Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN tin 6 đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.05 KB, 16 trang )

I. Đặt vấn đề:
Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến công
cuộc phát triển kinh tế xã hội người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý
nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những
yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa và hội nhập, hướng tới
nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung.
Bộ môn Tin Học là một môn học trực quan, sinh động, HS được khám
phá những lĩnh vực khoa công nghệ mới nên các em rất hứng thú học, nhất là
những tiết thực hành. Môn Tin Học ở bậc THCS bước đầu giúp HS làm quen
với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số linh kiện của máy tính
điện tử, một số thuật ngữ thường dùng, được rèn luyện kỹ năng sử dụng máy
vi tính, vv...
Tuy nhiên với HS lớp 6 đầu cấp THCS tư duy của các em còn non nớt, sự
hiểu biết còn rất mơ hồ, dễ ngộ nhận, kỹ năng thao tác với chuột và bàn phím
chưa thuần thục.
Do đó việc giúp các em HS lớp 6 thực hiện thành thạo các thao tác trên
máy tính điện tử là rất cần thiết với mỗi GV dạy bộ môn Tin Học. Cũng
chính vì vậy tôi đã xây dựng SKKN của mình thông qua quá trình giảng dạy,
tự đúc rút những kinh nghiệm và kết quả thu tổng kết thu được qua những
bài kiểm tra của các em HS, nhằm giúp cho HS có kỹ năng tốt, tư duy tốt khi
học bộ môn Tin Học. Để từ đó trang bị cho HS những kỹ năng, kỹ xảo khi
làm việc với máy vi tính, làm chủ những kiến thức về CNTT.

1


II. Giải quyết vấn đề:
1. Cơ sở lý luận:
Sự ra đời của máy tính điện tử (MTĐT) đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỉ
nguyên con người sáng tạo ra những công cụ tự động thay thế cho những


hoạt động trí óc của bản thân mình. Đó là một bước ngoặt trong lịch sử phát
triển của xã hội loài người.
MTĐT là công cụ của một ngành khoa học mới. Tin học, mà đối tượng của
nó là những thông tin và những quá trình xử lý thông tin tự động.
Những năm bảy mươi bắt đầu một giai đoạn mới về chất trong sự phát triển
của Tin học. Giai đoạn này gắn liền với sự phát minh ra kĩ thuật vi xử lý, làm
cơ sở cho việc chế tạo ra những máy tính mới với nhiều ưu điểm là rẻ hơn,
gọn nhẹ hơn, tin cậy hơn và điều khiển đơn giản hơn. Những ngôn ngữ lập
trình cùng gần lại với ngôn ngữ thông thường. Điều đó làm cho MTĐT
nhanh chóng thâm nhập vào hầu hết mọi lĩnh vực của sản xuất, kinh tế và đời
sống xã hội, tạo nên sự bùng nổ tin học trong xã hội loài người.
Tin học càng phát triển, mối liên hệ giữa Tin học - Điện tử - Viễn thông
ngày càng mật thiết và ba lĩnh vực này dần dần trở thành một thể thống nhất,
dẫn đến thuật ngữ "Công nghệ thông tin" được sử dụng phổ biến từ những
năm 90. Từ năm 2000, thuật ngữ "Công nghệ thông tin và truyền thông"
được dùng ngày càng nhiều, điều đó thể hiện vị trí và tầm quan trọng của
truyền thông trong đời sống loài người mà nét nổi bật là vai trò ngày càng
tăng của Internet.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trở thành một chính sách
quan trọng của Đảng và Nhà nước ta:
- "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và
đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào
tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập

2


trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối
Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo" (Chỉ thị số 58-CT/TW
ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung

ương Đảng Cộng sản Việt Nam).
- "Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ
làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ
thông tin là phương tiện để tiến tới một "Xã hội học tập"
"Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất
cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin
như là một công cụ hỗ trợ đặc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy,
học tập ở tất cả các môn học" (Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30
tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường
giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục và
giai đoạn 2001-2005).
Công nghệ thông tin và truyền thông được sử dụng ngày càng rộng rãi
trong nhà trường là xuất phát từ ưu điểm về mặt kĩ thuật và tiềm năng về mặt
sư phạm của công nghệ này.
* Ưu điểm kĩ thuật của công nghệ thông tin và truyền thông
Công nghệ thông tin và truyền thông có nhiều điểm mạnh kĩ thuật để phục
vụ cho những hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau của con người. Những
điểm mạnh này cũng đang được khai thác để hỗ trợ quá trình dạy học, ngay
cả trong nhà trường phổ thông. Sau đây là một số ưu điểm nổi bật c ó thể
được khai thác trong giáo dục.
- Kĩ thuật đồ hoạ được nâng cao tạo điều kiện mô phỏng nhiều quá trình,
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trong con người mà không thể hoặc
không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường, không thể hoặc khó có thể
được thể hiện nhờ những phương tiện khác. Chẳng hạn sự chuyển động của

3


một tinh tú trong hệ mặt trời, của một điện tử xung quanh hạt nhân, vận hành
của hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, sự phát triển của một cái cây từ lúc gieo hạt cho

đến khi ra hoa, kết quả.v.v...Việc mô phỏng như thế có thể giúp nhà trường
tránh đựơc những thí nghiệm nguy hiểm, vượt quá những sự hạn chế về thời
gian, không gian hoặc chi phí.
- Sự hoà nhập giữa công nghệ thông tin và truyền thông dẫn tới hình thành
những mạng máy tính, đặc biệt là Internet cung cấp những kho thông tin và
tri thức khổng lồ, tạo điều kiện để mọi người có thể giao lưu với nhau không
bị hạn chế bởi thời gian và không gian.
- Công nghệ Multimedia kết hợp những hình ảnh từ phim đèn chiếu, băng
video, camera....với âm thanh, văn bản, biểu đồ... được trình bày qua máy
tính theo một kịch bản vạch sẵn, giúp người học đạt hiệu quả tối đa một
trong quá trình học tập đa giác quan.
- Công nghệ tri thức đạt đến mức làm cho MTĐT- thành phần chủ chốt của
công nghệ thông tin và truyền thông -có thể tiếp nối trí thông minh của con
người, thực hiện những công việc mang tính chất trí tuệ cao như suy luận,
chứng minh....
- Giao tiếp người- máy ngày càng được hoàn thiện làm cho công nghệ
thông tin và truyền thông ngày càng thân thiện với người sử dụng. Trong quá
trình chế tạo MTĐT, người ta đã phát triển những phương tiện, những ngôn
ngữ giao tiếp người - máy, từ những ngôn ngữ máy tới những ngôn ngữ bậc
cao rồi tới bảng chọn, cao hơn nữa là những mẫu hình tượng và cao nhất là
ngôn ngữ như sự trò chuyện giữa hai người. Sự đối thoại giữa người và máy
ngày càng linh hoạt, đến mức người thường (chứ không bắt buộc phải là
chuyên gia) được đào tạo rất ngắn cũng có thể sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông.

4


- Đặc biệt những phần mền chuyên dụng phát triển ngày càng thuận tiện cho
người sử dụng mà điển hình là những hệ soạn thảo văn bản, những hệ quản

trị cơ sở dữ liệu, những bảng tính điện tử và những phần mềm trình diễn.
Những phần mềm chuyên dụng này giúp ta khai thác chỗ mạnh của công
nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ cho quá trình dạy học.
Một hệ soạn thảo văn bản được cài đặt vào máy tính trước hết có tác dụng
như một chiếc máy chữ nhưng ưu việt hơn bất kì một máy chữ thông thường
nào, bởi vì ta có thể điều chỉnh, sửa chữa những chữ viết sai, có thể thay đổi
thứ tự các đoạn văn bản, có thể thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ và khoảng cách
giữa các dòng, có thể phân công mỗi người viết một phần rồi ghép lại theo
một trình tự mong muốn. Chức năng soạn thảo văn bản có thể khai thác để
dạy học tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng nước ngoài. Ngày nay, những hệ soạn thảo
như WinWord có tác dụng không chỉ như chiếc máy chữ mà còn như một
chiếc máy in tiện lợi, giúp giáo viên in bài soạn, đề kiểm tra, phát hành
những phiếu in khuyết để phục vụ quá trình dạy học.
Một hệ quản trị dữ liệu (chẳng hạn Access) có khả năng lưu trữ một lượng
dữ liệu rất lớn và tái sản xuất chúng dưới những dạng khác nhau trong thời
gian hạn chế. Ưu điểm này có thể khai thác phục vụ việc dạy học các môn
Hoá Học, Thể Dục, Địa Lý.v.v...
Một bảng tính điện tử (ví dụ excel) có thể kéo dài theo chiều ngang hoặc
mở rộng chiều dọc, có thể tự động tính toán theo những công thức được cài
sẵn và do đó có thể dùng cho học sinh tập điều tra, nghiên cứu trong những
môn khác nhau: thể dục, địa lý, toán học....
Với một phần mềm trình diễn (Chẳng hạn PowerPoint), MTĐT có thể dùng
nhưn phương tiện báo cáo, trình bày những nội dung văn hoá, xã hội giáo
dục, khoa học.v.v..... một cách rõ ràng, sáng sủa có sử dụng những văn bản
và siêu văn bản cùng với những hình ảnh sống động và màu sắc theo ý muốn.

5


* Ý đồ sư phạm của việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

như công cụ dạy học
Những phần mềm dạy học có khả năng phục vụ những ý đồ sư phạm như
sau:
- Tạo môi trường tương tác để người học hoạt động và thích nghi với
môi trường. Việc dạy học diễn ra trong quá trình hoạt động và thích nghi
đó.
- Tạo điều kiện cho người học hoạt động độc lập tới mức độ cao, tách xa
thầy giáo những khoảng thời gian dài mà vẫn đảm bảo mối liên hệ ngược
trong quá trình dạy học. Do đó việc sử dụng những phần mềm dạy học của
MTĐT dẫn đến những kiểu dạy học mới, chẳng hạn dạy học cá thể hoá và
dạy học từ xa.
- Tạo điều kiện thực hiện những ý tưởng vĩ đạo trong giáo dục như học mọi
nơi, học mọi lúc, học suốt đời, nâng cao tính nhân văn, dân chủ của nền giáo
dục. Ý tưởng nêu cuối xùng (Xem Đào Thái Lan 2000, tr.143-144) khả thi ở
chỗ công nghệ thông tin và truyền thông có thể giúp học sinh dù ở những nơi
xa xôi hẻo lánh đến đâu đều có khả năng chinh phục khoảng cách, tiếp thu
nội dung giáo dục hiện đại nhất ở địa điểm tuỳ ý trên hành tinh. Họ có thể
tuỳ chọn chương trình học, tuỳ chọn thầy dạy, có thể học không chỉ một thầy
giỏi, có thể giao lưu với nhiều bạn học ở những nơi khác nhau. Vì thế, mọi
học sinh trên mọi lãnh thổ đều có quyền và có điều kiện tiếp thu chương
trình học, thậm chí có thầy học khác nhau.
Đương nhiên, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông như công cụ
dạy học đòi hỏi phải có một sự đầu tư lớn. Tuy nhiên hiện nay ta đã có thể
trang bị cơ sở vật chất để dạy tin học trong nhà trường thì cũng có thể sử
dụng luôn cơ sở vật chất đó để thực hiện tới mức độ nhất định việc đưa công
nghệ thông tin và truyền thông vào hỗ trợ quá trình dạy học những môn khác

6



nhau. Một điều cần lưu ý là cần tránh sự lạm dụng phương tiện kĩ thuật một
cách không cần thiết. Trường hợp nào MTĐT không hơn gì chiếc bảng đen
hoặc trang sách giáo khoa......thì ta không dùng MTĐT.
Môn Tin Học lớp 6 nhằm hình thành cho HS một số phẩm chất và năng
lực cần thiết cho người lao động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập,
lao động xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
+ Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội.
+ Phần mềm soạn thảo văn bản: HS ứng dụng phần mềm Microsoft
Word để trình soạn thảo những bài toán, bài văn vv... sao cho đúng cách, bố
cục hợp lý khoa học.
+ Phần mềm vẽ: HS ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn
mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ.
+ Phần mềm tập chuột Mouse Skills, gõ bàn phím bằng mười ngón tay
Mario: Giúp HS luyện tập cách làm việc với bàn phím, chuột máy tính một
cách chuẩn xác nhanh chóng và hiệu quả cao.
2. Thực trạng của vấn đề :
Trong chương trình tin học THCS thì một số bài học được phân bố xen
kẽ giữa các bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho HS óc tư duy
sáng tạo trong quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp cho HS
thư giãn sau những giờ học căng thẳng ở lớp …Tuy môn Tin học mới chỉ là
môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để HS có thể học từ khối

7



lớp 6, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và
học môn Tin học.
Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát khả năng thao tác trên
máy tính của các em HS 2 lớp 6A và 6B thông qua giờ dạy lý thuyết,
dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết
quả thu được còn thấp, cụ thể như sau:
Mức độ thao tác
Thao tác nhanh, đúng
Thao tác đúng
Thao tác chậm
Chưa biết thao tác

Trước khi thực hiện SKKN
Tỷ lệ
Số Hs
(%)
5
14
8
23
20
57
2
6

3.Các biện pháp mới đã thực hiện để giải quyết vấn đề:
3.1. Đối tượng nghiên cứu :
- Môn tin học lớp 6
- HS khối lớp 6 trường THCS Tân Đức – Việt Trì - Phú Thọ.
3.2. Phương pháp nghiên cứu :

- Phỏng vấn HS khối 6.
- Kiểm tra việc học tập của HS (bài cũ, bài mới)
- Xây dựng các bài giảng điện tử phù hợp với phương pháp giảng dạy
theo tính đặc thù của bộ môn.
- Thăm lớp, dự giờ.
- Sử dụng bảng biểu đối chiếu các kết quả tổng kết môn học.
- Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
- Tận dụng tối đa các buổi học thực hành để các em được làm quen và
rèn cho các em có kỹ năng thao tác với máy vi tính thật tốt , qua đó HS sẽ
làm chủ kiến thức trong các bài học lý thuyết.

8


- Với tính cách là công cụ dạy học, công nghệ thông tin và truyền
thông được sử dụng dưới những hình thức cơ bản được biểu diễn. Các hình
thức đó là:
(a) Giáo viên trình bày bài dạy có sự hỗ trợ của CNTT. Ngoài MTĐT,
phương tiện thường dùng là máy chiếu multimedia và phần mềm trình diễn
PowerPoint.
(b) Học sinh làm việc trực tiếp với CNTT và truyền thông dưới sự hướng dẫn
và kiểm soát chặt chẽ của thầy, cô giáo.
GV

CNTT

GV

(a)


CNTT

CNTT

HS

HS

(b)

Lớp

CNTT

CNTT

INTERNET

HS

HS

HS

(c)

(d)

(c) Học sinh học tập độc lập nhờ CNTT và truyền thông, đặc biệt là nhờ
những chương trình máy tính.

(d) Học sinh tra cứu tài liệu và học tập độc lập hoặc trong giao lưu trên mạng
cục bộ hay internet.
3.3. Một số biện pháp mới để giải quyết vấn đề:
3.3.1. GV có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:

9


Ngay từ những bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, GV
phải xác định rõ cho HS nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của
các bộ phận đó bằng cách cho HS quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết.
*VD1 : Khi học bài “Máy tính và phần mềm máy tính”
- GV giới thiệu về cấu trúc chung của máy tính điện tử, thì GV cho HS
quan sát một số linh kiện điện tử của máy tính và chỉ ra chức năng, ứng
dụng của chúng như :
+ CPU( Central Processing Unit) : Bộ vi sử lý để thực hiện các chức
năng tính toán và điều khiện mọi hoạt động của máy tính...
+ Bảng mạch chính ( MainBoard) : là bản mạch in chính trong thiết
bị điện tử. Nó có chứa các socket (đế cắm) và slot (khe cắm) để cắm các linh
kiện điện tử và bo mạch mở rộng khác.
+ Ram(Random Access Memory), Rom(Read Only Memory),
HDD( Hard Disk Drive): Thiết bị lưu trữ...
+Màn hình, bàn phím, con chuột máy tính: Là các thiết bị để nhập và
xuất dữ liệu...
*VD2: Khi học bài: “Luyện tập chuột”
- GV cho HS quan sát, biết rõ cấu tạo, chức năng và ảnh hưởng vô cùng
quan trọng của chuột (mouse) máy vi tính như thế nào?
- GV giảng cho HS biết chuột máy tính cũng có nhiều biến đổi và cải tiến,
không chỉ về kiểu dáng mà còn cả công nghệ cảm ứng. Chuột ngày nay có
độ nhạy và nhiều tính năng tốt hơn rất nhiều so với vài năm trước đây.

*VD3: Khi học bài “Học gõ mười ngón”
-GV giảng cho HS biết được bàn phím (Keyboard) là thiết bị giao tiếp cơ
bản giữa người dùng với máy vi tính và là thiết bị không thể thiếu, nếu thiếu
nó máy vi tính sẽ báo lỗi và không khởi động, giới thiệu chức năng của một
số hàng phím cơ bản cũng như một số phím đặc biệt trên bàn phím.

10


-GV chuẩn bị đủ một số bàn phím cho HS sử dụng trong giờ học, đồng thời
chỉ cho các em cách đặt tay trên bàn phím và các quy tắc gõ bàn phím bằng
mười ngón...
*VD4: Khi học bài “Các thao tác với tệp tin”
-GV dạy phần lưu, mở các tệp tin. Khi học lý thuyết HS mới chỉ hiểu là lưu
tệp tin vào trong máy là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra được.
Nhưng đến khi thực hành HS mới thực sự hiểu rằng khi lưu tệp tin đó luôn
luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào để chỉnh,
xem và chỉnh sửa.
-Khi dạy đến các thao tác sao chép, di chuyển và xóa tệp tin GV nên giảng
cụ thể cho HS biết được tác dụng của các thao tác trên để làm gì? (có liên
hệ thực tế) Cách thực hiện các thao tác đó như thế nào? Có mấy cách thực
hiện? Vì những thao tác thao tác sao chép, di chuyển và xóa tệp tin là một
trong số những kỹ năng rất cơ bản và được sử dụng rất trong suốt quá trình
làm việc với máy tính điện tử.
*VD5: Khi dạy bài “Trình bày cô đọng bằng bảng”
- GV giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên
máy (máy tính, máy chiếu) cho HS dễ quan sát thao tác của GV. Với phương
pháp vừa học vừa thực hành sẽ cho các em một cái nhìn tổng thể về lý
thuyết, định hình được các cách cũng như các thao tác để tạo ra một bảng.
Trong khi thực hành, nếu em HS nào chưa thực hành tốt, GV lại hướng dẫn

cho em đó hoặc cầm tay em đó và hướng dẫn cách thực hiện các thao tác.
GV nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học (máy tính,
máy chiếu) áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để HS dễ quan sát và nhận
biết, giúp cho buổi học thực hành của hiệu quả hơn.

11


Khi dạy thực hành, GV giao bài tập cho HS một cách cụ thể, rõ ràng và
kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm
trước khi HS thực hành để cho các em quan sát và thực hiện theo.
GV biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không
nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết vì khi HS nắm chắc lý thuyết thì trong quá
trình thực hành với máy tính điện tử mới đúng và chính xác được, cũng như
khi HS thực hành, thao tác tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
3.3.2. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung
của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học
của các em. Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến
phức tạp, ngoài ra GV cũng phải kết hợp những bài đã học trước để HS
ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ thống.
3.3.3. Trong giờ thực hành GV nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng
cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét,
chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của GV) của nhau để tạo được sự hào hứng
học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.
3.3.4. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc
truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet
phục vụ cho quá trình dạy và học.
3.3.5. Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột
(cờ caro), luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario Typing), phần mềm
luyện tư duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí (Solitare, minesweeper)

3.3.6. GV có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng
được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính
xác.
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi GV dạy Tin học nhận
thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng

12


cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng
nghiệp của trường bạn.
Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, GV cũng phải tìm hiểu các kiến
thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận
thức của bản thân.
4. Hiệu quả của SKKN:
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 6, so sánh với bảng
tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau:
Trước khi thực Sau khi thực
hiện SKKN
Mức độ thao tác

hiện SKKN

Tỷ

lệ

tăng,

Số


Tỷ

Hs

(%)

Hs

(%)

Thao tác nhanh, đúng 5

14

10

27

Tăng: 14%

Thao tác đúng

10

27

17

46


Tăng: 19%

Thao tác chậm
Chưa biết thao tác

20
2

54
5

10

27

Giảm: 27%
Giảm: 5%

lệ Số

Tỷ lệ

giảm

Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học
Tin học lớp 6 đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức
mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất
lượng thực sự.


III. Kết luận và kiến nghị

13


1.Kết luận:
Giảng dạy áp dụng sáng kiến trên đây đã mang lại hiệu quả cụ thể cho
từng học sinh về khả năng sử dụng máy tính điện tử. Nhiều học sinh đã chủ
động tìm tòi, đọc tham khảo tài liệu, trao đổi để tích lũy thêm kiến thức về
tin học. Từ đó đã mang lại các kết quả rất tốt từ việc học lý thuyết cho đến
thực hành để nâng cao trình độ tin học cho bản thân. Từ đó các em càng yêu
thích môn học hơn, tạo cho các một tính tự học cao.
Để làm được như vậy đối với mỗi giáo viên cần tìm tòi tham khảo nhiều
tài liệu(sách tham khảo, trên mạng internet...) để tìm ra các bài tập thực hành
hay, với nhiều cách làm khác nhau để cho học sinh cùng làm, cùng phát hiện
các cách giải hay.
Thông qua các phương pháp giảng dạy, giáo dục cho các em năng lực tư
duy độc lập, rèn tư duy sáng tạo tính tự giác học tập, phương pháp học môn
Tin nhanh, kỹ năng thao tác tốt với máy tính điện tử. Luôn luôn đổi mới
phương pháp giảng dạy nhằm tạo cho các em:
- Thích thú khi được thực hành trên máy tính.
- Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Các em mạnh dạn bày tỏ ý kiến riêng
của mình, kể cả những em nhút nhát ít khi giơ tay phát biểu.
- Dưới sự định hướng của thầy, cô giáo, các em chủ động phát hiện kiến
thức, nắm bắt kiến thức. Giờ dạy thật thoải mái, nhẹ nhàng. Học sinh tiếp
thu được bài và vận dụng tốt vào thực hành.
Đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi xin có một số
ý kiến đề xuất như sau:
- Phải xem xét tình tự giác, tích cực và sáng tạo là những sản phẩm quan
trọng của con người mới nên nhà trường ngoài nhiệm vụ quan trọng là truyền

thụ tri thức cho học sinh còn phải giáo dục, rèn luyện cho các em phẩm chất
trên thông qua giáo dục dạy học.

14


- Cần có sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn bản chất của quá trình dạy
học không có nghĩa là “nhồi” cho học sinh những tri thức mà phải dạy cho
các em phương pháp tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức đó vận dụng MTĐT như
một công cụ quen thuộc như các thiết bị học tập khác.
- Điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với yêu cầu
đổi mới. Tránh cứng nhắc trong quản lý và chỉ đạo chuyên môn.
Chính vì vậy mỗi giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng cần hiểu rõ
khả năng tiếp thu bài của đối tượng học sinh để đưa ra các bài tập và phương
pháp giảng dạy môn Tin Học cho phù hợp, từ đó sẽ dần dần nâng cao kiến thức
từ dễ đến khó.
2.Kiến nghị:
1. Muốn thực hiện được SKKN của mình, tôi nhận thấy: người GV phải có
lòng yêu nghề, say mê công việc, yêu thích phương pháp giảng dạy phù
hợp, biết kết hợp các phương giảng dạy với nhau thì mới đạt hiệu quả.
2. Ngày càng có nhiều thầy cô giáo thành thạo giảng dạy có ứng dụng CNTT.
Đối với cơ sở vật của trường THCS Tân Đức, nếu nhiều lớp cùng dạy cùng
tiết có sử dụng máy chiếu thì số lượng máy chiếu, máy tính không đáp ứng
đủ .Trang bị các thiết bị cố định ở một phòng chưa phục vụ đồng thời cho
nhiều giáo viên. Cho nên cần trang bị thêm các thiết bị giảng dạy có ứng
dụng CNTT cho mỗi phòng học.
3. Mở các lớp tập huấn, tổ chức hội thảo, hội giảng về giáo án điện tử, bài
giảng điện tử cho giáo viên đã biết và chưa biết. Trong đó đặc biệt chú
trọng đến kĩ thuật thiết kế bài giảng điện tử và phương pháp sư phạm khi
trình chiếu bài giảng.

4. Trên đây là một số quan điểm của cá nhân tôi về biện pháp giúp cho HS
lớp 6 thực hiện thành thạo, chính xác các thao tác trên máy tính điện tử, với
vai trò đề cao chủ thể là học sinh trong việc tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức

15


mới. Rất mong đồng nghiệp đóng góp , nhận xét những ý kiến có chất lượng
nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy theo tinh thần đổi mới phương
pháp theo hướng đề cao chủ thể nhận thức – học sinh.
Xin chân thành cảm ơn!
Người viết SKKN

Nguyễn Tiến Thành

16



×