Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Công đoàn với việc vận động đoàn viên hoạt động hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.76 KB, 4 trang )

CÔNG ĐOÀN VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐOÀN VIÊN
HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN HIỆU QUẢ
I.Sự cần thiết phải thực hiện:
Công đoàn là một tổ chức quần chúng rộng lớn của CN.VC-LĐ.Sức mạnh của tổ chức
CĐ nằm trong tập thể quần chúng CN.VC-LĐ. Để làm tốt chức năng của mình,CĐ phải tổ
chức các hoạt động.
Muốn hoạt động CĐ có hiệu quả,BCHCĐ phải làm tốt công tác vận động đoàn viên
tham gia các hoạt động CĐ.
Do đó, công tác vận động đoàn viên hoạt động CĐ là việc làm không thể thiếu được mà
mỗi CBCĐ cần phải quan tâm thực hiện có hiệu quả ở đơn vị mình.
II.Các khó khăn khi tổ chức thực hiện:
-Hầu hết CBCĐCS là kiêm nhiệm,với 1,5buổi/tuần thì không đủ thời gian.Trong khi
năng lực,nhận thức và kinh nghiệm hoạt động CĐ còn hạn chế(do phải thay đổi theo nhiệm
kì Đại hội);hoạt động CĐ ngày càng đa dạng,phong phú.Do đó,yêu cầu khả năng đáp ứng
của CBCĐ cho công tác ngày càng cao,chỉ nhiệt tình thì chưa đủ.
-CBCĐ không có phụ cấp trách nhiệm,chế độ PCCBCĐ còn nhiều bất hợp lí;chưa kích
thích được người làm công tác CĐ cũng như chưa khai thác được khả năng tiềm ẩn của
mỗi CB.
-Công việc trọng trách thường tập trung ở một số ít CB nên có tình trạng người làm
không hết việc,người không có việc để làm (do khả năng đáp ứng công việc của mỗi
người).
-Việc thực hiện quyền lợi,nghĩa vụ và trách nhiệm của CB. ĐV có lúc có nơi chưa đi
đôi (chỉ biết làm mà không hề nghĩ đến quyền lợi hoặc quyền lợi thì đòi hỏi còn nghĩa vụ
thì có ý phớt lờ chẳng hạn).Không đảm bảo tính công bằng XH.
III.Các biện pháp đã tổ chức thực hiện có hiệu quả:
1)Cụ thể hoá NQCĐGD huyện,XD NQCĐ cơ sở,xây dựng quy chế hoạt động CĐ từ
trường đến tổ CĐ phù hợp với thực tế và nguyện vọng chính đáng của đoàn viên.Xây
dựng,bồi dưỡng các tổ trưởng CĐ làm cơ sở cho BCHCĐ hoạt động.Bởi tổ CĐ là nơi tổ
chức các hoạt động cho đoàn viên,nơi đưa các chủ trương,chính sách của Đảng,pháp luật
của Nhà nước,NQ của ngành vào cuộc sống của CB.GV.NV. Ưu tiên kinh phí CĐ chi
theo việc,không chia bình quân theo đầu người.Tạo điều kiện bồi dưỡng cho những cá


nhân tham gia hoạt động công tác của CĐ.
2)Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền trong CB.GV.NV dưới nhiều hình thức, ở
mọi lúc có thể như:qua sinh hoạt chuyên đề,qua giúp nhau làm kinh tế gia đình,qua giúp
nhau khắc phục điểm yếu;qua thăm hỏi,sinh hoạt CLB;….Qua thực hiện phong
trào,CB.GV.NVđược sự cộng tác giúp đỡ của đồng nghiệp,của tập thể. Đặc biệt là của
lãnh đạo CQ,CĐ.Từ đó,mọi đoàn viên thấy được quyền lợi,nghĩa vụ và trách nhiệm khi
tham gia công tác CĐ. Đồng thời tham gia với tinh thần hăng say hơn thì công việc hoàn
thành sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
3)Thành lập các ban vận động hoạt động CĐ, đầu năm học phân công người giúp đỡ các
tổ CĐ;có tập huấn các trưởng ban;mỗi ban cần cụ thể hoá NQCĐ trường vào ban mình
phụ trách,tổ chức vận động đoàn viên đăng kí nội dung cần thực hiện.Trong quá trình
thực hiện có sự theo dõi,giám sát và giúp đỡ của BCHCĐ;có sơ kết, đánh giá rút kinh
nghiệm hằng tháng và báo cáo về BCHCĐCS theo định kì.Chú ý phát huy vai trò của các
trưởng ban.
4)Tổ chức các hoạt động CĐ dù lớn hay nhỏ vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động
như:
-Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng,lấy đảng viên làm nòng cốt ở các tổ,các ban.
-Phải liên hệ mật thiết với quần chúng qua các phong trào, làm cho mỗi đoàn viên gắn
bó với tổ chức hơn.
-Đảm bảo tính tự nguyện,bởi “Tư tưởng không thông thì mang bình đông không nổi”
nói chi đến làm.
- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.Tất cả các ban đều do tập thể
các tổ bầu ra;thiểu số phải phục tùng đa số,cá nhân phải phục tùng tổ chức…
Có như vậy mới vận động được đoàn viên tham gia tốt các hoạt động CĐ.
IV.Kết quả:
1)Ai cũng có việc được giao tuỳ theo khả năng mỗi người.Do đó,công việc được chia sẻ
và niềm vui được nhân đôi.Hơn thế nữa,mỗi cá nhân có dịp được thể hiện mình, được tập
thể đánh giá đúng về mình qua phong trào.Từ đó,quá trình tự học tự rèn sẽ trở nên tự giác
hơn để nâng cao hiểu biết cho chính bản thân của mỗi đoàn viên khi tham gia công tác CĐ
giao.Và như vậy,khi thực hiện trách nhiệm,nghĩa vụ thì quyền lợi cũng đến với mình.

2)BCHCĐCS đã cùng với các ban tổ chức các hoạt động có nội dung thiết thực thông qua
nhiều hình thức để nâng cao phẩm chất,năng lực đội ngũ,chăm lo đời sống,bảo vệ quyền lợi
chính đáng hợp pháp,củng cố tổ chức CĐCS không ngừng lớn mạnh về mọi mặt.
3)Qua từng hoạt động,thu hút các thành viên tham gia hoạt động CĐ ngày càng đông
hơn;đóng góp công sức phù hợp với khả năng từng người,khai thác và tập hợp được trí tuệ
của mọi đoàn viên;xuất hiện nhiều nhân tài mới ngay tại cơ sở;góp phần thực hiện NQCĐ
các cấp ngày càng thắng lợi hơn.
V.Bài học kinh nghiệm:
Qua tổ chức hoạt động CĐ(kể cả thành công hay thất bại)cho thấy,để thực hiện tốt vai trò
của CĐ với công tác vận động đoàn viên hoạt động,chúng ta cần:
-Biết dùng người theo phương châm: “Dụng nhân như dụng mộc”(Dùng người ở đây
được hiểu là dùng người cộng tác với mình để hoàn thành một công việc hay một vấn đề
nào đó). Dùng người trên tinh thần trọng người,tin người,giúp người và đặc biệt là phải
kiểm soát người.Có như vậy mới chia sẻ công việc được và tạo niềm vui khi cộng tác làm
việc.
-Thực hiện lời dạy của Bác Hồ:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu,
Khó nghìn lần dân liệu cũng xong”
-Các hoạt động CĐ cần được nghiên cứu kĩ để qua sinh hoạt ai cũng thấy vui hơn,thoải
mái hơn và lạc quan hơn;thu hút ngày một đông hơn số lượng người tham dự hơn.

Tam Hiệp,ngày 16 tháng 01 năm 2008
BCHCĐ trường TH Lê Thị Hồng Gấm
Lương Y-Minh Thư-Kim Luyến
CĐGD NÚI THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐCS:TH HỒNG GẤM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BCHCĐCS
TRƯỜNG TH LÊ THỊ HỒNG GẤM
• Căn cứ điều lệ Công đoàn Việt Nam
• Căn cứ Nghị quyết ĐHCĐCS trường TH Lê Thị Hồng Gấm(18/9/2007)

• Căn cứ những quy định phối hợp giữa CQ và CĐ
• Căn cứ quyết định chuẩn y công nhận BCHCĐCS trường TH Lê Thị
Hồng Gấm khoá XII ngày 18/9/2007
Sau khi phân tích tình hình thực tiễn tại đơn vị,Hội nghị BCHCĐCS trường
TH Lê Thị Hồng Gấm ngày….thang 01 năm 2008 thống nhất thong qua quy
chế làm việc của BCHCĐCS như sau:
I.Nguyên tắc làm việc của BCHCĐ:
1. BCH làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ,tập thể lãnh đạo,cá
nhân phụ trách.
-Các chủ trương của BCH phải được thảo luận dân chủ và quyết định theo
đa số.
-Khi thi hành các chủ trương đã được BCH quyết định,cấp dưới phải phục
tùng cấp trên,cá nhân phải phục tùng tổ chức.
-Mỗi UVBCH được phân công phải chịu trách nhiệm trước tập thể BCH.
2. BCH làm việc theo chế độ Hội nghị toàn thể mỗi năm 9 lần(vào các
tháng 01,02,3,4,5,8,9,10,11).Khi cần thiết tổ chức Hội nghị bất
thường.Tuỳ theo nội dung,tính chất công việc có thể triệu tập mở rộng
thành phần.
II.Trách nhiệm và quyền hạn của BCHMR:
1.Quyết định những chủ trương,nhiệm vụ công tác công đoàn từng năm
học,hằng quý,hằng tháng và có những nghị quyết chuyên đề cụ thể
2.Chỉ đạo,kiểm tra,đôn đốc các tổ CĐ thực hiện chỉ thị,NQ của CĐ cấp trên
và NQ CĐ cấp mình.
3. Đại diện cho cơ sở tham gia với chính quyền đồng cấp về các vấn đề có
liên quan đến trách nhiệm và lợi ích của CB.GV.NV,can thiệp,bảo vệ
quyền lợi hợp pháp chính đáng của CB.GV.NV bị xâm phạm.
4. Chỉ đạo,xây dựng CĐCS VM,thường xuyên bồi dưỡng cán bộ công
đoàn.
5. Thông qua quyết toán,dự toán thu chi tài chính CĐ hằng năm.
6. Được cơ quan quản lí đồng cấp hỗ trợ phương tiện hoạt động và làm

việc.
III.Trách nhiệm và quyền hạn của BCH:
1.Tổ chức quán triệt và thực hiện NQ của CĐ các cấp.
2.Hướng dẫn cho các tổ CĐ thực hiện chủ trương,chính sách của
Đảng,nhiệm vụ chính trị của ngành và NQCĐ.
3.Thay mặt BCH tham gia quản lý nhà trường,giám sát công việc của chính
quyền cùng cấp.
4.Phân công công tác các UVBCH,sắp xếp bố trí CBCC và điều hành mọi
hoạt động của CĐ.
5.Báo cáo mọi hoạt động của BCHCĐ trong các kì họp,chuẩn bị nội dung
hội nghị BCH và triệu tập các kì họp của BCH và UBKTCĐ đồng cấp.
6.BCH họp thường kì mỗi tháng 1 lần(theo lịch).Những chủ trương đột xuất
có thể họp bất thường

×