Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.7 KB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI THEO
TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

Họ và tên sinh viên: PHÙNG VĂN ĐẠI
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2007  2011

Tháng 7/2011


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI
THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

Tác giả

PHÙNG VĂN ĐẠI

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn

Ks. NGUYỄN HUY VŨ


Tháng 07/2011
i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Em xin gửi lời cảm ơn đến Các Thầy Cô giáo của khoa Môi Trường
và Tài Nguyên, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho Em
những kiến thức quý báu và tận tình giúp đỡ Em trong suốt 4 năm học vừa
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Nguyễn Huy Vũ, người thầy đã hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới anh Nguyễn Duy Phước Hà và toàn thể các
cô chú trong Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có
thể thực tập tại Công ty và hoàn thành khóa luận này.
Và tập thể lớp DH07QM những người đã luôn bên mình trong suốt 4 năm qua, xin
cảm ơn các bạn.

Trân trọng cảm ơn
Phùng Văn Đại

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp và những lợi ích mà một tổ chức có được khi xây dựng, áp dụng và duy trì
thành công hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001-2007. Vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp tại Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 180012007”.
Với mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công

ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 đề tài có những nội
dung chính như sau: Tìm hiểu chung về tiêu chuẩn OHSAS 18001 – 2007 và tìm hiểu
về Công ty CP Sơn Đồng Nai lấy đây làm cơ sở để xây dựng thành công hệ thống
quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007
Đề tài đã nhận diện và đánh giá được 49 mối nguy và đã đề xuất được các biện pháp
kiểm soát chúng. Từ những mối nguy được nhận diện và tình hình thực tế tại Công ty
tác giả đã lập ra được các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động cụ thể. Với 13
thủ tục và 4 hướng dẫn công việc được xây dựng đã thể hiện sự rõ ràng và chi tiết của
đề tài.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................... iii 
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii 
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... viii 
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................... ix 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1 
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 2 
1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 2 
1.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................................ 2 
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 – 2007 ...................3 
2.1 GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN OHSAS ................................................................... 3 
2.2 CẤU TRÚC HỆ THỐNG OHSAS 18001 – 2007 .................................................. 3 

2.3 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VÀ CHỨNG NHẬN CHO HỆ THỐNG OHSAS
18001- 2007 ................................................................................................................. 4 
2.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
AT&SKNN THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001-2007 ........................................... 5 
2.4.1 Thuận lợi................................................................................................................. 5 
2.4.2 Khó khăn................................................................................................................. 6 
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI ..............7 
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI .................................. 7 
3.1.1 Giới thiệu chung ..................................................................................................... 7 
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty........................................................ 7 
3.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty ........................................................................................... 8 
3.1.4 Quy mô diện tích .................................................................................................... 9 
3.1.5 Trang thiết bị và nhu cầu sử dụng nghiên nhiên vật liệu ..................................... 10 
3.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN
ĐỒNG NAI ................................................................................................................ 10 
3.2.1 Quy trình sản xuất sơn nước ................................................................................. 10 
3.2.2 Quy trình sản xuất sơn Alkyd ............................................................................... 10 
3.2.3 Quy trình sản xuất sơn tàu biển, sơn giàn khoan.................................................. 11 
3.2.4 Quy trình sản xuất bột trét .................................................................................... 12 
iv


3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI. . 13 
3.3.1 Các yếu tố ô nhễm chính ...................................................................................... 13 
3.3.2 Hiện trạng quản lý môi trường tại công ty ........................................................... 15 
3.4 HIỆN TRẠNG AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN ĐỒNG NAI ........................................................................................... 17 
3.4.1 Tổ chức thực hiện ATVSLĐ tại Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai....................... 17 
3.4.2 Các hoạt động về an toàn – vệ sinh lao động tại công ty ..................................... 19 
3.4.3 Tình hình tai nạn lao động trong năm qua............................................................ 23 

3.5 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG OHSAS VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN
ĐỒNG NAI ................................................................................................................ 23 
3.5.1 Thuận lợi............................................................................................................... 23 
3.5.2 Khó khăn............................................................................................................... 23 
3.5.3 Nhận xét................................................................................................................ 24 
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AT&SKNN THEO TIÊU
CHUẨN OHSAS 18001-2007...................................................................................... 25 
4.1 CHÍNH SÁCH AT&SKNN ................................................................................. 25 
4.1.1 Phạm vi của hệ thống quản lý AT&SKNN .......................................................... 25 
4.1.2 Thành lập ban OHSAS ......................................................................................... 25 
4.1.3 Xây dựng chính sách AT&SKNN. ....................................................................... 26 
4.2 HOẠCH ĐỊNH .................................................................................................... 28 
4.2.1 Nhận dạng mối nguy, đánh giá rủi ro và xác định các biện pháp kiểm soát đang
thực hiện ........................................................................................................................28 
4.2.2 Các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác ..........................................................41 
4.2.3 Các mục tiêu và chương trình...............................................................................42 
4.3 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH .......................................................................... 46 
4.3.1 Nguồn lực, vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm giải trình và quyền hạn ..................... 46 
4.3.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức. ........................................................................... 48 
4.3.3 Trao đổi thông tin, tham gia và tham khảo ý kiến................................................ 49 
4.3.4 Hệ thống tài liệu ................................................................................................... 51 
4.3.5 Kiểm soát tài liệu .................................................................................................. 52 
4.3.6 Kiểm soát điều hành ............................................................................................. 53 
4.3.7 Chuẩn bị và ứng cứu tình huống khẩn cấp ........................................................... 63 
4.4 KIỂM TRA .......................................................................................................... 63 
4.4.1 Giám sát và đo lường việc thực hiện ....................................................................63 
4.4.2 Đánh giá sự phù hợp .............................................................................................64 
4.4.3 Điều tra sự cố, sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa ............65 
4.4.4 Kiểm soát hồ sơ ....................................................................................................65 
v



4.4.5 Đánh giá nội bộ ....................................................................................................66 
4.5 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ............................................................................. 67 
4.5.1 Yêu cầu chung ...................................................................................................... 67 
4.5.2 Nội dung thực hiện ............................................................................................... 67 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ .............................................................. 68 
5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 68 
5.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 69 
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 70 

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

ATLĐ

An toàn lao động

AT&SKNN

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

BGĐ

Ban giám đốc


BHLĐ

Bảo hộ lao động

BNN

Bệnh nghề nghiệp

BM

Biểu mẫu

BLĐTBXH

Bộ Lao động - Thương binh xã hội

BYT

Bộ Y tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên



Cơ điện

ĐDLĐ


Đại diện lãnh đạo



Giàm Đốc

HDCV

Hướng dẫn công việc

KCN

Khu công nghiệp

NLĐ

Người lao động

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PCCN

Phòng chống cháy nổ

TNLĐ

Tai nạn lao động


TT

Thủ tục

TCVSLĐ

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TC-HC

Tổ chức hành chính

ƯPTTKC

Ứng phó tình trạng khẩn cấp

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Danh mục các chất thải nguy hại phát sinh tại công ty ................................. 15 
Bảng 3.2 Một số trường hợp được cấp phát BHLĐ...................................................... 21 
Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra sức khỏe CBCNV thuộc Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai 22 
Bảng 4.1 Tần xuất hành động ....................................................................................... 30 
Bảng 4.2 Xác xuất xây ra tổn thất ................................................................................. 30 
Bảng 4.3 Mức độ nghiêm trọng của tổn thất................................................................. 31 
Bảng 4.4 Mức độ rủi ro ................................................................................................. 31 
Bảng 4.5 Bảng nhận dạng mối nguy ............................................................................. 32 
Bảng 4.6 Bảng đánh giá rủi ro ...................................................................................... 38 

Bảng 4.7 Mục tiêu và chương trình hành động............................................................. 44 
Bảng 4.8 Chương trình đào tạo AT&SKNN ................................................................. 49 
Bảng 4.9 Trách nhiệm sửa đổi, biên soạn, kiểm tra, phê duyệt tài liệu nội bộ ............. 52 

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chưc của Công ty Cổ phần Sơn Đồng nai ........................................ 9 
Sơ đồ 3.2 Quy trình công nghệ sản xuất sơn nước ....................................................... 10 
Sơ đồ 3.3 Quy trình công nghệ sản xuất sơn Alkyd ..................................................... 11 
Sơ đồ 3.4 Quy trình công nghệ sản xuất sơn tàu biển, sơn giàn khoan ........................ 12 
Sơ đồ 3.5 Quy trình sản xuất bột trét ............................................................................ 12 
Sơ đồ 3.6 Quy trình xử lý nước thải.............................................................................. 16 
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ tổ chức ban OHSAS của Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai ................ 26 

ix


Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính mạng và sức khỏe của con người là tài sản vô giá của mỗi gia đình, mỗi quốc
gia. Để đảm bảo cho hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển của xã hội thì đòi hỏi
con người khi tham gia lao động phải được lao động trong những điều kiện an toàn.
Nước ta với mục tiêu đến năm 2020 nước ta phát triển thành một nước công
nghiệp thì vấn đề an toàn lao động càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Theo thông báo số 2772/TB – BLĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã

Hội thì 6 tháng đầu năm 2010 trên toàn quốc đã xảy ra 2611 vụ tai nạn lao động và
làm 2680 người bị nạn. So với cùng kỳ năm 2009 là 1958 vụ tai nạn lao động (tăng
33,3%) và làm 1998 người bị nạn ( tăng 34,1% ). Số liệu trên đã cho thấy tình hình
TNLĐ ngày càng diễn ra phức tạp tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Mặc dù
các cơ quan quản lý nhà nước đã có những lỗ lực để giảm TNLĐ. Tuy nhiên việc số
vụ và số người bị nạn do TNLĐ ngày càng tăng đã cho thấy vấn đề trên vẫn chưa được
quản lý tốt.
Trong thời đại kinh tế trí thức ngày nay, người lao động ngày càng quan tâm hơn
đến an toàn và sức khỏe. Họ đòi hỏi được lao động trong môi trường mang tính an
toàn cao. Thêm vào đó là sức ép từ thị trường, xã hội và pháp luật. Điều này đã buộc
các tổ chức phải duy trì và thường xuyên cải tiến điều kiện làm việc, môi trường làm
việc một cách có hiệu quả và mang tính phòng ngừa tốt. Đó chính là việc xây dựng và
áp dụng hệ thống quản an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS vào
trong mỗi tổ chức.
Với những nhận định trên đã giúp tôi ý thức được tầm quan trọng của hệ thống
quản lý an toàn sức và khỏe nghề nghiệp và việc áp dụng nó vào một tổ chức. Đó là lý
do và cũng là động lực giúp tôi chọn đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại tại Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS
18001: 2007”

SVTH: Phùng Văn Đại

Trang 1


Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
tại Công ty. Từ đó xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp

dụng tại Công ty theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 – 2007.
1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu gồm những nội dung sau:


Tìm hiểu chung về tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007.



Tổng quan hoạt động sản xuất tại Công ty.



Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn vận hành hệ thống theo tiêu chuẩn

OHSAS 18001:2007
1.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Giới hạn nghiên cứu của đề tài là từ thực trạng an toàn sức khỏe nghề nghiệp và
thực trạng môi trường tại Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai nghiên cứu và xây dựng hệ
thống văn bản phù hợp với tiêu chuẩn OHSAS 18001- 2007 cho Công ty.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


Khảo sát và thu thập số liệu, thông tin từ thực tế



Tham khảo tài liệu




Phỏng vấn trực tiếp



Tham khảo ý kiến chuyên gia

SVTH: Phùng Văn Đại

Trang 2


Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 – 2007
2.1 GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN OHSAS
Trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý an toàn sức khỏe nghề
nghiệp, viện tiêu chuẩn Anh ( BSI ) cùng với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận
hàng đầu thế giới đã phát hành phiên bản đầu tiên về hệ thống quản lý an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp - tiêu chuẩn OHSAS 18001-1999. Sau đó phiên bản mới OHSAS
18001-2007 được xuất bản ngày 1/7/2007.
OHSAS 18000 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế an toàn sức khỏe nghề nghiệp được
xây dựng từ các tổ chức chứng nhận , các tổ chức tư vấn và các chuyên gia trong
ngành. Bộ tiêu chuẩn quốc tế OHSAS 18000 gồm 2 tiêu chuẩn là OHSAS 18001 đưa
ra các yêu cầu và OHSAS 18002 đưa ra các hướng dẫn áp dụng OHSAS 18001.
OHSAS 18001 còn gọi là hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp-các
yêu cầu. Mục đích của tiêu chuẩn là giúp các tổ chức kiểm soát các rủi ro liên quan
đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc và cải thiện hệ thống đó. OHSAS

18001 có phiên bản đầu tiên là OHSAS 18001-1999. Sau đó phiên bản mới OHSAS
18001-2007 được xuất bản ngày 1/7/2007.
OHSAS 18002 nhằm hổ trợ OHSAS 18001. Viện tiêu chuẩn Anh ( BSI) đã ban
hành OHSAS 18002 – “Hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp” để hổ trợ trong việc thực hiện OHSAS 18001. Tiêu chuẩn này giải thích
những yêu cầu của quy định và hướng dẫn các doanh nghiệp cách thức áp dụng và
đăng kí tiêu chuẩn này.
2.2 CẤU TRÚC HỆ THỐNG OHSAS 18001 – 2007
Cấu trúc của hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp được xây dựng dựa trên mô
hình
P-D-C-A ( Plan - Do – Check – Action) và bao gồm các nội dung chính sau:


Thiết lập chính sách AT&SKNN: Đề xuất chính sách an toàn và sức khoẻ nghề

nghiệp tại Công ty và được ban lãnh đạo xem xét và phê duyệt.

SVTH: Phùng Văn Đại

Trang 3


Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007



Lập kế hoạch: Lập kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp cho Công ty dựa vào các yêu cầu trong tiêu chuẩn OHSAS và tình hình
chung của Công ty.



Thực hiện và điều hành: Việc này sẽ được phổ biến rõ ràng đến các bộ phận của

Công ty.


Kiểm tra và hành động khắc phục: Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động

của hệ thống để nhận diện những chi tiết không phù hợp và có biện pháp khắc phục,
phòng ngừa.


Xem xét của lãnh đạo: Tất cả mọi hoạt động của hệ thống phải được lãnh đạo

xem xét và thông qua.
2.3 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VÀ CHỨNG NHẬN CHO HỆ THỐNG OHSAS
18001- 2007
Bước 1. Chuẩn bị


Cam kết của lãnh đạo về việc xây dựng hệ thống.



Cử đại diện lãnh đạo (ban OHSAS). Sẽ thực hiện việc xem xét định kỳ của lãnh

đạo để đánh giá kịp thời tình hình và đưa ra các quyết định cần thiết.



Phổ biến OHSAS.



Đánh giá việc thực hiện công tác ATVSLĐ hiện tại tại Công ty.



Thiết kế xây dựng hệ thống.

Bước 2. Xây dựng hệ thống tài liệu


Thực hiện soạn thảo các văn bản dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS

18001. Nguyên tắc viết sao cho đơn giảm, rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với trình độ của
người sử dụng.
Bước 3. Áp dụng hệ thống tài liệu


Sau khi được phê duyệt, tài liệu OHSAS được phân bổ tới các bộ phận liên

quan. Các bộ phận có trách nhiệm thực hiện đúng các yêu cầu trong tài liệu. Tài liệu
nào hoàn thiện trước có thể đưa vào áp dụng trước không nhất thiết phải áp dụng một
lúc toàn bộ các tài liệu.

SVTH: Phùng Văn Đại

Trang 4



Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

Bước 4. Xem xét và cải tiến


Ban lãnh đạo phải xem xét lại toàn bộ hệ thống nhằm tìm ra những vấn đề, khu

vực cần thay đổi, duy trì và cải tiến.
Bước 5. Đánh giá của tổ chức chứng nhận


Tổ chức sẽ mời trung tâm chứng nhận uy tín đánh giá hệ thống OHSAS của tổ

chức. Nếu phát hiện những yếu tố không phù hợp với tiêu chuẩn, tổ chức phải khắc
phục mới tiếp tục được đánh giá.


Khi đạt yêu cầu tổ chức sẽ được cấp giấy chứng nhận.

Bước 6. Duy trì


Sau khi được cấp giấy chứng nhận, tức Công ty đã chính thức có hệ thống quản

lý OHSAS 18001. Công ty có trách nhiệm thực hiện và duy trì hệ thống liên tục.
2.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
AT&SKNN THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001-2007
2.4.1 Thuận lợi
Những thuận lợi khi áp dụng hệ thống quản lý AT&SKNN theo tiêu chuẩn

OHSAS 18001-2007


Tiêu chuẩn OHSAS áp dụng được cho mọi tổ chức.



Có được động lực lớn khi việc áp dụng hệ thống quản lý AT&SKNN sẽ đem lại

cho tổ chức nhiều lợi ích thiết thực như:
 Giảm được các nguy cơ xảy ra tai nạn và kiện tụng.
 Mởi rộng được thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế.
 Nâng cao uy tín và hình ảnh của tổ chức .
 Nâng cao năng lực cạnh tranh.
 Phát triển bền vững do việc thỏa mãn được lực lượng lao động.
 Đáp ứng được nhu cầu thanh, kiểm tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
 Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tai nạn, khẩn cấp.
 Giảm chi phí cho chương trình đền bù TNLD và BNN.
 Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật.
 Tỉ lệ sử dụng lao động cao hơn do giảm được TNLD và BNN.

SVTH: Phùng Văn Đại

Trang 5


Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

 Năng xuất lao động được tăng lên nhờ môi trường làm việc tốt hơn và an toàn


hơn.
 Tăng khả năng thu hút vốn đầu tư.
 Cải thiện đạo đức kinh doanh và ý thức của nhân viên trong Công ty.
 Đảm bảo có một đội ngũ công nhân có trình độ và nhiệt tình trong công việc

thông qua việc đáp ứng những mong muốn của họ về môi trường làm việc tốt và an
toàn.
 Hạn chế thất thoát nguyên vật liệu và gián đoạn trong sản xuất gây ra do tai nạn

lao động.
 Hạn chế chi phí bảo hiểm cũng như giảm thiểu những chi phí phát sinh do

khiếm khuyết nhân sự.
 Khuyến khích môi trường làm việc đảm bảo sức khỏe và an toàn như là một

trách nhiệm của tổ chức về công việc mà vẫn đạt được các tiêu chuẩn OHSAS tầm cỡ
thế giới.
 Có thể lôi cuốn nhiều các nhân tài và các nhà đầu tư trên toàn thế giới đến Việt

Nam.
 Giúp cho việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống tích hợp về quản lý chất

lượng, môi trường, và sức khoẻ an toàn lao động.


Có được sự ủng hộ và giúp đỡ từng phía chính phủ và các tổ chức quốc tế.

2.4.2 Khó khăn



Nhà nước ta chưa có văn bản chỉ thị, hướng dẫn hay khuyến khích các doanh

nghiệp tổ chức áp dụng tiêu chuẩn OHSAS.


Chi phí cao.



Chưa có được sự quan tâm và nhận thức đúng mức về tiêu chuẩn OHSAS từ

phía các doanh nghiệp và tổ chức.

SVTH: Phùng Văn Đại

Trang 6


Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI
3.1.1 Giới thiệu chung


Tên thường gọi : CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI




Tên giao dịch quốc tế : DONG NAI PAINT CORPORATION (DONAPACO)



Địa chỉ: Đường 7, Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai



Điện thoại : 061.3836451



Vốn điều lệ : 11,4 tỷ đồng. trong đó nhà nước chiếm 30%, cổ đông trong và

Fax : 061.3836091

ngoài công ty chiếm 70%


Ngành chủ quản: Ban Quản Lý khu công nghiệp Đồng Nai



Các đối tác hiện đang liên kết hợp đồng sản xuất và kinh doanh với Công ty Cổ

Phần Sơn Đồng Nai gồm: Công ty International Paint Pte.Ltd. Công ty Sun-Master
Insulation Pty-Limited. Công Ty TNHH PPG Việt Nam
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công Ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai trước đây là doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc
sở Công Nghiệp Đồng Nai. Thành lập ngày 23/10/1987 với chức năng sản xuất kinh

doanh các sản phẩm sơn, keo dùng trong nghành công nghiệp xây dựng và dân dụng.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của nhà nước ngày 1/3/2000. Doanh nghiệp chuyển
sang Công ty cổ phần theo quyết định số 4636/QĐ-UBT của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh
Đồng Nai.
Trong nghành sơn tại Việt Nam, Công Ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai là một trong
những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về sản lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm.
Công ty cũng là doanh nghiệp đi tiên phong trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001 phiên bản 2000.
Sản phẩm sản xuất tại Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai hiện nay gia nhập vào thị
trường từ 10.000 tấn/ 1 năm, tiêu thụ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, ngoài ra còn được
tiêu thụ ở các nước ASEAN và Trung Quốc.

SVTH: Phùng Văn Đại

Trang 7


Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

Chất lượng sản phẩm Sơn Đồng Nai được định kỳ kiểm nghiệm hàng năm tại các
phòng thí nghiệm có uy tín ở trong và ngoài nước, được người tiêu dùng mến mộ. Sản
phẩm của Công ty đạt huy chương vàng tại hội chợ thương mại Quốc tế Expo97, đã
nhiều năm liền là hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt thương hiệu Uy Tín, và là 1 trong
150 thương hiệu hàng đầu trong ngành xây dựng và vật liệu xây dựng. Được nhà nước
khen thưởng huân chương lao động hạng 1, 2 và 3.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức Công ty
3.1.3.1 Tình hình công nhân viên
Tổng số

Lao động nữ


Tổng số lao động

173

31

Số lao động biên chế

116

24

Số lao động trực tiếp tham gia sản xuất

128

15

Số người làm công tác ATVSLĐ

13

Số người có trình độ đại học

31

8

Số người có trình độ cao đẳng


39

3

Lao động phổ thông và trình độ trung cấp
3.1.3.2 Cơ cấu tổ chức.

103

20

Chỉ tiêu

Với 7 phòng nghiệp vụ và 3 phân xưởng sản xuất. Cụ thể cơ cấu tổ chức của Công
ty thể hiện qua sơ đồ 3.1

SVTH: Phùng Văn Đại

Trang 8


Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

Đại hội đồng
cổ đông
Phòng KT-KCS-IP
Hội đồng
quản trị
Ban giám

đốc

Phòng tổ
chức- hành
chính

Phòng kế
toán –thống


Phòng kinh
doanh

Phòng cơ
điện XDCB

Phân xưởng
sơn 5

Phòng KTKCS-ĐN

Phân xưởng
sơn 1

Phòng KTKCS-PPG

Phân xưởng
sơn 2

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chưc của Công ty Cổ phần Sơn Đồng nai

3.1.4 Quy mô diện tích
Tổng diện tích xây dựng: 11.000m2. Nhà xưởng được xây dựng bằng khung sắt,
lợp tole tráng kẽm, tường bao quanh kiên cố, nền cán bêtông, chiều cao nhà xưởng
9,9m.


Khu vực văn phòng gồm 1 trệt, 1 lầu.



Khu vực sản xuất gồm : Phân xưởng sơn 1( phân xưởng sơn Đồng nai), Phân

xưởng sơn 2 ( phân xưởng sơn IP ), Phân xưởng sơn 5 ( phân xưởng sản xuất bột trét
tường )


Hệ thống đường nội bộ được tráng nhựa.



Các công trình phụ khác như nhà ăn công nhân, phòng vệ sinh, nhà bảo vệ, nhà

xe đều được xây dựng kiên cố và phù hợp với quy hoạch.
Do Công ty được xây dựng trong khu công nghiệp tập trung nên các điều kiện về
đất đai, cơ sở hạ tầng và hệ thống cấp thoát nước rất thuận lợi.
Diện tích cây xanh hơn 15% tổng diện tích.
Diện tích các công trình xử lý môi trường là 160m2

SVTH: Phùng Văn Đại


Trang 9


Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

3.1.5 Trang thiết bị và nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu
Ghi chú:Tham khảo phụ lục 1A
3.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN
ĐỒNG NAI
3.2.1 Quy trình sản xuất sơn nước
Nguyên liệu được lấy ra từ kho với khối lượng đã được định trước cho mỗi mẻ,
bao gồm bột, các chất phụ gia và nước. Bột và nước được cho vào nồi phân tán cho đạt
độ mịn theo yêu cầu (tùy vào mỗi mẻ sơn nên các yêu cầu về độ mịn khác nhau) trong
quá trình phân tán người ta kết hợp cho các chất phụ gia cần thiết vào. Sau khi phân
tán đạt độ mịn theo yêu cầu, nguyên liệu được chuyển qua khâu chỉnh mầu, ở đây
paste mầu cùng một số chất phụ gia cần thiết sẽ được cho vào để có được mầu theo
yêu cầu. Sau đó sơn được lọc và đóng thùng thành phẩm.
Chi tiết quy trình sản xuât sơn nước thể hiện ở sơ đồ 3.2
Nguyên liệu
bột + nước

Phân tán đạt
độ mịn

Các chất phụ gia

Nhựa nước

Chỉnh các chỉ
tiêu kỹ thuật


Các phất phụ
gia, paste màu

Lọc
Đóng thùng
thành phẩm

Sơ đồ 3.2 Quy trình công nghệ sản xuất sơn nước
3.2.2 Quy trình sản xuất sơn Alkyd
Nguyên liệu được định lượng và lấy ra từ kho theo đúng yêu cầu. Nguyên liệu
dạng bột và nhựa, dung môi được phối trộn với nhau ở một thời gian nhất định tùy
theo yêu cầu của mỗi mẻ. Sau đó nguyên liệu được nghiền cho đạt độ mịn theo yêu
cầu. Tiếp theo paste sơn sẽ được lọc rồi hiệu chỉnh mầu. Ở công đoạn này người ta cho
thêm nhựa, dung môi. Công đoạn cuối cùng, sơn được đóng thùng thành phẩm.
Chi tiết quy trình sản xuất sơn Alkyd thể hiện ở sơ đồ 3.3.
SVTH: Phùng Văn Đại

Trang 10


Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

Nguyên liệu dạng
bột

Phối trộn

Nhựa dung môi


Nghiền đạt độ mịn

Lọc

Nhựa dung môi

Chỉnh màu và các
chỉ tiêu kỹ thuật

Các chất phụ gia

Đóng thùng thành
phẩm

Sơ đồ 3.3 Quy trình công nghệ sản xuất sơn Alkyd
3.2.3 Quy trình sản xuất sơn tàu biển, sơn giàn khoan
Nguyên liệu được kiểm tra và lấy ra từ kho theo đúng khối lượng yêu cầu của từng
mẻ sản xuất. Nguyên liệu bao gồm bột, nhựa, dung môi và các chất phụ gia. Nguyên
liệu đi vào quá trình phân tán để đạt độ mịn theo yêu cầu. Sau đó, nguyên liệ tiếp tục
được đi qua quá trình chỉnh mầu và các chỉ tiêu kỹ thuật cho đạt yêu cầu ở công đoạn
này nhựa, đung môi và các chất phụ gia sẽ được thêm vào hỗn hợp nguyên liệu. tiếp
theo hỗn hợp nguyên liệu sẽ được lọc để loại bỏ những cặn và cuối cùng là vô thùng
thành phẩm.
Chi tiết quy trình sản xuất sơn tàu biển, sơn giàn khoan thể hiện ở sơ đồ 3.4

SVTH: Phùng Văn Đại

Trang 11



Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

Nguyên liệu bột +
nhựa + dung môi

Phân tán đạt độ mịn

Các chất phụ gia

Nhựa dung môi

Chỉnh màu và các
chỉ tiêu kỹ thuật

Các chất phụ gia

Lọc

Đóng thùng thành
phẩm

Sơ đồ 3.4 Quy trình công nghệ sản xuất sơn tàu biển, sơn giàn khoan
3.2.4 Quy trình sản xuất bột trét
Nguyên liệu được kiểm tra và định lượng theo từng mẻ. Tiếp theo là khâu nạp liệu,
nguyên liệu được bỏ vô bồn và tiến hành trộn đều. Sau khi hỗn hợp được trộn đều thì
được chuyển đến khâu đóng gói và thành phẩm.
Chi tiết quy trình sản xuất bột trét tường thể hiện ở sơ đồ 3.5
Nguyên liệu bột,
ximăng, canxi, phụ gia
Nạp liệu


Trộn

Đóng gói

Thành phẩm

Sơ đồ 3.5 Quy trình sản xuất bột trét

SVTH: Phùng Văn Đại

Trang 12


Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG
NAI.
3.3.1 Các yếu tố ô nhiễm chính
3.3.1.1 Nước thải
Nước thải gồm có 3 nguồn thải chính là nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và
nước mưa chảy tràn.
Nước thải sinh hoạt: Phát sinh ra trong các quá trình hoạt động của cán bộ công
nhân viên trong Công ty, từ căn tin và nhà vệ sinh, với lưu lượng khoảng 22m3/ngày.
Nước thải sản xuất: Nước thải sản xuất phát sinh từ các khâu vệ sinh máy móc
thiết bị và nhà xưởng, với lưu lượng khoảng 2-3 m3/ ngày.
Nước mưa chảy tràn: Nước mưa của Công ty được thoát bằng đường ống riêng và
thải trực tiếp vào hệ thống cống chung của khu công nghiệp.
3.3.1.2 Vi khí hậu
Nhiệt độ: Nhiệt độ đo tại các vị trí làm việc của công nhân cao nhất là 31,6oC,

thấp nhất là 24,4oC và nhiệt độ trung bình là 28,4 ± 2,1oC.
Độ ẩm: Độ ẩm cao nhất là 79,6%, thấp nhất là 51,6% và độ ẩm trung bình là 71,4
± 6,6%.
Tốc độ gió: Tốc độ gió chỉ ở mức thấp, giá trị gió trung bình là 0,4 ± 0,3 m/s.
Ghi chú: Tham khảo bảng kết quả đo môi trường lao động, phụ lục 1B
3.3.1.3 Ánh sáng
Cường độ chiếu sáng tại 2 vị trí chưa đảm bảo TCVSLĐ là: bàn làm việc trong
phân xưởng sơn 1 và tại máy nghiền bi đứng.
Ghi chú: Tham khảo bảng kết quả đo môi trường lao động, phụ lục 1B
3.3.1.4 Tiếng ồn
Mức ồn giao động trong khoảng từ 72 – 83 dBA. Riêng tại khu vực phun sơn
trong phòng KT – IP khi máy hoạt động có mức ồn vượt TCVSLĐ từ 1- 6 dBA, tuy
nhiên việc này không thực hiện thường xuyên.
Ghi chú: Tham khảo bảng kết quả đo môi trường lao động, phụ lục 1B

SVTH: Phùng Văn Đại

Trang 13


Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

3.3.1.5 Bụi
Nồng độ bụi toàn phần tại các khu vực: Nạp niệu, khu vực đóng bao thuộc bộ
phận bột trét tường, khu vực lãnh liệu và khu vực máy phân tán thuộc phân xưởng sơn
1 vượt TCVSLĐ từ 1,13 – 7,03 lần. Nồng độ bụi đo trong xưởng 2 và 5 đều đảm bảo
mức cho phép theo TCVSLĐ.
Nồng độ bụi hô hấp tại các khu vực : Nạp nhiên liệu, khu vực đóng bao thuộc bộ
phận bột trét tường, khu vực lãnh liệu và khu vực máy phân tán thuộc phân xưởng sơn
1 vượt TCVSLĐ từ 1,35 – 2,35 lần. Nồng độ bụi hô hấp trong xưởng 2 và 5 đều đảm

bảo mức cho phép theo TCVSLĐ.
Ghi chú: Tham khảo bảng kết quả đo môi trường lao động, phụ lục 1B
3.3.1.6 Nồng độ hơi khí độc trong không khí
Aceton: Tại khu vực máy nghiền bi SM4-20, khu vực chỉnh mầu thuộc phân
xưởng sơn 1, phòng kỹ thuật của sơn 2 và khu vực cân nguyên liệu của xưởng sơn 5 có
nồng độ Aceton vượt TCVSLĐ từ 2,97 – 17,97 lần.
MEK: Tại khu vực máy nghiền bi SM4-20, khu vực chỉnh mầu thuộc phân xưởng
sơn 1, phòng kỹ thuật của sơn 2 và khu vực cân nguyên liệu của xưởng sơn 5 có nồng
độ MEK vượt TCVSLĐ từ 6,87 – 19,63 lần.
Xylen: Tại khu vực chỉnh màu và thành phẩm của phân xưởng sơn 1 nồng độ
Xylen trong không khí vượt 6,84 lần TCVSLĐ.
Benzen: Nồng độ Benzen trong không khí tại các vị trí đo đều đạt chuẩn theo
TCVSLĐ
Ghi chú: Tham khảo bảng kết quả đo môi trường lao động, phụ lục 1B
3.3.1.7 Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt: Gồm các loại rác sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm
việc tại Công ty và rác thải tại nhà ăn thải ra hằng ngày khoảng 240 kg/ tháng.
Chất thải công nghiệp không nguy hại: Phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm
các loại bao bì, bao bì kim loại, pallet hư. Khối lượng khoảng 4,3 tấn/ tháng.
Chất thải công nghiệp nguy hại: Phát sinh trong Công ty được thể hiện ở bảng 3.1
sau:

SVTH: Phùng Văn Đại

Trang 14


Xây dựng HTQL AT&SKNN tại Công ty CP Sơn Đồng Nai theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

Bảng 3.1 Danh mục các chất thải nguy hại phát sinh tại Công ty

Mã hạng
mục
A2010
A3020
A3140

A4070
A4130

Tên chất thải

Thành phần chất thải

Bóng đèn huỳnh quang

Khối lượng
(tấn/tháng)
0,0025

Chất thải thủy tinh từ các bóng đèn
catod và thủy tinh hoạt tính khác
Dầu nhớt thải
Dầu nhớt thải không phù hợp với
0,012
mục đích ban đầu
Dung môi hữu cơ
Xylene, toluene, pegasol,
0.14
không halogen hoá thải
butylacetat, butylcellosol, nbutanol…

Sơn nước lưu mẫu, sơn
Chất thải từ quá trình sản xuất và
0,2161
quá hạn sử dụng
đóng gói sơn.
Bao bì, thùng chứa giẻ Bao bì, thùng chứa, giẻ lau dính hóa
0,37245
lau dính hóa chất, sơn,
chất, sơn, dầu khoáng thuộc danh
dầu mỡ
mục chất thải nguy hại
( Nguồn: Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai, tháng 10 năm 2010)

Bùn thải từ hệ thống sử lý nước thải: khoảng 5 tấn/ năm.
3.3.2 Hiện trạng quản lý môi trường tại Công ty
3.3.2.1 Khí thải


Phân xưởng sơn 2 ( International Plant) và Phân xưởng Sơn 1 sản xuất sơn

nước và Alkyd được lắp đặt chụp hút ngay tại các thiết bị nghiền, khuấy trộn… và
không khí có chứa bụi, hơi dung môi sẽ được giữ lại hệ thống lọc. Tuy hệ thống chụp
hút đã hoạt động liên tục và khá hiệu quả nhưng do công nghệ sản xuất sơn của Công
ty chưa thực sự tiên tiến vì thế mà lượng bụi và hơi dung môi phát sinh ra môi trường
là rất lớn.


Công ty trồng nhiều cây xanh và cây cảnh trong và ngoài khuôn viên đặc biệt là

các loại cây xanh tán cao để tăng khả năng lọc khí độc và điều hòa kiều kiện khí hậu

trong khu vực.


Nhà xưởng, và các khu vực nội bộ thường xuyên được vệ sinh dọn dẹp, thường

là được quét dọn sau mỗi ngày làm việc, nền tráng xi măng, sơn phủ để tránh tối đa
lượng bụi phát sinh.


Thường xuyên kiểm tra và bôi trơn các chi tiết chuyển động của hệ thống máy

để đảm bảo an toàn và giảm bớt bụi trong các khu vực sản xuất.

SVTH: Phùng Văn Đại

Trang 15


×