Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ TRONG VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP
MẶN CẦN GIỜ TRONG VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI
VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN HIỂN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 07/2011


NGHIÊN CỨU VAI TRÒ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ TRONG VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Tác giả

NGUYỄN VĂN HIỂN

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn
TS. Lê Quốc Tuấn


Tháng 7 năm 2011.


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN HIỂN

MSSV: 07149044


Khoá học:

Lớp: DH07QM

2007 – 2011

1. Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU VAI TRÒ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ TRONG VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG”
2. Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:



Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ
Tính toán khả năng xử lý nước thải của rừng ngập mặn Cần Giờ theo lý
thuyết và theo thực tế.
‾ Xác định mối liên hệ giữa tính toán lý thuyết với các số liệu thực tế đo được.
‾ Định hướng phát triển bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ.
Kết thúc: tháng 07/2011
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2011
4. Họ tên GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày ….. tháng ….. năm 2011
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày tháng

năm 2011


Giáo viên hướng dẫn


LỜI CÁM ƠN
Với tấm lòng chân thành và biết ơn sâu sắc. Em xin gởi lời cám ơn đến:
Ba, mẹ và anh chị trong gia đình đã luôn là chỗ dựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh
thần cho con trong suốt quá trình học tập.
Thầy Lê Quốc Tuấn đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực tập và làm
khóa luận này.
Quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên – Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh đã khổ công truyền đạt kiến thức cũng như rất nhiều kinh nghiệm quý báu
cho em trong suốt khóa học 2007 – 2011.
Quý anh chị tại Ban quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
em thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn tới tất cả những người bạn đã luôn là chỗ dựa vững
chắc cho tôi trong cuộc sống xa nhà cũng như trong quá trình làm khóa luận.
Một lần nữa em xin gởi lời cám ơn tới tất cả mọi người!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Hiển

i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước
thải và định hướng phát triển bền vững” được tiến hành trong khoảng thời gian từ
tháng 3/2011 đến 7/2011.
Đề tài gồm 5 chương với các nội dung chính sau:



Sự tiếp cận đề tài thông qua phần tính cấp thiết của đề tài ở chương mở đầu.



Một số khái niệm có liên quan, tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã
hội của huyện Cần Giờ.



Chương 3 trình bày về mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài.



Chương 4 tác giả trình bày về khả năng xử lý nước thải của rừng ngập mặn Cần
Giờ theo lý thuyết của Kadlec và Knight, 1996, bên cạnh đó tác giả còn trình
bày khả năng xử lý nước thải trên thực tế của rừng ngập mặn Cần Giờ và mối
tương quan giữa 2 số liệu lý thuyết và số liệu thực tế đo được. Định hướng phát
triển bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ.



Những kết luận của tác giả về vấn đề nghiên cứu, những kiến nghị được thể
hiện ở chương 5.

ii



MỤC LỤC
Trang
 

MỤC LỤC .................................................................................................................... iii  
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................v 
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... vi 
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... vii 
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 
Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................3 
2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ...................................................................3 
2.1.1.  Rừng ngập mặn ..................................................................................................... 3 
2.1.2.  Hệ sinh thái ........................................................................................................... 4 
2.1.3.  Khu dự trữ sinh quyển .......................................................................................... 5 
2.1.4.  Phát triển bền vững ............................................................................................... 6 
2.2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..........................................................8 
2.2.1.  Đặc điểm tự nhiên Khu DTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ (huyện Cần Giờ) ......... 8 
2.2.2.  Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 15 
2.2.3.  Sơ lược về tài nguyên Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ............ 23 
Chương 3 NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................31 
3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................31 
3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................31 
3.2.1.  Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 31 
3.2.2.  Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 31 
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................31 
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................32 
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................33 
4.1. VAI TRÒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ..........33 
4.1.1.  KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
THEO LÝ THUYẾT ..................................................................................................... 33 

4.1.2.  KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THỰC TẾ CỦA RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ42 
4.1.3.  TƯƠNG QUAN GIỮA KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC CỦA RỪNG NGẬP
MẶN CẦN GIỜ THEO LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ ................................................. 50 
4.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
.......................................................................................................................................55 
iii


Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................58 
5.1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................58 
5.2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................58 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................60 
PHỤ LỤC .....................................................................................................................61 

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD (Biochemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ Tài nguyên & Môi trường

COD (Chemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy hóa học


DO (Dissolved Oxygen)

Nồng độ oxy hòa tan

DTSQ

Dự trữ sinh quyển

ĐH

Đại học

GS. TSKH

Giáo sư, tiến sĩ khoa học

KHCN và MT

Khoa học công nghệ và Môi trường

MT&TN

Môi trường và Tài nguyên



Nghị định

PTBV


Phát triển bền vững

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSS (Total Suspended Solids)

Tổng chất rắn lơ lửng

VNĐ

Việt Nam đồng

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối tháng, năm (%) .................................. 12 
Bảng 2.2 Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình tháng, năm (%) ................................ 12 
Bảng 2.3 Hướng và tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm (m/s) ................................... 13 
Bảng 2.4 Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) ................................................... 14 
Bảng 2.5 Dân số các xã (thị trấn) của huyện Cần Giờ (2009) ..................................... 17 
Bảng 2.6 Số lượng du khách đến Cần Giờ qua các năm.............................................. 20 
Bảng 2.7 Tổng giá trị kinh tế của Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ .... 30 
Bảng 4.1 Kết quả phân tích mẫu số 1 tại phòng thí nghiệm Khoa MT&TN – ĐH

Nông Lâm TP.HCM ...................................................................................................... 44 
Bảng 4.2 Hiệu quả xử lý của hệ thống tự nhiên tại vị trí lấy mẫu số 1........................ 45 
Bảng 4.3 Kết quả phân tích mẫu số 2 tại phòng thí nghiệm Khoa MT&TN – ĐH
Nông Lâm TP.HCM ...................................................................................................... 46 
Bảng 4.4 Hiệu quả xử lý của hệ thống tự nhiên tại vị trí lấy mẫu số 2........................ 47 
Bảng 4.5 Kết quả phân tích mẫu số 3 tại phòng thí nghiệm Khoa MT&TN – ĐH
Nông Lâm TP.HCM ...................................................................................................... 49 
Bảng 4.6 Hiệu quả xử lý của hệ thống tự nhiên tại vị trí lấy mẫu số 3........................ 50 

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trường trong mục tiêu PTBV .......... 7 
Hình 2.2 Phà Bình Khánh và cổng chào của huyện Cần Giờ - cửa ngõ đi vào huyện ... 9 
Hình 2.3 Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ ................................................................ 16 
Hình 2.4 Làm muối và nuôi tôm ở huyện Cần Giờ ...................................................... 21 
Hình 2.5 Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume)...................................................... 26 
Hình 2.6 Bần chua (Sonneratia caseolaris L. Engler).................................................. 26 
Hình 2.7 Quần thể cóc trắng (Lumnitzera racemosa Willd) ........................................ 27 
Hình 2.8 Quần thể dà vôi (Ceriops tagal C.B.Rob) ...................................................... 27 
Hình 2.9 Quần thể dừa nước (Nypa fruticans Wurmb) ................................................. 28 
Hình 2.10 Ráng dại (Acrostichum aureum L.) .............................................................. 28 
Hình 2.11 Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) ............................................................. 29 
Hình 2.12 Cá sấu hoa cà (Crocodylus porosus) ........................................................... 29 
Hình 4.1 Mối tương quan giữa nồng độ BOD đầu vào (Ci) và đầu ra (Co) ................. 33 
Hình 4.2 Mối tương quan giữa nồng độ TSS đầu vào (TSSi) và đầu ra (TSSo) .......... 35 
Hình 4.3 Tương quan giữa nồng độ nitơ tổng đầu (TNi) vào và đầu ra (TNo) ............ 37 
Hình 4.4 Tương quan giữa nồng độ NH4+ đầu vào (NH4+i) và nồng độ NH4+ đầu ra
(NH4+o) .......................................................................................................................... 38 

Hình 4.5 Tương quan giữa nồng độ NO3- đầu vào (NO3-i) và nồng độ NO3- đầu ra
(NO3-o)........................................................................................................................... 40 
Hình 4.6 Tương quan giữa nồng độ phốtpho tổng đầu vào (TPi) và nồng độ phốtpho
tổng đầu ra (TPo) ........................................................................................................... 42 
Hình 4.7 Vị trí lấy mẫu đầu ra trên Google Map .......................................................... 43 
Hình 4.8 Vị trí lấy mẫu số 1 trên Google Map ............................................................. 43 
Hình 4.9 Chất lượng nước ngoài ao (bên trái) và trong ao nhìn trực quan................... 45 
Hình 4.10 Vị trí lấy mẫu số 2 trên Google Map ........................................................... 46 
Hình 4.11 Chất lượng nước trong ao (bên trái) và ở ngoài sông tại vị trí lấy mẫu số 247 
Hình 4.12 Vị trí lấy mẫu số 3 trên Google Map ........................................................... 48 
Hình 4.13 Chất lượng nước trong ao (bên trái) và ngoài ao tại vị trí lấy mẫu số 3 ...... 49 
vii


Hình 4.14 Sự khác biệt giữa lý thuyết và kết quả thực tế đo được chỉ tiêu BOD tại vị
trí mẫu số 1, 2 và số 3. ................................................................................................... 51 
Hình 4.15 Sự khác biệt giữa lý thuyết và kết quả thực tế đo được chỉ tiêu TSS tại vị trí
mẫu số 1, 2 và số 3. ....................................................................................................... 53 
Hình 4.16 Tương quan giữa lý thuyết và kết quả thực tế đo được chỉ tiêu NO3- tại vị trí
mẫu số 1, 2 và số 3. ....................................................................................................... 54 

viii


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước thải và
định hướng phát triển bền vững

Chương 1
MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ là một trong những hiểm họa mà loài người phải

gồng mình lên đối phó. Những siêu bão, những trận lụt lịch sử, những cơn hạn hán
kinh hoảng, những trận động đất siêu khủng... đã xảy ra thường xuyên hơn. Và đó
không gì khác chính là hậu quả của biến đổi khí hậu. Theo đánh giá của Ban Liên
chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên hiệp quốc, Việt Nam và Bangladesh
là hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do nước biển dâng cũng là một hậu quả
của biến đổi khí hậu.
Rừng ngập mặn có một vai trò vô cùng to lớn không những về kinh tế mà còn về
mặt ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Theo các chuyên gia đến từ
các trạm nghiên cứu thuộc Cơ quan Lâm nghiệp Mỹ, cùng với các nhà khoa học thuộc
Đại học Helsinki (Phần Lan) và Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Thế giới ở
Indonesia thì các khu rừng ngập mặn lưu giữ lượng carbon cao gấp bốn lần trên mỗi
mẫu Anh (khoảng 0,4 ha) so với hầu hết các khu rừng nhiệt đới khác trên thế giới.
Không chỉ vậy, rừng ngập mặn còn được ví như một nhà máy xử lý nước thải khổng lồ
trước khi chảy vào đại dương. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn là “tấm bình phong” che
chở cho con người trước gió bão và sóng biển. Theo nhóm khảo sát của GS. TSKH
Phan Nguyên Hồng (Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, Đại học Sư
phạm Hà Nội), độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải rừng ngập mặn, với mức
biến đổi từ 75% đến 85%, từ 1,3m xuống 0,2m - 0,3m.
Vai trò của rừng ngập mặn là vô cùng to lớn nhưng trong nhiều năm qua rừng
ngập mặn đã liên tục bị suy giảm cả về diện tích lẫn độ đa dạng sinh học. Theo số liệu
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, năm 1943 diện tích rừng ngập
mặn Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000 ha
vào năm 2006.
SVTH: Nguyễn Văn Hiển

1


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước thải và
định hướng phát triển bền vững


Cũng giống như những khu rừng ngập mặn khác trên thế giới, rừng ngập mặn
Cần Giờ là “lá phổi xanh”, là “quả thận” và đồng thời là “tấm bình phong” che chở
cho Thành Phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ. Vai trò của rừng ngập mặn Cần Giờ là
vô cùng to lớn nhưng không phải ai cũng biết, nhất là người dân địa phương. Bên cạnh
đó, hiện vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vai trò của hệ
sinh thái khu rừng ngập mặn là Khu DTSQ đầu tiên của Việt Nam. Chính vì những lý
do trên, được sự cho phép của thầy TS. Lê Quốc Tuấn, tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý
nước thải và định hướng phát triển bền vững”.

SVTH: Nguyễn Văn Hiển

2


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước thải và
định hướng phát triển bền vững

Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1.1. Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là vùng chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền, được phân
bố trên những vùng đất đầm lầy ven biển cửa sông và dọc theo các sông rạch chịu tác
động trực tiếp thủy triều ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Rừng bao gồm những cây gỗ,
cây bụi và thân cỏ thuộc nhiều họ khác nhau, nhưng giống nhau về mặt sinh thái, sinh
lý thích nghi với môi trường đất chưa có nền ổn định và lầy, mặn, thiếu oxy. Tác động
của các nhân tố khí hậu, thủy văn, địa hình và các điều kiện lý, hóa, sinh học khác
nhau của môi trường đã ảnh hưởng đến sự tồn tại và phân bố của rừng.

Rừng ngập mặn chỉ phát triển ở vùng nhiệt đới và một phần rất ít ở cận nhiệt đới.
Bên cạnh đó, nó còn đòi hỏi một điều kiện đất đai, thủy triều, hải lưu, sóng biển v.v...
Cho đến nay có rất nhiều ý kiến xác định vị trí của rừng ngập mặn trong hệ thống
rừng mưa nhiệt đới nhưng vẫn chưa thống nhất được.
 Ansari (1986): Rừng ngập mặn là một kiểu rừng mưa ở mức độ nhỏ.
 P. W. Richard (1957): Rừng ngập mặn là con đường chủ yếu tiến lên rừng mưa
nhiệt đới hỗn hợp.
 Thái Văn Trừng (1978) đã xếp rừng ngập mặn thuộc kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới, kiểu phụ thổ nhưỡng úng nước hàng ngày.
 Phan Nguyên Hồng (1991): Rừng ngập mặn là một loại rừng ẩm chịu mặn ở
vùng cửa sông ven biển, không giống với rừng mưa nhiệt đới ở nội địa và không thể
hình thành trong điều kiện tự nhiên ở đầm lầy nội địa.

SVTH: Nguyễn Văn Hiển

3


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước thải và
định hướng phát triển bền vững

2.1.2. Hệ sinh thái
Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã
đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên
chu trình vật chất (chu trình sinh - địa - hoá) và sự chuyển hóa của năng lượng.
 Đặc điểm:
Hệ sinh thái có thể hiểu nó bao gồm quần xã sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh
vật) và môi trường vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, chất vô cơ...)
Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành hệ sinh thái
nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên. Đặc điểm của hệ sinh thái là một hệ thống hở có 3

dòng (dòng vào, dòng ra và dòng nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin.
Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu
một thành phần thay đổi thi các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào đó
để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái.
 Năng suất:
 Năng suất sơ cấp: đó là năng suất của sinh vật sản xuất
 Năng suất thứ cấp: đó là năng suất của sinh vật tiêu thụ
Năng suất được tính là: gam chất khô/m²/ngày
 Phân loại
 Dựa vào nguồn năng lượng hệ sinh thái được chia thành:
 Hệ sinh thái nhận năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời: rừng, biển, đồng cỏ tự nhiên
v.v.
 Hệ sinh thái nhận năng lượng môi trường và năng lượng tự nhiên khác bổ sung
như hệ sinh thái cửa sông được bổ sung từ nhiều nguồn nước. Hệ sinh thái vùng trũng
cũng vậy.
 Hệ sinh thái nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và nguồn năng lượng do con
người bổ sung như: hệ sinh thái nông nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, vườn cây lâu năm:
cây ăn quả, cây công nghiệp: chè, cao su, cà phê, dâu tằm...
SVTH: Nguyễn Văn Hiển

4


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước thải và
định hướng phát triển bền vững

 Hệ sinh thái nhận năng lượng chủ yếu là năng lượng công nghiệp như: điện,
nguyên liệu...
2.1.3. Khu dự trữ sinh quyển
Trước đây, khu bảo tồn thường được xem như là một cái “chai nút kín”, đó là sự

tách biệt một khu vực tự nhiên ra khỏi thế giới loài người. Cách tiếp cận như vậy sớm
hay muộn có thể sẽ dẫn tới thất bại do những áp lực xã hội và sinh thái cả trong và
ngoài khu bảo tồn. Những cách tiếp cận không hợp lý đó về khu bảo tồn cần phải được
thay đổi. Thực tế cho thấy các khu bảo tồn vẫn còn có một số khu không có hoặc chịu
ít tác động của con người với những quy định kiểm soát chặt chẽ, được gọi là vùng lõi.
Bên cạnh đó cần thúc đẩy phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, phát triển giáo
dục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng xung quanh được gọi là
vùng đệm và vùng chuyển tiếp trong đó người dân địa phương đóng vai trò chủ chốt
thì công tác bảo tồn mới có hiệu quả lâu dài và bền vững. (theo Nguyễn Tấn Việt,
2000)
Ý tưởng xây dựng khu DTSQ nhằm giải quyết một trong những vấn đề thực tiễn
quan trọng nhất mà con người đang đối mặt hiện nay là làm thế nào để có thể tạo nên
sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên với sự
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của con người. Mô hình khu DTSQ vừa cung cấp cơ sở lý luận
vừa là công cụ thực hiện chương trình nghiên cứu đa quốc gia về Con người và Sinh
quyển (MAB), thể hiện phương pháp luận và cách tiếp cận cơ bản là “Con người là
một phần của sinh quyển”, là “Công nhân sinh thái”.
Năm 1969, Ban Tư vấn Khoa học của Chương trình Con người và Sinh quyển đã
đề xuất việc thành lập mạng lưới hợp tác trên toàn thế giới, bao gồm cả các vườn quốc
gia, khu dự trữ sinh quyển và các hình thức bảo tồn phục vụ cho công tác bảo tồn cũng
như đẩy mạnh các công trình nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, các chức năng cơ bản
của mạng lưới này bao gồm:
 Đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh thái và duy trì đa dạng
sinh học (chức năng bảo tồn).
SVTH: Nguyễn Văn Hiển

5



Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước thải và
định hướng phát triển bền vững

 Tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu và giám sát, giáo dục và trao đổi
thông tin giữa các địa phương, quốc gia và quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững
(chức năng hỗ trợ).
 Kết hợp chặt chẽ giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế nâng cao mức sống
người dân. Đây là nhân tố cơ bản bảo đảm cho sự thành công của công tác bảo tồn
(chức năng phát triển).
Một Khu DTSQ chỉ mang lại hiệu quả khi có sự tham gia tích cực của các nhà
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các nhà quản lý, các cán bộ lãnh đạo và nhân dân
địa phương cùng làm việc với nhau để đưa ra các giải pháp và giải quyết thành công
các vấn đề phức tạp.
2.1.4. Phát triển bền vững
PTBV là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi trường, do
đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất. Một số định nghĩa
của Khoa học Môi trường bàn về phát triển bền vững gồm có:
 Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and
Environment and Development, WCED) thì “PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu
cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ
tương lai”.
 PTBV là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong
hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương
lai. (Gôdian và Hecdue, 1988, GS. Grima Lino).
 Về nguyên tắc, PTBV là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển:
kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa
dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ
thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho PTBV bao gồm các nguyên tắc PTBV
trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường. (Trao đổi về hệ thống các
nguyên tắc PTBV và đánh giá PTBV – Nguyễn Thị Phương Loan)

 Nói cách khác, muốn PTBV thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu: (1)
Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức
SVTH: Nguyễn Văn Hiển

6


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước thải và
định hướng phát triển bền vững

sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư và (3) cải thiện môi trường môi sinh, bảo
đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Về kinh tế, PTBV bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ
và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về quyền sử dụng đất,
đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.
Về con người, để đảm bảo PTBV cần thiết nâng cao trình độ văn hoá, khoa học
kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dân sẽ tích cực tham gia bảo vệ môi trường cho
sự PTBV.
Về môi trường, PTBV đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên như đất trồng, nguồn
nước, khoáng sản… Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng
cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh.
Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của nó nhưng luôn được gắn một cách hữu
cơ với mục tiêu khác. Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho
cả nhu cầu hiện tại và tương lai vì xã hội loài người.
Sơ đồ dưới đây cho thấy PTBV là trung tâm, là sự hài hoà của các giá trị kinh tế
– xã hội – môi trường… trong quá trình phát triển thế giới nói chung và của Việt Nam
nói riêng.

Hình 2.1 Mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trường trong mục tiêu PTBV
SVTH: Nguyễn Văn Hiển


7


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước thải và
định hướng phát triển bền vững

2.2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên Khu DTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ (huyện Cần Giờ)
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Cần Giờ nằm về phía Đông Nam của TP. HCM, cách trung tâm Thành
phố khoảng 50km, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 35km, từ Đông sang Tây là 30km,
thuộc vùng hạ lưu và sông ven biển của hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai.
 Tọa độ địa lý:
 Vĩ độ Bắc: 10022’14” đến 10037’39”
 Kinh độ Đông: 106046’12” đến 10700’59”
 Tứ cận
 Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, ranh giới là
sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh và sông Nhà Bè.
 Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông,.
 Phía Tây Bắc giáp huyện Nhà Bè, ranh giới là sông Nhà Bè.
 Phía Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang qua sông Nhà Bè.
Huyện Cần Giờ nằm trong phân vùng Đông Nam Á, thuộc vùng địa lý – địa chất
– sinh học Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, là vùng có các khu rừng có đa dạng sinh
học vào loại cao nhất trên thế giới.
Huyện Cần Giờ được bao bọc trong vùng các cửa sông như là Lòng Tàu, Cái
Mép, Gò Giai (phía Đông Bắc), sông Soài Rạp, Đồng Tranh (phía Tây Nam); có
đường bờ biển dài 15km chạy chệch theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.
Xét về mặt vị trí địa lý, huyện Cần Giờ – TP.HCM như là hạt nhân của 4 tỉnh:
Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. Nếu chúng ta vượt qua được trở

ngại đường thủy (các cầu, cảng liên thông) thì Cần Giờ là trung tâm và là cầu nối phát
triển kinh tế liên vùng của các tỉnh thành phía Nam, là hướng giao thông đường bộ
ngắn nhất từ các tỉnh Long An, Tiền Giang với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vùng Tàu,
trong đó tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vùng Tàu là 2 tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế
SVTH: Nguyễn Văn Hiển

8


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước thải và
định hướng phát triển bền vững

thuộc loại nhanh và cao của cả nước. Do được bao bọc bởi các sông lớn nên rất thích
hợp cho việc đầu tư cảng biển và cảng du lịch quốc tế, dịch vụ cảng, khu neo đậu tàu
thuyền tránh bão. Đây còn được xem là vùng khá nhạy cảm về môi trường và về mặt
kinh tế xã hội, hiện đang có nhiều dự án quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển
các hoạt động khai thác tài nguyên, đồng thời cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt về
bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Hình 2.2 Phà Bình Khánh và cổng chào của huyện Cần Giờ - cửa ngõ đi vào huyện
2.2.1.2. Địa hình – Địa mạo
Địa hình Cần Giờ có dạng lòng chảo ở trung tâm, thấp dần từ Bắc xuống Nam,
độ cao chênh lệch giữa các khu vực là không lớn. Độ cao trung bình giữa các vùng là
từ 0 – 1,5m. Chỗ cao nhất của huyện là núi Giồng Chùa (cao 10,1m) thuộc tiểu khu 14.
Địa hình huyện Cần Giờ có thể chia thành 5 dạng sau:
 Dạng không ngập
 Dạng ngập theo chu kì nhiều năm: ở độ cao hơn 2m.
 Dạng ngập theo chu kì năm: ở độ cao từ 1,5m – 2m.
 Dạng ngập theo chu kì tháng: ở độ cao từ 1m – 1,5m.
 Dạng ngập theo chu kì ngày: từ 0m – 1m.

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ)
SVTH: Nguyễn Văn Hiển

9


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước thải và
định hướng phát triển bền vững

Dạng địa mạo:
 Đồng bằng: tích tụ hỗn hợp từ sông, biển, đầm lầy được phân bố phía Bắc và Tây
Bắc. Trầm tích cấu tạo là cát mịn, cát chứa than bùn màu tro xám.
 Bãi bồi: được bồi tụ Nhà Bè, ngả Bảy, sông Dừa tạo thành vòng cung bao bọc
vùng đầm lầy, trầm tích chủ yếu là bột sét.
 Đầm lầy: được trầm tích chủ yếu là bùn, bột sét, cát mịn, than bùn hiện tại, bề
mặt chịu tác động thường xuyên của thủy triều phân bố ở trung tâm lãnh thổ.
 Giồng cát: trầm tích từ biển tạo thành những dãy cát hẹp phân bố ở phía Nam của
huyện, dọc theo bờ biển có chiều rộng khoảng 1 km và chạy song song với nhau, kéo
dài khoảng 10 km, hình dạng hơi thẳng hoặc hình cánh cung, độ cao trung bình từ 1 - 2
m, cát có màu vàng.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ)
2.2.1.3. Địa chất – Thổ nhưỡng
Theo các chương trình điều tra thổ nhưỡng gần đây thì huyện Cần Giờ có 5 nhóm
đất chủ yếu sau:
 Nhóm đất cát biển
 Nhóm đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng, nhiễm mặn mùa khô
 Nhóm đất phèn
 Nhóm đất mặn phèn
 Nhóm đất than bùn
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ)

2.2.1.4. Đặc tính khí hậu - thủy văn:
 Khí hậu:
Huyện Cần Giờ mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai
mùa mưa và nắng rất rõ rệt, nhiệt độ cao và ổn định. Cần Giờ là huyện có lượng mưa
thấp nhất TP. HCM (130 mm/tháng).
Số giờ nắng đạt trung bình 5 – 9 giờ/ngày, các tháng mùa nắng đều đạt trên 240
giờ nắng, cao nhất là tháng 3 với 276 giờ, thấp nhất là tháng 9 với 169 giờ.
SVTH: Nguyễn Văn Hiển

10


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước thải và
định hướng phát triển bền vững

Chế độ nhiệt cao và ổn định, biên độ nhiệt trong ngày từ 50 - 70C, nhưng giữa các
tháng biên độ nhiệt không quá 40C. Nhiệt độ trung bình giữa các tháng từ 250 – 290C.
Từ tháng 3 đến tháng 5 là thời gian có nhiệt độ cao nhất trong năm, nhiệt độ thấp nhất
trong năm rơi vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 1 năm sau.
Huyện Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều (hai lần nước
lớn và hai lần nước ròng trong ngày). Biên độ triều khoảng 2m khi triều trung bình và
4m khi triều cường.
Đỉnh triều cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10 và tháng 11 và thấp
nhất vào tháng 4 và tháng 5. Theo âm lịch vào các ngày 29, 30, 1, 2, 3 và các ngày 14,
15, 16, 17, 18, mỗi ngày có hai con nước lớn ngập toàn bộ rừng ngập mặn khi triều
cường và có hai ngày thủy triều thấp nhất trong tháng là ngày 8 và ngày 25 âm lịch.
 Chế độ mưa
 Mùa mưa
Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Theo quy định
của Tổng cục Khí tượng Thủy văn thì mùa mưa là thời kỳ liên tục có lượng mưa trung

bình tháng vượt quá 100 mm/tháng và số ngày mưa trung bình lớn hơn 10 ngày/tháng,
mùa khô là thời kỳ có lượng mưa trung bình dưới 30 mm/tháng. Theo tiêu chuẩn này
thì mùa mưa ở đây từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm trên đất liền có xu thế giảm dần từ Bắc vào Nam, từ
Tây sang Đông. Lượng mưa trên đất liền thấp hơn trên biển, đồng thời mùa mưa cũng
ngắn hơn trên biển khoảng một tháng.
Mùa mưa, mùa khô ở đây có sự phân hóa khá sâu sắc, lượng mưa trong 6 tháng
mùa mưa chiếm tới trên 90% tổng lượng mưa trong cả năm. Các tháng 5 - 10 có
lượng mưa trung bình khoảng 200 - 300mm/tháng, các tháng 12 đến tháng 4 thường
chỉ khoảng 10 - 15 mm/tháng, thậm chí mưa dưới mức 5 mm/tháng các tháng 1 - 3 ở
một số khu vực. Các tháng 1 - 3 thực sự là giai đoạn thiếu nước gay gắt cho sinh hoạt
và sản xuất nông nghiệp ở khu vực.
SVTH: Nguyễn Văn Hiển

11


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước thải và
định hướng phát triển bền vững

 Chế độ ẩm
Chế độ ẩm không khí cũng có sự khác biệt giữa hai mùa mưa và mùa khô. Trong
mùa mưa (tháng 5 - 10), độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng dao động trong
khoảng 80 - 83% (trên đất liền), khoảng 84 - 88% (trên biển). Trong mùa khô (tháng
11 - 4) giá trị này trên đất liền dao động trong khoảng 74 - 80%, trên biển khoảng 80 85%.
Trong ngày, độ ẩm tương đối thấp nhất vào khoảng 12 - 14 giờ (khoảng thời gian
nhiệt độ cao nhất trong ngày) và độ ẩm cao nhất vào thời gian 5 - 6 giờ sáng (thời
điểm lạnh nhất trong ngày), nghĩa là tỉ lệ nghịch với biến trình ngày nhiệt độ.
Bảng 2.1 Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối tháng, năm (%)

Tháng
Trạm
Vũng Tàu
Côn Đảo
Bạch Hổ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12

Năm

40 21 33 45 38 51 49 56 50 49 41 39 21
35 29 35 35 21 26 34 37 46 49 42 41 21

62 71 69 60 50 60 57 60 60 58 62 57 57
(Nguồn: Sở KHCN và MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2003).

Bảng 2.2 Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình tháng, năm (%)
Tháng
Trạm
Vũng Tàu
Côn Đảo

1

2

3

4

5

6

7

56 58 60 60 61 67 66
66 67 65 62 64 67 68

8

9


10 11 12

68
68

68 69 64 59
69 69 70 68

Năm
69
67

(Nguồn: Sở KHCN và MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2003)
 Độ bốc hơi
Khả năng bốc hơi ở vùng cửa sông Cần Giờ được xếp vào loại lớn so với cả
nước, điều đó chứng tỏ đây là vùng đất giàu năng lượng bức xạ, nhiệt và gió. Độ bốc
hơi ở một số khu vực trong huyện cho thấy khả năng bốc hơi trung bình nằm trên đất
liền, trên đảo và vùng nước ven bờ dao động trong khoảng 1200 - 1400 mm/năm, còn
ở ngoài khơi đạt tới 2000 - 2200 mm/năm.

SVTH: Nguyễn Văn Hiển

12


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước thải và
định hướng phát triển bền vững

Trong biến trình năm ở trên đất liền và hải đảo, khả năng bốc hơi lớn nhất đạt tới
150 - 170 mm/tháng rơi vào tháng 3 - 4 (thời kỳ nhiệt độ khá cao, gió mạnh và hanh

khô nhất), khả năng bốc hơi thấp nhất rơi vào tháng 9 (khoảng 60 - 80 mm/tháng),
trùng với thời kỳ mưa nhiều, ẩm, gió không mạnh và nền nhiệt bắt đầu hạ).
Trong biến trình này, khả năng bốc hơi lớn nhất vào khoảng 12 - 14 giờ thấp nhất
vào khoảng 5 giờ sáng. Lượng bốc hơi cực đại có thể đạt tới 15 mm/ngày cả ở trên
biển lẫn trên đất liền.
 Hướng gió
Nằm trong khu vực gió mùa, Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ có hướng gió thổi
theo mùa một cách rõ rệt: các tháng 11 đến tháng 3 (trên đất liền) là thời kỳ gió Đông
Bắc và Đông Đông Bắc chiếm ưu thế với tần số lớn nhất (trên 70%); các tháng 6 - 9 là
thời kỳ gió mùa Tây Nam chiếm ưu thế; các tháng 5 và tháng 10 là thời kỳ giao mùa
giữa hai luồng gió Đông Bắc và Tây Nam nên hướng gió luân phiên thay đổi.
Bảng 2.3 Hướng và tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm (m/s)
Tháng
Trạm
Vũng Tàu
Côn Đảo

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

E
15
NE
18

E
15
NE
18

E
15
ENE
17

E SW SW SW SW NE
NW E E
SW
15 20 26
20 19 18
14 16 14 26
E W NW W NE WSW SW W NE W
13 28 30

31 28 22
21 17 23 31
(Nguồn: Sở KHCN và MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2003)

 N: hướng Bắc

 E: hướng Đông

 S: hướng Nam

 W: hướng Tây

11 12

Năm

 Tốc độ gió
Tốc độ gió khu vực tăng mạnh vào các tháng 12 đến tháng 3, tạo thành mùa gió
chướng trong giai đoạn mùa đông. Đây là giai đoạn khó khăn cho ngành khai thác,
đánh bắt hải sản và vận tải trên biển cho những vùng biển ven bờ cũng như ngoài khơi.
Trên vùng ngoài biển khơi tốc độ gió từ 5-15 m/s chiếm tần suất tới trên 70%
trong các tháng mùa đông, nhất là các tháng 12-2 là thời kỳ gió mạnh nhất, cấp gió 11SVTH: Nguyễn Văn Hiển

13


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý nước thải và
định hướng phát triển bền vững

15 m/s chiếm tần suất 40 - 50%, hình thành mùa gió chướng, gió rất mạnh ở vùng

ngoài khơi.
Bảng 2.4 Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s)
Tháng

1
Trạm
Vũng Tàu
3,2
Côn Đảo
3,7
Bạch Hổ
12,4
Vịnh Gành
4,5
Rái
Thị Vải
3,9

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Năm

4,6 4,7 3,8 2,7 3,2 2,8
3,2 2,6 1,6 1,7 2,5 2,5
8,2 8,3 6,1 5,4 8,9 9,1

2,9 2,3 2,0 2,4 2,9 3,2
3,2 2,1 1,7 3,0 4,0 2,6
6,1 7,2 10,9 13,6 14,8 9,2

4,8 5,6 5,4 4,3 4,8 5,2

5,4 4,4 4,4

5,0

5,2

4,9


4,0 4,4 3,2 2,5 2,8 2,7 3,6 2,7 3,0 2,8 2,9 3,2
(Nguồn: Sở KHCN và MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2003)

Tốc độ gió trung bình năm mạnh nhất theo số liệu quan trắc trong vòng 50 năm
gần đây tại trạm Vũng Tàu là 26 m/s.
 Chế độ nhiệt
Nằm vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa thế ven biển, nên vùng cửa sông
Cần Giờ có nền nhiệt độ cao, ổn định, nóng ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm
dao động từ 25 - 290C. Tháng 5 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình tháng
khoảng 28 - 290C. Tháng 12 là tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình tháng dao động
trong khoảng 25 - 260C. Biên độ dao động nhiệt độ trung bình tháng nhỏ, khoảng 3 40C cho cả vùng biển lẫn đất liền.
Nhìn chung biến trình năm của nhiệt độ ở đây có dạng biến trình kép. Tháng lạnh
nhất trong năm (tháng 12) nhưng tháng nóng nhất lại là tháng 5 (trong khi đó ở miền
Bắc và miền Trung rơi vào tháng 7).
 Các cực trị của nhiệt độ:
Do vị trí của huyện nằm gần biển nên nhìn chung nhiệt độ tối cao trong những
ngày nóng nhất cũng ít khi vượt qua 350C, còn nhiệt độ tối thấp trong những ngày lạnh
nhất cũng không vượt quá 150C (trên đất liền), dưới 180C (ở trên biển).
 Mạng lưới sông rạch
SVTH: Nguyễn Văn Hiển

14


×