Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SINH KẾ CỘNG ðỒNG ðỊA PHƯƠNG TỪ HOẠT ðỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI CỒN THỚI SƠN, THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SINH KẾ CỘNG ðỒNG
ðỊA PHƯƠNG TỪ HOẠT ðỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI
CỒN THỚI SƠN, THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG

Họ và tên sinh viên: PHẠM CÔNG DANH
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 07/2011


TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SINH KẾ CỘNG ðỒNG
ðỊA PHƯƠNG TỪ HOẠT ðỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI
CỒN THỚI SƠN, THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG

Tác giả

PHẠM CÔNG DANH

Khóa luận ñược ñệ trình ñể ñáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
TS. LÊ QUỐC TUẤN


Tháng 07/2011

i


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất ñến cha mẹ tôi, cha mẹ là
người ñã có công sinh thành, dưỡng dục tôi cho ñến ngày tôi bước vào giảng ñường
ñại học. Cũng như là người ñã chu cấp tài chính và ñộng viên về tinh thần trong suốt
bốn năm học ñại học xa nhà của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô ñã nhiệt tình giảng dạy và truyền thụ kiến
thức cho tôi trong suốt thời gian học tập ở Trường ðại học Nông Lâm Tp. HCM. ðặc
biệt cảm ơn Giảng viên, Tiến sĩ Lê Quốc Tuấn ñã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình giúp tôi
hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn chị Quyên – Phó chủ tịch UBND Xã Thới Sơn, anh
Tuấn – Trưởng ban chỉ huy quân sự Xã Thới Sơn, cùng một số anh chị khác công tác
tại Xã Thới Sơn ñã giúp ñỡ tôi từ nơi ăn chốn ở, liên hệ công tác ñến cung cấp các tài
liệu cần thiết; ñồng thời cảm ơn ñến Phòng Nghiệp vụ du lịch thuộc Sở Văn hóa – Thể
thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang ñã nhiệt tình hỗ trợ về mặt thông tin, tài liệu giúp tôi
thực hiện tốt ñề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn ñến những bạn bè thân hữu ñã chia sẻ thông tin, ñóng góp
ý kiến cũng như ñộng viên tinh thần trong suốt quá trình thực hiện ñề tài của tôi. ðặc
biệt cảm ơn các bạn Nguyễn Hữu Phước, Võ Thanh Tùng lớp DH07DL, bạn Lưu Thị
Bích Ngân lớp DH07MT ñã hết mình hỗ trợ trong quá trình khảo sát thực ñịa, thu thập
thông tin cho ñề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người dân thân thiện, nồng hậu của
Xã Thới Sơn, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang ñã có những chia sẻ thông tin,
cũng như những ñóng góp ý kiến quý báu, góp phần vào sự thành công của ñề tài
nghiên cứu này.


ii


TÓM TẮT
ðề tài nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạng sinh kế cộng ñồng ñịa phương từ hoạt
ñộng du lịch sinh thái tại Cồn Thới Sơn, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang” ñược
tiến hành từ tháng 12 năm 2010 ñến tháng 06 năm 2011. Bằng phương pháp nghiên
cứu tài liệu, khảo sát thực ñịa và ñiều tra bằng bảng câu hỏi, ñề tài ñã thu ñược kết quả
như sau:
- Sơ lược về lịch sử hình thành, cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
- Khảo sát và khái quát hóa ñược thực trạng sinh kế cộng ñồng ñịa phương từ
các hoạt ñộng du lịch sinh thái hiện có trên cồn Thới Sơn.
- Chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như tiềm năng về DLST của cù lao Thới
Sơn, từ ñó ñề xuất các giải pháp phát triển DLST ñịa phương trong giai ñoạn hiện
nay.

iii


Mục lục
Trang tựa............................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ............................................................................................................................ ii
Tóm tắt ................................................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................................. vii
Danh mục hình ảnh ........................................................................................................... viii
Danh mục bảng biểu ........................................................................................................... ix
Chương 1
MỞ ðẦU ............................................................................................................................. 1

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài ............................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.4 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.5 Giới hạn của ñề tài .................................................................................................... 3
1.6 ðóng góp mới của ñề tài ........................................................................................... 4
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài....................................................................................... 4
Chương 2
TỔNG QUAN ..................................................................................................................... 5
2.1 Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................... 5
2.1.1 Các nghiên cứu về DLST................................................................................... 5
2.1.2 Các nghiên cứu về sinh kế cộng ñồng ............................................................... 7
2.2 Những khái niệm liên quan ....................................................................................... 8
2.2.1 Khái niệm sinh kế và các tài sản cho sinh kế .................................................... 8
2.2.2 Cộng ñồng .......................................................................................................... 9
2.2.3 Du lịch sinh thái ............................................................................................... 11
2.3 Tổng quan về cồn Thới Sơn .................................................................................... 14
iv


2.3.1 Ý nghĩa tên gọi ................................................................................................. 14
2.3.2 Lịch sử hình thành ........................................................................................... 14
2.3.3 Tình hình phát triển kinh tế ............................................................................. 16
2.3.4 Tình hình xã hội hiện nay ................................................................................ 17
2.3.5 Hoạt ñộng du lịch sinh thái tại cồn Thới Sơn .................................................. 20
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 28
3.1 Phương pháp tiếp cận .............................................................................................. 28

3.2 Phương pháp thu thập thông tin .............................................................................. 28
3.3 ðặc ñiểm mẫu ......................................................................................................... 29
3.4 Phương pháp xử lý thông tin ................................................................................... 30
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................................... 31
4.1 Hiện trạng sinh kế cộng ñồng từ hoạt ñộng du lịch ................................................ 31
4.1.1 Ảnh hưởng của du lịch ñến cộng ñồng ñịa phương ......................................... 31
4.1.2 Các nhóm sinh kế chính ................................................................................... 33
4.1.3 Mức ñộ sẵn sàng tham gia vào hoạt ñộng du lịch của người dân .................... 37
4.1.4 Mong muốn phát triển du lịch sinh thái trong tương lai .................................. 38
4.2 Khách du lịch ñến Thới Sơn ................................................................................... 39
4.3 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại cồn Thới Sơn ......................................... 42
4.3.1 Thuận lợi về vị trí ñịa lý và hạ tầng giao thông ............................................... 42
4.3.2 Hệ sinh thái nông nghiệp miệt vườn ñặc thù ................................................... 42
4.3.3 Mức ñộ sẵn sàng tham gia của người dân ....................................................... 43
4.3.4 Các dự án phát triển du lịch hiện có ................................................................ 43
4.3.5 Sức chứa du lịch............................................................................................... 43
4.4 Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái cho cồn Thới Sơn .................................. 43
4.4.1 Mục tiêu ........................................................................................................... 43
4.4.2 Phân tích SWOT cho cồn Thới Sơn ................................................................ 44
4.4.3 Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái cho cồn Thới Sơn ........................... 48
4.4.4 Các nhóm giải pháp chiến lược ....................................................................... 51

v


Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 54
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 54
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 57
PHỤ LỤC

vi


Danh sách các chữ viết tắt
- ILO :

International Labour Organization (Tổ chức lao ñộng quốc tế)

- UBND:

Ủy Ban Nhân Dân

- VH – TT và DL: Văn hóa – Thể thao và Du lịch
- DLST:

Du lịch sinh thái

- IEA:

International Ecotourism Association (Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế)

- VQG:

Vườn Quốc Gia

- THCS:


Trung học cơ sở

- THPT:

Trung học phổ thông

- VSMT:

Vệ sinh môi trường

- SWOT:

Strengths (ñiểm mạnh); Weaknesses (ñiểm yếu); Opportunities (cơ hội);
Threats (thách thức)

- KDL:

Khu du lịch

- DL:

Du lịch

vii


Danh mục hình ảnh
Hình 2.1: Bản ñồ vệ tinh xã Thới Sơn
Hình 2.2: Một phần quy hoạch phát triển du lịch cù lao Thới Sơn
Hình 2.3: Khu du lịch Thới Sơn I

Hình 2.4: Nhà hàng Thới Sơn
Hình 2.5: Rác thải trên bờ kênh
Hình 4.1: Chèo ñò chở khách tham quan
Hình 4.2: Bày bán hàng lưu niệm
Hình 4.3: Du khách thưởng thức trái cây
Hình 4.4: Biểu diễn ñờn ca tài tử
Hình 4.5: Sản xuất kẹo dừa
Hình 4.6: Sản xuất kẹo dừa
Hình 4.7: Du khách thưởng thức trà mật ong
Hình 4.8: Tát mương bắt cá
Hình 4.9: Nướng cá sau khi bắt ñược
Hình 4.10: Du khách ñến Thới Sơn theo ñường bộ
Hình 4.11: Vườn cây ăn trái
Hình 4.12: Một ñoạn kênh bị thu hẹp
Hình 4.13: Một tuyến tham quan
Hình 4.14: Một bến ñò chèo
Hình 4.15: Một số công ty du lịch tại bến tàu du lịch Lạc Hồng

viii


Danh mục bảng biểu
-

Bảng 2.1: Các ngành kinh tế chính tại xã Thới Sơn

-

Bảng 2.2: Trình ñộ học vấn của người dân xã Thới Sơn


-

Bảng 4.1: Tóm tắt phân tích SWOT cho du lịch Thới Sơn

-

Bảng 4.2: Tóm tắt các giải pháp phát triển DLST cho cồn Thới Sơn

Biểu ñồ 2.1: Biểu ñồ phát triển nông nghiệp – Thương mại dịch vụ xã Thới Sơn
Biểu ñồ 2.2: Biểu ñồ phát triển ngân sách – Cơ sở hạ tầng xã Thới Sơn
Biểu ñồ 2.3: Tỉ lệ người trong ñộ tuổi lao ñộng tại xã Thới Sơn
Biểu ñồ 2.4: Thu nhập bình quân ñầu người xã Thới Sơn
Biều ñồ 2.5: Khách du lịch ñến Tiền Giang qua các năm
Biểu ñồ 2.6: Khách du lịch ñến Thới Sơn qua các năm
Biểu ñồ 4.1: Ảnh hưởng của hoạt ñộng du lịch ñến ñời sống cộng ñồng ñịa phương
Biểu ñồ 4.2: Những mặt bị ảnh hưởng bởi hoạt ñộng du lịch
Biểu ñồ 4.3: Loại hình sản phẩm/dịch vụ du lịch người dân ñang cung cấp
Biểu ñồ 4.4: Tỉ lệ tham gia vào hoạt ñộng DLST của người dân tại các ấp Thới Hòa và
Thới Bình
Biểu ñồ 4.5: Tỉ lệ tham gia vào hoạt ñộng DLST của người dân tại các ấp Thới Thạnh
và Thới Thuận
Biểu ñồ 4.6: Tỉ lệ người dân muốn tham gia/tiếp tục tham gia cung cấp sản phẩm/dịch
vụ du lịch
Biểu ñồ 4.7: Tỉ lệ người dân mong muốn tiếp tục phát triển du lịch
Biểu ñồ 4.8: Tỉ lệ người dân sẵn sàng chia sẻ lợi ích vì sự phát triển du lịch chung
Biểu ñồ 4.9: Số lần du khách ñến với Cồn Thới Sơn
Biểu ñồ 4.10: Thời gian lưu lại (dự kiến) Cồn Thới Sơn của du khách
Biểu ñồ 4.11: Cảm nhận chung của du khách về chuyến tham quan Cồn Thới Sơn
Biểu ñồ 4.12: Hiểu biết của du khách về phát triển bền vững
Biểu ñồ 4.13: Tỉ lệ du khách sẵn sàng giới thiệu về KDL Thới Sơn cho bạn bè, người

thân
Biểu ñồ 4.14: Tỉ lệ du khách ủng hộ việc phát triển du lịch sinh thái của ñịa phương
ix


Chương 1
MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Ngành du lịch, với lịch sử ra ñời chưa lâu, tuy nhiên, những ñóng góp của nó cho
Xã hội lại không hề thua kém các ngành công nghiệp lâu ñời khác. Theo báo cáo của
Tổ chức Lao ñộng thế giới (ILO), thì công nghiệp Lữ hành và Du lịch thế giới ñóng
góp tới 9% GDP cho nền kinh tế thế giới và tạo ra 235 triệu việc làm trong năm 2010,
chiếm 8% việc làm thế giới. Du lịch ngày nay trở thành một trong những ngành công
nghiệp lớn nhất và năng ñộng nhất của nền kinh tế thế giới.
Không nằm ngoài xu hướng ñó, du lịch Việt Nam trong những năm gần ñây cũng
ñã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Cụ thể bằng việc ngày càng có nhiều khu du
lịch mới mọc lên với nhiều loại hình sản phẩm du lịch mới lạ, ñộc ñáo. Du lịch Việt
Nam ñã ñón khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ 28 triệu khách nội ñịa trong
năm 2010. Ngoài lợi ích về kinh tế (ñạt doanh thu hơn 100.000 tỉ ñồng trong năm
2010), bộ mặt xã hội cũng ngày càng ñược thay ñổi. Nhiều vùng sâu, vùng xa nhờ có
có hoạt ñộng du lịch mà ñời sống văn hóa, tinh thần của người dân cũng dần ñược
nâng cao.
Không ai có thể phủ nhận những lợi ích khả kiến mà du lịch mang lại, song vấn
ñề nào cũng có tính hai mặt của nó. Chúng ta cũng không lấy làm xa lạ với cảnh
những làng chài nghèo nằm cạnh những Khu Resort cao cấp, hay những ñồng bào dân
1


tộc thiểu số phải sống trong cảnh thiếu ăn ngay bên những khu du lịch sinh thái có giá
tour hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn ñô la…

ðể có thể phát triển, dù là bất kì loại hình du lịch nào, yếu tố tiên quyết ñầu tiên
phải có chính là tài nguyên du lịch. Công bằng mà nói, cộng ñồng dân cư bản ñịa –
những người ñã tạo dựng, hoặc gắn bó hàng thế hệ với các tài nguyên ấy, phải là
những người ñược hưởng lợi xứng ñáng từ những lợi ích do du lịch mang lại. Song,
thực tiễn phát triển liệu có tuân theo quy tắc ñó? Những lợi ích từ du lịch liệu có thuộc
về cộng ñồng dân cư ñịa phương, và nếu có, nó sẽ ñược chia sẻ như thế nào trong cộng
ñồng ấy? Chính những trăn trở ñó, ñã thôi thúc tác giả tiến hành nghiên cứu, thực hiện
ñề tài: “Tìm hiểu thực trạng sinh kế cộng ñồng ñịa phương từ hoạt ñộng du lịch sinh
thái tại Cồn Thới Sơn, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1

Mục tiêu chung

Mô tả khái quát thực trạng sinh kế cộng ñồng ñịa phương từ hoạt ñộng du lịch
sinh thái hiện nay, từ ñó ñưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt ñộng du lịch sinh
thái theo hướng nâng cao lợi ích cho người dân và chia sẻ những lợi ích ñó một cách
phù hợp cho các thành viên trong cộng ñồng.
1.2.2

Mục tiêu cụ thể

Mô tả khái quát thực trạng sinh kế cộng ñồng từ hoạt ñộng du lịch sinh thái
hiện nay.
Phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn ñến thực trạng ñó.
Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch của ñịa phương và mức ñộ sẵn sàng
tham gia vào hoạt ñộng du lịch của người dân.
ðề ra các giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hướng nâng cao lợi ích cho
cộng ñồng ñịa phương.
1.3 Nội dung nghiên cứu

Khảo sát các hộ dân trên ñịa bàn bốn Ấp là Thới Hòa, Thới Bình, Thới Thuận
và Thới Thạnh của Xã Thới Sơn nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa sinh kế cộng ñồng với
các hoạt ñộng du lịch sinh thái hiện có. ðịnh hướng khảo sát phân chia theo 2 nhóm
chính, nhóm có hoạt ñộng du lịch phát triển là Ấp Thới Thạnh và Thới Thuận, nhóm
chủ yếu là canh tác nông nghiệp và chưa phát triển du lịch gồm có Ấp Thới Hòa và
2


Thới Bình. Từ ñó, so sánh hai nhóm với nhau ñể xác ñịnh ảnh hưởng của các hoạt
ñộng du lịch ñối với sinh kế cũng như các mặt ñời sống khác của cộng ñồng. Ngoài ra,
yếu tố mức ñộ sẵn sàng tham gia vào các hoạt ñộng du lịch của người dân cũng ñược
ñề cập ñể ñịnh hướng giải pháp phát triển du lịch cho phù hợp.
Khảo sát khách du lịch sau khi tham gia tour du lịch tại Cồn Thới Sơn ñể ñánh
giá mức ñộ hài lòng của du khách dựa trên các tiêu chí như cảnh quan khu du lịch, cơ
sở vật chất hạ tầng, chất lượng và giá cả các loại hàng hóa dịch vụ, chất lượng môi
trường, mức ñộ an toàn của chuyến ñi, thái ñộ phục vụ của nhân viên, mức ñộ thân
thiện của người dân ñịa phương. ðồng thời xác ñịnh các thông tin về du khách ñến với
khu du lịch như khoảng ñộ tuổi, ñến từ khu vực nào, bằng hình thức gì (du lịch tự do
hay mua tour)…
Nghiên cứu các nhân tố tiền ñề cho việc phát triển du lịch tại ñịa phương
(ngoài cộng ñồng ñịa phương và du khách), nhằm ñưa ra các giải pháp phát triển du
lịch phù hợp với thực tế và mang lại lợi ích hài hòa cho cộng ñồng dân bản ñịa.
1.4 Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở những mục tiêu nghiên cứu kể trên, tác giả ñã ñặt ra một số giả thuyết
nghiên cứu như sau:
Có phải những lợi ích chủ yếu hiện nay từ hoạt ñộng du lịch trên ñịa bàn Xã
ña phần thuộc về các công ty du lịch hay không?
Phải chăng lợi ích từ du lịch ñang ñược phân phối không ñều trong cộng ñồng,
khi mà phần lớn lợi ích lại chỉ thuộc về một bộ phận thiểu số trong cộng ñồng?
Liệu các hoạt ñộng sinh kế chính có liên quan ñến du lịch ña phần ñều mang

tính tự phát và nằm ngoài quy hoạch?
Và sự phát triển du lịch hiện nay của Thới Sơn, với các chỉ số cao về thu hút
khách du lịch, ñã ñạt ñến sự bão hòa hay chưa?
1.5 Giới hạn của ñề tài
a. Về không gian: Cồn Thới Sơn, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang. Do
ñược thực hiện trên một ñịa bàn dân cư khá rộng, lượng mẫu khảo sát lại có tỉ lệ nhỏ
so với quy mô toàn bộ ñối tượng ñược khảo sát, nên các kết quả thu ñược chỉ mang
tính chất tương ñối, chưa có tính ñại diện cao.
b. Về thời gian: ðề tài ñược tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2010 – 06/2011.
3


c. Về nội dung:
ðề tài bàn về lợi ích của cộng ñồng ñịa phương từ hoạt ñộng du lịch sinh thái
nhưng không ñi vào chuyên sâu nhiều nhóm lợi ích, mà chỉ tập trung vào lợi ích về
mặt kinh tế (biểu hiện thông qua sinh kế cộng ñồng).
Trong quá trình khảo sát cộng ñồng, việc thu thập thông tin từ những người có
thu nhập cao từ du lịch gặp nhiều khó khăn. ða phần họ ngại chia sẻ thông tin về sinh
kế từ du lịch, cũng như thu nhập thực sự mà họ có ñược từ hoạt ñộng ñó. Chính vì vậy,
ñể có ñược thông tin sát thực, tác giả và các cộng sự ñã phải thu thập thông tin gián
tiếp bằng cách tiến hành khảo sát những ñối tượng có liên quan.
1.6 ðóng góp mới của ñề tài
- Các nghiên cứu về du lịch sinh thái ñi trước ña phần tập trung vào những nơi
có tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên (Vườn Quốc Gia, Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên,
Sân Chim…). Tuy nhiên, ñối với Khu vực Miền Tây Nam Bộ, ngoài những hệ sinh
thái tự nhiên thì các dạng tài nguyên sinh thái nhân tạo (ñược hình thành từ tập quán
canh tác, truyền thống văn hóa của người dân ñịa phương…) cũng là một thế mạnh rất
lớn ñể phát triển hoạt ñộng du lịch sinh thái. Cho nên, một trong những ñóng góp mới
của ñề tài chính là việc nghiên cứu và ñịnh hướng phát triển du lịch sinh thái cho một
khu vực ña phần dựa vào các hệ sinh thái nhân tạo.

- Tương tự, cũng có nhiều nghiên cứu ñi trước bàn về vấn ñề sinh kế cho cộng
ñồng từ các hoạt ñộng có liên quan ñến các hệ sinh thái tự nhiên. Và nghiên cứu này,
lại bàn về vấn ñề sinh kế cho cộng ñồng từ chính các hoạt ñộng liên quan ñến hệ sinh
thái do cộng ñồng tạo nên – hệ sinh thái sông nước, miệt vườn.
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cho ra cái nhìn tổng thể về tình hình sinh kế
cộng ñồng từ hoạt ñộng du lịch sinh thái tại Cồn Thới Sơn hiện nay, từ ñó làm cơ sở ñể
tham chiếu cho các ñề tài nghiên cứu về tài nguyên sinh thái nhân tạo hoặc về sinh kế
từ dạng tài nguyên ấy cho cộng ñồng. ðồng thời, kết quả trên góp phần hỗ trợ thông
tin cho các nhà làm du lịch có hoạt ñộng ñầu tư một cách khôn ngoan vào Thới Sơn
cũng như hỗ trợ cho quá trình ban hành chính sách của ñịa phương nhằm cải thiện và
nâng cao ñời sống của người dân ñịa phương.

4


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1

Lịch sử nghiên cứu

2.1.1

Các nghiên cứu về DLST

DLST tuy ra ñời chưa lâu, nhưng với những ñóng góp của nó, cùng với sự phát
triển nhanh chóng và ñược xem là giải pháp phát triển cho tương lai, nó ñã nhận ñược
rất nhiều sự quan tâm. Có vô số nghiên cứu trên thế giới ñược tiến hành liên quan ñến
DLST, từ các nhà nghiên cứu, các tổ chức ñến các quốc gia. Tất cả, ñều muốn xác ñịnh

cặn kẽ DLST là gì và nó có thể mang lại những gì cho tương lai?
Các nhà nghiên cứu ñã tiếp cận DLST dưới nhiều góc ñộ khác nhau với nhiều
mục ñích. Tuy nhiên, có vẻ như có khá nhiều ñiểm tương ñồng trong nhận ñịnh của họ
về DLST. ðó là những mối tương quan mật thiết giữa DLST với cộng ñồng bản ñịa và
sự phát triển bền vững của các quốc gia. Một số nghiên cứu có thể kể ñến ñể làm rõ
ñiều này như: “Xây dựng sức chứa cộng ñồng cho du lịch sinh thái cộng ñồng tự quản
ở miền Bắc Thái Lan” (Glenn Lavereck, 2009); “DLST và sự hình thành các cơ sở
kinh doanh bản ñịa quy mô nhỏ ở Bắc Úc, cơ hội và hạn chế” (Don Fuller, 2009);
“Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng ñồng: Nhận diện các thành phần trong quá
trình” (Keith W. Sproule); hay “DLST trong phát triển bền vững ở một quốc gia ñang
phát triển” (Alexandru Nedelea, 2009)...
Ngoài những hệ sinh thái tự nhiên ñặc thù, các hệ sinh thái nhân tạo cũng có khả
năng tổ chức và phát triển du lịch sinh thái khá tốt, tuy nhiên những nghiên cứu về
5


DLST nhân tạo vẫn còn tương ñối ít. Theo XU Fei-xiong và LIU Juan (2006), “các
cảnh quan sinh thái nhân tạo có những thuận lợi sau: nó thỏa mãn nhu cầu tâm lý là
ñược trở về với thiên nhiên của khách du lịch, nó rất dễ khai thác, các rủi ro trong quá
trình hoạt ñộng là khá nhỏ, thách thức gia nhập thị trường tương ñối thấp, ñồng thời nó
ñóng góp vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường ñịa phương; các phương pháp tiếp
cận ñể khai thác các cảnh quan nhân tạo chủ yếu gồm: lựa chọn ñịa ñiểm hợp lý, phải
dựa trên các môi trường ñịa lý ở ñịa phương, nỗ lực hết mình ñể xây dựng một không
gian du lịch sinh thái tự nhiên, cố gắng làm giàu các giá trị văn hóa, và sắp xếp nội
dung hoạt ñộng một cách khoa học”.
Bàn về những trở ngại của việc phát triển DLST, ña số ý kiến của các nhà nghiên
cứu trên thế giới ñều cho rằng, thiếu cơ sở hạ tầng, suy thoái môi trường và những sự
liên kết không chặt chẽ chính là các tác nhân chính làm suy giảm tiềm năng du lịch của
một quốc gia.
DLST với thế giới ñã mới mẻ thì với Việt Nam ñiều này càng ñúng hơn. Do vậy,

những nghiên cứu lý thuyết cũng như thực tiễn về DLST ở Việt Nam còn tương ñối
hạn chế và ña phần chịu ảnh hưởng của các nghiên cứu ñi trước trên thế giới. Song, do
nhu cầu phát triển, cũng như sự cần thiết trong giai ñoạn hội nhập hiện nay của nước
ta, các nghiên cứu về DLST cũng dần ñược hình thành. ðặc biệt, một số nghiên cứu ñi
sát với thực tiễn Việt Nam, kết hợp với kinh nghiệm phát triển của thế giới ñã cho ra
những mô hình phát triển du lịch sinh thái thành công ở nước ta. Một số cái tên ñược
giới truyền thông cũng như các nhà nghiên cứu nhắc ñến khá nhiều như là các ñiển
hình về hoạt ñộng du lịch sinh thái có thể kể ñến như VQG Xuân Thủy, Nam ðịnh;
Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, Thái Bình hay VQG Côn ðảo, Bà Rịa Vũng Tàu…
Thực tế phát triển DLST Việt Nam ñang có nhiều chuyển biến và thay ñổi rõ rệt.
Song, về mặt lý luận thì lại vẫn còn nhiều tranh cãi. Phạm Trung Lương (2002) cho
rằng: do nhiều nguyên nhân khác nhau, những sản phẩm DLST ñích thực ở Việt Nam
hiện chưa có, mà chỉ mới là những loại hình du lịch thiên nhiên mang màu sắc của du
lịch sinh thái bao gồm:
- Dã ngoại
- Leo núi
- ði bộ trong rừng
6


- Tham quan, nghiên cứu ña dạng sinh học ở các VQG, khu bảo tồn thiên
nhiên
- Tham quan miệt vườn: Là hình thức DLST với sản phẩm chủ yếu là tham
quan nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp, ñặc biệt ở các miệt vườn ñồng bằng
sông Cửu Long. Hình thức này mặc dù mới phát triển trong thời gian gần ñây,
song ñã thu hút ñược khá nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
- Quan sát chim
- Thăm bản làng dân tộc
Cũng theo Phạm Trung Lương (2002), nếu coi khách du lịch ñến các ñiểm du
lịch có ưu thế nổi trội về môi trường tự nhiên là khách DLST thì con số này ước chiếm

khoảng trên 30% tổng lượng khách du lịch quốc tế và gần 50% lượng khách du lịch
nội ñịa. Khác với khách du lịch quốc tế ñến với các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên
với mục ñích du lịch sinh thái rõ ràng, khách du lịch nội ñịa có ít hơn các nhu cầu ñặc
trưng về DLST mà thường tham gia vào các ñoàn du lịch do các ñơn vị, cơ quan,
trường học tổ chức.
2.1.2

Các nghiên cứu về sinh kế cộng ñồng

Sinh kế nói chung và sinh kế cộng ñồng nói riêng là những phạm trù nhận ñược
khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. ðiều này cũng dễ hiểu vì ở bất kì một
lĩnh vực khoa học nào, thì con người luôn ñược ñặt ở vị trí trung tâm; và vấn ñề cốt
lõi, ảnh hưởng nhiều nhất ñến các vấn ñề khác lại là kinh tế (mà một biểu hiện của nó
là sinh kế).
Trong lĩnh vực du lịch sinh thái, sinh kế cộng ñồng lại càng nhận ñược sự quan
tâm ñặc biệt hơn nữa. Vì các mục tiêu hướng tới của DLST ñều có một phần quyết
ñịnh bởi sự tham gia của cộng ñồng ñịa phương, cho nên nếu sinh kế cộng ñồng ñược
ñảm bảo ổn ñịnh và bền vững, sẽ tạo tiền ñề cho sự phát triển DLST bền vững. Mặc dù
vậy các nghiên cứu chuyên sâu về sinh kế cộng ñồng từ hoạt ñộng du DLST tại Việt
Nam vẫn còn khá ít, ña phần là các nghiên cứu kết hợp với các dự án phát triển cộng
ñồng. Thêm vào ñó, nghiên cứu về sinh kế cộng ñồng từ hoạt ñộng DLST nếu có, lại
chỉ tập trung vào các hệ sinh thái tự nhiên ñặc thù như VQG, khu bảo tồn thiên nhiên,
vùng ñất ngập nước…mà ít quan tâm ñến sinh kế từ DLST nhân tạo.

7


Còn lại phần nhiều các nghiên cứu về sinh kế ở nước ta liên quan ñến những vấn
ñề khác như nghiên cứu sinh kế cộng ñồng từ các hoạt ñộng lâm nghiệp (bộ môn Lâm
nghiệp xã hội), hoặc ảnh hưởng của các chính sách, ñặc biệt là chính sách ñất ñai ñến

sinh kế người dân...
2.2 Những khái niệm liên quan
2.2.1

Khái niệm sinh kế và các tài sản cho sinh kế

(theo tài liệu “ðịnh chế ñịa phương và sinh kế: hướng dẫn phân tích” do Hoàng Hữu
Cải dịch, trích dẫn bởi Trần Quốc Chính, 2009)
a. Khái niệm sinh kế
Theo Norman Messer và Philip Townsley (2003), một sinh kế về cơ bản là
phương tiện mà hộ gia ñình sử dụng ñể ñạt ñược một ñời sống tốt và duy trì nó. Nó có
nghĩa là tất cả các yếu tố khác nhau góp phần vào và ảnh hưởng lên khả năng của con
người ñảm bảo ñời sống cho họ và gia ñình họ bao gồm:
- Tài sản mà hộ gia ñình có ñược hay có thể tiếp cận ñược – con người, tự
nhiên, xã hội, tài chính và hữu hình.
- Các hoạt ñộng cho phép hộ gia ñình sử dụng các tài sản này ñể thỏa mãn
các nhu cầu cơ bản.
- Các yếu tố khác nhau mà bản thân hộ có thể không kiểm soát trực tiếp, như
mùa vụ, thiên tai, xu hướng kinh tế ảnh hưởng lên tình trạng dễ bị tổn thương
của họ.
- Các chính sách, ñịnh chế và tiến trình có thể giúp họ hay gây khó khăn cho
họ trong việc ñạt ñược một sinh kế thỏa ñáng.
b. Các tài sản cho sinh kế
Cũng theo Norman Messer và Philip Townsley (2003), các thành viên của một
hộ gia ñình kết hợp các khả năng, kỹ năng và tri thức của họ với các nguồn lực khác
mà họ có thể vận dụng ñể tạo ra các hoạt ñộng giúp họ ñạt ñược sinh kế tốt nhất cho
chính họ và cho hộ gia ñình như là một tổng thể. Mọi thứ nhằm tạo dựng sinh kế có
thể xem là “tài sản” của sinh kế. Các tài sản này có thể phân chia thành năm loại như:
Tài sản con người; tài sản tự nhiên; tài sản tài chính; tài sản hữu hình và tài sản xã hội.
Sự phân chia này thành năm loại tài sản cho sinh kế không phải là dứt khoát. Nó chỉ là

một cách thức thuận tiện cho sự phân tích các tài sản cho sinh kế. Có thể xây dựng các
8


phương thức phân chia khác, phụ thuộc vào tình hình ñịa phương. ðiều quan trọng ở
ñây là bao gồm tất cả các yếu tố của các sinh kế có ảnh hưởng lên các hộ gia ñình một
cách trực tiếp hay có khả năng ñược hộ gia ñình kiểm soát.
Các hộ gia ñình khác nhau sẽ có các mức ñộ tiếp cận khác nhau ñối với một
phạm vi rộng các tài sản này. Tính ña dạng và số lượng các tài sản khác nhau mà hộ
gia ñình có ñược và sự cân bằng giữa chúng sẽ ảnh hưởng lên loại sinh kế mà họ có
thể tạo ra cho chính họ ở một thời ñiểm nhất ñịnh. Các tài sản của một hộ gia ñình này
có thể xem là một hình ngũ giác; nó có thể tương ñối rộng, cân xứng, thể hiện một cơ
sở tài sản mạnh, hay nhỏ và không cân xứng, trong ñó hộ gia ñình có một số ít các tài
sản hay hộ gia ñình phụ thuộc vào một số ít tài sản. Ngũ giác tài sản này có thể cung
cấp một ñiểm khởi ñầu có ích cho sự phân tích sinh kế hộ gia ñình, nó khuyến khích
các nhà nghiên cứu xem xét tất cả các loại tài sản và tài nguyên có khả năng giữ một
vai trò trong sinh kế của hộ.
2.2.2

Cộng ñồng

a. Cộng ñồng
Cộng ñồng là một khái niệm mang nhiều tuyến nghĩa khác nhau, có rất nhiều
cách ñịnh nghĩa khác nhau về cộng ñồng. Theo Nguyễn Hữu Nhân (2004), “khái niệm
cộng ñồng thường dùng ñể chỉ nhiều ñối tượng có những ñặc ñiểm tương ñối khác
nhau về quy mô và ñặc tính xã hội. Cộng ñồng ñược dùng khi gọi tên các ñơn vị như
làng/bản, xã, huyện…”
Một cộng ñồng luôn có những ñặc tính cố hữu của nó ñể phân biệt nó với các
cách tổ chức xã hội khác. “ðoàn kết xã hội luôn ñược các nhà nghiên cứu cộng ñồng
coi là ñặc tính hàng ñầu của mỗi cộng ñồng. ðây là ý chí và tình cảm của những người

cùng sống trong một ñịa vực có những mối liên hệ về mặt truyền thống hay quan hệ
láng giềng. Quá trình tổ chức ñời sống xã hội bởi các thiết chế xã hội lại càng thống
nhất ý chí, tình cảm của cộng ñồng qua một số giá trị, chuẩn mực và biểu tượng riêng.
ðây cũng là mục tiêu mà các cộng ñồng ñều mong muốn tập hợp và duy trì” (Nguyễn
Hữu Nhân, 2004).
Bàn về phương diện ñoàn kết xã hội, lại có những sự khác biệt nhất ñịnh về ñặc
tính này giữa các cộng ñồng ở nông thôn và thành thị. “Các cộng ñồng ở nông thôn, do
sự phân tán về nghề nghiệp không cao nên các thành viên trong cộng ñồng thường
9


xuyên quan hệ với nhau trong công việc hơn ở các cộng ñồng ñô thị, nơi có sự phân
tán nghề nghiệp khá cao. Chính vì thế, sự ñoàn kết trong cộng ñồng ở nông thôn
thường cao hơn cộng ñồng ở ñô thị” (Nguyễn Hữu Nhân, 2004).
b. Phát triển cộng ñồng
Dựa trên những hiểu biết, nghiên cứu về cộng ñồng, một ngành khoa học xã hội
mới ñã ra ñời trong những thập niên gần ñây với tên gọi Phát triển cộng ñồng. Không
ngoài mục ñích gì hơn, mà ñúng như tên gọi của nó, Phát triển cộng ñồng ứng dụng
những hiểu biết về cộng ñồng ñể từ ñó ñưa ra những giải pháp nhằm phát triển cộng
ñồng một cách toàn diện nhất. Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000), “Phát
triển cộng ñồng là một tiến trình giải quyết vấn ñề qua ñó cộng ñồng ñược tăng cường
sức mạnh bởi các kiến thức cuộc sống, kỹ năng phát hiện nhu cầu và vấn ñề, ưu tiên
hóa chúng, huy ñộng nguồn lực ñể giải quyết chúng. Phát triển cộng ñồng không phải
là một cứu cánh mà là một kỹ thuật, nó nhằm tăng sức mạnh cho các cộng ñồng tự
quyết về sự phát triển và ñịnh hình tương lai của mình…”.
Xét về các phương hướng chính trong phát triển cộng ñồng, Nguyễn Hữu Nhân
(2004), cho rằng:
- Sự tham gia của người dân là yếu tố cơ bản.
- Thiết chế xã hội chính là môi trường cho sự tham gia, còn các tổ chức chính
quyền, ñoàn thể ở ñịa phương phải thể hiện ñược vai trò tổ chức. Sự phát

triển phải hỗ trợ cả việc nâng cao năng lực cho các tổ chức này.
- Trong phát triển cộng ñồng, không áp ñặt các chương trình có sẵn của tổ
chức Nhà Nước hay cơ quan phát triển từ bên ngoài vào mà phải là các
công trình do dân ñề xướng với sự giúp ñỡ từ bên ngoài.
- Phải tạo ñược chuyển biến xã hội, ñó là sự thay ñổi nhận thức, hành vi của
người dân. Phải tạo ñược sự chuyển biến trong tổ chức, cơ cấu và các mối
tương quan lực lượng xã hội.
- Phát triển cộng ñồng chỉ có hiệu quả khi nó nằm trong một chiến lược phát
triển ñúng ñắn của các quốc gia.
“Các thể chế tác ñộng ñến sự phát triển cộng ñồng ñó là sự tự quản của cộng ñồng,
sự quản lý của Nhà Nước và sự tác ñộng của cơ chế thị trường” (Nguyễn Hữu Nhân,
2004).
10


Trên cơ sở ñã xác ñịnh các phương hướng cũng như các thể chế tác ñộng, khi ñi
vào tiến hành triển khai các giải pháp phát triển cộng ñồng, vẫn phải tuân theo một tiến
trình nhất ñịnh. Cũng theo Nguyễn Hữu Nhân (2004), “Phát triển cộng ñồng là một
quá trình luôn luôn tiếp diễn, mục tiêu cuối cùng của phát triển cộng ñồng là giúp cho
cộng ñồng ñi từ tình trạng yếu kém, không hành ñộng ñược tiến tới sự tự lực trong
hành ñộng. Muốn vậy, phải ñi từ sự thức tỉnh cộng ñồng, tới chỗ tăng cường năng lực
và rồi cộng ñồng sẽ tự lực ñược”.
2.2.3

Du lịch sinh thái

a. Các ñịnh nghĩa về DLST
Theo Phạm Trung Lương (2002), có thể coi DLST là loại hình du lịch có những
ñặc tính cơ bản:
- Phát triển dựa vào những giá trị (hấp dẫn) của thiên nhiên và văn hóa bản

ñịa.
- ðược quản lý bền vững về môi trường sinh thái.
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường.
- Có ñóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng ñồng.
Cùng quan ñiểm với những ñặc tính cơ bản trên, ñã có rất nhiều các khái niệm
khác nhau của các nhà nghiên cứu, các tổ chức hoặc các quốc gia ñưa ra ñể ñịnh nghĩa
về DLST. Một trong những ñịnh nghĩa tương ñối hoàn chỉnh về DLST lần ñầu tiên
ñược Hector Ceballos – Lascurain ñưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch ñến
những khu vực tự nhiên còn ít bị thay ñổi, với những mục ñích ñặc biệt: nghiên cứu,
tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa ñược khám
phá” (trích dẫn bởi Phạm Trung Lương, 2002).
Hiệp hội DLST quốc tế (IEA) thì cho rằng: “Du lịch sinh thái là việc ñi lại có
trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn ñược môi trường và cải thiện ñược
phúc lợi cho người dân ñịa phương” (trích dẫn bởi Ngô An, 2009).
Cùng với các nước, vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20, Tổng cục Du lịch
Việt Nam ñã ñưa ra ñịnh nghĩa về DLST ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du
lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản ñịa, gắn với giáo dục môi trường, có ñóng góp
cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng ñồng ñịa
phương” (trích dẫn bởi Phạm Trung Lương, 2002).
11


b. Những ñặc trưng của DLST (Phạm Trung Lương, 2002)
DLST là một dạng của hoạt ñộng du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những
ñặc trưng cơ bản của hoạt ñộng du lịch nói chung, bao gồm:
- Tính ña ngành
- Tính ña thành phần
- Tính ña mục tiêu
- Tính liên vùng
- Tính mùa vụ

- Tính chi phí
- Tính xã hội hóa
- Tính giáo dục cao về môi trường
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính ña dạng
sinh học
- Thu hút sự tham gia của cộng ñồng ñịa phương
c. Các nguyên tắc của DLST
Theo Phạm Trung Lương (2002), hoạt ñộng du lịch sinh thái cần tuân theo một
số nguyên tắc sau:
- Có hoạt ñộng giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường,
qua ñó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng ñồng.
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng ñồng ñịa phương.
d. Những yêu cầu cơ bản của DLST
Như bất kì một ngành nghề nào khác trong xã hội, ñể có thể hoạt ñộng và phát
triển, cần thiết phải có những yêu cầu cơ bản nhất ñịnh, DLST cũng không là một
ngoại lệ. Xét về yêu cầu cơ bản của DLST, Phạm Trung Lương (2002), cho rằng:
- Yêu cầu ñầu tiên ñể có thể tổ chức ñược du lịch sinh thái là sự tồn tại của
các hệ sinh thái tự nhiên ñiển hình với tính ña dạng sinh thái cao.
- Yêu cầu thứ hai có liên quan ñến những nguyên tắc cơ bản của DLST ở hai
ñiểm: một là “người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là
người am hiểu các ñặc ñiểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng ñồng ñịa
12


phương”; hai là “hoạt ñộng DLST ñòi hỏi phải có ñược người ñiều hành có
nguyên tắc”.
- Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối ña các tác ñộng có thể của hoạt
ñộng DLST ñến tự nhiên và môi trường, theo ñó DLST cần ñược tổ chức với

sự tuân thủ chặt chẽ các quy ñịnh về “sức chứa”.
- Yêu cầu thứ tư là thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch.
e. Tài nguyên DLST (Phạm Trung Lương, 2002)
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,
giá trị nhân văn, công trình lao ñộng sáng tạo của con người có thể ñược sử dụng nhằm
thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản ñể hình thành các ñiểm du lịch, khu du lịch
nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch (Pháp lệnh du lịch Việt Nam, 1999).
Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản ñịa, tài nguyên
du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị
tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản ñịa tồn tại và
phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên ñó.
Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản ñịa ñều ñược coi là tài
nguyên du lịch sinh thái mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các
giá trị văn hóa bản ñịa gắn với một hệ sinh thái cụ thể ñược khai thác, sử dụng ñể tạo
ra các sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục ñích phát triển du lịch nói chung,
du lịch sinh thái nói riêng, mới ñược xem là tài nguyên du lịch sinh thái.
Trong các tài nguyên du lịch sinh thái ñặc thù, có một hệ sinh thái ñược ñề cập
ñến ñó là “hệ sinh thái Miệt vườn”. ðây là một dạng ñặc biệt của hệ sinh thái nông
nghiệp. Miệt vườn là các khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh… rất
hấp dẫn ñối với khách du lịch. Tính cách sinh hoạt của cộng ñồng người dân nơi ñây
pha trộn giữa tính cách người nông dân và người tiểu thương. ðặc ñiểm này ñã hình
thành nên những giá trị văn hóa bản ñịa riêng ñược gọi là “văn minh miệt vườn” và
cùng với cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên DLST ñặc sắc.
f. DLST với phát triển cộng ñồng
Du lịch sinh thái không chỉ là loại hình du lịch ñang phát triển nhanh nhất mà nó
còn ñược xem như một cách tiếp cận mới ñầy triển vọng trong việc duy trì những khu

13



vực tự nhiên ñang bị ñe dọa và tạo cơ hội phát triển cộng ñồng ở các nước, ñặc biệt là
các nước ñang phát triển (Phạm Trung Lương, 2002).
g. Một số giải pháp cơ bản ñể phát triển DLST (Phạm Trung Lương, 2002)
- Giải pháp về cơ chế chính sách
- Giải pháp về thị trường
- Giải pháp về quy hoạch
- Giải pháp về ñào tạo
- Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng
- Giải pháp về xã hội
2.3 Tổng quan về cồn Thới Sơn
2.3.1

Ý nghĩa tên gọi

ðịa chí tỉnh Mỹ Tho năm 1902 giải thích tên gọi Thới Sơn như sau. Theo kiểu
chiết tự từ “Thới Sơn” thì Thới có nghĩa là tốt ñẹp, yên vui, thịnh vượng; còn Sơn là
núi. Hàm ý Thới Sơn là vùng ñất “ñịa lợi” có khả năng phát triển, sinh sôi, nảy nở và
mang lại no ấm cho người dân.
2.3.2

Lịch sử hình thành

Các tài liệu lịch sử ñều khẳng ñịnh rằng, cù lao Thới Sơn ñã ñược khai hoang từ
rất sớm, cùng với tiến trình khai hoang vùng ñất Nam Bộ của người Việt. Theo tài liệu
Gia ðịnh thành thông chí của Trịnh Hoài ðức, thôn Thới Sơn ñược thành lập vào
khoảng giữa thế kỉ XVIII và nổi tiếng trù phú: “Cù lao nầy ở phía Tây ñại giang Mỹ
Tho, chu vi 5 dặm, bãi Tôn (tục danh cù lao Hộ) ở ñằng Nam, lấy cây cao làm bình
phong, ñất bồi khí vượng, dân thôn Thái Sơn ở cù lao ấy”. Còn sách ðại Nam nhất
thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn thì ghi chép rằng: “Ở phía Tây sông Mỹ Tho
và phía Nam huyện Kiến Hưng, chi vi 5 dặm, bãi Tôn (tục gọi cù lao Hộ) phụ ở phía

Nam, lấy cây cao làm tiêu chí, ñất ñai màu mỡ, cảnh tượng thịnh vượng, dân thôn Thới
Sơn ở ñấy”.
Trong tài liệu ðịa bạ Minh Mạng ñược lập năm 1836 cho biết, toàn bộ diện tích
canh tác của thôn là 268 mẫu ñều ñược trồng cau. ðiều này cho thấy sự nhạy bén kinh
tế từ rất sớm trong lịch sử phát triển của cù lao Thới Sơn. Vì lúc buổi ñầu lập ñịa ấy,
tục ăn trầu vẫn còn phổ biến trong cả nước, khẳng ñịnh một thị trường chắc chắn về
mặt hàng cau, trầu. Thêm vào ñó, cả thôn trồng cau, thể hiện sự chuyên canh hóa rõ
14


rệt, ñảm bảo một nguồnn cung chắc
ch chắn và có uy tín trên thị trường,
trư
giúp mang lại
cuộc sống thịnh vượng
ng ngay từ
t buổi ban sơ cho ngườii dân trên cù lao.
Còn nói về lịch sử ñấu
ñ tranh giữ nước, chống ngoại xâm củaa mảnh
m
ñất giữa sông
này, chúng ta không thể không nhắc ñến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút vang dội
vào ngày 19/01/1785 củaa nghĩa
ngh quân Tây Sơn và nhân dân Tiềnn Giang, tiêu diệt
di năm
vạn quân Xiêm xâm lượ
ợc cùng 300 chiến thuyền. Về sau, dân gian nơi
n ñây còn lưu
truyềnn câu ca dao: “Anh ñi
ñ theo chúa Tây Sơn, em về cầy cuốcc mà thương

th
mẹ già”.
Trong thời kì kháng chiếến chống Mỹ cứu nước, Thới Sơn lại nằm
m trong “vành ñai diệt
Mỹ” Bình ðức, mà mộtt trong những
nh
chiến công chói lọi nhất củủa quân và dân vành
ñai là ñã ñánh chìm chiếếc xáng múc Jamaica Bay – một chiếcc xáng múc hiện
hi ñại của
Mỹ - khi ñang thổii cát sông Tiền
Ti ñể xây dựng căn cứ ðồng Tâm củủa sư ñoàn 9 bộ binh
Mỹ - ở xã Bình ðứcc vào ngày 09/01/1967.
Dưới thờii nhà Nguyễn,
Nguy
từ năm 1802 – 1836, thôn Thớii Sơn
Sơ thuộc tổng Kiến
Thuận; từ năm 1836 – 1861, thuộc
thu tổng Thuận Trị, huyện Kiếnn Hưng,
H
phủ Kiến An,
tỉnh ðịnh Tường. ðến ñầầu thế kỷ XX, theo quyển ñịa chí tỉnh Mỹ Tho năm 1902, làng
Thới Sơn thuộc tổng
ng Thuận
Thu Trị, tỉnh Mỹ Tho với diện tích ñất trồồng trọt là 660 héc ta
và dân số là 1.100 người.
i. Theo ñịa chí tỉnh Tiền Giang năm 2005,
05, xã Thới
Th Sơn thuộc
huyện Châu Thành, tỉnh
nh Tiền

Ti Giang với diện tích tự nhiên 1.211,639 héc ta và dân số
s
là 5.746 người.

Hình 2.1: Bản ñồ vệ tinh xã Thới Sơn

15


×