Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP MASAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP MASAN

Họ và tên: VÕ THANH TÙNG
Ngành: Quản lý Môi trƣờng và Du lịch sinh thái
Niên khóa: 2007 – 2011

Tp.HCM, tháng 06/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP MASAN

Giáo viên hƣớng dẫn:
Th.S HUỲNH NGỌC ANH TUẤN

Tp.HCM, tháng 06/2011



Sinh viên thƣc hiện:
VÕ THANH TÙNG




************

T
& TÀI NGUYÊN
*****

Khoa:

& TÀI NGUYÊN
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG

:
Chuyên ngành:
:
:
1.

QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
VÕ THANH TÙNG

: 07157217

2007 – 2011


: DH07DL

: “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô
nhiễm môi trƣờng tại Công ty CPCN Masan”.

2.

:

- Thu thập các số liệu, thông tin về quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty CPCN
Masan.
- Xác định và đánh giá các nguồn phát sinh ô nhiễm.
- Đánh giá hiện trạng và các biện pháp quản lý môi trƣờng tại Công ty.
- Đề ra biện pháp quản lý thích hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm
3.
4.

06/2011.
: ThS. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN
môn.
……năm 2011

3 năm 2011

ThS. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN


NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP MASAN

Tác giả

VÕ THANH TÙNG

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sƣ chuyên ngành
Quản lý Môi trƣờng và Du lịch sinh thái

Giáo viên hƣớng dẫn:
Th.S HUỲNH NGỌC ANH TUẤN

Tp.HCM, tháng 06/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, tôi nhận đƣợc rất nhiều sự
quan tâm và giúp đỡ từ phía các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Nay tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Cha mẹ - ngƣời đã tạo những điều kiện tốt nhất về vật chất cũng nhƣ tinh thần để
cho tôi học tập.
Tất cả các thầy cô khoa Môi trƣờng và Tài nguyên Trƣờng Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quan trọng và bổ ích cho tôi trong
suốt những năm ngồi trên giảng đƣờng đại học.
Tôi xin trân trọng tỏ lòng biết ơn đến sự chỉ dạy tận tình của thầy Huỳnh Ngọc
Anh Tuấn đã giúp đỡ và hƣớng dẫn trực tiếp cho tôi trong quá trình thực tập và hoàn
thành Khóa luận tốt nghiệp.

Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Công nghiệp Masan, các nhân viên kĩ thuật, các
anh chị em công nhân trong phân xƣởng, đặt biệt là Anh Thanh, Anh Lực, Chị Lài, Chị
Hằng thuộc bộ phận Môi trƣờng và Chị Mỹ, Chị Hiền thuộc phòng An toàn Sức khỏe Môi
trƣờng đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài
này.
Các thành viên lớp DH07DL đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian
qua.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu trên.

Sinh viên thực hiện
Võ Thanh Tùng

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm
môi trường tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Masan” đƣợc thực hiện tại Công ty CPCN
Masan, từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2011. Mục tiêu đề tài là đề xuất các giải pháp kiểm
soát ô nhiễm môi trƣờng phù hợp tại Công ty CPCN Masan.
Đề tài bao gồm những nội dung chính nhƣ sau:
- Thu thập các số liệu, thông tin về quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty
CPCN Masan.
- Xác định và đánh giá các nguồn phát sinh ô nhiễm.
- Đánh giá hiện trạng, các biện pháp quản lý môi trƣờng tại Công ty.
- Đề ra biện pháp quản lý thích hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
Kết quả đạt đƣợc của Đề tài:
- Tìm hiểu đƣợc một cách cơ bản về quy trình sản xuất của Công ty, cũng
nhƣ nhu cầu nguyên nhiên vật liệu mà Công ty đã và đang sử dụng.
- Nhận dạng đƣợc các nguồn phát sinh ô nhiễm dựa vào phƣơng pháp luận

Khảo sát thực địa tại Công ty CPCN Masan.
- Đánh giá hiện trạng và các biện pháp quản lý môi trƣờng tại Công ty dựa
trên tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng đang có hiệu lực pháp lý.
- Nêu ra các vấn đề môi trƣờng Công ty đang còn tồn tại.
- Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng phù hợp với vấn đề tồn
tại trên. Cũng nhƣ các đề xuất mang tính phòng ngừa hơn là khắc phục sự cố có thể
xảy ra.
- Nêu một số kết luận quan trọng tóm lƣợc các vấn đề nói chung và các kiến
nghị đóng góp nhằm giúp cho Đề tài đƣợc khả thi hơn trong thực tiễn.

iii


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU .................................................................................................................... 2
1.3. NỘI DUNG.................................................................................................................... 2
1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
1.4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ..................................................................................... 2
1.4.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ................................................................................... 3
1.4.3. Phƣơng pháp xử lý thống kê ....................................................................................... 4
1.4.4. Phƣơng pháp so sánh – đánh giá ................................................................................ 4
1.5. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ...................................... 4
1.6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................................. 4
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 6

2.1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ......................................... 6
2.1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 6
2.1.2. Tại sao các doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm ................. 6
2.1.2.1. Do áp lực bên ngoài ........................................................................................... 6
2.1.2.2. Do áp lực bên trong ........................................................................................... 6
2.1.3. Các bƣớc thực hiện chƣơng trình ô nhiễm môi trƣờng .............................................. 7
2.1.4. Các công cụ thực hiện kiểm soát ô nhiễm công nghiệp ............................................. 8
2.1.5. Biện pháp xử lý cuối đƣờng ống ................................................................................ 9
2.1.5.1. Biện pháp xử lý nước thải .................................................................................. 9
2.1.5.2. Biện pháp xử lý bụi, khí và tiếng ồn................................................................... 9
2.1.5.3. Biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn ............................................................. 10
2.1.6. Mối quan hệ giữa kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và các lĩnh vực khác ................. 10
2.1.7. Sự cần thiết và tầm quan trọng của việc kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng ................. 11
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CPCN MASAN ......................................................... 11
2.2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Công ty CPCN Masan ........................................................... 11
2.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 11
2.2.1.2. Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên...................................................................... 12

iv


2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý .................................................................................... 14
2.2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ ....................................................................................... 15
2.2.3. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu tiêu thụ của Công ty............................................... 19
2.2.3.1. Nhiên liệu ......................................................................................................... 19
2.2.3.2. Nhu cầu về điện ................................................................................................ 20
2.2.3.3. Nhu cầu về nước .............................................................................................. 21
2.2.3.4. Nguyên liệu ...................................................................................................... 22
2.2.3.5. Máy móc thiết bị............................................................................................... 22
2.2.3.6. Nguồn lực lao động .......................................................................................... 24

2.2.3.7. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ....................................................................... 24
Chƣơng 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT ĐÃ
THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ....................................................................... 25
3.1. NƢỚC THẢI .............................................................................................................. 25
3.1.1. Nƣớc thải sinh hoạt ................................................................................................... 25
3.1.1.1. Nguồn phát sinh ............................................................................................... 25
3.1.1.2. Biện pháp kiểm soát ......................................................................................... 26
3.1.2. Nƣớc thải sản xuất .................................................................................................... 27
3.1.2.1. Nguồn phát sinh ............................................................................................... 27
3.1.2.2. Biện pháp kiểm soát ......................................................................................... 31
3.1.3. Nƣớc mƣa ................................................................................................................. 35
3.2. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ............................................................................................. 35
3.2.1. Khí thải ..................................................................................................................... 35
3.2.1.1. Nguồn phát sinh ............................................................................................... 35
3.2.1.2. Biện pháp kiểm soát ......................................................................................... 38
3.2.2. Bụi ............................................................................................................................ 38
3.2.2.1. Nguồn phát sinh ............................................................................................... 38
3.2.2.2. Biện pháp kiểm soát ......................................................................................... 39
3.2.3. Mùi............................................................................................................................ 39
3.2.3.1. Nguồn phát sinh ............................................................................................... 39
3.2.3.2. Biện pháp kiểm soát ......................................................................................... 40
3.2.4. Nhiệt thừa ................................................................................................................. 40
3.2.4.1. Nguồn phát sinh ............................................................................................... 40
3.2.4.2. Biện pháp kiểm soát ......................................................................................... 41
3.2.5. Tiếng ồn .................................................................................................................... 42
3.2.5.1. Nguồn phát sinh ............................................................................................... 42
3.2.5.2. Biện pháp kiểm soát ......................................................................................... 43
v



3.3. CHẤT THẢI RẮN ...................................................................................................... 43
3.3.1. Nguồn pháp sinh ....................................................................................................... 43
3.3.1.1. Chất thải sinh hoạt ........................................................................................... 43
3.3.1.2. Chất thải sản xuất ............................................................................................ 43
3.3.2. Biện pháp quản lý chất thải rắn ................................................................................ 45
3.4. CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ............. 45
3.5. CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG . 46
3.5.1. Nƣớc thải .................................................................................................................. 46
3.5.2. Khí thải ..................................................................................................................... 46
3.5.3. Tiếng ồn – mùi .......................................................................................................... 47
3.5.4. Chất thải rắn.............................................................................................................. 46
3.5.5. Nguy cơ cháy nổ ....................................................................................................... 47
Chƣơng 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG . 48
4.1. NƢỚC THẢI ............................................................................................................... 48
4.1.1. Biện pháp giảm thiểu ................................................................................................ 48
4.1.2. Biện pháp xử lý nƣớc thải sản xuất .......................................................................... 48
4.2. KHÔNG KHÍ ............................................................................................................... 51
4.2.1. Khí thải – Bụi ........................................................................................................... 51
4.2.2. Tiếng ồn – Mùi ......................................................................................................... 53
4.3. CHẤT THẢI RẮN ...................................................................................................... 54
4.4. CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ ......................................... 54
4.5. CHƢƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƢỜNG........................................................ 55
4.5.1. Giám sát chất lƣợng nƣớc sản xuất .......................................................................... 56
4.5.2. Giám sát chất lƣợng nƣớc ngầm ............................................................................... 56
4.5.3. Giám sát chất lƣợng khí tại nguồn............................................................................ 56
4.5.4. Giám sát chất lƣợng khí xung quanh ........................................................................ 56
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 58
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................. 58
5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 61

PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 62

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Nhu cầu sử dụng dầu .......................................................................................... 19
Bảng 2.2: Nhu cầu sử dụng điện năm 2010........................................................................ 20
Bảng 2.3: Nhu cầu sử dụng nƣớc hiện tại của nhà máy ..................................................... 21
Bảng 2.4: Nhu cầu nguyên liệu .......................................................................................... 22
Bảng 2.5: Danh mục máy móc, thiết bị phân xƣởng mì..................................................... 23
Bảng 2.6: Danh mục máy móc, thiết bị phân xƣởng mắm ................................................. 23
Bảng 2.7: Danh mục máy móc, thiết bị phân xƣởng hạt nêm ............................................ 24
Bảng 3.1: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt ........................................ 25
Bảng 3.2: Thành phần, tính chất đặc trƣng của nƣớc thải từ sản xuất mì gói .................... 28
Bảng 3.3: Thành phần, tính chất đặc trƣng của nƣớc thải sản xuất nƣớc mắm ................. 29
Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải ra Khu công nghiệp ............................ 31
Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lƣợng môi trƣờng không khí ......................................... 36
Bảng 3.6: Thành phần khí thải của 2 lò hơi đang sử dụng ................................................. 37
Bảng 3.7: Kết quả phân tích nồng độ bụi ........................................................................... 38
Bảng 3.8: Kết quả đo đạc nhiệt độ ..................................................................................... 41
Bảng 3.9: Kết quả phân tích tiếng ồn ................................................................................. 42
Bảng 3.10: Danh mục chất thải nguy hại tại Công ty......................................................... 44

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang

Hình 2.1: Quy trình sản xuất mì ăn liền ............................................................................ 15
Hình 2.2: Quy trình sản xuất nƣớc mắm ............................................................................ 17
Hình 2.3: Quy trình sản xuất hạt nêm ................................................................................ 19
Hình 3.1: Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn ..................................................................................... 27
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình xử lý nƣớc thải 2.200 m3/ngày.đêm ......................................... 32
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình xử lý nƣớc thải đề xuất ............................................................. 49
Hình 4.2: Hệ thống thu gom bụi bột mì.............................................................................. 52

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trƣờng

BTY

Bộ Y tế

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CPCN


Cổ phần công nghiệp

HTXLNT

Hệ thống xử lý nƣớc thải

KCN

Khu công nghiệp

KHCN

Khoa học công nghệ

KHH

Công ty TNHH D -

KPH

Không phát hiện

KTCN

Kĩ thuật công nghệ

MSI

Masan Industrial Corp - Công ty Cổ phần Công nghiệp
Masan


NĐ – CP

Nghị định – Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

PTN

Phòng thí nghiệm

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SS

Chất rắn lơ lửng

VOCs

Chất hữu cơ dễ bay hơi

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

WHO

Tổ chức y tế thế giới

ix

Kim Hoàng Hiệp


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại
Công ty CPCN Masan

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong ngành thực phẩm, vấn đề bảo vệ môi trƣờng là một khía cạnh hết sức quan
trọng, vì đảm bảo đƣợc việc chống ô nhiễm môi trƣờng mới đảm bảo đƣợc các hoạt động
sản xuất đúng yêu cầu công nghệ, mới tạo ra đƣợc các sản phẩm đảm bảo yêu cầu vệ sinh
an toàn thực phẩm, hay tốt hơn nữa là đảm bảo đạt đƣợc các chỉ tiêu chất lƣợng quốc tế
nhƣ HACCP, ISO. Và cũng vì thế mà vấn đề này trong ngành thực phẩm ở nƣớc ta đang
ngày càng đƣợc quan tâm. Thực tế, trƣớc đây vấn đề chống ô nhiễm môi trƣờng trong
ngành thực phẩm nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung ở nƣớc ta chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức, nhƣng từ sau khi có các vụ kiện tụng về chất lƣợng các mặt hàng
xuất khẩu thế mạnh của nƣớc ta nhƣ cá basa, tôm, thêm nữa là việc gia nhập Tổ chức
Thƣơng mại Thế giới WTO và việc ngƣời tiêu dùng trong nƣớc ngày càng quan tâm đến
an toàn của thực phẩm, thì các nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm không thể bỏ qua
vấn đề này đƣợc nữa. Đó là vấn đề môi trƣờng phải đƣợc quan tâm đúng mức.

Ngành sản xuất nƣớc mắm cũng nằm trong tình trạng đó, với một lƣợng lớn nƣớc
thải đã thải ra môi trƣờng, cùng với một lƣợng lớn khí thải và chất thải rắn. Vấn đề ô
nhiễm nguồn nƣớc của ngành sản xuất nƣớc nắm thải ra trực tiếp môi trƣờng đang là vấn
đề đƣợc các nhà quản lý môi trƣờng quan tâm. Nƣớc bị nhiễm bẩn cùng với nồng độ muối
khá cao trong nƣớc sẽ làm ảnh hƣởng đến đời sống của các loài vi sinh vật và các cây
thủy sinh trong nƣớc. Công ty CPCP Masan đang hoạt động sản xuất thực phẩm nhƣ:
nƣớc mắm Nam Ngƣ, mì Omachi, mì Tiến Vua,…cũng không nằm ngoài tình trạng trên,
đã phát sinh một lƣợng chất thải lớn hàng ngày vào môi trƣờng. Việc lắp đặt các thiết bị
và hệ thống xử lý chất thải Nhà máy trƣớc khi thải ra môi trƣờng đang đƣợc thực hiện.
Nhƣng vẫn còn nhiều vấn đề môi trƣờng chúng ta cần phải quan tâm.
Vì vậy, việc “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô
nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Masan” cũng rất thiết thực.

SVTH: Võ Thanh Tùng

1


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại
Công ty CPCN Masan

1.2. MỤC TIÊU
Mục tiêu đề tài là đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng phù hợp tại
Công ty CPCN Masan.
1.3. NỘI DUNG
- Thu thập các số liệu, thông tin về quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty CPCN
Masan.
- Xác định và đánh giá các nguồn phát sinh ô nhiễm.
- Đánh giá hiện trạng và các biện pháp quản lý môi trƣờng tại Công ty.
- Đề ra biện pháp quản lý thích hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm.

1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
- Việc thu thập và nghiên cứu dữ liệu ngay từ khi bắt đầu triển khai đề tài. Các dữ
liệu liên quan đến đề tài đƣợc lấy từ Ban quản lý, Phòng thống kê của Công ty CPCN
Masan là nguồn tham khảo quan trọng để xác định hiện trạng môi trƣờng của Công ty.
- Các tài liệu thu thập đƣợc gồm:
+ Tình hình hoạt động và sản xuất của Công ty.
+ Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu.
+ Quy trình và công nghệ sản xuất tại Công ty.
+ Cơ sở hạ tầng hiện có.
+ Hiện trạng môi trƣờng và công tác quản lý môi trƣờng của Công ty.
+ Các lý thuyết kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng đƣợc thu thập từ các giáo trình,
sách, luận văn các khóa trƣớc, website,…là cơ sở lý luận vững chắc trong việc định
hƣớng đề tài.
+ Các văn bản pháp quy, các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định mức ô nhiễm tối đa
cho phép của các chất thải trong ngành chế biến thực phẩm (nhƣ: QCVN
11:2008/BTNMT, QCVN 19:2009/BTNMT, QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN
06:2009/BTNMT, TCVS 3733/2002/QĐ-BYT, TCN – 51 – 84 của Bộ Xây dựng…) là
cơ sở quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng môi trƣờng và đề xuất các giải pháp
kiểm soát ô nhiễm tại Công ty.

SVTH: Võ Thanh Tùng

2


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại
Công ty CPCN Masan

1.4.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa

- Phƣơng pháp này giúp tôi có thể thấy rõ tình hình thực tế tại Công ty CPCN
Masan, thu thập số liệu một cách trực tiếp, khách quan hơn và có thể đƣa ra những đề
xuất phù hợp nhất.
- Việc khảo sát đƣợc tiến hành: Chia làm 2 đợt
+ Đợt 1: Từ ngày 22/01/2011
o Khảo sát tình hoạt động của các phòng ban, tìm hiểu về chức năng của từng
phòng và xem xét cách thức tổ chức và bố trí nhân sự.
o Thống kê cơ sở vật chất hạ tầng.
o Khảo sát tình hình hoạt động của các xƣởng sản xuất, quan sát từng khâu
trong quy trình sản xuất của Nhà máy; từ khâu tiếp nhận nguyên vật liệu đến khâu
vận chuyển thành phẩm, quan sát quá trình vệ sinh nhà xƣởng, các thiết bị máy
móc, quá trình vận chuyển chất rắn ra khỏi phân xƣởng, công tác khống chế ô
nhiễm không khí và tiếng ồn tại các phân xƣởng, ý thức chấp hành quy định của
công nhân tại phân xƣởng.
o Khảo sát tình hình các nhà kho, độ thông thoáng và công tác vệ sinh nhà
kho.
o Khảo sát tình hình hoạt động của phòng máy, xem xét công tác vận hành
máy và sự hoạt động của các máy móc.
o Khảo sát tình hình sử dụng năng lƣợng, nƣớc; cách quản lý bố trí các thiết
bị tiêu thụ và ý thức sử dụng của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
+ Đợt 2: Từ ngày 25/02/2011
o Khảo sát tình hình thu gom chất thải rắn tại Công ty, khảo sát các điểm tập
trung phế liệu, vật liệu chứa đựng.
o Khảo sát hoạt động của hệ thống xử lý nƣớc thải, xem xét hệ thống cấp
thoát nƣớc của Công ty.
o Quan sát vị trí hoạt động của Công ty và khảo sát tình hình các khu vực
xung quanh.
o Ngoài ra trong quá trình khảo sát tôi còn phỏng vấn cán bộ, công nhân viên
của Công ty về những vấn đề liên quan đến môi trƣờng và chụp hình minh họa.


SVTH: Võ Thanh Tùng

3


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại
Công ty CPCN Masan

1.4.3. Phƣơng pháp xử lý thống kê
- Mục đích của phƣơng pháp này là cho thấy đƣợc nguồn gốc phát sinh chất thải và
những ảnh hƣởng của nó đến môi trƣờng. Từ đó có thể xác định đƣợc các hoạt động tiêu
tốn nhiều nguyên nhiên liệu nhất, phát sinh nhiều chất thải, ô nhiễm môi trƣờng nhất.
- Cách thực hiện nhƣ sau:
+ Liệt kê các hoạt động của Công ty có khả năng tác động đến môi trƣờng.
+ Đƣa ra đƣợc khía cạnh môi trƣờng từ các hoạt động đó.
+ Xác định đƣợc những tác động, ảnh hƣởng từ các khía cạnh môi trƣờng đến con
ngƣời và môi trƣờng xung quanh nhƣ thế nào?
1.4.4. Phƣơng pháp so sánh – đánh giá
- Mục đích nhằm đánh giá chất lƣợng môi trƣờng dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy
chuẩn, quy định do nhà nƣớc ban hành.
- Cách thực hiện:
+ Sau khi lập bảng thống kê, đem các số liệu đó so sánh với các tiêu chuẩn, quy
chuẩn ứng với từng loại môi trƣờng.
o Đối với nƣớc thải: so sánh với QCVN 24:2009/BTNMT, cột B.
o Đối với khí thải: so sánh với QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN
19:2009/BTNMT, TCVS 3733/2002/QĐ-BYT.
+ Đƣa ra nhận xét, đánh giá về hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng của Công ty.
1.5. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 Đối tƣợng nghiên cứu: Hiện trạng và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng
tại Công ty CPCN Masan.

 Địa điểm: Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Masan, địa chỉ Lô
6, Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A, Dĩ An, Bình Dƣơng.
 Thời gian thực hiện: 01/2011 – 05/2011.
1.6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Số liệu phân tích chất lƣợng môi trƣờng trong đề tài đƣợc Công ty cung cấp, chỉ
mang tính đại diện, chƣa chính xác so với thực tế. Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng
pháp luận và các kiến thức cơ bản về môi trƣờng là chính.

SVTH: Võ Thanh Tùng

4


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại
Công ty CPCN Masan

- Các giải pháp đƣợc đề xuất chỉ xem xét tính hiệu quả về môi trƣờng và kĩ thuật
cho Nhà máy mà chƣa xem xét tới hiệu quả về kinh tế.
- Đề tài chỉ xem xét các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng trong phạm vi
không gian của Công ty, chƣa tìm hiểu các chất thải sau các thiết bị, công trình xử lý đƣợc
chuyển tải đi đâu, xử lý ra sao.

SVTH: Võ Thanh Tùng

5


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại
Công ty CPCN Masan


Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Hiện nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp thì chính các hoạt
động sản xuất đó đã thải ra môi trƣờng một lƣợng lớn chất thải làm ảnh hƣởng đến con
ngƣời và hệ sinh thái. Chính vì vậy việc bảo vệ môi trƣờng các hoạt động sản xuất công
nghiệp là một nhu cầu bức xúc và là các hoạt động mang tính tất yếu để đi đến phát triển
bền vững. Chính vì thế các vấn đề bảo vệ môi trƣờng cần phải đƣợc quan tâm hàng đầu
trong các cấp chính quyền cũng nhƣ của chính doanh nghiệp đó. Thực tế, môi trƣờng
đang tiếp tục bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều loại chất thải công nghiệp vẫn chƣa đƣợc
kiểm soát và quản lý chặt chẽ.
2.1.1. Khái niệm
Kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ
nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì
chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm.
2.1.2. Tại sao các doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm
2.1.2.1. Do áp lực bên ngoài
- Công luận, dân chúng.
- Pháp luật quy định.
- Ý kiến khách hàng.
- Nguồn lực tự nhiên hạn chế.
2.1.2.2. Do áp lực bên trong
- Tăng lợi nhuận: lƣơng, danh tiếng, uy tín của Công ty.
- Giảm chi phí: về nguyên liệu, bảo hiểm.
- Con ngƣời: đảm bảo các vấn đề sức khỏe, an toàn, giảm các rủi ro.

SVTH: Võ Thanh Tùng

6



Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại
Công ty CPCN Masan

2.1.3. Các bƣớc thực hiện chƣơng trình ô nhiễm môi trƣờng
Một chƣơng trình kiểm soát ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên
tục theo chu trình khép kín gồm tất cả các bƣớc sau:
- Giành đƣợc sự đồng tình và lãnh đạo của Công ty.
- Khởi động chƣơng trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng,
phát triển một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm trên giấy và đào tạo công nhân về ngăn ngừa
ô nhiễm.
- Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy
móc thiết bị để xác định nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về mặt tổ
chức đối với việc thực hiện chƣơng trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
- Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể đƣợc.
- Ƣu tiên trƣớc một số dòng thải quan trọng và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả
thi về mặt kĩ thuật, kinh tế và môi trƣờng đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã
đƣợc tập hợp.
- Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với Công ty và thực thi
những khả năng lựa chọn đó.
- Đánh giá những tiến bộ của chƣơng trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một Công
ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
- Duy trì chƣơng trình ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những
lợi ích liên tục của Xí nghiệp.

SVTH: Võ Thanh Tùng

7



Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại
Công ty CPCN Masan

Duy trì chƣơng
trình

Đánh giá
chƣơng trình
kiểm soát ô
nhiễm

Xác định và
thực thi các
giải pháp

Giành đƣợc sự
đồng tình của
quản lý cấp cao

Thiết lập chƣơng
trình kiểm soát ô
nhiễm

CHƢƠNG TRÌNH
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG

Phân tích tính
khả thi của các
cơ hội kiểm


Xem xét quá
trình và xác
định các trở
ngại

Đánh giá chất
thải và các cơ
hội kiểm soát

soát

Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục (nguồn HWRIC 1993).
2.1.4. Các công cụ thực hiện kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Công cụ chỉ huy và kiểm soát: là những biện pháp thể chế nhằm tác động trực tiếp
tới hành vi của ngƣời gây nhiễm bằng cách cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi trƣờng
các thành phần gây ô nhiễm hay giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định
thông qua các biện pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hay khoanh vùng.
Công cụ kinh tế: là những biện pháp tác động tới việc ra quyết định của ngƣời gây
ô nhiễm môi trƣờng dựa trên lợi ích (hoặc chi phí) bằng tiền. Những công cụ này giúp họ
lựa chọn phƣơng án hoạt động có lợi ích cho việc bảo vệ môi trƣờng, ví dụ nhƣ thuế môi
trƣờng, lệ phí môi trƣờng, hạn ngạch phát thải,…
Công cụ thông tin: là những biện pháp giáo dục, tuyên truyền kiến thức và trách
nhiệm môi trƣờng cho cộng đồng dân cƣ, các cá nhân cũng nhƣ tác nhân sử dụng môi
trƣờng để quyết định tác động trực tiếp hay gián tiếp điều chỉnh hành vi của họ.

SVTH: Võ Thanh Tùng

8



Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại
Công ty CPCN Masan

2.1.5. Biện pháp xử lý cuối đƣờng ống
2.1.5.1. Biện pháp xử lý nước thải
- Phƣơng pháp cơ học: Dùng để tách các chất không tan, có kích thƣớc lớn, các
chất dạng keo ra khỏi nƣớc thải...gồm các chƣơng trình nhƣ: Đƣờng ống, song chắn
rác, bể lắng, bể lọc, bể tự hoại...
- Phƣơng pháp sinh học: Chủ yếu dựa vào các hoạt động của vi sinh vật có
trong nƣớc thải và kết quả là các chất hữu cơ gây ô nhiễm sẽ đƣợc khoáng hóa trở
thành các chất vô cơ và các chất khí đơn giản...
+ Quy trình trong điều kiện tự nhiên: Cánh đồng tƣới, bãi lọc, hồ sinh học...
+ Quy trình nhân tạo: Bể lọc sinh học, bể Arotank...
- Phƣơng pháp hóa lý: Là sử dụng các chất hóa học cho phản ứng với các chất
ô nhiễm làm thay đổi thành phần hóa học của nó chuyển nó thành các chất cặn, chất
hòa tan không gây ô nhiễm đến môi trƣờng. Các phƣơng pháp thông dụng là: Trung
hào, keo tụ, tuyển nổi, bay hơi...
2.1.5.2. Biện pháp xử lý bụi, khí và tiếng ồn
- Đối với xử lý khí và hơi độc: ứng dụng phƣơng pháp hấp phụ.
- Đối với bụi khô: có nhiều thiết bị thu hồi bụi dựa trên các nguyên lý hoạt động
khác nhau nhƣ: Trọng lực, quán tính, li tâm...
- Đối với tiếng ồn:
+ Gắn thiết bị cách âm giữa khu vực nhà xƣởng và khu vực lân cận (khu dân cƣ,
khu sinh hoạt của công nhân...).
+ Cải tiến thiết bị máy móc, hạn chế sử dụng loại máy sản xuất gây độ ồn cao.
- Các thiết bị dùng để xử lý:
+ Thiết bị kiểu cơ học: Buồng lắng bụi, Cyclone (đơn hoặc chùm...).
+ Các thiết bị thu bụi theo phƣơng pháp ẩm: Rửa khí rỗng hoặc có vật liệu đệm,
Cyclone ƣớt...

+ Thiết bị lọc bụi màng lọc: Thiết bị lọc túi vải, thiết bị lọc bằng vật liệu sợi...
+ Thiết bị lọc bằng tĩnh điện.

SVTH: Võ Thanh Tùng

9


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại
Công ty CPCN Masan

2.1.5.3. Biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn
- Thu gom chất thải: Chất thải từ các nguồn phát sinh đƣợc tập trung về một địa
điểm bằng các phƣơng tiện chuyên chở thô sơ hay cơ giới. Việc thu gom có thể đƣợc
tiến hành sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay chƣa phân loại. Sau khi thu
gom, rác có thể chuyển trực tiếp đến nơi xử lý hay qua các trạm trung chuyển.
- Tái sử dụng và tái sinh chất thải: Công đoạn này có thể đƣợc tiến hành ngay
tại nơi phát sinh hoặc sau quá trình phân loại, tuyển lựa. Tái sử dụng là sử dụng lại
nguyên dạng chất thải, không qua tái chế. Tái sinh là sử dụng chất thải làm nguyên
liệu để sản xuất ra sản phẩm khác.
- Xử lý chất thải: phần chất thải sau khi đƣợc tuyển lựa đƣợc tái sử dụng hoặc
tái sinh sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng bằng đốt hay chôn lấp.
2.1.6. Mối quan hệ giữa kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và các lĩnh vực khác
Mối quan hệ với chính sách môi trƣờng: tạo ra các quy định, tiêu chuẩn môi
trƣờng, dựa vào đó kiểm soát các hành động có thể đạt tới.
Mối quan hệ với quan trắc môi trƣờng: là công cụ đánh giá thực hiện môi trƣờng,
phát hiện và dự báo các vấn đề liên quan làm suy giảm chất lƣợng môi trƣờng để hoạt
động kiểm soát ô nhiễm có hành động phù hợp.
Mối quan hệ với công nghệ: tạo ra công nghệ sạch, công nghệ sạch hơn, công cụ
tiết kiệm năng lƣợng, nguyên liệu nhằm hạn chế khả năng gây ô nhiễm.

Mối quan hệ với kinh tế môi trƣờng: tạo ra các cơ sở khoa học cho việc kiểm soát
ô nhiễm bằng các biện pháp kinh tế.
Mối quan hệ với kỹ thuật môi trƣờng: tạo ra các biện pháp xử lý chất thải, năng
lƣợng nhằm đạt đƣợc tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng. Kỹ thuật môi trƣờng còn tạo ra
các quy hoạch môi trƣờng để sử dụng hợp lý không gian, bảo vệ môi trƣờng giảm thiểu ô
nhiễm và tạo ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa ô nhiễm, sự cố môi
trƣờng.
Do vậy, các hoạt động kiểm soát ô nhiễm luôn gắn liền và sử dụng kết quả của các
hoạt động khác trong quản lý và công nghệ môi trƣờng.

SVTH: Võ Thanh Tùng

10


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại
Công ty CPCN Masan

2.1.7. Sự cần thiết và tầm quan trọng của việc kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng
Việc bảo vệ môi trƣờng do các tác động sản xuất công nghiệp đang là vấn đề đƣợc
xem là vấn đề quan tâm hàng đầu của chúng ta. Tuy nhiên, các nhà công nghiệp chỉ nhìn
nhận việc bảo vệ môi trƣờng nhƣ là một hành động bất đắt dĩ và mang tính chất đối phó
với các quy định của pháp luật cũng nhƣ xoa dịu bớt sức ép của cộng đồng chứ không
phải là một hành động tự nguyện, tự giác. Cho nên cách tiếp cận đƣợc xem là giải pháp
cho các vấn đề môi trƣờng là sử dụng công nghệ truyền thống để xử lý các dòng thải khi
chúng đƣợc sinh ra bằng cách xây dựng, lắp đặt và vận hành các hệ thống xử lý chất. Hiện
nay, cách tiếp cận này vẫn còn rất phổ biến đối với giới công nghiệp Việt Nam.
Mặc dù kiểm soát ô nhiễm là cách tiếp cận giải quyết các vấn đề ô nhiễm tích cực
hơn, nhƣng các khái niệm về kiểm soát ô nhiễm hầu nhƣ còn rất xa lạ với các nhà công
nghiệp cả nƣớc, họ chƣa nhận thức đầy đủ về các lợi ích thiết thực do kiểm soát ô nhiễm

mang lại.
Cách tiếp cận cuối đƣờng ống dù đã chứng tỏ là một giải pháp trong giải pháp bảo
vệ môi trƣờng thì nó cũng dần dần bọc lộ ra nhiều khuyết điểm. Nhƣợc điểm lớn nhất về
mặt môi trƣờng là nó chỉ làm bớt mức độ ô nhiễm hay độc hại trƣớc khi thải ra môi
trƣờng còn thực chất chỉ là việc biến đổi chất ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác. Hơn
nữa, giải pháp này đòi hỏi những chi phí lớn về đầu tƣ và vận hành.
Những mặt hạn chế của cách tiếp cận cổ điển trên đã hƣớng các nhà công nghiệp
nỗ lực tìm kiếm giải pháp để thay thế. Tất nhiên, các giải pháp tập trung ƣu tiên cho việc
ngăn chặn hay giảm bớt sự phát thải ngay tại nguồn đƣợc chú ý đến.
Và kiểm soát ô nhiễm đƣợc tiếp cận nhƣ một sự cần thiết để giảm các khoảng chi
phí khổng lồ cho các hành động làm sạch môi trƣờng.
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CPCN MASAN
2.2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Công ty CPCN Masan
2.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 2002, Nhà máy MSI (Masan Industrial Corp) đƣợc xây dựng để đáp ứng
những nhu cầu thị trƣờng với công suất ban đầu 50 triệu gói mì/tháng.

SVTH: Võ Thanh Tùng

11


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại
Công ty CPCN Masan

Năm 2003, khi các dây chuyền đƣợc lắp đặt xong, cũng chính là lúc Masan giới
thiệu hai sản phẩm mì mới: mì gói cao cấp Chin Su và mì Kokomi. Hai nhãn hiệu này
đƣợc thị trƣờng chào đón rất nồng nhiệt.
Năm 2007, đánh dấu sự ra đời của mì Omachi. Đây có thể coi là lần thứ 2
Masan trở lại thị trƣờng mì ăn liền nội địa. Omachi ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng

yêu thích và hiện nay đã trở thành nhãn hiệu mì ăn liền số 1 trong phân khúc khách
hàng cao cấp tại Việt Nam.
Năm 2008, Masan giới thiệu thành công dòng sản phẩm nƣớc mắm Nam Ngƣ.
Để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất Masan đã quyết định chuyển sản xuất nƣớc
mắm từ KCN Tân Bình về Dĩ An – Bình Dƣơng.
2.2.1.2. Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
- Nhà máy tọa lạc tại lô 6, KCN Tân Đông Hiệp A, xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ
An, tỉnh Bình Dƣơng. Khoảng cách địa lý từ KCN Tân Đông Hiệp A đến các công
trình khác nhƣ sau:
- Đầu mối giao thông, bến cảng:
+ Sân bay Tân Sơn Nhất: 23km
+ Tân Cảng: 18km
+ Bến Nghé: 21km
+ Ga Sóng Thần: 04km
- Trung tâm kinh tế - văn hóa:
+ Tp. Hồ Chí Minh: 19km
+ Tp. Biên Hòa: 10km
+ Vũng Tàu: 95km
- Điểm dân cƣ:
+ Thị trấn Thủ Đức: 10km
+ Thị trấn Lái Thiêu: 8km
+ Thị trấn Dĩ An: 1km

SVTH: Võ Thanh Tùng

12


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại

Công ty CPCN Masan

 Điều kiện tự nhiên [10]
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa
từ tháng đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau. Lƣợng
mƣa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.000mm với số ngày có mƣa là 120 ngày. Tháng
mƣa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm,
tháng ít nhất là tháng 1, trung bình dƣới 50mm và nhiều năm trong tháng này không
có mƣa.
Lƣợng mƣa một ngày lớn nhất đo đƣợc 132,6mm.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
290C (tháng 4), tháng thấp nhất 240C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hằng năm khoảng 9.500
– 10.0000C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.
Chế độ gió tƣơng đối ổn định, không chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bão và áp
thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hƣớng Đông, Đông – Bắc, về
mùa mƣa hƣớng gió chủ yếu là hƣớng Tây, Tây – Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng
0.7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc đƣợc là 12m/s thƣờng là Tây, Tây – Nam.
Chế độ không khí ẩm tƣơng đối cao, trung bình 80 – 90% và biến đổi theo mùa.
Độ ẩm đƣợc mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mƣa, do đó độ ẩm thấp
nhất thƣờng xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mƣa. Giống nhƣ nhiệt
độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động.
Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh
năm, ẩm độ cao và nguồn sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc
biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dƣơng tƣơng đối điều
hòa, ít thiên tai nhƣ bão, lụt…

SVTH: Võ Thanh Tùng

13



×