Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHU DÂN CƯ HIỆP THÀNH 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.85 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

VÕ DUY KHÁNH

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH
HOẠT KHU DÂN CƯ HIỆP THÀNH 3

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

===0o0===

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA

: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



NGÀNH

: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SV

: VÕ DUY KHÁNH

KHÓA HỌC

: 2007 – 2011

MSSV: 07127061

1. Tên đề tài: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu dân cư Hiệp Thành 3”
2. Nội dung KLTN:
-

Tổng quan về ngành sản xuất mía đường.

-

Tổng quan về khu dân cư Hiệp Thành 3 .

-

Xác định lưu lượng, nguồn gốc và tính chất nước thải.

-


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Hiệp Thành 3

với công suất 200m3/ngày.đêm đạt tiêu chuẩn xả thải loại A QCVN 14: 2008/BTNMT.
-

Tính toán kinh tế và chọn lựa phương án khả thi.

-

Thiết lập các bản vẽ công nghệ theo điều kiện thực tế tại công trường thi

công.
3. Thời gian thực hiện : Bắt đầu 10/12/2010

Kết thúc: 01/08/2011.

4. Họ tên giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Tấn Thanh Lâm.
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày

Tháng

Năm 2011

Ngày

Ban chủ nhiệm khoa


Tháng

Năm 2011

Giáo Viên Hướng Dẫn

ThS. Lê Tấn Thanh Lâm

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người đã nuôi dưỡng, động
viên và tạo điều kiện tốt nhất để con có được như ngày hôm nay.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin tỏ lòng tri ân đến
Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báu trong suốt thời
gian em học tập tại trường.
Chân thành nhớ ơn
Th.S Lê Tấn Thanh Lâm,Thầy Huỳnh Tấn Nhựt, giảng viên Khoa Môi Trường
và Tài Nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn
Giám đốc Quy, anh Dũng, cùng toàn thể các anh chị trong công ty TNHH tư
vấn và thiết kế môi trường Văn Lang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt thời gian thực tập.
Chân thành cảm ơn đến
Tập thể lớp DH07MT cùng toàn thể bạn bè thân quen đã động viên, ủng hộ và
chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian qua.


Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Võ Duy Khánh

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Như chúng ta đã biết, dân số ở tỉnh Bình Dương đang tăng nhanh. Vì vậy, khu
đô thị mới Hiệp Thành 3 ra đời để đáp ứng cho nhu cầu đất ở cho người dân. Và như
một nhu cầu tất yếu, có dân cư sinh sống thì có nước thải sinh hoạt và lượng nước này
cần được xử lý trước khi xả vào môi trường.
Tên đề tài : Thiết kết hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư Hiệp
Thành 3 công suất 200m3/ngày.đêm.
Thành phân nước thải:
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả phân tích

01

pH

-


6.3 – 6.5

02

BOD5

mg/l

200-300

03

SS

mg/l

200- 300

04

NO3-

mg/l

40 – 50

05

PO43-


mg/l

15 - 20

06

Coliform

MPN/100ml

24.104

Hiện nay các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chỉ xử lý được BOD, SS, COD
còn một lượng lớn nitơ và Phốt pho thì không được quang tâm xử lý và thải trực tiếp
ra môi trường gây hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước như hiện nay. Trong khóa
luận này đề xuất 2 phương án xử lý nước thải cho khu dân cư đảm bảo nước đầu ra đạt
QCVN 14 : 2008 cột A.
Phương án 1: Nước thải qua song chắn rác, lắng cát, bể lắng sơ bộ đến bể điều
hòa, bể Aerotank đến lắng 2, lọc sau đó khử trùng thải vào nguồn tiếp nhận.
Phương án 2: tương tự phương án 1 nhưng thay bể Aerotank thành bể SBR, lọc
sau đó khử trùng thải vào nguồn tiếp nhận.
Qua tính toán phân tích ta lựa chọn phương án 1 vì: nước thải đâu ra đạt yêu
cầu xử lý, công nghệ xử lý đơn giản, giá thành thấp.
Hệ thống xử lý này sẽ giúp hoàn chỉnh cơ sở hạ tần cho khu dân cư, đồng thời
giảm bớt những thách thức do ô nhiễm môi trường gây ra.
iii


MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN ................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU ................................................................................................... 2
1.3. NỘI DUNG .................................................................................................. 2
1.4. PHƯƠNG PHÁP .......................................................................................... 2
1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI. ....................................................................................... 2
1.6. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ................................................................................ 2
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ................................................................... 3
2.1. TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ HIỆP THÀNH 3 .................................... 3
2.2. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ............................................ 4
2.2.1. Thực trạng nước thải sinh hoạt hiện nay........................................................ 4
2.2.2. Tính chất nước thải sinh hoạt ........................................................................ 5
2.2.3. Thành phần nước thải tại khu dân cư Hiệp Thành 3 ...................................... 6
CHƯƠNG 3 CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ....................... 8
3.1. SƠ LƯỢC VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT. 8
3.1.1. Phương pháp cơ học...................................................................................... 8
3.1.2. Phương pháp sinh học ................................................................................. 11
3.1.3. Xử lý hoàn thiện ......................................................................................... 16
3.1.4. Xử lý và quản lý bùn ................................................................................... 17
3.1.5. Cơ sở lựa chọn công nghệ ........................................................................... 17
3.2.1. Tại chung cư cao cấp Botanic Tower ......................................................... 18
3.2.2. Tại khách sạn Park Hyatt Saigon ................................................................ 19
3.2.3. Tại Suoi Nuoc – Mui Ne Resort Co., Ltd .................................................... 20
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ - TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ........................... 21
4.1. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ ........................................................................... 21
4.1.1. Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý .................................................................. 21

4.1.2. Phương án 1 ................................................................................................ 22
4.1.3. Phương án 2 ................................................................................................ 27
4.2.

TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN 1 .................................................................... 30
iv


4.2.1. Tính toán lưu lượng .................................................................................... 30
4.2.2. Song chắn rác.............................................................................................. 31
4.2.3. Bể lắng cát .................................................................................................. 31
4.2.4. Hố thu ......................................................................................................... 31
4.2.5. Lắng sơ bộ – tách dầu mỡ ........................................................................... 32
4.2.6. Bể điều hòa ................................................................................................. 32
4.2.7. Aerotank ..................................................................................................... 33
4.2.8. Bể lắng đợt II .............................................................................................. 33
4.2.9. Bể trung gian .............................................................................................. 34
4.2.10. Lọ cáp lực .................................................................................................. 34
4.2.11.Khử trùng ................................................................................................... 35
4.2.12.Bể chứa bùn ................................................................................................ 35
4.2.13.Tính toán kinh phí phương án 1 .................................................................. 36
4.3. TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN 2 .................................................................... 37
4.3.1 Bể điều hòa ................................................................................................. 37
4.3.2 Bể SBR ....................................................................................................... 38
4.3.3 Tính toán kinh phí phương án 2 .................................................................. 39
4.4. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN........................................................................ 40
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 42
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 42
5.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 43

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 44

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần nước thải trước khi xử lý .......................................................... 6
Bảng 3.1: Kết quả phân tích nước thải trước và sau xử lý của chung cư cao cấp
Botanic ...................................................................................................................... 18
Bảng 3.2 : Kết quả phân tích nước thải trước và sau xử lý của khách sạn Part Hyatt . 19
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả phân tích nước thải sau xử lý của một số nhà cao tầng ... 20
Bảng 4.1: Thành phần và tính chất nước thải của khu dân cư Hiệp Thành 3 ............... 21
Bảng4.2: Hiệu suất xử lý phương án 1 ...................................................................... 23
Bảng 4.3: hiệu suất xử lý phương án 2 ...................................................................... 28
Bảng 4.4: Phân bố nước thải theo giờ ........................................................................ 30
Bảng 4.4: Thời gian làm việc của từng bể SBR .......................................................... 38
Bảng 4.5 : Bảng so sánh hiệu quả kinh tế 2 phương án xử lý...................................... 40
Bảng 4.6. Sự vượt chuẩn về chất lượng nước thải đã xử lý qua hai phương án ........... 40

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.3 - Sơ đồ hệ thống XLNT tại khách sạn Park Hyatt Saigon ............................ 19
Hình 3.4 - Sơ đồ hệ thống XLNT khu Resort Suối nướ
Hình 3.2- Sơ đồ hệ thống XLNT tại khách sạn Park Hyatt Saigon ............................. 19
Hình 3.3 - Sơ đồ hệ thống XLNT khu Resort Suối nước – Mũi Né ............................ 20
Hình 4.1 Sơ đồ HTXLNT khu dân cư Hiệp Thành 3 .................................................. 22
Hình 4.2- Sơ đồ HTXLNT khu dân cư Hiệp Thành 3................................................. 27


vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

SS

: Cặn lơ lửng (Suspended Solids)

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

HTXLNT


: Hệ thống xử lý nước thải

XLNT

: Xử lý nước thải

VSV

: Vi sinh vật

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

SCR

: Song chắn rác

BTCT

: Bê tông cốt thép

SBR

: Bể sinh học hoạt động gián đoạn theo mẻ (Sequencing Batch


Reactor)
TTCN

: Trung tâm công nghệ

QLMT

: Quản lý môi trường

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình đô thị hoá tại VN diễn ra rất nhanh. Những đô thị lớn tại VN như Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm nước rất nặng nề. Đô thị ngày
càng gia tăng về số lượng ở VN, nhưng cơ sở hạ tầng lại phát triển không cân xứng,
đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại VN vô cùng thô sơ. Có thể nói rằng,
người Việt Nam đang làm ô nhiễm nguồn nước uống chính bằng nước sinh hoạt thải ra
hàng ngày.
Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), nước thải
sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là một nguyên nhân
chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu
đi. Ước tính, hiện chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý. Quá trình công
nghiệp hoá và hiện đại hoá tạo nên dòng di cư đổ về đô thị. Song việc thu gom, xử lý
rác thải và nước thải sinh hoạt lại không được để ý, các chuyên gia cho rằng “VN
trong vòng ít nhất là 10-15 năm nữa sẽ còn phải hứng chịu các tác động nặng nề do
nước thải sinh hoạt không được xử lý. Ô nhiễm nước thải sinh hoạt đang là vấn đề
nghiêm trọng nhất mà VN đang đối mặt”. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có hơn

20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn
theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến
nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ
mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có rất nhiều khu đô thị đang được quy
hoạch. Do đó, việc xử lý nước thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Khu
dân cư Hiệp Thành 3 là một dự án đang được quan tâm của tỉnh. Yêu cầu hiện tại của
khu dân cư là xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư mục đích là
bảo vệ môi trường tại khu dân cư nói riêng và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung.

1


1.2. MỤC TIÊU
- Tìm hiểu, lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện
hiện có của khu dân cư.
- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải ứng với công nghệ đã chọn đảm bảo nước
thải đầu ra đạt tiêu chuẩn loại A QCVN 14: 2008/BTNMT.
- Tính toán chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải
- Lập bản vẽ xây dựng hệ thống xử lý
1.3. NỘI DUNG
- Đưa ra những công nghệ xử lý tương tự đã được áp dụng ở những khu dân cư
khác, từ đó lựa chọn một phương pháp xử lý phù hợp nhất với khu dân cư.
- Thiết kế 2 phương án xử lý, tính toán thông số các bể
- Tính toán chi phí từng công trình đơn vị các thiết bị làm cơ sở lựa chọn công
nghệ.
- Vẽ chi tiết các bể, chi tiết các thiết bị, các bản vẽ thi công.
1.4. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp tìm tài liệu.
- Phương pháp thống kê.

- Phương pháp tính toán.
- Phương pháp quan trắc tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm.
- Phương pháp vẽ.
1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI.
- Đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho khu dân cư là phải xây dựng một nhà máy xử lý
nước thải sinh hoạt.
- Hoàn thiện các công trình hạ tầng cho khu dân cư, tạo sự hiện đại cho khu dân
cư.
- Nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn loại A QCVN 14: 2008/BTNMT, góp phần
bảo vệ môi trường.
1.6. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện đề tài: từ 10/12/2010 đến 01/08/2011. Sau khi đã thống
nhất đề cương với giảng viên hướng dẫn.

2


CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ HIỆP THÀNH 3
Khu dân cư Hiệp Thành III thuộc phường Hiệp Thành, TX.TDM tọa lạc trên
một ngọn đồi thấp, cao độ trung bình từ +10 đến + 23m. Cấu tạo địa chất tốt, có nhiều
cây xanh tự nhiên, giữa khu dân cư là 1 hồ nước và khu giải trí cho khu vực tạo nên
thế phong thủy hài hòa của một khu đô thị hiện đại.
Toàn bộ khu dân cư được bao bọc bởi những con đường lớn: Phạm Ngọc
Thạch, đường Hoàng Hoa Thám nối khu dân cư với Đại lộ Bình dương. Cùng nằm
trên các tuyến đường lớn này là những công trình như: Bệnh viện Đa khoa; thư viện
tỉnh Bình Dương, Đại học Bình dương, nhà Thiếu nhi, công viên Thị xã Thủ Dầu Một,
sân vận động Tỉnh Bình dương, trường chuyên Hùng Vương. Giúp cư dân trong khu
dân cư dễ dàng tỏa đi khắp nơi với cự ly ngắn nhất, tiện lợi nhất. Khu dân cư có đến

trên 50% diện tích dành cho các công trình hạ tầng phúc lợi, với nhiều con đường bê
tông nhựa rộng thoáng, với đầy đủ hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt,
nước thải được xử lý tại nhà máy. Để bảo đảm cho khu dân cư hoạt động theo tiêu
chuẩn của một khu đô thị hiện đại, bảo đảm xử lý đúng tiêu chuẩn quy định trước khi
ra ngoài khu dân cư.
Đất ở khoảng 19,8 ha chiếm 44,41 % chia làm 1.358 lô bao gồm nhiều khu:


Khu nhà biệt thự : 99 căn (Quy cách: 15m x 20m)



Khu nhà phố trệt : 285 căn (Quy cách: 5m x 20m)



Khu nhà phố 1 trệt 2 lầu : 279 căn (Quy cách 5m x 20m)



Khu nhà phố 1 trệt 1 lầu : 198 căn (Quy cách: 7m x 20m)

Các mẫu nhà thiết kế theo mẫu mới, sang trọng tiện nghi được chia thành nhiều
phân khu rõ rệt: Khu biệt thự chạy dọc theo tuyến đường chính; khu phố lầu, khu nhà
song lập trệt, khu nhà phố trệt. Đáp ứng sự lựa chọn đa dạng của mọi đối tượng khách
hàng. Không gian cây xanh được phân lô theo từng ô và mảng xanh tập trung với
nhiều loại cây khác nhau bảo đảm các yêu cầu: xanh mát quanh năm, không khí trong
lành, nhằm tạo ra không gian kiến trúc trẻ trung, mới lạ, góp phần tạo nên chất lượng
3



sống tốt hơn cho cư dân tại đây. Đất Công viên cây xanh, hồ nước cảnh quan khoảng
55,136 m2 chiếm 13,26% tạo cảnh quan mát mẻ, đảm bảo nhu cầu nghỉ ngơi thư giản,
tập thể dục buổi sáng. Đất Công Trình công cộng: xây dựng trường học, bệnh viện và
tiện ích khác. Đất thương mại dịch vụ xây dựng chợ, trung tâm thương mại: 21.554,5
m2.
2.2. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.2.1. Thực trạng nước thải sinh hoạt hiện nay
Các đô thị của Việt Nam hiện nay, hệ thống thoát nước là hệ thống chung chủ
yếu được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Ðường ống nước thải và đường ống nước mưa
còn chung nhau, dẫn đến việc khó khăn trong quá trình xử lý nước thải, đặc biệt là
nước thải sinh hoạt. Do điều kiện kinh tế nước ta còn khó khăn nên không thể một sớm
một chiều mà phá hủy hệ thống cũ để làm lại, cần tận dụng để tránh lãng phí. Có thể
kết hợp việc xây dựng hệ thống cống bao để dẫn nước thải vào khu vực xử lý chung
không bị vỡ đoạn. Riêng ở các khu đô thị mới xây dựng, nhất thiết phải có đường ống
nước mưa và đường ống nước thải riêng để việc xử lý được triệt để và có hệ thống.
Việc xây dựng, đầu tư các chính sách của nhà nước về vấn đề cấp thoát nước
cũng tùy vào hoàn cảnh cụ thể, từng giai đoạn. Khi chúng ta chưa thể có được một hệ
thống thu gom nước thải hoàn chỉnh và đồng bộ thì tốt nhất là nên sử dụng hình thức
xử lý phân tán. Nước thải trong nội đô của chúng ta thường vẫn đổ ra các con sông
trong khu vực nên nếu được xử lý từ gốc là tốt nhất, tránh gây ô nhiễm trên các con
sông.
Các đô thị ở Việt Nam hiện nay gần như chưa có nơi nào làm được triệt để vấn
đề xử lý nước thải mà mới chỉ điểm tên được vài nơi. Chúng ta cũng đã có những quy
định cụ thể về việc bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải khi xây dựng các khu đô
thị. Trong bản quy hoạch trình chính phủ phê duyệt thì đây là yêu cầu không thể thiếu.
Mặc dù vậy hiện nay các khu đô thị mới vẫn không đáp ứng được đúng các yêu cầu
này, đây là lỗi của bên thi công, giám sát. Thế giới hiện nay hiện có hai xu hướng xử
lý nước thải, đó là xử lý tập trung và xử lý phân tán. Mỗi xu hướng đều có những ưu
điểm riêng tùy thuộc từng khu vực. Trong nghị định của Chính phủ Việt Nam không

yêu cầu bắt buộc phải xử lý nước thải tập trung hay phân tán, tùy đặc điểm từng địa
phương mà có thể linh hoạt trong hình thức xử lý. Khi chúng ta chưa thể có được một
4


hệ thống thu gom nước thải hoàn chỉnh và đồng bộ thì tốt nhất là nên sử dụng hình
thức xử lý phân tán. Nước thải trong nội đô của chúng ta thường vẫn đổ ra các con
sông trong khu vực nên nếu được xử lý từ gốc là tốt nhất, tránh gây ô nhiễm trên các
con sông.
2.2.2. Tính chất nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các
cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí,
cơ quan công sở. Thông thường, nước thải sinh hoạt của hộ gia đình được chia làm hai
loại chính: nước đen và nước xám. Nước đen là nước thải từ nhà vệ sinh, chứa phần
lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu là: chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng.
Nước xám là nước phát sinh từ quá trình rửa, tắm, giặt với thành phần các chất ô
nhiễm không đáng kể. Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước
thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng
N và P rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú
dưỡng – một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng N và P cao, trong
đó các loài thực vật thủy sinh phát triển mạnh rồi chết đi, thối rữa, làm cho nguồn
nước trở nên ô nhiễm. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt,
đặc biệt là trong phân, đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật
có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh từ nước thải có khả năng lây lan qua nhiều nguồn
khác nhau, qua tiếp xúc trực tiếp, qua môi trường (đất, nước, không khí, cây trồng, vật
nuôi, côn trùng…), thâm nhập vào cơ thể người qua đường thức ăn, nước uống, hô hấp
và sau đó có thể gây bệnh. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là
virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán.Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất
nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các loại chất khôngtan đến các chất ít tan và cả
những hợp chất tan trong nước, việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất

đó, làm sạch nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng.
Việc lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các
loại tạp chất có trong nước thải. Các phương pháp chính thường được sử dụng trong
các công trình xử lý nước thải sinh hoạt là: phương pháp hóa học, phương pháp hóa lý,
và phương pháp sinh học. Các phương pháp hóa học dùng trong HTXLNT sinh hoạt
gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc
5


hại. Cơ sở của phương pháp này là các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô nhiễm và
hóa chất thêm vào. Do đó, ưu điểm của phương pháp là có hiệu quả xử lý cao, thường
được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khép kín. Tuy nhiên, phương pháp hóa
học có nhược điểm là chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các HTXLNT sinh
hoạt với quy mô lớn.
2.2.3. Thành phần nước thải tại khu dân cư Hiệp Thành 3


Lưu lượng nước thải

Trong quá trình hoạt động của toà nhà, lượng nước phát sinh bao gồm các nguồn chính
sau:


Sinh hoạt của các hộ gia đình trong tòa nhà



Vệ sinh, rửa sàn




Nước thải từ nhà bếp

Với lưu lượng theo thiết kế:

200m3/ ngày đêm

Lượng nước thải cực đại (trong 3 giờ):

25 m 3

Hệ số an toàn:

1.2



Đặc tính nước thải trước xử lý

Sau quá trình tham khảo số liệu phân tích nước thải sinh hoạt của một số khu
dân cư, chúng tôi đã dựa vào các số liệu sau (Bảng 2) để làm cơ sở thiết kế hệ
thống xử lý nước thải cho quý công ty.
Bảng 2.1: Thành phần và tính chất nước thải trước khi xử lý
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả phân tích
01

pH


-

6.3 – 6.5

02

BOD5

mg/l

200-300

03

SS

mg/l

200- 300

04

NO3-

mg/l

40 – 50

05


PO43-

mg/l

15 - 20

06

Coliform

MPN/100ml

24.104



Tính chất nước thải sau xử lý
6


Nước thải của nhà máy sau quá trình xử lý được thải vào nguồn tiếp nhận, phải
đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn xả thải theo qui định về môi trường của địa phương
và của nhà nước hiện hành.
Nước thải sau xử lý phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn (QCVN 14:2008, Cột A).

7


CHƯƠNG 3

CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
3.1. SƠ LƯỢC VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT.
Qua kinh nghiệm thực tế và dựa vào các chỉ tiêu của mẫu nước thải tương tự đã
xử lý trước đây.Trong nước thải còn chứa lượng cặn khá lớn, các mảnh vụn nguyên
liệu có đặc tính cơ học tương đối bền vì thế trước khi đưa vào hệ thống xử lý sinh học,
nước thải cần được xử lý bằng các công trình xử lý cơ học để loại bỏ cặn này.
Do lưu lượng và chất lượng nước thải sinh hoạt thay đổi rất lớn theo thời gian.
Do đó, trong công nghệ thường phải sử dụng bể điều hòa có dung tích đủ lớn để ổn
định dòng nước thải vào công trình xử lý sinh học tiếp theo.Nước thải sau khi xử lý
sinh học vẫn còn một số vi sinh vật gây bệnh, do đó phải qua giai đoạn khử trùng trước
khi xả ra ngoài môi trường.
3.1.1. Phương pháp cơ học
Xử lý cơ học (hay còn gọi là xử lý bậc I) nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất
không tan (rác, cát nhựa, dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi) ra khỏi nước thải, điều
hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
a. Song chắn rác
Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các
miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như:
nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác.
Dựa vào khoảng cách các thanh, song chắn được chia thành hai loại:
 Song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 ÷ 100mm.
 Song chắn mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 ÷ 25mm.
b. Lưới lọc
Lưới lọc dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, thu hồi các thành phần
quý không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thước nhỏ. Kích thước mắt lưới từ
0,5 ÷ 1,0mm.
Lưới lọc thường được bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn (hay
còn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình dĩa.
8



c. Bể lắng cát
Bể lắng cát đặt sau song chắn, lưới chắn và đặt trước bể điều hòa, trước bể lắng
đợt I. Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô nặng như cát, sởi, mảnh vỡ thủy
tinh, mảnh kim loại, tro tàn, thanh vụn, vỏ trứng. Để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị
mài mòn, giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý tiếp theo. Bể lắng cát gồm 3 loại:
 Bể lắng cát ngang
 Bể lắng cát thổi khí
 Bể lắng cát ly tâm.
d. Bể điều hòa
Do đặc điểm công nghệ sản xuất của một số ngành công nghiệp, lưu lượng và
nồng độ nước thải thường không đều theo các giờ trong ngày đêm. Sự dao động lớn về
lưu lượng và nồng độ dẫn đến những hậu quả xấu về chế độ công tác của mạng lưới và
các công trình xử lý. Do đó, bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và nồng độ
vào công trình xử lý ổ định, khắc phục những sự cố vận hành do sự dao động về nồng
độ và lưu lượng của nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh
học. Bể điều hòa có thể được phân loại như sau:
 Bể điều hòa lưu lượng
 Bể điều hòa nồng độ
 Bể điều hòa cả lưu lượng và nồng độ.
e. Bể lắng
Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc
dựa vào sự khác nhau giữa trọng lượng các hạt cặn có trong nước thải. Các bể lắng có
thể bố trí nối tiếp nhau. Quá trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90 ÷ 95% lượng cặn có
trong nước thải. Vì vậy đây là quá trình quan trọng trong xử lý nước thải, thường bố trí
xử lý ban đầu hay sau khi xử lý sinh học. Để có thể tăng cường quá trình lắng ta có thể
thêm vào chất đông tụ sinh học.
Thông thường trong bể lắng, người ta thường phân ra làm 4 vùng:
 Vùng phân phối nước vào
 Vùng lắng các hạt cặn

 Vùng chứa và cô đặc cặn
 Vùng thu nước ra.
9


Vùng thu nước ra

Vùng phân phối
nước vào

Vùng lắng các hạt cặn

Vùng chứa và cô đặc cặn

Bể lắng được chia làm 3 loại:
 Bể lắng ngang (có hoặc khơng có vách nghiêng): mặt bằng có dạng hình chữ
nhật.
 Bể lắng đứng: mặt bằng là hình tròn hoặc hình vng (nhưng trên thực tế
thường sử dụng bể lắng đứng hình tròn), trong bể lắng hình tròn nước chuyển
động theo phương bán kính (radian).
 Bể lắng li tâm: mặt bằng là hình tròn. Nước thải được dẫn vào bể theo chiều từ
tâm ra thành bể rồi thu vào máng tập trung rồi dẫn ra ngồi.
f. Bể vớt dầu mỡ
Các loại cơng trình này thường được ứng dụng khi xử lý nước thải cơng nghiệp,
nhằm loại bỏ các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước, chúng gây ảnh hưởng
xấu tới các cơng trình thốt nước (mạng lưới và các cơng trình xử lý). Vì vậy ta phải
thu hồi các chất này trước khi đi vào các cơng trình phía sau. Các chất này sẽ bịt kín lỗ
hỏng giữa các hạt vật liệu lọc trong các bể sinh học…và chúng cũng phá hủy cấu trúc
bùn hoạt tính trong bể Aerotank, gây khó khăn trong q trình lên men cặn.
g. Bể lọc

Cơng trình này dùng để tách các phần tử lơ lửng, phân tán có trong nước thải với
kích thước tương đối nhỏ sau bể lắng bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu lọc
như cát, thạch anh, than cốc, than bùn, than gỗ, sỏi nghiền nhỏ. Bể lọc thường làm việc
với hai chế độ lọc và rửa lọc. Đối với nước thải ngành chế biến thủy sản thì bể lọc ít
được sử dụng vì nó làm tăng giá thành xử lý. Q trình lọc chỉ áp dụng cho các cơng
10


nghệ xử lý nước thải tái sử dụng và cần thu hồi một số thành phần quí hiếm có trong
nước thải. Các loại bể lọc được phân loại như sau:
 Lọc qua vách lọc
 Bể lọc với lớp vật liệu lọc dạng hạt
 Thiết bị lọc chậm
 Thiết bị lọc nhanh.
h. Tách các hạt rắn lơ lửng dưới tác dụng của lực ly tâm và lực nén
Người ta còn tách các hạt lơ lửng bằng cách tiến hành lắng chúng dưới tác dụng
của các lực li tâm trong các xyclon thủy lực hoặc máy li tâm.
3.1.2. Phương pháp sinh học
Phương pháp này dựa trên cơ sở hoạt động phân hủy các chất hữu cơ có trong
nước thải của các vi sinh vật. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất
khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình phát triển, chúng
nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối
của chúng được tăng lên.
Phương pháp này được sử dụng để xử lý hoàn toàn các chất hữu cơ có khả năng
phân hủy sinh học trong nước thải. Công trình xử lý sinh học thường được đặt sau khi
nước thải đã được xử lý sơ bộ qua các quá trình xử lý cơ học, hóa học, hóa lý.
Các phương pháp sinh học có thể được phân chia dựa trên các cơ sở khác nhau,
song nhìn chung có thể chia thành hai loại chính như sau:
 Nguyên lý sinh học hiếu khí là biện pháp xử lý sử dụng các nhóm vi sinh vật
hiếu khí. Đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục và duy

trì nhiệt độ trong khoảng từ 20 ÷ 40oC.
 Xử lý sinh học yếm khí là biện pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí để loại bỏ
các chất hữu cơ có trong nước thải.

11


a. Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên
 Phương pháp xử lý qua đất.
Thực chất của quá trình xử lý là: khi lọc nước thải qua đất các chất rắn lơ lửng và
keo sẽ bị giữ lại ở lớp trên cùng. Những chất này tạo ra một màng gồm rất nhiều vi
sinh vật bao bọc trên bề mặt các hạt đất, màng này sẽ hấp phụ các chất hữu cơ hòa tan
trong nước thải. Những vi sinh vật sẽ sử dụng oxy của không khí qua các khe đất và
chuyển hóa các chất hữu cơ thành các hợp chất khoáng. Các công trình xử dụng
phương pháp xử lý qua đất là:
 Cánh đồng tưới
 Cánh đồng lọc
 Cánh đồng tưới công cộng và cánh đồng lọc.
Cánh đồng tưới công cộng hoặc cánh đồng lọc là những mảnh ruộng được san
bằng hoặc dốc không đáng kể và được ngăn bằng những bờ đất. Nước thải được phân
phối vào những mảnh ruộng đó nhờ mạng lưới tưới và sau khi lọc qua đất lại được qua
một mạng lưới khác để tiêu đi.
 Cánh đồng tưới nông nghiệp.
Nước thải của thành phố, thị trấn xí nghiệp công nghiệp nếu không chứa các chất
độc hại hoặc chứa với nồng độ nhỏ hơn giới hạn cho phép, là một nguồn lợi có thể sử
dụng để tưới cho cây trồng và cặn sử dụng bón. Vì vậy, cánh đồng tưới nông nghiệp
vừa để phục vụ cho nông nghiệp vừa để xử lý nước thải.
Theo chế độ người ta phân biệt hai loại: cánh đồng quanh năm thu nhận nước
thải và cánh đồng tưới chỉ thu nhận nước thải theo mùa.
 Hồ sinh vật.

Là hồ xử lý sinh học, có nhiều tên gọi khác như: hồ oxy hóa, hồ ổn định nước
thải. Các quá trình diễn ra trong hồ sinh vật cũng tương tự như quá trình tự làm sạch
diễn ra ở các sông hồ chứa nước tự nhiên: đầu tiên các chất hữu cơ bị phân hủy bởi vi
sinh vật. Các sản phẩm tạo thành sau khi phân hủy lại được rong, tảo sử dụng. Do kết
quả hoạt động sống của vi sinh vật oxy tự do lại được tạo thành và hòa tan trong nước
rồi lại được vi sinh vật sử dụng để trao đổi chất. Sự hoạt động của rong tảo không phải
là quá trình chính mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cung cấp cho quá trình mà thôi. Vai
trò xử lý chủ yếu ở đây vẫn là vi sinh vật .
12


Hồ sinh vật có thể chia ra làm hai loại chính như sau:
 Loại 1: Nước thải sau khi lắng sơ bộ qua các bể lắng được pha loãng với nước
sông theo tỉ lệ 1:3 đến 1:5 và cho chảy vào hồ. Oxy hoà tan được cung cấp qua mặt
thoáng. Trong hồ cũng diễn ra quá trình đông tụ sinh học, oxy hóa các chất hữu cơ nên
BOD của nước thải giảm xuống.
 Loại 2: hồ không pha loãng với thời gian nước lưu lại trong hồ từ 1÷6 tuần.
Theo cơ chế của quá trình xử lý nước thải người ta phân biệt ba loại hồ sinh vật:
-

Hồ yếm khí

-

Hồ tùy tiện

Hồ hiếu khí: có hai loại:
-

Hồ làm thoáng tự nhiên


-

Hồ làm thoáng nhân tạo

b. Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo
Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo chủ yếu là sinh học hiếu khí vì hàm
lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt không cao.
Năm 1914, hai nhà bác học người Anh là Ardern và Lockett đã thành công trong
việc tạo bùn hoạt tính và sử dụng bùn hoạt tính để xử lý nước thải. Công nghệ xử lý
nước thải bằng bùn hoạt tính được áp dụng từ đó đến nay. Hiện nay, đã có rất nhiều
trạm xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính hoạt động trên khắp thế giới nhằm để xử lý
các dòng nước thải từ các trung tâm đô thị và các công ty chế biến thực phẩm. Hiệu
quả khử COD, BOD cao trong đa số các trường hợp đạt từ 78 ÷ 82% hoặc có thể lớn
hơn.
Các công trình tương thích của quá trình xử lý sinh học hiếu khí có thể kể đến
như: bể Aerotank bùn hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng), bể thổi khí sinh học tiếp xúc (vi
sinh vật dính bám), bể lọc sinh học, tháp lọc sinh học, bể sinh học tiếp xúc quay.
 Quá trình bùn hoạt tính
Quy trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính được thực hiện ở nước Anh từ năm
1914, và đã được duy trì và phát triển đến ngày nay với phạm vi áp dụng rộng rãi để
xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Quá trình xử lý nước thải sử dụng bùn hoạt tính dựa vào hoạt động sống của vi
sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để
13


cho vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt
tính. Bùn hoạt tính là các bông cặn có mầu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ
nước thải và là nơi cư trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vi sinh vật sống khác.

Các vi sinh vật đồng hoá các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất dinh dưỡng
cung cấp cho sự sống. Trong quá trình phát triển vi sinh vật sử dụng các chất để sinh
sản và giải phóng năng lượng, nên sinh khối của chúng tăng lên nhanh. Như vậy, các
chất hữu cơ có trong nước thải được chuyển hoá thành các chất vô cơ như H2O, CO2
không độc hại cho môi trường.
Quá trình sinh học có thể diễn tả tóm tắt như sau :
Chất hữu cơ + vi sinh vật + ôxy  NH3 + H2O + năng lượng + tế bào mới
hay có thể viết :
Chất thải + bùn hoạt tính + không khí  Sản phẩm cuối + bùn hoạt tính dư
 Quá trình vi sinh dính bám
Phần lớn vi khuẩn có khả năng sinh sống và phát triển trên bề mặt vật rắn, khi có
đủ độ ẩm và thức ăn là các hợp chất hữu cơ, muối khoáng và oxy. Chúng dính bám
vào bề mặt vật rắn bằng chất gelatin do chính vi khuẩn tiết ra và chúng có thể dễ dàng
di chuyển trong lớp gelatin dính bám này. Đầu tiên vi khuẩn cư trú hình thành tập
trung ở một khu vực, sau đó màng vi sinh không ngừng phát triển, phủ kín toàn bộ bề
mặt vật rắn bằng một lớp tế bào. Chất dinh dưỡng (hợp chất hữu cơ, muối khoáng) và
oxy có trong nước thải cần xử lý khuếch tán qua màng biofilm vào tận lớp xenlulo.
Sau một thời gian, sự phân lớp hoàn thành: lớp ngoài cùng là lớp hiếu khí, được
oxy khuếch tán xâm nhập, lớp giữa là lớp tùy nghi, lớp trong là lớp yếm khí không có
oxy. Bề dày của các lớp này phụ thuộc vào loại vật liệu đỡ (vật liệu lọc). Bề dày lớp
hoạt tính hiếu khí thường khoảng 300 ÷ 400 m.
 Bể lọc sinh học
Là công trình được thiết kế nhằm mục đích phân hủy các vật chất hữu cơ có
trong nước thải nhờ quá trình oxy hóa diễn ra trên bề mặt vật liệu tiếp xúc. Trong bể
thường chứa đầy vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho vi sinh vật sống bám.
Bể lọc sinh học thường được phân chia thành hai dạng: bể lọc sinh học nhỏ giọt
và bể lọc sinh học cao tải. Tháp lọc sinh học cũng có thể được xem như là một bể lọc
sinh học nhưng có chiều cao khá lớn.
14



 Bể lọc sinh học nhỏ giọt thường dùng để xử lý sinh học hoàn toàn nước thải,
giá trị BOD của nước thải sau khi làm sạch đạt tới 10 ÷ 15mg/l với lưu lượng nước
thải không quá 1000 m3/ngđ.
 Bể lọc sinh học cao tải có những đặc điểm: tải trọng nước tới 10 ÷ 30m3/m2ngđ
tức là gấp 10 ÷ 30 lần ở bể lọc nhỏ giọt.
 Tháp lọc sinh học: những tháp lọc sinh học có thể xử dụng ở các trạm xử lý với
lưu lượng dưới 50000m3/ngđ, với điều kiện địa hình thuận lợi và nồng độ nước thải
sau khi làm sạch BOD là 20 ÷ 25mg/l.
 Bể lọc sinh học tiếp xúc quay (RBC)
Bể lọc sinh học tiếp xúc quay (RBC – Rotating Biological Contactors) được áp
dụng đầu tiên ở CHLB Đức năm 1960 và hiện nay đã được sử dụng rộng rãi để xử lý
BOD và Nitrat hóa. RBC bao gồm các đĩa tròn polystyren hoặc polyvinyl chloride đặt
gần sát nhau. Đĩa nhúng chìm khoảng 40% trong nước thải và quay ở tốc độ chậm.
Khi đĩa quay, màng sinh khối trên đĩa tiếp xúc với chất hữu cơ có trong nước thải và
sau đó tiếp xúc với ôxy. Đĩa quay tạo điều kiện chuyển hóa oxy và luôn giữ sinh khối
trong điều kiện hiếu khí. Đồng thời đĩa quay còn tạo nên lực cắt loại bỏ các màng vi
sinh không còn khả năng bám dính và giữ chúng ở dạng lơ lửng để đưa qua bể lắng
đợt II.
Khác với quần thể vi sinh vật ở bùn hoạt tính, thành phần loài và và số lượng các
loài là tương đối ổn định. Vi sinh vật trong màng bám trên đĩa quay gồm các vi khuẩn
kị khí tùy tiện như: Pseudomonas, Alcaligenes, Flavobacterium, … Các vi sinh vật
hiếu khí như: Bacillus (thường thì có ở lớp trên của màng). Khi lượng không khí cung
cấp không đủ thì vi sinh vật tạo thành màng mỏng gồm các chủng vi sinh vật yếm khí
như: Desulfovibrio và một số vi khuẩu sunfua, trong điều kiện yếm khí vi sinh vật
thường tạo mùi khó chịu. Nấm và vi sinh vật hiếu khí phát triển ở màng trên, và cùng
tham gia vào việc phân hủy các chất hữu cơ. Sự đóng góp nấm chỉ quan trọng trong
trường hợp pH nước thải thấp, hoặc các loại nước thải công nghiệp đặc biệt, vì nấm
không thể cạnh tranh với các loại vi khuẩn về thức ăn trong điều kiện bình thường.
 Bể sinh học theo mẻ SBR

Thực chất của bể sinh học hoạt động theo mẻ (SBR - Sequence Batch Reactor) là
một dạng của bể Aerotank. Khi xây dựng bể SBR nước thải chỉ cần đi qua song chắn,
15


bể lắng cát và tách dầu mỡ nếu cần, rồi nạp thẳng vào bể. Bể Aerotank làm việc theo
mẻ liên tục có ưu điểm là khử được các hợp chất chứa nitơ, photpho khi vận hành
đúng các quy trình hiếu khí, thiếu khí và yếm khí.
Bể sinh học làm việc theo từng mẻ kế tiếp được thực hiện theo 5 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Đưa nước thải vào bể, nước thải đã qua song chắn rác và bể lắng
cát, tách dầu mỡ, tự chảy hoặc bơm vào bể đến mức định trước.
 Giai đoạn 2: Tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính bằng sục
khí hay làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp. Thời gian
làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, yêu cầu về mức độ xử lý.
 Giai đoạn 3: Lắng trong nước. Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả
thủy lực của bể đạt 100%. Thời gian lắng trong và cô đặc bùn thường kết thúc sớm
hơn 2 giờ.
 Giai đoạn 4: Tháo nước đã được lắng trong ở phần trên của bể ra nguồn tiếp
nhận.
 Giai đoạn 5: Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian
vận hành 4 quy trình trên và vào số lượng bể, thứ tự nạp nước nguồn vào bể. Ở những
công ty có dòng chảy đều có thể bố trí lịch hoạt động để rút thời gian xuống còn bằng
0.
3.1.3. Xử lý hoàn thiện
Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 ÷ 106 vi
khuẩn trong 1ml. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là vi trùng
gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng tồn tại một vài loài vi khuẩn gây bệnh nào
đó. Nếu xả nước thải ra nguồn cấp nước, hồ bơi, hồ nuôi cá thì khả năng lan truyền
bệnh sẽ rất lớn. Do đó, phải có biện pháp tiệt trùng nước thải trước khi xả ra nguồn
tiếp nhận.

Sau khi xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên thì hiệu suất khử trùng có thể
đạt hiệu suất 99%, còn trong điều kiện nhân tạo có thể đạt được 91 – 98%. Đặc biệt
trong quá trình xử lý kỵ khí đã tiêu diệt được nhiều vi sinh vật gây bệnh.
Các biện pháp tiệt trùng xử lý nước thải phổ biến hiện nay là:
 Dùng Clo hơi qua thiết bị định lượng Clo.
 Dùng Hypoclorit – Canxi dạng bột – Ca(ClO)2.
16


×