. Sản xuất sạch hơn ....................................................................................... 50 
5.2.8. Giải pháp kỹ thuật ...................................................................................... 51 

iii


Chương 6: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ............................................................................... 53 
6.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 53 
6.2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 54 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 55 
PHẦN PHỤ LỤC ..................................................................................................... 56 
PHỤ LỤC I  

: CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ................................................ 56 

PHỤ LỤC II : MỘT SỐ BẢNG BIỂU................................................................ 56 
PHỤ LỤC III : MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÀ BẢN VẼ ........................................... 56 

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng KCN theo vùng trên cả nước .......................................................... 7 
Bảng 2.2: Tình hình đầu tư vào KCN............................................................................. 9 
Bảng 2.3: Phân bố KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................................................... 10 
Bảng 2.4: Đầu tư vào KCN theo quốc gia đầu tư (doanh nghiệp FDI) ........................ 10 
Bảng 2.5: Đầu tư vào các KCN Đồng Nai theo ngành ................................................. 11 
Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (Trạm Long Khánh – trung tâm
tỉnh Đồng Nai) .............................................................................................................. 15 

Bảng 3.2 : Độ ẩm không khí TB các tháng trong năm (Trạm Long Khánh – trung tâm
tỉnh Đồng Nai) .............................................................................................................. 16 
Bảng 3.3: Lượng mưa TB các tháng trong năm (Trạm Long Khánh – trung tâm tỉnh
Đồng Nai) (Đơn vị tính: 1/10mm) ................................................................................ 17 
Bảng 3.4:Cơ cấu sử dụng đất trong KCN Amata ......................................................... 20 
Bảng 3.5: Kết quả phân tích một số thông số đặc trưng trong chất lượng nước suối Chùa ...... 21 
Bảng 3.6: Khối lượng và chủng loại nước thải trong KCN Amata .............................. 22 
Bảng 3.7: Thành phần, khối lượng nước thải của các DN trong KCN Amata............. 22 
Bảng 3.8: Kết quả phân tích không khí xung quanh KCN Amata ............................... 23 
Bảng 3.9: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất ....... 24 
Bảng 3.10: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu ô nhiễm trong khí thải .......................... 25 
Bảng 3.11: Thành phần, khối lượng chất thải rắn công nghiệp trong KCN Amata ..... 26 
Bảng 4.1: Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong nước thải tại hệ thống XLNTTT ........ 35 
Bảng 4.2: Nồng độ chất ô nhiễm chính trong nước thải tại KCN Amata qua các năm
(2008 – 2010)................................................................................................................ 37 
Bảng 4.3: Dự báo tải lượng ô nhiễm phát sinh thêm tại KCN Amata (khi diện tích
KCN Amata được lấp đầy). .......................................................................................... 38 
Bảng 4.4: Nồng độ các thông số ô nhiễm qua các năm (2008 – 2010) ........................ 39 
Bảng 4.5: Dự báo thải lượng các chất gây ô nhiễm không khí tại KCN Amata .......... 40 
Bảng 4.6: Khối lượng chất thải rắn tại KCN Amata qua các năm (2008 – 2010) ....... 41 
Bảng 4.7: Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh (kg/ngày) đến năm 2015 .......... 43 

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ tổng thể KCN Amata.......................................................................... 13 
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý tại KCN Amata .............................. 18 
Hình 3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty phát triển hạ tầng KCN Amata .................... 28 
Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Amata ......................... 30 

Hình 4.1: Biểu đồ biểu thị diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải
tại KCN Amata qua các năm (2008 – 2010) ................................................................ 37 
Hình 4.2: Biểu đồ biểu thị diễn biến nồng độ các thông số ô nhiễm tại KCN Amata qua
các năm (2008 – 2010) ................................................................................................. 39 
Hình 4.3: Biểu đồ biểu thị diễn biến khối lượng CTR tại KCN Amata qua các năm
(2008 – 2010)................................................................................................................ 42 
Hình 4.4: Biểu đồ biểu thị diễn biến khối lượng CTR phát sinh dự báo đến 2015 ...... 44 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

: Ban quản lý

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CNH

: Công nghiệp hóa

CTR

: Chất thải rắn

CTRNH


: Chất thải rắn nguy hại

HĐH

: Hiện đại hóa

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

KT-XH

: Kinh tế-xã hội

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất

PTBV

: Phát triển bền vững

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


QLNN

: Quản lý nhà nước

QLMT

: Quản lý môi trường

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT

: Tài nguyên và Môi trường

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UNEP

: Tổ chức bảo vệ môi trường Liên Hiệp Quốc

UBND

: Ủy ban nhân dân

vii



Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata-Biên Hòa

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, quá trình này đã góp phần to lớn và mang lại nhiều thành quả trong
việc cải thiện đời sống nhân dân và thúc đẩy kinh tế đất nước ngày một phát triển hơn.
Có nhiều cách và nhiều con đường để phát triển nhưng nhanh nhất vẫn là phát triển
công nghiệp, thực tế đã minh chứng các KCN đã đóng góp một phần quan trọng trong
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà các KCN đóng góp thì cũng có
rất nhiều vấn đề mà các KCN đang phải đối mặt, trong đó, ô nhiễm môi trường là vấn
đề đang được đặc biệt chú ý.
Đồng Nai là một tỉnh có thế mạnh về phát triển công nghiệp với khoảng 30
KCN được đầu tư xây dựng và hoạt động trên địa bàn. Do đó, vấn đề bảo vệ môi
trường tại các KCN đang được các cấp và các ngành của tỉnh hết sức quan tâm để đảm
bảo ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường đảm bảo cho quá trình phát
triển xã hội bền vững. Riêng tại thành phố Biên Hòa hiện nay đang có 05 KCN đang
hoạt động gồm: KCN Amata, KCN Agtex Long Bình, KCN Biên Hòa 1 (đang có dự
án chuyển đổi công năng của KCN này), KCN Biên Hòa 2 và KCN Loteco. Trong đó,
KCN Amata là KCN được đầu tư đồng bộ với hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh có thể xem
là KCN kiểu mẫu trong vấn đề thu hút đầu tư và bảo vệ môi trường.
Vấn đề bảo vệ môi trường tại KCN Amata đã được Công ty CP Amata Việt
Nam (Công ty đầu tư và phát triển hạ tầng KCN Amata) rất quan tâm. Hiện KCN đã
đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải, công suất 5.000 m3/ngày và đang
tiến hành xây dựng và hoàn thiện đề án thu gom chất thải tại KCN theo chỉ thị 04/CTUBND của UBND tỉnh Đồng Nai. Trong quá trình hoạt động, vấn đề bảo vệ môi
trường tại KCN Amata đã đạt được nhiều kết quả góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại khu vực. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan vấn

đề bảo vệ môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và tại KCN

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

1

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trinh


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata-Biên Hòa

Amata nói riêng vẫn đang còn nhiều bất cập. Để có cái nhìn tổng quát về thực trạng
quản lý môi trường ở KCN và tìm hiểu được những mặt tích cực và hạn chế trong
công tác bảo vệ môi trường tại KCN Amata, từ đó rút ra được những vấn đề cơ bản
trong bảo vệ môi trường tại KCN, tiếp tục phát huy những mặt đã làm được và khắc
phục những hạn chế và đưa ra những bài học kinh nghiệm từ đó có thể áp dụng cho
các KCN khác. Vì những lý do đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất
các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata, Tp. Biên Hòa,
Đồng Nai” đã được thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi
trường tại KCN nói chung và KCN Amata nói riêng.
1.2. MỤC TIÊU
Mục tiêu tổng quát của đề tài nghiên cứu là:
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do hoạt động công nghiệp tại KCN Amata.
- Đánh giá hiệu quả công tác BVMT tại KCN Amata.
- Đề xuất kế hoạch, biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường
KCN Amata.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, các phương pháp sau đã được áp dụng:
- Tổng quan tài liệu: Sưu tầm và kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu - số liệu
được thu thập về các chuyên ngành có liên quan của các cơ quan quản lý, các cơ quan

hữu quan, tài liệu xuất bản trong và ngoài nước liên quan đến môi trường và phát triển
công nghiệp, tài liệu từ các công trình nghiên cứu và giáo trình trong trường đại học.
- Phỏng vấn, điều tra:
+ Phỏng vấn các cá nhân có liên quan.
+ Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, chuyên viên và giáo viên về các
vấn đề có liên quan.
- Khảo sát, đo đạc môi trường:
+ Quan sát, khảo sát trực tiếp và đo đạc tại hiện trường.
+ Lấy mẫu ngoài hiện trường

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

2

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trinh


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata-Biên Hòa

Khí thải: đo khí thải tại nguồn, ngay tại nguồn thải ra môi trường như: ống khói
lò hơi, máy phát điện…, không khí môi trường lao động và không khí xung quanh khu
vực KCN Amata.
Nước thải: thu mẫu nước thải cuối đường ống, tại các vị trí thoát nước thải ra
khỏi hàng rào nhà máy; nước thải đầu vào và đầu ra sau hệ thống xử lý nước thải tập
trung của KCN Amata
+ Các phương pháp lấy mẫu - phân tích đều tuân theo quy định trong các
TCVN, QCVN tương ứng của Bộ TN&MT.
- Xử lý và phân tích dữ liệu: Các thông tin, dữ liệu sơ cấp được xem xét, tìm
hiểu và lựa chọn nhằm đưa ra được những thông tin, dữ liệu chính xác và có ý nghĩa
nhất làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề.

- Đánh giá và dự báo:
+ Phương pháp đánh giá chủ yếu dựa vào các số liệu thu thập được, các tiêu
chuẩn, quy chuẩn về kiểm soát ô nhiễm để so sánh.
+ Phương pháp dự báo thông qua việc so sánh đánh giá các mức độ ô nhiễm đã
biết, dựa vào các tài liệu báo cáo chuyên ngành hoặc tính toán bằng các phương trình
toán học để dự báo ô nhiễm môi trường trong tương lai gần.
1.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do có hạn chế về nhân vật lực và thời gian nên nghiên cứu chỉ đề cập đến các
vấn đề ô nhiễm do chất thải từ hoạt động sản xuất của các DN trong KCN Amata và
việc khảo sát môi trường chỉ thực hiện ở một số nhà máy, ngành nghề sản xuất có tính
đại diện trong KCN. Các tác động môi trường kinh tế - xã hội trong KCN sẽ không
được đề cập chi tiết trong nghiên cứu này.

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

3

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trinh


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata-Biên Hòa

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ KCN VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TÍNH CỦA KCN VÀ KCX
2.1.1. Khái niệm KCN và KCX
Khu công nghiệp: Một KCN với định nghĩa đơn giản nhất, có thể được mô tả
như một vùng đất rộng, được chia nhỏ thành các lô và được xây dựng để một số
hãng/Công ty sử dụng đồng thời, và các công ty này có vị trí gần nhau và sử dụng

cùng cơ sở hạ tầng (Peddle, 1993).
Theo pháp luật Việt Nam, KCN được hiểu là “Khu chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo quy định của Chính phủ” (Khoản 20, điều 3, Luật Đầu tư
năm 2005)
Khu chế xuất: Là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung cấp
các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Giới hạn/ Ranh giới
của các khu chế xuất do Nhà nước Việt Nam thiết lập hoặc được Nhà nước Việt Nam
cho phép thiết lập.
2.1.2. Đặc tính và loại hình KCN
2.1.2.1. Đặc tính KCN
KCN thường có diện tích tương đối rộng (từ 40 ha trở lên) ranh giới xác định,
phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và không có dân cư sinh sống. Sự phân định ranh
giới đó thể hiện rõ ràng trong quyết định thành lập KCN. Sự phân định ranh giới này
còn là điều kiện để xác định quyền và nghĩa vụ của các DN trong KCN và phân biệt
với các DN khác. Mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bên trong KCN, không
chỉ được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ quy
chế pháp lý riêng và được hưởng rất nhiều ưu đãi. Việc quy định KCN không có dân
cư sinh sống tạo điều kiện thuận lợi để các Công ty phát triển hạ tầng thực hiện triệt để
việc bảo vệ môi trường và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng.
GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

4

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trinh


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata-Biên Hòa

KCN là khu vực chuyển sản xuất hàng công nghiệp và thực hiệ các dịch vụ cho

sản xuất công nghiệp. Trong KCN có các tòa nhà và các nhà máy, các dịch vụ, các
công trình công ích, phố xá, viễn thông, cảnh quan, hệ thống đường xá nối với mạng
lưới giao thông vận tải (gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và các dịch vụ chở
khách) và đôi khi có cả các công trình tiện ích như giải trí và chăm sóc trẻ em.
Có những quy định bắt buộc đối với các Công ty nằm trong KCN liên quan đến
các vấn đề như quy hoạch tổng thể, chi tiết, quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn về
môi trường, loại hình xây dựng, loại hình sản xuất….
Quy định về công tác quản lý để nâng cao hiệu lực thi hành các hợp đồng và
các quy định bắt buộc, phê duyệt và tiếp nhận các Công ty mới vào hoạt động ở các
KCN và cung cấp các chính sách và xúc tiến quy hoạch nhằm thúc đẩy phát triển dài
hạn KCN và như vậy mới bảo vệ được các khoản đầu tư của các Công ty thường trú.
Không phải tất cả các KCN đề có tất cả các đặc trưng này, sự khác nhau của
các KCN còn phụ thuộc giai đoạn phát triển kinh tế của mỗi nước theo mức độ ưu tiên
trong chiến lược phát triển, tùy thuộc vào thái độ của nước đó đối với công tác quy
hoạch tổng thể và tùy thuộc vào khả năng vốn đầu tư. Các KCN cũng còn phụ thuộc
vào đối tượng phát triển và các ưu tiên cũng như động cơ phát triển.
2.1.2.2. Các loại hình KCN
Hiện nay, theo tính chất sản xuất KCN có thể là khu công nghệ cao, khu kinh
tế… Khu công nghệ cao là khu vực dành riêng cho các doanh nghiệp hoạt động công
nghệ cao và những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhằm phát triển công nghệ cao, bao
gồm: các nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo khoa học – công nghệ và các dịch vụ liên
quan. Những khu vực này có địa giới rõ ràng, cố định và được thành lập theo quyết
định của Nhà nước Việt Nam hoặc Thủ tướng nước Việt Nam. Các doanh nghiệp chế
biến hàng hoá xuất khẩu đã được Nhà nước cho phép cũng được đặt ở khu vực này.

Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường
đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lí
xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. Khu kinh tế được chia làm
02 khu vực: khu thuế quan và khu phi thuế quan. Khu kinh tế cho phép đầu tư đa


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

5

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trinh


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata-Biên Hòa

ngành, đa lĩnh vực, nhưng có mục tiêu trọng tâm phù hợp từng khu kinh tế được
thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau.
2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KCN TẠI ĐỒNG NAI
2.2.1. Khái quát tình hình phát triển KCN ở Việt Nam
Trước năm 1975, ở Việt Nam các trung tâm công nghiệp mang tính chất của
một ngành kinh tế thời chiến, phân tán, tự cung tự cấp chế biến nông sản và chế biến
công nghiệp phục vụ tiêu dùng, phục vụ chiến tranh. Ở miền Bắc, sau năm 1954 đến
năm 1964 đã xây dựng các trung tâm công nghiệp ở các thành phố lớn như Hà Nội,
Hải Phòng, xây dựng khu gang thép Thái Nguyên, thành phố công nghiệp hoá chất
Việt Trì, khu mỏ Quảng Ninh.
Trước năm 1987, kinh tế xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn: là một nước
nông nghiệp lạc hậu, ảnh hưởng của cuộc chiến tranh còn nặng nề, nền kinh tế ở tình
trạng kém phát triển sản xuất nhỏ mang nặng tính chất tự cấp tự túc. Trong bối cảnh
đó, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế. Từ đại hội VI Đảng ta đã xác định:
“việc ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự nghiệp
phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa của nước ta tiến
hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và
nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”. Quan điểm trên ngày càng được hoàn thiện qua
các kỳ đại hội Đảng, đến đại hội IX: chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm
độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc

gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.
Tháng 12 năm 1987, Nhà nước đã ban hành luật đầu tư nước ngoài. Ngay khi
Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, định hướng phát triển công nghiệp cả nước khá rõ
ràng, hấp dẫn làn sóng đầu tư công nghiệp của nhà đầu tư. Tiếp đến là một số nghị
định hướng dẫn mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất để thúc đẩy hơn nữa thu hút
đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, các nghị định hướng dẫn hoạt động KCN liên tục
được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn: năm 1991, Chính phủ ban hành quy chế Khu
chế xuất (Nghị định 322/HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1991), năm 1994 ban hành
Nghị định 192/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 về quy chế KCN, năm 1997 ban hành
GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

6

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trinh


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata-Biên Hòa

Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 về quy chế KCN, KCX, năm 2008 ban
hành nghị định 29/CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 về quy chế KCN, KCX (thay thế
nghị định 36/CP), cùng các chính sách về đầu tư, thuế, hải quan... phục vụ cho nhu cầu
vận hành và hoạt động thu hút đầu tư vào các KCN.
Tính đến 12/2009, cả nước có 228 khu công nghiệp được thành lập với tổng
diện tích đất tự nhiên 58.264 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt
38,42 nghìn ha, chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Các khu công nghiệp phân bổ
ở 56 tỉnh, thành phố trên cả nước nhưng tập trung ở 3 vùng Đông Nam bộ, đồng bằng
Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó vùng Đông Nam bộ chiếm 36% về
số KCN và 47% về diện tích. Dự kiến đến năm 2015, cả nước sẽ có thêm 113 khu
công nghiệp được thành lập mới với tổng diện tích quy hoạch là 29,2 nghìn ha và 27
khu công nghiệp mở rộng với tổng diện tích hơn 6.000 Ha. Tổng hợp số lượng và các

vùng tập trung của KCN được thể hiện qua bảng 2.1:
Bảng 2.1: Số lượng KCN theo vùng trên cả nước
Vùng kinh tế

Số lượng

Diện tích (ha)

Đồng bằng Sông Hồng

55

13.345

Đông bắc, Tây bắc

19

4.107

Bắc Trung bộ

8

776

Duyên Hải Trung bộ

19


4.136

Tây Nguyên

7

878

Đông Nam bộ

82

27.723

Đồng bằng sông Cửu Long

38

7.299

228

58.264

Tổng số

(Nguồn: Vụ Kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009)
Theo Vụ Kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng dự án và vốn đầu tư nước
ngoài tại các khu công nghiệp là 3.564 dự án FDI có số vốn là 42,667 tỷ USD, 3.588
dự án trong nước với vốn là 14,8 tỷ USD.

Trong đó 2.250 dự án FDI và 2.258 dự án trong nước đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp
đầy tại các khu công nghiệp là 46%, số khu công nghiệp đã đi vào hoạt động là 64%,
sử dụng 1.243.000 lao động trực tiếp.
GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

7

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trinh


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata-Biên Hòa

2.2.2. Khái quát quá trình hình thành các KCN ở Đồng Nai
Từ thực tiễn KCN Biên Hoà 1 (được hình thành từ năm 1963) và thành công
bước đầu của KCN Biên Hoà 2 (KCN đầu tiên được thành lập sau năm 1975 và là
KCN hình thành sớm nhất, trước khi Nhà nước ban hành khuôn khổ pháp lý cho việc
xây dựng và phát triển KCN.), Đồng Nai đã từng bước rút kinh nghiệm và mở ra
những hướng đột phá mới, tập trung quy hoạch xây dựng thêm các khu công nghiệp
mới không những ở TP. Biên Hòa mà mở rộng đến các huyện khác.
Đến năm 1990, Đồng Nai đã qui hoạch phát triển 17 KCN, quá trình phát triển,
tiếp tục qui họach bổ sung một số KCN, đến nay hình thành 29 KCN, dự kiến đến năm
2015, Đồng Nai phát triển 34 KCN tập trung với tổng diện tích khoảng 12.779 ha, và
đến 2020 sẽ bổ sung thêm một số KCN, trong đó chú trọng các KCN chuyên ngành,
khu công nghệ cao, khu liên hợp công nông nghiệp, các KCN khu vực nông thôn miền
núi.... Hiện nay, Đồng Nai cũng đã qui hoạch xây dựng 42 Cụm công nghiệp với diện
tích 2.023 ha. Các cụm công nghiệp này chủ yếu bố trí các ngành nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp qui mô nhỏ, ít ô nhiễm, nhằm hạn chế việc bố trí các dự án công
nghiệp nằm xen lẫn trong các khu dân cư, giữ vững mục tiêu phát triển bền vững.
2.2.3. Xây dựng và phát triển các KCN Đồng Nai
2.2.3.1. Quy hoạch và triển khai xây dựng KCN
Tính đến năm 2009, Đồng Nai đã có 29 KCN được thành lập với tổng diện tích

là 9.076 ha, tỉ lệ diện tích đã cho thuê tại 29 KCN này đạt 60% diện tích dành cho
thuê, trong đó các KCN như: Biên Hòa I, Biên Hòa II, Gò Dầu, Loteco, Nhơn Trạch
II, Nhơn Trạch III (giai đoạn 1), Tam Phước, Định Quán đã cho thuê hết đất; một số
KCN khác cũng đạt tỉ lệ cho thuê đất ở mức cao như KCN Nhơn Trạch I (88%), Nhơn
Trạch V (78%), Dệt may Nhơn Trạch (76%), Bàu Xéo (93%), Hố Nai giai đoạn 1
(85%), SônPPg Mây giai đoạn 1 (74%). Ngoài các KCN đã nêu trên, Đồng Nai còn có
hơn 2.127 ha cũng đã được UBND Tỉnh trình Chính phủ xin bổ sung quy hoạch phát
triển các KCN đến năm 2020, bao gồm:
Các KCN đã hoạt động, xin điều chỉnh mở rộng diện tích, gồm 5 KCN:
- KCN An Phước, điều chỉnh diện tích từ 130ha thành 201ha.
- KCN Amata, điều chỉnh diện tích từ 514ha thành 694ha.
GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

8

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trinh


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata-Biên Hòa

- KCN Xuân Lộc, điều chỉnh diện tích từ 103ha thành 303ha.
- KCN Tân Phú, điều chỉnh diện tích từ 54ha thành 130ha.
- KCN Long Đức, điều chỉnh diện tích từ 450ha thành 580ha.
Các KCN xin bổ sung mới gồm 5 KCN:
- Khu đô thị công nghệ cao Long Thành, khoảng 1.922ha, trong đó:
+ Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành, khoảng 500ha.
+ Khu đô thị phục vụ KCN công nghệ cao, khoảng 1.422ha.
- Khu công nghiệp Phước Bình, khoảng 190ha
- Khu công nghiệp Cẩm Mỹ, khoảng 300ha
- Khu công nghiệp Gia Kiệm, khoảng 330ha

- Khu công nghiệp Suối Tre, khoảng 150ha
Như vậy, nếu chỉ tính riêng các KCN theo qui hoạch dự kiến trên (chưa tính các
cụm công nghiệp tại địa phương) thì đến năm 2020, Đồng Nai sẽ có 35 KCN với tổng
diện tích khoảng 11.703 ha.
2.2.3.2. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN
Tính đến 31/12/2009, các KCN Đồng Nai đã thu hút được tổng số 1.078 dự án
(trong đó có 807 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 11.843,11 triệu
USD và 271 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 22.643,80 tỷ đồng). Tình hình triển
khai dự án đầu tư vào KCN cụ thể theo bảng 2.2:
Bảng 2.2: Tình hình đầu tư vào KCN
Tình hình triển
khai dự án

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Vốn đăng ký
(triệu USD)

Số lượng

Dự án có vốn đầu tư trong nước

Vốn đăng ký
(tỷ đồng)

Số lượng

Đang hoạt động

644


10.221,89

179

16.373,27

Đang xây dựng

46

377,15

24

2.476,85

Chưa xây dựng

117

1.244,08

67

3.793,68

(Nguồn: Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, 2009)
Trừ doanh nghiệp Việt Nam, đã có doanh nghiệp thuộc 32 nước và vùng lãnh thổ
nước ngoài đầu tư vào các KCN Đồng Nai (gồm các nước Đài Loan, Hàn Quốc,


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

9

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trinh


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata-Biên Hòa

Singapore, Hồng Kông, Nhật bản..). Trong đó 5 nước và vùng lãnh thổ dẫn đầu là : Đài
Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore.
Từ các kết quả trên, có thể nói rằng: việc qui hoạch phát triển KCN là điều kiện
cần thiết để thu hút các dự án đầu tư công nghiệp vào tỉnh Đồng Nai trong thời gian
qua, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên: Thu hút đầu tư chủ yếu tập trung
trên địa bàn Thành phố Biên Hoà, huyện Nhơn Trạch, Long Thành và Trảng Bom.
Tổng hợp tình hình phân bố các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
Bảng 2.3: Phân bố KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
STT

Địa bàn

Diện tích
(Ha)
5
1337

Số KCN

Số dự

án
391

Vốn đầu tư
(triệu USD)
4.214,35

1

TP.Biên Hoà

2

Huyện Nhơn Trạch

10

3342

216

5.120,20

3

Huyện Long Thành

5

1408


183

1.725,80

4

Huyện Trảng Bom

4

2000

284

1.510,89

5

Khác

5

989

4

687,06

29


9.076

1.078

13.258,3

Tổng cộng

(Nguồn: Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, 2009)
Thu hút đa dạng nguồn vốn từ nhiều quốc gia (32 quốc gia và vùng lãnh thổ),
nhưng chiếm đa số là các nhà đầu tư từ các nước Châu á, trong đó tập trung vào vài
quốc gia như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản (70% số dự án, trên 40% số vốn). Việc
tập trung thu hút vốn đầu tư ở các quốc gia này cho thấy sức thu hút đầu tư chưa lan
toả rộng, phụ thuộc vào nguồn vốn của vài quốc gia trong vùng.
Bảng 2.4: Đầu tư vào KCN theo quốc gia đầu tư (doanh nghiệp FDI)
STT

Quốc gia

Vốn đăng ký
(triệu USD)

Số dự án

Sử dụng lao
động

1


Đài Loan

256 (31,72%)

3.110,829 (26,27%) 66.294 (21,99%)

2

Hàn Quốc

193 (23,92%)

2.037,85 (17,21%) 86.855 (28,82%)

3

Nhật Bản

83 (10,29%)

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

1.639,148 (13,84%)

10

42.440 (14,08)

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trinh



Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata-Biên Hòa

STT

Quốc gia

Số dự án

Vốn đăng ký
(triệu USD)

Sử dụng lao
động

4

Malaysia

27 (3,35%)

790,846 (6,68%)

6.921 (2,30%)

5

Singapore

25 (3,10%)


729,002 (6,16%)

6.672 (2,21%)

6

Thái Lan

22 (2,73%)

585,221 (4,94%)

7.379 (2,45%)

7

Trung Quốc

30 (3,72%)

545,487 (4,61%) 49.008 (16,26%)

8

Mỹ

31 (3,84%)

171,523 (1,45%)


2.231 (0,74%)

9

Pháp

14 (1,73%)

69,226 (0,58%)

4.165 (1,38%)

10

Khác

91 (11,28%)

1.583,48 (13,37%)

17.020 (5,65%)

807

11.843,11

301.415

Tổng


(Nguồn: Ban Quản lý các KCN, 2009)
Các dự án chủ yếu mang tính gia công lắp ráp ở các ngành nghề sử dụng nhiều
lao động như: dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, sử dụng nhiều lao động và kéo theo
nhiều vấn đề phải giải quyết cho lao động nhập cư như nhà ở, an ninh, tính ổn định của
nguồn nhân lực. Bảng 2.5 thể hiện chi tiết tình hình đầu tư vào các KCN theo ngành cụ
thể như sau:
Bảng 2.5: Đầu tư vào các KCN Đồng Nai theo ngành
STT
1

Tên ngành
May mặc, dệt nhuộm, giày da

3

Thức ăn gia súc, chế biến nông
sản, thực phẩm
Cơ khí, điện, điện tử

4

Nhựa, sơn, phân bón, hoá chất

5

Vật liệu xây dựng

6


Các ngành khác

2

Tổng cộng
Vốn đầu tư
Số dự án
(Tr.USD)

Tổng cộng

So với tổng
vốn đầu tư
(%)

152

4.719,95

35,6

168

2.359,97

17,8

255

3.447,16


26

157

1.551,22

11,7

41

464,04

3,5

320

715,96

5.4

1078

13.258,3

100

(Nguồn: Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, 2009)
GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


11

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trinh


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata-Biên Hòa

2.3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KCN
Hiện nay bộ máy quản lý môi trường các KCN ở nước ta đã được thành lập từ
cấp trung ương đến địa phương và hệ thống này đang ngày càng hoàn thiện về cơ cấu
tổ chức cũng như các biện pháp quản lý. Do đó, việc quản lý môi trường trong KCN
được tích hợp nhiều công cụ và biện pháp khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại các KCN. Dưới đây là một số công cụ
và giái pháp cơ bản thường được sử dụng:
2.3.1. Pháp luật
Bao gồm các văn bản pháp luật, chính sách quốc tế, quốc gia, các văn bản dưới
luật (Nghị định, Quyết định, Thông tư…), các kế hoạch, chính sách môi trường quốc
gia, vùng lãnh htổ hoặc các ngành , các địa phương.
2.3.2. Kinh tế
Các loại thuế, phí đánh vào các thu nhập bằng tiền của các hoạt động kinh
doanh, snh hoạt của người dân, các công cụ này sẽ chỉ áp dụng có hiệu quả trong kinh
tế thị trường.
2.3.3. Kỹ thuật
Thực hiện vai trò quản lý và kiểm soát, giám sát QLNN vè chất lượng và thành
phần môi trường về sự hình thành và phân bố các chất ô nhiễm trong môi trường.
Nhóm này được chia thành 2 nhóm nhỏ:
- Nhóm quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường: đánh giá môi trường, quan
trắc môi trường, GIS, ĐTM, truyền thông môi trường.
- Các công cụ kỹ thuật xử lý để kiểm soát ô nhiễm: các hệ thống thiết bị, quy
trình xử lý chất thải, tái sinh tái chế chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm.

2.3.4. Mệnh lệnh và kiểm tra
Động lực pháp lý, biện pháp định chế nhằm thúc đẩy sự tuẩn thủ trực tiếp về
bảo vệ môi trường của của đối tượng gây ô nhiễm thông qua:
- Điều tiết các quá trình hay sản phẩm được sử dụng,
- Cấm hoặc hạn chế việc thải ra một số chất ô nhiễm,
- Giới hạn hoạt động trong những thời gian/không gian nhất định
- Giấy phép hay sự chấp thuận về mặt môi trường
- Các quy định, nghị định, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng môi trường..
GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

12

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trinh


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata-Biên Hòa

Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ KCN AMATA VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
3.1. KHÁT QUÁT VỀ KCN AMATA
3.1.1. Vị trí địa lý - địa hình và địa mạo
3.1.1.1. Vị trí địa lý
KCN Amata có diện
tích 494,4 ha tọa lạc trên khu
vực thuộc phường Long Bình –
TP. Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai
và được thành lập từ năm 1995
do cơ quan chủ quản dự án là
Công ty Cổ Phần Amata (Việt

Nam), tên cũ là Công ty TNHH
Amata (Việt Nam).
Hình 3.1: Sơ đồ tổng thể KCN Amata
KCN Amata nằm ở phía Đông TP. Biên Hòa, nằm kẹp giữa 3 trục đường giao
thông chính là đường sắt Bắc Nam (phía Bắc), xa lộ Hà Nội (phía Tây) và quốc lộ 15
(phía Tây Nam), cách trung tâm Tp.HCM 30 km, cách TP Biên Hòa 5 km, cách ga Sài
Gòn 32 km, cách cảng Đồng Nai 4 km, Tân Cảng 26 km, cảng Sài Gòn 32 km, cảng
Phú Mỹ 40 km, cảng quốc tế Vũng Tàu (trong tương lai) 90 km, cách sân bay Quốc tế
Tân Sơn Nhất 35 km. Ranh giới KCN Amata được xác định như sau:
- Phía Đông: giáp xã Hố Nai 2 (huyện Trảng Bom) và xã Phước Tân.
- Phía Tây: giáp phường Tân Hiệp, Tam Hòa, Bình Đa và An Bình
- Phía Nam: giáp phường Long Bình Tân và Xã Phước Tân.
- Phía Bắc: giáp phường Tân Biên, Tân Hòa và xã Hố Nai 3 (huyện Trảng
Bom).

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

13

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trinh


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN Amata-Biên Hòa

Với vị trí như trên, KCN Amata là khu vực tập trung nhiều công ty, xí nghiệp
đầu tư trong và ngoài nước. Do đó có một số thuận lợi sau:
- Nằm cách quốc lộ 1A khoảng 1km nên rất thuận lợi cho giao thông, vận
chuyển và xuất nhập nguyên vật liệu, thành phẩm.
- Cách trung tâm thành phố không xa là khu vực tập trung dân cư đông đúc nên
số lượng lao động dồi dào.

- Hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi như điện thoại, fax, thư tín…
- Hệ thống cung cấp năng lượng thuận lợi..
3.1.1.2. Địa hình và địa mạo tại KCN
KCN Amata nằm trên một vùng đất tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp tương
đối nhỏ dần từ hướng Bắc xuống hướng Nam nên có khả năng chịu tải tương đối tốt,
chiều sâu của lớp đất chịu lực bazan là khoảng 6 m trở lên, xây dựng được nhà cao
tầng, địa tầng khá đồng đều, phát triển các công trình, phát triển khu dân cư, khu đô
thị. Bên cạnh đó, môi trường sinh thái tốt… thuận lợi cho xây dựng công trình.
Theo Trung tâm Công nghệ Môi trường (2010) định hướng 2020, địa chất công
trình khu vực KCN Amata có sự phân bố các lớp đất đá theo trình tự:
- Lớp 1: Lớp cát pha, hạt mịn màu trắng, xám vàng đất ẩm, bở rời. Có độ dày từ
1 đến 3 m.
- Lớp 2: Lớp cát pha sét cao lanh màu xám trắng lẫn ít sỏi sạn thạch anh, sỏi
sạn laterit. Đất ẩm ướt trạng thái dẻo, độ sâu từ 1 - 7 m, C = 0,18 - 0,35 kg/ cm2.
- Lớp 3: Lớp cát pha và cát sạn thạch anh màu xám trắng, đỏ vàng loang lổ. Đất
ẩm trạng thái dẻo. Ở độ sâu từ 6 - 12 m, C = 0,45 - 0,50 kg/cm2.
Nhìn chung, địa chất công trình phù hợp cho việc xây dựng và phát triển đô thị,
phát triển công nghiệp….
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu của KCN
KCN Amata mang đặc điểm khí hậu chung của tỉnh Đồng Nai nằm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với khí hậu ôn hòa gồm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thường sớm hơn các tỉnh miền Tây
Nam Bộ.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Các yếu tố khí tượng đều thay đổi rõ rệt theo 2 mùa kể trên.
GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy

14

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trinh



×