Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát chất thải rắn tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 133 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG




NGUYỄN THỊ THU TRANG



TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN
TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT THẢI
RẮN TẠI QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG






Hà Nội - Năm 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG





NGUYỄN THỊ THU TRANG



TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN
TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT THẢI
RẮN TẠI QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN YÊM






Hà Nội - Năm 2011


i

MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn

i
Lời cam đoan
ii
Mục lục
iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
vi
Danh mục các bảng
vii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
ix
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm cơ bản về chất thải rắn
1.1.1. Định nghĩa chất thải rắn.
1.1.2. Nguồn tạo thành chất thải rắn đô thị
1.1.3. Phân loại chất thải rắn
1.1.4. Thành phần và tính chất của chất thải rắn
1.1.5. Xử lý chất thải
1.2. Các tác động của chất rắn thải đến môi trƣờng
1.3. Chất thải rắn trên thế giới và tình hình xử lý
1.4. Hiện trạng chất thải rắn ở Việt Nam và tình hình xử lý
1.4.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam
1.4.2. Thu gom, lƣu giữ, vận chuyển chất thải rắn ở Việt Nam
1.4.3. Tình hình xử lý và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
1.4.4. Định hƣớng quản lý chất thải rắn trong thời gian tới
3
3
3

3
3
6
7
11
12
17
17
27
29
36
CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.2 . Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
40

40
40
40

ii
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, tài liệu.
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn
2.3.3. Phƣơng pháp thống kê, phân tích toán học.
2.3.4. Phƣơng pháp so sánh, tổng hợp.
2.3.5. Phƣơng pháp chuyên gia.
40
40

41
42
42
CHƢƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu chung về địa bàn quận Long Biên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2. Hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn quận Long Biên và tình hình
quản lý.
3.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn trên địa bàn quận Long Biên
3.2.2. Thành phần chất thải rắn trên địa bàn quận Long Biên
3.2.3. Dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn trong thời gian tới trên địa
bàn quận Long Biên.
3.2.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Long Biên
3.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận
Long Biên
3.3.1. Nhận xét về tính hiệu quả của công tác quản lý chất thải trên địa
bàn quận Long Biên
3.3.2. Những vấn đề đặt ra với hệ thống quản lý chất thải rắn tại quận
Long Biên
3.3.3. Đề xuất một số số giải pháp nhằm kiểm soát chất thải rắn tại quận
Long Biên
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
43
43
43
44
53


53
58
60

65
75

75

79

82

89

92
PHỤ LỤC
96
Phục lục 1: Biểu đồ thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hƣớng
thay đổi trong thời gian tới
96

iii
Phụ lục 2: Một số hình ảnh liên quan
97
Phụ lục 3: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn
quận Long Biên có đến 31/12/2009
100
Phụ lục 4: Một số thông tin liên quan đến 02 đơn vị chịu trách nhiệm thu
gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn quận Long Biên

103
Phụ lục 5: Tổng hợp các chân điểm rác trên địa bàn quận Long Biên
104
Phụ lục 6: Khối lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận Long
Biên đƣợc vận chuyển đến bãi rác Nam Sơn từ năm 2005 đến năm 2010
106
Phụ lục 7: Khối lƣợng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn
quận Long Biên đƣợc thu gom, xử lý
107
Phụ lục 8: Khối lƣợng chất thải y tế phát sinh trên địa bàn quận Long
Biên đƣợc thu gom, xử lý
108
Phụ lục 9: Quy hoạch đất khu công nghiệp đến năm 2020
109
Phụ lục 10: Quy hoạch đất cơ sở sản xuất kinh doanh đến năm 2020
109
Phụ lục 11: Quy hoạch đất y tế đến năm 2020
110
Phụ lục 12: Dự báo tổng lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn
quận Long Biên giai đoạn 2010-2030
111
Phụ lục 13: Dự báo tổng lƣợng chất thải công nghiệp phát sinh trên địa
bàn quận Long Biên giai đoạn 2010-2020
112
Phụ lục 14: Các mẫu phiếu điều tra
113
Phụ lục 15: Sơ đồ tác nghiệp quy trình vận chuyển rác tại các tuyến đặt
thùng
119
Phụ lục 16: Sơ đồ tác nghiệp quy trình vận chuyển rác tại các tuyến đi thu

rác cơ giới
120
Phụ lục 17: Sơ đồ tác nghiệp quy trình vận chuyển rác tại các tuyến duy
trì bằng xe ba bánh
121
Phụ lục 18: Danh mục trang thiết bị dự kiến đầu tƣ của Xí nghiệp môi
trƣờng đô thị Gia Lâm
122
Phụ lục 19: Danh mục trang thiết bị dự kiến đầu tƣ của Công ty cổ phần
công trình đô thị Long Biên
123
Phụ lục 20: Bản đồ tuyến duy trì vệ sinh môi trƣờng của một số phƣờng
trên địa bàn quận
124

iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Nội dung
Chữ viết tắt
1
Chất thải rắn
CTR
2
Chất thải rắn sinh hoạt
CTRSH
3
Chất thải rắn đô thị
CTRĐT
4

Trung tâm kỹ thuật môi trƣờng đô thị và khu công
nghiệp
TTKTMTĐT&KCN
5
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
OECD
6
Ngân hàng Thế giới
WB
7
Vệ sinh môi trƣờng
VSMT
8
Phế thải xây dựng
PTXD
9
Uỷ ban nhân dân
UBND
10
Giao thông vận tải
GTVT
11
Trách nhiệm hữu hạn
TNHH


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần phân loại của chất thải rắn đô thị
Bảng 1.2: Tình hình Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004

Bảng 1.3: Loại hình thu gom và xử lý chất thải đô thị theo thu nhập mỗi nƣớc
Bảng 1.4: Tình hình thu hồi nguyên liệu từ chất thải đô thị ở châu Âu và Hoa Kỳ
Bảng 1.5: Lƣợng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008
Bảng 1.6: Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam
Bảng 1.7: Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm
2007
Bảng 1.8: Tình hình phát sinh chất thải rắn
Bảng 1.9: Khối lƣợng chất thải rắn của các đô thị miền Bắc từ năm 2000-2004
Bảng 1.10: Tổng hợp về khối lƣợng chất thải rắn công nghiệp phát sinh ở một số
tỉnh
Bảng 1.11: Khối lƣợng chất thải y tế của một số địa phƣơng
Bảng 1.12: Hiện trạng của một số nhà máy chế biến compost tập trung ở Việt Nam
Bảng 1.13: Hiện trạng một số công nghệ xử lý chất thải nguy hại phổ biến ở Việt
Nam
Bảng 1.14. Tỷ lệ các giá trị về quản lý tổng hợp chất thải rắn đã đạt đƣợc và các
mục tiêu xác định trong thời gian tiếp theo (đơn vị tính: %)
Bảng 1.15. Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn cấp vùng cho các vùng kinh tế trọng
điểm
Bảng 3.1: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Long
Biên có đến 31/12/2009
Bảng 3.2: Tổng hợp các loại đất trên địa bàn Quận năm 2010
Bảng 3.3: Khối lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận Long Biên đƣợc
vận chuyển đến bãi rác Nam Sơn từ năm 2005 đến năm 2010
Bảng 3.4: Khối lƣợng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn quận Long
Biên đƣợc vận chuyển tới bãi rác Nam Sơn từ năm 2008-2010

vi
Bảng 3.5: Khối lƣợng chất thải y tế phát sinh trên địa bàn quận Long Biên đƣợc thu
gom, xử lý
Bảng 3.6: Dự báo tổng lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận Long

Biên giai đoạn 2010-2030
Bảng 3.7: Quy hoạch đất khu công nghiệp đến năm 2020
Bảng 3.8: Quy hoạch đất cơ sở sản xuất kinh doanh đến năm 2020
Bảng 3.9: Dự báo tổng lƣợng chất thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn quận
Long Biên giai đoạn 2010-2020
Bảng 3.10: Quy hoạch đất y tế đến năm 2020
Bảng 3.11: Một số thông tin liên quan đến 02 đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Long Biên
Bảng 3.12. Tổng hợp các chân điểm rác trên địa bàn quận Long Biên
Bảng 3.13: Danh mục trang thiết bị dự kiến đầu tƣ của Xí nghiệp môi trƣờng đô thị
Gia Lâm
Bảng 3.14: Danh mục trang thiết bị dự kiến đầu tƣ của Công ty cổ phần công trình
đô thị Long Biên

vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn
Hình 1.2: Tác động của chất thải rắn đối với môi trƣờng
Hình 1.3: Biểu đồ thành phần chất thải rắn toàn quốc năm 2008 và xu hƣớng thay
đổi trong thời gian tới.
Hình 1.4 Tỉ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các loại đô thị Việt Nam năm
2007
Hình 1.5: Hệ thống quản lý chất thải rắn tại một số đô thị Việt Nam
Hình 3.1: Khối lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận Long Biên đƣợc
vận chuyển đến bãi rác Nam Sơn từ năm 2005 đến năm 2010
Hình 3.2: Khối lƣợng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn quận Long
Biên đƣợc vận chuyển tới bãi rác Nam Sơn từ năm 2008-2010
Hình 3.3: Khối lƣợng chất thải y tế phát sinh trên địa bàn quận Long Biên đƣợc thu
gom, xử lý từ năm 2008-2010
Hình 3.4: Dự báo tổng lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận Long

Biên giai đoạn 2010-2030
Bảng Hình 3.5: Dự báo tổng lƣợng chất thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn
quận Long Biên giai đoạn 2010-2020
Hình 3.6: Sơ đồ tác nghiệp quy trình vận chuyển rác tại các tuyến đặt thùng chứa
Hình 3.7: Sơ đồ tác nghiệp quy trình vận chuyển rác tại các tuyến đi thu rác cơ giới
Hình 3.8: Sơ đồ tác nghiệp quy trình vận chuyển rác tại các tuyến duy trì bằng xe
ba bánh
Sơ đồ 3.9: Mô hình đề xuất hệ thống quản lý chất thải sinh hoạt quận Long Biên

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước với nhịp độ cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp,
dịch vụ và đô thị hoá, nhằm đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp
vào năm 2020, chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự phát triển
với quy mô lớn, nhịp độ cao cũng đồng nghĩa với việc một khối lượng lớn tài
nguyên được khai thác từ tự nhiên để chế biến. Cùng với đó, lượng chất thải được
thải ra môi trường ngày một lớn hơn. Chất thải từ các hoạt động sản xuất, tiêu dùng
gây ô nhiễm và tạo sức ép lên môi trường sinh thái.
Chất thải rắn là vấn đề đang nổi cộm ở Việt Nam. Vấn đề ô nhiễm chất thải,
đặc biệt là chất thải từ các khu công nghiệp, các đô thị đã và đang trở thành vấn đề
môi trường bức xúc ở hầu hết các tỉnh thành nước ta hiện nay.
Mỗi năm, khoảng hơn 27 triệu tấn chất thải phát sinh trong cả nước và theo
dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2015, khối
lượng chất thải rắn phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm, năm 2020 là 68 triệu
tấn/năm và năm 2025 sẽ là 91 triệu tấn/năm (cao gấp 2-3 lần hiện nay). Các vùng đô
thị, có dân số chiếm khoảng 24% dân số cả nước, phát sinh mỗi năm xấp xỉ 50%
tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước. Hơn nữa, quá trình mở rộng các khu đô
thị cùng với phát triển công nghiệp mạnh mẽ và hiện đại hóa các cơ sở y tế, khám
chữa bệnh sẽ làm tăng đáng kể lượng chất thải nguy hại phát sinh mà nếu không

được xử lý một cách phù hợp sẽ có khả năng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng
tới sức khỏe. (Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004; Trung tâm
Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng năm 2010)
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải rắn, ở Việt
Nam đã và đang từng bước hình thành một hệ thống đồng bộ quản lý chất thải rắn
tại các đô thị và khu công nghiệp, với mục tiêu kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi
trường, đảm bảo phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Tuy nhiên, việc xây dựng và thực tiễn áp dụng còn nhiều hạn chế, bất cập.

2
Quận Long Biên nằm ở phía Đông Bắc của Hà Nội với tổng diện tích tự
nhiên là 5993,0288 ha; mật độ dân số bình quân 2093 người/km
2
. Quận có 14
phường gồm: Phường Ngọc Lâm, Bồ Đề, Gia Thụy, Thượng Thanh, Đức Giang, Cự
Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Phúc Lợi, Sài Đồng, Ngọc Thụy, Giang Biên, Phúc
Đồng, Việt Hưng. Mặc dù là một quận mới thành lập nhưng quá trình đô thị hóa rất
cao do quận Long Biên có một vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế,
văn hoá xã hội của Hà Nội và đất nước.
Theo số liệu tại phòng Thống kê quận Long Biên, tính đến 31/12/2009, trên
địa bàn Quận có trên 200 cơ quan đơn vị của Trung ương, Thành phố đóng trên địa
bàn quận, hơn 2500 doanh nghiệp và hợp tác xã. Số hộ làm nông nghiệp hiện nay
chỉ còn 17,45%. Quận có 3 khu đô thị cũ là Ngọc Lâm, Đức Giang, Sài Đồng; ngoài
ra còn có các khu đô thị mới là Việt Hưng, Thượng Thanh, Thạch Cầu. Toàn quận
có 2 khu công nghiệp là Sài Đồng B và Hà Nội Đài Tư, 361 doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp chế biến, chế tạo phân bố trên khắp các phường của quận. Các cơ sở
công nghiệp tập trung chủ yếu tại Khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư; Khu công
nghiệp Sài Đồng B, Các cụm công nghiệp Sài Đồng A, Công ty xe lửa Gia Lâm, tổ
1 Phường Bồ Đề, phố Đức Giang, khu vực xung quanh nhà máy Diêm gỗ, Công ty
Kim khí Thăng Long và một số khác nằm rải rác trong khu dân cư thuộc địa bàn các

Phường Thượng Thanh, Đức Giang, Bồ Đề, Sài Đồng, Việt Hưng, Ngọc Lâm, Phúc
Lợi. Đây cũng là nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu trên địa bàn quận.
Quản lý chất thải rắn là một lĩnh vực đã được Uỷ ban nhân dân quận Long
Biên quan tâm, chỉ đạo thực hiện từ khi mới thành lập quận, tuy nhiên trong quá
trình triển khai thực hiện cũng còn nhiều hạn chế, bất cập cần giải quyết.
Chính vì vậy, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện
trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát chất thải rắn tại quận Long Biên, Thành
phố Hà Nội.”

3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm cơ bản về chất thải rắn
1.1.1. Định nghĩa chất thải rắn.
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn (CTR) là toàn bộ các loại vật chất được
con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt
động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó
quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ hoạt động sản xuất và hoạt động
sống.
Theo quan điểm mới: CTR đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định
nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không
đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là CTR
đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách
nhiệm thu gom và tiêu hủy
Thuật ngữ “ Chất thải rắn” được đề cập trong luận văn này bao gồm chất thải
sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp (thông thường và nguy hại) và
chất thải y tế.
1.1.2. Nguồn tạo thành chất thải rắn đô thị
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt);
- Từ các trung tâm thương mại;

- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng, cơ sở y tế;
- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
- Từ các hoạt động công nghiệp;
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị;
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố.
1.1.3. Phân loại chất thải rắn
Các loại CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo
nhiều cách.

4
1.1.3.1. Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay CTR trong nhà,
ngoài nhà, trên đường phố, chợ…
1.1.3.2. Theo thành phần hóa học và vật lý: Người ta phân biệt theo các
thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da,
giẻ vụn, cao su, chất dẻo…
1.1.3.3. Theo bản chất nguồn tạo thành: CTR được phân thành các loại:
- Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): là những chất liên quan đến hoạt động
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học,
các trung tâm dịch vụ, thương mại. CTRSH có thành phần bao gồm kim loại, sành
sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá
hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động
vật, vỏ rau quả… Theo phương diện khoa học có thể phân biệt các loại CTR sau:
+ Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả…loại chất thải
này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các mùi khó
chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ
gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, ký túc xá,
chợ…
+ Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và
phân của các động vật khác.
+ Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu

vực sinh hoạt của dân cư.
+ Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt
cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất dễ cháy khác trong
gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.
+ Các chất rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que củi, nilon,
vỏ bao gói…
- Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:

5
+ Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong
các nhà máy nhiệt điện.
+ Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất;
+ Các phế thải trong quá trình công nghệ;
+ Bao bì đóng gói sản phẩm.
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do
các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình…chất thải xây dựng gồm:
+ Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;
+ Đất, đá do việc đào móng công trình;
+ Các vật liệu như kim loại, chất dẻo.
Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước
thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.
- Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt
động nông nghiệp, ví dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm
thừa từ chế biến sữa, của các lò giết mổ… Hiện tại việc quản lý và xả các loại chất
thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi trường đô thị của
các địa phương.
1.1.3.4. Theo mức độ nguy hại. CTR được chia thành các loại:
- Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại,
chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các

chất thải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động
vật và cây cỏ.
Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công
nghiệp và nông nghiệp.
Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy
hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Theo Quy chế quản lý chất thải y tế, các
loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các

6
bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao
gồm:
+ Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật;
+ Các loại kim tiêm, ống tiêm;
+ Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;
+ Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;
+ Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân,
Cadimi, Asen, Xianua…
+ Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
Các chất thải nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc
hại cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp
kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó.
Các chất thải nguy hại từ các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại phân
hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và
các hợp chất có trong một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành
phần.
Trong số các chất thải của thành phố, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế
dùng ngay trong sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải hủy bỏ hoặc phải qua một
quá trình chế biến phức tạp, qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại nhằm đáp ứng

nhu cầu khác nhau của con người. Lượng chất thải trong thành phố tăng lên do tác
động của nhiều nhân tố như: sự tăng trưởng và phát triển của sản xuất, sự gia tăng
dân số, sự phát triển về trình độ và tính chất của tiêu dùng trong thành phố…
1.1.4. Thành phần và tính chất của chất thải rắn
Thành phần lý, hóa học của CTR đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa
phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác

7
Bảng 1.1: Thành phần phân loại của chất thải rắn đô thị
Hợp phần
% trọng lƣợng
Độ ẩm (%)
Trọng lƣợng riêng
(kg/m
3
)
Khoảng
giá trị
(KGT)
Trung
bình
(TB)
KGT
TB
KGT
TB
Chất thải thực
phẩm
6-25
15

50-80
70
128-80
228
Giấy
25-45
40
4-10
6
32-128
81.6
Catton
3-15
4
4-8
5
38-80
49.6
Chất dẻo
2-8
3
1-4
2
32-128
64
Vải vụn
0-4
2
6-15
10

32-96
64
Cao su
0-2
0.5
1-4
2
96-192
128
Da vụn
0-2
0.5
8-12
10
96-256
160
Sản phẩm vườn
0-20
12
30-80
60
84-224
104
Gỗ
1-4
2
15-40
20
128-20
240

Thủy tinh
4-16
8
1-4
2
160-480
193.6
Can hộp
2-8
6
2-4
3
48-160
88
Kim loại không
thép
0-1
1
2-4
2
64-240
160
Kim loại thép
1-4
2
2-6
3
128-
1120
320

Bụi, tro, gạch
0-10
4
6-12
8
320-960
480
Tổng hợp

100
15-40
20
180-420
300
Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và nnk, 2001
1.1.5. Xử lý chất thải
1.1.5.1. Khái niệm về xử lý chất thải

8
Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và
không làm ảnh hưởng tới môi trường; tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội
nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.
Mục tiêu của xử lý CTR là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong
muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và
năng lượng trong chất thải.
1.1.5.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn
- Phương pháp cơ học bao gồm: Tách kim loại, thuỷ tinh; nhựa ra khỏi chất
thải; sơ chế, đốt chất thải không có thu hồi nhiệt; lọc tạo rắn đối với các chất
thải bán lỏng.
- Phương pháp cơ-lý: phân loại vật liệu; thuỷ phân; sử dụng chất thải như

nhiên liệu; đúc ép các chất thải, sử dụng làm vật liệu xây dựng.
- Phương pháp sinh học: chế biến ủ sinh học; mêtan hoá trong các bể thu hồi
sinh học.
Các phương pháp xử lý chất thải có thể khái quát theo sơ đồ hình 1.1.













Hình 1.1: Các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn
Thu gom chất thải
Vận chuyển chất thải
Xử lý chất thải
Thiêu đốt
Ủ sinh học làm
Compost
Các phương pháp
khác
Tiêu hủy tại bãi
chôn lấp

9

a. Phương pháp ủ sinh học làm phân compost
Phương pháp này thích hợp với loại chất thải rắn hữu cơ trong chất thải sinh
hoạt chứa nhiều cácbonhyđrat như đường, xenllulo, lignin, mỡ, protein, những chất
này có thể phân huỷ đồng thời hoặc từng bước. Quá trinh phân huỷ các chất hữu cơ
dạng này thường xảy ra với sự có mặt của ôxy không khí (phân huỷ hiếu khí) hay
không có không khí (phân huỷ yếm khí, lên men). Hai quá trình này xảy ra đồng
thời ở một khu vực chứa chất thải và tuỳ theo mức độ thông khí mà dạng này hay
dạng kia chiếm ưu thế.
b. Phương pháp thiêu đốt
Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối
thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ mang
lại nhiều ý nghĩa đối với môi trường, song đây là phương pháp xử lý tốn kém nhất.
So với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn khoảng
10 lần.
Công nghệ đốt rác thường được sử dụng ở các nước phát triển vì phải có nền
kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác thải sinh hoạt như là một dịch vụ
phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên, việc thu đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều
chất thải khác nhau sẽ tạo ra khói độc đioxin, nếu không xử lý được loại khí này là
rất nguy hiểm tới sức khoẻ.
Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngành
công nghiệp nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ thống xử lý
khí thải tốn kém để khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt gây ra.
Hiện nay, tại các nước châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng loạt
các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết. Việc thu đốt rác thải
thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại như rác thải bệnh viện hoặc rác
thải công nghiệp vì các phương pháp xử lý khác không thể xử lý triệt để được.
c. Phương pháp chôn lấp
Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang
phát triển. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dùng chở rác


10
tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, dùng xe ủi san bằng, đầm
nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi và rắc vôi
bột…. Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở lên tơi xốp và thể tích
của các bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển
sang bãi mới. Hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được
sử dụng ở các nước đang phát triển, nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt
về bảo vệ môi trường. Việc chôn lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm
dứt ở các nước đang phát triển. Các bãi chôn lấp rác thải phải được đặt cách xa khu
dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm. Đáy của bãi rác nằm trên tầng
đất sét hoặc được phủ một lớp chống thấm bằng màng địa chất. Ở các bãi chôn lấp
rác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải ra môi
trường. Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là một trong những khả năng
thu hồi một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác.
Phương pháp này có các ưu điểm như: công nghệ đơn giản; chi phí thấp,
song nó cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đối lớn; không
được sự đồng tình của dân cư xung quanh; việc tìm kiếm xây dựng bãi chôn lấp mới
là khó khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí, gây cháy
nổ.
d. Các phương pháp xử lý khác
- Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện
Rác thu gom tập trung về nhà máy chế biến được phân loại bằng phương
pháp thủ công trên băng tải. Các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như :
Kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, nhựa…. được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại
sẽ được băng tải chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích giảm
tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện có tỷ số nén cao. Các khối rác ép này
được sử dụng vào việc san lấp, làm bờ chắn các vùng đất trũng.
- Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex
Công nghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị thành các sản phẩm phục vụ xây
dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích. Bản chất của


11
công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác, sau đó polyme hóa và sử dụng áp lực lớn
để ép nén, định hình các sản phẩm. Rác thải được thu gom chuyển về nhà máy,
không cần phân loại được đưa vào máy cắt, nghiền nhỏ, sau đó đi qua băng tải
chuyển đến các thiết bị trộn.
1.2. Các tác động của chất rắn thải đến môi trƣờng
Chất thải rắn sau khi được phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường không
khí dưới dạng bụi hay các chất khí bị phân hủy như H2S, NH3 rồi theo đường hô
hấp đi vào cơ thể con người hay sinh vật. Một bộ phận khác, đặc biệt là các chất
hữu cơ, các chất vô cơ thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi vào cơ thể
con người qua thức ăn, thức uống. Ngoài những chất hữu cơ có thể bị phân rã nhanh
chóng, rác thải có chứa những chất rất khó bị phân hủy, làm tăng thời gian tồn tại
của rác trong môi trường. Hậu quả là môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức
khoẻ con người và động thức vật… Hơn thế nữa rác thải chất đống trên mặt đất sẽ
làm mất vẻ mỹ quan, là nơi sinh mầm bệnh và trong trường hợp bị hỏa hoạn, rất khó
dập tắt, là nguồn phát sinh ra những nguồn ô nhiễm mới. Chất ô nhiễm dạng rắn có
thể chuyển dịch thành các chất ô nhiễm dạng khí hay dạng lỏng. Tổng kết về các
ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường được trình bày trong sơ đồ hình 1.2.

Hình 1.2: Tác động của chất thải rắn đối với môi trƣờng
- Mất vẻ đẹp
mỹ quan
- Tạo ra môi
trường dịch bệnh
Chất thải rắn
không được xử lý hợp lý
Ô nhiễm môi trường đất, nước,
không khí.
- Ảnh hưởng sức

khoẻ con người,
động vật
- Hạn chế kết quả sản
xuất-kinh doanh.
- Ảnh hưởng đến du
lịch và văn hoá.

12
1.3. Chất thải rắn trên thế giới và tình hình xử lý
Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ
tấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp).
Năm 2004, tổng lượng chất thải đô thị được thu gom trên toàn thế giới ước tính là
1,2 tỷ tấn. Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế), các khu đô thị mới nổi và các nước đang phát triển.(Trung tâm Thông
tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2007)
Bảng 1.2: Tình hình Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004
Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 (triệu tấn)
Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD
620
Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ các nước ở biển Ban tích)
65
Châu Á (trừ các nước thuộc OECD)
300
Trung Mỹ
30
Nam Mỹ
86
Bắc Phi & Trung Đông
50
Châu Phi cận Sahara

53
Tổng số:
1.204
Nguồn: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2007

Nếu các số liệu trên đổi thành đơn vị tấn chất thải rắn được thu gom mỗi năm
trên đầu người, thì tại các khu đô thị ở Hoa Kỳ có đến hơn 700 kg chất thải và gần
150 kg ở Ấn Độ. Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị cao đó là; Hoa Kỳ tiếp sau là Tây
Âu và Ôxtrâylia (600-700 kg/người), sau đó đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Âu
(300-400kg/người). (Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2007)
Hiện nay, chất thải được tái chế bằng nhiều cách vừa biến thành năng lượng
lẫn thu hồi nguyên liệu, và những thị trường thứ cấp đang xuất hiện ngày càng
nhiều trên phạm vi toàn cầu. Trên thế giới, ước tính sơ bộ khối lượng nguyên liệu
thứ cấp được trao đổi là 135 triệu tấn. Các nguyên liệu thứ cấp hiện là một trong
những dòng nguyên liệu quan trọng nhất trên toàn thế giới.

13
Bảng 1.3: Loại hình thu gom và xử lý chất thải đô thị theo thu nhập mỗi nƣớc
Loại hình thu gom và xử lý chất thải đô thị theo thu nhập mỗi nước

Các nước thu nhập
thấp (Ấn Độ, Ai
Cập-các nước
châu Phi)
Các nước thu nhập
trung bình
(Ắchentina-Đài
Loan (TQ) -
Singapo-Thái Lan -
EUNMS10)

Các nước có thu
nhập cao (Hoa
Kỳ-15 nước EU-
Hồng Kông)
GDP
(USD/người/năm)
<5.000
5.000 – 15.000
>20.000
Tiêu thụ giấy/bìa
trung bình
(kg/người/năm)
20
20-70
130-300
Chất thải đô thị
(kg/người/năm)
150-250
250-550
350-750
Tỷ lệ thu gom %
<70
70-95
>95
Các quy định về
chất thải
Không có Chiến
lược môi trường
quốc gia
Các quy định hầu

như không có
Không có số liệu
thống kê
Chiến lược môi
trường quốc gia
Cơ quan môi trường
quốc gia
Luật môi trường
Một vài số liệu
thống kê
Chiến lược môi
trường quốc gia
Cơ quan môi
trường quốc gia
Các quy định chặt
chẽ và cụ thể
Nhiều số liệu
thống kê
Thành phần chất
thải đô thị (%)
 Chất thải thực
phẩm/dễ phân
hủy


50-80

4-15



20-65

15-40


20-40

15-50

14
 Giấy và bìa
 Nhựa
 Kim loại
 Thủy tinh
5-12
1-5
1-5
7-15
1-5
1-5
10-15
5-8
5-8
Độ ẩm (%)
50-80
40-60
20-30
Nhiệt trị (kcal/kg)
800-1.100
1.100-1.300

1.500-2.700
Phương pháp xử lý
Điểm chứa chất
thải bất hợp pháp
>50%
Tái chế không
chính thức 5%-
15%
Bãi chôn lấp >90%
Bắt đầu thu gom có
chọn lọc
Tái chế có tổ chức
5%
Thu gom có chọn
lọc
Thiêu đốt
Tái chế >20%
Nguồn: Trung tâm Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia, 2007

Biến chất thải thành năng lượng: là nhiệm vụ của họat động triển khai sử
dụng tài nguyên tái tạo, giảm các khí nhà kính và phát triển thị trường cácbon.
Thiêu đốt chất thải có thu hồi năng lượng bao gồm xử lý chất thải để sản xuất năng
lượng cung cấp cho các nhà máy và nhà ở. Năng lượng sản xuất ra nhiều hơn năng
lượng được sử dụng để vận hành lò đốt.
Hiện nay có hơn 600 lò đốt chất thải thu hồi năng lượng ở 35 nước. Các thiết
bị này xử lý 170 triệu tấn chất thải đô thị. Đó là nguồn năng lượng tương đương với
220 triệu thùng dầu hay 600.000 thùng/ngày. Hoa Kỳ tiêu thụ 20 triệu thùng
dầu/ngày. Năng lượng được sản xuất từ 400 lò đốt chất thải ở châu Âu cung cấp
điện cho 27 triệu dân hay cung cấp nhiệt cho 13 triệu dân. Một Chỉ thị của châu Âu
đề ra mục tiêu đến năm 2010, tổng tiêu thụ năng lượng nội địa là 12% và sản xuất

22,1% điện năng bằng tài nguyên tái tạo. Các bãi chôn lấp hiện đại nhất cho phép
sản xuất khí biogas thông qua việc lên men chất thải, có thể tái sử dụng dưới dạng
điện năng. Ở Hoa Kỳ có 340 trong số 2975 bãi chôn lấp thu hồi khí biogas và xử lý

15
chất thải có liên quan đến vấn đề giảm các khí nhà kính. (Trung tâm Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2007)
Tiết kiệm tài nguyên: Tiết kiệm tài nguyên là một trong những lợi ích chủ
yếu của họat động thu hồi và tái chế chất thải. Lợi ích nữa của tái chế là giảm các
ảnh hưởng liên quan đến việc sử dụng và chuyển đổi các nguyên liệu thô.
Các số liệu về lượng chất thải vẫn chưa đầy đủ và một số nguyên liệu được
tái sử dụng trực tiếp không được chuyển qua các thiết bị thu hồi làm cho khó đánh
giá.
Những nguyên liệu chính được thu hồi và xử lý để tái sử dụng, bao gồm:
 Chất hữu cơ và gỗ
 Giấy, bìa cứng
 Nhựa
 Thủy tinh
 Kim loại có chứa sắt & không chứa sắt
 Vải dệt
 Ắc quy
 Chất thải điện và điện tử (CTĐT) & dung môi.
Bảng 1.4: Tình hình thu hồi nguyên liệu từ chất thải đô thị ở châu Âu và Hoa Kỳ
Thu hồi nguyên liệu từ chất thải đô thị ở châu Âu và Hoa Kỳ (nghìn tấn)

Đức
Pháp
Anh
Italia
Tây

Ban
Nha
15 nước
EU còn
lại
Toàn
châu
Âu
Hoa Kỳ
Giấy & Thẻ
8.500
5.200
3.700
2.000
3.500
9.800
32.700
40.000
Nhựa
3.850
350
450
350
310
1.200
6.500
1.930
Thủy tinh
3.300
2.000

1.500
1.000
510
1.690
10.000
2.350
Kim loại
không chứa
sắt
1.204
1.750
75
278
121
797
3.975
1.750

16
Tổng số
16.854
9.300
5.725
3.628
4.441
13.487
53.175
46.030
Ắc qui
11.5

9.6




28

Sắt thải từ
xe cộ






11.000
17.000
1. Ước tính: 30% giấy, 20% nhựa và 20% kim loại không chứa sắt được thu hồi ở 15
nước EU còn lại.
2. Giấy và bìa cứng được thu hồi từ chất thải đô thị và công nghiệp
Nguồn: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2007
Chất thải hữu cơ: Hiện nay ước tính 18 triệu tấn chất thải tươi ở châu Âu
được thu gom và được dùng để sản xuất phân compost. Ngoài ra có 3,5 triệu tấn
được xử lý trong thùng “phân huỷ”. Tỷ lệ thu hồi chất thải hữu cơ ở châu Âu ước
tính là 42%.
Chất thải là vải dệt ở Pháp và Đức chiếm chưa đến 5% chất thải đô thị.
Khoảng 30-40% lượng chất thải này được tái sử dụng, 40-50% được tái chế và số
còn lại được chuyển tới bãi chôn lấp. Các chất thải là quần áo cũ trên thế giới đã
tăng 10 lần kể từ những năm 90. Họat động nhập khẩu vải dệt với giá rẻ chưa từng
có từ châu Á đe dọa khu vực tái sử dụng không chính thức ở châu Phi và ngành

công nghiệp tái chế ở châu Âu. (Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc
gia, 2007)
Thị trường nguyên liệu thứ cấp từ chất thải: Năm 2004, thị trường nguyên
liệu thứ cấp toàn cầu đạt 600 triệu tấn với giá trị trên 100 tỷ USD. Thu hồi nguyên
liệu được xem như là biện pháp thích hợp nhất để đối phó với vấn đề quản lý lượng
chất thải đang gia tăng. Tỷ lệ thu gom có chọn lọc chất thải đô thị và chất thải công
nghiệp không nguy hại đang tăng lên ở tất cả các nước, cao hơn 45% so với chất
thải đô thị ở một số nước châu Âu.
Căn cứ vào các số liệu thống kê về số lượng giấy, nhựa và thủy tinh được thu
hồi từ chất thải đô thị, ước tính lượng chất thải loại này ở châu Âu hiện nay là hơn
50 triệu tấn. Từ chất thải công nghiệp, tổng lượng chất thải là giấy, nhựa và thủy

×